Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN tổ chức trò chơi trong dạy học lịch sử 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.71 KB, 24 trang )

PhÇn I
§Æt vÊn ®Ò
1. Cơ sở hình thành:
Trong chương trình giáo dục hiện nay, môn Lịch sử cùng với các môn học
khác trong nhà trường có vai trò góp phần quan trọng tạo ra những con người
phát triển toàn diện.
Lịch sử là một môn khoa học xã hội có một dung lượng kiến thức lớn,
trong mỗi tiết học đòi hỏi học sinh không chỉ có kĩ năng phát hiện nhanh mà còn
cần có khả năng ghi nhớ. Vì vậy, muốn học sinh học tốt được môn Lịch sử thì
mỗi thầy giáo, cô giáo không phải chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu
trong sách giáo khoa, trong sách hướng dẫn, hay tài liệu chuẩn…một cách dập
khuôn máy móc, làm cho học sinh học tập một cách thụ động, nếu chỉ dạy như
vậy thì việc học tập của học sinh sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học
tập sẽ không cao. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra sự cản trở việc
đào tạo các em thành những con người năng động, tự tin, sáng tạo, sẵn sàng
thích ứng với những đổi mới diễn ra hàng ngày.
Yêu cầu giáo dục hiện nay đòi hỏi phải đổi mới phương pháp dạy học
theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì vậy trong
giờ học giáo viên phải gây hứng thú học tập cho các em bằng cách lôi cuốn các
em tham gia vào các trò chơi, đây là một hoạt động mà các em hứng thú nhất,
thông qua các trò chơi sẽ kích thích học sinh học tập, các em sẽ lĩnh hội tri thức
Lịch sử một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu một cách vững vàng, tạo cho các
em niền say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm.
Khi giáo viên đưa ra các trò chơi trong giờ học Lịch sử một cách thường
xuyên, khoa học thì chắc chắn chất lượng dạy học sẽ ngày một nâng cao.
Mặt khác Lịch sử là một chuỗi các sự kiện rất khó nhớ, trong khi đó hiện
nay học sinh lại thích học các môn tự nhiên để ra trường có nhiều cơ hội việc
làm thì bộ môn xã hội hiện nay rất ít được các em quan tâm. Đặc biệt môn lịch
1
sử lại có rất nhiều các năm, tháng, sự kiện, rất khó nhớ nếu như giáo viên mà
không tích cực đổi mới thông qua các hình thức trò chơi thì chắc chắn các em sẽ


chán học, giờ dạy nhàm chán kết quả đạt được là không cao.
Vì vậy, tổ chức trò chơi trong dạy học Lịch sử sẽ giúp các em hoà nhập
với tập thể nâng cao tinh thần đoàn kết tập thể, mạnh dạn tham gia vào các trò
chơi, ham chơi, ham học, giúp các em linh hoạt, sáng tạo trong cuộc sống. Vì
thế việc tổ chức trò chơi trong dạy học Lich sử là việc cần thiết và quan trọng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tiễn giảng dạy và học tập môn lịch sử ở trường trung học phổ
thông, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa nhận thức một cách đúng đắn , đầy đủ
về chức năng, vai trò của tổ chức các trò chơi trong giờ học, nhiều giáo viên còn
ngại soạn ra các trò chơi sẽ mất thời gian và công sức. Chính vì vậy học sinh
vốn sẵn tâm lí ngại học bộ môn này, không hứng thú học tập, nắm không chắc,
không nhớ được kiến thức lịch sử trong chương trình. Tình trạng học sinh chỉ
thuộc “ vẹt” lý thuyết mà không hiểu biết được bản chất vấn đề của sự kiện là rất
phổ biến trong học sinh hiện nay.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn lịch sử ở trường THPT
đặc biệt là dạy học lịch sử cho học sinh 10 theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh , tăng cường hoạt động cá thể với học tập giao lưu, hình
thành rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Thông qua các trò
chơi sẽ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc
sâu tri thức.
Với lí do trên tôi quyết định chọn đề tài "Tổ chức trò chơi trong dạy học
Lịch sử 10 nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”
2
PhÇn II.
Néi dung
Tổ chức các trò chơi trong giờ học Lịch sử không nhằm mục đích giải trí
cho học sinh mà còn tạo không khí học tập sôi nổi, các em sẽ thấy thoải mái
nhưng vẫn tiếp thu bài học có hiệu quả. Mặt khác, qua các trò chơi sẽ giúp các
em ghi nhớ tốt những kiến thức Lịch sử và có hứng thú đối với các giờ học Lịch
sử.

Tuỳ theo từng kiểu bài mà giáo viên đưa ra các loại trò chơi sao cho phù
hợp. Có rất nhiều các loại trò chơi có thể ứng dụng trong giờ dạy như: Giải mật
mã lịch sử, Đoán ý đồng đội, Thi trả lời nhanh, Thi ghi nhớ Lịch sử, ô chữ may
mắn, Giải ô chữ Lịch sử, Thi sưu tầm và thuyết minh về những hình ảnh Lịch
sử, Đoán các sự kiện qua một đoạn phim Tuy nhiên trong các trò chơi thì tôi
muốn nhấn mạnh trò chơi “giải ô chữ lịch sử” bởi vì trò chơi này mang lại
hiệu quả rất cao trong các giờ học và các em rất hào hứng tham gia.
1. Trò chơi: "Giải ô chữ lịch sử" Giáo viên thiết kế ô chữ hàng ngang và hàng
dọc. Từ đó đặt các câu hỏi để HS giải đáp. Mỗi ô chữ là một sự kiện Lịch sử
trong các bài học, ô chữ hàng dọc là kiến thức bài học Lịch sử cần nhấn mạnh
cũng có thể mỗi ô chữ hàng ngang có một chữ cái chìa khóa, sau đó yêu cầu HS
đoán những chữ bí ẩn có nội dung là gì?
Ví dụ: Khi dạy xong Bài 5 “ Trung Quốc thời phong kiến” giáo viên đưa ra trò
chơi để kiểm tra kết quả học tập của học sinh mặt khác để củng cố lại kiến thức
của bài:
3
Ô chữ hàng ngang: 9 ô chữ tương đương với 9 câu hỏi.
Giáo viên đưa ra luật chơi: Các em chọn các ô chữ ( từ 1đến 9). Nếu trả lời đúng
ô chữ hàng ngang được 8 điểm. Nếu trả lời được ô chữ hàng dọc cho 10 điểm.
Sau đó giáo viên tổ chức trò chơi.
Câu1. ( 5 chữ cái): Đây là một nhà thơ nổi tiếng thời Đường?
Đáp án: Đỗ Phủ
Câu 2( 9 chữ cái): Tác giả của tiểu thuyết “ Tây Du Kí’’ là ai?
Đáp án: Ngô Thừa Ân
Câu 3. ( 7 chữ cái). Tư tưởng “Tam cương, Ngũ thường” là thuộc dòng tôn giáo
nào của Trung Quốc?
Đáp án: Nho giáo.
Câu 4( 7 chữ cái): Trong xã hội phong kiến giai cấp nào là giai cấp chịu bóc lột
nặng nề nhất?
Đáp án: Nông dân.

4
Câu 5: ( 9 chữ cái): Công lao lớn nhất của Tần Thuỷ Hoàng đối với đất nước
Trung Quốc là gì?
Đáp án: Thống nhất.
Câu 6( 9chữ cái): Một phát minh quan trọng về kĩ thuật của nhân dân Trung
Quốc là gì?
Đáp án: Kĩ thuật in.
Câu 7( 8 chữ cái): Cho biết chức quan trấn giữ biên ải thời Đường?
Đáp án: Tiết độ sứ.
Câu 8. ( 8 chữ cái): Nhà Đường có chính sách tiến bộ nào đối vớếpản xuất nông
nghiệp?
Đáp án: Quân điền
Câu 9. ( 6 chữ cái): Dưới thời phong kiến một trong những thành tựu nổi nhất
của nền văn hoá Trung Quốc là thành tựu nào?
Đáp án: Văn học.
Ô chữ hàng dọc : Tất cả các dữ kiện trên đều liên quan đến lịch sử Trung Quốc
thời kì nào?
Đáp án: Phong kiến.
5
Tuỳ theo kiểu bài giáo viên có thể sắp xếp trò chơi cho phù hợp với nội dung
của bài, cũng là trò chơi giải ô chữ nhưng khi dạy bài 30: “ Chiến tranh giành
độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ” dạy mục hai xong “ Diễn biến của
cuộc chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ” . Để chốt lại kiến thức
vừa học, giáo viên có thể cho các em tham gia trò chơi, vừa hiểu kĩ phần vừa
học xong, mặt khác lại khắc sâu kiến thức cho các em đối với bài học.
Ôchữ hàng ngang: Gồm 14 ô chữ tương ứng với 14 câu hỏi liên quan 14 dữ
kiện trong bài học.
Ô chữ hàng dọc là chìa khoá( 14 chữ cái)
Giáo viên đưa ra luật chơi: Có thể trả lời đúng cho điểm, hoặc thưởng quà.
6

Ô chữ hàng ngang gồm những câu hỏi như sau:
Câu 1. ( 12 chữ cái): Tháng 9/1774 Đại hội Lục địa lần thứ nhất được tiến hành
ở đâu?
Đáp án: Phi la den phia
Câu 2.( 9chữ cái): Đại hội Lục đại lần thứ hai (5/1775) đã quyết định bổ nhiệm
ai làm tổng chỉ huy?
Đáp án: Oa-sinh-tơn.
Câu 3.( 8 chữ cái): Năm 178, nước Mĩ đã thông qua văn bản nào?
Đáp án: Hiến pháp.
Câu 4.( 7 chữ cái)Năm 1781 nghĩa quân thắng trận quyết định được diễn ra ở
đâu?
Đáp án: Ióoc-tao.
7
Câu 5.(5 chữ cái) Nước Mĩ còn có tên gọi nào khác?
Đáp án; Hoa Kỳ.
Câu 6.( 15 chữ cái): Ngày 4/7/1776, Đại hội Lục địa lần thứ hai đã quyết định
thông qua văn bản bào?
Đáp án: Tuyên ngôn độc lập.
Câu 7. ( 3 chữ cái)Vào nửa đầu thế kỉ XVIII, nước nào đã lập ra 13 thuộc địa
dọc theo bờ biển Đại Tây Dương ở Bắc Mĩ?
Đáp án: Anh.
Câu 8( 8 chữ cái): Trận đầu tiên quân thuộc đại thắng quân Anh là trận nào?
Đáp án: Xa-ra-tô-ga.
Câu 9( 9chữ cái): Ngày 4/7 trở thành ngày lễ gì của nước Mĩ?
Đáp án: Quốc khánh.
Câu 10( 6chữ cái): Anh là nước nằm ở châu lục nào?
Đáp án: Châu Âu.
Câu 11( 6chữ cái): Sự kiện thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh ở Bắc Mĩ được
diễn ra ở đâu?
Đáp án: Bôx-tơn.

Câu 12.(13 chữ cái). Đến giữa thế kỉ XVIII, kinh tế của 13 bang thuộc địa của
Anh ở Bắc Mĩ phát triển theo hướng nào?
Đáp án: Tư bản chủ nghĩa.
Câu 13. ( 6chữ cái): Crix tốp- Côlôm bô đã tìm ra được châu lục nào?
Đáp án: Châu Mĩ.
8
Câu 14. ( 6chữ cái): Năm 1783 Hoà ước nào buộc Anh phải công nhận nền độc
lập của 13 thuộc đại Anh ở Bắc Mĩ?
Đáp án: Véc- xai.
Ô chữ hàng dọc: (Từ chìa khoá): Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc
đại Anh ở Bắc Mĩ đã dẫn đến sự thành lập một quốc gia độc lập nào?
Đáp án: Hợp chúng quốc Mĩ.
Bên cạnh trò chơi giải ô chữ thì đối với bộ môn Lịch sử còn có rất nhiều
trò chơi như:
2. Tổ chức trò chơi " Thi ghi nhớ sự kiện"
- Luật chơi: Thời gian chỉ diễn ra 5 phút.
- Cách tổ chức trò chơi như sau:
- Giáo viên chiếu trên màn hình 4 dữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến
thức và gọi học sinh tham gia giải đáp các ô chữ .
Ví dụ: Sau khi học xong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản
Anh” giáo viên kiểm tra bài cũ vào đầu giờ.
9
Câu 1.Vào đầu thế kỉ XVII, tại Châu Âu nước nào có nền kinh tế phát
triển nhất ?
Đáp án: Anh.
Câu 2. Hai trụ cột của phong kiến Anh là ai?
Đáp án: Giai cấp quý tộc và giáo hội Anh.
Câu 3. Ai là người thành lập “quân đội sườn sắt” đã đánh thắng được quân
đội của nhà vua?
Đáp án: Ôlivơ Crômoen.

Câu 4. Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức nào?
Đáp án: Chiến tranh giải phóng dân tộc, để lật đổ ách thống trị của
vương triều Tây Ban Nha.
Sau đó giáo viên dẫn dẵn vào bài mới: Cuộc cách mạng Hà Lan là một
cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Vậy đến thế kỉ XVIII, thế giới lại chứng
kiến một cuộc cách mạng diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc
của các thuộc điạ Anh ở Bắc Mĩ mà thực chất là một cuộc cách mạng tư sản.
Vậy để hiểu bài học này các em sẽ đi tìm hiểu vì sao cách mạng bùng nổ, diễn
biến, kết quả và ý nghĩa và vì sao Lênin gọi: “Đây là một cuộc cách mạng thực
sự, chiến tranh thực sự”?
3. Trò chơi có tên gọi " Đoán ý đồng đội"
Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản của cả bài
mà học sinh cần khắc sâu và ghi nhớ.
- Giáo viên nêu cách chơi: Chọn hai học sinh để tham gia cuộc chơi , và
giáo viên cho 10 thông tin liên quan đến bài học, một học sinh đứng quay về
phía bảng thông tin, một học sinh đứng quay xuống phía dưới lớp. Thông qua
gợi ý của bạn mà học sinh phải đoán đúng từ thông tin yêu cầu.
- Luật chơi : Học sinh đứng quay xuống phía dưới, trả lời các gợi ý của
bạn sao cho đúng thông tin, trong 2 phút trả lời đúng từ 6 thông tin trở lên là
thắng cuộc. Người gợi ý không nói tiếng Anh, không lặp từ
Giáo viên cho HS 30 giây chuẩn bị, sau đó phát tín hiệu cho học sinh trả
lời 10 thông tin và gợi ý kết quả.
10
- Yêu cầu dối với người chơi : Phải quan sát, định hình thật nhanh câu hỏi
và câu trả lời cho chính xác, lưu loát, không trả lời được phải chuyển sang câu
khác.
- Yêu cầu đối với giáo viên: Giáo viên bấm giờ, ra tín hiệu bắt đầu chơi ,
bấm giờ chơi, nhận xét đúng sai khi học sinh trả lời và công bố kết quả. Trong
khi tổ chức các trò chơi giáo viên yêu cầu học sinh khác trong lớp ngồi trật tự
theo dõi các bạn, làm giám khảo với thầy( cô) giáo. Kết thúc trò chơi giáo viên

có phần thưởng đối với học sinh thắng cuộc hoặc cũng có thể cho vào điểm
miệng của học sinh
Ngoài ra trong giờ học Lịch sử còn có thể tổ chức rất nhiều trò chơi khác:
4. Trò chơi: "Giải mật mã lịch sử". Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử ,
yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của em về dữ kiện đó, sau đó đoán xem
những dữ kiện đó nói về sự kiện nào hay nhân vật nào?
Ví dụ: Khi dạy về bài 30: “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ”.
Giáo viên đưa ra một số dữ kiện trên máy chiếu cho học sinh quan sát:
Hình 53( SGK) :Lược đồ về chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ, Hình 54( SGK) Đại hội 13 thuộc đại Anh thông qua bản Tuyên ngôn
Độc lập, Hình 55(SGK) G. Oasinh tơn.
Theo em các dữ kiện lịch sử trên liên quan đến một sự kiện lịch sử
nào?
Học sinh trả: Liên quan đến bài “Chiến tranh giành độc lập của các
thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”. Sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới…
6. Trò chơi: "Thi nghi nhớ sự kiện" . Giáo viên chia lớp làm hai đội
chon 5 học sinh tham gia chơi còn lại là cổ động viên. Giáo viên chuẩn bị sẵn
bảng viết và bút dạ. Trong một thời khoảng thời gian nhất định, các học sinh
tham gia chơi lên viết các mốc lịch sử, các nhân vật lịch sử, hay các sự kiện lịch
sử theo yêu cầu của giáo viên . Đội thắng cuộc sẽ là đội ghi nhiều sự kiện đúng
hơn.
11
7. Trò chơi: "ô chữ may mắn": Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi lần
lượt bốc thăm hoặc chọn ô chữ có sẵn câu trả lời có liên quan đến nội dung bài
học. Đội nào trả lời đúng được 10 điểm, chọn được ô chữ may mắn không có
câu hỏi nhưng vẫn được ghi điểm, Đội nào cuối cuộc chơi nhiều điểm hơn đội
đó sẽ thắng cuộc.
8. Trò chơi: "Thi sư tầm và thuyết minh về hình ảnh lịch sử" : Chia lớp
thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm các tranh ảnh lịch sử và thuyết minh

về các tranh ảnh đó. Đầu giờ học cuối giờ giáo viên tổ chức trò chơi . Đại diện
các nhóm lên giới thiệu và thuyết minh các bức tranh lịch sử mà nhóm mình sưu
tầm được.
9. Trò chơi: Nghe truyện đoán nhân vật: Giáo viên sẽ đưa ra một số câu
chuyện liên quan đến kiến thức bài học sau đó giáo viên yêu cầu học sinh đoán
xem nhân vật đó là nhân vật nào.
Trên đây là một số trò chơi trong dạy học lịch sử, tuỳ theo từng bài học
giáo viên có thể lựa chọn các hình thức trò chơi cho phù hợp với kiểu bài để
mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy.
12
Phần III.
Biện pháp thực hiện
( Giáo án minh hoạ- Tiết 38- Bài 30)
Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở
Bắc Mĩ
I. Mc tiờu bi hc
1. V kin thc: Lm cho HS nm c:
- Nguyờn nhõn sõu xa bựng n cỏch mng, din bin, kt qu v ý ngha.
- L cuc cỏch mng t sn din ra di hỡnh thc chin tranh gii
phúng dõn tc
2. K nng: Rốn luyn k nng phõn tớch, quan sỏt, ỏnh giỏ
3. T tng: Nhn mnh vai trũ ca qun chỳng.
II. Chun b ca giỏo viờn:
- Bn : Nhng cuc phỏt kin a lớ ln vo th k XV-XVI
- Bn : Chin tranh ginh c lp ca 13 thuc a Anh Bc M
- Lc : 13 thuc a Anh Bc .
- nh: i hi 13 thuc a Anh thụng qua bn Tuyờn ngụn c lp
- nh : i hi Lc a ln th hai
- nh v : S kin Chố Bụx- tn
- nh G. Oa-sinh-tn

- Video: Tuyờn ngụn c lp 2-9-1945.
- Mỏy chiu.
II. Cỏc bc lờn lp:
1. n nh t chc: Kim tra s s
2. Khi ng.
Khi bt u vo bi hc: Giỏo viờn cho HS quan sỏt mt s cỏc d
kin lch s: Hỡnh 53( SGK) :Lc v chin tranh ginh c lp ca 13
thuc a Anh Bc M, Hỡnh 54( SGK) i hi 13 thuc i Anh thụng qua
bn Tuyờn ngụn c lp, Hỡnh 55(SGK) G. Oasinh tn.
13
GV: Hỏi HS Các dữ kiện lịch sử trên liên quan đến một sự kiện lịch sử
nào?
HS: Trả lời: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mi.
GV : Dẫn dắt vào bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức Hs cần nắm
GV: 13 thuộc địa được thành lập từ
khi nào?
HSTL: Sau khi Côlômbô tìm ra châu
Mĩ, nhiều người châu Âu di cư sang
Bắc Mĩ. Đến nửa đầu thế kỉ XVIII,
người Anh đã lập được 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ.
GV. sử dụng máy chiếu, chiếu bản đồ:
- Những cuộc phát kiến địa lí lớn thế
kỉ XV-XVI.
GV giới thiệu sơ lược về Bắc Mĩ:
- Nằm ở phía Bắc châu Mĩ, Bắc Mĩ
vốn là vùng đất của người da đỏ, sau
cuộc phát kiến địa lí của Côlômbô phát
hiện ra châu Mĩ( 1492), người Bồ Đào

Nha, Tây Ban Nha di cư sang chiếm
làm thuộc địa, sau đó là Hà Lan, Pháp.
- Đến thế kỉ XVII, Anh tới và loại bỏ
dần các đối thủ và lập ra 13 thuộc địa .
-GV chiếu “ Lược đồ 13 thuộc địa Anh
ở Bắc Mĩ”, thuộc địa đầu tiên lập vào
năm 1607 là Viếc-gi-ni-a. Đến năm
1. 1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
ở Bắc Mĩ. Nguyên nhân bùng nổ
chiến tranh.
2. a.Sự thành lập:
- Đến giữa thế kỉ XVIII, 13 thuộc địa
Anh được ra đời ở Bắc Mĩ.
14
1752 thuộc địa thứ 13 được thiết lập
là Gioóc-gi-a.
GV: Vì sao 13 thuộc địa lại được thiết
lập dọc theo bờ biển đại Tây Dương?
Điều kiện thuận lợi: Khí hậu mát mẻ,
thuận lợi cho việc đi lại bằng tàu
thuyền, có nguồn hải sản phong phú.
Dân cư tập trung đông đúc.
ĐVĐ: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi
như vậy 13 bang thuộc địa sẽ phát
triển như thế nào?
GV: Đến giữa thế kỉ XVIII nền kinh
tế ở Bắc Mĩ phát triển như thế nào?
GV dùng máy chiếu về sự phát triển
kinh tế của 2 miền.
GV. Trước sự phát triển kinh tế ở 13

thuộc địa như vậy, Chính phủ Anh
đã có những biện pháp gì?
HSTL+ GVchốt lại: Chính phủ Anh đã
đưa ra hàng loạt các biện pháp để kìm
hãm sự phát triển kinh tế Bắc Mĩ.
GV: Vì sao chính phủ Anh lại muốn
kìm hãm sự phát triển kinh tế Bắc
Mĩ?
HSTL: Không uốn cho Bắc Mĩ cạnh
tranh với nước Anh.
b. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở
Bắc Mĩ.
- Đến giữa thế kỉ XVIII nền kinh tế Bắc
Mĩ phát triển:
+ Miền Bắc: Công thương nghiệp phát
triển
+ Miền Nam: Kinh tế đồn điền phát
triển.
15
GV: Phân tích thêm về bản chất của
các nước thực dân. Chốt lại: Hạn chế
sự cạnh tranh.
H. Sự kìm hãm của chính phủ Anh
đã dẫn đến hậu quả gì?
HSTL+ GV chốt lại: Mâu thuẫn giữa
13 thuộc địa với chính phủ Anh.
GV. Hãy rút ra nguyên nhân nào dẫn
đến cuộc chiến tranh bùng nổ ?
ĐVĐ: Từ những nguyên nhân trên dẫn
đến cách mạng bùng nổ. Vậy diễn biến

của cách mạng diễn ra như thế nào….
GV: Sự kiện nào đã thổi bùng lên
ngọn lửa chiến tranh?
GV. Chiếu Ảnh ở cảng Bôx-tơn và
phân tích sự kiện “ Chè Bôx-tơn”
GV: Trước những chính sách trừng
phạt của chính phủ Anh, nhân dân
thuộc địa đã có phản ứng như thế
nào?
GV: Sử dụng máy chiếu địa điểm diễn
ra Hội nghị và phân tích sự kiện:
c. Nguyên nhân sâu xa:
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh ở Bắc Mĩ.
- Chính phủ Anh tìm mọi cách kìm
hãm sự phát triển kinh tế oqử Bắc Mĩ.
=> Mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa><
chính phủ Anh=> Chiến tranh bùng
nổ.
2. Diễn biến của chiến tranh và sự
thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
a. Nguyên nhân trực tiếp( Duyên cớ).
- 12/1773: Sự kiện “ chè Bôx-tơn”
- 9/1774, Đại hội lục địa lần thứ nhất
họp tại Phi la đen phi a
16
Trong đại hội các đại biểu yêu cầu vua
Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công
thương nghiệpở Bắc Mĩ, nhưng vua
Anh không chấp nhận và còn tuyên bố

sẽ trừng trị, nếu các thuộc địa “ nổi
loạn”. Chính hành động trên của vua
Anh đã dẫn đến cuộc cách mạng bùng
nổ.
GV chiếu bản đồ: Chiến tranh giành
độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc

Và sự thành lập Hợp chúng quốc Mĩ.
GV hướng dẫn các kí hiệu của bản đồ:
GV cho HS tìm hiểu SGK trong 2 phút
và gọi 1 HS lên trình bày diễn biến
trên bản đồ.
Sau đó giáo viên đưa ra bảng tóm tắt
diễn biến chính và phân tích 3 sự kiện
tiêu biểu:
1. 1. Đại hội Lục địa lần thứ hai:Quyết
định thành lập “quân đội thuộc địa,
bổ nhiệm Oa-sinh- tơn làm tổng chỉ
huy.
GV giới thiệu về Oa-sinh-tơn.
2. Sự kiên: “Tuyên ngôn độc lập”: GV
sẽ giải quyết một số vấn đề.
GV: Nội dung của bản tuyên ngôn
độc lập đề cập đến những vấn đề gì?
b. Diễn biến:
Giai
đoạn
Thời
gian
Sự kiện

1775-
1776
4/1775
Chiến tranh bùng nổ
5/1775 Đại hội lục địa lần thứ hai
4/7/1776 Thông qua bản “Tuyên
ngôn độc lập”, thành lập
Hợp chúng quốc Mĩ
1777-
1783
10/1777 Chiến thắng Xara tôga, tạo
lên bước ngoặt chiến tranh
1781 Trân Iooc tao, giáng đòn
quyết định, giành thắng lợi
cuối cùng.
1783 Hoà ước Véc –xai được kí
kết, Chiến tranh kết thúc.
17
GV. Nêu những mặt tiến bộ và hạn
chế của Tuyên ngôn?
GV. GV cho HS nghe đoạn trích của
bản Tuyên ngôn độc lập của Mĩ được
Bác Hồ độc vào ngày 2/9/1945.
GV. Vì sao Bác Hồ lại trích dẫn
những điều bất hủ trong bản Tuyên
ngôn độc lập của nước Mĩ vào bản
Tuyên ngôn độc lập của nước ta? Ý
nghĩa của việc làm trên?

3. Những trận đánh quyết định: Chiến

thắng ở Xa-ra –tô- ga, Ióoc- tao.
GV. Vì sao quân Bắc Mĩ giành được
thắng lợi ở Xa-ra-tôga?
-HSTL+ GV chốt lại: Yếu tố quan
trọng nhất để quân đội thuộc địa
thắng quân Anh ở Xa-ra-tô-ga là từ
sau khi bản Tuyên ngôn độc lập ra
đời, nó như lời hiệu triệu, mệnh lệnh,
thôi thúc nhân dân Bắc Mĩ đứng lên
đấu tranh, giành độc lập.

GV. Yếu tố nào giúp quân Bắc Mĩ
thắng quân Anh?
HSTL+ GV chốt lại:
- Vai trò của quần chúng nhân dân
18
- Lực lượng quân đội mạnh.
- Vai trò chỉ huy của Oasinh tơn.
- Tranh thủ sự ủng hộ của các nước
Châu Âu.
Sau khi học xong phần diễn biến để
khắc sâu vấn đề GV đưa ra trò chơi “
Giải ô chữ”
(Đã giới thiệu phần trên)
Sau khi chơi xong giáo viên cho
những em trả lời đúng ô chữ hàng
ngang được 8 điểm. Còn ô chữ hàng
dọc được 10 điểm.
ĐVĐ: Các em đã tìm hiểu xong phần
nguyên nhân, diễn biến của cuộc

chiến tranh. Vậy kết quả của cuộc
chiến tranh ra sao, ý nghĩa như thế
nào? Ta bước vào mục 3.
GV. Cuộc chiến tranh giành độc lập
ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ kết thúc
đã đem lại kết quả gì?
GV chiếu sơ đồ bộ máy nhà nước Mĩ
theo Hiếp pháp 1787:
GV phân tích
- Mĩ là nước Cộng hoà Liên bang
- Được tổ chức theo nguyên tắc “ Tam
quyền phân lập”
3. Kết quả và ý nghĩa của cuộc cách
mạng.
a.Kết quả:
- - Cuộc chiến tranh kết thúc, Anh
phải công nhận nền độc lập của 13
thuộc địa và Hợp chúng quốc Mĩ
được ra đời.
- Năm 1787, Mĩ ban hành Hiến pháp.
19
+ Quyền Lập pháp: Nằm trong tay
Quốc hội, bao gồm Thượng viện và Hạ
viện
+ Quyền Hành pháp: Nằm trong tay
Tổng thống.
+ Quyền Tư pháp: thuộc về Toà án.
=> Hiến pháp này về cơ bản được duy
trì đến ngày nay.
H. Ý nghĩa và tính chất của cuộc chiến

tranh giành độc lập
H. Hạn chế của cuộc cách mạng?
HSTL+ GV chốt lại: Cuộc cách mạng
không triệt để vì giai cấp tư sản, chủ
nô được hưởng quyền lợi, còn nhân
dân lao động nới chung không được
hưởng gì.
Chính vì vậy Bác Hồ đã nhận xét:
Người Mĩ làm cuộc cách mệnh lần này
nhưng phải toan tính làm cuộc cách
mạng tư sản lần hai
Sau khi học xong giáo viên cho HS
làm bài tập:
b. Ý nghĩa:
- Giải phóng Bắc Mĩ thoát khỏi thực
dân Anh.
- Mở đường cho CNTB phát triển ở
Bắc Mĩ.
- Góp phần thúc đẩy phong trào cách
mạng chống PK ở Châu Âu, phong trào
đấu tranh giành độc lập ở Mĩ La tinh.
c. Tính chất: Là cuộc cách mạng tư sản
nhưng không triệt để.
Bài tập: So sánh cuộc cách mạng tư sản Anh với cuộc chiến tranh giành độc
lập ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
Nội dung CMTS Anh Chiến tranh giành độc
20
lập của 13 thuộc địa
Anh ở Bắc Mĩ
Mục tiêu Lật đổ chế độ quân chủ

chuyên chế
Lật đổ ách thống trị của
thực dân Anh
Hình thức đấu tranh Nội chiến Chiến tranh giành độc
lập
Giai cấp lãnh đạo Tư sản, quý tộc mới Tư sản, chủ nô
Động lực cách mạng Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân
Kết quả Xác lập chế độ quân chủ
Lập hiến
Giành độc lập, xác lập
chế độ Cộng hoà Liên
bang
Tính chất Là cuộc CMTS Là cuộc CMTS
Ý nghĩa - Mở đường cho CNTB phát triển
- Góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng chống
phong kiến ở châu Âu phát triển…
IV. Củng cố và hướng dẫn về nhà:
1. Củng cố:
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh?
- Diến biến cuộc chiến tranh, kết quả và ý nghĩa?
2. Dặn dò: Học bài cũ chuẩn bị bài mới: Cách mạng tư sản Pháp
- Tìm hiểu: + Tình hình nước Pháp trước cách mạng?( Kinh tế, Xã hôi)
+ Tiến trình của cách mạng
KÕt qu¶
Khi bắt tay vào nghiên cứu đề tài này trong năm học 2010-2011, chúng tôi
đã tiến hành thực nghiệm tiết học ở lớp 10C, I, tổ chức trò chơi trong giờ học và
đối chứng với lớp 10K. Sau khi dạy xong chúng tôi đã thực hiện một số hình
thức kiểm tra khảo sát và thu được kết quả như sau:
Lớp 10K:
Dạy bằng phương pháp thuyết trình, không sử dụng máy chiếu, không

tham gia tổ chức trò chơi: Số bài kiểm tra: 45. Số học sinh đạt điểm trung bình
50 %, bài khá giỏi 25%, số học sinh dưới trung bình 25%.
21
Lớp 10C:
Dạy bằng máy chiếu, có tổ chức trò chơi trong giờ học. Số bài kiểm tra
45: Số học sinh đạt điểm trung bình 30%, số học sinh khá -giỏi: 70%, Dưới
trung bình 0%.
Lớp 10I:
Dạy bằng máy chiếu có tổ chức trò chơi trong giờ học. Số bài kiểm tra
45: Số học sinh đạt điểm trung bình 25%, số học sinh khá -giỏi 70%, dưới trung
bình 5%.
Sở dĩ kết quả nắm bài tại lớp của học sinh lớp 10C, 10I cao hơn hẳn lớp
10K vì trong quá trình học tập, các em chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua
các trò chơi, đồ dùng trực quan, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nên tiếp thu
bài một cách hứng thú, nắm được bài ngay tại lớp và ghi nhớ lâu hơn.
Còn ở lớp 10K, điểm trung bình và dưới trung bình còn nhiều , điểm khá-
giỏi còn thấp vì các em được nghe giảng theo phương pháp cũ, nên nặng nề, tẻ
nhạt, không hào hứng trong giờ học. Vì thế học sinh khó nhớ bài ngay tại lớp.
Kết quả kiểm tra trên chứng tỏ, việc tổ chức các trò chơi trong giờ học lịch sử là
rất cần thiết không thể thiếu, làm cho giờ học nhẹ nhàng, bớt căng thẳng, thoải
mái mà hiệu quả lại rất cao.
PhÇn IV.
KÕt luËn
Phương pháp dạy học là cách thức, con đường để đạt tới thành công như
" Ngọn đèn lớn soi sáng người đi trong đêm tối", " Thiếu phương pháp
người có tài cũng không đạt kết quả, có phương pháp đúng thì người bình
thường cũng làm được việc phi thường", " Phương pháp chính là linh hồn
của nội dung đang vận động". Một giờ học đạt hiệu quả phải là giờ học không
chỉ tạo được cho học sinh hứng thú học tập mà còn cần ở học sinh khả năng nắm
bắt kiến thức và kĩ năng vận dụng kiến thức ấy vào cuộc sống. Giờ học đó

không thể được tạo ra trên cơ sở của một giờ học đơn điệu, thiếu sự linh động,
22
sáng tạo của người thầy. Việc dạy học đối với bộ môn Lịch sử cũng vậy, muốn
làm được điều đó mỗi thầy giáo, cô giáo luôn phải có sự trau rồi tri thức, tìm
tòi, sáng tạo không ngừng để nâng cao chất lượng dạy học, một trong những
biện pháp đó
chính là việc tổ trò chơi để áp dụng vào bài học.
Tuy nhiên các trò chơi phải đảm bảo mục tiêu bài học. Các câu hỏi cho
mỗi trò chơi đều tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Vì qua
các trò chơi được tổ chức trên lớp giúp học sinh hiểu bài hơn. Tùy từng bài dạy
mà giáo viên bám sát vào vào mục tiêu của bài học để sáng tạo ra các trò chơi
nhằm khắc sâu kiến thức của học sinh.
Để trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo, chuẩn bị công
phu. Trò chơi không đơn giản quá nhưng cũng không khó hiểu và cũng cần
tránh sự trùng lặp gây phản cảm, không tạo hứng thú cho học trò.
Tổ chức trò chơi phải có số lượng người chơi cụ thể và thời gian chơi , có
ban giám khảo. Tùy từng bài học, tùy từng trò chơi mà giáo viên quy định cụ
thể về thời gian, người chơi, cách chơi. Thời gian chơi không quá dài vẫn đảm
bảo cho mục tiêu các bước lên lớp.
Cuối cùng khi tổ chức các trò chơi cho học sinh, giáo viên phải hướng dẫn
cho học sinh chơi, phổ biến luật chơi, thế nào là thắng, thế nào là thua, phạm
luật, giáo viên là trọng tài, người tổ chức cần phải nghiêm khắc và công minh
khen thưởng, động viên có phần thưởng tạo sự cố gắng cho học sinh.
Trên đây là một vài suy nghĩ của cá nhân tôi về vấn đề tổ chức trò chơi
trong dạy học lịch sử ở lớp 10 trường THPT.
Do khuôn khổ bài viết có hạn, đề tài nghiên cứu chắc chắn còn nhiều thiếu
sót. Rất mong sự đóng góp, ý kiến chân thành của các bạn bè, đồng nghiệp, để
bài viết đạt chất lượng cao hơn, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất
lượng giảng dạy của bộ môn để cho môn lịch sử thực sự được các em học sinh
yêu mến.

23
24

×