Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn lịch sử cấp THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.56 KB, 13 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Trong lời mở đầu cuốn lịch sử nước ta Bác Hồ có viết:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Đúng vậy, lịch sử là môn khoa học cơ bản nhằm cung cấp cho học sinh những
kiến thức về sự phát triển của xã hội lồi người. Nó khơng chỉ đơn thuần là giúp học
sinh biết quá khứ lịch sử mà còn giúp các em vận dụng quá khứ vào hiện tại cuộc
sống một cách sinh động và hiệu quả. Trong đó dạy - học lịch sử là một hoạt động sư
phạm bao gồm: Chương trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học, phương tiện,
thiết bị dạy học,… và kiểm tra, đánh giá. Trong đó, kiểm tra, đánh giá là một khâu rất
quan trọng chi phối rất lớn đến các khâu khác trong hoạt động dạy-học, vì nó phản
ánh chất lượng của cả q trình dạy - học. Ngồi việc dạy và học phải làm sao phát
huy được tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của học sinh, phải gây sự hứng
thú trong học tập để học sinh chủ động lĩnh hội tri thức, thì việc ra đề kiểm tra, đánh
giá với nội dung như thế nào để phản ánh được nhận thức của học sinh cũng là một
khâu rất quan trọng, nó chi phối các khâu khác trong hoạt động dạy học tích cực và
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Trong những năm gần đây, thực tế về chất
lượng bộ mơn Lịch sử cịn rất thấp được phản ánh qua kết quả các kì thi tốt nghiệp
THPT, thi đại học…và qua dư luận xã hội. Một trong những nguyên nhân làm cho
chất lượng giáo dục nói chung và sự giảm sút không thể ngờ của môn Lịch sử nói
riêng mà dư luận xã hội đang đặc biệt quan tâm hiện nay là do việc ra đề kiểm tra,
đánh giá, thi cử (nhất là thi tốt nghiệp THPT) chỉ dừng lại ở mức độ kiểm tra kiến
thức lịch sử của học sinh về các sự kiện, ngày, tháng năm… với yêu cầu học sinh
phải học thuộc lòng một cách máy móc, rất ít câu hỏi gợi mở, nâng cao. Với nội dung
kiểm tra như thế thì khơng thể đánh giá được trình độ nhận thức của học sinh, mà có
đi chăng nữa là chỉ biết được học sinh nào siêng học thuộc lòng “như 1 cái máy” các
sự kiện lịch sử, ngày, tháng, năm… hay không. Từ cách kiểm tra đánh giá đó dẫn đến
sự nhàm chán và khơng thích học mơn Lịch sử của học sinh. Để nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung và chất lượng môn Lịch sử ở các trường phổ thông hiện nay nói
riêng, theo tơi chúng ta cần phải có sự đổi mới và đổi mới một cách đồng bộ, trong đó
Trang 1




có đổi mới về nội dung kiểm tra, đánh giá. Sau đây tơi xin trình bày một vài cải tiến,
sáng kiến kinh nghiệm nhỏ về “Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học
môn Lịch sử” mà tôi đã áp dụng trong thời gian qua. Tôi hy vọng chuyên đề này sẽ
góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy
học nói chung và ở bộ mơn Lịch sử nói riêng.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Khó khăn:
+ Trong những năm gần đây đề ra qua các kì thi tốt nghiệp PTTH chỉ dừng lại
ở mức độ kiểm tra kiến thức cơ bản của học sinh, ít có câu hỏi gợi mở, nâng cao, gây
tâm lí nhàm chán, khơng thích học mơn Lịch sử và có thói quen học thuộc lịng máy
móc cốt để lấy điểm sao cho vừa đủ đậu là được.
+ Hiện nay, yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa mới thật sự rất nặng
đối với học sinh và cả giáo viên. Dung lượng kiến thức có nhiều nội dung mới, nặng,
các phương tiện và thiết bị dạy học thì cịn hạn chế,… gây khó khăn cho giáo viên
trong việc lựa chọn phương pháp dạy học theo hướng đổi mới để giúp các em vừa
nắm kiến thức cơ bản vừa có kỹ năng để vận dụng kiến thức vào thực tiển cuộc sống.
Chính vì thế, khi bắt gặp dạng câu hỏi “gợi mở” học sinh sẽ khó xử lí, giải quyết tốt.
+ Hơn nữa một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với tinh thần của công
cuộc đổi mới và cịn một bộ phận khơng nhỏ học sinh cịn xem nhẹ bộ mơn nên có tư
tưởng học là để đối phó.
- Thuận lợi:
+ Chuyên đề này được thực hiện trong điều kiện Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã
và đang triển khai chủ trương đổi mới mạnh mẽ nội dung kiểm tra, đánh giá, thi theo
hướng tăng cường câu hỏi gợi mở, giảm thiểu câu hỏi học thuộc lịng đã thực sự tạo
nên một luồng khí mới cho mỗi cán bộ quản lí, giáo viên và cả học sinh
+ Được sự quan tâm chỉ đạo xát xao của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn đã
giúp tôi thêm hào hứng hơn, tự tin hơn trong việc đẩy mạnh đổi mới phương pháp


Trang 2


dạy học nói chung và đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá theo hướng tăng cường
những câu hỏi gợi mở hiện nay.
+ Khắc phục những khó khăn, phát huy những thuận lợi trên trong những năm
qua tôi đã mạnh dạn tiến hành đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học và thu được
những kết quả khá khả quan.
2. Những biện pháp thực hiện
- Trước hết chúng ta phải hiểu rõ đổi mới kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu hiện
nay là phải tăng cường hệ thống câu hỏi gợi mở, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ theo
cách hiểu và vận dụng riêng của mình chứ khơng phải chỉ dừng lại ở mức độ nhận
biết sự kiện thông qua học thuộc lịng máy móc. Để nâng cao chất lượng dạy - học,
giáo viên phải xem khâu kiểm tra, đánh giá là một phần quan trọng trong suốt quá
trình dạy học, là yếu tố quyết định chất lượng dạy học. Có như vậy thì giáo dục nước
nhà mới có thể tạo ra được những con người có tính độc lập sáng tạo trong suy nghĩ,
dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Để thực hiện tốt việc đổi mới mạnh mẽ
kiểm tra, đánh giá góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực thì cả
giáo viên và học sinh phải nhận thức đúng về chức năng, nhiệm vụ của việc kiểm tra,
đánh giá:
+ Đối với học sinh: Kiểm tra, đánh giá là một hình thức để củng cố, hệ thống
hoá những kiến thức đã học thơng qua đó khắc sâu kiến thức và giáo dục tư tưởng,
tình cảm cho các em. Qua kết quả kiểm tra, đánh giá để các em có thể tự đánh giá kết
quả học tập của mình, từ đó ra sức học tập, phấn đấu vươn lên.
+ Đối với giáo viên: Thơng qua kết quả đạt được, giáo viên có thể tự đánh giá
năng lực giảng dạy của bản thân, từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng về kiến thức, điều
chỉnh về phương pháp dạy học cho hợp lí hơn, hiệu quả hơn.
- Sau khi nhận thức rỏ ràng, đúng đắn về chức năng, nhiệm vụ của kiểm tra,
đánh giá theo tôi yêu cầu về nội dung cần kiểm tra đối với học sinh theo hướng đổi

mới phải đảm bảo được tính giáo dục, giáo dưỡng sau:
+ Kiểm tra việc nắm kiến thức cơ bản của học sinh
+ Kiểm tra sự thông hiểu kiến thức của học sinh
+ Kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến thức và thực hành của học sinh
Trang 3


- Tuy nhiên, tùy vào mục đích, yêu cầu, thời gian thực hiện của việc kiểm tra,
đánh giá (kiểm tra miệng, 15 phút, 1tiết, học kì,…) để định mức độ và tính tồn diện
khác nhau cho phù hợp.
- Với nội dung kiểm tra như thế học sinh sẽ nhận thức được học Lịch sử khơng
chỉ để biết mà cịn để hiểu và vận dụng, thực hành sáng tạo, như thế các em sẽ hứng
thú hơn trong học tập. Từ đó giáo viên sẽ thuận lợi hơn trong việc đổi mới phương
pháp dạy học và làm cho giờ học lịch sử nhẹ nhàng hơn, nhưng sinh động hơn, học
sinh sẽ tích cực hơn, chủ động hơn trong lĩnh hội kiến thức và giờ học đạt hiệu quả
giáo dục, giáo dưỡng cao.
- Nắm rõ được chức năng, nhiệm vụ quan trọng của hoạt động kiểm tra, đánh
giá trong quá trình dạy học theo hướng đổi mới, trong những năm vừa qua được sự
quan tâm của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn Lịch sử & Địa lí của trường THPT Thới
Bình, tơi đã mạnh dạn tiến hành “Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá” một cách
mạnh mẽ để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Sau đây tôi xin trình
bày một vài cách nghĩ, cách làm mới và kết quả thu được của mình trong những năm
vừa qua:
+ Trong quá trình giảng dạy: Dựa trên những kiến thức cơ bản của mơn học và
các mơn học khác có liên quan, tôi xây dựng trong bài giảng các dạng câu hỏi gợi mở
bên cạnh những câu hỏi ở mức độ nhận biết để đòi hỏi học sinh phải tư duy, liên hệ…
Thông thường tôi hay sử dụng những dạng câu hỏi cho phần nâng cao với dạng là: Vì
sao lại như thế …?, Các em có nhận xét đánh giá gì …?, Trong những nội dung
trên, theo các em nội dung nào quan trọng nhất? Vì sao? Hay, từ những sự kiện
lịch sử thế giới liên hệ với lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương yêu cầu học sinh chỉ ra

mối liên hệ… Với các dạng câu hỏi này trên lớp tôi cho các em độc lập suy nghĩ hoặc
tổ chức thảo luận theo nhóm để học sinh cùng hợp tác giải quyết (tuỳ vào mức độ
khó, dễ của câu hỏi). Từ đó, khuyến khích học sinh chủ động tiếp thu bài học và u
thích mơn học Lịch sử hơn. Với cách dạy học này sẽ giúp học sinh chủ động hơn, tự
tin hơn khi bắt gặp những dạng câu hỏi nâng cao trong các bài kiểm tra, đánh giá, thi,

+ Trong việc xây dựng đề kiểm tra, đánh giá: Tôi luôn chú trọng việc tuân thủ
ma trận và 6 mức độ (chủ yếu là 3 mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu và vận
Trang 4


dụng) để ra đề kiểm tra có nội dung phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của bài kiểm tra
và đối tượng kiểm tra, làm sao cho nội dung kiểm tra, đánh giá vừa mang tính vừa
sức và có sự phân hoá học sinh. Cụ thể:
 Trong kiểm tra lấy điểm miệng:
+Về cách thức tiến hành: Chủ yếu là nêu câu hỏi, gọi học sinh lên bảng kiểm
tra kiến thức củ vào đầu giờ học, ngồi ra có thể kiểm tra trong quá trình dạy bài mới
khi cần liên hệ kiến thức phần bài củ gọi học sinh đứng tại chổ trả lời, cho điểm học
sinh.
+ Về nội dung kiến thức cần kiểm tra: Hỏi một câu thuộc kiến thức cơ bản với
yêu cầu học thuộc lòng (từ 6 đến 7 điểm) và một câu có tính gợi mở, nâng cao (từ 3
đến 4 điểm) đòi hỏi các em phải suy nghĩ và liên hệ để trả lời.
Ví dụ: Khi kiểm tra bài củ bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII-Tiết 1
(Chương trình Lịch sử lớp 10 cơ bản), tôi đặt câu hỏi cho học sinh như sau:
Em hãy trình bày nét nỗi bật về tình hình kinh tế-xã hội của nước Pháp
trước cách mạng?
Dạng câu hỏi này giáo viên có thể đánh giá học sinh có học bài củ hay không.
Sau khi học sinh trả lời xong, giáo viên hỏi tiếp câu nâng cao:
Qua tình hình trên, em hãy rút ra nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ
cách mạng Pháp?

Với câu hỏi này giáo viên có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh.
Đối với học sinh khá, giỏi tơi có thể hổi thêm:
Giữa cách mạng Pháp và cách mạng tư sản Anh có một nguyên nhân
chung. Đó là giải quyết mâu thuẫn gì?
Với câu hỏi này yêu cầu học sinh phải liên hệ với kiến thức củ của bài trước
để suy nghĩ trả lời.
Hay khi dạy bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII – tiết 2 (Chương trình Lịch
sử lớp 10 cơ bản), khi phân tích biện pháp cách mạng của chính quyền Gia-cơ-banh
về vấn đề ruộng đất, giáo viên có thể hỏi học sinh: Thời kì thống trị của phái lập
hiến, vấn đề ruộng đất được giải quyết như thế nào? (học sinh phải nhớ kiến thức
củ vừa học ở tiết trước để trả lời). Sau đó tôi dẫn dắt học sinh trở lại nội dung đang
Trang 5


học và đặt câu hỏi tiếp theo: Cách giải quyết đó so với cách giải quyết của phái Giacơ-banh các em có những nhận xét, đánh giá gì? (học sinh phải so sánh để thấy
được tính tiến bộ của chính quyền cách mạng thời Gia-cơ-banh)
- Với hình thức và nội dung kiểm tra như vậy giáo viên sẽ giúp học sinh nhận
thức được học khơng chỉ để biết mà cịn để hiểu, để vận dụng, để thực hành. Từ đó
học sinh biết được mình học để làm gì cho tương lai sau này khi các em rời khỏi ghế
nhà trường, từ đó các em sẽ tích cực hơn, chủ động hơn trong lĩnh hội tri thức. Có
như thế thì giờ học Lịch sử sẽ không bị nhàm chán mà học sinh cảm thấy hứng thú,
cảm giác nhẹ nhàng và yêu thích mơn học này hơn.
- Khi tiến hành cách làm này ban đầu tơi cũng gập khơng ít khó khăn do nhiều
nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan tác động như: Chương trình sách giáo
khoa quá tải, nội dung dàn trải, nếu dạy kỹ, có liên hệ, bắt các em tư duy với nhiều
câu hỏi gợi mở thì khơng chuyển tải hết bài. Còn nếu dạy lướt rồi yêu cầu học sinh tự
đọc sách giáo khoa nhiều thì khơng thể khắc sâu kiến thức và nắm chắc nội dung bài
học, từ đó khó có thể vận dụng, thực hành kiến thức. Phần thì tâm lí của học sinh vẫn
chưa chủ động trong học tập, chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của môn học, đặc
biệt là tác động từ việc ra đề của các kì thi tốt nghiệp trong thời gian qua rất ít câu hỏi

gợi mở.
- Tuy nhiên với sự tâm quyết, những năm vừa qua tôi đã từng bước thực hiện
đổi mới kiểm tra, đánh giá và đã đạt được những kết quả khá khả quan, làm cho học
sinh yêu thích giờ học hơn, hứng thú hơn.
hơn trong giờ học lịch sử. Từ đó chất lượng các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết,… nâng
lên rõ rệt và chất lượng bộ mơn cũng vì thế tốt hơn.
 Trong kiểm tra 15 phút, 1tiết, học kì,…
- Về hình thức: Tự luận (hoặc 70% tự luận, 30% trắc nghiệm).
- Về nội dung: Dạng câu hỏi cho đề kiểm tra 15 phút, 1tiết, kiểm tra học kì
(phần câu hỏi tự luận) thì cơ bản cũng giống như những dạng câu hỏi trình bày ở
phần trên. Tuy nhiên do mục tiêu, yêu cầu của từng loại bài kiểm tra khác nhau, nên
dung lượng kiến thức, tính tồn diện và mức độ khó, dễ câu hỏi có khác (nặng hơn,
rộng hơn, có tính khái qt hố hơn…). Thơng thường tơi hay sử dụng những dạng
câu hỏi mở rộng, nâng cao kiến thức tiếp sau câu hỏi kiểm tra kiến thức cơ bản tạo
Trang 6


điều kiện để phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh, cũng từ đó để đánh giá
xem các em học có hiểu bài hay khơng, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học để giải
quyết tình huống có vấn đề của học sinh như thế nào để kịp thời có những biện pháp
để uốn nắn, rèn luyện cho các em.
MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI
KIỂM TRA 15 PHÚT, KIỂM TRA 1 TIẾT HOẶC KIỂM TRA HỌC KỲ

 - Kĩ năng giải thích sự kiện lịch sử:
+ Tại sao yếu tố con người là nguyên nhân quyết định hàng đầu đối với sự phát
triển của nền kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
+ Hãy giải thích tại sao trong cuộc cách mạng khoa học – công nghệ từ năm
1945 đến nay, khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp ?
+ Tại sao Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ ?

+ Trong các nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
theo em nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

 - Kĩ năng so sánh các sự kiện kịch sử:
+ Lập bảng so sánh nhiệm vụ, mục tiêu; hình thức đấu tranh và lực lượng tham
gia trong phong trào cách mạng 1930-1931 và phong trào dân chủ 1936-1939.
+ So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
(1961-1965) và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở miền Nam.

 - Kĩ năng chứng minh sự kiện lịch sử:
+ Chứng minh chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta
và là thắng lợi có ý nghĩa quyết định buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định
Giơnevơ năm 1954, chấm dứt chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.
+ Bằng những sự kiện lịch sử tiêu biểu, chứng minh phong trào “Đồng khởi”
(1959-1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
cơng.

 - Kĩ năng phân tích sự kiện lịch sử:
+ Phân tích thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN.
+ Phân tích nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng.
Trang 7


 - Kĩ năng chọn các sự kiện lịch sử tiêu biểu:
+ Chọn những sự kiện tiêu biểu của thời kỳ Chiến tranh lạnh.
+ Chọn 5 sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử cách mạng Việt Nam từ sau
chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
+ Chọn từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống
thực dân Pháp (1946 – 1954).


 - Kĩ năng nhận xét, đánh giá sự kiện lịch sử:
+ Nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919-1925.
+ Hày nhận xét về phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết
Nghệ - Tĩnh.
+ Em có nhận xét gì về quy mơ, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh
trong phong trào dân chủ 1936-1939.

 - Kĩ năng lập bảng niên biểu, lập bảng thống kê:
+ Lập bảng niên biểu về những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ năm
1919 -1925.
+ Lập bảng thống kê về các chiến thắng trên mặt trận quân sự của quân dân
miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
(1965-1968).
+ Lập bảng thống kê về những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân dân ta
ở hai miền Nam – Bắc trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975).
- Với nội dung kiểm tra, đánh giá như vậy học sinh khơng chỉ bắt buộc học
thuộc lịng kiến thức cơ bản mà còn phải biết vận dụng nhiều kỹ năng như giải thích,
phân tích, tổng hợp,… để giải quyết câu hỏi mở rộng. Qua cách đổi mới kiểm tra,
đánh giá như vậy tơi có thể phân hố được học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém)
từ đó có kế hoạch bồi dưỡng cho các đối tượng học sinh, từng bước giúp các em tiến
bộ trong học tập.
- Tuy nhiên việc đổi mới kiểm tra đánh giá trong những năm vừa qua trong bối
cảnh các đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nhất là đề thi Tốt nghiệp) chưa đổi mới
Trang 8


đồng bộ nên kết quả cũng chưa như ý muốn. Hiện nay Bộ đang có chủ trương đổi
mới mạnh mẽ kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học đã giúp tơi
tự tin hơn vì cách nghĩ, cách làm của mình đã đi đúng hướng.

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG DỤNG
- Qua quá trình tiến hành thực hiện “Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh gía” theo
hướng tăng cường câu hỏi gợi mở, nâng cao, tôi nhận thấy đây là một việc làm tích
cực và rất thiết thực, đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay để nâng cao chất lượng bộ
môn Lịch sử nói riêng và chất lượng giáo dục nước nhà nói chung. Từ thực tế giảng
dạy bộ mơn Lịch sử, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
+ Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, tích cực đổi mới phương pháp dạy
học, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài giảng, khắc phục tình
trạng chán ngán, nặng nề trong học sinh khi học môn Lịch sử.
+ Trong hoạt động dạy – học, giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh học tập
chủ động, tích cực, sáng tạo trong tư thế bắt buộc phải “làm việc” thông qua câu hỏi
gợi mở để nắm kiến thức và kĩ năng bộ mơn. Từ đó, học sinh biết vận dụng kiến thức
vào việc giải quyết các câu hỏi mở, đòi hỏi phải suy nghĩ và phát biểu chính kiến của
mình.
+ Hạn chế việc ra đề kiểm tra (kiểm tra bài cũ, 15 phút, 1 tiết và học kỳ) đòi
hỏi học sinh phải học thuộc lòng nhiều sự kiện, tăng cường ra câu hỏi “gợi mở”, giúp
học sinh suy nghĩ, phát huy sự sáng tạo và phát triển tư duy lịch sử.
- Về chất lượng môn học: Mặc dù thời gian đầu khi tiến hành đổi mới do điều
kiện chủ quan cũng như khách quan tác động nên chất lượng các lớp tơi giảng dạy
cịn chưa cao, song sau đó đã có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể chất lượng đạt
trên trung bình (%) thời gian qua như sau:
+ Trước năm học 2006 – 2007 (trước khi áp dụng): 60,5%
+ Năm học 2006 – 2007: 75%
+ Năm học 2007 – 2008: 79%
+ năm học 2008 – 2009: 81,5%
- Trong những năm qua tôi luôn nhận được sự đồng tình của nhà trường, đồng
nghiệp, nhất là nhiều giáo viên giảng dạy các bộ môn khoa học xã hội. Từ những biện
pháp, kinh nghiệm và kết quả đạt được thời gian qua, sáng kiến kinh nghiệm của bản
Trang 9



than tôi là một hướng đi đúng đắn, một việc làm tích cực của một nhà giáo và có thể
nhân rộng ra, áp dụng đến mỗi giáo viên, đặc biệt là giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch
sử.
- Trên đây chỉ là một vài cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm nhỏ của tơi trong q
trình giảng dạy vừa qua. Xin được đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu để việc
ứng dụng chuyên đề này trong thực tiễn giảng dạy thời gian tới, góp phần nâng cao
chất lượng dạy – học môn Lịch sử ở các trường THPT tỉnh Cà Mau nói chung và
trường THPT Thới Bình nói riêng.
Thới Bình, ngày 15 tháng 04 năm 2010
Người viết SKKN

Nguyễn Hồng Long

Trang 10


PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: Đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Lịch sử
cấp THPT.
- Người thực hiện: Nguyễn Hồng Long
Tổ chun mơn: Lịch sử & Địa lí
Xếp
Nội dung
loại

Trường PTTH Thới Bình
Xếp

Nội dung


loại

- Đặt vấn đề

- Đặt vấn đề

- Biện pháp

- Biện pháp

- Kết quả phổ biến, ứng dụng

- Kết quả phổ biến, ứng dụng

- Tíng khoa học

- Tíng khoa học

- Tính sáng tạo

- Tính sáng tạo

Xếp loại chung:

Xếp loại chung:

Ngày

tháng


năm 2010

Tổ trưởng:

Ngày

tháng

năm 2010

Thủ trưởng đơn vị

Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp tỉnh,
Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:………….

Trang 11


Ngày

tháng

năm 2010

GIÁM ĐỐC

Trang 12



MỤC LỤC

STT
1

NỘI DUNG
I- ĐẶT VẤN ĐỀ

TRANG
1

II. NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng của vấn đề
2

2. Những biện pháp thực hiện
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ VIỆC PHỔ BIẾN ỨNG
DỤNG

2,3,4,5,6,7

3

PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ

8

4

MỤC LỤC


9

Trang 13



×