Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Nghiên cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.96 KB, 105 trang )

B GIO DC V O TO B Y T
I HC HU
TRNG I HC Y DC
Vế èNH DNG
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM CủA ĐáI THáO ĐƯờNG TýP 2
Và HIệU QUả ĐIềU TRị THEO TIÊU CHí ĐồNG THUậN CủA
ADA Và EASD TạI BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH BìNH ĐịNH
LUN N CHUYấN KHOA CP II
HU, 2012
B GIO DC V O TO B Y T 1
I HC HU 1
TRNG I HC Y DC 1
Vế èNH DNG 1
NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM CủA ĐáI THáO ĐƯờNG TýP 2 1
Và HIệU QUả ĐIềU TRị THEO TIÊU CHí ĐồNG THUậN CủA 1
ADA Và EASD TạI BệNH VIệN ĐA KHOA TỉNH BìNH ĐịNH 1
LUN N CHUYấN KHOA CP II 1
T VN 1
Chng 1 3
TNG QUAN TI LIU 3
1.1. I CNG V I THO NG 3
Bng 1.1. c lng t l mc T trờn ton th gii nm 2011 v 2030 4
\Ngun: Diabetes Res Clin Pract, 2011 [85] 4
Bng 1.2. Bng phõn loi ỏi thỏo ng ca ADA nm 2010 [27] 5
1.2. C CH BNH SINH CA I THO NG TíP 2 8
1.3. BIN CHNG CA BNH I THO NG 9
1.4. IU TR I THO NG TíP 2 12
1.5. CC NGHIấN CU TRONG NC V NC NGOI LIấN QUAN N
TI 24
1.6. Y C 26
I TNG V PHNG PHP NGHIấN CU 27


2.1. I TNG NGHIấN CU 27
2.2. PHNG PHP NGHIấN CU 28
Hỡnh 2.1. Cỏch o vũng eo 33
Bng 2.2. ỏnh giỏ bộo phỡ v bộo dng nam dnh cho cỏc nc ASEAN 33
Ngun: Asia Pacific J Clin Nutr, 2002 [68], Circulation, 2005 [51] 33
KT QU NGHIấN CU 40
3.1. C IM BNH NHN I THO NG TíP 2 TI BNH VIN A
KHOA TNH BèNH NH 40
Bng 3.1. Phõn b bnh nhõn T týp 2 theo tui 40
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo giới 41
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh 41
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo vòng bụng 41
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ béo dạng nam theo vòng bụng 41
Bảng 3.6. Phân bố thể trọng bệnh nhân theo BMI 42
Bảng 3.7. Bảng trị số huyết áp tâm thu (HATT) của nhóm nghiên cứu 42
Bảng 3.8. Bảng trị số huyết áp tâm trương (HATTr) của nhóm nghiên cứu . 43
Bảng 3.9. Phân bố tăng HA dành cho người đái tháo đường của ADA 2010
44
Bảng 3.10. Phân bố BN theo rối loạn lipid máu 44
Bảng 3.11. Nồng độ Go, HbA1c trước nghiên cứu 45
Bảng 3.12. Tương quan giữa Go, HbA1c trước nghiên cứu với thời gian phát
hiện bệnh 45
Biểu đồ 3.1. Tương quan Go với thời gian phát hiện bệnh 46
Biểu đồ 3.2. Tương quan HbA1c với thời gian phát hiện bệnh 46
Bảng 3.13. Tương quan giữa glucose, HbA1c trước nghiên cứu với BMI 47
Biểu đồ 3.3. Tương quan Go trước nghiên cứu với BMI trước nghiên cứu 47
Biểu đồ 3.4. Tương quan HbA1c trước nghiên cứu với BMI trước nghiên cứu 48
Bảng 3.14. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với vòng bụng 48
Biểu đồ 3.5. Tương quan Go trước nghiên cứu với VB trước nghiên cứu 49
Biểu đồ 3.6. Tương quan HbA1c với VB trước nghiên cứu 49

Bảng 3.15. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với TG 50
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa Go trước nghiên cứu với TG 50
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với TG 51
Bảng 3.16. Tương quan giữa Go, HbA1c trước nghiên cứu với tuổi 51
Bảng 3.17. Sử dụng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân trước nghiên cứu 52
Bảng 3.18. Tương quan số thuốc sử dụng với thời gian phát hiện bệnh 52
Bảng 3.19. Thuốc uống ĐTĐ của bệnh nhân trước nghiên cứu 53
3.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHÍ ĐỒNG THUẬN CỦA ADA VÀ EASD
2009 53
Bảng 3.20. Sử dụng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân trong nghiên cứu 53
Bảng 3.21. Liều lượng các thuốc dùng trong nghiên cứu 54
Bảng 3.22. Sự thay đổi liều lượng các thuốc trong quá trình nghiên cứu 54
Bảng 3.23. Nồng độ Go trung bình sau nghiên cứu 55
Biểu đồ 3.9. Nồng độ Go sau 1, 2, 3 tháng nghiên cứu 55
Bảng 3.24. Nồng độ Go sau 1 tháng, sau 2 tháng và sau 3 tháng 55
Bảng 3.25. Nồng độ HbA1c % trước và sau nghiên cứu 56
Bảng 3.26. Phân bố HbA1c sau nghiên cứu 56
Bảng 3.27. Bilan lipid sau nghiên cứu 57
Sự thay đổi các thành phần bilan lipid trước và sau nghiên cứu có ý
nghĩa thống kê, p < 0,01 57
Bảng 3.28. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát lipid máu sau nghiên cứu 58
Bảng 3.29. Phân bố bệnh nhân theo BMI sau nghiên cứu 58
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi BMI trước và sau nghiên cứu 59
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các nhóm BMI trước và sau nghiên cứu 59
Bảng 3.30. Thay đổi VB sau nghiên cứu 60
BÀN LUẬN 61
Qua 12 tháng tiến hành thực hiện nghiên cứu 130 bệnh nhân, thời gian nghiên cứu trên
mỗi bệnh nhân là 3 tháng tại phòng khám Nội tiết Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
Nghiên cứu đã được tiến hành nghiêm túc, khách quan, thực hiện đúng quy trình chọn
mẫu, thu thập số liệu và xử lý số liệu. Chúng tôi có được 113 bệnh nhân có đầy đủ các

số liệu để phân tích thống kê 61
4.1. ĐẶC ĐIỂM BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH BÌNH ĐỊNH 61
4.1.1. Đặc điểm tiền sử và lâm sàng 61
4.1.3. Tương quan glucose, HbA1c với các thông số 68
4.2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ THEO TIÊU CHÍ ĐỒNG THUẬN CỦA ADA VÀ EASD
2009 73
4.2.1. Đặc điểm dùng thuốc trong quá trình nghiên cứu 73
KẾT LUẬN 82
KIẾN NGHỊ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
95
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Ước lượng tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn thế giới năm 2011 và 2030.
“Nguồn: Diabetes Res Clin Pract, 2011” [85] Error: Reference source not
found
Bảng 1.2. Bảng phân loại đái tháo đường của ADA năm 2010 [27] Error:
Reference source not found
Bảng 1. 3. Các đặc điểm chính của ĐTĐ týp 2 (theo WHO 2002) [8] Error:
Reference source not found
Bảng 1.4. Mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của Châu Á Thái Bình Dương
Error: Reference source not found
Bảng 1. 5. Mục tiêu của các tổ chức trong điều trị bệnh nhân ĐTĐ týp 2 . Error:
Reference source not found
Bảng 1.6. Một số loại insuline có thể dùng hiện nay Error: Reference source
not found
Bảng 2.1. Các đặc điểm chính của ĐTĐ týp 2 (theo WHO 2002) [8] Error:
Reference source not found
Bảng 2.2: Đánh giá béo phì và béo dạng nam dành cho các nước ASEAN
Error: Reference source not found

Bảng 2.3: Các mức độ rối loạn lipide máu theo khuyến cáo ATP III và Hội
tim mạch học Việt Nam 2008 Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo tuổi Error: Reference source not
found
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân ĐTĐ týp 2 theo giới Error: Reference source not
found
Bảng 3.3. Phân bố bệnh nhân theo thời gian phát hiện bệnh . . Error: Reference
source not found
Bảng 3.4. Phân bố bệnh nhân đái tháo đường týp 2 theo vòng bụng Error:
Reference source not found
Bảng 3.5. Phân bố tỷ lệ béo dạng nam theo vòng bụng Error: Reference source
not found
Bảng 3.6. Phân bố thể trọng bệnh nhân theo BMI . Error: Reference source not
found
Bảng 3.7. Bảng trị số huyết áp tâm thu (HATT) của nhóm nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.8. Bảng trị số huyết áp tâm trương (HATTr) của nhóm nghiên cứu
Error: Reference source not found
Bảng 3.9. Phân bố tăng HA dành cho người đái tháo đường của ADA 2010
Error: Reference source not found
Bảng 3.10. Phân bố BN theo rối loạn lipid máu Error: Reference source not
found
Bảng 3.11. Nồng độ Go, HbA1c trước nghiên cứu . Error: Reference source not
found
Bảng 3.12. Tương quan giữa Go, HbA1c trước nghiên cứu với thời gian phát
hiện bệnh Error: Reference source not found
Bảng 3.13. Tương quan giữa glucose, HbA1c trước nghiên cứu với BMI Error:
Reference source not found
Bảng 3.14. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với vòng bụng Error:
Reference source not found

Bảng 3.15. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với TG Error:
Reference source not found
Bảng 3.16. Tương quan giữa Go, HbA1c trước nghiên cứu với tuổi Error:
Reference source not found
Bảng 3.17. Sử dụng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân trước nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.18. Tương quan số thuốc sử dụng với thời gian phát hiện bệnh Error:
Reference source not found
Bảng 3.19. Thuốc uống ĐTĐ của bệnh nhân trước nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.20. Sử dụng thuốc ĐTĐ của bệnh nhân trong nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.21. Liều lượng các thuốc dùng trong nghiên cứu Error: Reference
source not found
Bảng 3.22. Sự thay đổi liều lượng các thuốc trong quá trình nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.23. Nồng độ Go trung bình sau nghiên cứu Error: Reference source
not found
Bảng 3.24. Nồng độ Go sau 1 tháng, sau 2 tháng và sau 3 tháng Error:
Reference source not found
Bảng 3.25. Nồng độ HbA1c % trước và sau nghiên cứu Error: Reference
source not found
Bảng 3.26. Phân bố HbA1c sau nghiên cứu . Error: Reference source not found
Bảng 3.27. Bilan lipid sau nghiên cứu Error: Reference source not found
Bảng 3.28. Tỷ lệ bệnh nhân kiểm soát lipid máu sau nghiên cứu Error:
Reference source not found
Bảng 3.29. Phân bố bệnh nhân theo BMI sau nghiên cứu Error: Reference
source not found
Bảng 3.30. Thay đổi VB sau nghiên cứu Error: Reference source not found
DANH MỤC CÁC BIỂU

Sơ đồ 1.1. Phác đồ điều trị theo ANAES tháng 3 /2000 Error: Reference
source not found
Sơ đồ 1.2. Tiêu chí đồng thuận của ADA/EASD năm 2009 [63] Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.1. Tương quan Go với thời gian phát hiện bệnh Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.2. Tương quan HbA1c với thời gian phát hiện bệnh Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.3. Tương quan Go trước nghiên cứu với BMI trước nghiên cứu
Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.4. Tương quan HbA1c trước nghiên cứu với BMI trước nghiên
cứu Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.5. Tương quan Go trước nghiên cứu với VB trước nghiên cứu
Error: Reference source not found
Biểu đồ 3.6. Tương quan HbA1c với VB trước nghiên cứu Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.7. Tương quan giữa Go trước nghiên cứu với TG Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.8. Tương quan giữa HbA1c trước nghiên cứu với TG Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.9. Nồng độ Go sau 1, 2, 3 tháng nghiên cứu Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.10: Nồng độ HbA1c trước và sau nghiên cứu Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.11. Sự thay đổi BMI trước và sau nghiên cứu Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ các nhóm BMI trước và sau nghiên cứu Error:
Reference source not found
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Cách đo vòng eo Error: Reference source not found

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh đái tháo đường đang là một trong những bệnh không lây nhiễm
phổ biến nhất trên toàn cầu. Tỷ lệ mắc bệnh tăng theo thời gian, theo Liên
đoàn đái tháo đường thế giới, số người mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế
giới năm 2011 là 366 triệu người và sẽ tăng lên 552 triệu người vào năm 2030
[85], trong đó đái tháo đường týp 2 chiếm vào khoảng 85 - 95%.
Bệnh đái tháo đường týp 2 cần thiết điều trị sớm tích cực khi đã phát
hiện bệnh, nhằm ngăn ngừa biến chứng, hoặc làm chậm tiến triển các biến
chứng đã có. Các thử nghiệm lâm sàng và dịch tể học cho thấy lợi ích của
việc kiểm soát glucose máu tích cực trên các biến chứng mạn tính [26], [80].
Nghiên cứu bệnh đái tháo đường tại Vương quốc Anh (UKPDS) cho thấy
nhóm kiểm soát glucose máu tích cực với giảm mỗi một phần trăm HbA1c,
thì giảm tất cả các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường 12%, nhồi
máu cơ tim giảm 16%, biến chứng mạch máu nhỏ giảm 25% [80]. Ngoài việc
kiểm soát glucose máu là nền tảng trong điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh
nhân cũng cần kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ làm dễ xuất hiện biến chứng
hay làm nặng thêm biến chứng làm tăng bệnh suất và tử suất nhất là nguy cơ
tim mạc, như huyết áp, tăng lipid máu, béo phì và béo bụng [17]. Trong
nghiên cứu can thiệp đa yếu tố và bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 (STENO - 2) cho thấy nhóm kiểm soát đa yếu tố tích cực làm giảm 53%
nguy cơ tim mạch, 61% nguy cơ bệnh thận, 58% nguy cơ bệnh võng mạc
[46]. Tuy nhiên, điều trị bệnh đái tháo đường để đạt và duy trì HbA1c tối ưu
không phải là dễ. Trong nghiên cứu STENO - 2 cho thấy với nhóm điều trị
tích cực thì tỷ lệ HbA1c < 6,5% chỉ gần 20% [46]; theo Trung tâm khảo sát
dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ (NHANES) 1999-2004 chỉ có
2
52,2% bệnh nhân đạt mục tiêu HbA1c < 7% ở Mỹ [43]. Theo Diabcare Asia
2003 việc kiểm soát glucose máu tại các quốc gia Châu Á rất kém, HbA1c >
7,5% chiếm 51,8%. Tại Việt Nam, tỷ lệ kiểm soát glucose máu tốt (HbA1c <

7%) chiếm tỷ lệ thấp 38,5% [52],[62]. Tại Bình Định, theo nghiên cứu của
Nguyễn Ngọc Chất tỷ lệ kiểm soát glucose máu chấp nhận được (HbA1c ≤
7,5) là 29,8% [3].
Vấn đề chọn lựa phác đồ điều trị như thế nào là thích hợp cho mỗi bệnh
nhân đây là vấn đề cần cân nhắc kỹ, vì mỗi bệnh nhân đái tháo đường týp 2
không phải ai cũng như nhau, có người ở giai đoạn sớm tương ứng với pha I
tức pha còn tăng tiết insulin, người pha II tương ứng với bình tiết insulin,
hoặc pha III là pha bắt đầu giảm tiết, chưa kể người chưa có biến chứng,
người có biến chứng nặng, người dung nạp thuốc tốt hoặc không. Do vậy qua
nhiều thập niên, có nhiều phác đồ điều trị bệnh ĐTĐ, nhưng mục tiêu cân
bằng nồng độ glucose máu đói, trước ăn hay 2 giờ sau ăn cũng như HbA1c
không khác biệt nhau nhiều, việc quan trọng là chọn phác đồ điều trị thích
nghi từng cá nhân, và thay đổi phác đồ theo đáp ứng của HbA1c. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi chọn phác đồ đồng thuận của Hiệp hội Đái tháo
đường Hoa Kỳ và Hiệp hội nghiên cứu bệnh đái tháo đường Châu Âu năm
2009 (ADA/EASD) [63]. Đây là phác đồ có giá trị thực tiễn trong lâm sàng,
dễ áp dụng, dễ lựa chọn [41]. Vì thế chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm của Đái tháo đường týp 2 và hiệu quả điều trị theo tiêu chí
đồng thuận của ADA và EASD tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định”
nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu đặc điểm Đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Bình Định.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị theo tiêu chí đồng thuận của ADA và ESAD.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
1.1.1. Định nghĩa
Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2010: “Đái tháo
đường (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh lý chuyển hoá đặc trưng bởi tăng glucose

máu. Glucose máu gia tăng do sự tiết insulin bị thiếu hụt hoặc do insulin tác
dụng kém hoặc do cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ dẫn đến
những thương tổn, rối loạn chức năng và suy yếu nhiều cơ quan đặc biệt là
mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu” [27].
1.1.2. Dịch tể học bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Năm 1995, tỷ lệ
mắc bệnh ĐTĐ ở người lớn trên toàn thế giới là 4%, ảnh hưởng tới 135 triệu
người [57], con số này tăng lên 8,3% (366 triệu người) vào năm 2011, và dự
đoán sẽ tăng lên 9,9% (552 triệu người) vào năm 2030 (bảng 1.1). Trong
khoảng từ năm 2011 đến năm 2030 sẽ tăng 58% số bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ
ở các nước đang phát triển và sẽ tăng 7% ở các nước phát triển [85]. Tỷ lệ
người mắc bệnh ĐTĐ týp 2 tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang
phát triển là do có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống, về thói quen ăn uống,
nhất là lối sống ít hoạt động thể lực, tĩnh tại.
Tại Việt Nam, tần suất bệnh ĐTĐ cũng đã gia tăng rõ rệt trong vòng 30
năm qua. Các điều tra cơ bản trước 1975 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh rất thấp <
1%. Những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội,
Huế, thành phố Hồ Chí Minh lần lượt là 1,2%, 0,96%, và 2,52%. Năm 2001
tỷ lệ này là 4% ở các thành phố lớn [1]. Như vậy, từ chỗ hầu như không đáng
4
kể, đến nay bệnh đã gia tăng ở cùng một mức độ như tình hình chung của các
nước trên toàn thế giới cũng như tại khu vực Đông Nam Á, trong đó ĐTĐ týp
2 chiếm hơn 90%. Do vậy chính ĐTĐ týp 2 mới gây ra vấn đề cho sức khỏe
cộng đồng vì tần suất gia tăng song hành với sự lão hóa, đô thị hóa, lối sống
tĩnh tại và với sự gia tăng của tình trạng béo phì trong dân số các nước đang
phát triển.
Bảng 1.1. Ước lượng tỷ lệ mắc ĐTĐ trên toàn thế giới năm 2011 và 2030
\“Nguồn: Diabetes Res Clin Pract, 2011” [85]
Dân số 2011 2030
Dân số toàn thế giới (tỷ) 7,0 8,3

Dân số trưởng thành (tuổi 20-79, tỷ) 4,4 5,6
ĐTĐ (tuổi 20-79)
Tỷ lệ trên toàn thế giới (%) 8,3 9,9
Tỷ lệ tương đối (%) 8,5 8,9
Số người bị ĐTĐ (triệu) 166 552
Rối loạn dung nạp glucose (tuổi 20-79)
Tỷ lệ trên toàn thế giới (%) 6,4 7,1
Tỷ lệ tương đối (%) 6,5 6,7
Số người bị RLDNG (triệu) 280 398
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán Đái tháo đường ADA 2010 [26]. Chẩn đoán đái
tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
1. HbA1c ≥ 6,5%.
2. Glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói ≥ 126 mg/dl (7,0 mmol/l).
Glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói được định nghĩa là glucose máu được
đo ở thời điểm nhịn đói ít nhất 8 giờ.
5
3. Glucose huyết tương tĩnh mạch 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp
glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
4. Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu hoặc cơn tăng
glucose máu cấp kèm theo xét nghiệm glucose huyết tương tĩnh mạch ngẫu
nhiên ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).
Tiêu chuẩn 1, 2, 3 cần phải được xét nghiệm lần hai; trong khi tiêu
chuẩn 4 chỉ cần xét nghiệm một lần duy nhất.
1.1.4. Phân loại ĐTĐ
Sau đây là phân loại của Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA)
năm 2010
Bảng 1.2. Bảng phân loại đái tháo đường của ADA năm 2010 [27]
I. ĐTĐ týp 1: (hủy hoại tế bào bêta, thường đưa đến thiếu hụt insulin tuyệt
đối):

A: Tự miễn. B: Không rõ.
II. ĐTĐ týp 2: (có thể ưu thế là đề kháng insulin với thiếu tương đối insulin,
hoặc ưu thế sai sót về tiết insulin với đề kháng insulin)
III. Các thể đặc biệt khác
A. Sai sót di truyền chức năng tế bào bêta.
1. Thể nhiễm sắc 12, HNF - 1α (MODY 3)
2. Thể nhiễm sắc 7, glucokinase (MODY 2)
3. Thể nhiễm sắc 20, HNF - 4α (MODY 1)
4. Thể nhiễm sắc 13, Yếu tố thúc đẩy Insulin (IPF -1; MODY 4)
5. Thể nhiễm sắc 17, HNF - 1β (MODY 5)
6. Thể nhiễm sắc 2, Neuro D1 (MODY 6)
6
7. Mitochondrial DNA
8. Khác
B. Sai sót về di truyền trong hoạt động của insulin
1. Đề kháng insulin týp A.
2. Hội chứng “Leprechaunism”
3. Hội chứng Rabson - Mendenhall
4. Đái tháo đường hướng mỡ
5. Khác
C. Bệnh tụy ngoại tiết. Viêm tụy, chấn thương/ phẫu thuật cắt tụy, ung thư
tụy, xơ sỏi tụy.
D. Bệnh nội tiết: bệnh to cực, hội chứng Cushing, u tiết glucagon, u tế bào ưa
crôm ở tủy thượng thận (Pheocromoxytome), u tiết Somatostatin, u tiết
aldosteron.
E. Thuốc: Vacor, Pentamidin, Nicotinic acid, Glucocorticoids, Hormon giáp,
Diazoxid, đối kháng bêta adrenalin - lực, Thiazid, Dilantin, α - Interferon, các
hóa chất khác.
F. Nhiễm khuẩn: Sởi bẩm sinh, nhiễm Cytomegalovirus, khác.
G. Týp ít gặp của ĐTĐ qua trung gian miễn dịch: Hội chứng “người cứng đờ”

(Stiff - man), kháng thể kháng thụ thể insulin.
H. Hội chứng di truyền khác phối hợp với ĐTĐ. Hội chứng Down, hội chứng
Klinefelter, hội chứng Turner, hội chứng Wolfram, rối loạn điều phối
Friedreich, múa giật Huntington, hội chứng Prader - Willi, bệnh loạn dưỡng cơ.
IV. ĐTĐ thai nghén
7
 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2
Bảng 1.3. Các đặc điểm chính của ĐTĐ týp 2 (theo WHO 2002) [8]
Đặc điểm Týp 2
Tỷ lệ 80 - 90%
Tuổi khởi phát điển hình ≥ 40
Khởi bệnh Kín đáo
Uống nhiều Ít rõ
Ăn nhiều và sút cân Không
Toan cetone (không điều trị) Hiếm
Tiết insulin Bình thường hoặc giảm ít
Phụ thuộc insulin Không
Insulin/ C-peptide huyết tương Cao hoặc bình thường hoặc giảm nhẹ
Thụ thể insulin Thường bị tổn thương
Glucagon máu Bình thường
Kháng thể kháng đảo Không
Liên hệ kháng nguyên HLA Không
Nhiễm siêu vi, nhiễm độc Không
Biến chứng Ít, chậm
Glucose đói không điều trị ≤ 300mg/dl
Đáp ứng sulfonylurease Có
1.1.5. Các yếu tố nguy cơ đái tháo đường týp 2
Béo phì hoặc thừa cân, đa phần do ăn quá thừa calo, lối sống tĩnh tại,
một ít do di truyền. Việc sinh hoạt ít vận động thường gắn liền với sự tăng
trưởng về kinh tế, tốc độ đô thị hoá, thay đổi về lối sống, nhất là ở các quốc

gia đang phát triển.
Béo phì, ít vận động được xem như là hậu quả của sự mất cân bằng
năng lượng, cung vượt cầu cũng là yếu tố góp phần vào quá trình tăng đề
kháng insulin, làm ĐTĐ týp 2 phát triển, đặc biệt béo phì dạng nam có nguy
cơ tăng đề kháng insulin, làm giảm số lượng thụ thể insulin ở màng tế bào [7].
8
Các yếu tố nguy cơ của bệnh đái tháo đường týp 2 là:
- Tuổi ≥ 40. Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao.
- Thừa cân béo phì với BMI ≥ 23 (ở người Châu Âu, Mỹ ≥ 25)
- Béo dạng nam với vòng bụng ≥ 90cm (nam) và ≥ 80 (nữ).
- Giảm hoạt động thể lực
- Người có người thân thuộc thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh chị em ruột) đã
mắc bệnh đái tháo đường
- Phụ nữ có tiền sử sản khoa đặc biệt:
+Thai chết lưu, sẩy thai
+ĐTĐ thai kỳ
+Sinh con to ≥ 4 kg
+Có dấu gợi ý đề kháng insulin (Hội chứng buồng trứng đa nang,
acanthosis nigricans)
+Người có tiền sử cân nặng khi sinh thấp < 2,5 kg
- Tăng huyết áp vô căn (HA tâm thu ≥ 130mmHg và/hoặc tăng HA tâm
trương ≥ 80mmHg).
- Có tiền sử tiền đái tháo đường
- Tiền sử bệnh tim mạch
- Rối loạn Lipid máu nhất là giảm HDL-C và tăng Triglycerid
1.2. CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Cơ chế gây đái tháo đường týp 2 là cơ chế tổn thương kép: lúc đầu có
sự đề kháng insulin, sau đó tổn thương chức năng tế bào bêta do chết tế bào
theo chương trình hoặc là tế bào bêta tụy kém nhận biết với sự gia tăng của
glucose máu.

9
Kháng insulin đã xảy ra từ giai đoạn tiền lâm sàng của đái tháo đường
týp 2, nhiều năm trước khi đái tháo đường týp 2 mới xuất hiện. Ở giai đoạn
này tăng tiết nhằm đáp ứng lượng glucose đưa vào vào tế bào, trong khi một
số yếu tố nguy cơ mắc phải được thêm vào như béo phì và tình trạng tĩnh tại.
Kháng insulin được xem là yếu tố cấu thành không liên quan di truyền của
bệnh trong phần lớn bệnh nhân.
Rối loạn chức năng của tế bào bêta tụy là một yếu tố quan trọng xảy ra
từ giai đoạn tiền ĐTĐ diễn tiến đến ĐTĐ. Một nghiên cứu trên đối tượng
bệnh nhân ĐTĐ là thanh thiếu niên có béo phì của Bacha F. và cộng sự, cho
thấy có sự rối loạn chức năng tế bào bêta xảy ra rất sớm trong quá trình bệnh
lý và không nhất thiết phải theo giai đoạn đề kháng insulin. Việc tập trung
vào cơ chế kháng insulin trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2 đã được thay
đổi và sự lựa chọn điều trị sớm để giải quyết các vấn đề rối loạn chức năng tế
bào bêta hy vọng đem lại hiệu quả điều trị cao [33]. Trong thời gian sau là sự
“hao mòn tuỵ” làm giảm sản xuất insulin nên glucose máu cao hơn nữa, đây
là điều đáng chú ý trong phần lớn ĐTĐ týp 2.
1.3. BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Đái tháo đường là một bệnh dễ gây nhiều biến chứng cấp tính cũng như
mạn tính. Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường rất đa dạng [23].
1.3.1. Biến chứng cấp tính
 Nhiễm toan ceton: Thường gặp ở ĐTĐ týp 1 hơn, nhưng có thể gặp ở
ĐTĐ týp 2. Nếu bệnh nhân không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong
nhanh chóng. Tiêu chuẩn chẩn đoán chính dựa vào: Glucose ≥ 250 mg/dl,
pH <7,3, HCO
3
-
< 15 mmEq/l, ceton niệu dương, kèm thở nhanh hay nhịp thở
Kussmaul [19].
 Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu: Thường gặp ở ĐTĐ týp 2. Hơn 50% bệnh

nhân chưa được chẩn đoán ĐTĐ trước đó. Glucose máu > 600mg/dl, áp lực
10
thẩm thấu máu tăng ≥ 320mosm/l và mất nước nhưng không nhiễm toan (pH
> 7,3 và HCO
3
-
> 18 mmEq/l) [20].
 Tăng acid lactic: hiếm gặp, do chỉ định dùng biguanid ở ĐTĐ týp 2 cao
tuổi, có kèm suy thận.
 Hạ glucose máu: khi glucose máu < 50 mg/dl ở nam và < 40 mg/dl ở nữ [4].
1.3.2. Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường
 Biến chứng mạch máu nhỏ:
- Bệnh thận đái tháo đường: Là nguyên nhân thường gặp nhất gây
suy thận giai đoạn cuối. Cứ 3 người bị suy thận ở giai đoạn cuối thì có một
người phải lọc máu. Sau 20 năm tỷ lệ bệnh thận của người mắc bệnh đái
tháo đường týp 2 là 5% - 10% (ở lứa tuổi trên 30), nhưng người đái tháo
đường týp 2 có thể có tổn thương thận ngay tại thời điểm phát hiện ra bệnh
đái tháo đường [2].
- Bệnh võng mạc đái tháo đường: Các biến chứng mắt do đái tháo
đường là nguyên nhân chính gây mù lòa ở các nước phát triển. Đối với đái
tháo đường týp 2 khoảng 25% bệnh nhân đã có bệnh võng mạc không tăng
sinh khi bệnh đái tháo đường phát hiện. Tần suất gia tăng khoảng 8%/ năm,
cho nên sau thời gian bệnh 8 năm thì tần suất này là 50% và sau 20 năm có
thể tới 100% [23].
- Bệnh thần kinh do đái tháo đường:
+ Biến chứng thần kinh ngoại biên: Thần kinh xa gốc đối xứng
11
+ Tổn thương thần kinh tự động do đái tháo đường:
Tim mạch: Hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh thường xuyên, thiếu
máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim im lặng, đột tử do rối loạn dẫn truyền, QT

kéo dài.
Tiêu hóa: Liệt dạ dày, đi chảy nhu động
Tiết niệu: Liệt bàng quang
Sinh dục: Rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng
 Biến chứng mạch máu lớn: Người đái tháo đường cũng dễ bị mắc các bệnh
tim mạch, gấp 2 - 4 lần so với người bình thường. Người đái tháo đường có
bệnh tim mạch là 45% (so với 25% ở người bình thường) [2].
- Bệnh mạch vành: xơ vữa mạch máu gây hẹp và tắc như vữa xơ mạch
vành đưa đến thiếu máu cơ tim hay nhồi máu cơ tim.
- Bệnh mạch máu não: Tai biến mạch máu não, gây nhồi máu não hay
xuất huyết não.
- Bệnh mạch máu ngoại biên: Tắc mạch chi dưới gây hoại tử, đoạn chi.
Bệnh lý bàn chân do đái tháo đường: đây là biến chứng gây tàn phế chủ yếu ở
bệnh nhân ĐTĐ. Có sự phối hợp giữa bệnh lý mạch máu và bệnh lý thần kinh
do đái tháo đường.
 Kiểm soát glucose máu và sự phát triển các biến chứng mạn tính của ĐTĐ.
Nghiên cứu UKPDS được thực hiện ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 [80]. Nghiên cứu
này khẳng định tầm quan trọng của kiểm soát glucose máu trong việc giảm
nguy cơ biến chứng của bệnh ĐTĐ:
-Tất cả các biến chứng liên quan đến ĐTĐ giảm 12%
-Nhồi máu cơ tim giảm 16%
12
-Biến chứng vi mạch giảm 25%
-Đục thủy tinh thể giảm 24%
-Diễn tiến đến viêm võng mạc giảm 21%
1.4. ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
1.4.1. Mục tiêu điều trị chung
- Đạt mức glucose máu đúng mục tiêu
- Điều trị các yếu tố nguy cơ (thuốc lá, THA, rối loạn lipid…)
- Đảm bảo phát triển thể chất bình thường

- Dự phòng, ngăn ngừa, hay điều trị biến chứng
1.4.2. Mục tiêu điều trị của các nhóm nghiên cứu bệnh ĐTĐ
Mặc dù mục tiêu điều trị của các tổ chức nghiên cứu về bệnh đái tháo
đường đang phổ biến hiện nay là giống nhau, đó là đưa glucose máu bệnh
nhân ĐTĐ týp 2 về gần mức glucose máu của người bình thường nhằm ngăn
ngừa, làm chậm xuất hiện các biến chứng mạn tính, nhưng trong từng nội
dung của các khuyến cáo của các nhóm nghiên cứu có khác nhau.
Bảng 1.4. Mục tiêu điều trị theo khuyến cáo của Châu Á Thái Bình Dương
Nguồn: “Chương trình hành động ĐTĐ của vùng Tây Thái Bình Dương” [18]
Xét nghiệm Đơn vị Tốt Chấp nhận Xấu
Go
mmo/l
4,4 - 6,1 ≤ 7 > 7
G bất kỳ 4,4 - 8 ≤ 10 > 10
HbA1c % < 6,2% 6,2% - 8% > 8%
HA mmHg <130/80 >130/80-<160/90 >160/90
Bảng 1.5. Mục tiêu của các tổ chức trong điều trị bệnh nhân ĐTĐ týp 2
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ
13
Nhóm Xét nghiệm Mục tiêu phải đạt
mg/dl mmol/l
WHO/WPRO
2005[32]
G đói
G2 sau ăn
HbA1c
80 - 110
80 - 145
≤ 6,5%
4,4 - 6,1

4,4 - 8,0
≤ 6,5%
IDF 2005[55] G đói
G1-2h sau ăn
HbA1c
< 110
< 145
< 6,5%
< 6,0
< 8,0
< 6,5%
ADA 2010[26] G trước ăn
G sau ăn 2h
HbA1c
70 - 130
< 180
< 7%
3,9 - 7,2
< 10
< 7%
AACE/ACE[70] G trước ăn
G sau ăn 2h
HbA1c
< 110
< 145
≤ 6,5%
< 6,0
< 7,7
≤ 6,5%
IDC 2010[78] G đói hoặc trước ăn

G bất kỳ
HbA1c
70 - 120
< 160
< 7%
3,9 - 6,7
< 8,9
< 7%
ADA/EASD
2009[63]
G đói hoặc trước ăn
G sau ăn
HbA1c
70 - 130
< 180
< 7%
3,9 - 7,2
< 10
< 7%
1.4.3. Tiêu chí đồng thuận của ADA/EASD 2009
Mục tiêu của điều trị bệnh ĐTĐ là không để xuất hiện các triệu chứng,
ngăn ngừa, ít nhất là làm chậm tiến triển các biến chứng của bệnh. Giảm thiểu
nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ (mắt, thận) thông qua việc kiểm soát
glucose máu và huyết áp; giảm thiểu nguy cơ mạch máu lớn (bệnh mạch
vành, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại biên) bởi kiểm soát mỡ
máu, huyết áp, bỏ thuốc lá và dùng aspirin; nguy cơ về chuyển hóa và thần
kinh thông qua kiểm soát đường huyết.
14
Quản lý bệnh ĐTĐ cần phối hợp giữa bệnh nhân, gia đình với thầy
thuốc chuyên khoa ĐTĐ. Quản lý bệnh bao gồm những bước sau:

- Thiết lập mục tiêu thích hợp
- Thay đổi chế độ ăn uống và tập thể dục
- Dùng thuốc
- Tự theo dõi đường máu
- Theo dõi các biến chứng
- Xét nghiệm
1.4.3.1. Thiết lập mục tiêu thích hợp
Sự đồng thuận ADA/EASD 2009 khi nồng độ HbA1c ≥ 7% nên bắt đầu
hoặc thay đổi điều trị nhằm mục tiêu đạt được HbA1c < 7%. Các tác giả lưu ý
rằng mục tiêu này không áp dụng cho tất cả bệnh nhân và cần phải cân nhắc
dựa trên những lợi ích và nguy cơ của mục tiêu điều trị cho mỗi bệnh nhân.
Các yếu tố như tuổi thọ, nguy cơ hạ đường huyết, và sự hiện diện của bệnh tim
mạch cần phải được xem xét cho mỗi bệnh nhân trước khi thiết lập mục tiêu.
Cần chú ý điều trị các bệnh đi kèm với bệnh đái tháo đường týp 2,
chẳng hạn như tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, đã được chứng minh làm
cải thiện các biến chứng tim mạch và mạch máu nhỏ.
1.4.3.2. Can thiệp lối sống
Các yếu tố môi trường làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường týp 2 là
ăn nhiều và lối sống ít vận động, với hậu quả là thừa cân và béo phì. Không
có gì đáng ngạc nhiên, can thiệp làm đảo ngược hoặc cải thiện các yếu tố này
đã được chứng minh có hiệu quả về kiểm soát glucose máu trên bệnh đái tháo
đường týp 2 [29].
Ngoài các tác dụng có lợi trong việc hạ đường huyết, việc giảm cân và
tập thể dục ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 làm cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim
mạch, chẳng hạn như huyết áp, lipid máu và cải thiện hậu quả khác của béo
15
phì [67]. Về mặt lý thuyết, việc giảm cân có nhiều lợi ích, an toàn, và chi phí
thấp, nên là phương tiện hiệu quả nhất về chi phí để kiểm soát bệnh đái tháo
đường nếu nó có thể đạt được và duy trì cân bằng glucose máu trong dài hạn.
Tuy nhiên, hạn chế của can thiệp lối sống là tỷ lệ tăng cân trở lại cao sau một

thời gian, dễ gây chấn thương cơ, xương, khớp, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân có
biến chứng thần kinh ngoại biên, bệnh tim mạch.
Về lâu dài, các chương trình thay đổi lối sống không thể duy trì mục
tiêu glucose máu ở những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường týp 2, phần
lớn trong số họ cần phải bổ sung thuốc trong quá trình điều trị.
1.4.3.3. Dùng thuốc
Sự lựa chọn glucose máu mục tiêu và các loại thuốc sử dụng để điều
trị cần dựa vào từng bệnh nhân cụ thể, cân bằng giữa khả năng giảm HbA1c
và lợi ích lâu dài được mong đợi với các vấn đề an toàn, bao gồm cả tác
dụng phụ, khả năng dung nạp, dễ sử dụng, tuân thủ điều trị dài hạn, chi phí
và các hiệu ứng khác ngoài tác dụng cân bằng glucose máu của thuốc. Bệnh
đái tháo đường týp 2 là một bệnh lý tiến triển đặc trưng bởi sự tăng glucose
máu theo thời gian, liều cao hơn và cần bổ sung một thuốc khác để đạt mục
tiêu điều trị.
Các nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường
1. Metformin
Metformin là thuốc duy nhất trong nhóm biguanide đang sử dụng hiện
nay. Cơ chế hoạt động của metformin là cải thiện đáp ứng sau thụ thể tại gan
và tại thụ thể ở mô cơ, giảm tân sinh glucose và tăng tổng hợp glycogene tại
gan, chậm hấp thu glucose tại ruột; tăng sử dụng glucose ngoại biên, làm giảm
glucose máu lúc đói và sau ăn. Thông thường, đơn trị liệu với metformin sẽ
giảm mức HbA1c ~ 1,5 % [34],[42].

×