Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Đánh giá sự hài lòng của khách tham quan tại đại nội và chùa thiên mụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 17 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH




KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH THAM QUAN
TẠI ĐẠI NỘI VÀ CHÙA THIÊN MỤ






Giảng viên hướng dẫn : Th.S KH Nguyễn Thị Ngọc Cẩm
Sinh viên : Trần Quốc Phú
Ngành : Quản lý lữ hành và hướng dẫn du lịch



Huế, 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.



Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện



Trần Quốc Phú


Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến thầy giáo, cô giáo trong Khoa Du Lịch – Đại
Học Huế đã hết lòng giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt
qua trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến ThS.KH
Nguyễn Thị Ngọc Cẩm người đã trực tiếp hướng dẫn, nhiệt tình giúp
đỡ, động viên trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Trung Tâm Bảo Tồn Di
Tích Cố Đô Huế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực tập, điều tra,
thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài khóa luận tốt
nghiệp. Xin chân thành cám ơn đến các cô chú, anh chị phòng Hướng
Dẫn – Thuyết Minh, đặc biệt là chú Nguyễn Viết Dũng – trưởng
phòng, chú Phạm Văn Thanh đã giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tôi
thực tập tại đây.
Xin cám ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ, động viên của toàn thể
bạn bè, người thân trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù đã có những cố gắng song khóa luận tốt nghiệp này
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy giáo, cô
giáo cũng toàn thể bạn bè góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.


Sinh viên thực hiện
Trần Quốc Phú

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các bảng
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 10
I. Lý do lựa chọn đề tài 10
II. Mục tiêu nghiên cứu 12
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
IV Phương pháp nghiên cứu 13
V. Kết cấu đề tài nghiên cứu 13
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Error! Bookmark not defined.
Chương I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Error!
Bookmark not defined.
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN Error! Bookmark not defined.
I. Một số khái niệm về du lịch và khách du lịch Error! Bookmark not defined.
1.1 Khái niệm du lịch và các loại hình du lịch Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Khái niệm du lịch Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Các loại hình du lịch Error! Bookmark not defined.
1.2 Khái niệm và phân loại khách du lịch Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm khách du lịch Error! Bookmark not defined.
1.2.2 Phân loại khách du lịch Error! Bookmark not defined.
II. Tác động của du lịch Error! Bookmark not defined.
2.1. Tác động tới kinh tế Error! Bookmark not defined.
2.2. Tác động tới văn hóa Error! Bookmark not defined.
2.3. Tác động tới xã hội Error! Bookmark not defined.
2.4. Tác động tới môi trường Error! Bookmark not defined.

2.5. Tác động đến chính trị Error! Bookmark not defined.
III. Hệ thống các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá Error! Bookmark not
defined.
3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh trong du lịch Error!
Bookmark not defined.
3.1.1 Số ngày khách Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Số lượt khách Error! Bookmark not defined.
3.1.3. Doanh thu du lịch Error! Bookmark not defined.
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN Error! Bookmark not defined.
I. Tình hình phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian gần đây Error!
Bookmark not defined.
II. Tình hình phát triển du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2012 Error!
Bookmark not defined.
2.1 Nguồn lực trong du lịch Error! Bookmark not defined.
2.2. Số lượng khách đến Huế giai đoạn 2010-2012 Error! Bookmark not
defined.
Chương II: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH THAM QUAN TẠI
ĐẠI NỘI VÀ CHÙA THIÊN MỤ Error! Bookmark not defined.
I. Thực trạng khai thác du lịch tại Đại Nội và Chùa Thiên Mụ Error! Bookmark
not defined.
1.1. Giới thiệu về Đại Nội và Chùa Thiên Mụ Error! Bookmark not defined.
1.2. Tình hình khách tham quan Đại Nội và chùa Thiên Mụ giai đoạn 2010 – 2012
Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Tỷ trọng khách du lịch đến tham quan lăng Đại Nội và Chùa Thiên Mụ
trong tổng số các điểm di tích ở Huế giai đoạn 2010 – 2012 Error!
Bookmark not defined.
1.2.2. Tình hình khách đến tham quan Đại Nội và Chùa Thiên Mụ giai đoạn 2010-2012
Error! Bookmark not defined.
1.3. Một số thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách khi
tham quan tại Đại Nội và Chùa Thiên Mụ Error! Bookmark not defined.

II. Phân tích đánh giá của khách tham quan tại Đại Nội và Chùa Thiên Mụ.Error!
Bookmark not defined.
2.1. Mô tả mẫu điều tra Error! Bookmark not defined.
2.2 Mục đích mà du khách muốn đến tam quan hai di tích Đại Nội và chùa Thiên Mụ
Error! Bookmark not defined.
2.2.1 Mục đích của du khách đến tham quan Đại Nội Error! Bookmark not
defined.
2.2.1.1 Mức độ đồng ý chung về các mục đích đến tham quan Đại Nội.
Error! Bookmark not defined.
2.2.1.2 Kiểm định ANOVA đối với mức độ đồng ý về mục đích mà khách
du lịch đến tham quan Đại Nội. Error! Bookmark not defined.
2.2.2 Mục đích của du khách đến tham quan chùa Thiên Mụ Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.1 Mức độ đồng ý chung về các mục đích đến tham quan chùa Thiên Mụ.Error!
Bookmark not defined.
2.2.2.2 Kiểm định ANOVA mức độ đồng ý về mục đích của các nhân tố
khách du lịch khi đến tham quan chùa Thiên Mụ Error! Bookmark not
defined.
2.3 Sự mong đợi của du khách về Đại Nội và Thiên Mụ .Error! Bookmark not
defined.
2.3.1 Sự mong đợi của du khách về Đại Nội Error! Bookmark not defined.
2.3.1.1 Mức độ mong đợi chung của du khách về Đại Nội Error!
Bookmark not defined.
2.3.1.2 Kiểm định ANOVA về mức độ mong đợi của du khách tham quan
Đại Nội Error! Bookmark not defined.
2.3.2 Sự mong đợi của khách du lịch về chùa Thiên Mụ Error! Bookmark
not defined.
2.3.2.1 Mức độ mong đợi chung của du khách khi đến tham quan chùa
Thiên Mụ Error! Bookmark not defined.
2.3.2.2 Kiểm định ANOVA về mức độ mong đợi của khách du lịch tham

quan chùa Thiên Mụ Error! Bookmark not defined.
2.4 Sự hài lòng của du khách về Đại Nội và chùa Thiên Mụ .Error! Bookmark
not defined.
2.4.1 Sự hài lòng của du khách về Đại Nội Error! Bookmark not defined.
2.4.1.1 Mức độ hài lòng chung của khách du lịch khi đến tham quan Đại
Nội Error! Bookmark not defined.
2.4.1.2 Kiểm định ANOVA về mức độ hài lòng về các yếu tố du lịch của
các nhóm du khách khi đến tham quan Đại Nội Error! Bookmark not
defined.
2.4.2 Sự hài lòng của khách du lịch về Thiên Mụ Error! Bookmark not
defined.
2.4.2.1 Mức độ hài lòng chung của du khách về chùa Thiên Mụ Error!
Bookmark not defined.
2.4.2.2 Kiểm định ANOVA về mức độ hài lòng về về các yếu tố du lịch của
các nhóm du khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ Error! Bookmark
not defined.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU HÚT
KHÁCH DU LỊCH TẠI ĐẠI NỘI VÀ CHÙA THIÊN MỤ Error! Bookmark
not defined.
3.1. Về công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản Error! Bookmark not
defined.
3.2. Về công tác quảng bá, tiếp thị và cung cấp thông tin Error! Bookmark not
defined.
3.3. Về phát triển nguồn nhân lực Error! Bookmark not defined.
3.4. Về hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ bổ sung Error! Bookmark not
defined.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 14
I. Kết luận 14
II. Kiến nghị 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 2: Biến động về lượng khách đến Huế qua 3 năm 2010-2012
Bảng 3: Số lượng khách và tỷ trọng khách tại các điểm di tích Huế
giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 4: Số lượng khách đến tham quan Đại Nội và chùa Thiên Mụ
giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 5: Số lượng khách đến tham quan Đại Nội giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 6: Thông tin chung về khách du lịch
Bảng 7: Các di tích khác mà du khách đã hoặc sẽ tham quan ngoài
Đại Nội và Chùa Thiên Mụ
Bảng 8: Nguồn lấy thông tin của khách
Bảng 9 : Mức độ đồng ý chung về mục đích của du khách khi tham quan Đại Nội
Bảng 10: Kiểm định ANOVA đối với mức độ đồng ý về mục đích tham quan Đại
Nội của nhóm du khách.
Bảng 11: So sánh mức độ đồng ý về mục đích của các nhóm giới tính, độ tuổi, hình
thức của du khách khi đến tham quan Đại Nội
Bảng 12: Mức độ đồng ý chung về mục đích của du khách khi tham quan chùa
Thiên Mụ
Bảng 13: So sánh mức độ đồng ý về mục đích của các nhóm quốc tịch của du khách
khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Bảng 14: So sánh mức độ đồng ý về mục đích của các nhóm giới tính, độ tuổi, hình
thức của du khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Bảng 15 Mức độ mong đợi chung của du khách đối với Đại Nội
Bảng 16: So sánh mức độ mong đợi về các yếu tố của các nhóm quốc tịch của du
khách khi đến tham quan Đại Nội

Bảng 17: Kiểm định mức độ mong đợi về các yếu tố của các nhóm giới tính, độ
tuổi, hình thức của du khách khi đến tham quan Đại Nội
Bảng 18 Mức độ mong đợi của du khách đối với chùa Thiên Mụ
Bảng 19: So sánh mức độ mong đợi về các yếu tố của các nhóm quốc tịch của du
khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Bảng 20: So sánh mức độ mong đợi về các yếu tố của các nhóm giới tính, độ tuổi,
hình thức của du khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Bảng 21 Mức độ hài lòng chung của du khách đối với Đại Nội
Bảng 22: So sánh mức độ hài lòng về các yếu tố của các nhóm quốc tịch của du
khách khi đến tham quan Đại Nội
Bảng 23: Kiểm định mức độ hài lòng về các yếu tố của các nhóm giới tính, độ tuổi,
hình thức của du khách khi đến tham quan Đại Nội
Bảng 24 Mức độ hài lòng chung của du khách đối với chùa Thiên Mụ
Bảng 25: Kiểm định mức độ hài lòng về các yếu tố của các nhóm quốc tịch của du
khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ
Bảng 26: Kiểm định mức độ hài lòng về các yếu tố của các nhóm giới tính, độ tuổi,
hình thức của du khách khi đến tham quan chùa Thiên Mụ


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và tình hình phát triển kinh
tế ngày càng tăng lên nên nhu cầu cũng như chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng được nâng lên, con người càng đòi hỏi nhu cầu, càng thỏa mãn sự ham
muốn, học hỏi của họ, không còn cái gọi là “ ăn no, mặc ấm” mà đã trở thành “ăn
ngon, mặc đẹp” ngoài những nhu cầu tất yếu như ăn, uống, mặc, cư trú… thì một
nhu cầu khác đang được sự quan tâm của con người do chất lượng đời sống được
nâng cao đó là nghỉ ngơi, giải trí, du lịch.
Biết được tình hình phát triển du lịch của thế giới và sự quan trọng của du

lịch đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Nhà nước
đã có những chính sách, biện pháp giúp du lịch trở thành một ngành công nghiệp
mũi nhọn, ngành “công nghiệp không khói” đóng góp lớn vào ngân sách của đất
nước, ngoài ra du lịch còn bảo tồn các giá trị văn hóa, giá trị lịch sử, giá trị nhân
văn… mang tính giáo dục tới cộng đồng, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, quảng bá hình ảnh về đất nước, con người Việt Nam trên
toàn thế giới, từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch lớn trong khu vực.
Cùng với sự phát triển du lịch của đất nước và Huế cũng là một điểm đến
hấp dẫn thì du lịch của Thừa Thiên Huế cũng đang tận dụng những ưu điểm, thuận
lợi, khai thác hệ thống tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú
đa dạng để tạo nên một thương hiệu riêng, một dấu ấn đặc biệt trong lòng của du
khách.
Nằm ở dải đất miền Trung Việt Nam đầy nắng gió, trải qua biết bao thăng
trầm biến cố của lịch sử, Huế từ lâu đã được biết đến như là một điểm du lịch hấp
dẫn trong lòng của du khách trong và ngoài nước. Bởi lẽ Huế đã nổi tiếng bởi
những danh lam thắng cảnh, những bờ biển trong xanh, núi rừng hùng vỹ, hệ
thống đầm phá Tam Giang… Bên cạnh đó, Huế còn là trung tâm du lịch - văn hóa
– lịch sử quan trọng của đất nước. Mang trong mình nét dịu dàng, thâm trầm và
sâu lắng đã in sâu vào trong tiềm thức của người Huế xưa và nay, người dân Huế
đã đưa những nét văn hóa đặc trưng đó vào trong cuộc sống thường ngày qua ẩm
thực, văn hóa dân gian, qua các điệu hò ca Huế khúc “Nam ai nam bằng”, qua lối
sống, sinh hoạt, qua kiến trúc nhà ở… Một thời là Kinh đô Phú Xuân của triều đại
phong kiến cuối cùng của đất nước, triều đại nhà Nguyễn đã để lại cho người sau
một kho tàng triến trúc vô giá đó là Quần thể di tích cố đô Huế với 23 công trình
kiến trúc được Thủ tướng chính phủ đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt quan trọng và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới
vào ngày 11 tháng 12 năm 1993.
Quần thể di tích cố đô Huế thu hút được nhiều khác tham quan cũng như
nhà nghiên cứu phát triển về du lịch, hệ thống di tích rất phong phú đa dạng về
kiểu dáng, quy mô, kiểu kiến trúc…, di tích tiêu biểu nhất, có quy mô xây dựng

lớn nhất bao gồm các công trình độc đáo và được xem là nơi dừng chân đầu tiên
của khách du lịch đó là Đại Nội – nơi làm việc và sinh sống của Vua nhà Nguyễn.
Sông Hương chính là linh hồn của mảnh đất Cố đô, nó đã thổi vào Huế và
người dân Huế nét nên thơ, dịu dàng, êm đềm, sâu lắng, và chính con sông này là
chiếc gương soi bóng của Chùa Thiên Mụ cổ kính - một trong những di tích nổi
tiếng mang trong mình giá trị lịch sử - văn hóa và tâm linh.
Mặc dầu số lượng khách tham quan mỗi di tích là rất lớn, việc khai thác gần
như đều đặn mỗi ngày, nhưng việc đầu tư, nâng cấp, bảo tồn tại mỗi điểm di tích
thì vẫn chưa được quan tâm đáng kể. Đa số khách đến tham quan lần đầu và tỷ lệ
khách quay lại vẫn còn rất ít. Những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là
hoạt động du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đa dạng, các dịch vụ bổ sung
chưa phong phú đáp ứng nhu cầu của khách tham quan du lịch. Hạn chế lớn nhất
của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế là công tác tiếp thị, quảng bá du lịch chưa
thật sự có hiệu quả. Mặt khác, du lịch ngày càng phát triển, khách du lịch ngày
càng có nhiều kinh nghiệm hơn, nhiều sự lựa chọn hơn, do vậy họ cũng trở nên
khắc khe trong việc chọn lựa loại hình du lịch phù hợp với sở thích và khả năng
chi tiêu của mình. Ngày càng nhiều các điểm tham quan lý thú, và do vậy sự cạnh
tranh càng ngày càng gay gắt.
Chính vì vậy việc đưa ra chính sách, tìm kiếm biện pháp, nghiên cứu phát
triển, bảo tồn là hết sức quan trọng và cấp bách, để loại hình du lịch văn hóa - lịch
sử phát triển, đồng thời tạo nên sự kết hợp hoàn hảo khi khai thác hai di tích này
với các điểm du lịch khác tạo nên điểm nhấn của du lịch Huế. Để làm được điều
này cần phải nắm bắt nhu cầu, đặc điểm tâm sinh lý, thị hiếu của khách tham quan.
Nghiên cứu và đánh giá sự hài lòng của khách hàng nói chung và khách tham quan
nói riêng Đó chính là việc hiểu rõ những lợi ích từ hai di tích Đại Nội và Chùa
Thiên Mụ mang lại cho du lịch Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá sự hài
lòng của khách tham quan tại Đại Nội và Chùa Thiên Mụ” làm nội dung cho
khoá luận tốt nghiệp của tôi.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Đề tài “Đánh giá sự hài lòng của khách tham quan tại Đại Nội và Chùa
Thiên Mụ” được chọn nhằm góp phần giải quyết những vấn đề đặt ra ở phần lý
do. Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận, tìm hiểu những đánh giá của khách
tham quan dựa trên những cơ sở thực nghiệm, đề tài tiến hành nghiên cứu, phân
tích thực trạng để xác định những ưu điểm, hạn chế, cũng như những nguyên nhân
của nó trong công tác phục vụ khách tham quan. Từ đó, đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách, đem đến sự
hài lòng trọn vẹn trong suốt chuyến tham quan.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: khách du lịch nội địa và quốc tế khi đến tham
quan hoặc sử dụng các chương trình du lịch có đến tham quan Đại Nội và Chùa
Thiên Mụ trong thời gian ở Huế.
2. Phạm vi nghiên cứu :
- Đề tài chọn hai điểm di tích thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế là Đại Nội
và Chùa Thiên Mụ để đánh giá sự hài lòng của du khách sau chuyến tham quan
của họ. Sỡ dĩ chọn như vậy là do hai di tích này được xây dựng theo kiến trúc ảnh
hưởng của Nho giáo và dể dàng tìm được những điểm chung trong kiến trúc, từ đó
có thể đánh giá sự hài lòng của du khách khi đến tham qua hai di tích này như dự
kiến và hai điểm du lịch hấp dẫn này thường được kết hợp với nhau trong những
chương trình du lịch.
- Đề tài chỉ tập trung phân tích, đánh giá về sự hài lòng của khách tham
quan đối với các điểm di tích Đại Nội và Chùa Thiên Mụ trên các khía cạnh: Kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội và môi trường
- Với điều kiện có hạn về thời gian, đề tài chỉ đưa ra một số giải pháp tình
thế góp phần cải thiện tình hình hiện tại, xây dựng một điểm đến hấp dẫn, lý tưởng
trong mắt du khách và góp phần thu hút ngày càng nhiều hơn khách đến tham
quan các điểm di tích.
- Thời gian : học tập và khảo sát thực tế trong khoảng thời gian từ
01/02/2013 đến 15/05/2013 tại hai di tích Đại Nội và chùa Thiên Mụ.
IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã sử dụng một số phương
pháp chủ yếu như:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra chọn mẫu
- Phương pháp quan sát, tổng hợp, thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích thống kê xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0
Ngoài ra, đề tài có sử dụng các tài liệu và số liệu thứ cấp liên quan từ của
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Tổng Cục Du Lịch (VNAT), của Sở Thể
Thao - Văn Hoá – Du Lịch Thừa Thiên Huế…là những nguồn tài liệu được sử
dụng trong đề tài và được chỉ rõ làm cơ sở cho hoạt động nghiên cứu.
V. KẾT CẤU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
- Chương I : Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Chương II : Đánh giá sự hài lòng của khách tham quan tại Đại Nội và
Chùa Thiên Mụ
- Chương III : Một số giải pháp nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
quốc tế tại Đại Nội và Chùa Thiên Mụ
Do hạn chế về thời gian, kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân
nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ,
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận
Với điều kiện tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, du lịch Huế đang có
những bước phát triển đáng kể cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ du lịch. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ của hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, du lịch Huế đang
phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức trong cạnh tranh khu vực và quốc tế.
Nằm bên cạnh các “cường quốc du lịch” như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia nơi mà tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá và lịch sử có
nhiều nét tương đồng, du lịch Huế nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung phải

không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh và hoà nhập trong thị trường khu vực và
thế giới.
Đặc biệt, Thừa Thiên Huế với quần thể di tích cố đô được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hoá Thế giới - một trong những tâm điểm của “Hành trình Di
sản Thế giới” (Would Heritage Road - Việt Nam), du lịch Huế có điều kiện thuận
lợi để giới thiệu và quảng bá hình ảnh Huế như là điểm đến hấp dẫn với nhiều loại
hình du lịch đa dạng, trong đó nổi bậc nhất là du lịch văn hoá. Mặt khác, cần
thường xuyên nghiên cứu những đặc điểm tâm lý, thị hiếu của khách. Từ đó có
phương hướng, biện pháp nâng cao khả năng phục vụ khách, đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách.
Phân đoạn thị trường và đặc trưng của các đoạn thị trường du khách đến
Huế theo các đặc tính dân số học (quốc tịch, độ tuổi, giới tính, hình thức chuyến
đi…) và mục đích chuyến đi, số lần đến Huế. Kiểm định thống kê cho thấy có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa các đoạn thị trường trong đánh giá các nhân tố cơ bản,
tuy nhiên, sự khác biệt về giới ít tạo ra sự khác biệt đáng kể, trong khi những khác
biệt về quốc tịch, tuổi tác, hình thức chuyến đi, mục đích lại đem lại những ý
nghĩa sâu sắc. Nghiên cứu, đánh giá sự hài lòng của khách tham quan các di tích
mà đặc biệt là Đại Nội và chùa Thiên Mụ sẽ giúp cho những người quản lý, những
người làm công tác du lịch có những giải pháp thích ứng nâng cao sự hài lòng của
khách, thu hút khách đến và trở lại ngày càng nhiều hơn.
Khách tham quan các di tích lịch sử văn hoá nói chung và những di tích
Triều Nguyễn nói riêng đều cho thấy sự tiếp cận toàn diện về di dản văn hóa của thế
giới: sự hài lòng của tổng thể cao hơn sự hài lòng đối với từng bộ phận riêng lẻ.
Những bộ phận cụ thể không thể gợi lên cảm xúc toàn diện mạnh mẽ. Bài nghiên
cứu đánh giá sự hài lòng của khách tham quan đã phân tích ảnh hưởng của những
đặc điểm cá nhân đến sự hài lòng của khách tham quan đối với Đại Nội và chùa
Thiên Mụ. Nhìn chung, khách tham quan có ấn tượng rất tốt đẹp về Đại Nội và chùa
Thiên Mụ. Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số không ít hạn chế cần phải khắc phục.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng đã nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao
hơn nữa sự hài lòng của khách tham quan. Mong rằng trong thời gian tới, điểm tham

quan di tích Đại Nội và chùa Thiên Mụ sẽ có những bước tiến mới trong quá trình
phục vụ khách, thu hút càng nhiều hơn khách đến và trở lại tham quan.
II. Kiến nghị
Để tạo điều kiện cho việc thực hiện những giải pháp đã nêu trên, chúng tôi xin
có những kiến nghị sau đối với các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng như
sau:
* Đối với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
- Thực hiện các công tác trùng tu bảo vệ và tôn tạo di tích một cách có hiệu
quả; phù hợp với cảnh quan kiến trúc ban đầu.
- Nhanh chóng trùng tu và đưa các công trình trong Đại Nội còn lại vào
hoạt động du lịch chính thức với sự quản lý của Trung tâm.
- Có cơ chế tuyển chọn và đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ cao. Thường xuyên bồi dưỡng nâng cao trình độ cho cán bộ, nhân viên.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh du lịch, giữ
gìn di tích cũng như bảo vệ môi trường trong sạch xung quanh các di tích, đặc biệt
là Đại Nội và chùa Thiên Mụ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu về các di tích trên các phương tiện
truyền thông đại chúng.
- Phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và các nhà cung cấp dịch vụ du
lịch tổ chức nhiều chương trình du lịch văn hoá hấp dẫn, mới lạ, độc đáo có liên quan.
- Cần tăng cường các công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia
công tác bảo vệ môi trường tự nhiên, kinh tế, văn hoá-xã hội của cộng đồng địa
phương và đặc biệt là tại các điểm du lịch.
* Đối với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thường xuyên tổ chức các hội nghị, hội thảo du lịch xoay quanh việc bảo tồn
và phát huy các giá trị di sản văn hoá nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề cấp thiết.
- Cần có những chiến lược lâu dài và bền vững về quy hoạch du lịch nói
chung, công tác bảo tồn và phát huy các tiềm năng du lịch sẵn có nói riêng nhằm
phát triển du lịch theo hướng bền vững.
- Tiến hành các buổi tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý các khu

di tích, trau dồi thêm khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, nhằm nâng cao nhận
thức của những đối tượng trực tiếp phục vụ khách.
* Đối với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
- Quan tâm chỉ đạo mọi hoạt động du lịch trong khuôn khổ pháp luật nhằm
khai thác tốt hơn các loại hình du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch văn hoá.
- Điều tiết, phân công, phân cấp quản lý di tích; xây dựng các cơ chế, chính
sách mở rộng tạo điều kiện cho hoạt động bảo tồn và trùng tu các khu di tích hiện
nay được tiến hành thuận lợi.
- Xây dựng các chính sách đặc biệt để hỗ trợ và phục hồi các làng nghề
truyền thống, thu hút các nghệ nhân, các chuyên gia khoa học trong và ngoài nước
đến làm việc và đóng góp cho công cuộc bảo tồn di sản văn hoá Huế.
- Nghiên cứu, cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý
các di sản văn hoá Huế theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện ba chức
năng lớn: bảo vệ, trùng tu và khai thác.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia công tác
bảo tồn di tích, bảo vệ môi trường cảnh quan bên trong và xung quanh các điểm di
tích.
- Phối hợp với các ban ngành chức năng trong công tác tổ chức hoạt động du
lịch, gắn việc khai thác du lịch với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Huế.
Đồng thời, cần có những biện pháp hợp lý, để giải quyết nhanh, gọn, dứt điểm nạn ăn
xin, chèo kéo khách, nạn bán hàng rong…làm mất mỹ quan của thành phố du lịch.
- Chú trọng một phần kinh phí vào công tác quảng bá hình ảnh du lịch Huế nói
chung và hình ảnh các lăng tẩm Huế nói riêng đến với bạn bè quốc tế

×