Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Gíao án địa lý lớp 11 đông nam á tiết 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.93 KB, 15 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG: THPT TẠ QUANG BỬU
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY LỚP 11
BÀI 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (TIẾP THEO)
TIẾT 3: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
GVHD: CÔ: Phan Thị Mỹ Ngọc
SVTT: Lương Thị Mỹ Duyên
TPHCM.Ngày 18 tháng 3 năm 2015
1
BÀI 11
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á ( tiếp theo)
Tiết 3 : Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các mục tiêu chính của ASEAN
- Đánh giá được các thành tựu cũng như thách thức đối với ASEAN.
- Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam trong quá trình hội
nhập.
2. Kĩ năng
- Lập đề cương và trình bày một báo cáo.
- Kĩ năng
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC CẦN THIẾT
- Máy chiếu.
- Bản đồ kinh tế chung Đông Nam Á.
- Phiếu học tập.
III. TRỌNG TÂM CỦA BÀI
- Các mục tiêu chính và cơ chế hợp tác của ASEAN.
- Những thành tựu đã đạt được và những thách thức của các nước ASEAN.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Kiểm tra bài cũ


Câu 1: Trình bày xu hướng phát triển và cơ cấu của ngành công nghiệp ở Đông Nam Á?
(3 phút).
Câu 2: Trình bày tình hình sản xuất và phân bố của cây lúa nước ở Đông Nam Á?
(3 phút).
* Mở bài
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức kinh tế - xã hội đang có
sự phát triển không ngừng và ngày càng có vị trí nâng cao trên trường quốc tế. Để nâng
2
cao hơn sự hiểu biết về tổ chức này, hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Hiệp hội các nước
Đông Nam Á (ASEAN)”.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Mục tiêu và cơ chế hợp tác của
ASEAN. (15 phút).
* Tìm hiểu sơ lược về các bước hình thành
và phát triển của ASEAN.( 3 phút)
Hình thức : Cả lớp – cá nhân
GV :
- Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, một số
nước Đông Nam Á giành được độc lập. Để
tăng cường quan hệ hợp tác phát triển kinh
tế, khoa học kĩ thuật đồng thời hạn chế ảnh
hưởng của các nước lớn, ngày 8/8/1967,
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan).
CH : Hãy xác định trên bản đồ vị trí các
nước đã gia nhập và nước chưa gia nhập tổ
chức ASEAN?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức.
- Khi mới thành lập năm 1967, có sự tham

gia của các nước: Inđônêxia, Malaixia,
Xingapo, Thái Lan và Philippin.
- Các nước lần lượt gia nhập thêm là:
• Bru- nây : năm 1984
• Việt Nam : năm 1995
• Mi-an-ma và Lào : năm 1997
• Cam-pu-chia : năm 1999
- Nước chưa gia nhập là Đông-ti-mo
1. Mục tiêu chính của ASEAN (6 phút)
GV: Lấy một số ví dụ hình ảnh để dẫn dắt
học sinh hiểu về những mục tiêu chính của
ASEAN
VD 1: Ngày 10-12- 2011, Hội nghị Bộ
I. MỤC TIÊU VÀ CƠ CHẾ HỢP TÁC
CỦA ASEAN
- ASEAN được thành lập năm 1967 tại
Băng Cốc với 5 nước thành viên đầu tiên là
Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin,
Xingapo.
- Các nước lần lượt gia nhập thêm là:
• Bru- nây : năm 1984
• Việt Nam : năm 1995
• Mi-an-ma và Lào : năm 1997
• Cam-pu-chia : năm 1999
( Đông ti mo là quốc gia chưa gia nhập tổ
chức ASEAN).
1. Các mục tiêu chính của ASEAN
Sơ đồ SGK.
3
trưởng Giao thông - Vận tải (GTVT) các

nước ASEAN lần thứ 15 (ATM 15) đã khai
mạc tại Hà Nội. Nội dung hội nghị lần này
tập trung thảo luận các chương trình, kế
hoạch hợp tác trong lĩnh vực hàng không,
hàng hải và vận tải mặt đất nhằm tăng
cường kết nối GTVT, tự do hóa và mở cửa
thị trường các dịch vụ vận tải cũng như tạo
thuận lợi cho vận tải đường bộ qua biên
giới, vận tải quá cảnh quốc gia giữa các
nước ASEAN và giữa ASEAN với từng
nước đối tác.  Thúc đẩy sự phát triển kinh
tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của
các nước thành viên.
VD 2: Ngày 24-2-1976, tại Bali, In-đô-nê-
sia, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông
Nam Á (TAC) hay còn gọi là Hiệp ước Ba-
li, đã ra đời với mục tiêu thúc đẩy hòa bình
vĩnh viễn, tình hữu nghị và hợp tác lâu bền
giữa nhân dân các nước thành viên, góp
phần tăng cường sức mạnh, tình đoàn kết và
quan hệ chặt chẽ hơn giữa các nước Đông
Nam Á.
 Xây dựng một Đông Nam Á thành một
khu vực ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã
hội phát triển.
VD 3: Một vấn đề xảy ra ở khu vực, dù có
tác động trực tiếp hay gián tiếp đến các
nước thành viên, vẫn luôn được cả 10 nước
cùng quan tâm, trao đổi để tìm ra giải pháp
chung. Thực tế cho thấy, ngoài vấn đề Biển

Đông, các vấn đề từ an ninh của các khu
vực khác cũng như tại châu Á, cho đến các
vấn đề như phát triển bền vững, bảo vệ và
sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê
Công, giảm ô nhiễm khói mù xuyên biên
giới… đã trở thành chủ đề được cả Hiệp hội
cùng chia sẻ, đề ra hướng giải quyết phù
hợp.
 Giải quyết những khác biệt trong nội bộ
liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với
4
các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc
tế khác.
CH: Tại sao mục tiêu của ASEAN lại nhấn
mạnh đến sự ổn định?
HS : Trả lời
GV : Chuẩn kiến thức
- Nhiều thành viên ASEAN đề đã trải qua
xung đột, chiến tranh , mỗi cuộc chiến tranh,
xung đột đều gây ra bất ổn cho khu vực và
làm chậm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội
của chính các nước đó nên hòa bình, ổn định
vừa là mục tiêu nhưng cũng chính là điều
kiện kiên quyết cho sự phát triển.
- Tại thời điểm hiện nay, sự ổn định của khu
vực sẽ không tạo cớ để các thế lực bên
ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của
khu vực.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN (6 phút)
CH: Hãy nêu cơ chế hợp tác của ASEAN?

Bằng hiểu biết của mình, hãy lấy ví dụ cụ
thể minh họa cho một trong các cơ chế hợp
tác để đạt được mục tiêu chung của
ASEAN?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiên thức
-Thông qua các diễn đàn:
+ Diễn đàn biển ASEAN tại Manila
(Philippin) ngày 35/10/2012.
+ Diễn đàn giáo dục ASEAN lần 3 “ Giáo
dục xanh về sự phát triển bền vững” được
diễn ra vào ngày 19/8/2010 tại Hà Nội.
• Thông qua các hiệp ước:
+ Hiệp ước chống khủng bố ( Hội nghị cao
cấp ASEAN lần thứ 12 ngày 13/01/2007 tại
đảo Cebu của Philippin.
• Tổ chức các hội nghị:
+ Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước
ASEAN, lần 6 (29/5/2012)
+ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 20 được
diễn ra tại Phnompenh vào ngày 3/4/2012.
2. Cơ chế hợp tác của ASEAN
Cơ chế hợp tác của ASEAN:
- Thông qua các diễn dàn.
- Thông qua các hiệp ước.
- Tổ chức các hội nghị.
- Thông qua các dự án, chương trình
phát triển.
- Xây dựng “ Khu vực thương mại tự
do ASEAN”

- Thông qua các hoạt động văn hóa,
thể thao của khu vực.
 Đảm bảo thực hiện các mục tiêu của
ASEAN.
5
• Thông qua các dự án, chương trình
phát triển:
+Chương trình ASEAN- Nhật Bản về quan
hệ lao động.
+ Dự án tăng cường khả năng công nhận tay
nghề của các nước ASEAN.
+ Chương trình phát triển nguồn nhân lực
cho quan chức ASEAN ( thông qua vào
ngày 28/10/2010).
• Thông qua các hoạt động văn hóa, thể
thao của khu vực:
+ Giao lưu văn hóa giữa phụ nữ ASEAN tại
Malaysia ngày 22/10/2012.
+ Giao lưu văn hóa - ẩm thực truyền thống
ASEAN (12/10/2012) tại đại sứ quán Việt
Nam ở Jakasta ( Indonexia).
+Đại hội thể thao Đông Nam Á ( 2 năm
được tổ chức 1 lần).
Chuyển tiếp : Qua 45 năm tồn tại và phát
triển ASEAN đã có được những thành tựu gì
và ASEAN đã và đang phải đối mặt với
những thách thức như thế nào? Chúng ta sẽ
tìm hiểu trong phần tiếp theo.
HĐ 2: Tìm hiểu thành tựu và thách thức
đối với ASEAN. (18 phút)

Hình thức: Nhóm
GV : Chia lớp thành 3 nhóm , phân công
công việc và phát phiếu học tập
• Nhóm 1: Tìm hiểu thành tựu của
ASEAN.
• Nhóm 2: Tìm hiểu về những thách
thức đối với ASEAN.(Trình độ phát
triển còn chênh lệch và Vẫn còn tình
trạng đói nghèo)
• Nhóm 3: Tìm hiểu về những thách
thức đối với ASEAN.(Các vấn đề xã
hội khác)
6
HS : Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập
sau đó đại diện nhóm lên trình bày.
*Thành tựu của ASEAN ( 9 phút)
CH: Hãy kể thêm các thành tựu của
ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các
thành tựu đó?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức:
• Thành tựu:
-Về kinh tế : ASEAN đã hoàn thành cơ bản
các cam kết về hình thành khu vực mậu dịch
tự do ASEAN với hầu hết các dòng thuế
được giảm xuống 0,5.
ASEAN tích cực tăng cường hợp tác kinh
tế-thương mại với các đối tác bên ngoài,
nhất là việc đàm phán thiết lập các khu vực
mậu dịch tự do (FTA) với hầu hết các nước

đối thoại của ASEAN, như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôt-xtrây-lia
và Niu Di-lân,
- Về văn hóa – xã hội : Các hoạt động hợp
tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng
với nhiều chương trình, dự án khác nhau
trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục – đào tạo,
khoa học – công nghệ, môi trường, phòng
chống ma túy,
• Nguyên nhân:
- Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi , thu
hút sự đầu tư từ các nước phát triển và giữa
các nước trong khu vực do tăng cường hợp
tác.
- Áp dụng chính sách phù hợp với xu hướng
phát triển của nền kinh tế thế giới và phát
huy nguồn lực trong nước, thúc đẩy phát
triển kinh tế trong nước hướng ra xuất khẩu.
(Ưu tiên phát triển các ngành kinh tế sinh
lời nhanh, mang lại hiệu quả cao( du lịch,
dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng). Ở nhiều
nước ưu tiên đầu tư phát triển các ngành
công nghệ cao.
II. THÀNH TỰU CỦA ASEAN.
- 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành
thành viên của ASEAN.
- GDP tăng khá nhanh đạt 799,9 tỉ USD
(2004).
- Gần đây luôn xuất siêu. Năm 2004, gía trị
xuất khẩu đạt 552,5 tỉ USD, giá trị nhập

khẩu gần 492 tỉ USD (xuất siêu khoảng
60,5 tỉ USD).
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa
đều và chưa thật vững chắc.
- Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt
của các quốc gia có sự thay đổi nhanh
chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển
theo hướng hiện đại hóa.
- Tạo dựng một môi trường hòa bình, ổn
định trong khu vực.
7
- Các nhà lãnh đạo tài ba, năng động, nhạy
cảm, có năng lực, trình độ tổ chức quản lí
giỏi và hiệu quả.
- Bên cạnh những ngành kinh tế mới, hiện
đại vẫn duy trì các ngành kinh tế truyền
thống.
* Thách thức đối với ASEAN (9 phút)
1. Trình độ phát triển chênh lệch
CH: Trình độ phát triển giữa một số quốc
gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới
mục tiêu phấn đấu của ASEAN?
HS : Trả lời
GV : Chuẩn kiến thức
- Trình độ phát triển chênh lệch giữa các
nước dẫn đến sự liên kết phát triển kinh tế
giữa các nước không cao. Dẫn tới một số
nước có nguy cơ tụt hậu.
2. Vẫn còn tình trạng đõi nghèo

CH: Tình trạng đói nghèo ở một số bộ phận
dân cư sẽ gây trở ngại gì trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia?
HS : Trả lời
GV : Chuẩn kiến thức
- Nhà nước phải chi phí nhiều cho các quỹ
an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, hỗ trợ
thất nghiệp, y tế gây kìm hãm sự phát triển
kinh tế.
- Tình trạng đói nghèo là nguyên nhân gây
nên các vấn đề về tệ nạn xã hội.
CH : Đảng và nhà nước ta đã có những
chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức:
-Các chính sách như :
+ Chương trình giải quyết việc làm
+ Chương trình hỗ trợ nông dân vay vốn
+ Chương trình xoá đói giảm nghèo cho
các xã nghèo…
III. THÁCH THỨC ĐỐI VỚI ASEAN
1. Trình độ phát triển chênh lệch
Tăng trưởng kinh tế không đều. Trình
độ phát triển còn chênh lệch. Dẫn tới nguy
cơ một số nước có nguy cơ tụt hậu.
2. Vẫn còn tình trạng đói nghèo.
Còn một bộ phận dân chúng có mức
sống thấp, tình trạng đói nghèo, dịch bệnh,
thất nghiệp làm cản trở sự phát triển, dễ
gây mất ổn định xã hội.

8
3. Các vấn đề xã hội khác
CH: Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp
lí là một trong những thách thức của
ASEAN. Cần phải khắc phục điều đó bằng
những biện pháp nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức
• Ví dụ:
-Môi trường bờ biển nơi có nhiều vùng rừng
ngập mặn cũng bị tàn phá để làm các bãi
nuôi tôm hoặc để phát triển cho mục đích
khác.
- Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện nay chỉ riêng Ma-lai-xi-a cũng đã có
42 con sông bị “chết” bởi chất thải công
nghiệp và chất thải sinh hoạt.
- Khai thác dầu khí của các nước trong khu
vực như In-đo-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Việt
Nam, đều chứa đựng nguy cơ cao về ô
nhiễm biển.
-Dầu mỏ khai thác được xuất khẩu thô sau
đó nhập khẩu dầu đã qua chế biến. …

• Biện pháp:
- Áp dụng chính sách cũng như thể chế tốt
hơn về quản lí TNTN.
- Cần phải nghiên cứu xây dựng các trung
tâm dự trữ khoáng sản và cần triệt để xuất

khẩu khoáng sản thô. Các trung tâm này sẽ
được đặt ở những vùng có nguồn tài nguyên
lớn. Thuận tiện thu mua khoáng sản thô.
Kêu gọi đầu tư để sớm nhận công nghệ và
hình thành các nhà máy chế biến các sản
phẩm sâu.
- Có chính sách đầu tư đổi mới công nghệ,
thiết bị khai thác, khuyến khích hỗ trợ đối
với khai thác tận thu ở khu vực khó khăn,
phức tạp.
3. Các vấn đề xã hội khác.
-Vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở
một số quốc gia.
- Xung đột tôn giáo, dịch bệnh, đào tạo
nguồn nhân lực.
-Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường chưa hợp lí.
9
HĐ 3 : Tìm hiểu Việt Nam trong quá
trình hội nhập ASEAN ( 6 phút)
Hình thức : cả lớp
CH: Khi gia nhập ASEAN Việt Nam có
những cơ hội và thách thức nào?
HS: Trả lời
GV: Chuẩn kiến thức

IV. VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH
HỘI NHẬP ASENAN.
- Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các
nước trong hiệp hội hợp tác trong các lĩnh

vực kinh tế, văn hóa, giáo dục khoa học –
công nghệ, trật tự an toàn xã hội…tạo cơ
hội cho nước ta phát triển.
- Việt Nam đã đóng góp nhiều sáng kiến để
củng cố, nâng cao vị thế của ASEAN trên
trường quốc tế.
-Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam
gia nhập ASEAN:
• Thời cơ:
+ Có cơ hội hòa nhập vào cộng đồng khu
vực, vào thị trường các nước Đông Nam Á.
+Thu hút đầu tư, mở rộng giao luu, học tập,
tiếp thu khoa học kĩ thuật, công nghệ đê
phát triển.
• Thách thức:
+ Việt Nam phải chịu cạnh tranh quyết liệt,
nhất là về kinh tế.
+ Hòa nhập không đúng dễ bị tụt hậu về
kinh tế và bị hòa tan về chính trị, văn hóa,
xã hội…
IV. ĐÁNH GIÁ
1.Nêu các mục tiêu của ASEAN?
2.Nêu một số thành tựu và thách thức của ASEAN?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Sưu tầm về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á.
10
VI. PHỤ LỤC
1.Phiếu học tập
a. Phiếu học tập số 1
NHÓM 1

1. Trình bày thành tựu của ASEAN?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
2. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành tựu
đó?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
11
b. phiếu học tập số 2
NHÓM 2
1. Chứng minh rằng trình độ phát triển chênh lệch và tình trạng đói nghèo là một
trong những thách thức đối với ASEAN?
• Trình độ phát triển còn chênh lệch:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………Vẫn còn tình trạng đói nghèo:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
2. Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì tới
mục tiêu phấn đấu của ASEAN?
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
3. Tình trạng đói nghèo ở một số bộ phận dân cư sẽ gây trở ngại gì trong việc phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và nhà nước ta đã có những chính
sách gì để xóa đói, giảm nghèo?

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
………………
c. Phiếu học tập số 3
NHÓM 3
1. Trình bày vấn đề “các vấn đề xã hội khác” một trong những thách thức ASEAN?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………
12
2. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa hợp
lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục điều đó bằng
những biện pháp nào?
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………
3. Thông tin phản hồi phiếu học tập
a. Phiếu học tập số 1
NHÓM 1
1. Trình bày thành tựu của ASEAN?
+ Tăng trưởng kinh tế khá cao: GDP tăng nhanh, năm 2004 đạt 799,9 tỉ USD
+ Gần đây luôn xuất siêu:
Năm 2004:
• Giá trị xuất khẩu đạt gần 552,5 tỉ USD
• Giá trị nhập khẩu gần 492 tỉ USD

+ Đời sống nhân dân được cải thiện, bộ mặt của các quốc gia có sự thay đổi nhanh
chóng, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
+Tạo dựng một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
2. Hãy kể thêm các thành tựu của ASEAN. Nguyên nhân nào dẫn tới các thành
tựu đó?
• Thành tựu:……………………………………………………………………………
• Nguyên nhân :
+Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi , thu hút sự đầu tư từ các nước phát triển và
giữa các nước trong khu vực do tăng cường hợp tác.
+Áp dụng chính sách phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới và
phát huy nguồn lực trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước hướng ra
xuất khẩu. ((Ưu tiên phát triển các ngành kinh tế sinh lời nhanh, mang lại hiệu quả
cao( du lịch, dệt may, sản xuất hàng tiêu dùng). Ở nhiều nước ưu tiên đầu tư phát
triển các ngành công nghệ cao.
+Các nhà lãnh đạo tài ba, năng động, nhạy cảm, có năng lực, trình độ tổ chức quản
lí giỏi và hiệu quả.
13
+ Bên cạnh những ngành kinh tế mới, hiện đại vẫn duy trì các ngành kinh tế truyền
thống.
b. Phiếu học tập số 2
NHÓM 2
1. Chứng minh rằng trình độ phát triển chênh lệch và tình trạng đói nghèo là
một trong những thách thức đối với ASEAN?
• Trình độ phát triển còn chênh lệch:
-Trình độ phát triển không đồng đều thể hiện qua GDP/người theo giá thực tế năm
2004:
+Singapo đạt 25.207 USD
+Việt Nan : 553 USD
+Lào : 432 USD
+ Campuchia: 358 USD

+Mianma: 166 USD
• Vẫn còn tình trạng đói nghèo:
2. Trình độ phát triển giữa một số quốc gia còn quá chênh lệch đã ảnh hưởng gì
tới mục tiêu phấn đấu của ASEAN?
Trình độ phát triển chênh lệch giữa các nước dẫn đến sự liên kết phát triển kinh tế
giữa các nước không cao. Dẫn tới một số nước có nguy cơ tụt hậu.
3. Tình trạng đói nghèo ở một số bộ phận dân cư sẽ gây trở ngại gì trong việc
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia? Đảng và nhà nước ta đã có
những chính sách gì để xóa đói, giảm nghèo?
- Nhà nước phải chi phí nhiều cho các quỹ an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, hỗ
trợ thất nghiệp, y tế gây kìm hãm sự phát triển kinh tế.
- Tình trạng đói nghèo là nguyên nhân gây nên các vấn đề về tệ nạn xã hội.
- Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách xóa đói, giảm nghèo:………………
c. Phiếu học tập số 3
NHÓM 3
1. Trình bày vấn đề “các vấn đề xã hội khác” một trong những thách thức
ASEAN?
14
- Các vấn đề tôn giáo, sự hòa hợp của mỗi quốc gia.
- Dịch bệnh.
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chưa hợp li.
- Thất nghiệp.
- Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài.
2. Lấy ví dụ để thấy rằng việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên chưa
hợp lí là một trong những thách thức của ASEAN. Cần phải khắc phục điều
đó bằng những biện pháp nào?
• Ví dụ:………………………………………………………………………………………
• Biện pháp:
- Áp dụng chính sách quản lí tài nguyên thiên nhiên.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư công nghệ đê khai thác tài nguyên.

IV. Ý KIẾN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TPHCM, Ngày 18 tháng 3 năm 2015
Phê duyệt của GVHD Sinh viên thực tập
Cô Phan Thị Mỹ Ngọc Lương Thị Mỹ Duyên
15

×