SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY MÔN LỊCH SỬ LỚP 9”
1
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được thống
nhất theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ chức hướng
dẫn của giáo viên: Học sinh tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ
nhận thức và có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã thu nhận
được.
Những định hướng này được thể hiện đồng bộ trong việc đổi mới nội dung
chương trình SGK các bộ môn, các bậc học từ tiểu học đến THCS và THPT. Và các
phương pháp dạy học mới được các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ phụ huynh học
sinh quan tâm. Bộ SGK Lịch sử mới bậc THCS từ các lớp 6,7,8,9 được triển khai trên
phạm vi toàn quốc. Dung lượng kiến thức phù hợp, hệ thống kênh hình, kênh chữ
phong phú đáp ứng được yêu cầu dạy và học Lịch sử hiện nay. Trong các giờ học đã
được trang bị những đồ dùng dạy học hiện đại: Máy chiếu, tranh ảnh cho các bài
học. Thầy đã áp dụng thêm nhiều phương pháp dạy học mới trong giờ: Thảo luận
nhóm, sử dụng đồ dùng trực quan phong phú sinh động vv thế nhưng làm thế nào để
cho học sinh có hứng thú trong học tập Lịch sử vẫn là câu hỏi trăn trở với thầy cô khi
lên bục giảng. Trong các biện pháp đã thực hiện, hình thức tổ chức các trò chơi trong
giờ dạy Lịch sử Tôi và các đồng nghiệp thực hiện đạt được kết quả nhất định. Trong
phạm vi bài viết này, tôi xin giới thiệu để các bạn tham khảo.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Tổ chức trò chơi trong các giờ học Lịch sử không nhằm mục đích giải trí cho học
sinh mà nhằm tạo không khí sôi nổi trong học tập. Học sinh được học tập Lịch sử qua
hình thức trò chơi, từ đó mà ghi nhớ tốt những kiến thức Lịch sử và có hứng thú đối
với các giờ học Lịch sử. Việc tổ chức trò chơi áp dụng vào bài 18 – Tiết 22 Đảng cộng
sản Việt Nam ra đời- Lịch sử lớp 9.
2
Trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài thời gian chơi trò
chơi chỉ diễn ra 5 phút. Trò chơi có tên gọi: Hãy chọn cụm từ đúng !
Cách tổ chức trò chơi như sau:
Giáo viên chiếu lên màn hình 6 giữ liệu, sự kiện có liên quan đến kiến thức trò
chơi và mời 3 học sinh xung phong về vị trí chuẩn bị chơi, mang các số báo danh
1,2,3.
Hãy chọn cụm từ đúng!
- Tân Việt Cách mạng đảng
- Đông Dương cộng sản đảng
- Đông Dương cộng sản liên đoàn
- Việt Nam quốc dân đảng
- An nam cộng sản đảng
- Hội Việt nam Cách mạng Thanh
niên
Tổ chức cộng sản: thành lập tháng
6 năm 1929 ở Bắc Kỳ
Tổ chức cộng sản: thành lập tháng
8 năm 1929 ở Nam Kỳ.
Tổ chức cộng sản: thành lập tháng
9 năm 1929 ở Trung kỳ.
Thể lệ chơi: 3 học sinh về vị trí chuẩn bị chơi giáo viên là người quản trò , đồng
thời là giám khảo khi thầy giáo hô 1,2,3 học sinh nào là người bấm chuông nhanh có
tín hiệu trả lời nhanh nhất học sinh đó được tham gia trả lời câu hỏi. Nếu có tín hiệu
chơi trước khi thầy giáo phát tín hiệu chơi thì sẽ bị loại.
Cách chơi: Học sinh có tín hiệu trả lời sớm nhất sẽ chọn cụm từ đúng để điền
vào chỗ trống trên màn hình sau đó trở về vị trí.
Giáo viên kiểm tra kết quả và tuyên bố kết quả cuộc chơi. Tập thể lớp theo dõi
và biểu dương bạn trả lời đúng.
3
Kết quả đúng:
Tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng thành lập tháng 6/1929 ở Bắc kỳ
Tổ chức cộng sản: An Nam cộng sản đảng thành lập tháng 8/1929 ở Nam Kỳ
Tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản đảng thành lập tháng 9/1929 ở Trung
kỳ.
Cũng trong bài học này có thể tổ chức trò chơi vào cuối giờ học để củng cố bài.
Trò chơi có tên gọi Đoán ý đồng đội .
Những thông tin trong trò chơi đều là những kiến thức cơ bản của cả bài mà học
sinh cần khắc sâu và ghi nhớ.
Giáo viên nêu cách chơi: Chọn 2 học sinh xuất sắc nhất giờ học để tham gia cuộc
chơi, và giáo viên cho 10 thông tin liên quan đến bài học, 1 học sinh đứng quay về
phía bảng thông tin, 1 học sinh đứng quay xuống phía dưới. Thông qua gợi ý của bạn
mà học sinh phải đoán đúng từ thông tin yêu cầu của thầy.
Luật chơi: Bạn dứng quay xuống phía dưới, trả lời đúng gợi ý của bạn sao cho
đúng từ thông tin, trong 1 phút trả lời đúng từ 6 thông tin trở nên là thắng cuộc. Người
gợi ý được nói lái, không nói Tiếng anh, không lặp từ
Sau khi giáo viên cho học sinh 30 giây chuẩn bị phát tín hiệu học sinh trả lời 10
thông tin và gợi ý kết quả.
1. Nguyễn ái Quốc
2. Trần Phú
3. Đảng cộng sản Việt
Nam
4. 3/2/1930
5. Chính cương
- Ai là người đứng ra thống nhất 3 tổ chức cộng sản.
- Đây là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng.
- Tên tổ chức được thành lập tại Cửu Long (Hương
Cảng)
- Ngày tổ chức hội nghị thành lập Đảng.
- 2 từ, đây là đường lối cách mạng do Nguyễn ái
Quốc soạn thảo
4
6. Luận cương
7. Hương Cảng
8. Đế quốc, Phong kiến
9. Bước ngoặt
10. Công nhân, Nông
dân
- Đây là đường lối CM do Trần Phú soạn thảo
T10/1930
- Đây là nơi mà hội nghị thành lập Đảng diễn ra.
- Đây là 2 kẻ thù lớn mà cả Luận cương và Chính
cương đều chỉ rõ.
- Sự ra đời của Đảng được nhận định bằng từ này.
- Đây là 2 giai cấp vô sản Đảng ta xác định là lực
lượng chính của Cách mạng.
* Yêu cầu đối với người chơi: Học sinh phải quan sát, suy nghĩ định hình thật
nhanh câu hỏi và câu trả lời cho chính xác, lưu loát, nhanh, không trả lời được phải
chuyển sang câu khác.
* Yêu cầu đối với giáo viên: Giáo viên bấm giờ, ra tín hiệu bắt đầu chơi, bấm giờ
chơi, nhận xét đúng sai khi học sinh trả lời và công bố kết quả. Trong khi tổ chức trò
chơi, giáo viên yêu cầu học sinh khác trong lớp ngồi trật tự theo dõi các bạn, cùng làm
giáo khảo với thầy giáo. Kết thúc trò chơi biểu dương nếu học sinh thắng cuộc.
Ngoài ra trong giờ học Lịch sử còn có rất nhiều trò chơi khác nữa:
Tr ò chơi : Thi trả lời nhanh, áp dụng cho hình thức kiểm tra bài cũ. Giáo viên
chia lớp học thành 2 đội hoặc 4 đội chơi, phổ biến luật chơi. Trong một khoảng thời
gian ấn định trước, mỗi đội trả lời nhanh 8 hoặc 10 câu hỏi. Đó là những câu hỏi tập
trung kiến thức vào bài cũ. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Cuối cùng đội nào
nhiều điểm nhất đội đó thắng cuộc.
Tr ò chơi : Thi ghi nhớ Lịch sử . Chia lớp làm 2 đội chơi chọn 5 học sinh tham
gia chơi còn lại là cổ động viên. Giáo viên chuẩn bị sẵn bảng viết và bút dạ. Trong một
khoảng thời gian nhất định, các học sinh tham gia chơi lên viết các mốc lịch sử, các
nhân vật Lịch sử , hay các sự kiện Lịch sử theo yêu cầu của giáo viên. Đội thắng cuộc
sẽ là đội ghi nhiều sự kiện và đúng hơn.
5
Tr ò chơi : Ô chữ may mắn. Giáo viên chia lớp 2 đội chơi lần lượt bốc thăm
hoặc chọn ô chữ có sẵn câu trả lời có liên quan đến nội dung bài học. Đội nào trả lời
đúng được 10 điểm, chọn được ô chữ may mắn không có câu hỏi nhưng vẫn được ghi
điểm. Đội nào cuối cuộc chơi nhiều điểm hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
Tr ò chơi : Giải ô chữ Lịch sử . Giáo viên thiết kế ô chữ hàng ngang và hàng
dọc. Từ đó đặt các câu hỏi để học sinh giải đáp. Mỗi ô chữ là 1 sự kiện Lịch sử trong
các bài đã học. Ô chữ hàng dọc là kiến thức bài học lịch sử cần nhấn mạnh cũng có thể
mỗi ô chữ hàng ngang có 1 chữ cái chìa khoá, sau đó yêu cầu học sinh đoán những chữ
bí ẩn có nội dung là gì?
Trờ chơi: Giải mật mã lịch sử. Giáo viên cho các dữ kiện lịch sử, yêu cầu học
sinh nêu những hiểu biết của em về các dữ kiện đó, sau đó đoán xem những dữ kiện đó
nói về sự kiện lịch sử nào hay nhân vật lịch sử nào?
Tr ò chơi : Thi sưu tầm và thuyết minh về những hình ảnh lịch sử. Chia lớp
thành các nhóm, yêu cầu các nhóm sưu tầm các tranh ảnh, lịch sử và thuyết minh về
tranh ảnh lịch sử đó. Đầu hoặc cuối giờ học giáo viên tổ chức trò chơi. Đại diện các
nhóm lên giới thiệu và thuyết minh bức tranh lịch sử mà nhóm mình sưu tầm được.
VD: Ảnh chân dung Nguyễn Ái Quốc sinh 1890-1969. Quê xã Kim Liên – Nam
Đàn – Nghệ An. Năm 1911 từ bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước. Năm
1920 tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. Năm 1930 thành lập Đảng cộng sản Việt
Nam.
Ảnh chân dung Trần Phú sinh ngày 01-05-1904 Quê Quảng Ngãi Trần Phú học
trường Quốc học Huế. Năm 1925 Trần Phú gia nhập Tân Việt Cách mạng đảng. Năm
1927 ông được cử học ở trường Đại học Phương Đông Matxcơva. Năm 1930 ông
được cử ban chấp hành Trung ương lâm thời của Đảng. Ông hi sinh năm 1931.
Các trò chơi phải đảm bảo mục tiêu của bài học. Các câu hỏi cho mỗi trò chơi
đều tập trung vào các đơn vị kiến thức lịch sử cần ghi nhớ. Vì qua trò chơi được tổ
6
chức trên lớp giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy từng bài dạy mà giáo viên bám sát vào
mục tiêu của bài học để sáng tạo trò chơi khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Hình thức trình bày cho mỗi trò chơi cần đẹp, hấp dẫn thu hút học sinh, song
không ảnh hưởng đến nội dung bài giảng.
Để trò chơi thành công, đòi hỏi giáo viên luôn tìm tòi sáng tạo, chuẩn bị công
phu. Trò chơi không đơn giản quá nhưng cũng không khó hiểu và cũng cần tránh sự
trùng lặp gây phản cảm, không tạo hứng thú cho học trò.
Tổ chức trò chơi phải có số lượng người chơi cụ thể, và thời gian chơi, có giám
khảo. Cũng có khi mời giáo viên cùng tổ đến dự và tham gia vào vai trò là ban cố vấn.
Tuỳ từng bài học, tuỳ từng trò chơi mà giáo viên quy định cụ thể về thời gian, người
chơi, cách chơi. Thời gian chơi không quá dài không đảm bảo cho mục tiêu các bước
lên lớp giờ học.
Cuối cùng khi tổ chức trò chơi cho học sinh giáo viên phải hướng dẫn học sinh
chơi, phổ biến luật chơi, thế nào là thắng, thế nào là thua, phạm luật, giáo viên là trọng
tài, người tổ chức cần nghiêm khắc và công minh khen thưởng, động viên và có phần
thưởng tạo sự cố gắng học sinh
III- KẾT LUẬN:
Các thầy cô giáo trên bục giảng là những kĩ sư tâm hồn, thực sự hiểu tâm lý học
sinh hướng dẫn tổ chức giờ học sao cho thu hút và tạo hứng thú học tập cho học sinh
để học sinh có hứng thú với bài học nhất là bộ môn Lịch sử đòi hỏi luôn phải có sự
trau dồi, tri thức, tìm tòi sáng tạo không ngừng. Chính vì vậy không phải ngày một
ngày hai có thể đã đi được tới đích. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi
cùng nhóm chuyên môn trong tổ đã thực hiện và đạt được những hiệu quả nhất định.
Mong các đồng nghiệp trao đổi góp ý nêu thêm những bài học khác để bộ môn Lịch sử
thực sự được các em học sinh yêu mến.
7