Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TỔNG kết các DẠNG câu hỏi và kỹ NĂNG làm bài THI môn NGỮ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 30 trang )



Tổng kết các dạng câu
hỏi và kỹ năng làm bài
thi môn Ngữ Văn

LOVEBOOK.VN
Đây là trích đoạn trong cuốn TỔNG KẾT CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ KỸ NĂNG LÀM BÀI THI MÔN NGỮ
VĂN do Nhà sách LOVEBOOK phát hành. Để sở hữu cuốn sách, mời quý độc giả và các em học sinh liên hệ
với nhà sách:
Địa chỉ: 101, Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội
SĐT: 0466.860.849. Hotline: 0963 140 260
Web: lovebook.vn.
Facebook: facebook.com/lovebook.vn
Email:

Trong trường hợp website không truy cập được, các bạn có thể truy cập: để đặt hàng.

Mời quý độc giả tham khảo thêm 1 cuốn nữa trong chuỗi sách luyện thi môn NGỮ VĂN do LOVEBOOK phát
hành:

TUYỂN TẬP 90 ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN

Tổng kết các dạng câu hỏi và kỹ năng làm bài thi môn Ngữ Văn

Đời phải trải qua giông tố nhưng không
được cúi đầu trước giông tố!
Đặng Thùy Trâm
LOVEBOOK tin tưởng chắc chắn rằng
em sẽ đỗ đại học một cách tự hào nhất!


Bản quyền thuộc về Công Ty Cổ Phần Giáo Dục Trực Tuyến Việt Nam – VEDU Corp
Không phần nào trong xuất bản phẩm này được phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương
tiện nào mà không có sự cho phép trước bằng văn bản của công ty.

NGUYỄN THẾ HƯNG – MAI DIỆP ANH – HOÀNG THU HIỀN – NGUYỄN THỊ TUYẾT
CHU MINH ANH THƠ – NGUYỄN THỊ THÙY VÂN – ĐOÀN THỊ MAI – HOÀNG PHƯƠNG ANH







TỔNG HỢP CÁC DẠNG CÂU
HỎI VÀ KỸ NĂNG LÀM THI
MÔN NGỮ VĂN
 Dành cho ôn thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng
 Dành cho ôn thi học sinh giỏi lớp 12
 Dùng làm tài liệu tham khảo giảng dạy cho các giáo viên.






NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


LỜI MỞ ĐẦU
Các em học sinh thân mến!


Kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học đã rất gần trước mắt các em. Để có một phương pháp
ôn tập tốt, một tài liệu ôn tập hiệu quả là điều vô cùng cần thiết với các em. Trước vô vàn tài liệu phong phú
trên thị trường sách ôn luyện thi môn Văn hiện nay, chúng tôi – những sinh viên đại học từng là thủ khoa, á
khoa các trường đại học lớn trong nước như Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội… và những sinh
viên từng đạt giải nhất, nhì, ba trong kì thi học sinh giỏi Văn toàn quốc năm 2012 – đã trăn trở và viết nên
cuốn sách luyện thi này cho các em: Cuốn sách mang tên “Các dạng câu hỏi và kĩ năng làm bài thi môn Văn
trong các kì thi quốc gia”.

Cuốn sách được viết dựa trên cấu trúc đề thi mới nhất của Bộ GD&ĐT. Phần thứ nhất của sách là
phần hướng dẫn chi tiết các kĩ năng, phương pháp để viết được một bài văn hay, đạt điểm cao trong các kì thi
tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học - cao đẳng.
Phần thứ nhất của cuốn sách là phần kĩ năng được viết bởi tác giả là á khoa Nguyễn Thế Hưng,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012 với điểm thi là 25,5 điểm (trong đó điểm Văn của Thế Hưng là 9,0
điểm). Nguyễn Thế Hưng đã chia sẻ một cách chân thành những kinh nghiệm của mình khi viết Văn một cách
chi tiết sẽ giúp các em hiểu cần phải triển khai ôn tập như thế nào, tiến hành viết bài (cụ thể là cách triển khai
ý, cách trình bày bài, cách diễn đạt…) để các em có thể đạt điểm cao trong các bài thi tốt nghiệp THPT và
tuyển sinh đại học - cao đẳng của mình. Những kinh nghiệm đó là kết quả quý báu đã được kiểm nghiệm qua
chính quá trình ôn luyện của tác giả sẽ giúp các em có thể đọc tham khảo để áp dụng trong quá trình ôn thi tốt
nghiệp THPT và tuyển sinh đại học - cao đẳng của mình một cách tốt nhất và hiệu quả nhất.

Phần thứ hai là điểm nhấn của cuốn sách, phần này triển khai nội dung chi tiết thành các dạng đề
cụ thể. Các dạng đề được triển khai công phu và chi tiết, được kiểm duyệt qua nhiều lần sửa chữa, hứa hẹn sẽ
đem đến cho các em những kiến thức cần thiết và vô cùng chắt lọc để các em yên tâm làm bài thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh đại học - cao đẳng của mình. Mỗi dạng đề đều được viết theo cấu trúc chính gồm các
phần như sau: Giới thiệu dạng đề (hướng dẫn về xu hướng tiếp cận đề bài đối với những dạng đề mới, hoặc
những dạng đề mà các em còn băn khoăn về xu hướng ra đề); phần kĩ năng chính khi làm bài (gồm các nội
dung như: cách làm bài thi đối với dạng đề; các lưu ý học sinh cần biết về cách trình bày, cách triển khai ý…;
những sai lầm học sinh thường mắc phải); phần những đề bài và hướng dẫn cụ thể (ở phần này chúng tôi sẽ
triển khai thực hiện những đề bài mẫu cho học sinh, một số đề bài được triển khai thành dàn ý chi tiết, một số

đề bài được triển khai thêm bài viết mẫu cụ thể cho học sinh). Về cụ thể, mười dạng đề được triển khai trong
cuốn sách “Các dạng câu hỏi và kĩ năng làm bài thi môn Văn trong các kì thi quốc gia” như sau:

1. Dạng đề Đọc - hiểu theo mẫu mới của Bộ GD&ĐT
2. Dạng đề Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của tác phẩm
3. Dạng đề Viết bài văn nghị luận xã hội
4. Dạng đề Phân tích nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn
5. Dạng đề Phân tích nhân vật trong tác phẩm thơ
6. Dạng đề Phân tích nhân vật trong tác phẩm kịch
7. Dạng đề Phân tích giá trị nghệ thuật nổi bật của tác phẩm văn học
8. Dạng đề So sánh thơ. Dạng đề So sánh văn xuôi
10. Dạng đề So sánh các chi tiết nghệ thuật.

Mười dạng đề kể trên sẽ được triển khai thành mười chương một cách chi tiết theo form đã quy
định ở trên để giúp học sinh luyện tập một cách toàn diện tất cả các dạng đề thi có thể được đặt ra trong kì thi
tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học - cao đẳng. Điểm nhấn của cuốn sách “Các dạng câu hỏi và kĩ năng
làm bài thi môn Văn trong các kì thi quốc gia” là phần viết về dạng đề mới theo hướng PISA của Bộ GD&ĐT,
tất cả các đề bài đều được kiểm duyệt một cách kĩ lưỡng, phần hướng dẫn chi tiết cách làm bài được viết một
cách công phu và đầy chi tiết, kích thích những sự sáng tạo riêng của các em.
Với lực lượng tác giả đặc biệt, hy vọng cuốn sách Văn này sẽ giúp các nhiều trong kỳ thi căng go
sắp tới:

1. Nguyễn Thế Hưng: Á khoa khối C - ĐH Sư Phạm Hà Nội
2. Mai Diệp Anh: Giải nhì quốc gia Văn
3. Hoàng Thu Hiền: Giải nhì quốc gia Văn
4. Nguyễn Thị Tuyết: Giải nhì quốc gia Văn
5. Chu Minh Anh Thơ: Giải nhất quốc gia Văn
6. Nguyễn Thị Thy Vân: Lớp chất lượng cao sư phạm Văn
7. Đoàn Thị Mai: Lớp chất lượng cao sư phạm Văn
8. Hoàng Phương Anh: Giải ba quốc gia Văn.


Chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp cho các em một cuốn sách thực sự hiệu quả và bổ ích cho kì thi tốt nghiệp
THPT và tuyển sinh đại học - cao đẳng sắp tới.
Chúc các em thành công!
Thay mặt nhóm tác giả
NGUYỄN THẾ HƯNG


Mục lục
PHẦN THỨ NHẤT: KINH NGHIỆM ĐỂ VIẾT ĐƯỢC BÀI VĂN HAY – CÁC DẠNG ĐỀ, KIỂU ĐỀ THI THƯỜNG GẶP VÀ
PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN…………………………………………………………………………….……………………8
PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỀ BÀI CỤ THỂ…………………………………………………………………………….…………………………………24
CHƯƠNG 1: DẠNG ĐỀ BÀI ĐỌC – HIỂU (5 ĐIỂM) THEO ĐỊNH HƯỚNG MỚI CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2014………………………………… ………………………………………………………………………………………………….……………………24
CHƯƠNG 2: DẠNG BÀI PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ, LỜI ĐỀ TỪ CỦA TÁC PHẨM……………………………………… 57
CHƯƠNG 3: DẠNG ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI………………………………………………………….…………….……………………72
CHƯƠNG 4: DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRỮ TÌNH……………………………………………………………………………….93
CHƯƠNG 5: DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN XUÔI…………………………………………………125
CHƯƠNG 6: DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH NHÂN VẬT KỊCH…………………………………………………………………………………… 159
CHƯƠNG 7: DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ ĐẶC SẮC NGHỆ THUẬT TIÊU BIỂU TRONG TÁC PHẨM…………… …180
CHƯƠNG 8: DẠNG ĐỀ SO SÁNH THƠ……………………………………………………………………………………………………………213
CHƯƠNG 9: DẠNG ĐỀ SO SÁNH CHI TIẾT TRONG CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC………………………………………………… 244
CHƯƠNG 10: DẠNG ĐỀ SO SÁNH VĂN XUÔI…………………………………………………………………………………………………271
PHẦN 3: TUYỂN TẬP ĐỀ THI CỦA BỘ GIÁO DỤC QUA CÁC NĂM……………………………………………………………………304
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 KHỐI D…………………………………………………………………………………………304
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 KHỐI C…………………………………………………………………………………………308
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI C…………………………………………………………………………………………312
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 KHỐI D…………………………………………………………………………………………316
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 KHỐI C…………………………………………………………………………………………320
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 KHỐI D…………………………………………………………………………………………324

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 KHỐI C…………………………………………………………………………………………329
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 KHỐI D…………………………………………………………………………………………333
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 KHỐI C…………………………………………………………………………………………337
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 KHỐI D…………………………………………………………………………………………341
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 KHỐI C…………………………………………………………………………………………345
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 KHỐI D…………………………………………………………………………………………349

PHẦN THỨ NHẤT:
KINH NGHIỆM ĐỂ VIẾT ĐƯỢC BÀI VĂN HAY – CÁC DẠNG ĐỀ, KIỂU ĐỀ THI
THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN

I. VIẾT MỘT BÀI VĂN HAY, KHÓ HAY DỄ?
Các em học sinh thân mến!
Học Văn là cả một quá trình khổ luyện lâu dài và khó khăn nhưng để viết được một bài văn hay thì không
phải là điều không thể đối với các em chăm chỉ rèn luyện với một phương pháp đúng đắn. Văn học không chỉ
là một môn học thuần kĩ năng và kiến thức, điểm tựa của môn học nằm ở một tâm hồn nhạy cảm của mỗi cá
nhân. Khi viết một bài văn, các em cần coi đó như một đứa con tinh thần của mình, phải biết chăm chút và làm
sao cho nó được hoàn thiện nhất. Nếu như các môn khoa học tự nhiên và một số môn khoa học xã hội thuần
kiến thức (Lịch sử, Địa lí…) thì các em chỉ cần nắm vững cách làm bài và có một kiến thức vững chắc là có
thể được điểm cao thì Văn lại cần nhiều hơn thế. Văn học khó nhưng vẫn là niềm hấp dẫn muôn đời của các
em vì chính sự phong phú mà đôi khi vì nó mà các em băn khoăn, trăn trở. Để viết một bài văn hay, các em
cần có những yếu tố sau:
Thứ nhất là kiến thức cơ bản, đây là yêu cầu quan trọng trong bất cứ một môn học nào, nhất là các môn
thuộc ngành xã hội thì việc thuộc kiến thức là điều quan trọng hơn cả. Một bài văn được điểm cao là bài văn
thể hiện người viết có kiến thức chuẩn, không sai, không có sơ hở về mặt kiến thức. Có những bài văn từ đầu
đến cuối viết rất tốt nhưng trong bài lại xuất hiện những lỗi vô cng sơ đẳng về tác giả (chẳng hạn niên đại của
tác giả, phong cách tác giả, quê hương, gia đình…) sẽ gây mất thiện cảm với người chấm. Bài thi của các em
có thể bị đánh trượt vì những sai lầm nhỏ đáng tiếc đó. Chính vì vậy, trong quá trình ôn tập, các em cần nắm
một cách vững chắc kiến thức cơ bản và luôn lưu ý rằng một bài văn được điểm cao trước hết là một bài văn
đúng, rồi mới tính đến một bài văn hay được.

Thứ hai là cách diễn đạt. Đây là vấn đề gây cho học sinh nhiều lo lắng nhất. Kể từ khi học phổ thông
cho đến ngày đi thi này, các em vẫn được các thầy cô nhắc nhở rất nhiều về cách diễn đạt văn phong sao cho
mạch lạc và sáng rõ nhất. Văn phong không trong sáng là thứ văn dây cà ra dây muống, viết một đoạn dài dằng
dặc tràng giang đại hải nhưng khi kết luận lại thì không hiểu mình đang viết cái gì. Đó là lỗi thường gặp của
các em học sinh luôn có quan niệm “văn viết dài thì mới được điểm cao “nhưng lại không hề trau dồi một cách
kĩ lưỡng ngôn từ, câu chữ, hình ảnh, giọng điệu viết như thế nào mới là phù hợp. Ở cấp độ nhỏ hơn là diễn đạt
trong một đoạn văn, có những em viết những câu không liên quan đến việc phục vụ chủ đề cho đoạn, đoạn văn
của các em chen thêm những câu phân tích, bình giảng mà không phục vụ cho nội dung mà các em đang muốn
hướng đến. Điều này khiến cho bài viết của các em bị lạc giọng, là nguyên nhân dẫn đến việc mất điểm rất
đáng tiếc.
Để khắc phục lỗi diễn đạt, các em cần chú trọng đến tính mạch lạc trong bài viết. Trong một đoạn văn,
các em cần có một câu chủ đề (thường đặt ở đầu đoạn để người chấm dễ theo dõi và dễ cho điểm các em, các
em sẽ ghi điểm và gây thiện cảm đối với người chấm bằng cách viết rất thông minh này). Bài viết mạch lạc là
bài viết có những đoạn văn mạch lạc, đoạn văn đó cần được thể hiện bằng cách nêu rõ được ý chính cần viết
là gì, triển khai cho luận điểm gì, được phân tích cụ thể vào đoạn văn như thế nào. Cách diễn đạt hay sẽ khiến
kiến thức mà các em phô ra trong bài viết của mình có trọng lượng hơn. Nếu có kiến thức mà không biết trình
bày một cách khoa học, không biết diễn đạt một cách trơn tru thì kiến thức đó dẫu được đưa vào bài viết cũng
không khiến vấn đề được sáng tỏ, hơn nữa nó chỉ làm cho bài văn trở nên tủn mủn, người chấm khó theo dõi
được quá trình viết của học sinh. Một học sinh thông minh là học sinh cho người chấm biết mình có được
lượng kiến thức như thế nào, được trình bày một cách sáng rõ ra sao.

Để luyện tập được về cách diễn đạt, học sinh cần được luyện viết những đoạn văn ngắn. Trước khi thi,
học sinh cũng cần có những khoảng thời gian nhất định tự luyện viết, trước hết là một vài đoạn văn, sau đó là
viết nhiều đoạn văn để phục vụ một luận điểm nào đó của bài nghị luận. Việc luyện tập viết từng đoạn (được
phát triển dần dần để đến khi viết một bài văn hoàn chỉnh, học sinh giữ được một thói quen viết đoạn văn có
câu chủ đề, hoặc không xuất hiện câu chủ đề thì học sinh cũng cần hướng đến đoạn văn đó phải phục vụ một
nội dung cụ thể nào) là một thao tác vô cùng quan trọng đối với học sinh. Các em nên luyện tập càng nhiều
càng tốt, làm sao để bài văn của mình có sự mạch lạc, trơn tru nhất. Nên có một chiếc đồng hồ bấm giờ để
luyện viết vừa nhanh, vừa đúng yêu cầu về sự mạch lạc.
Thứ ba là về cách trình bày bài viết của các em. Những bài văn được điểm cao là những bài văn được

trình bày một cách khoa học. Cách trình bày khoa học bao gồm việc các em phải viết đúng chỉnh tả (viết hoa
đúng về tên người, tên tác phẩm văn học, tên địa danh; không được viết tắt trong bất kì tình huống nào – một
số học sinh hay viết tắt các cụm từ như “chủ nghĩa xã hội”, “xã hội chủ nghĩa”, “sách giáo khoa”, “học sinh
“thành các từ như CNXH, XHCN, SGK, HS,… việc viết tắt sẽ khiến người chấm mất thiện cảm và đây là cách
trình bày không được chấp nhận trong các bài thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ, học sinh cần tránh
mắc phải), bên cạnh đó là không mắc các lỗi về trình bày đoạn văn (chữ cái đầu dòng được thụt vào một
khoảng cách đều nhau…). Các câu hỏi phải được trình bày thành ba phần hoàn chỉnh là Mở bài, Thân bài,
Kết bài một cách rõ ràng, không nên gạch đầu dòng (ngay cả câu hỏi 2 điểm) vì điều này sẽ làm giảm đi tính
chất văn học của bài viết. Mỗi bài văn khi chuyển ý phải xuống dòng và triển khai thành một đoạn khác một
cách rõ ràng để người chấm biết. Những điều nhắc nhở trên đây vô cng nhỏ nhặt nhưng lại rất cần thiết đối
với các em học sinh. Để luyện về cách trình bày bài, học sinh cần luyện viết chậm để đáp ứng được các yêu
cầu về hình thức, sau đó tăng dần tốc độ viết để đảm bảo dung lượng trang giấy cần đáp ứng đối với một bài
văn hoàn chỉnh.
Đối với dạng đề thi mới của Bộ GD&ĐT, học sinh cũng cần có cách trình bày khoa học. Dạng đề Đọc –
hiểu được chia nhỏ thành các ý nhỏ (không giới hạn số lượng ý nhỏ trong câu hỏi) do đó học sinh không thể
trình bày thành bài văn đối với từng ý nhỏ. Học sinh cần trình bày một cách sáng rõ từng ý trong câu hỏi một
cách ngắn gọn những đầy đủ ý của câu hỏi bằng cách viết một hoặc một vài đoạn văn có chủ đề cụ thể (tùy
theo yêu cầu của đề bài, nếu có yêu cầu viết một đoạn văn thì học sinh cần thực hiện đúng yêu cầu đó). Một
số ý của câu hỏi Đọc – hiểu học sinh phải triển khai thành bài viết hoàn chỉnh có mở bài, thân bài và kết luận
(d thang điểm chỉ là 2 điểm – đối với những dạng đề đòi hỏi các em phải triển khai thành bài văn nghị luận
xã hội hay nghị luận văn học). Trả lời các câu hỏi nhỏ trong phần Đọc – hiểu không chỉ đơn thuần trả lời ý mà
câu hỏi đưa ra mà cần đưa thêm những tri thức liên quan, phục vụ đến việc trả lời câu hỏi ấy. Như vậy bài làm
sẽ có hàm lượng khoa học vừa đủ, không quá nhiều và cũng không quá ít.
Thứ tư, nhân tố khá quan trọng của một bài văn hay là hệ thống dẫn chứng phong phú và tinh sắc. Một
bài văn nghị luận được điểm cao không chỉ ở chỗ phân tích dẫn chứng mà còn ở chỗ học sinh trích dẫn được
hệ thống dẫn chứng thuyết phục. Điều này không chỉ khiến cho bài văn được sáng rõ vấn đề mà hơn cả đây là
cách để bài văn của các em có cơ sở khoa học thuyết phục nhất. Lỗi không trích dẫn chứng mà chỉ phân tích
xuôi theo những gì nhớ được là điều mà học sinh rất hay mắc phải, và lỗi này khiến cho bài viết trở nên thiếu
cơ sở, thiếu tính khoa học. Theo kinh nghiệm của các thủ khoa, á khoa các năm (trong đó có bao gồm các tác
giả viết cuốn sách này), việc thuộc dẫn chứng và trích dẫn được vào bài làm là điều quan trọng nhất dẫn đến

việc bài thi của họ được điểm cao. Bài văn từ đầu đến cuối không có một dẫn chứng nào, hoặc chỉ lẻ tẻ một
vài dẫn chứng mà chỉ thuần là phân tích, bình giảng thì kết quả sẽ không cao. Chẳng hạn khi phân tích vẻ đẹp
sử thi của nhân vật Tnú mà học sinh chỉ chia ra các ý (dẫu là như trong đáp án) mà không hề có một dòng trích
dẫn nào trong tác phẩm thì bài văn sẽ rơi vào hiện tượng “ăn ốc nói mò”, làm việc thiếu căn cứ… Dẫn chứng
không chỉ là những hình ảnh, những chi tiết mà học sinh “nhớ mang máng” mà phải là những câu văn, những
câu thơ cụ thể của tác giả mà học sinh trích ra được. Tuy vậy không phải cứ trích nhiều dẫn chứng là học sinh

được điểm cao. Dẫn chứng được chọn trích ra cần phải là những dẫn chứng thiết yếu nhất, cần thiết cho việc
dẫn ra để phân tích tác phẩm. Trích dẫn cần kèm với phân tích và diễn giải. Học sinh trích quá nhiều dẫn chứng
không tinh sắc hoặc trích dẫn được mà không phân tích được cũng sẽ làm hỏng bài viết của các em. Do đó
việc lựa chọn dẫn chứng để trích vào bài làm cũng là điều các em cần phải cân nhắc thật kĩ. Học sinh cần chọn
lọc một cách tinh tế nhất những câu văn làm sáng rõ vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Trong quá trình ôn
luyện, ngoài việc đọc các bài văn tham khảo, luyện viết những bài văn hoàn chỉnh, những đoạn văn cụ thể để
phục vụ mục đích diễn đạt thì học sinh cần ôn luyện việc thuộc dẫn chứng trong các tác phẩm. Đây là công
đoạn ôn tập cực kì quan trọng sẽ được đề cập thêm ở phần sau của cuốn sách.
Như vậy, trên đây chúng tôi đã thống kê được những nhân tố quan trọng nhất để viết được một bài văn
hay. Tựu trung lại, học sinh cần nắm được những nội dung sau đây và luyện tập thật nhuần nhuyễn chúng
trước kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh vào các trường ĐH – CĐ:
- Một là, kiến thức cơ bản. Điều này phục vụ cho việc viết một bài văn đúng. Để viết hay trước
hết cần phải đúng.
- Hai là, cách thức diễn đạt. Điều này tạo nên tính logic cho bài văn. Một bài văn logic là bài văn
thể hiện được hết kiến thức trong quá trình ôn tập của học sinh vào bài làm. Dù quá trình ôn tập học
sinh làm việc một cách hăng say mà không thể hiện được điều đó vào bài làm thì cũng không thể đạt
được kết quả cao.
- Ba là, cách thức trình bày. Điều này tạo nên tính đẹp cho bài văn.
- Bốn là, hệ thống dẫn chứng phong phú và tinh sắc. Điều này khiến cho bài văn có cơ sở, không
phải là do cách học sinh suy diễn mà thành bài văn. Nhân tố này là nhân tố phân biệt những bài thi
điểm cao và những bài thi ở mức trung bình khá.
Bài làm được điểm cao là bài làm biết kết hợp được tất cả các nhân tố trên một cách nhuần nhuyễn. Học
sinh không chỉ viết để biểu đạt suy nghĩ của mình mà hơn hết là trình bày nó một cách sáng rõ, có cơ sở từ

những dẫn chứng được trích nguyên văn từ tác phẩm để người cán bộ chấm thi có thể hiểu được. Một bài văn
hay được điểm cao chưa chắc là những bài văn lời lẽ uyển chuyển, hoa mĩ mà phải là bài văn sáng rõ, đúng
đắn về ý, khoa học về cách trưng bày, logic về cách diễn đạt và phong phú về dẫn chứng. Để làm được điều
đó, học sinh cần ôn tập một cách khoa học. Điều này sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của cuốn sách.
II. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
1. Phân bố nội dung ôn tập một cách hiệu quả
Để ôn tập một cách có hiệu quả, trước hết học sinh cần nắm vững nội dung ôn thi của mình gồm những
tác phẩm nào trong cả hai chương trình lớp 11 và lớp 12. Học sinh có thể tham khảo nội dung ôn tập trong
Công văn số 9550/BGDĐT-KTKĐCLGD, ngày 13/10/2009 của Bộ GD&ĐT hay trong tài liệu hướng dẫn của
Cục khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD&ĐT về Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Ngoại
ngữ - dùng để ôn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ – NXB Giáo dục, H, 2009. Bên cạnh đó, học
sinh cũng cần nắm vững những thay đổi trong cách thức ra đề thi của Bộ GD&ĐT trong năm 2014 để không
gặp bỡ ngỡ trước nội dung thi. Điều này cũng sẽ được đề cập trong phần sau của cuốn sách.
Nắm vững nội dung ôn tập, học sinh nên lên kế hoạch cụ thể về từng phần nội dung sẽ được ôn trong
giai đoạn nào để đến thời điểm thi sẽ nắm được toàn bộ nội dung cần ôn tập. Việc học tủ, không toàn diện
trong lúc ôn tập sẽ dẫn đến tình trạng viết không có định hướng. Điều này chắc chắn không đem đến kết quả
cao cho các em học sinh. Ôn tập toàn diện và làm chủ được toàn bộ kiến thức là cách duy nhất để các em có
được một kiến thức cơ bản hoàn chỉnh.
Về ôn tập cụ thể, các em cần lưu ý những nội dung sau đây.
1.1. Về tác giả

Học sinh ngoài nắm được những thông tin cơ bản về tác giả như thời đại nhà văn, đặc điểm cơ bản về
gia đình, quê hương, sự nghiệp sáng tác (những thông tin này nhằm phục vụ cho phần Mở bài hoặc ngay cả
trong Thân bài nếu học sinh có nhu cầu đối chiếu, so sánh về đặc điểm tiểu sử của các nhà văn) thì học sinh
cần nắm vững được phong cách nghệ thuật của tác giả đó. Việc nắm vững phong cách nghệ thuật của các nhà
văn sẽ tạo một định hướng vững chắc để học sinh tiến hành xây dựng luận điểm trong bài văn nghị luận. Nếu
không nắm được những nét cơ bản nhất trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn thì học sinh sẽ rơi vào
tình trạng ca ngợi chung chung, bài viết sẽ không có sức thuyết phục. Ví dụ, khi nhắc đến Nam Cao, học sinh
cần nắm vững phong cách nghệ thuật của ông là nhà văn của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo, nhà
văn chú ý đến “cái hằng ngày”, xoay quanh các vấn đề người nông dân và trí thức với các hình ảnh trở thành

ám ảnh trong sáng tác của ông là miếng ăn, cái đói, cái chết và nước mắt, vấn đề về nhân tính được trở đi trở
lại trong ngòi bút Nam Cao. Nhắc đến Nguyễn Tuân là phải kể đến phong cách của một nhà văn uyên bác, tài
hoa trong vốn kiến thức sâu rộng, vốn sống phong phú và độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ Việt. Nắm
vững được phong cách nghệ thuật của nhà văn là cơ sở vững chắc để học sinh tiến hành so sánh giữa các nhà
văn một cách có định hướng, xây dựng luận điểm khi phân tích một tác phẩm bất kì của nhà văn đó.
1.2. Về tác phẩm
Trước hết học sinh cần ý thức được việc nắm vững kiến thức về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm văn học.
Hoàn cảnh ra đời bao gồm cả hoàn cảnh rộng và hoàn cảnh hẹp, đây là nội dung quan trọng có thể được hỏi
trong câu hỏi 2 điểm. Ví dụ: “Bài thơ Tây Tiến đã mấy lần đổi tên? Ý nghĩa của những lần đổi tên đó?” là một
cách hỏi về hoàn cảnh ra đời hẹp của tác phẩm. Học sinh chú ý học sâu những tác phẩm có hoàn cảnh ra đời
đặc biệt có thể dng làm đề thi (ví dụ một số tác phẩm sau: Việt Bắc – Tố Hữu, Chí Phèo – Nam Cao, Đất
Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Vợ nhặt – Kim Lân…) Bên cạnh đó, việc nắm vững hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm sẽ giúp học sinh viết Mở bài một cách trơn tru, rất được khuyến khích trong các bài thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh ĐH – CĐ vì mang tính khoa học cao.
Thứ hai, học sinh cần nắm được nội dung chính của tác phẩm. Cụ thể như sau:
Đối với tác phẩm thơ, học sinh cần nắm được nội dung của từng đoạn thơ cũng như của cả bài thơ. Điều
này là vô cùng cần thiết vì đề thi thường trích một đoạn thơ trong chương trình và yêu cầu so sánh với một
đoạn thơ khác. Nếu học sinh nắm vững được nội dung cơ bản của tất cả khổ thơ của các bài thơ thì khi so sánh,
học sinh sẽ dễ dàng trong việc xây dựng luận điểm. Khi ôn tập phần thơ, các học sinh thường học một cách
tổng thể bài thơ theo hướng dẫn của các sách tham khảo. Do đó học sinh có thể có kĩ năng phân tích cả bài thơ
một cách trơn tru, tuy nhiên khi đặt đoạn thơ ở thế độc lập thì học sinh lại lúng túng không biết phân tích luận
điểm cũng như so sánh với đoạn thơ khác như thế nào. Để khắc phục được khó khăn trên, thay vì ôn tập tràn
lan phần thơ theo từng bài, học sinh cần tư duy theo từng đoạn, phải nắm được rằng đoạn thơ này nói về điều
gì, đoạn thơ sau nói về điều gì. Cách ôn tập có định hướng như trên là vô cng cần thiết nhưng thường bị các
em bỏ qua và chính điều đó khiến các em lúng túng trong việc ôn tập và đến khi thi gặp một dạng đề mới thì
không biết xử trí ra sao.
Ví dụ trong bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng có bốn khổ thơ. Khổ thơ thứ nhất là “Sông Mã xa
rồi Tây Tiến ơi! … Mai Châu mùa em thơm nếp xôi” có nội dung chính là cuộc hành quân của binh đoàn Tây
Tiến giữa núi rừng miền Tây nhiều chông gai trắc trở. Khổ thơ thứ hai là “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa…
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” có nội dung chính là tái hiện tình cảm quân dân thắm thiết như cá với nước.

Khổ thơ thứ ba là khổ thơ đặc sắc nhất bài thơ là “Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc… Sông Mã gầm lên khúc
độc hành” có nội dung chính là xây dựng hình tượng người lính trong sự kết hợp giữa cảm hứng bi tráng và
vẻ đẹp lãng mạn. Khổ thơ cuối “Tây Tiến người đi không hẹn ước… Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi” có nội
dung chính là sự gắn bó và lưu luyến của người lính Tây Tiến với mảnh đất Tây Bắc. Như vậy, sau khi nắm
vững nội dung của các khổ thơ, học sinh sẽ có những định hướng phân tích khi đối chiếu, so sánh một khổ thơ

bất kì trong bài Tây Tiến với một khổ thơ trong bài thơ khác. Điều này khắc phục được việc có những học sinh
ôn tập tràn lan, làm được đề bài “Phân tích hình ảnh người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng” nhưng
đến khi so sánh đoạn thơ thứ tư của Tây Tiến với một đoạn thơ trong bài thơ khác thì bỡ ngỡ vì không hiểu nội
dung đoạn thơ thứ tư nói về vấn đề gì. Để ôn tập một cách kĩ lưỡng và hiệu quả, học sinh cần ôn tập toàn diện
như vậy.
Để phục vụ dẫn chứng cho bài văn nghị luận, học sinh cần thuộc cả bài thơ có trong chương trình sách
giáo khoa (kể cả các bài dài vì chỉ khi thuộc dẫn chứng thì các em mới hiểu được nội dung của từng khổ thơ
là gì – đã đề cập đến ở trên). Có những học sinh không chịu học dẫn chứng đối với những bài thơ dài (Đất
Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Việt Bắc – Tố Hữu) nên gặp khó khăn trong việc triển khai phân tích một đoạn
trong các bài thơ đó. Thực tế cho thấy, đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ những năm gần đây thường chọn trích một
đoạn trong những bài Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm và Việt Bắc – Tố Hữu để học sinh phân tích. Nếu học
sinh không học dẫn chứng và nắm nội dung chính của từng đoạn thì các em sẽ không thể làm được dạng bài
này. Việc phân tích khi không có định hướng sẽ dẫn đến các bài làm ngô nghê, thiếu hàm lượng khoa học.
Bên cạnh học thuộc các dẫn chứng có trong chương trình, học sinh cần nhớ một số câu thơ ngoài
chương trình để so sánh. Thậm chí những câu thơ ngoài chương trình mà các em đọc thêm được có thể chính
là đề thi câu Đọc – hiểu theo xu hướng mới của Bộ GD&ĐT.
Đối với văn xuôi, học sinh cần nắm được nội dung chính của toàn bộ tác phẩm, tóm tắt được tác phẩm,
chỉ ra được những thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đó. Tác phẩm văn xuôi khác tác phẩm
thơ ở chỗ học sinh không cần nắm rõ nội dung của đoạn này nói về cái gì, đoạn khác nói về cái gì như thơ mà
ở chỗ học sinh phải nắm được nội dung bổ dọc của tác phẩm văn xuôi đó.
Dẫn chứng văn xuôi cần được học một cách nghiêm túc và thường xuyên nhắc lại trong suốt quá trình
ôn tập. Các em nên gạch chân vào tác phẩm những dẫn chứng đáng lưu ý và học thuộc chúng. Muốn học một
cách đều đặn nên chép những dòng dẫn chứng văn xuôi tâm đắc và phân bố thời gian hợp lí để học thuộc. Việc
trích dẫn dẫn chứng (nhất là dẫn chứng văn xuôi) được đánh giá rất cao trong việc làm một bài văn nghị luận.

Hai bài văn có hàm lượng kiến thức và nội dung khoa học như nhau, bài được đánh giá cao hơn là bài có trích
dẫn chứng làm cơ sở cho lập luận của mình. Có những bài viết dài, diễn đạt tốt, luận điểm tương đối sáng rõ
nhưng điểm vẫn không cao do không trích dẫn dẫn chứng minh họa cho những luận điểm của mình. Ví dụ
trong đề bài: “Phân tích vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”
được chia thành ba luận điểm: Huấn Cao là một anh hng đầy khí phách, Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa và
Huấn Cao là một con người giàu thiên lương. Tuy nhiên học sinh chỉ phân tích dựa trên nhưng chi tiết chung
chung mà học sinh nhớ được mà không hề trích dẫn những đoạn văn cụ thể mà tác giả miêu tả vẻ đẹp của
Huấn Cao là một con người khí phách, tài hoa và thiên lương trong sáng như thế nào thì bài viết sẽ không có
tính thuyết phục. Do đó, việc học dẫn chứng và trích dẫn dẫn chứng là điều vô cùng quan trọng nếu muốn đạt
điểm cao. Một số học sinh có hỏi chúng tôi về việc chỉ nhớ dẫn chứng “một cách mang máng, đại khái” thì sẽ
xử lí như thế nào. Đối với vấn đề trên, học sinh không cần lo lắng bởi các em có nhiều cách để trích dẫn chứng,
không dẫn được trực tiếp bằng dấu ngoặc kép (“”) thì học sinh có thể trích dẫn gián tiếp. Việc trích dẫn gián
tiếp không làm giảm giá trị của các dẫn chứng được trích ra, nhưng là một cách hiệu quả để xử lí những trường
hợp các em học sinh không nhớ chính xác dẫn chứng.
Việc chọn lọc dẫn chứng để học cũng là điều các em học sinh nên lưu ý. Các em không nên dành quá
nhiều thời gian để học dẫn chứng một cách tràn lan, chỉ nên học các dẫn chứng tiêu biểu nhất, những chi tiết
nghệ thuật đắt giá nhất, là nguồn kiến thức sẽ trợ giúp đắc lực cho các em phân tích tác phẩm.
1.3. Về kiến thức xã hội
Dạng đề nghị luận xã hội là dạng đề quen thuộc và thường xuyên xuất hiện trong tất cả các đề thi tốt
nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ nên học sinh cần chú ý ôn tập một cách thích hợp. Dạng đề này có

phạm vi ôn tập vô cùng rộng rãi và phong phú, điều mà học sinh cần làm là tự trau dồi những tri thức xã hội
cho bản thân. Những kiến thức xã hội cần được học bên cạnh những sự kiện được cập nhật, học sinh cần trau
dồi thêm kiến thức về những tấm gương trong lịch sử ở nhiều lĩnh vực như: thể thao, nghệ thuật, chính trị,
kinh tế, văn hóa… để làm phong phú cho hệ thống dẫn chứng của các em. Nên lưu ý và thận trọng khi tiếp
nhận các thông tin thời sự diễn ra trong thời điểm gần đây, bởi tuy nó cập nhật với thời điểm hiện tại nhưng
lại chưa được kiểm chứng qua độ lắng của thời gian. Những thông tin các em thu thập được có thể sẽ không
được đồng tình một cách hoàn toàn bởi người cán bộ chấm thi. Do đó nên lấy những dẫn chứng đã được kiểm
chứng và công nhận bởi thời gian như tấm gương của các nguyên thủ quốc gia, những vận động viên nổi tiếng,
những nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử… được ghi nhớ tới bởi mọi người. Tuy nhiên tránh lặp lại những

dẫn chứng đã được sử dụng quá nhiều sẽ gây cho bài làm sự nhàm chán. Ví dụ, trong quá trình ôn tập thay vì
ôn lại những tấm gương được sử dụng quá nhiều như Bill Gates hay Nguyễn Ngọc Ký với tấm lòng nhân đạo
và tấm gương vượt khó hơn người, các em có thể nhắc đến giáo sư trẻ tuổi Ngô Bảo Châu, nhắc đến các tấm
gương nhà giáo như Chu Văn An, Dương Quảng Hàm, Lê Văn Thiêm… để làm phong phú cho dẫn chứng của
bài viết. Ngay cả một dẫn chứng đã quen, học sinh cũng phải biết “làm mới” nó bằng cách lập luận, phân tích
sao để người chấm không cảm thấy nhàm chán. Tấm gương về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thay vì sử dụng để
nói về nghị lực, các em hoàn toàn có thể sử dụng một cách linh hoạt bằng cách sử dụng cho đề bài khối C năm
2012 bình luận về câu nói: “Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn tạo nên
thành tựu”. Như vậy, việc lựa chọn dẫn chứng để học đã cần một sự chọn lọc tinh tế (những dẫn chứng nào
cần học, những dẫn chứng nào được coi là quá quen thuộc và đã được khai thác quá nhiều) nhưng việc đưa
những dẫn chứng xã hội vào phân tích (kể cả việc vận dụng những dẫn chứng cũ) lại càng khó hơn. Các em
cần luyện tập nhiều cho thật nhuần nhuyễn dạng đề này. Bởi chỉ khi dành thời gian ôn tập dẫn chứng một cách
nghiêm túc thì các em mới có thể viết bài văn đạt điểm cao được.
Dẫn chứng nghị luận xã hội là vốn kiến thức của riêng các em được thu thập trong suốt quá trình các
em ôn luyện. Nguồn kiến thức xã hội có thể thu thập từ các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo. Các em
cần chủ động tìm dẫn chứng, thu thập dẫn chứng (đặc biệt từ nguồn Internet) với những từ khóa thông dụng
để tìm dẫn chứng nghị luận xã hội như: kỉ lục thế giới, tấm gương đáng học tập, nhà bác học, nguyên thủ thế
giới, chuyện lạ, những sự kiện của năm, hiện tượng đặc biệt của thế giới, những hoạt động xã hội có ý nghĩa
nhân loại v.v… nhằm tìm kiếm những câu chuyện có thật về những con người, những sự việc xảy ra trên thế
giới và trong nước. Các em nên có một cuốn sổ nhỏ để ghi lại những tấm gương này và dành một khoảng thời
gian nhất định thuộc chúng một cách đều đặn và thường xuyên. Nên chú ý thu thập thông tin một cách sơ lược
nhưng không thể thiếu những thông tin mang tính xác thực (ví dụ đối với sự kiện Giờ Trái đất, các em phải
thu thập được thời gian diễn ra, số lượng thống kê về tổng số quốc gia thực hiện… đối với những tấm gương
trong lịch sử như vận động viên tàn tật chạy nhanh nhất thế giới chẳng hạn, các em phải nắm được tên đầy đủ
của vận động viên đó, đôi nét về tuổi thơ, những lần thất bại và đứng lên của anh ta như thế nào, sự động viên
của gia đình và xã hội dành cho anh ta ra sao…). Những thông tin mang tính xác thực (ngược với nó là những
thông tin chung chung theo kiểu: anh ấy đã có một sự cố gắng phi thường, luyện tập ngày đêm và không bao
giờ ngừng nghỉ… sẽ không đem lại sự thuyết phục cao đối với người chấm thi) là vô cùng cần thiết để tạo nên
tính chân thực, “nói có sách, mách có chứng” trong bài văn của các em.
2. Luyện viết một cách thường xuyên

Để viết được một bài văn hay, học sinh không chỉ ôn tập thường xuyên về kiến thức mà còn phải rèn
luyện hằng ngày bằng cách luyện viết ở nhà. Việc luyện viết thường xuyên không chỉ giúp học sinh tăng được
khả năng diễn đạt mà còn tăng được khả năng viết nhanh. Việc luyện tập cần được triển khai một cách khoa
học với đồng hồ bấm giờ để học sinh kiểm soát được thời gian viết. Việc luyện viết được tiến hành cụ thể trên
hai phương diện sau.

2.1. Viết đoạn văn
Trước khi viết thành bài văn hoàn chỉnh, học sinh cần có những lần viết đoạn văn để tăng khả năng viết
đoạn văn của mình. Viết đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:
Thứ nhất, đoạn văn cần phải thực hiện nhiệm vụ làm sáng tỏ một chủ đề nào đó. Trong đoạn cần có câu
chủ đề đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn (thường là đầu đoạn, khi đó học sinh thực hiện lối viết diễn dịch). Việc
viết văn có câu chủ đề tạo cho học sinh cách viết văn sáng rõ, không viết lan man tràng giang đại hải mà lại
không phục vụ một nội dung cụ thể nào. Đối với những đoạn văn không có câu chủ đề (học sinh triển khai
theo cách viết song hành, các câu văn có vai trò như nhau) thì các câu văn cần phải hướng tới một chủ đề ngầm
ẩn nào đó. Trong các kiểu viết đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng – phân – hợp thì cách
viết diễn dịch là cách viết được khuyến khích viết vì nó khá dễ viết, ý của bài làm vì thế cũng được sáng rõ,
bên cạnh đó người cán bộ chấm thi cũng dễ dàng nhận ra người viết có những ý cụ thể nào. Học sinh cần dành
thời gian để luyện viết đoạn văn theo hướng diễn dịch với chủ đề là những luận điểm của các bài văn nghị
luận. Ví dụ: Trong đề bài “Cảm nhận của anh (chị) về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu trong
đoạn thơ sau của bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh: “Dữ dội và dịu êm… Khi nào ta yêu nhau” ” sẽ triển khai thành
bốn ý chính như sau: Bốn câu đầu là những cung bậc của sóng và cũng là những cung bậc cảm xúc của người
phụ nữ trong tình yêu; Khổ thơ thứ hai là sự khẳng định tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi
hồi, xao xuyến, rung động trái tim của đôi lứa; Khổ thứ ba là băn khoăn về nơi tình yêu bắt đầu; Khổ thứ tư là
cách lí giải nguồn gốc của sóng và qua đó là sự trăn trở về khởi đầu tình yêu. Triển khai bốn ý này, học sinh
có thể viết thành bốn đoạn văn một cách mạch lạc. Có những đoạn văn phải xuống dòng để so sánh với những
câu thơ khác thì học sinh cần lưu ý không làm đứt mạch tư duy của luận điểm chính, không làm luận điểm
chính lạc hướng sang một vấn đề khác. Có luận điểm phải phân tích thành nhiều ý nhỏ hơn buộc học sinh cần
triển khai thành nhiều đoạn văn khác nhau.
Như vậy, học sinh có thể tự tạo chủ đề để tự luyện viết. Luyện viết càng nhiều sẽ càng khiến tư duy của
các em sáng rõ, khi viết thành bài văn sẽ hiệu quả hơn.

2.2. Viết bài văn
Việc luyện viết thành bài văn cũng là điều cần thiết đối với các em. Khi viết đoạn văn một cách thành
thạo, biết khi nào thì cần xây dựng câu chủ đề, khi nào thì triển khai một cách khoa học thành các đoạn phân
tích thì các em bắt đầu luyện viết các bài văn hoàn chỉnh.
Việc luyện viết các đề bài hoàn chỉnh sẽ rèn luyện cho các em tư duy mạch lạc, phân bố thời gian cụ thể
cho từng luận điểm trong bài như thế nào là phù hợp. Nếu các em viết đoạn văn tốt thông qua một quá trình
dài luyện viết đoạn văn thì khi viết thành bài các em sẽ gặp khó khăn một chút ở giai đoạn đầu. Về sau việc
luyện tập sẽ dễ dàng hơn vì các em đã nắm được cách viết như thế nào thì hiệu quả.
Đặc biệt đối với dạng đề nghị luận xã hội, các em cần có những ý tưởng cụ thể từ trước khi đặt bút viết,
tránh tình trạng của nhiều học sinh hiện nay cứ cầm bút rồi nghĩ đến đâu viết đến đó, đến khi viết được hai
trang giấy thì dừng lại, coi như đã làm sáng tỏ vấn đề mà đề bài đặt ra. Đây là một hiện tượng cực kì nguy
hiểm, trong bài thi trên lớp các em có thể luyện viết dần dần, nhưng đến kì thi quan trọng như thi tốt nghiệp
THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ mà các em vẫn tái diễn việc “viết không chủ đích” thì kết quả sẽ không được
mong đợi. Như vậy, ngay cả trong quá trình luyện viết, các em cũng cần ý thức được mình đang triển khai
những ý gì trong bài văn nghị luận xã hội, tránh bàn chung chung, nghĩ gì viết nấy. Có như vậy, việc luyện
viết ở nhà của các em mới thực sự có hiệu quả được.
2.3. Viết một đề thi hoàn chỉnh
Sau khi thành thạo với kĩ năng viết đoạn và viết thành bài, các em sẽ tiến hành giải đề. Tự tìm đề để giải,
bấm giờ một cách chính xác rồi so với đáp án và tự chấm điểm sẽ là cách rất hiệu quả để các em ôn tập. Nếu

nhờ được thầy cô chấm bài thì kết quả sẽ chính xác hơn, ý thức hoàn thiện bài làm cũng cao hơn. Các em viết
càng nhiều thì khả năng viết của các em sẽ càng được cải thiện.
Một bài văn đạt điểm cao chưa hẳn đã hay nhưng phải đúng, đủ và logic. Viết văn cần một tâm hồn nhạy
cảm nhưng cũng cần một tâm thế tỉnh táo. Trước khi viết được những câu văn trau chuốt, học sinh cần viết
được đúng cái đã. Luyện cho mình viết đúng và đủ về kiến thức, sáng rõ và logic về cách trình bày rồi mới
tiến đến viết hay.
3. Tích cực tham khảo đề thi của Bộ GD&ĐT những năm gần đây
Đây là lời khuyên vô cùng bổ ích mà hầu hết các giáo viên thường xuyên khuyên học sinh khi ôn tập.
Các em học sinh tham khảo chủ yếu là dạng đề mà các năm hay thi (tham khảo đặc biệt các năm từ 2010 đến
nay), xem về thang điểm cụ thể cho từng phần như thế nào. Thông qua đối chiếu các đề thi của các năm mà

nhận ra phần nào là tương đồng, năm nào cũng có, phần nào là những đổi mới của Bộ GD&ĐT. Thông qua
thang điểm có sẵn, học sinh lưu ý không để mất điểm một cách đáng tiếc với một số phần nhỏ có trong thang
điểm. Ví dụ trong câu hỏi 5 điểm (Câu 3a hoặc 3b trong các đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ) luôn có một phần là
“vài nét về tác giả và tác phẩm” (0,5 điểm) và phần “giải thích ý kiến (vấn đề, khái niệm) được đặt ra ở đề bài”
(0,5 điểm). Trong một số bài làm của học sinh, chúng tôi nhận thấy thiếu hẳn hai phần cơ bản này. Theo thang
điểm, học sinh sẽ bị mất 1,0 điểm (chỉ được tối đa là 4,0/5,0 điểm). Trong các kì thi lớn như thi tốt nghiệp
THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ thì chỉ 0,25 điểm cũng có thể là ranh giới giữa đỗ và trượt chứ không kể đến
việc các em bị mất tới 1,0 điểm. Các em học sinh cần tham khảo kĩ đề thi của Bộ GD&ĐT những năm gần đây
để rút kinh nghiệm và tránh bị mất điểm một cách đáng tiếc.
Tham khảo đề thi các năm của Bộ GD&ĐT cần đi kèm với theo dõi các thông tin trên báo chí, các
phương tiện thông tin đại chúng khác để nhận thấy sự biến đổi về cách thức ra đề mới của Bộ GD&ĐT. Đối
với các đề bài ra theo hướng mới, học sinh cần khẩn trương ôn tập theo phương pháp mới, không được trì trệ
bởi những kiến thức cũ mà phải cập nhật những luồng kiến thức mới. Về đề bài cụ thể theo hướng ra đề mới
của Bộ GD&ĐT, chúng tôi sẽ đề cập đến ở phần sau của cuốn sách.

III. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI THI MÔN NGỮ VĂN
Môn Ngữ văn là một môn học khó đối với nhiều em, tuy nhiên nắm được phương pháp làm bài sẽ khiến
các em dễ dàng đạt điểm cao. Chúng tôi xin chia sẻ những phương pháp làm bài đã được áp dụng của những
thí sinh đạt điểm thủ khoa, á khoa các trường Đại học hàng đầu cả nước những năm gần đây (chính là một số
tác giả của cuốn sách này). Đó là những phương pháp vô cng quý báu, các em học sinh có thể tham khảo và
áp dụng nếu thấy phương pháp đó ph hợp với bản thân bởi lẽ không có phương pháp nào là tối ưu cho tất cả
mọi người. Điểm chung nhất của các phương pháp làm bài thi là sao để bài làm được sáng rõ nhất, ý của người
viết được triển khai một cách khoa học nhất. Một bài văn được điểm cao là bài văn biết cách trình bày bài làm.
Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về phương pháp để làm bài thi một cách hiệu quả nhất để các em học
sinh chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ có thể tham khảo.
1. Phân bố thời gian hợp lí
Muốn làm bài thi một cách hiệu quả, học sinh cần phân bố thời gian một cách hợp lí để làm bài. Tùy
theo dạng đề mà học sinh triển khai việc phân bố thời gian khác nhau. Việc phân bố thời gian được tính theo
thang điểm như sau:
Đối với dạng đề 180 phút: 180 phút được chia đều cho 10 điểm. Như vậy, đối với các câu hỏi 2 điểm,

học sinh làm trong khoảng 30 phút, các câu hỏi 3 điểm làm trong khoảng 60 phút và các câu hỏi 5 điểm làm
trong 90 phút.

Đối với dạng đề 120 phút: 120 phút được chia đều cho 10 điểm. Như vậy, đối với các câu hỏi 2 điểm
học sinh làm trong khoảng 25 phút, các câu hỏi 3 điểm làm trong khoảng 35 phút, các câu hỏi 5 điểm làm
trong khoảng 60 phút.
Việc phân chia thời gian mang tính tương đối. Đối với mỗi đề bài, học sinh cần khoảng 5 – 7 phút đầu
giờ để lập dàn ý cho toàn bộ đề thi. Sau đó học sinh mới bắt tay vào viết bài. Việc lập dàn ý cho tất cả các câu
từ những phút đầu tiên hoàn toàn dựa vào cơ sở khoa học của nó. Trong 30 phút đầu tiên bước vào phòng thi,
sự minh mẫn và sáng rõ của học sinh bao giờ cũng đạt mức cao nhất. Học sinh nên lập dàn ý một cách sơ lược
toàn bộ đề thi ngay từ những phút đầu tiên sẽ là định hướng tốt để học sinh làm bài thi. Việc làm xong câu nào
mới lập dàn ý câu đó cũng được tuy nhiên không hiệu quả bằng việc lập dàn ý toàn bộ đề khi mới bắt đầu tính
giờ làm bài. Kinh nghiệm trên đã được thực hiện và đem lại hiệu quả cao cho các học sinh đã từng tham dự kì
thi tuyển sinh ĐH – CĐ.
Phân bố thời gian hợp lí cần được thực hiện bằng việc mang theo đồng hồ khi vào phòng thi. Đôi khi
học sinh phân bố thời gian không đúng, bị vượt quá hoặc chưa đến giới hạn thời gian đặt ra, điều học sinh cần
nhất lúc đó là giữ cho tâm thế thật bình tĩnh để hoàn thành bài thi thật tốt, không vì thấy thời gian lệch so với
chuẩn đặt ra từ trước mà hoang mang, lo lắng, làm ảnh hưởng không tốt đến phần viết tiếp theo. Các em cần
nhớ rằng kết quả của bài thi không nằm ở kết quả ở từng phần và là ở kết quả tổng thể, do đó khi thực hiện
xong một câu hỏi mà thấy không khớp với thời gian thì cũng phải cố gắng bình tĩnh hoàn thành tốt những câu
còn lại.
Thời gian làm bài thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ được thiết kế một cách khoa học và có
tính toán về mặt thời gian. Học sinh cần tận dụng hết khoảng thời gian này, không nên ra phòng thi sớm rồi lại
tiếc vì không viết hết ý của mình. Mỗi học sinh được thực hiện bài thi một lần, không nên để những tình huống
đáng tiếc xảy ra chỉ vì ra khỏi phòng thi sớm.
2. Nhận diện các kiểu đề, dạng đề thi môn Ngữ Văn thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH – CĐ
Đề thi môn Ngữ văn được đặt ra nhằm kiểm tra việc nắm vững kiến thức của học sinh trong một vấn đề,
một phạm vi cụ thể nào đó trong một thời lượng cho phép nhất định. Theo nhìn nhận, đánh giá đề thi trong
nhiều năm nay, chúng tôi nhận thấy có những kiểu đề, dạng đề như sau:
2.1. Dạng đề Đọc – hiểu (5 điểm) – xu hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT

Đây là dạng đề mới được đề ra trong năm 2014, là một điểm nhấn khá quan trọng của nền giáo dục và
thi cử đã nhiều năm nay. Tuy nhiên, bất kì sự đổi mới nào cũng có thể là cản trở và có những khó khăn, vướng
mắc ban đầu nhất định của nó. Học sinh có thể bất ngờ và nhiều lúng túng trước sự thay đổi đề này của Bộ
GD&ĐT. Trong cuốn sách này, chúng tôi xin đưa ra dạng đề này một cách sơ lược nhất để học sinh nhận diện
và biết cách trình bày vào bài thi.
Dưới đây là một dạng câu hỏi Đọc – hiểu (Câu 5 điểm):
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi

Câu 1. Đoạn thơ trên trích từ bài thơ nào, tác giả là ai? Cho biết vị trí đoạn thơ?
Câu 2. Nêu chủ đề của đoạn thơ?
Câu 3. Anh (chị) hiểu hai từ Tây Tiến (có bản viết là Tây tiến) trong đoạn thơ trên có nghĩa là gì? Chữ Tiến có
nên viết hoa không? Tại sao?

Câu 4. Anh (chị) hiểu Sầm Nứa trong câu thơ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi là gì?
Câu 5. Ở khổ thơ đầu có những tính từ mang tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút nghĩa là khổ
thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường rừng. Theo anh (chị), từ láy thăm thẳm trong câu thơ
Đường lên thăm thẳm một chia phôi có cng ý nghĩa như vậy không? Tại sao?
Câu 6. Trong câu thơ cuối Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi có chữ về rất đáng chú ý. Hãy cho biết những câu
thơ có chữ về trong bài thơ trên của Quang Dũng. Ý nghĩa chung của những từ về đó là gì?
Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ trên?
Câu 8. Chọn lựa và phân tích một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 9. Chỉ bằng 5 câu đơn, hãy ghi lại cảm xúc của anh (chị) khi đọc đoạn thơ trên.
Câu 10. Trong thơ ca 1945 – 1975, có nhiều tác phẩm viết về đề tài người lính. Hãy kể tên một số tác phẩm
viết về đề tài này mà anh (chị) đã học hoặc đã đọc. Viết hai câu thơ trong số những bài thơ đó gây ấn tượng
cho em nhất.
[Đề thi thử nghiệm được sưu tầm và chỉnh sửa trên Internet – NTH]

Như vậy, về hình thức, dạng đề này thường đưa một tác phẩm (có hoặc không có trong chương trình
sách giáo khoa) với những câu hỏi đọc hiểu cụ thể. Các dạng hỏi của đề bài này không giới hạn, có thể linh
hoạt hỏi từ những chi tiết nhỏ nhất để yêu cầu học sinh trả lời và nắm vững kiến thức của bài. Yêu cầu học
sinh có thể khác nhau: viết đoạn văn, viết bài văn ngắn (với dung lượng khoảng 150 - 200 từ). Về cách giải cụ
thể sẽ được trình bày ở phần sau.
2.2. Dạng đề phát hiện giá trị tác phẩm từ những chi tiết nhỏ
Đây là dạng đề xuất hiện trong câu 2 điểm những năm gần đây (của cả đề thi tốt nghiệp THPT và thi
tuyển sinh ĐH - CĐ). Đề bài cụ thể của dạng đề này như sau:
- Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét
nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên?
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối C]
- Trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013), Nguyễn
Tuân từng nhìn “Sông Đà như một cố nhân”.
Người “cố nhân” ấy có tính nết như thế nào? Cách ví von này có ý nghĩa gì?
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối D]
- Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011),
ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp của dòng sông này với hình
ảnh hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy?
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối D]
- Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011),
việc Mị nhìn thấy “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ diễn ra trong
hoàn cảnh nào? Sự việc ấy có ý nghĩa gì đối với tâm lí của nhân vật Mị?
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối D]
Đối với dạng đề này, những vấn đề được đưa ra là vô cng chi tiết trong tác phẩm, học sinh cần phải đọc
kĩ tác phẩm và hiểu được vai trò của những chi tiết trong toàn bộ chỉnh thể tác phẩm thì mới có thể làm được
dạng đề này. Về cơ bản, dạng đề này giống với dạng đề Đọc – hiểu (theo xu hướng mới của Bộ GD&ĐT) bởi
phạm vi ôn tập là rất rộng, không nằm gọn trong một giới hạn nào. Khi đề bài yêu cầu phân tích ý nghĩa của
hình tượng, ý nghĩa của một chi tiết nào đó (ví dụ đề thi tuyển sinh ĐH hai năm gần đây của cả hai khối C và
D đã trích ở trên), học sinh cần tư duy mạch lạc thành hai luận điểm: ý nghĩa về nội dung và ý nghĩa về nghệ
thuật. Khi nhìn nhận tác phẩm toàn diện ở hai bình diện nội dung và nghệ thuật, học sinh sẽ không gặp quá

nhiều khó khăn trong việc tìm ý, việc viết bài sẽ trở nên có định hướng và thông thường đáp án cũng được

triển khai theo hướng như vậy (các em có thể theo dõi đáp án của các đề thi hai năm gần nhất mà chúng tôi
trích dẫn ở phần sau của sách để nhận biết rõ hơn cách làm đối với dạng câu hỏi này).
Để làm được dạng đề này và có định hướng ôn tập, học sinh cần nắm được tác phẩm ở dạng chỉnh thể
và chi tiết. Khi nhắc đến chi tiết bất kì trong tác phẩm, học sinh cũng cần nhắc đến vai trò của nó trong toàn
bộ tác phẩm (thông thường những chi tiết được lựa chọn ra đề để phân tích là những chi tiết đắt giá, kết tinh
giá trị của toàn bộ tác phẩm đó). Chúng tôi sẽ chỉ đi sâu vào dạng “Phân tích ý nghĩa nhan đề và lời đề từ của
tác phẩm” là một kiểu nhỏ thuộc dạng này ở phần sau của cuốn sách, những kiểu ra đề khác học sinh tham
khảo trong đáp án của Bộ GD&ĐT.
2.3. Dạng đề viết bài nghị luận xã hội
Theo cấu trúc đề thi những năm trước, dạng bài nghị luận xã hội thường là Câu 2, điểm ch câu này
thường là 3 điểm. Tuy nhiên, với xu hướng ra đề mới như hiện nay, câu nghị luận xã hội có thể được đưa vào
thành một ý nhỏ trong phần Đọc – hiểu với lượng điểm cho câu này là 2 điểm, hoặc đưa vào phần Viết với
lượng điểm là 5 điểm. Ty theo lượng điểm mà câu hỏi cho, học sinh phải tự tiết chế kiến thức, hệ thống lập
luận và dẫn chứng vừa đủ, không làm quá chú tâm hoặc quá sơ sài, không khớp với yêu cầu đặt ra đối với câu
hỏi.
Nghị luận xã hội không phải là dạng đề hoàn toàn mới đối với học sinh như những năm học trước, nó đã
được đưa vào đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ đã nhiều năm nay và không còn gây khó
khăn đối với học sinh. Có hai dạng đề bài được đưa vào kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ đó
là: nghị luận về một hiện tượng đời sống và một tư tưởng, đạo lí (hoặc so sánh các hiện tượng đời sống, tư
tưởng, đạo lí trái chiều nhau để nhận ra bài học hành động). Dạng đề nghị luận về vấn đề xã hội được đặt ra
trong các tác phẩm văn học không nằm trong phạm vi ôn tập của các kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh
ĐH - CĐ nên học sinh cần lưu ý khoanh vng ôn tập chính xác.
Một số đề bài nghị luận xã hội cụ thể được đưa ra trong những năm gần đây như sau:
- Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của
người Việt Nam truyền thống là:
Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế,
giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn.
(Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161)

Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống
của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối C]
- Đi dọc đất nước với tâm nguyện tìm hiểu nguồn cội bằng trải nghiệm của chính mình, chàng trai Việt
kiều Tran Hung John có một nhận xét:
Phần nhiều người Việt Nam có tính cách thụ động, là những người đi theo chứ không phải người tiên
phong. Nếu có ai đó đi trước và thử trước, tôi sẽ theo sau chứ không bao giờ là người dẫn đường. Áp lực xã
hội khiến bạn phải đi theo con đường đã được vẽ sẵn.
(John đi tìm Hùng, NXB Kim Đồng, 2013, tr.113)
Anh/chị có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trao đổi với Tran Hung John và bày tỏ quan điểm sống
của chính mình (bài viết khoảng 600 từ).
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2013, khối D]
- Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng.
Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự
nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2010, khối D]

- Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích.
Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2011, khối D]

Dạng đề này có phạm vi ôn tập vô cùng rộng rãi. Học sinh cần chuẩn bị một vốn kiến thức xã hội đủ
rộng để có thể thực hiện tốt bài thi. Trong phần hướng dẫn một số đề bài cụ thể thuộc dạng nghị luận xã hội
trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin xã hội quan trọng, học sinh có thể tham khảo để
bổ sung vốn tri thức cho mình và vận dụng nó làm dẫn chứng cho bài văn nghị luận xã hội của mình.
Về dung lượng viết câu hỏi này, học sinh cũng cần lưu ý. Đối với kì thi tốt nghiệp THPT, bài văn nghị
luận thường được yêu cầu là 400 từ (tương đương với 2 – 3 mặt giấy thi) và đối với kì thi tuyển sinh ĐH – CĐ
bài văn nghị luận xã hội thường được yêu cầu là 600 từ (tương đương 3 – 4 mặt giấy thi). Tuy nhiên học sinh
cũng cần lưu ý xem ty từng đề bài cụ thể (theo xu hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT) thì dung lượng của câu
hỏi có thể thay đổi. Lưu ý để không bị làm thiếu hoặc thừa với dung lượng được yêu cầu.

2.4. Dạng đề viết bài nghị luận văn học
Đây là dạng bài tập truyền thống có từ nhiều năm nay và chưa bao giờ không xuất hiện trong đề thi tốt
nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ và lượng điểm của câu hỏi bao giờ cũng lớn nhất (5 điểm) nên học
sinh cần có tâm thế ôn tập tốt nhất đối với dạng đề này. Dạng đề nghị luận văn học bao gồm nhiều cách hỏi,
chúng tôi tổng hợp thành các dạng như sau:
2.4.1. Dạng đề phân tích, bình giảng thơ
Trong đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ bao giờ cũng giới hạn phạm vi phân tích, bình
giảng thơ trong một vài khổ thơ nhất định hoặc cả một bài thơ ngắn. Tuy nhiên xu hướng phân tích một vài
khổ sẽ được chú trọng hơn bởi sẽ không đủ về mặt thời gian để học sinh triển khai phân tích một bài thơ dài
và cũng không đánh giá được sự tinh nhạy của học sinh khi triển khai thành phân tích những chi tiết nhỏ trong
tổng thể bài thơ. Dạng đề này thường thấy trong những năm học trước năm 2012 như:
- Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta…
(Đất Nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ Văn 12 nâng cao, tập 1,
NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 – 118)
Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2011, khối C]
- Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh
(Văn học 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr.131)
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2008, khối D]
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm:
Đưa người ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thắm không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
Đưa người ta chỉ đưa người ấy,
Một giã gia đình, một dửng dưng
- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ,
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại
Ba năm mẹ già cũng đừng mong.
(Văn học 11, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, tr. 147)
[Đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ năm 2007, khối C]
Thao tác được sử dụng trong dạng đề này là phân tích kết hợp với bình giảng. Trong phân tích phải có
bình giảng vì nếu chỉ dựa vào câu chữ để diễn xuôi mà không biết dừng lại ở những chi tiết đắt giá để bình
giảng thì bài văn sẽ khô khan, thiếu tính văn học. Trong bình giảng phải có phân tích vì nếu chỉ bình tán chung
chung mà không dựa trên cơ sở từ ngữ thì bài văn sẽ yếu về mặt ý, các chi tiết muốn nổi bật được giá trị thì
cần đến quá trình phân tích làm sáng rõ các đặc điểm về nghệ thuật. Đối với các em phổ thông không nhất
thiết phải phân biệt rạch ròi thế nào là phân tích, thế nào là bình giảng, chỉ cần các em hiểu được yêu cầu làm
sao bài làm vừa có chất văn, vừa có tính khoa học, có cơ sở trong quá trình phân tích, bình giảng tác phẩm là
được.


PHẦN 2: CÁC DẠNG ĐỀ BÀI CỤ THỂ
CHƯƠNG 1: DẠNG ĐỀ BÀI ĐỌC – HIỂU (5 ĐIỂM) THEO ĐỊNH HƯỚNG MỚI CỦA BỘ

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2014

A. Nhận dạng đề thi theo định hướng mới của Bộ GD&ĐT
Trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014, Bộ GD&ĐT chủ trương thay đổi cấu
trúc đề thi, yêu cầu cần đổi mới cách ra đề theo hướng đánh giá năng lực Ngữ văn của người học và yêu cầu
được thiết kế cao dần qua các năm. Việc học sinh cần nắm vững các dạng đề, cách ôn tập và cách làm bài đối
với từng dạng đề là những nội dung rất quan trọng. Về xu hướng cụ thể, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai theo hướng
sau:
Đề thi gồm 2 phần: Phần 1 (5 điểm): Kiểm tra đánh giá kĩ năng đọc của học sinh (theo hình thức của
PISA) – Phần Đọc – hiểu; phần 2 (5 điểm): kiểm tra đánh giá kĩ năng viết (làm văn) của học sinh (theo hướng
mở, tích hợp) – Phần Viết. Các em học sinh lớp 12 cần nắm được sự thay đổi này để không gặp bỡ ngỡ trước
những sự đổi thay bất thường của đề bài năm nay so với hệ thống hàng loạt đề bài theo mô típ của những năm
học trước. Sự chuẩn bị tâm thế không hề bất ngờ trước sự thay đổi của đề bài là một yếu tố cực kì quan trọng
đem đến một kết quả tốt cho các em.
Phần I: Đọc – hiểu (5 điểm). Dạng bài được đưa ra ở phần này như sau:
Đưa ra một số văn bản ngắn hoặc thơ (gồm cả văn bản hoàn chỉnh và đoạn văn, đoạn thơ), lấy từ những
nguồn khác nhau, ngoài chương trình sách giáo khoa (như sách báo, Internet ); nội dung bàn về một vấn đề
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, y học, khoa học ; thuộc hai dạng: văn bản văn học và văn bản
thông tin; được viết theo các phong cách ngôn ngữ mà học sinh THPT đã học, tập trung vào các phong cách
ngôn ngữ nghệ thuật/văn học, khoa học, báo chí, hành chính để từ đó có thể khai thác được những giá trị nội
dung và nghệ thuật của đoạn trích.
Các văn bản được lựa chọn để học sinh tìm hiểu cần phải phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh;
khuyến khích các văn bản có hình thức trình bày đa dạng (gồm cả chữ viết, hình ảnh ).
Xây dựng bộ câu hỏi gồm 5 loại câu hỏi của PISA (như đã nêu ở trên). Hạn chế các câu hỏi nhận biết,
tăng cường các câu hỏi thông hiểu và vận dụng. Yêu cầu học sinh tìm kiếm thông tin từ văn bản; tích hợp và
suy luận thông tin đã đọc; phản ánh và đánh giá, tìm hiểu văn bản và liên hệ với kinh nghiệm bản thân.
Mục đích của phương án này là kiểm tra kĩ năng đọc các loại văn bản khác nhau. Với việc tiếp xúc văn
bản mà học sinh chưa tiếp xúc, học sinh hoàn toàn có thể thể hiện khả năng đọc – hiểu của mình nhằm đánh
giá một cách tương đối khả năng này của học sinh. Kĩ năng này được đánh giá là quan trọng và cần thiết đối
với mỗi học sinh, do đó được Bộ GD&ĐT chú trọng đưa vào đề thi năm nay.

Dạng đề đọc – hiểu trên có thể dng để ra cả đề thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Dạng đề
mang tính khác biệt sẽ gây nhiều khó khăn đối với học sinh về cách làm bài và dung lượng trang viết, đây là
điều mà học sinh cần lưu ý nhất. Đối với các đề bài cụ thể, học sinh sẽ được làm quen với một số đề bài và
hướng dẫn cách làm bài ở phần sau, những đề bài đều được tuyển chọn và kiểm định kĩ lưỡng, đều mang tính
khả thi cho dạng Đọc – hiểu (5 điểm) của cả kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ. Học sinh cần
nắm vững dạng câu hỏi này cũng như cách làm bài để đạt điểm cao trong các kì thi này.

Phần II. Viết (5 điểm). Phần viết có 3 cách để Bộ GD&ĐT triển khai đề bài như sau:
Cách 1: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội (không có sự lựa chọn làm một trong hai câu),
đề bài được ra theo hướng mở, tích hợp liên môn nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng
giải quyết vấn đề của học sinh.

Phương án này ph hợp với đề thi tốt nghiệp THPT vì có thể học sinh sau khi tốt nghiệp không thi tuyển
sinh ĐH, CĐ hoặc lựa chọn các ngành nghề liên quan đến văn học. Để làm được dạng đề bài này, học sinh vẫn
phải vận dụng những kiến thức cũ về cách làm bài văn Nghị luận xã hội để làm bài. Dạng đề này sẽ được đề
cập đến ở chương sau của cuốn sách.
Cách 2: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Câu 1: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận xã hội (giống cách 1, chỉ khác là học sinh có thêm một
sự lựa chọn khi làm bài nếu không lựa chọn câu hỏi NLXH), đề bài được ra theo hướng mở, tích hợp liên môn
nhằm kiểm tra vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, khả năng giải quyết vấn đề của học sinh. Đó là những câu hỏi
tự luận mang tính liên môn văn – sử, văn – địa… nhằm liên hệ những kiến thức mà học sinh đã học được trong
nhà trường cũng như kiến thức về xã hội của học sinh.
Câu này dự kiến được nhiều học sinh không thi ĐH, CĐ hoặc không thi vào các trường/ngành khoa học
xã hội lựa chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em. Học sinh lựa chọn câu này
vẫn được đánh giá nghị luận văn học vì ở Phần 1 của đề thi đã có những câu hỏi về văn bản văn học.
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học, đề bài được ra theo hướng mở, tích hợp trong
môn hoặc liên môn nhằm kiểm tra năng lực tiếp nhận/cảm thụ văn học, khả năng trình bày, giải quyết vấn đề
của học sinh.
Trước mắt, có thể hỏi về một hoặc toàn bộ các vấn đề liên quan đến văn bản văn học đã học hoặc đọc
thêm trong chương trình sách giáo khoa nhưng không yêu cầu học sinh ghi nhớ máy móc. Về sau, sẽ đưa vào

đề thi văn bản văn học mới, có cùng chủ đề hoặc thể loại với các văn bản đã học trong chương trình sách giáo
khoa. Câu này khuyến khích những học sinh thi tuyển sinh ĐH, CĐ vào các trường/ngành khoa học xã hội lựa
chọn vì nó phù hợp với trình độ khuynh hướng nghề nghiệp của các em.
Phương án này có thể sử dụng trong cả kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ. Học sinh cần lưu
ý ôn tập kĩ đối với hai dạng đề này.
Cách 3: Gồm 2 câu, học sinh chỉ lựa chọn 1 câu để làm bài:
Câu 1: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm thơ.
Câu 2: Yêu cầu học sinh viết bài văn nghị luận văn học về tác phẩm văn xuôi hoặc kịch.
Dạng đề: tương tự như Câu 2 của cách 2. Cách này có thể ít được lưu tâm vì không tích hợp được đề bài
viết bài văn nghị luận xã hội vào đề thi tuy nhiên cũng là một trong những hướng ra đề của Bộ GD&ĐT năm
2014.
Như vậy, về cơ bản đề thi của Bộ GD&ĐT năm 2014 không có nhiều thay đổi so với các năm trước. Các
em học sinh vẫn cần nắm những dạng đề cơ bản mà trước đó các em vẫn phải ôn tập. Duy chỉ có dạng đề Đọc
– hiểu là tương đối mới mẻ so với các em, chúng tôi sẽ trình bày những dạng đề và cách làm bài cụ thể của
chúng để các em học sinh tham khảo. Các chương tiếp sau của sách sẽ trình bày các dạng bài mà học sinh cần
lưu ý khi ôn tập kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ.
B. Những lưu ý về phương pháp làm bài và các sai lầm cần tránh mắc phải đối với dạng đề Đọc –
hiểu (câu 5 điểm)
1. Phương pháp làm bài
Đây là dạng đề mới đối với học sinh vì không đi vào kiến thức trên diện rộng mà điểm vào những vùng
kiến thức rất nhỏ trong thao tác đọc – hiểu tác phẩm. Hơn nữa, tác phẩm được đặt ra không nhất thiết phải nằm
trong chương trình sách giáo khoa nên phần nhiều gây bỡ ngỡ với các em. Để khắc phục được điều này, trước
hết các em phải có một tâm thế bình tĩnh trước bất kì đề bài nào và có phương pháp thích hợp để làm bài.
Về hình thức trình bày dạng đề này, học sinh cần tuân thủ theo những yêu cầu đặt ra của đề bài. Chúng
tôi đưa ra cụ thể hai đề bài như sau để hướng dẫn cho học sinh cách làm bài:
- Đề 1:

Câu 1: Chỉ ra chỗ sai trong văn bản sau và sửa lại cho đúng. Nội dung của văn bản này nói về điều gì ?
Hãy đặt tên cho văn bản.
Những chùm phượng đỏ rực đã nở trên những chùm cây.Thế là mùa hè đã đến! Những tiếng ve kêu râm

ran trong vòm lá như một dàn hợp xướng. Ánh nắng mặt trời nhảy nhót như những chú bé tinh nghịch. Mùa
hè là khoảng thời gian nóng nực nhưng cây cối lại thi nhau khoe sắc, kết trái thơm ngon. Mùa hè cũng là mùa
lá rụng. Mùa hè cũng là khoảng thời gian lũ học trò được nghỉ ngơi sau một năm căng thẳng, mệt mỏi. Nhưng
mùa hè với học trò cuối cấp thật buồn đến lạ. Tuổi học trò của chúng tôi sẽ mãi mãi chỉ còn là kỷ niệm. Mai
này áo trắng, tuổi thơ và những kỷ niệm sẽ chỉ còn trong ký ức mang theo suốt cả cuộc đời.
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và nêu tác dụng của chúng trong đoạn thơ:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
(Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận)
- Đề 2
Đọc bài thơ sau của nhà thơ Thanh Thảo:
bông súng mọc lên từ nước
bão Haiyan mọc lên từ biển
bão Haiyan cho tôi kinh hoàng
bông súng tím cho tôi bình yên
rồi có thể người ta quên
mà nhớ
trong siêu bão một bông súng nở
bông súng ấy màu tím
bão Haiyan màu gì?
(Bông súng và siêu bão, Báo Thanh niên chủ nhật, 17/11/2013)
Câu 1. Những thông tin sau đây đúng hay sai:
1. Tác giả bài thơ là một nhà thơ lãng mạn của phong trào Thơ Mới 1932 – 1945.
2. Bài thơ được viết theo thể tự do.
3. Bài thơ được viết theo vần chân.
4. Bài thơ viết về đề tài tình yêu.
Câu 2. Những chữ đầu các câu thơ đều không viết hoa. Em đã gặp hiện tượng này trong những bài thơ
nào đã học hoặc đọc? Hiện tượng ấy thể hiện dụng ý nghệ thuật nào của nhà thơ?

Câu 3. Tìm và phân tích ý nghĩa biểu đạt của hình tượng “siêu bão” và “hoa súng”?
Câu 4. Chủ đề bài thơ được tạo dựng từ những suy nghĩ và cảm xúc về “siêu bão” và “hoa súng”, đó là
hai hình tượng có quan hệ như thế nào trong bài thơ?
Câu 5. Chỉ ra và phân tích giá trị của thủ pháp nghệ thuật chính được nhà thơ sử dụng để khắc họa hai
hình tượng “siêu bão” và “hoa súng” ?
Câu 6. Chủ đề bài thơ là gì?
Câu 7. Hai câu thơ bông súng tím mọc lên từ nước/ bão Haiyan mọc lên từ biển được viết theo thủ pháp
nghệ thuật gì? Ý thơ thơ gợi những suy nghĩ gì?
Câu 8. Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ bão Haiyan cho tôi kinh hoàng/ bông súng tím cho tôi bình
yên là gì?
1. Sử dụng từ trái nghĩa

2. Sử dụng hình ảnh nhân hóa
3. Sử dụng cấu trúc câu cảm thán
4. Sử dụng phép tương phản, đối lập
Câu 9. Hai câu thơ rồi có thể người ta quên/ mà nhớ gợi đến điều gì?
Câu 10. Cảm nhận ý nghĩa câu thơ trong siêu bão một bông súng nở. Ý thơ thể hiện một cảm hứng nhân
sinh như thế nào?
Câu 11. Câu thơ này có gợi cho em liên tưởng đến một tứ thơ, một câu chuyện, hay một câu tục ngữ…
cùng một ý nghĩa?
Câu 12. Hai câu kết bông súng ấy màu tím/ bão Haiyan màu gì? đã gợi cho em những xúc cảm hay suy
nghĩ gì đặc biệt?
[Người ra đề thi thử: Trịnh Thu Tuyết (THPT Chu Văn An, Hà Nội)]
Trong hai đề bài trên có nhiều câu hỏi khác nhau khiến học sinh lúng túng trong việc trình bày đâu sẽ
trình bày thành đoạn văn, đâu sẽ trình bày thành bài văn, đâu sẽ trình bày thành ý (không gạch đầu dòng mà
xuống dòng viết thành ý). Để biết được cách trình bày phù hợp, học sinh cần nhận dạng được câu hỏi. Đối với
hai đề bài trên, học sinh phải viết thành bài văn hoàn chỉnh có Mở bài, Thân bài, Kết bài đối với câu 2 (đề
1); viết thành dạng đoạn văn (một đoạn văn hoặc một số đoạn văn ty theo dung lượng cần đáp ứng) đối với
câu 1 (đề 1) và các Câu 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12 (đề 2); viết thành dạng ý (lưu ý không gạch đầu dòng) đối
với các câu còn lại.

Như vậy, những câu hỏi yêu cầu viết thành bài văn trong đề Đọc – hiểu (5 điểm) là những câu hỏi có
thang điểm 2 – 3 điểm (chiếm 40 – 60% số điểm của toàn bộ câu hỏi Đọc – hiểu). Những câu hỏi viết thành
đoạn văn là những câu hỏi có hình thức tương tự nhưng lượng điểm cho ít hơn (trong một câu hỏi Đọc – hiểu
5 điểm có tới 20 ý chẳng hạn thì mỗi ý chiếm lượng điểm rất nhỏ), học sinh sẽ trình bày thành đoạn văn với
chủ đề hướng tới nội dung đề bài đề cập đến. Những câu hỏi không nên trình bày thành đoạn văn mà nên chia
thành các ý, mỗi ý viết xong thì xuống dòng và thụt vào đầu dòng là những câu hỏi mang tính lựa chọn trắc
nghiệm. Học sinh cũng không nên diễn giải quá nhiều đối với những câu hỏi dạng này. Để có một sự lựa chọn
đúng đắn về hình thức viết bài văn (nên viết đoạn, viết bài hay xuống dòng viết thành ý) học sinh cần chú ý về
thang điểm chứ không đơn thuần để ý đến dạng câu hỏi. Có thể những dạng câu hỏi mang tính trả lời ngắn gọn
nhưng điểm số nhiều (tương ứng với nó là thời lượng viết cũng phải chia ra nhiều cho câu hỏi đó) thì học sinh
cần triển khai thành bài viết cụ thể. Cùng là một dạng đề nhưng hỏi trong những trường hợp khác nhau, cho
thang điểm khác nhau thì học sinh cũng cần cân nhắc đến phương pháp làm bài. Một đề bài với thang điểm là
2 điểm (tương ứng với thời gian làm bài là khoảng 30 phút/180 phút) thì học sinh hoàn toàn có thể triển khai
thành bài văn hoàn chỉnh được.
Về cách thức diễn đạt, học sinh cần thực hiện bài làm một cách tối ưu nhất, tránh cách trả lời giật cục,
thiếu tính văn học. Các câu hỏi được đưa ra theo xu hướng mới của Bộ GD&ĐT có thể gây khó khăn cho học
sinh trong việc tìm ý vì các em thường chỉ chú ý ôn tập phần tổng thể mà quên đi những chi tiết nhỏ. Để làm
được điều này, các em cần chú trọng vào khâu ôn tập, biết nắm vững những thông tin nhỏ mà vô cùng quan
trọng của tác phẩm, tác giả trong chương trình và ngoài chương trình.
2. Những sai lầm cần tránh mắc phải đối với dạng đề Đọc – hiểu
Thứ nhất, khi thực hiện dạng đề Đọc – hiểu, học sinh nên biết đầu tư về mặt dung lượng thời gian và
trang viết cho tương xứng với thang điểm yêu cầu (5 điểm). Đây là dạng đề mới đối với các em học sinh năm
nay tham dự kì thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH – CĐ, các em mới làm quen nên có thể không viết
được tương xứng với yêu cầu. Một số em không viết hết thời gian được phân cho phần này (50% thời gian của
toàn bộ bài thi) nên kết quả không tốt như mong đợi. Do đó, lưu ý đầu tiên đối với các em khi thực hiện dạng

đề Đọc – hiểu là phải tranh thủ tối đa thời gian của bài thi, tránh viết những đoạn văn quá ngắn so với những
nội dung yêu cầu của đề bài.
Thứ hai, sai lầm cần tránh đối với nhiều học sinh là việc lựa chọn hình thức viết không phù hợp. Có
những đề bài cho ít điểm (chỉ là một ý nhỏ trong câu hỏi) nhưng học sinh viết thành rất nhiều đoạn văn không

cần thiết, hoặc ngược lại, có những đề bài yêu cầu viết thành bài (là một ý lớn, thang điểm là 2 – 3 điểm) thì
lại được viết sơ sài bằng một, hai đoạn văn. Điều này sẽ gây cản trở cho các em trong việc đạt điểm cao, bởi
trong giới hạn cho điểm thấp các em mất quá nhiều thời gian để thực hiện (điểm của phần đó cũng chỉ có vậy)
mà phần cần viết, phần được điểm cao thì các em chưa đầu tư công sức (người chấm sẽ giới hạn điểm bởi các
em viết được ít về hàm lượng kiến thức). Muốn được điểm cao, các em cần biết những câu nào cần viết dài để
ăn điểm, những câu nào chỉ điểm qua những ý chính căn cốt nhất để dành thời gian còn lại cho những câu
khác. Chúng tôi cũng lưu ý rằng cách làm bài gạch đầu dòng từ trước đến nay không được khuyến khích trong
các bài thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH - CĐ, vì thế học sinh nên có những định hướng rõ ràng trong
việc trình bày bài thi. Đối với những em đã quen gạch đầu dòng khi trả lời những câu hỏi về ý cần lưu ý không
để mất điểm bằng việc viết những ý gạch đầu dòng quá sơ lược và vắn tắt, kết quả bài thi tốt nghiệp THPT và
thi tuyển sinh ĐH - CĐ sẽ không cao. Điều quan trọng không chỉ ở các em viết những nội dung gì mà còn ở
các em trình bày như thế nào.
Thứ ba, dạng đề Đọc – hiểu yêu cầu kĩ năng viết đoạn văn rất cao của học sinh. Một bài làm thực sự có
hiệu quả và gây thiện cảm với cán bộ chấm thi là bài làm trước hết đúng quy củ về cách viết đoạn văn (cụ thể
yêu cầu về viết đoạn văn đã được nhắc ở phần trước). Học sinh tránh viết những đoạn văn không rõ chủ đề,
những đoạn văn lan man, nhiều ý thừa, không cần thiết. Học sinh giỏi là những học sinh biết chắt lọc ý tưởng
để đưa vào đoạn văn những ý tinh sắc nhất. Bên cạnh việc trình bày đoạn văn là cách chọn lọc ý để đưa vào
đoạn, bởi không phải ý nào liên quan đến vấn đề mà câu hỏi đưa ra cũng là những ý cần thiết, những ý được
đề cập trong đáp án. Học sinh cần “chạm” được vào những ý đó thì bài làm sẽ được đánh giá cao. Những bài
làm vừa đầy đủ ý, vừa trình bày đoạn văn tốt là những bài làm điểm cao.

C. Các đề bài cụ thể và hướng dẫn chi tiết cách làm về dạng đề Đọc – hiểu (5 điểm)
Dưới đây, chúng tôi xin đưa ra những đề bài cụ thể và đáp án chi tiết cho từng đề bài. Những đề bài dưới
đây đều được tuyển chọn từ những giáo viên có uy tín trong việc ra đề thi ở các trường phổ thông. Các đề bài
được chỉnh sửa theo cấu trúc thay đổi xu hướng ra đề mới của Bộ GD&ĐT (nguồn: Internet). Phần đáp án có
ghi rõ cách trình bày của từng câu nên viết thành đoạn văn, một số đoạn văn, bài văn hay chia thành các ý.

Lưu ý: Đáp án được đưa ra ở phần “hướng dẫn chi tiết” được người viết sách xây dựng chỉ mang tính
chất tham khảo. Đáp án được xây dựng có thể chưa được toàn vẹn và thực sự chính xác với những yêu cầu của
Bộ GD&ĐT khi thiết kế dạng đề bài này (do người viết sách không được tham khảo một barem điểm nào của

Bộ GD&ĐT). Do tính chất “mở” của đề bài mà học sinh có thể có những kiến giải riêng, khác với tác giả của
sách. Học sinh không nên phụ thuộc vào cách giải của người viết, chỉ nên lấy cách hướng dẫn làm phần tham
khảo. Những cách kiến giải hay hơn rất được khuyến khích đối với dạng đề “mở” này.

ĐỀ SỐ 1
Đọc bài thơ sau:
Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm

Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng

Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Trích từ Mẹ của nhà thơ, NXB Phụ nữ, 2008)

Câu 1: Những thông tin sau đây về Mẹ và quả đúng hay sai?
1. Tác giả của bài thơ là một nhà thơ lãng mạn, giai đoạn 1930 – 1945
2. Bài thơ được viết theo thể tự do
3. Trong bài thơ, tác giả chủ yếu sử dụng hình thức ngôn ngữ tự sự
4. Bài thơ gieo vần chân

5. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người mẹ.
Câu 2: Nêu chủ đề của bài thơ?
Câu 3: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang
ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng?
Câu 4: Nghĩa của “trông” ở dòng thơ Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng là gì?
Câu 5: Trong hai dòng thơ Những mùa quả lặn rồi lại mọc - Như mặt trời, khi như mặt trăng,
tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp so sánh đó.
Câu 6: Ở khổ thơ thứ nhất, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Cảm xúc của nhà thơ
dành cho mẹ là gì?
Câu 7: Đặc sắc nghệ thuật của hai dòng thơ:
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên - Còn những bí và bầu thì lớn xuống là gì?
A. Sử dụng từ trái nghĩa.
B. Sử dụng hình ảnh nhân hóa.
C. Sử dụng thủ pháp miêu tả.
D. Sử dụng phép tương phản, đối lập.
Câu 8: Biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng trong hai dòng thơ ? Chúng mang dáng giọt
mồ hôi mặn - Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi? Ghi lại cảm xúc của em khi đọc hai dòng thơ này.
Câu 9: Ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người mẹ hiện lên như thế nào? Hãy ghi lại cảm xúc của
nhà thơ mà em cảm nhận được?
Câu 10: Phần in đậm trong dòng thơ: Và chúng tôi, một thứ quả trên đời được gọi là:
A. Phụ chú. B. Khởi ngữ. C. Tình thái. D. Gọi đáp.
Câu 11: Chữ “hái” trong dòng thơ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái có nghĩa là gì?
Câu 12: Chữ “mỏi” trong dòng thơ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi có nghĩa là gì?
Câu 13: Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai dòng thơ cuối bài? Tác dụng của
những biện pháp đó là gì?

×