Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

các câu hỏi và trả lời địa lí kinh tế xã hội việt nam 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.53 KB, 8 trang )

Câu 1: Theo em, di dân tự do ở nước ta có ảnh hưởng như thế nào đến kt- xh?
Di dân tự do là sự di dân tự phát nằm ngoài kế hoạch của nhà nước, do người dân
tự đứng ra lo liệu. di dân tự do là sự di chuyển đến nơi cư trú mới hoàn toàn do
người dân quyết định.
Di dân có 2 hướng chính: Di dân tự do nông thôn- nông thôn và di dân tự do nông
thôn – thành thị.
Nguyên nhân: Sự chênh lệch về trình độ kt-xh giữa các vùng.
Di dân tự do từ nông thôn- thành thị
 Tích cực:
• Góp phần cung cấp lực lượng lao động cho các khu đô thị nhằm đáp ứng
nhu cầu lao động trong những ngành nặng nhọc hoặc một số nhu cầu dịch vụ
mới mà lao động thành phố không đủ hoặc không muốn làm.
• Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nông thôn,
tạo cơ hội xóa đói giảm nghèo, chuyển giao kĩ năng, kinh nghiệm làm ăn từ
thành thị về nông thôn
VD: người nông dân làm việc theo mùa vụ, khi hết mùa họ sẽ thất nghiệp,
nhàn rỗi. Do đó họ đi lên thành thị để kiếm việc làm và tăng thu nhập.
 Tiêu cực:
• Số lượng di dân lớn, tạo áp lực về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và và sinh hoạt vốn
đã kém ở thành thị.
• Tạo áp lực về vấn đề giải quyết việc làm, gia tăng các tệ nạn xã hội, ô nhiễm
môi trường,…
Di dân tự do nông thôn- nông thôn
 Tích cực:
• Góp phần phân bố lại dân cư- lao động.
• Mở mang các vùng kinh tế mới ở vùng cao, vùng sâu.
• Tạo việc làm, góp phần khai hoang, phục hóa, mở rộng diện tích đất nông
nghiệp, đưa thêm ngành nghề mới vào nông thôn.
• Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
 Tiêu cực:
• Ảnh hưởng xấu tới môi trường( chủ yếu chặt phá rừng để sản xuất), tranh


chấp mua bán đất gây mất trật tự an ninh, phát sinh nhiều tệ nạn,…
Câu 2: Nền công nghiệp nước ta hiện nay có những đặc điểm gì? Phân
tích những đặc điểm đó?
Nền nông nghiệp nước ta có 3 đặc điểm chính:
 Nền CN nước ta đang có sự chuyển biến theo hướng CNH, HĐH.
• Trước năm 1975 nền công nghiệp ở 2 miền Bắc- Nam có những bước phát
triển khác nhau.
- Miền Bắc: CN khôi phục và phát triển tương đối nhanh. Giá trị sản lượng
CN năm 1975 tăng hơn 16 lần so với năm 1955. Tốc độ tăng trưởng trung
bình năm đạt 14,7%. Tuy nhiên các ngành CN then chốt còn nhỏ bé,
thiếu đồng bộ.
- Miền Nam: hình thành một số ngành CN nhưng không phát triển, chủ
yếu là CN chế biến lương thực thực phẩm và gia công hàng tiêu dùng với
nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
• Từ 1975 đến giữa thập niên 80, CN vẫn hoạt động theo cơ chế tập trung, bao
cấp với nhiều khó khăn do những lạc hậu của chiến tranh để lại
• Từ nữa thập niên 80,90 của thế kỉ 20 đến nay, CN có chuyển biến quan trọng
theo hướng CNH, HĐH.
- Những năm đầu khi chuyển hướng sang cơ chế thị trường có khủng
hoảng về CN, nhất là công nghiệp quốc doanh.
- Tuy nhiên nhờ thực hiện kế hoạch 5 năm 1986-1990 nền CN đã có một
bước chuyển mới
+ Thoát ra khỏi bao cấp với nhiều khó khăn, kể từ năm 90 CN phát triển
mạnh tốc độ tăng trưởng cao, ổn định. Tốc độ tăng trưởng CN năm 1994 đạt
14%, năm 1998 đạt 10,5% và bình quân giai đoạn năm 2001-2009 đạt
10,4%.
+ Trong giai đoạn này,CN đóng góp khoảng 72% tổng kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
 Nguyên nhân: Do đường lối đổi mới của Đảng và các chính sách trong
CN với việc thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư( nhất là vốn đầu tư

nước ngoài).
 Nền CN nước ta đang có sự chuyển dịch về cơ cấu ( ngành, thành phần
kinh tế,…)
• Cơ cấu CN nước ta tương đối đa dạng.
• Theo mức độ khái quát, chia ngành CN thành 4 nhóm chính trong đó bao
gồm hàng loạt các ngành và phân ngành.
- Ngành CN năng lượng: Dầu khí, than, điện.
- Ngành CN vật liệu: Vật liệu xây dựng, hóa chất, luyện kim
- Ngành CNSX công cụ lao động: Điện tử, cơ khí.
- Ngành CN chế biến và SX hàng TD: CN SX hàng tiêu dùng, CN chế biến
nông, lâm, thủy sản.
• Cơ cấu ngành CN nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích ứng với tình
hình mới và hội nhập vào thị trường TG và khu vực.
- Ngành CN nhiên liệu, hóa chất, vật liệu xây dựng,…có xu hướng tăng tỉ
trọng trong cơ cấu.
- Ngành chế biến thực phẩm tăng chậm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng
lớn( 22,3% năm 2009).
- Các ngành CN trọng điểm như: Chế biến nông, lâm, thủy sản, SX hàng
tiêu dùng, điện,…ngày càng phát triển mạnh.
• Cơ cấu ngành CN phân theo thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi: Khu
vực kinh tế Nhà Nước chiếm vai trò chủ đạo nhưng có xu hướng giảm. Năm
1995 chiếm 74,9%, năm 2009 giảm còn 55,6%. Khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài có xu hướng tăng. Năm 1995 chiếm 25,1%, năm 2009 tăng lên 44,4%.
 Nền CN của nước ta cũng đang có sự điều chỉnh về phân bố nhằm đạt
hiệu quả cao hơn về kt-xh, môi trường.
• Trong những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, việc cải tạo các thành phố
lớn và xây dựng các trung tâm CN mới đã dẫn tới hình thành nhiều trung
tâm CN ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
- Ở miền Bắc:
+ Việt Trì ( Phú Thọ) với chức năng chính là hóa chất cơ bản.

+ Hồng Gai- Cẩm Phả chủ yếu là khai thác than và công ngiệp năng lượng.
+ Hải Phòng phát triển cảng biển, sửa chữa tàu thuyền, chế biến thủy sản,
Ngoài ra, Hà Nội được cải tạo và xây dựng trở thành một thành phố CN đa
ngành như: hóa chất, cơ khí chế tạo, dệt,
Các ngành tiểu thủ CN cũng được phát triển ở các tỉnh: Thanh Hóa, Thái
Bình, Ninh Bình,
- Miền Nam đã xây dựng thành phố Sài Gòn, Biên Hòa, Đà Nẵng thành
các trung tâm sản xuất hàng tiêu dùng nhất là dệt và chế biến thực phẩm.
Các khu CN Thủ Đức- Tam Hiệp và Biên Hòa lần lượt được hình thành.
Ngoài ra còn có các điểm CN như: Tân An( Long An), Mĩ Tho( Tiền
Giang), Cần Thơ, Qui Nhơn,
- CN đã từng bước đi vào vùng sâu, vùng xa như vùng Tây Bắc, Tây
Nguyên,…
 Nhìn chung, bức tranh phân bố CN nước ta đang được hoàn thiện và phát
triển
Câu 3: Sự phân hóa lãnh thổ của CN năng lượng nước ta hiện nay như thế
nào?
CN năng lượng là ngành CN quan trọng hàng đầu, song lại phân bố không đồng
đều giữa các vùng, miền. Hình thành 3 vùng năng lượng chính:
• Vùng CN năng lượng Bắc Bộ: Gồm các tỉnh phía Bắc và ranh giới phía Nam
là tỉnh Thanh Hóa. Vùng có cơ sở năng lượng từ than đá và thủy năng.
- Thế mạnh vùng thể hiện ở hai phương diện:
+ Tài nguyên thiên nhiên để phát triển CN năng lượng phong phú, đa dạng.
+ Thị trường tiêu thụ năng lượng của vùng rất lớn
- Vùng có trữ lượng than lớn nhất nước. Điển hình như than antraxit ở
Quảng Ninh có trữ lượng hơn 3 tỉ tấn và có chất lượng tốt nhất ĐNÁ.
- Vùng ĐBSHồng có tiềm năng thủy điện rất lớn( chiếm 37%) với các nhà
máy thủy điện lớn như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1920
MW), Thác Bà trên sông Chảy( 110MW), đang xây dựng nhà máy thủy
điện Sơn La trên sông Đà với công suất 2400MW lớn nhất ĐNÁ.

- Các nhà máy nhiệt điện chủ yếu dựa vào than đá như: Uông
Bí( 150MW), Phả Lại( 440MW),…
- Vùng CN Bắc Bộ cũng là đầu mối phân phối liên vùng, điển hình là
tuyến siêu cao áp Hòa Bình- Phú Lâm và tập trung nhiều cơ sở sản xuất
điện quan trọng của cả nước.
• Vùng CN năng lượng Nam Bộ: Gắn liền với nguồn cung cấp thủy năng,
vùng CN năng lượng kéo dài từ khu vực Đồng Nai trở xuống. Thế mạnh của
vùng là tiềm năng thủy điện tương đối phong phú của hệ thống sông Đồng
Nai và dầu khí ở thềm lục địa. Vùng có thị trường tiêu thụ năng lượng cực
lớn, mất cân đối nghiêm trọng giữa cung-cầu.
- Nhu cầu sử dụng năng lượng cho các ngành CN sử dụng điện năng lớn
như: Hóa chất, chế biến lương thực thực phẩm,… và nhu cầu sinh hoạt
cho con người.
- CN khai thác than: Than bùn chủ yếu ở U Minh( ĐBSCL)
- CN khai thác dầu khí:
+ Tập trung ở các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn
dầu, hàng trăm tỉ tấn khí.
+ Bể Cửu Long và Nam Côn Sơn là 2 khu vực có trữ lượng và khai thác có
triển vọng nhất.
+ Khí tự nhiên từ các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ là nguồn nguồn nguyên liệu cho
các nhà máy điện và là nguyên liệu cho sản xuất phân đạm Phú Mĩ.
- CN điện lực:
+ Hệ thống sông Đồng Nai chiếm 19%.
+ Có các nhà máy lớn như: Trị An trên sông Đồng Nai( 400MW), Thác Mơ
trên sông Bé( 150MW).
• Vùng CN Trung- Trung Bộ: là một dải ven biển từ Nghệ An đến Khánh Hòa
và 3 tỉnh Bắc Tây Nguyên có điểm chung là có tiềm năng về thủy điện,
nhưng mức độ khác nhau.
- Có các nhà máy thủy điện như: Italy trên sông Xexan( 720MW), Hàm
Thuận – Đa Nhim trên sông La Ngà( 475MW), Đa Nhim trên sông Đa

Nhim( 160MW).
- Ven biển miền Trung nằm ở Đông Trường Sơn có sông ngắn, dốc nên chỉ
có các nhà máy nhỏ và vừa, công suất đặt máy từ 10 đến 500MW.
- Nhà máy nhiệt điện công suất 25- 33MW ở Đà Nẵng, Đông Hà, Nha
Trang.
- Có nhà máy lọc dầu Dung Quất với công suất 6,5 triệu tấn/ năm, mở đầu
cho sự phát triển công nghiệp lọc dầu, hóa dầu của nước ta.
Câu 4: Giao thông vận tải có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế quốc dân và
đời sống dân cư:
• Hình thành mối liên hệ giữa các ngành, các vùng, nội bộ từng ngành, từng
vùng với nhau, giữa vùng nguyên liệu với vùng sản xuất, giữa vùng sản xuất
và vùng tiêu dùng.
• Góp phần hình thành và phát triển sự phân công lao động theo ngành và theo
lãnh thổ
• Nhiệm vụ của GTVT là chuyên chở hành khách và hàng hóa tiêu dùng phục
vụ cho nhu cầu của con người
• Đối với an ninh quốc phòng: Củng cố hệ thống phòng thủ, giữ vững chủ
quyền và đảm bảo sự toàn vẹn lãnh thổ.
• Ngoài ra, GTVT tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho
nhân dân và khả năng phòng thủ cho đất nước.
Câu 5: các nhân tố ảnh hưởng đến GTVT nước ta là gì?
 Thuận lợi:
- Về vị trí địa lí: nằm ở phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm
ĐNÁ, tiếp giáp với vùng biển rộng, nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng
không quốc tế.  Dễ dàng phát triển nhiều loại hình giao thông( đường bộ,
đường biển, đường hàng không )
- Về tự nhiên:
+ Sự phân bố địa hình và hình thể kéo dài theo hướng B-N.
+ Hướng thung lũng và mạng lưới dòng chảy theo hướng TB-ĐN hay
hướng T-Đ.

+ Mạng lưới sông ngòi dày đặc và đường bờ biển kéo dài 3.260km với
nhiều vũng vịnh.
+ Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
Xây dựng các trục giao thông theo chiều kinh- vĩ tuyến, tiền đề cho việc
giao lưu giữa các vùng, miền.
- Kinh tế- xã hội: Nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, cần đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng mà trước hết là mạng lưới giao thông vận tải.
 Khó khăn:
Địa hình bị chia cắt với ¾ diện tích đồi núi, nhiều sông suối, hình dáng lãnh
thổ kéo dài,…
Nhiều thiên tai: bão, lũ,…
Sự nghèo nàn, lạc hậu và sự tàn phá của chiến tranh để lại.
Câu 6: Việt Nam được đánh giá là 1 nước có nhiều tài nguyên du lịch,
em hãy chứng minh?
Nước ta có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng:
a) Tài nguyên du lịch tự nhiên:
 Địa hình: Nước ta có nhiều cảnh quan đẹp và được công nhận là di sản thiên
nhiên thế giới
- Đia hình Cacto là một dạng địa hình độc đáo với hàng trăm hang động
đẹp dài 135 km. tập trung chủ yếu ở khối đá vôi Kẻ Bàng( Quảng Bình),
Cao Bằng, Lạng Sơn. Trong đó, động dài và đẹp nhất là động Phong Nha
dài 7729m. Ngoài ra còn có các hang động Caxto đồng bằng ( Hạ Long
cạn ở Ninh Bình. Có 2 hang động được công nhận là di sản thiên nhiên
thế giới là Vịnh Hạ Long và động Phong Nha.
- Nước ta có đường bờ biển dài 3260km với 125 bãi tắm biển, trong đó
hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch mà không
phải quốc gia nào cũng có.
+ Các bãi tắm nổi tiếng từ bắc đến nam có thể kể đến như Trà Cổ, Hạ Long,
Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha
Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc…Trong đó, bãi biển

Nha Trang là “ nhà vô địch” của du lịch Việt Nam.
- Biển Việt Nam bao gồm khoảng 4000 đảo lớn nhỏ với diện tích khoảng
1.720km², trong đó 3 đảo có diện tích lớn hơn 100km², 24 đảo có diện
tích lớn hơn 10km², 84 đảo có diện tích lớn hơn 1km² với tổng diện tích
1596km² (92,7%) và khoảng trên 1.400 đảo chưa có tên.
+ Các đảo phân bố từ tây vịnh Bắc bộ đến đông vịnh Thái Lan nhưng chủ
yếu tập trung ở hai vùng biển Đông Bắc và Tây Nam. Các tỉnh có nhiều đảo
nhất là Quảng Ninh (74,94%), Hải Phòng (8,76%), Kiên Giang (5,73%),
Khánh Hòa (3,82%).
+ Đảo có giá trị nhất đối với du lịch là đảo Phú Quốc( Kiên Giang), Cát
Bà( Hải Phòng).
 Khí hậu: mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Khí hậu có sự phân hóa rõ rệt
theo vĩ tuyến, theo mùa và độ cao.Biên đội nhiệt trung bình cao nhất không
quá 150C, mưa trung bình 1500-2000mm
=> Ảnh hưởng đến phát triển du lịch Viêt Nam.
- Mùa phát triển du lịch mạnh nhất là vào mùa hè.
 Tài nguyên nước:
Gồm nước trên mặt, nước dưới đất và nước khoáng. Trong đó nước trên mặt
và nước khoáng có giá trị quan trọng với sự phát triển du lịch.
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc nhưng không có tiềm năng phát triển
du lịch, chỉ có mạng lưới sông ngòi ở Đồng bằng sông Cửu Long mới có giá
trị về du lịch. Ngoài ra còn có các hồ tự nhiên Ba Bể và hồ nhân tạo: Hòa
Bình, Dầu Tiếng, có giá trị du lịch lớn.
- Nước khoáng là nguồn nước thiên nhiên, có tác dụng chữa bệnh và gắn
với du lịch chữa bệnh. Ở nước ta có hàng trăm nguồn nước khoáng tự
nhiên, có giá trị cho phát triển du lịch.
 Tài nguyên sinh vật: Có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia
thu hút khách du lịch. Có 30 vườn quốc gia như: Cúc Phương, Bạch Mã, Cát
Tiên,… và 44 khu bảo tồn thiên nhiên.
b) Tài nguyên du lịch nhân văn

- Các di tích lịch sử với 4 vạn di tích, 3 di sản văn hóa vật thể: Quần thể
kiến trúc cố đô Huế, phố cổ Hội An, di tích Mĩ Sơn và 2 di sản văn hóa
phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên.
- Hằng năm có rất nhiều lễ hội thu hút khách du lịch nhất là sau tết Nguyên
Đán như: Lễ hội Đền Hùng, Chùa Hương,
- Ngoài ra, còn có các tiềm năng về văn hóa, văn nghệ dân gian, các làng
nghề truyền thống, ẩm thực,… cũng được khai thác để phát triển du lịch.

×