Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Tình hình hoạt động của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.55 KB, 32 trang )

LỜI NĨI ĐẦU

Trong q trình học tập và nghiên cứu tại các trường Đại học, mỗi một sinh viên đều
được đào tạo, được giảng dạy một hệ thống kiến thức hết sức cơ bản và đầy đủ, để từ đó mỗi
người có thể tiếp cận với thực tế và cơng việc thực tiễn một cách có hiệu quả nhất. Tuy
nhiên, từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách khá xa, để có thể rút ngắn được khoảng
cách đó chỉ có một phương pháp duy nhất và rất cần thiết đó là thực hành, đem những kiến
thức mà mỗi người trau dồi được ứng dụng vào công việc thực tế để có thể rút ra được những
bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân, cũng như cho công việc sau này của mỗi người.
Để có thể thực hiện được điều đó, mỗi trường Đại học đã và đang tạo mọi điều kiện
cần thiết để mỗi sinh viên đều có một thời gian được thực tập tại cơ sở, tại các tổ chức kinh
tế để từng bước tiếp cận thực tiễn một cách hiệu quả nhất. Là một sinh viên thuộc chuyên
ngành Ngân hàng – Tài chính của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, quá trình thực tập là
một khoảng thời gian hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng đối với em cũng như với các
bạn sinh viên khác. Trong thời gian này, em có thể tiếp xúc với công việc thực tiễn trong lĩnh
vực ngân hàng – tài chính cũng như các lĩnh vực khác mà em đang nghiên cứu, đồng thời
giúp em nhìn nhận lại một cách có hệ thống những kiến thức đó tớch luỹ được sau quá trình
học tập tại trường, và quan trọng hơn là giúp em có được một cách nhìn tổng quan và thực tế
hơn về các hoạt động trong nền kinh tế vĩ mơ, vi mơ, các chính sách kinh tế,… giúp em có
thể nắm bắt, theo kịp những sự kiện mang tính thời đại trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn
hiện nay.
Được sự cho phép của nhà trường và Ban lãnh đạo Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư &
Phát triển Việt Nam, hiện nay em đang là sinh viên thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng
Đầu tư & Phát triển Việt Nam (SGD I NHĐT&PT Việt Nam). Qua một thời gian thực tập,
nghiên cứu, em đã được tận mắt quan sát nhiều hoạt động của cỏc phũng ban khác nhau, và
với thu nhận của bản thân cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Vương Trọng
Nghĩa cũng như toàn thể cán bộ nhân viên của Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & Phát triển
Việt Nam đó giỳp em hoàn thành báo cáo tổng hợp này.
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, báo cáo của em được chia thành 3 phần chính như
sau:



Phần I : Khái quát chung về NHĐT&PT Việt Nam và SGD I .
Phần II : Tình hình hoạt động của SGD I NHĐT&PT Việt Nam.
Phần III : Một số hạn chế và nguyên nhân – Phương hướng hoạt động của SGD I
NHĐT&PT Việt Nam năm 2005.
Do thời gian là tương đối ngắn cũng như kinh nghiệm thực tế của em còn hạn chế nên
bản báo cáo của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét, bổ sung giúp
đỡ của các thầy cô trong khoa Ngân hàng – Tài chính để bài viết của em được hoàn thiện
hơn.


PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHĐT&PT VIỆT NAM
VÀ SỞ GIAO DỊCH I

I. Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Lịch sử hình thành và phát triển
1. Lịch sử hình thành:
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam.
Ngày 26/04/1957, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định 177-TTG thành lập Ngân
hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng thực hiện chức năng thay thế
cho Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, với nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do
nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ cho
công cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Từ năm 1957 - 1981, ngân hàng là một
cơ quan của Bộ tài chính, hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát, đánh giá và quản lý
vốn, thanh toán các cơng trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay. Ngân hàng không mang bản
chất của một ngân hàng thực sự.
Đến ngày 24/06/1981, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 259/CP về việc chuyển
Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư & Xây
dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện

nhiệm vụ kinh doanh, mà nhiệm vụ chính của ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn
xây dựng cơ bản, tài trợ cho các cơng trình khơng đủ vốn tự có hoặc khơng nằm trong danh
sách do ngân sách cấp, là đại lý thanh tốn cỏc cụng trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
Ngày 14/01/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 401/CT thành lập
Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, thay thế cho ngân hàng đầu tư và kiến thiết cũ.
Ngân hàng đã bắt đầu thực hiện chức năng kinh doanh và ngày càng khẳng định vị thế của
mình trong nền kinh tế, là một trong 5 ngân hàng Quốc doanh có vai trò đi đầu trong lĩnh vực
đầu tư và phát triển của nước ta.
2. Chức năng và nhiệm vụ:


Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển.
- Kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
- Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của
Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế – xã hội, cá nhân và đoàn thể
trong và ngoài nước theo quy định về Pháp luật ngân hàng…
Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến
động và bất ổn, nhưng với sự cố gắng của mình, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã
sáng tạo, nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanh, đạt kết quả tồn diện
tích cực trên cả 3 mặt: hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ trình cơ cấu lại và xây dựng
ngành, góp phần cùng tồn ngành ngân hàng thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ
phát triển kinh tế xã hội đất nước.
II.

Sở giao dịch I (SGD)

1. Lịch sử hình thành:
- Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư &

Phát triển Việt Nam.
- Căn cứ vào Điều lệ tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam
ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước
Việt nam.
Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đáp
ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản
lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam, có trụ sở chính tại 53 Quang
Trung (Đã chuyển về Trung tâm Thương mại VINCOM – 191 Bà Triệu).
2. Chức năng và nhiệm vụ:
- Thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ, bảo lãnh cho các
khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an tồn và hiệu quả của đồng
vốn.


- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định.
- Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp cua các khách hàng như:
tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn cả VND và ngoại tệ.
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia
xây dựng kế hoạch kinh doanh của SGD.
- Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động
tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV và giám đốc.
- Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm
năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển khách hàng mới.
- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, tín dụng,
lãi suất của SGD.
- Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định.
- Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ,
vàng bạc đá quý, in ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ.
3. Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch I:


4. Chức năng nhiệm vụ cỏc phũng ban:
- Căn cứ quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng Giám đốc Ngân
hàng ĐT&PT VN về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch Ngân
hàng ĐT&PT Việt Nam.
- Căn cứ quyết định số 3198/QĐ - HĐQT ngày 04/09/2003 của Chủ tịch Hội đồng
quản trị Ngân hàng ĐT&PT VN về việc phê duyệt cơ cấu tổ chức bộ máy thí điểm áp dụng
tại Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam.
- Căn cứ công văn 3220/CV – TCCB2 ngày 05/09/2003 của Ngân hàng ĐT&PT VN
về việc bổ nhiệm, bố trí cán bộ;
Theo đề nghị của Trưởng phịng tổ chức hành chính Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT
Việt Nam, Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT VN quyết định thành lập các phòng


nghiệp vụ sau đây trực thuộc Sở giao dịch Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam:
+ Phịng Tín dụng I
+ Phịng Tín dụng II
+ Phịng Tín dụng III
+ Phịng Thanh tốn quốc tế
+ Phòng Dịch vụ khách hàng Cá nhân
+ Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp
+ Phòng Tiền tệ – Kho quỹ
+ Phịng Thẩm định – Quản lý tín dụng
+ Phịng Kế hoạch – Nguồn vốn
+ Phịng Tài chính – Kế tốn
+ Phịng Điện tốn
+ Phịng Kiểm tra – Kiểm tốn nội bộ
+ Phòng Giao dịch I
+ Phòng Giao dịch II
+ Phịng Tổ chức hành chính.
* Sau đây là chức năng, nhiệm vụ của cỏc phũng, ban trực thuộc Sở giao dịch I

Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam:
4.1.

Phịng Tín dụng

Phịng Tín dụng có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Bộ phận quan hệ trực tiếp với khách hàng:
+ Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng: tiếp thị tất cả các
sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng (tiền gửi, tiền vay và cá sản phẩm dịch vụ khác) đối
với khách hàng là doanh nghiệp theo đối tượng khách hàng được phân cơng cho từng
phịng; trực tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; riờng phũng Tín dụng III
cú thờm chức năng giao dịch với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vừa và nhỏ, với


các cá nhân có nhu cầu vay vốn.
+ Nhận hồ sơ; kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ, chuyển đến các Ban,
phòng liên quan để thực hiện theo chức năng.
+ Phân tích doanh nghiệp, khách hàng vay theo quy trình nghiệp vụ; đánh giá tài
sản bảo đảm nợ vay; tổng hợp các ý kiến tham gia của các đơn vị chức năng có liên
quan.
+ Quyết định trong hạn mức được giao hoặc trình duyệt các khoản vay, bảo lãnh,
tài trợ thương mại.
+ Quản lý hậu giản ngân (kiểm tra việc tuân thủ các điền kiện vay vốn của khách
hàng); Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sử dụng vốn vay; thường
xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạng của khách hàng. Thực hiện cho
vay, thu nợ theo quy định. Xử lý gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ (gốc, lói) đỳng
hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp thu nợ.
+ Duy trì và nâng cao chất lượng của nền khách hàng.
+ Đề xuất hạn mức tín dụng đối với từng khách hàng.
+ Chăm sóc tồn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhận yêu cầu về tất cả

dịch vụ ngân hàng của khách hàng chuyển đến các phòng liên quan giải quyết nhằm
thoả mãn tối ưu nhu cầu của khách hàng.
+ Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng cho phịng Thẩm định
và Quản lý tín dụng; tham gia xây dựng chính sách tín dụng.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác được Giám đốc phân công.
- Bộ phận tác nghiệp:
+ Nhân viên tác nghiệp làm nhiệm vụ quản lý khoản vay.
+ Xem xét các vấn đề mở tài khoản của khách hàng và mở tài khoản tiền vay.
+ Nắm được các dữ liệu về khoản vay vào hệ thống chương trình phần mềm ứng
dụng.
+ Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của các giao dịch được nhập vào hệ thống


chương trình ứng dụng của ngân hàng.
+ Đảm bảo cơ sở dữ liệu về các khách hàng vay và các khoản vay trong hệ thống
ln chính xác cập nhật.
+ Xem xét định kỳ và áp dụng các quy trình hướng dẫn nộ bộ về Quản trị tác
nghiệp các khoản cho vay.
+ Thực hiện việc lưu trữ các hồ sơ tín dụng.
+ Chuẩn bị các số liệu thống kê, các báo cáo về các khoản cho vay phục vụ cho
mục đích quản lý nội bộ của Sở giao dịch I, của Ngân hàng ĐT&PT VN và các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền.
4.2.

Phịng Thanh tốn Quốc tế

Chức năng, nhiệm vụ của phịng Thanh tốn Quốc tế:
- Trên cơ sở các hạn mức, khoản vay, L/C đã được phê duyệt, thực hiện các tác nghiệp
trong tài trợ thương mại phục vụ các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho khách hàng.
- Mở các L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng.

- Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại với các ngân hàng nước ngoài.
- Là đầu mối trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại.
- Lập báo cáo hoạt động nghiệp vụ theo quy định.
- Thưc hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
4.3.

Phòng Tiền tệ – Kho quỹ

Phòng Tiền tệ – Kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ, kho quỹ: Quản
lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu – chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản
lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảo thanh
khoản tiền mặt cho chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng.
4.4.

Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp

Phòng Dịch vụ khách hàng Doanh nghiệp chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với
khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác như sau:


- Thực hiện việc giải ngân vốn vay cho khách hàng vay là tổ chức trên cơ sở hồ sơ giải
ngân được duyệt;
- Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý cỏc yờu cầu của khách
hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới;
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội – ngoại tệ của khách
hàng; các giao dịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định
và chính sách kinh doanh ngoại tệ của Giám đốc;
- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ phía khách hàng; duy trì và kiểm soỏt các giao
dịch đối với các khách hàng;
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.

4.5.

Phòng Dịch vụ khách hàng Cá nhân

Phòng Dịch vụ khách hàng Cá nhân có nhiệm vụ chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch
đối với khách hàng là cá nhân:
- Thực hiện việc giải ngân vốn vay trên cơ sở hồ sơ giải ngân được duyệt;
- Mở tài khoản tiền gửi, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu của khách hàng về tài
khoản hiện tại và tài khoản mới;
- Thực hiện tất cả các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội – ngoại tệ của khách
hàng;
- Thực hiờn cỏc giao dịch thu hồi và mua, bán ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng
theo thẩm quyền được Giám đốc giao; các giao dịch thanh tốn, chuyển tiền, bán thẻ ATM,
thẻ tín dụng cho khách hàng; duy trì và kiểm soỏt các giao dịch đối với khách hàng;
- Thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
4.6.

Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn

Phòng Kế hoạch nguồn vốn chịu trách nhiệm:
- Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, phân tích mơi trường kinh doanh;
xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chính sách marketing, chính
sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn,…


- Lập, theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình
hành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của Sở giao dịch.
- Xây dựng và đề xuất các hạn mức phán quyết trong hoạt động nghiệp vụ tại Sở giao
dịch.
- Đầu mối tổng hợp, phân tích, báo cáo, đề xuất về các thông tin phản hồi của khách

hàng; tổng hợp báo cáo, cung cấp thơng tin kinh tế, phịng ngừa rủi ro;
- Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch, các hệ số
NIM, ROA,… trên cơ sở đó xây dựng chính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ…, nghiên
cứu phát triển các sản phẩm mới.
- Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của Sở
giao dịch; nghiên cứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn;
- Thực hiện các giao dịch mua – bán ngoại tệ với khách hàng doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ;
- Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh
doanh của Sở giao dịch; giúp Giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn, các vấn đề về Pháp
lý, soạn thảo, đàm phán, ký kết các hợp đồng, những vấn đề tố tụng trực tiếp liên quan tới
quyền lợi hợp pháp của Sở giao dịch.
4.7.

Phịng Thẩm định – Quản lý tín dụng

Có nhiệm vụ thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh (trung, dài hạn) và các khoản tín
dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của TPTD; tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng
đối với các dự án trung, dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của
TPTD;
- Thẩm định về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng; thẩm
định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay;
- Là thư ký Hội đồng tín dụng, Hội đồng xử lý rủi ro… của Sở giao dịch;
- Giám sát chất lượng khách hàng xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh
giá phân loại, xếp hạng khách hàng doanh nghiệp;
- Định kỳ kiểm sốt Phịng tín dụng trong việc giản ngân vốn vay và kiểm tra, theo dõi


sử dụng vốn vay của khách hàng;
- Quản lý, kiểm sốt hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của tồn bộ Sở giao

dịch; kiểm sốt các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và các khoản
vay đã đến/hết hạn;
- Theo dõi tổng hợp hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch; quản lý danh mục tín dụng,
quản lý rủi ro tín dụng, đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu, xử lý nợ xấu;
- Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt
động tín dụng đầu mối tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng;
- Giám sát sự tuân thủ các quy định của NHNN, quy định và chính sách của Ngân
hàng ĐT&PT VN về tín dụng và các quy định, chính sách liên quan;
- Thu thập, cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật;
- Là đầu mối tổng hợp và thực hiện các loại báo cáo tín dụng.
4.8.

Phịng Tài chính – Kế tốn

Phịng tài chính – Kế tốn có nhiệm vụ:
- Tổ chức, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra công tác hoạch toán kế toán và chế độ báo
cáo kế toán của cỏc phũng và các đơn vị trực thuộc;
- Hậu kiểm các chứng từ thanh toán của cỏc phũng tại Sở giao dịch;
- Lập và phân tích các báo cáo tài chính, kế tốn của Sở giao dịch;
- Cung cấp thơng tin về tình hình tài chính và các chỉ tiêu thanh khoản của Sở giao
dịch;
- Phân tích và đánh giá tài chính, hiệu quả kinh doanh của cỏc phũng, các đơn vị trực
thuộc và toàn Sở giao dịch;
- Thực hiện nộp thuế, trích lập và quản lý sử dụng các quỹ;
- Thực hiện kế hoạch chi tiêu nội bộ;
- Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ tài chính, kế tốn.
4.9.

Phịng Điện tốn



Phịng Điện tốn có chức năng, nhiệm vụ như sau:
- Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân quyền truy cập, kiểm soát theo quyết định của
Giám đốc, quản lý hệ thống máy móc thiết bị tin học tại Sở giao dịch, đảm bảo an tồn thơng
suốt mọi hoạt động của Sở giao dịch;
- Hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ các đơn vị trực thuộc Sở giao dịch vận hành hệ thống tin
học phục vụ kinh doanh, quản trị điều hành của Sở giao dịch.
4.10. Phòng Kiểm tra – Kiểm tốn nội bộ
Chức năng của phịng Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ:
- Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ tại trụ sở Sở giao dịch và tất cả các
đơn vị trực thuộc Sở giao dịch theo quy chế hoạt động Kiểm tra – Kiểm toán nội bộ;
- Kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ tại Sở giao dịch;
- Kiểm tra và đôn đốc việc tuân thủ Pháp luật và đề xuất các biện pháp phòng ngừa,
ngăn chặn các hành vi vi phạm Pháp luật trong Sở giao dịch;
- Tư vấn cho Giám đốc những vấn đề có liên quan đến hoạt động của Sở giao dịch,
giúp Sở giao dịch hoạt động đúng Pháp luật và co hiệu quả cao.
4.11. Phòng Giao dịch
Phòng Giao dịch có chức năng, nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với khách hàng là cá nhân và các TCKT
khác;
- Mở tài khoản tiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý các yêu cầu
của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới;
- Thực hiện giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội, ngoại tệ, thực hiện cho vay
phát hành bảo lãnh trong phạm vi uỷ quyền của Giám đốc; thực hiện thu theo quy định; xử lý
gia hạn nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp
thu nợ; các giao dịch thu đổi và mua bán ngoại tệ giao ngay đối với các khách hàng theo
thẩm quyền được Giám đốc giao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM, thẻ tín
dụng,… cho khách hàng;



- Tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; duy trì và kiểm sốt các giao dịch
đối với khách hàng; tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng;
- Tham mưu cho Giám đốc về chính sách khách hàng của Sở giao dịch.
4.12. Phòng Tổ chức hành chính
Chức năng, nhiệm vụ của phịng tổ chức hành chính:
- Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhân viên, các chế độ tiốn
lương, chế độ bảo hiểm của cán bộ nhân viên; tổ chức quản lý lao động, ngày công lao động,
thực hiện nội quy cơ quan;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo của Sở giao dịch, bố trí cán bộ nhân
viên tham dự cỏc khoỏ đào tạo theo quy định;
- Tham mưu cho Giám đốc và hướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc
tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chun mơn của mỗi người
và yêu cầu của Sở giao dịch; lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của
hoạt động Sở giao dịch; thay mặt Giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền.
* Về tổ chức điều hành:
Điều hành hoạt động của cỏc phũng, ban là Trưởng phòng, giúp việc cho Trưởng
phịng là một số phó phịng và các cán bộ nhân viên.
- Trưởng phịng có quyền hạn và nhiệm vụ:
+ Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ của
phòng;
+ Xây dựng kế hoạch và kiểm tra giám sát chương trình cơng tác, chịu trách
nhiệm về kết quả thực hiện; có ý kiến nhận xét, đánh giá, kiến nghị, đề bạt khen
thưởng, kỷ luật đối với cán bộ trong phòng. Giáo dục, động viên cán bộ thực hiện
nghiêm túc các quy định của Nhà nước và của ngành.
+ Phân công nhiệm vụ cho Phó Trưởng phịng, cho các cán bộ khác trong phịng.
Bố trí cơng việc phù hợp với năng lực của cán bộ trong phòng. Tổ chức học tập,
nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ cho các cán bộ trong phòng.
+ Là đầu mối quan hệ giữa các phòng ban trong Sở giao dịch, thực hiện các



nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phó Trưởng phịng có quyền hạn và nhiệm vụ:
+ Chấp hành sự phân cơng cơng tác chỉ đạo của Trưởng phịng, tham gia giúp
việc cho Trưởng phòng chỉ đạo, điều hành một số mặt cơng tác do Trưởng phịng phân
cơng và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được giao. Ký thay Trưởng
phòng trờn các văn bản, chứng từ theo sự phân cơng, uỷ quyền.
+ Thay mặt Trưởng phịng giải quyết các cơng việc chung của phịng khi Trưởng
phịng đi vắng và chịu trách nhiệm về các quyết định đó, sau đó báo cáo lại với Trưởng
phịng. Thực hiện các cơng việc khác do Giám đốc hoặc Trưởng phịng phân cơng.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ:
+ Chấp hành sự phân công công tác, chỉ đạo điều hành của Trưởng, Phó phịng;
các cơng việc được phân cơng theo chức năng nhiệm vụ của phũng, cỏc nghiệp vụ phát
sinh; góp ý kiến tham gia việc xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác chung của
phịng.
+ Có trách nhiệm tự đào tạo, cập nhật kiến thức để thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao. Tham gia ý kiến với Trưởng phòng về các vấn đề liên quan tới hoạt động chung
của phòng.
+ Thực hiện các công việc đột xuất khác do Giám đốc giao.
PHẦN II
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐT&PT VIỆT
NAM MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY

Những năm vừa qua đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng
cao và ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, tăng tỷ trọng
của khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ, tỷ trọng nông nghiệp tiếp tục hạ thấp. Đầu tư
trực tiếp nước ngoài và các nguồn ODA ngày càng tăng và chuyển dịch tốt, xuất nhập khẩu
tiếp tục tăng trưởng cao. Khu vực ngân hàng tiếp tục phát triển, hệ thống ngân hàng thương



mại quốc doanh vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trình cơ cấu lại và điều hành theo thông lệ
quốc tế, tăng cường năng lực tài chính, nâng cao chất lượng kinh doanh; khu vực ngân hàng
thương mại cổ phần hoạt động lành mạnh, đạt tỷ suất lợi nhuận tăng đề qua các năm, hệ số
bảo toàn vốn đạt trên 8%, nợ quá hạn thấp (<1%). Môi trường xã hội ổn định và phát triển,
đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp (3 – 5%) tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế; GDP tăng nhanh và ổn định trong các năm qua
(trên 8%). Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn đững trước nhiều khó khăn và thách thức
trong giai đoạn mới, đó là sự thua thiệt về khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế, sự thua
thiệt về công nghệ, hệ thống tài chính – ngân hàng cịn yếu kém so với quốc tế và khu vực,
quá trình hội nhập quốc tế cịn nhiều khó khăn do các rào cản phi thương mại của các nước
phát triển,… Đó là những thuận lợi mà nền kinh tế nước ta có được trong q trình phát triển
cũng như những khó khăn, thử thách mà chúng ta phải đương đầu, phải vượt qua để thực
hiện sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời đại mới.
Trong những năm vừa qua, được sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị, của Ban lãnh đạo
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, sự hợp tác chặt chẽ của các bạn hàng và sự nỗ lực cố gắng
của các cán bộ công nhân viên, Sở giao dịch đã đạt được những kết quả khả quan. Sở giao
dịch I Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam cũng giống như các ngân hàng thương mại quốc doanh
khác, hoạt động đa năng trong mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn quốc. Hiện nay, Sở giao dịch I
đang thực hiện hầu hết các nghiệp vụ tài chính tiền tệ như: Nhận tiền gửi và thanh tốn; tín
dụng bảo lãnh; kinh doanh ngoại tệ; thanh tốn quốc tế; bảo hiểm; chứng khoán; tư vấn, hỗ
trợ các doanh nghiệp; các dịch vụ khác (Rút tiền tự động ATM, Thẻ tín dụng, Home –
Banking,…). Sở giao dịch I là đơn vị luôn dẫn đầu hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
trong nhiều năm qua.
I.

Tình hình huy động vốn:

Tính đến 31/12/2004, tổng tài sản đạt 10.950.980 triệu đồng, giảm so với năm 2003 là
614.306 triệu đồng (giảm 5,3%), nhưng tăng 1.438.533 triệu đồng so vói năm 2002 (tăng hơn
15%). Tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc hơn năm 2003, với tổng huy động đạt

8.722.544 triệu đồng, tăng so với năm 2003 là 314.244 triệu đồng (tăng gần 4%). Thị phần
huy động vốn trên địa bàn vẫn được giữ vững trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt
giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn. Kết quả huy động vốn như sau:


Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỷ

lệ

tăng

trưởng((%)
2004/02
Huy động vốn

2004/03

7.626.796 8.408.300

8.722.544

14.4

4

2.338.372


2.771.700

3.705.456

58.5

34

666.279

556.410

1.019.978

53

83

+ Tiền gửi có kỳ hạn

1.672.093

2.215.290

2.685.478

61

21


2. Tiền gửi trong dân cư

5.288.424

5.636.600 5.017.088

-5

-11

+ Tiết kiệm

2.508.236

2.404.572 2.508.801

0.02

4

+ Kỳ phiếu

1.670.934 1.688.811

461.017

-72.5

-73


+ Trái phiếu

1.109.203

2.047.270

85

91

1. Tiền gửi khách hàng
+ Tiền gửi không kỳ hạn

3. Huy động khác

1.072.424
470.793

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
1. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Bước vào năm 2004, trước những thuận lợi cũng như những khó khăn và thách thức
của nền kinh tế trong và ngoài nước, Sở giao dịch vẫn giữ vững được vị thế của mỡnh trờn
địa bàn Hà Nội trong công tác huy động vốn, mặc dù Sở giao dịch phải đứng trước sự cạnh
tranh gay gắt từ các TCTD khác trên cùng địa bàn. Nguồn tiền gửi khách hàng tăng trưởng
qua các năm, năm 2004 đạt 3.705.456 triệu đồng, tăng 933.756 triệu đồng so với năm 2003
(tăng 34%); tăng 1.367.084 triệu đồng so với năm 2002 (tăng 58.5%). Trong đó nguồn tiền
gửi khơng kỳ hạn của khách hàng năm 2004 đạt 1.019.978 triệu đồng tăng nhanh so với các
năm trước, tăng 53% so với năm 2002 (666.279), và tăng hơn 83% so với năm 2003
(556.410). Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng cũng tăng qua
các năm, năm 2004 đạt 2.685.478 triệu đồng, tăng thêm 21% so với năm 2003 và tăng 61%

so với năm 2002. Có được kết quả này là do Sở giao dịch đó cú những chủ trương kinh
doanh hợp lý trong công tác thu hút khách hàng, mở rộng và phát triển mạng lưới huy động


vốn cùng với việc triển khai nhiều hình thức huy động vốn như chính sách lãi suất, chế độ ưu
đãi lãi suất đối với cỏc khỏch hàng,… Cơ chế điều hành vốn được tập trung hố tồn ngành,
việc quản lý Tài sản Nợ – Có được xem xét và thực hiện phân tích, đánh giá hướng theo
thơng lệ. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý rủi ro chính trong hoạt động nguồn vốn như rủi ro
thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối được đánh giá để có biện pháp đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, cùng với hệ thống cơ chế, chính sách ngày càng đầy đủ và đồng bộ của Ngân hàng
Nhà nước và BIDV, Sở giao dịch đã triển khai các sản phẩm phái sinh trên thị trường ngoại
hối để phục vụ khách hàng. Với sự nỗ lực và cố gắng đó, Sở giao dịch đã có được những
thành cơng trong cơng tác huy động vốn từ nguồn tiền gửi khách hàng, đảm bảo một cơ cấu
tín dụng hợp lý trong các nguồn ngắn, trung và dài hạn, đồng thời đảm bảo an toàn trong
hoạt động tín dụng của Sở giao dịch.
2. Nguồn tiền gửi trong dân cư:
Nguồn vốn huy động từ nguồn tiền gửi trong dân cư của Sở giao dịch có sự biến động
qua các năm. Trong khi năm 2003, nguồn này đạt 5.636.600 triệu đồng, tăng thêm 7% so với
năm 2002 (đạt 5.288.424 triệu đồng) thì đến năm 2004, nguồn huy động từ dân cư chỉ đạt
5.017.088 triệu đồng, giảm 11% so với năm 2003 và 5% so với năm 2002. Đó là do trong
năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng liên tục ở mức cao (6 tháng đầu năm 2004, chỉ số
giá tiêu dùng tăng 7.2%, cao hơn so với mức tăng cùng kỳ năm 2003 là 2.1%), lạm phát có
nguy cơ tăng cao hơn các năm trước đã khiến người dân có xu hướng phải giữ lại tiền để đề
phịng sự mất giá của đồng tiền. Bên cạnh đó, đời sống của người dân ngày càng được cải
thiện, do đó nhu cầu mua sắm và xây dựng của người dân ngày càng tăng và chưa có xu
hướng chậm lại. Sự biến động của các thị trường trong và ngoài nước cũng là một trong
những nguyên nhân; như thị trường nhà đất, thị trường lãi suất trên thị trường tiền tệ nói
chung và trên địa bàn Hà Nội nói riờng,… Vì vậy, lượng tiền gửi của dân cư hầu như khơng
có sự thay đổi nào đáng kể, các ngân hàng thương mại cũng như Sở giao dịch khơng có được
sự thay đổi nào tích cực trong cơng tác huy động vốn từ dân cư.

Trong 3 năm gần đây, tiền gửi tiết kiệm của dân cư tại Sở giao dịch hầu như khơng có
sự tăng trưởng nào đáng kể, có tăng nhưng chỉ tăng một lượng khá nhỏ. Năm 2004, tiền gửi
tiết kiệm của dân cư đạt 2.508.801 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2003 và tăng 0.02% so
với năm 2002. Có thể thấy lượng tăng là khá nhỏ và khơng đáng kể, mặc dù Sở giao dịch đó
cú nhiều biện pháp nhằm nâng cao khối lượng huy động tiền gửi từ các khoản tiết kiệm, như


các chế độ ưu đãi về lãi suất đối với các khách hàng, các phương thức trả lãi thoả thuận, tích
cực triển khai các sản phẩm mới theo chỉ đạo của Hội sở chính: Tiết kiệm dự thưởng với quy
mơ giải thưởng rất lớn và hấp dẫn, tiết kiệm gửi gúp,… Mặc dù vậy vẫn khơng có sự thay đổi
lớn, người dân chủ yếu chuyển từ tài khoản tiết kiệm thơng thường sang tiết kiệm dự thưởng,
khơng có thêm được nhiều khách hàng, do vậy vốn huy động từ các khoản tiền tiết kiệm của
dân cư hầu như không thay đổi, khơng có sự tăng trưởng nào đáng kể.
Năm 2004, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã tiến hành việc phát hành các đợt chứng
chỉ tiền gửi (CDs) với mục đích nhằm huy động thêm vốn để nâng cao năng lực tài chính,
kích thích khả năng cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng trong nước, hướng đến mục tiêu là
đích đến của nhiều khoản đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới. Nguồn huy
động từ phát hành chứng chỉ tiền gửi (CDs) năm 2004 tăng nhanh so với 2 năm 2002, 2003;
đạt 2.047.270 triệu đồng, tăng so với năm 2003 là 91% (đạt 1.072.424 triệu đồng), tăng 85%
so với năm 2002 (đạt 1.109.203 triệu đồng) đó giỳp Ngân hàng ĐT&PT VN cũng nhu Sở
giao dịch giữ vững được vị thế của mỡnh trờn thị trường tiền tệ, đẩy mạnh quan hệ tín dụng
đối với các đối tác khách hàng trong và ngoài nước, tăng cường các khoản tài trợ cho các
cơng trình lớn trong nước, giải ngõn cỏc khoản vay đã ký,… Tuy nhiên cũng trong năm
2004, lượng kỳ phiếu phát hành ra công chúng của Ngân hàng ĐT&PT VN và Sở giao dịch
đã giảm một lượng đáng kể, đạt 461.017 triệu đồng, giảm so với năm 2003 gần 73%, so với
năm 2002 hơn 72%. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đã là giảm nguồn vốn huy động
từ dân cư của Sở giao dịch trong năm 2004 vừa qua. Bên cạnh đó cũn cú cỏc nguyên nhân
khác như các diễn biến của lãi suất tiền gửi trong năm 2004, lãi suất tăng không nhanh hơn
chỉ số giá tiêu dùng năm 2004 (ước tính chỉ số CPI tăng 9.28%), trong khi đó lãi suất huy
động chỉ là 8.4%/năm. Cũng trong năm 2004, Phòng giao dịch II đã tách ra khỏi Sở giao dịch

I và nâng cấp thành chi nhánh Đụng Đụ, do vậy lượng vốn huy động của Sở giao dịch cũng
thay đổi do mảng khách hàng của Phòng Giao dịch II đã chuyển sang làm việc với chi nhánh
Đụng Đụ. Do vậy mà tổng tài sản của SGD cũng có sự giảm sút do phải tài trợ cho chi nhánh
Đụng Đụ (giảm đi hơn 1.000 tỷ đồng).
3. Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004


Tỷ

Tỷ trọng

trọng

trọng

(%)

(%)
Tổng nguồn vốn

Tỷ
(%)


7.626.796

8.408.300

8.722.54

huy động
- VNĐ

4
4.118.470

54

5.297.229

63

5.582.42

64

8
- Ngoại tệ

3.508.326

46


3.111.071

37

3.140.11

36

6
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
II.

Cơng tác tín dụng:

Đến tháng 12/2004, các chỉ tiêu tín dụng của Sở giao dịch đã đạt được như sau:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tỷ lệ tăng trưởng (±
%)
2004/02

2004/03

Dư nợ Tín dụng

5.660.368

4.994.625


5.319.184

-6

7

1. Cho vay ngắn hạn

830.339

825.170

1.069.764

29

30

2. Cho vay trung dài hạn

2.265.679

1.955.707

1.681.642

-26

-14


3. Cho vay KHNN

1.012.176

728.528

644.344

-36

-12

432.392

466.980

484.692

12

4

50

37

4. Cho vay uỷ thác,
ODA
5. Cho vay TCTD khác
6. Cho vay đồng tài trợ


39.120
934.905 1.018.240

1.399.621

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Qua bảng trên ta có thể thấy được sự biến động trong cơ cấu dư nợ tín dụng, các khoản


cho vay trung và dài hạn, cho vay theo kế hoạch Nhà nước có xu hướng giảm dần, trong khi
các khoản tín dụng ngắn hạn, cho vay uỷ thác, ODA, cho vay đồng tài trợ đều tăng qua các
năm. Năm 2003 – 2004, chi nhánh Đụng Đụ đó tách ra khỏi Sở giao dịch và trở thành chi
nhánh cấp I nên trong cơ cấu tổng tài sản cũng như cơ cấu nguồn huy động hay dư nợ tín
dụng đều có sự thay đổi nhất định.
Trong các khoản cho vay ngắn, trung – dài hạn, cơ cấu loại tiền như sau:

Đơn vị: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Tỷ

Tỷ


trọng

trọng

trọng

(%)
Ngắn hạn

Tỷ
(%)

(%)

830.339

825.170

1.069.764

- VNĐ

581.237

70

536.360

65


652.556

61

- Ngoại tệ

249.102

30

288.810

35

417.208

39

Trung – Dài hạn
- VNĐ
- Ngoại tệ

2.265.679

1.955.707

1.684.642

770.331


34

469.367

24

522.239

31

1.495.348

66

1.486.340

76

1.162.403

69

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD)
Dư nợ tín dụng năm 2004 của Sở giao dịch đó cú sự phục hồi trở lại sau 1 năm có tỷ lệ
tăng trưởng là -6%. Năm 2003, do tình hình kinh tế trong và ngồi nước có nhiều biến động
và diễn biến phức tạp nên nền kinh tế Việt Nam khơng có nhiều chuyển biến tích cực, các
khoản đầu tư ngắn, trung và dài hạn giảm. Các tổ chức kinh tế trong và ngồi nước khơng có
được mơi trường đầu tư thuận lợi, do vậy các khoản cho vay ngắn, trung – dài hạn đã giảm.
Tuy vậy, hoạt động tín dụng đã được cải thiện đáng kể cả về quy mô cũng như chất lượng,
chất lượng thẩm định được nâng cao, các nghiệp vụ tín dụng được cải thiện đã góp phần thu

hút thêm được các khách hàng đến giao dịch.
- Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2004 đạt 1.069.764 triệu đồng chiếm tỷ trọng 20%


trong tổng dư nợ, tăng so với 2 năm 2002 và 2003 lần lượt là 29% và 30%. Trong năm 2004,
Sở giao dịch cũng đã tiến hành giản ngõn cỏc khoản vay, bảo lãnh theo hợp đồng hạn mức đã
ký; đồng thời ký các hợp đồng hạn mức với Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Xây
lắp XNK số 8,… Sở giao dịch cũng xem xét về đề nghị vay vốn ngắn hạn của các khách
hàng, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng; thẩm định các dự án
cho vay đối với các công ty: Cty Cổ phần Xây dựng CTGT 246, Cty Cổ phần Ximăng Thăng
Long; tiếp cận một số công ty mới có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Nhu cầu vay vốn ngắn hạn
bằng VNĐ vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cả nhu cầu.
- Dư nợ tín dụng trung – dài hạn của Sở giao dịch năm 2004 giảm so với 2 năm 2002,
2003. Năm 2004, khoản này chỉ đạt 1.984.642 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 32% trong tổng dư
nợ, giảm 14% so với năm 2003 (đạt 1.955.707 triệu đồng) và giảm 26% so với năm 2002 đạt
2.265.679 triệu đồng. Sở giao dịch trong năm vừa qua đã thực hiện được nhiều dự án lớn,
như hoàn tất thủ tục cho vay và trình Trung ương dự án nhà máy nhiệt điện Na Dương của
TCT than Việt Nam, dự án của TCT Dầu khí Việt Nam,… đồng thời ký hợp đồng với các đối
tác: Lilama, Công ty XNK Intimex, Hagarsco,… giải ngân các hoạt động tín dụng trung và
dài hạn đã ký: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Hạ Long…; triển khai việc
ký kết các hợp đồng bảo đảm, làm việc với TCT Đường sắt Việt Nam, TCT Cà phê Việt
Nam…
- Dư nợ tín dụng theo Kế hoạch Nhà nước năm 2004 đã giảm đáng kể so với năm 2002
và 2003. Năm 2004, cho vay theo KHNN đạt 644.344 triệu đồng, giảm 12% so với năm 2003
và 36% so với năm 2002. Điều này là phù hợp với chủ trương và thực tế của Sở giao dịch,
giảm cho vay theo chỉ định, tăng cường tìm kiếm các dự án cho vay đối với khu vực ngoài
quốc doanh, hạn chế sự phụ thuộc vào một số tổng công ty lớn. Trong khi đó, cho vay theo
uỷ thác đầu tư, ODA và cho vay đồng tài trợ năm 2004 đã tăng lên qua các năm, đánh dấu sự
đổi mới trong cơng tác cho vay của BIDV nói chung và của Sở giao dịch nói riêng. Cho vay
uỷ thác, ODA năm 2004 đạt 474.692 triệu đồng, tăng 4% so với năm 2003 và 12% so với

năm 2002; cho vay đồng tài trợ tăng nhanh, đạt 1.399.621 triệu đồng, tăng 37% so với năm
2003 đạt 1.018.240 triệu đồng, tăng 50% so với năm 2002 đạt 934.905 triệu đồng. Nước ta
đang là một trong những nơi đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài với những tiềm lực
mạnh mẽ về thị trường, về con người, do vậy các khoản đầu tư nước ngồi ln có xu hướng
tăng qua các năm, nhiều hợp đồng tài trợ được ký kết giữa các đối tác cả trong và ngoài


nước, khẳng định vai trò hàng đầu của hệ thống BIDV trên thị trường tiền tệ trong nước.
Trong những năm vừa qua, Sở giao dịch I đã thực hiện hàng loạt danh mục đầu tư, cho
vay theo đúng tính chất của một ngân hàng hiện đại, đáp ứng được phần nào các nhu cầu về
vốn của các doanh nghiệp cũng như tũan bộ nền kinh tế, góp phần giữ vững vị thế của hế
thống BIDV trên địa bàn và trên cả nước.
III.

Các hoạt động và dịch vụ khác:

Hoạt động dịch vụ năm 2004 đã tăng so với các năm trước cả về quy mô và chất
lượng, chiếm 20% chênh lệch thu chi năm 2004. Trong năm 2004, thu từ hoạt động dịch vụ
đạt 24.502 triệu đồng, dù giảm nhẹ và tăng không đáng kể so với năm 2003 và 2002 (đạt lần
lượt là 25.650 triệu đồng và 24.300 triệu đồng) nhưng các dịch vụ ngân hàng đã có nhiều cải
thiện cả về chất lượng và quy mô, thuận lợi, nhanh chóng và hợp lý đối với các khách hàng.
Trong năm 2004, Sở giao dịch I đã mở mới trên 30 L/C hàng nhập với tổng số tiền trên
3 triệu USD, xử lý các bộ chứng từ hàng nhập trị giá gần 18 triệu USD; thực hiện thông báo
gần 20 L/C hàng xuất trị giá 2.23 triệu USD; đòi tiền và chiết khấu gần 20 bộ chứng từ trị giá
gần 3 triệu USD; xử lý các bộ các bộ chứng từ nhờ thu hàng nhập thu phí gần 200 ngàn
USD… Các khoản thanh toán quốc tế khối lượng lớn tập trung chủ yếu vào một số công ty
lớn, như: Hanoisimex, Lilama, Cơng ty XNK Intimex,…
Sở giao dịch I cũng tích cực thực hiện cơng tác Marketing và đưa ra những chính sách
ưu đãi hợp lý nhằm tăng doanh số và lượng khách hàng đến giao dịch tại sở, phối kết hợp với
cỏc phũng giao dịch để nắm bắt các thông tin về phía khách hàng. Sở giao dịch I đã tiến hành

tăng cường việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, tập trung vào các đối tượng doanh nghiệp
vừa và nhỏ, những doanh nghiệp cổ phần, TNHH hoạt động trong các ngành triển vọng; đẩy
mạnh công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm mới; đồng thời tiếp tục hoàn thiện dự án VCB
– Money với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, khai trương các quỹ tiết kiệm mới như
Quỹ tiết kiệm 112 Nguyễn An Ninh… Dịch vụ thanh toán trong nước được mở rộng, tăng cả
về quy mô và chất lượng. Hoạt động thẻ được phát huy mạnh mẽ, hệ thống thanh toán tự
động ATM được lắp đặt và sử dụng trên nhiều địa bàn trong cả nước. BIDV cũng như Sở
giao dịch I luôn cố gắng đem đến cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ nhanh chóng và
thuận lợi nhất.
Với sự nỗ lực khơng ngừng của tồn hệ thống, hoạt động thanh toán quốc tế tăng


trưởng đều đặn qua các năm. Đến cuối năm 2003, hơn 50 chi nhánh của BIDV đã thực hiện
thanh toán quốc tế trực tiếp, riêng tại Sở giao dịch I doanh số hoạt động thanh tiỏn quốc tế
năm 2003 đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2002, phí dịch vụ đạt gần 20 tỷ VNĐ,
tăng 27% so với năm 2002, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Sở giao dịch I cũng đã mở rộng
các dịch vụ thanh toán như thanh toán biên mậu, thanh toán CAD (Cash Against Document),
mua bán thanh toán séc du lịch, phát hành séc thanh toán Ngân hàng (Bank Drafts), Đại lý
thanh tốn thẻ Visa, Master card, kiều hối,… Cơng tác kinh doanh ngoại tệ có lãi, thu hút
được nhiều nguồn tiền chuyển đổi trong và ngồi nước.
Năm 2004, cơng tác thẩm định và quản lý tín dụng ln được đảm bảo đúng tiến độ,
đúng quy trình thẩm định của Sở giao dịch. Cơng tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng
và chính xác, thoả đáng đối với các đối tác khách hàng, đảm bảo là chỗ dựa cho nghiệp vụ đề
phòng rủi ro tín dụng của Sở. Cỏc phũng ban có thẩm quyền về thẩm định và quản lý tín
dụng lập các báo cáo định kỳ đúng hạn, các báo cáo đột xuất gửi lên cấp trên nhanh chóng,
chính xác, thuận lợi cho công tác quản lý của các cấp lãnh đạo ngân hàng. Cơng tác tổ chức –
kế tốn được hoạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra và phát hiện xử lý
kịp thời các lỗi sai sót trong thanh tốn. Các cơng tác của Sở được thực hiện chuyên nghiệp,
quy mô, nhằm cung cấp được các dịch vụ hồn thiện cho khách hàng.
Về cơng tác bảo lãnh, thu từ công tác bảo lãnh trong năm 2004 tăng nhanh qua các

năm, doanh số bảo lãnh đạt trên 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2003, phí thu từ
bảo lãnh đạt gần 15 tỷ đồng. Tuy nhiên, mặc dù doanh số bảo lãnh tăng mạnh nhưng thu dịch
vụ đạt được lại tăng không đáng kể. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ
chức tín dụng. Vì vậy để chiếm được thị phần, SGD phải giảm phí để thu hút khách hàng,
dẫn đến phí thu được thấp. Trong thời gian tới, BIDV cần có những phương hướng cần thiết
để khắc phục tình trạng này, nhằm nâng cao thu nhập cho ngân hàng, đồng thời tạo được ưu
thế cạnh tranh trên địa bàn.
IV.

Hiệu quả kinh doanh:

Chênh lệch thu – chi của Sở giao dịch I năm 2004 đạt 125 tỷ đồng. Lợi nhuận trước
thuế đạt 105 tỷ, tuy nhiên chỉ số này lại giảm so với năm 2003, đạt chênh lệch 195 tỷ đồng và
thu nhập trước thuế đạt 170 tỷ đồng. ROA không ngừng tăng trưởng từ 0.6% năm 2002 lên
0.8% năm 2003 và năm 2004 đạt 0.9%, hoàn thành kế hoạch. Cơng tác trích dự phịng rủi ro


tín dụng cũng được Sở giao dịch hết sức quan tâm và chú trọng. Số tiền trích quỹ dự phịng
rủi ro luôn chiếm khoảng 2/3 lợi nhuận sau thuế (năm 2002 đạt 40 tỷ, 2003 đạt 50 tỷ, năm
2004 đạt 40 tỷ). Sở giao dịch I luôn đặt công tác đảm bảo chất lượng và an tồn tín dụng lên
hàng đầu, đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Sở giao dịch an toàn và chất lượng hơn.


PHẦN III
MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA
SGD I NHĐT&PT VIỆT NAM NĂM 2005

I.

Một số mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân:


1. Một số mặt đạt được trong năm 2004
- Sở giao dịch I tiếp tục khẳng định được vai trò là đơn vị quan trọng và quyết định của
hệ thống BIDV và là đơn vị đi đầu trong vận hành thí điểm các cơ chế của hệ thống, ứng
dụng và phát triển dịch vụ và tiện ớch Ngõn hàng. Triển khai thành công dự án Hiện đại hoá
tại Sở giao dịch I, đảm bảo vận hành đồng bộ, an tồn. Hồn thiện mơ hình tổ chức theo dự
án TA, kiện tồn nhân sự, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
- Là nguồn đào tạo lãnh đạo, cán bộ tác nghiệp cho Hội sở chính và các chi nhánh trên
địa bàn. Là đối tượng của BIDV trong quan hệ với các Tổ chức tín dụng, cán bộ, ngành, các
tổng Cơng ty Nhà nước.
- Là nơi thí điểm thực hiện thành cơng cơng tác phát triển mạng lưới trên địa bàn Hà
Nội; nâng cấp các chi nhánh cấp 2, Phòng Giao dịch thành BIDV Bắc Hà Nội, Hà Thành,
Đụng Đụ.
- Về tín dụng: Đã tăng cường kiểm soát tăng trưởng, nâng cao chất lượng tín dụng, tập
trung chuyển dịch theo định hướng chỉ đạo của BIDV Trung ương, đó cú cố gắng tăng cường
bổ sung tài sản đảm bảo nợ vay với nhiều biện pháp tích cực.
2. Về tồn tại – yếu kém:
Thơng qua các nghiệp vụ đã đưa ra ở trên, dựa vào các số liệu đó tớnh tốn và thực tế
bản thân khi thực tập tại Sở giao dịch I NHĐT và PT Việt Nam, tơi xin đưa ra một số mặt
cịn tồn tại ở Sở giao dịch như sau:
+ Cơ cấu tài sản Nợ – Có về loại tiền tuy đã cải tiến nhưng vẫn chưa đạt mức bình
quân của ngành, tỷ trọng tiền gửi khách hàng vẫn còn thấp, tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và
dài hạn so với Ngân hàng trên địa bàn cao. Cả nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng đều tập
trung ở một số khách hàng lớn dẫn đến các hoạt động, các giải pháp biện pháp của Sở giao


×