Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Module hóa một số dạng bài tập di truyền dành cho sinh viên CĐSP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.47 KB, 47 trang )

MỞ ĐẦU
I. Lý do nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, Bộ Giáo dục Đào tạo đã triển khai nhiều đề
án hướng đến xây dựng nền giáo dục tiên tiến, hiện đại nhằm đáp ứng yêu
cầu cao của xã hội. Các cơ sở giáo dục cũng thực hiện nhiều hoạt động đổi
mới phương pháp dạy học các bậc học.
Đối với các cơ sở giáo dục bậc cao đẳng, đại học đã và đang triển
khai hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, là một hình thức đào tạo được
đánh giá là mô hình linh động và tiến bộ. Trong đó trường CĐSP Quảng
Trị triển khai năm 2009.
Đối với bộ môn Di truyền học theo đánh giá, trong những năm qua,
ở các trường THCS việc tổ chức dạy học bộ môn còn gặp nhiều khó khăn,
nhiều giáo viên chưa thể giải được bài tập di truyền lớp 9; Sinh viên ngành
SP Sinh học (đối với các ngành ghép) do số tín chỉ phân bố chưa đủ vì vậy
đa số kỹ năng giải bài tập còn thiếu và yếu.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Module hóa một số dạng bài tập di truyền dành cho sinh viên CĐSP ”
II. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số module bài tập về quy luật di truyền nhằm nâng
cao hiệu quả dạy và học phần Di truyền học cho sinh viên ngành Sư phạm
Sinh học, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bậc THCS
sau khi ra trường.
III. Lược sử vấn đề nghiên cứu
Việc hệ thống bài tập di truyền đã được một số tác giả thực hiện
trong các luận văn đại học, thạc sỹ.
Chương trình dạy học Intel đã vận dụng hình thức Module trong việc
thiết kế các nội dung rất hiệu quả.
Tuy vậy việc sử dụng Module để thiết kế các bài dạy bài tập di
truyền học đến nay vẫn chưa có tác giả nào nghiên cứu.
IV. Đối tượng nghiên cứu
1


Các module bài tập di truyển học để giảng dạy học phần (bắt buộc hoặc
tự chọn) Di truyền học
V. Giả thiết nghiên cứu
Nếu xây dựng tốt các module bài tập di truyền sẽ góp phần nâng cao
chất lượng đào tạo giáo viên sinh học bậc THCS
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về việc học phần bài tập nâng cao Di truyền
học
- Nghiên cứu lý luận về việc xây dựng module
- Nghiên cứu về hệ thống bài tập di truyền
- Nghiên cứu khả năng vận dụng module trong việc thiết kế các module để
hệ thống các bài tập di truyền.
- Xây dựng các module về các dạng bài tập di truyền học trong đó mỗi
module lấy các ví dụ điển hình để minh họa
- Thực nghiệm sư phạm, rút ra kết luận, đề xuất các phương án dạy học khả
thi ở trường sư phạm và ở THCS.
VII. Phương pháp tiến hành
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu sách tài liệu, tạp
chí, các văn bản qui phạm pháp luật, các nghị định, thông tư
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Điều tra, khảo sát
+ Hỏi ý kiến chuyên gia, phỏng vấn
+ Tổng kết kinh nghiệm (nhà trường và các đơn vị khác)
- Nhóm phương pháp bổ trợ:
+ Sử dụng thống kê toán học
+ Sử dụng các phần mềm xử lý số liệu
VIII. Phạm vi nghiên cứu
Do không cho phép về thời gian nên đề tài chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu là thiết kế các module bài tập di truyền về:
- Bài tập di truyền độc lập của Menđen và sau Menđen

2
- Bài tập di truyền liên kết của MocGang, hoán vị gen, liên kết giới tính
IX. Những đóng góp mới của đề tài
- Bổ sung cơ sở lý luận về module trong hệ thống bài tập di truyền
- Xây dựng các biện pháp nhằm phát triển kỹ năng giải bài tập di truyền
một cách hệ thống
- Hệ thống hóa bài tập di truyền và hướng dẫn dạy học dưới dạng module.
IX. Kế hoạch, thời gian nghiên cứu
Năm học 2012 - 2013
X. Kinh phí thực hiện
Theo quy định của Trường
NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm Module
Module là đơn vị kỹ thuật độc lập, có khả năng lắp ráp (hoặc tháo
gỡ) với nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong dạy học Module là một
hướng đi trong thiết kế tài liệu và tổ chức dạy học bằng phương pháp tự
học có hướng dẫn cho HS giỏi, sinh viên CĐ, ĐH nhằm tăng cường cho
người học khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự mở rộng kiến thức thường
xuyên từ đó phát triển khả năng học tập suốt đời.
1.2. Nguyên tắc thiết kế, cấu trúc module bài tập di truyền
Đối với bộ môn sinh học, do những đặc thù riêng như:
Chúng tôi đề xuất nguyên tắc thiết kế và cấu trúc của một module
như sau:
1.2.1. Nguyên tắc
- Đảm bảo tính nhất quán cho tất cả các module trong hệ thống các
module của cùng một học phần, tín chỉ
- Đối với một module cần đảm bảo tính súc tích, gãy gọn nhằm
hướng đến giải quyết trọn vẹn một nội dung hoặc vấn đề

- Đảm bảo tính logic nội dung vấn đề
3
1.2.2. Cấu trúc một module bài tập di truyền
Thực tiễn dạy học môn học Di truyền học trong những năm qua,
chúng tôi nhận thấy rằng, khi giải bất cứ một bài tập di truyền nào (dù dạng
bài tập quy luật, phân tử hay tế bào) đều phải tuân thủ theo những bước
mang tính chất đặc thù bộ môn. Dựa trên quy trình đó và những nguyên tắc
thiết kế một module, chúng tôi xây dựng nên cấu trúc một module bài tập
di truyền như sau. Theo đó, tất cả các bài tập di truyền (trong đề tài này là
dạng toán quy luật di truyền) sẽ được module hóa theo cấu trúc này.
1.3. Vai trò của bài tập di truyền đối với sự phát triển các kỹ
năng và tư duy trong môn Sinh học bậc THCS
Bài tập sinh học có vai trò quan trọng trong môn sinh học, đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển tư duy của học sinh. Thông qua hoạt
động giải bài tập sinh học, học sinh phải thực hiện hàng loạt những hoạt
động từ việc nhận dạng thể hiện những kiến thức sinh học cơ bản đến
những hoạt động phức hợp mang tính chất trí tuệ, sáng tạo. Vì thế việc dạy
4
Hướng dẫn phân tích dữ
liệu bài toán (Đọc – Hiểu)
Hướng dẫn xác định quy
luật chi phối
(Phân tích các mối liên
kết)
Xác định các khả năng có
thể
Gợi ý quy trình giải
Cho dạng toán
Rút ra nguyên lý chung
(nếu có)

học giải bài tập sinh học có liên hệ mật thiết với việc dạy học môn sinh học
trên cả ba bình diện: mục đích, nội dung và phương pháp dạy học.
1.3.1. Trên bình diện mục đích dạy học, việc dạy học giải bài tập
sinh học góp phần:
- Hình thành, củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo ở những giai đoạn
khác nhau của quá trình dạy học, kể cả kỹ năng ứng dụng sinh học vào thực
tiễn.
- Phát triển năng lực trí tuệ như: Rèn luyện những thao tác tư duy,
hình thành những phẩm chất trí tuệ, nâng cao năng lực sáng tạo trong nhận
thức các kiến thức sinh học.
- Bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng, hình thành những
phẩm chất của người lao động mới.
1.3.2. Trên bình diện nội dung dạy học, việc dạy – học giải bài tập
sinh học là một phương cách chuyển tải những tri thức cần dạy trong lý
thuyết, là một phương tiện để cài đặt nội dung dưới dạng những tri thức
hoàn chỉnh hay những yếu tố bổ sung cho những tri thức nào đó
Dạy-học giải bài tập sinh học là công cụ kiểm tra đánh giá quan
trọng nhất quá trình dạy học môn sinh học : Đánh giá mức độ, đánh giá kết
quả dạy và học, đánh giá khả năng làm việc độc lập và trình độ phát triển tư
duy của học sinh.
1.3.3. Trên bình diện phương pháp dạy học, dạy-học giải bài tập
sinh học là giá mang những hoạt động để người học kiến tạo những nội
dung nhất định và trên cơ sở đó thực hiện các mục đích dạy học khác. Khai
thác tốt quá trình này sẽ góp phần tổ chức cho học sinh học tập trong hoạt
động và bằng hoạt động tự giác, tích cực và sáng tạo được thực hiện độc
lập bởi người học.
1.4. Ý nghĩa của việc module hóa bài tập di truyền
- Rèn tư duy logic
- Rèn tư duy ngắn gọn
- Rèn tư duy phân tích sâu sắc

5
- Rèn tư duy kết nối dữ liệu
- Rèn tư duy làm việc có quy trình
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Về dạy học di truyền học và dạy học giải bài tập toán di
truyền
2.1.1.Trên thế giới
Chỉ một số năm sau khi phát hiện ra mô hình cấu trúc ADN, nội
dung này được đưa vào dạy ở bậc phổ thông.
Trước kia chương trình xếp theo thứ tự : cơ sở di truyền ở cấp độ tế
bào, cơ sở di truyền ở cấp độ phân tử, qui luật di truyền, qui luật biến dị,
ứng dụng các quy luật di truyền và biến dị vào chọn giống. Cho đến những
năm gần đây chương trình này được dạy ở các lớp trung học cơ sở và trung
học phổ thông theo cấu trúc chương trình kiểu đồng tâm.
Trong thời gian qua chương trình sinh học ở nhiều nước có thay
đổi, đặc biệt là ở các nước TâyÂu. Trong các chương trình này phần “Cơ
sở vật chất và cơ chế di truyền” đã được ghép cùng phần biến dị đột biến.
Trong đó phần cơ sở vật chất ở cấp độ phân tử của tính di truyền đã được
dạy trước phần cơ sở di truyền ở cấp độ tế bào. Nội dung chương trình
ngày càng hoàn thiện, mỗi bài học đã bổ sung thêm nhiều kiến thức mới, số
lượng kênh hình ngày càng nhiều thay cho kênh chữ (đặc biệt là ở các lớp
dưới). Trong mỗi bài học, mỗi chương đều đưa ra các bài tập để tập dượt
cho các em củng cố, nâng cao kiến thức. Về phương pháp dạy học, trong
các tài liệu giảng dạy của Pháp, Hà Lan, các tác giả đã đưa rất nhiều thiết
đồ từ đơn giản đến phức tạp để học sinh tự suy luận tìm ra kiến thức mới
nhằm góp phần nâng cao nhận thức. Tại nhiều nước Châu Âu, trong các đề
thi học sinh giỏi có nội dung vận dụng lý thuyết để giải các đề toán về nội
dung di truyền học.
2.1.2. Ở Việt Nam
Nội dung kiến thức “ Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền” đã được

đưa vào bậc phổ thông trung học hệ mười năm với tên gọi “Sinh vật học
6
đại cương lớp 10”. Chương trình này được dạy sau phần học thuyết tiến
hóa của Đacuyn. Đến năm 1988, được sửa đổi lại theo chương trình hệ 12
năm, nhưng vẫn dạy ở lớp cuối cấp, nội dung đã có một số thay đổi, tuy
nhiên vẫn dạy sau phần học thuyết tiến hoá. Nội dung phần này vẫn được
cấu trúc theo quan điểm lịch sử và chia thành 6 bài cơ sở vật chất của tính
di truyền ở cấp độ tế bào dạy trước phần cơ sở vật chất tính di truyền ở cấp
độ phân tử. Cấu trúc nội dung giống với tài liệu giáo khoa của Liên Xô
(cũ). Cho đến năm 1991 do có sự cải cách về chương trình, nội dung này
được đưa lên dạy ở lớp 11 chia thành 4 bài, phần cơ sở vật chất và cơ chế
di truyền ở cấp độ phân tử được dạy trước phần cơ sở vật chất và cơ chế di
truyền ở cấp độ tế bào. Nội dung kiến thức có nhiều thay đổi phù hợp với
xu thế mới. Sau mỗi bài học, sau mỗi chương đều đưa ra các dạng bài tập
cơ bản giúp học sinh củng cố nâng cao kiến thức. Tuy vậy phần cơ sở vật
chất và cơ chế di truyền và phần biến dị lại dạy ở hai khối lớp khác nhau.
Đến năm 1994 trong chương trình phân ban, toàn bộ phần cơ sở vật chất,
cơ chế di truyền và biến dị được ghép lại với nhau thành hai chương dạy
trước phần quy luật di truyền với tên gọi:
- Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền và biến dị
- Cơ sở tế bào của hiện tượng di truyền và biến dị.
Kiểu cấu trúc này là phù hợp hơn, tuy nhiên do nội dung phân bố
theo tiết học nên đôi chỗ chưa đảm bảo tính lôgic hệ thống.
Nội dung kiến thức cơ sở vật chất, cơ chế di truyền là những kiến
thức về khái niệm, về cơ chế, về quá trình sinh học phức tạp có tính trừu
tượng. Do vậy, mặc dầu phương pháp giảng dạy phần này đã được nhiều
tác giả quan tâm đúc kết trong các công trình nghiên cứu, nhưng do những
kiến thức này có nhiều đổi mới, giáo viên chưa cập nhật được tốt nội dung
nên việc cải tiến phương pháp giảng dạy của họ gặp nhiều khó khăn.
Phương pháp dạy học chủ yếu của giáo viên hiện nay vẫn theo hướng giảng

giải, thuyết trình, độc thoại, ít quan tâm tới phương pháp dạy học mới.
Nhiều khái niệm, nhiều cơ chế di truyền phức tạp có tính trừu tượng cao
7
chưa có biện pháp cụ thể để đưa đến cho học sinh . Vì thế năng lực tiếp thu
của học sinh bị hạn chế bởi khả năng hiểu sơ sài các khái niệm. Nhiều học
sinh chưa hình dung được tính thống nhất, mâu thuẫn của sự vận động vật
chất di truyền.
2.2. Khảo sát khả năng giải bài tập dạng quy luật di truyền của
sinh viên trường CĐSP Quảng Trị khóa 16 và một số giáo viên đang
dạy lớp 9 ở Quảng Trị; Tình hình dạy học phần Di truyền học cho học
sinh lớp 9 trên địa bàn Tỉnh Quảng Trị. Một số vấn đề về thi học sinh
giỏi THCS (phần bài tập di truyền) từ năm 2008 đến nay.
2.2.1. Khả năng giải bài tập Quy luật Di truyền của sinh viên Hóa –
Sinh K16 (sử dụng phiếu phụ lục )
Bảng 1: Mẫu 35 sinh viên. Làm trong 120 phút. Không được sử dụng
bất cứ tài liệu nào. Làm tại lớp.
2.2.2. Khả năng giải bài tập Quy luật Di truyền của giáo viên dạy
lớp 9 (sử dụng phiếu phụ lục )
Bảng 2: Mẫu 20 giáo viên. Không giới hạn thời gian làm bài.Cho
phép sử dụng sách tham khảo, làm ở nhà.
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số
lượng 0 0 0 10 11 9 3 2 0 0 0
Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số
lượng 0 0 0 5 4 1 3 5 2 0 0
8
Biểu đồ
Đường đỏ (trên): Biểu diễn số liệu bảng 1
Đường xanh (dưới): Biểu diễn số liệu bảng 2

2.2.3. Tình hình dạy và học phần Di truyền học lớp 9
Kiến thức di truyền ở lớp 9 là những kiến thức đơn giản nhất đối với
đối tượng HS lần đầu tiên làm quen với toán di truyền. Chủ yếu các bài
toán thuận của 3 Quy luật Menđen, ngoài ra còn có quy luật trội không
hoàn toàn, liên kết gen, hoán vị gen đơn giản. Một số dạng toán di truyền
học Người. Tuy vậy, đa số giáo viên chỉ khai thác các ví dụ ở SGK nên khi
gặp dạng toán đó bằng ngôn ngữ mới, HS thường lúng túng và không nhận
dạng được bài toán, quy luật chi phối. Khi lập sơ đồ lai, do chưa hiểu bản
chất của các ký hiệu chữ cái viết hoa (ví dụ: A), viết thường (ví dụ: a), hay
sự gấp đôi các chữ cái để minh họa NST (ví dụ: AA) hay (bb)…nên thường
làm theo thói quen máy móc dẫn đến khi gặp những trường hợp dữ liệu
mới HS gặp nhiều khó khăn.
2.2.4.Thi học sinh giỏi THCS
Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Đông Hà, tình hình thi
học sinh giỏi Sinh học đối với HS lớp 8,9 diễn ra hằng năm.
Trong đó tỉ lệ phần Di truyền học trong dung lượng đề thi như sau:
9
Đối với việc thi học sinh giỏi, ngoài những kiến thức cơ bản trong
chương trình, việc mở rộng phần di truyền và nâng cao kiến thức cũng như
mở rộng kỹ năng giải nhiều dạng toán khác nhau là hết sức cần thiết.
Tuy vậy, đội ngũ giáo viên còn một số hạn chế trong việc mở rộng
kiến thức bài tập di truyền cho HS nên nhìn chung chúng tôi nhận thấy khả
năng giải toán di truyền của HS chưa cao, chưa hệ thống, chưa có quy
trình, chỉ giải theo thói quen với những dạng đã gặp vì thế chưa thật sự khai
thác hết những thế mạnh của dạng toán di truyền từ đó chưa khơi dậy niềm
đam mê đối với bộ môn cũng như chưa rèn được nhiều kỹ năng cho HS.
2.3. Nội dung, phương pháp dạy học di truyền ở phổ thông
Năm 2002 Bộ GD và ĐT thực hiện nghị quyết Trung ương Đảng
khoá 9, nội dung chương trình lại có sự thay đổi:
Ở lớp 9 THCS, học phần BD và DT được đưa ra 6 chương gồm có

40 bài: Chương I : Các thí nghiệm của Menđen: gồm 7 bài ; Chương II:
Nhiễm sắc thể ( NST) gồm 7 bài ; Chương III: ADN và gen gồm 6 bài;
Chương IV: Biến dị gồm 7 bài; Chương V : Di truyền học người gồm 3
bài ; Chương VI : ứng dụng di truyền gồm 10 bài.
Ở lớp 12 cả bộ 1 và 2 đều có phần di truyền học được trình bầy qua 5
chương gồm 26 bài đi sâu hơn những vấn đề đã học trong chương trình
sinh học 9 và bổ sung thêm một số vấn đề mới. Nội dung biên soạn đều
hướng vào các hoạt động học của học sinh. Bố cục như sau:
Chương I: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị gồm 10 bài (có
1 bài thực hành và 1 bài hướng dẫn chữa bài tập)
Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền gồm 9 bài (có 1
bài thực hành, và 1 bài hướng dẫn chữa bài tập)
Chương III: Di truyền học quần thể : Gồm 2 bài
Chương IV: Ứng dụng di truyền học gồm 5 bài
Chương V : Di truyền học người
10
Chương II: THIẾT KẾ MODULE ĐỂ DẠY
BÀI TẬP QUY LUẬT DI TRUYỀN
I. Hệ thống các bài tập di truyền
Bài tập toán di truyền còn có những đặc điểm riêng khác với các bài
toán toán học mà ta thường gặp. Bởi lẽ bài tập toán di truyền nói chung gắn
chặt với việc nhận thức đầy đủ các khái niệm, các quá trình, các cơ chế và
quy luật sinh học về di truyền và biến dị, những nguồn tri thức này này
nhiều khi không được biểu hiện bằng những công thức tường minh hay
bằng các mệnh đề kiểu " A⇒ B " như trong các mệnh đề hay các định lý
toán học. Thế nên hình thức biểu hiện của các bài tập toán di truyền có
nhiều nét khác biệt so với bài tập toán. Vì thế việc căn cứ vào hình thức
biểu hiện để phân loại bài tập toán di truyền thực sự là cần thiết.
Ghi chú: Màu đỏ là dạng toán không nghiên cứu trong đề tài này
Màu đen là dạng toán đang nghiên cứu trong đề tài này

II. Phương pháp, quy trình giải các bài tập di truyền
Bước 1: Phân tích đầu bài tập toán di truyền, phân tích các câu chữ trong
đề bài. Nếu phân tích các câu chữ tức là đi tìm các vấn đề để hiểu các khái
11
Quy luật di
truyền sau
Menđen
Định luật tính trội
Cấp độ phân tử
Định luật phân li
Cấp độ tế bào
Quy luật di truyền
Quần thể - Hệ sinh thái
Định luật phân li độc lập
Định luật liên kết gen
Định luật hoán vị gen
Quy luật di
truyền liên
kết giới
tính
Quy luật DTH Người
QL DT Menđen ở Người
Quy luật
trội không
hoàn toàn
niệm có trong bài toán, liên quan đến các vấn đề bài toán cần tìm, cho phép
người giải bài tập toán xác định được các kiến thức từ đầu bài toán.
Bước 2: Chuyển hoá ngôn ngữ phát biểu của bài toán từ lời văn sang các kí
hiệu toán học như sơ đồ, hình vẽ, các biểu thức hoặc các công thức toán
học.

Bước 3: Kỹ năng phát hiện mối liên kết toán học giữa các sự kiện nhận
được sau khi chuyển hoá ngôn ngữ của bài toán, để từ đó kiến tạo và hoàn
thiện dần mô hình của bài toán. Khâu then chốt trong kỹ năng này là người
học phải biết làm nổi bật lên những mối liên hệ cơ bản giữa các yếu tố
được nêu ra trong bài toán, tước bỏ những yếu tố hay những quan hệ vụn
vặt, không bản chất trong nội dung đó.
Bước 4: Xác định chính xác quy luật chi phối, liên quan đến khái niệm, cơ
chế nào.
Bước 5: Áp dụng quy luật để giải bài toán
Khi giải toán dạng này cần chú ý một số điểm sau đây:
- Nếu một tính trạng do một cặp gen chi phối thì có thể tính trạng đó
di truyền trội lặn hoàn toàn hay không hoàn toàn, có thể do gen nằm trên X
hoặc trên Y chi phối.
+ Nếu gen nằm trên NST thường thì lai thuận nghịch kết quả đời
con không đổi, nếu gen nằm trên NST X thì kết quả đời con có thể thay đổi
+ Nếu di truyền trội lặn hoàn toàn thì F
1
đồng tính về tính trạng
trội, F
2
phân tính theo tỉ lệ 3:1, nếu di truyền trội lặn không hoàn toàn thì F
1
đồng tính về tính trạng trung gian và F
2
phân tính theo tỉ lệ 1:2:1
+ Nếu gen tồn tại trên NST X thì tính trạng di truyền theo cơ chế
di truyền chéo, nếu gen nằm trên Y thì di truyền theo cơ chế di truyền
thẳng.
III. Xây dựng các module bài tập di truyền – Các ví dụ điển hình
MODULE 1: Lai một tính, biết kiểu hình P, trội lặn. Xác định kết quả

lai
12
Hướng dẫn dạy module 1
Phân tích: Do bài toán đã quy ước gen và cho biết hạt màu nâu trội hoàn
toàn so với hạt màu vàng, tuy vậy bài toán không có dữ kiện về thuần
chủng nên KG của P sẽ là:
a. P: Hạt nâu: AA hoặc Aa; Hạt vàng : aa
Viết sơ đồ lai 2 khả năng trên.
F1 có 2 khả năng: 100% Aa (nâu) hoặc 50% AA (nâu) và 50% aa (vàng)
b. P: AA hoặc Aa. Như vậy với P xP có 3 khả năng lai (tương ứng với
3 sơ đồ lai) AA X AA ; Aa X Aa; AA X Aa. Từ đó dễ dàng xác định
KG và KH F1
MODULE 2: Lai một tính, biết kiểu hình P, kết quả lai. Xác định kiểu
gen P.
Hướng dẫn dạy module 2
Phân tích bài toán: F1 X F1: 3 loại KH với tỉ lệ xấp xỉ 1: 2: 1, xuất hiện
tính trạng mới vì vậy khẳng định: Quy luật Trội không hoàn toàn chi phối
Quy ước gen: Đỏ AA, vàng aa, hồng Aa
Viết sơ đồ lai: AA X aa
F1 X F1: Aa X Aa
Rút ra nguyên lý chung
- Khi lai 2 cơ thể thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng do một cặp
gen chi phối nếu:
13
Ở một loài thực vật, gen A quy định hạt màu nâu, gen a quy hạt màu vàng
a. Cho hai dòng hạt nâu lai hạt vàng. Xác định kết quả lai F1?
b. Cho hai dòng hạt nâu lai hạt nâu. Xác định KG từ P đến F1?
Cho biết màu sắc hạt trội hoàn toàn.
Cho hai loài táo thuần chủng vỏ quả đỏ lai với vỏ quả vàng. Đến thế hệ
thứ nhất cho tạp giao thu được 41 cây quả đỏ, 85 cây quả hồng, 43 cây

quả vàng. Biện luận và viết sơ đồ lai các thế hệ

+ F
1
đồng tính về 1 trong 2 tính trạng của bố hoặc mẹ thì tính
trạng di truyền theo quy luật trội lặn hoàn toàn và F
2
phân tính theo tỉ lệ 3
trội : 1 lặn
+ F
1
đồng tính về tính trạng trung gian thì tính trạng di truyền
theo quy luật trội lặn không hoàn toàn và F
2
phân tính theo tỉ lệ 1:2:1
+ Nếu F
1
đồng tính còn F
2
có phân tính theo tỉ lệ nhất định
( có thể 3:1 hoặc 1:2:1) nhưng tính trạng lặn biểu hiện ở cá thể đực dị
giao tử (XY)
MODULE 3: Lai nhiều tính, biết kiểu hình P, kết quả lai. Xác định
kiểu gen P.
Hướng dẫn dạy module 3
Dạng toán lai 2 cặp tính trạng, tỉ lệ KH F2 là: 9 -3 - 3- 1
Tuân theo ĐL 3 Menđen.
F1 đồng tính thân cao quả tròn nên xác định được tính trang trội lặn.
Thân cao/thân thấp; Quả tròn/ Quả dẹt
Quy ước gen:

A-: Cao; aa thấp
B-: Tròn; bb: dẹt
Viết sơ đồ lai. P: AABB X aabb
(Bài toán dạng này đã có trong SGK)
14
Cho cây cà chua thân cao quả tròn lai cây cà chua thân thấp quả dài.
Thế hệ thứ nhất thu được 100% cà chua thân cao quả tròn. Cho thế hệ
thứ nhất tạp giao, thế hệ thứ hai thu được 270 cây thân cao quả tròn 89
cây thân cao quả dẹt 91 cây thân thấp quả tròn , 28 cây thân thấp quả
dẹt. Biện luận xác định kiểu gen P.
MODULE 4: Biết KH P, nhóm gen liên kết. Xác định kết quả lai.
Hướng dẫn dạy module 4
Trường hợp này đã cho biết liên kết hoàn toàn, tính trạng trội lặn, đã quy
ước gen.
a. Pt/c: AA/BB X aa/bb
Gp: AB; ab
F1: Aa/Bb; 100% thân cao hạt chắc
F1 X F1
GF1: AB; ab
F2: KG 1: 2: 1; KH 3: 1
b. P: A-/bb X aa/B-
Có 4 trường hợp (4 khả năng sơ đồ lai)
Trường hợp 1: AA/bb X aa/BB
Trường hợp 2: Aa/bb X aa/BB
Trường hợp 3: AA/bb X aa/Bb
Trường hợp 4: Aa/bb Xaa/Bb
Có thể sử dụng mô hình cành cây hoặc kẻ khung penel để thống kê các
trường hợp.
15
Ở một giống lúa tính trạng thân cao (gen A) hạt chắc (gen B) cùng nằm

trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Tính trạng tương phản
thân thấp hạt lép nằm trên NST tương đồng
a. Khi lai hai giống lúa thuần chủng thân cao hạt chắc với thân
thấp hạt lép thì kết quả F2 sẽ thế nào?
b. Khi lai cây làm bố thân cao hạt lép với cây làm mẹ thân thấp hạt
chắc thì kết quả sẽ thế nào?
MODULE 5: Liên kết gen. Biết KH P, biết kết quả lai. Xác định KG P.
Hướng dẫn dạy module 5
1. Một gen quy định nhiều tính trạng
- Xét tỷ lệ F2 ở hai phép lai là 1 : 1 và 1 : 2 : 1 -> Có hiện tượng di truyền
tính trạng trội không hoàn toàn.
- Quy ước : Kiểu gen AA : lông đen quăn nhiều.
Kiểu gen A a : Lông xám quăn ít.
Kiểu gen aa : lông trắng thẳng.
- Phép lai cho tỷ lệ 1 : 1 là kết quả phép lai phân tích.
F1. A a x aa
G. A ; a a
F2: 1A a 1 aa
Kiểu hình : 1 xám, quăn ít : 1 trắng thẳng
- Phép lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1
F1. A a x Aa
G. A ; a A, a
F2: 1A A 2 A a 1 aa
Kiểu hình : 1 đen quăn nhiều : 2 xám, quăn ít : 1 trắng thẳng
2. Hiện tượng một gen quy định một tính trạng
16
Cho cừu F1 lai với 2 cá thể khác nhau :
1. Với cá thể thứ nhất dược F2 có cừu lông xám, quăn ít : 12 cừu lông
trắng, thẳng.
2. Với cá thể thứ 2 thu được thế hệ lai gồm : 6 cừu lông đen, quăn nhiều :

12 cừu lông xám quăn ít : 6 cừu lông trắng, thẳng.
Cho biết gen quy địng tính trạng nằm trên NST thường.
Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp khi kết quả phép lai là kết
quả của hiện tượng :
- Một gen quy định nhiều tính trạng.
- Một gen quy định một tính trạng.
- Quy ước : AA = lông đen; A a = lông xám ; aa = lông trắng.
BB = quăn nhiều; Bb = quăn ít ; bb = thẳng.
- Phép lai cho tỷ lệ 1 : 1
F1 : AB/ab x ab/ab
G : AB ; ab ab
FB : AB/ab ab/ab (1 xám quăn ít : 1 trắng thẳng)
- Phép lai cho tỷ lệ 1 : 2 : 1
F1 : AB/ab x AB/ab
G : AB ; ab AB ab
FB : 1AB/AB 2 AB/ab : 1ab/ab (1 Đen,quăn nhiều: 2 xám quăn ít : 1
trắng thẳng)
MODULE 6: Biết KH P, biết tần số hoán vị gen (HVG) (hoặc vị trí các
gen trong nhóm liên kết trên bản đồ di truyền). Xác định kết quả lai.
Hướng dẫn dạy module 6
1. Phép lai thứ nhất.
17
Khi lai hai thứ lúa thuần chủng cây cao, hạt tròn với thứ lúa thuần chủng
cây thấp hạt dài, người ta thu được F1 đồng loạt cây cao hạt dài. Cho
các cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 3000 cây, trong đó có 120 cây thấp
hạt tròn.
Trong phép lai khác, cho cây F1 nói trên lai với những cây F1 thân cao
hạt dài (tạo ra từ tổ hợp lai giữa hai thứ lúa thuần chủng khác) và ở thế
hệ lai cũng nhân được 3000 cây.
Giả thiết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và mọi diễn

biến của NST trong quá trình giảm phân ở tất cả cây F1 trong cả hai
phép lai đều giống nhau.
1. Viết sơ đồ lai và xác định số cây của mỗi kiểu hình ở F2 trong phép lai
thứ nhất.
2. Viết sơ đồ lai và xác định số cây của mỗi kiểu hình trong phép lai thứ
hai.
- Xác định tính trạng trội lặn : P thuần chủng -> F1 đồng loạt cây cao hạt
dài -> đó là hai tính trạng tương phản.
- Quy ước gen : A = cao ; a = thấp ; B = hạt dài ; b = hạt tròn.
- F2 có tỷ lệ cây thấp hạt tròn (tình trạng lặn) = 120/3000 x 100% = 4%
(ab/ab)
- Tỷ lệ này chỉ có thể được hình thành từ quy luật hoán vị gen.
- Theo đề bài -> tần số hoán vị gen ở hai cơ thể bằng nhau.
4%ab/ab = 20% giao tử ab x 20% giao tử ab
- Tần số HVG của mỗi loại tế bào sinh dục = 20% x 2 = 40%.
Sơ đồ lai P (t/c)Ab/Ab x aB/aB
G Ab aB
F1: Ab/aB x Ab/aB
G Ab30% ; aB 30%
AB20% ; ab 20%
Lập bảng kết quả :
- 21% Ab/-b cây cao , hạt tròn = 21% x 3000 = 630 cây
- 21% aB/a- cây thấp hạt dài = 21% x 3000 = 630 cây
- 54% A -/ -B cây cao hạt dài = 54% x 3000 = 1620 cây.
- 4% ab/ab cây thấp hạt tròn = 4% x 3000 = 120 cây.
2. Phép lai 2
- Cây F1 thân cao, hạt dài tạo ra từ các cặp thuần chủng khác, có các kiểu
gen :
+ AB/ab tạo ra từ AB/AB x ab/ab.
+ AB/Ab tạo ra từ AB/AB xAb/Ab

+ AB/aB tạo ra từ AB/AB x aB/aB
+ Ab/aB tạo ra từ Ab/Ab xaB/aB
- Sơ đồ lai 1 : F1 : Ab/aB x AB/ab (Viết sơ đồ)
- Sơ đồ lai 2 : F1 : Ab/aB x AB/Ab cơ thể này có HVG nhưng vô nghĩa
- Sơ đồ lai 3 : F1 : Ab/aB x AB/ab cơ thể này chỉ cho hai loại GT
- Sơ đồ lai 4 : F1 : Ab/aB x Ab/aB (giống phép lai 1).
18
MODULE 7: Biết KH P, kết quả lai. Xác định KG P.
Hướng dẫn dạy module 7
1. Biện luận
- Xét tính trạng hình dạng quả :
Tỷ lệ : quả tròn : quả dài = 1: 3, trong phép lai phân tích đây chỉ có thể là
tỷ lệ của hiện tượng tương tác gen theo kiểu bổ trợ. Để có 4 tổ hợp, một
cơ thể cho 1 loại giao tử và một cơ thể cho 4 loại giao tử khác nhau, như
vậy F1 phải dị hợp về 2 cặp gen quy định tính trạng này.
- Quy ước : cặp gen thứ nhất là A & a; cặp gen thứ 2 là : B & b.
Kiểu gen của F1 : Aa Bb.
- Sơ đồ lai : F1: Aa Bb x aabb
G. AB ; Ab; aB; ab ab
FB : Aa Bb ; Aa bb; aa Bb ; aabb
Giải thích :
- Nếu di truyền theo quy luật tương tác bổ trợ : A và B tương tác cho quả
tròn, còn lại là quả dài.
- Nếu di truyền theo qu luật át chế : B quy định quả tròn, A át chế.
* Xét tính trạng màu sắc hoa :
- Tỷ lệ hoa tím : hoa trắng = 1 : 1 đây là tỷ lệ của phép lai phân tích một
cặp gen : D d x dd
Như vậy F1 gồm 3 cặp gen dị hợp. Nếu các gen phân ly độc lập, tỷ lệ sẽ
khác với bài ra.
Tỷ lệ này chỉ có thể là tỷ lệ của hoán vị gen. Cặp gen Dd phải liên kết với

một trong hai cặp gen Aa Bb
19
Cho F1 lai phân tích được thế hệ lai gồm :
42 cây quả tròn, hoa tím ; 108 cây qủa tròn, hoa trắng.
258 cây quả dài, hoa tím; 192 cây quả dài, hoa trắng.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai của F1.
Tỷ lệ cây quả tròn , hoa tím = 42 : (42 + 108 + 158 + 192) x 100% = 7%;
đây là tỷ lệ của hoán vị gen.
7% A a BD/bd = 7% ABD x 100% aBD ; BD là giao tử hoán vị ->
gen B và gen D không cùng nằm trên một NST.
TSHV = 7% x 4 = 28%
2. Sơ đồ lai
* Nếu gen D liên kết với gen B
F1 : A a Bd/bD x aa bd/bd
G : 18% A Bd ; 18% A bD; 18% aBd; 18% abD. 100% abd
7% ABD ; 7%Abd; 7% aBD; 7%abd.
Kiểu hình, 7% cây quả tròn, hoa tím ;18% cây qủa tròn, hoa trắng.
43% cây quả dài, hoa tím; 32 cây quả dài, hoa trắng.
* Nếu gen A liên kết với gen D
Sơ đồ lai : Ad/aD Bb x ad/ad bb
(Viết tiếp)
Rút ra nguyên lý chung
- Liên kết gen hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp, duy trì chủ yếu
các tổ hợp gen cũ. Sự di truyền liên kết của nhiều gen giống tỉ lệ kiểu gen
và kiểu hình của 1 cặp gen Menđen.
- Hoán vị gen làm gia tăng biến dị tổ hợp, bởi vì hoán vị gen
tạo ra các giao tử mới.
- Hoán vị gen ít phổ biến vì ngay cả khi có hoán vị gen thì tần
số hoán vị gen vẫn nhỏ hơn 50%
- Đối với 1 số loài giao phối sử dụng lai thuận nghịch có thể

phát hiện được di truyền liên kết và di truyền hoán vị gen.
- Tần số hoán vị gen bằng số cá thể có hoán vị gen trên tổng số
cá thể thu được trong đời lai phân tích nhân với 100.
- Nếu trong phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng mà chỉ tạo ra 2
phân lớp kiểu hình thì đó là di truyền liên kết gen
20
- Nếu trong phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng mà tạo nên 4 phân
lớp kiểu hình không bằng nhau thì đó là sự di truyền liên kết gen không
hoàn toàn
- Công thức tính tần số hoán vị gen trong phép lai phân tích

f% =
Số cá thể có hoán vị gen
x 100
Tổng số cá thể thu được trong đời lai phân tích
Tần số đó được qui đổi ra đơn vị Moocgan:
1% tần số hoán vị gen bằng 1 centimoocgan (cM)
10% tần số hoán vị gen bằng 1 đexymoocgan (dM).
MODULE 8: Các dạng toán về tương tác gen.
Hướng dẫn dạy module 8, dạng 1
Biện luận:
- F2 phân tính theo tỷ lệ 9 : 7, có 16 kiểu tổ hợp giao tử, như vậy F1 phải
cho 4 loại giao tử với tỷ lệ tương đương -> F1 phải dị hợp tử 2 cặp gen alen
và phân ly độc lập.
- Quy ước : Gen trội thứ nhất là A, gen lặn tương ứng là a.
Gen trội thứ hai là B, gen lặn tương ứng là b.
- Kiểu gen và kiểu hình của F1 là : A aBb – ngô cao.
- Cho F1 tạp giao : A aBb x A aBb
Kiểu gen và kiểu hình F2 là : 9 A-B- (9 ngô cao)
3 A-bb (7 ngô lùn) 3 aaB- 1 aabb

21
Dạng 1: Tỷ lệ 9 : 7 (tương tác bổ trợ)
Lai hai cây ngô cao với cây ngô thấp được F1 toàn cây ngô cao.
Cho F
1
tự thụ phấn được F2 phân tính theo tỷ lệ 9 cao : 7 lùn. Giải
thích kết quả phép lai.
- Vậy tính trạng chiều cao cây đi truyền theo quy luật tương tác bổ trợ : hai
gen trội A và B tương tác với nhau quy định tính trạng thân cao, chỉ có 1
gen trội A hay B hoặc toàn gen lặn cho ngô lùn.
- Xác định kiểu gen của P : F1 đồng tính ngô cao -> P thuần chủng, kiểu
gen là : AAbb và aaBB.
Viết sơ đồ lai
Hướng dẫn dạy module, dạng 2
Biện luận
(Biện luận như trên)
- Tỷ lệ này tuân theo quy luật tương tác bổ trợ :
Hai gen trội A và B tương tác bổ trợ cho bí quả dẹt.
Chỉ có 1 gen trội cho bí quả tròn.
Toàn gen lặn cho bí dài.
Phân biệt các loại bí
* Phân biệt bí dẹt thuần chủng với bí dẹt không thuần chủng.
- Cách làm : Lai phân tích bí dẹt A – B – với bí dài aabb. Nếu thế hệ lai
đồng tính bí dẹt thì bí dẹt đem kiểm tra là thuần chủng. Nếu thế hệ lai phân
tính thì bí dẹt không thuần chủng.Viết 2 ví dụ.
* Phân biệt bí dẹt dị hợp tử 1 cặp gen và bí dẹt dị hợp tử 2 cặp gen
Cách làm : Lai phân tích và phân tích kết quả lai
- Bí dẹt dị hợp tử 1 cặp gen chỉ cho 2 loại giao tử, thế hệ lai phân tính 1 : 1.
22
Dạng 2: Tỷ lệ 9 : 6 : 1 (tương tác bổ trợ)

Cho bí quả tròn tạp giao với nhau được F1 đồng tính quả dẹt. Cho F1 tự
thụ phấn được F2 phân ly theo tỷ lệ 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai.
b. Làm thế nào để phân biệt được bí dẹt thuần chủng với bí dẹt không
thuần chủng ? Phân biệt bí dẹt dị hợp tử một cặp gen và bí dẹt dị hợp tử 2
cặp gen ?
- Bí dẹt dị hợp tử 2 cặp gen cho 4 loại giao tử thế hệ lai sẽ phân tính 1:2 :1.
Viết 2 ví dụ minh hoạ.
Hướng dẫn dạy module 8, dạng 3
- F2 phân tính tương đương tỷ lệ : 9 : 3 : 3 : 1 -> F2 có 16 tổ hợp -> F1 có 2
cặp gen dị hợp phân ly độc lập.
- Quy ước gen : A – a ; B – b.
- Kiểu gen tương ứng kiểu hình F1 là : A aBb màu lục.
- Cho F1 tự thụ phấn. Thu được F2
9 A – B – màu lục
3 A – bb màu đỏ
3 aaB – màu vàng
1 aabb màu trắng.
- Tính trạng tương tác theo kiểu bổ trợ :
+ Gen A - Đỏ
+ Gen B – hoa vàng
+ gen A và B tương tác : màu lục.
+ Toàn gen lặn quy định hoa trắng.
- Viết sơ đồ lai.
23
Dạng 3: Tỷ lệ 9 : 3 : 3 : 1 (tương tác bổ trợ)
Lai cỏ linh lăng hoa đỏ với cỏ linh lăng hoa vàng thu được F1 toàn cỏ
linh lăng hoa màu lục. Cho F1 tự thụ phấn được F2 có tỷ lệ :
165 cây hoa màu lục. 60 cây hoa màu đỏ.
54 cây hoa màu vàng. 18 cây hoa màu trắng.

Giải thích kết quả lai trên.
Dạng 4: Tỷ lệ 13 : 3 (át chế gen trội)
Khi lai gà lông trắng với nhau được F1 toàn gà lông trắng. Cho F1 tạp
giao, F2 phân tính theo tỷ lệ 13 trắng : 3 nâu. Giải thích phép lai trên.
Hướng dẫn dạy module 8, dạng 4
Biện luận như bài trên.
- Sự di truyền tuân theo quy luật tương tác át chế : Gen B quy định màu
lông nâu, gen b không quy định. Gen A không quy định màu lông nhưng
ức chế hoạt của gen B.
Kiểu gen của P : AABB và aabb.
- Viết sơ đồ lai.
Hướng dẫn dạy module 8, dạng 5
a. Giải thích kết quả phép lai.
- Từ F2 -> F1 có kiểu gen dị hợp về 2 cặp gen, phân ly độc lập.
- Quy ước gen.
- Xác định kiểu gen F1. Cho F1 tạp giao
- Xác định kiểu hình F2 tương ứng với kiểu gen. Quy ước aaB- lông đen.
- Sự di truyền theo quy luật vừa át chế vừa bổ trợ :
+ Gen B quy định lông đen – b không quy định.
+ Gen A át chế hoạt động gen B.
+ Gen a tương tác với b -> lông nâu.
- Viết sơ đồ lai.
b. Kiểu gen của F3
- Tỷ lệ kiểu gen của chó đen F2 là : 1aaBB : 2 aaBb
- Các phép lai và tỷ lệ kiểu gen tương ứng tỷ lệ kiểu hình F3 là :
aaBB x aaBB = 1/3 x 1/3 = 1/9 aaBB
aaBB x aaBb
24
Dạng 5: Tỷ lệ 12 : 3 :1 (át chế gen trội, bổ trợ gen lặn)
Lai chó trắng với chó nâu -> F1 đồng tính lông trắng. Cho F1 tạp giao

được F2 phân tính theo tỷ lệ 12 trắng : 3 đen : 1 nâu.
a . Giải thích kết quả phép lai
b.Cho chó lông đen F2 tạp giao, kết quả F3 như thế nào.
aaBb x aaBB
aaBb x aaBb
Hướng dẫn dạy module 8, dạng 6
1. Xác dịnh quy luật di truyền màu lông chó
- Theo bài ra, màu lông chó di truyền theo quy luật di truyền tương tác át
chế (ức chế) của gen trội trên cặp NST tương đồng này với các gen không a
len trên cặp NST tương đồng khác.
- Vì i ức chế sự biểu hiện của các gen B và b nên có sự tương quan giữa
kiểu gen và kiểu hình sau :
Nhóm gen I – B- và I – bb cho màu lông trắng.
Nhóm gen iiB – cho màu lông đen.
Nhóm gen iibb cho màu lông hạt dẻ.
2. Tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình ở F1.
- Chó dị hợp tử về cả hai cặp gen có thể có kiểu gen IiBi, kiểu hình lông
trắng.
25
Dạng 6 (Tổng hợp)
Màu lông của chó chịu sự kiểm soát của 2 cặp gen Bb và Ii nằm
trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. Gen Bquy định màu lông đenvà
gen b quy định màu lông hạt dẻ. Gen I ức chế sự tạo thành sắc tố đối với
các gen B, b nên khi gen này có mặt thì chó sẽ có màu lông trắng, còn
gen i không tạo thành sắc tố và cũng không ức chế sự biểu hiện của các
gen B và b.Người ta cho các con chó đều dị hợp về cả hai cặp gen nói
trên giao phối với nhau. Hãy xác định :
1. Quy luật di truyền về màu lông chó.
2.Tỷ lệ phân ly kiểu gen và kiểu hình của các cá thể F1.
3. Tỷ lệ chó có màu lông trắng đồng hợp tử về cả 2 cặp gen ở F1.

4. Tỷ lệ phân ly kiểu hình của các cá thể F2 nhận được do giao phối
ngẫu nhiên giữa một chó có màu lông đen với một chó có màu lông hạt
dẻ của F1.

×