Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145 KB, 9 trang )

BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
NGÀNH HÀNG KHÔNG
I. Lịch sử ra đời
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (tiếng Anh: International Civil
Aviation Organization; viết tắt: ICAO) là một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc chịu
trách nhiệm soạn thảo và đưa ra các quy định về hàng không trên toàn thế giới.
Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế được thành lập năm 1947, có tổng
hành dinh đặt tại Montreal, Canada. ICAO là một cơ quan của LHQ hệ thống hóa
các nguyên tắc và kỹ thuật của dẫn đường hàng không quốc tế cũng như tạo điều
kiện về kế hoạch và phát triển ngành vận tải hàng không quốc tế để đảm bảo an
toàn và lớn mạnh một cách có thứ tự. Ủy ban ICAO đưa ra những tiêu chuẩn và
những điều thực tế liên quan đến dẫn đường hàng không, và ngăn chặn mọi sự
xuyên nhiễu trái luật cũng như làm thuận tiện quy trình bay từ nước này sang nước
khác trong hàng không dân dụng. Thêm vào đó, ICAO cũng định nghĩa những cách
thức để điều tra tai nạn hàng không dựa theo Công ước hàng không dân dụng quốc
tế (còn gọi là công ước Chicago) để các cơ quan hàng không ở các quốc gia có thể
dựa vào đó thực hiện.
Vận tải hàng không nói theo nghĩa rộng là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ
thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả. Nếu
nói theo nghĩa hẹp thì vận tải hàng không là sự di chuyển của máy bay trong không
trung hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lí, bưu
kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay.
Vận tải hàng không là một ngành còn rất trẻ so với ngành vận tải khác. Nếu
như vận tải đường biển ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên vận
tải hàng không mới chỉ phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Vận tải hàng không khi mới ra đời chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho
đến nay, sự phát triển của vận tải hàng không đă gắn liền với nhu cầu vận chuyển
hành khách, hàng hoá và nó đó trở thành một ngành quan trọng đối với nền kinh tế
thế giới nói chung và đối với buôn bán quốc tế nói riêng.
Là một ngành vận tải nói chung, hàng không cũng mang những đặc thù mà


bất cứ ngành vận tải nào khác đều có. Nó là một quá trình tác động về mặt không
gian, làm thay đổi vị trí địa lý chứ không phải tính chất của vật thể. Nó tạo ra một
sản phẩm đặc biệt, sản phẩm vận tải, vốn không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản
xuất ra nó. Sản phẩm vận tải này không có sự tách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng.
Khi quá trình sản xuất trong ngành vận tải kết thúc th́ì đồng thời sản phẩm vận tải
cũng được tiêu dùng ngay. Sản phẩm vận tải không thể dự trữ và lưu kho được.
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 1
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
II. Ưu điểm - nhược điểm
1. Ưu điểm
Phương tiện vận tải trong vận tải hàng không là máy bay. Do đó, tuyến
đường của vận tải hàng không là bầu trời và nó không phụ thuộc vào địa hình mặt
đất, mặt nước, không phải đầu tư xây dựng. Điều này khiến tốc độ vận tải của
ngành hàng không là rất cao. Tàu thuỷ chở khách nói chung, nhanh cũng chỉ
50km/h, xe lửa đến nay nhanh cũng chỉ khoảng 200km/h. Trong khi đó các máy
bay phản lực siêu âm hành khách TU-144 và Concord bay với tốc độ 2.500km/h.
Những máy bay hành khách trung b́nh ngày nay bay với tốc độ 800km/h tức là lớn
hơn 10 lần so với ô tô, xe lửa thông thường.
Tốc độ của máy bay đã rút ngắn tối đa thời gian chuyên chở. Điều đó đặc
biệt cần thiết cho việc chuyên chở các mặt hàng nhạy cảm về thời gian, hàng cao
cấp, hàng khẩn cấp, thư từ, báo chí, hàng tươi sống. Tuy nhiên, đi cùng với tốc độ
là sự đ̣i hỏi về khoa học kỹ thuật, tính chính xác cao, độ tin cậy lớn và sự phối hợp
đồng bộ, nhịp nhàng giữa các khửu, các bộ phận, các cá nhân trong quá trình chuẩn
bị bay, bay và hạ cánh.
Vận tải hàng không có độ an toàn cao. Tính an toàn của hàng không lớn hơn
rất nhiều so với vận tải bằng ô tô. Hơn 30 năm trước đây, tỷ suất an toàn của máy
bay là 0,60, của xe lửa: 0,24 và của ô tô: 3,5. Như vậy độ an toàn của vận tải hàng
không lớn hơn 5 - 6 lần vận tải bằng ô tô. Càng về sau này, tỷ suất an toàn của vận
tải hàng không càng được cải thiện rõ rệt và kể từ năm 1975 trở đi, tỷ suất này

giảm xuống chỉ còn dưới mức 0,08 cho các chuyến bay thường kỳ đều đặn.
Vận tải hàng không rất thuận tiện đối với khách hàng. Tính thuận lợi cho sử
dụng là khả năng có thể thoả mãn mong muốn của con người trong những điều
kiện phiền hà tối thiểu. Đây là một nhân tố tâm lý hơn là kỹ thuật. Trên phương
diện này, vận tải hàng không cống hiến cho người sử dụng những tiện nghi mà chỉ
có vận tải đường biển mới có thể so sánh được. Người ta tìm đủ cách để cung ứng
mọi tiện nghi và dịch vụ mọi mặt, từ khâu ăn uống đến việc tặng các món quà nhỏ.
Chất lượng phục vụ của các hãng hàng không ngày càng được nâng cao và được
xem là yếu tố để chiến thắng trong cạnh tranh của các hãng này. Sự thuận tiện còn
được thể hiện ở khả năng cung cấp phương tiện vận tải kịp thời, đáp ứng nhu cầu
của khách hàng đúng lúc. Hơn nữa, số lần lặp đi lặp lại của các chuyến bay cùng
với sự gia tăng của tần xuất vận chuyển cũng làm tăng sự thuận lợi trong sử dụng.
2. Nhược điểm
Chi phí cho vận tải hàng không cao hơn rất nhiều so với các phương tiện còn
lại. Giá cước vận tải hàng không còn tương đối cao: gấp 8 lần giá cước đường biển,
khoảng 2 - 4 lần cước phí ô tô, xe lửa. Đây chính là một trong những nhân tố làm
hạn chế sự phát triển của ngành này.
Điều này là do mấy nguyên nhân sau:
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 2
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
- Thứ nhất: chi phí đầu tư, xây dựng cơ bản cao. Trong vận tải hàng không
bắt buộc phải có cảng hàng không. Đó là một tổ hợp công trình rất phức tạp và đồ
sộ đòi hỏi đầu tư xây dựng rất lớn cả về vốn và thời gian. Ngoài ra còn phải kể đến
chi phí chế tạo hoặc mua sắm máy bay cùng các trang thiết bị hiện đại, tham gia
hoà nhập vào hệ thống kiểm soát không lưu, hệ thống đặt chỗ, hàng hoá toàn cầu .
- Thứ hai: sức chuyên chở thấp. So với xe lửa hay tàu thuỷ thì sức chứa của
máy bay là quá nhỏ bé. Một máy bay trung bình thường có sức chứa khoảng 80
chỗ ngồi. Loại có sức chứa nhiều nhất cũng chỉ khoảng trên 600 hành khách tương
đương với khoảng gần 68 tấn hàng hoá (Boeing - 767, Boeing - 777). Trong khi đó

trọng tải trung bình của một tàu thuỷ khoảng 20.000 DWT, của một đoàn tàu là 10
- 20 nghìn tấn. Vì vậy, chi phí chia trung bình cho mỗi đơn vị hàng hoá hay hành
khách bị đẩy lên. Để cáng đáng được những chi phí này, các công ty hoạt động
trong lĩnh vực hàng không phải liên kết, tạo ra những tập đoàn hùng mạnh, có số
vốn lớn thì mới có thể tồn tại.
Những đặc điểm trên của vận tải hàng không cho thấy đây là một lĩnh vực
kinh tế khá phức tạp và sôi động, tính cạnh tranh rất cao, đòi hỏi một sự hợp tác
chặt chẽ hơn bất cứ ngành nào khác của Chính phủ mỗi nước cũng như của cộng
đồng quốc tế. Các thực thể hoạt động trong lĩnh vực này phải hết sức năng động,
sáng tạo, linh hoạt mới có thể tồn tại và phát triển, hoạt động hiệu quả. Đó cũng là
đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ và các hãng hàng không các nước
phải tìm ra những biện pháp để liên minh liên kết trong vận tải hàng không. Đó
cũng là yêu cầu đặt ra hiện nay cho các quốc gia trong tiến trình quốc tế hoá đời
sống kinh tế, văn hoá, xă hội thế giới, tiến tới một thế giới hoà đồng, hội nhập, một
bầu trời tự do cho tất cả các nước.
3. Vai trò
Vận tải hàng không đóng vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập và mở
mang nhiều vùng kinh tế khác nhau và trong việc tạo bước phát triển chung cho
nền kinh tế thế giới. Bản thân nó cũng là một ngành công nghiệp lớn, không ngừng
phát triển. Năm 1967, tổng thu nhập của các công ty hàng không của các nước
thuộc ICAO là 12,5 tỷ USD, tuơng đương 7% doanh thu của ngành công nghiệp
trên thế giới, năm 1980, con số đó lên tới 87,676 tỷ USD, lợi nhuận của các hãng
thành viên của IATA trong năm 1997 là 5 tỷ USD.
Tuy chỉ chuyên chở khoảng 1% tổng khối luợng hàng hoá trong buôn bán
quốc tế nhưng lại chiếm khoảng 20% trị giá hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Đối
với những nước phát triển, vận tải hàng không chỉ chuyên chở một khối luợng nhỏ
hơn 1%, nhưng lại chiếm khoảng 30% trị giá.
Điều này chứng tỏ ngành vận tải hàng không có vai trò rất lớn đối với việc
vận chuyển hàng hoá đặc biệt là hàng hóa có giá trị cao.
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 3

BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế những mặt hàng,
dễ thối, súc vật sống, thư từ, chứng từ, hàng nhạy cảm với thời gian, hàng cứu trợ
khẩn cấp.… những mặt hàng này đòi hỏi giao ngay cho máy bay có ưu thế tuyệt
đối về tốc độ so với phương tiện vận tải khác.
Vận tải hàng không có vị trí đặc biệt quan trọng đối với việc giao lưu giữa
các nước, là cầu nối giữa nền văn hoá giữa các dân tộc, là phương tiện chính của
du khách quốc tế.
Vận tải hàng không là một mắt xích quan trọng để liên kết các phương thức
vận tải, tạo ra khả năng kết hợp các phương thức vận tải với nhau như vận tải hành
khách, vận tải biển, vận tải ô tô… nhằm khai thác lợi thế của các phương thức vận
chuyển.
III. Khái quát chung về ngành không trên thế giới và Việt nam
1. Khái quát về ngành hàng không trên thế giới
Vận tải đường hàng không có tốc độ cao hơn các quy định về thủ tục giấy tờ,
ngôn ngữ có liên quan đến hoạt động hàng không ở những nước khác nhau thường
tương tự như nhau và thống nhất trên phạm vi toàn cầu. Thực tế, hầu hết các nước
có ngành hàng không dân dụng đều thừa nhận hay áp dụng các Quy tắc, Công ước
quốc tế và những quy định của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế.
• Vận tải hàng không quốc tế là ngành kinh doanh tổng hợp
Vận tải hàng không quốc tế là một ngành đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn về máy
bay, sân bay, điều khiển bay và hàng loạt các dịch vụ hỗ trợ khác. Mặt khác, thời
gian thu hồi vốn thường rất dài, do đó lợi nhuận trực tiếp từ vận tải đường hàng
không thường rất thấp, thậm chí các hãng hàng không thuộc IATA còn chịu thua lỗ
kéo dài. Các hãng hàng không quốc tế không mong đợi lợi nhuận cao từ trực tiếp
từ việc chuyên chở hành khách và hàng hóa, mà họ thường thu lợi nhuận từ nhiều
nguồn kinh doanh khác như: dịch vụ khách sạn, kho hàng và các dịch vụ trên mặt
đất để bù đắp. Vì vậy, ngoài đầu tư vào lĩnh vực vận chuyển, các hãng hàng không
còn đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác có liên quan hoặc tham gia vào

nhiều liên doanh liên kết khác. Lợi nhuận thu được từ những lĩnh vực kinh doanh
khác nhau là nguồn vốn hỗ trợ để ngành vận tải đường hàng không quốc tế bù đắp
chi phí và phát triển việc chuyên chở hành khách và hàng hóa.
• Vận tải đường hàng không có xu hướng tự do hóa toàn cầu
Với tốc độ phát triển nhanh chóng của vận tải đường hàng không thế giới,
với số lượng hành khách vận chuyển hàng năm khoảng 1,5 tỷ người, với khối
lượng hàng hóa gần 30 triệu tấn hàng/năm và khai thác khoảng trên 10.000 máy
bay/năm rõ ràng ngành hàng không dân dụng quốc tế cần một sân chơi rộng hơn,
lớn hơn và với một cơ chế quản lư thích hợp hơn, tức là cần sự tự do hóa hay cơ
chế phi điều tiết đối với ngành vận tải hàng không dân dụng. Phi điều tiết, tự do
hóa bầu trời là xu thế tất yếu đối với ngành hàng không dân dụng quốc tế để tiến
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 4
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
tới toàn cầu hóa. Nó là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức to lớn đối với các hãng
hàng không của từng nước.
• Xu hướng liên minh toàn cầu ngày càng rõ nét
Trong quá tŕnh thực hiện chính sách tự do hóa bầu trời, các hãng hàng không
lớn đã áp dụng các biện pháp khai thác khác nhau nhằm ngày càng mở rộng mạng
bay của mình trên thị trường vận tải đường hàng không quốc tế. Một hãng hàng
không hoạt động trên thị trường quốc tế có thể trực tiếp khai thác tất cả đường bay
quốc tế mình được phép khai thác hoặc gián tiếp mở rộng mạng bay thông qua các
thỏa thuận hợp tác thương mại với các hãng hàng không nước ngoài. Để xây dựng
một mạng bay toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải khắp thế giới trong điều kiện
chưa có tự do hoàn toàn như hiện nay, một hãng hàng không không thể cung cấp
dịch vụ vận tải trên toàn mạng được, vì họ có thể chưa được phép bay đến tất cả
các điểm trên thế giới. Thêm vào đó, một hãng hàng không dù lớn tới đâu cũng
thường không đủ khả năng tài chính để khai thác một mạng bay toàn cầu, cũng như
để duy trì hoạt động của nhiều sân bay trung chuyển ở nước ngoài có hiệu quả
được. Do vậy chỉ có thông qua liên minh toàn cầu mới cho phép một hãng hàng

không mở rộng đường bay mà không cần đầu tư vốn một cách tương ứng, trái lại
vẫn tận dụng được các cơ hội để khai thác thị trường và tăng năng lực cạnh tranh.
2. Khái quát về ngành hàng không Việt nam
Nếu vận tải hàng không thế giới ra đời từ đầu thế kỷ 20 thì phải đến giữa thế
kỷ 20 ngành vận tải hàng không Việt Nam mới bắt đầu những bước đi đầu tiên.
Tháng 10 - 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Geneve được ký
kết, Việt Nam đã tiếp quản sân bay Gia Lâm - Hà Nội từ quân viễn chinh Pháp.
Tháng 1 - 1956, theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, cục hàng không
dân dụng Việt Nam được thành lập, trực thuộc Bộ quốc phòng.
• Giai đoạn từ 1956 - 1975.
Ngày 1/5/1956 đường bay quốc tế đầu tiên Hà Nội - Bắc Kinh được khai
trương sau khi Việt Nam kí hiệp định hàng không với Trung Quốc.
Tháng 1/1959 Cục không quân thuộc Bộ quốc phòng được thành lập
Tháng 5/1959 Tại sân bay Gia Lâm, cục không quân đã thành lập trung
đoàn không quân vận tải đầu tiên, tiền thân của hãng hàng không quốc gia
Việt Nam ngày nay.
Thời gian này hàng không Việt Nam mới chỉ có 5 chiếc máy bay của Pháp
để lại, chủ yếu phục vụ nhu cầu vận tải quân sự.
• Giai đoạn từ 1976 - 1989
Tháng 2/1976 Chính phủ ban hành nghị định 28CP thành lập Tổng cục hàng
không dân dụng Việt Nam thuộc Bộ quốc phòng. Lúc này ngoài các loại máy bay
chiếm đựơc từ thời Pháp và một số máy bay do Liên xô cũ viện trợ ta với các loại
DC 6, DC 4, DC 3 chiếm được của Mỹ ngụy. Đường bay quốc tế cũng được mở
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 5
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
thêm với Lào,Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippine. Việt Nam đã xây dựng 3
sân bay quốc tế gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, tuy nhiên chỉ có hai sân
bay Nội Bài và Tân sơn nhất là hoạt động mạnh.
• Giai đoạn từ 1990 đến nay

Tháng 8/1989 Tổng công ty hàng không Việt Nam được thành lập như là
một đơn vị kinh tế quốc doanh thuộc Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam,
tách hoạt động hàng không dân dụng ra khỏi Bộ quốc phòng.
Tháng 3/1990 Chính phủ giao cho Bộ giao thông vận tải quản lý ngành hàng
không dân dụng, giải thể Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Tháng 6/1992 Thủ Tướng chính phủ quyết định lập Cục hàng không dân
dụng Việt Nam thuộc Bộ giao thông vận tải và bưu điện.
Tháng 8/1994 Theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, Hãng hàng không
quốc gia Việt Nam ra đời gọi tắt là Vietnam Airlines trực thuộc Cục hàng không.
Tháng 5/ 1995 theo nghị định 32 của Thủ Tướng chính phủ tách Cục hàng
không dân dụng Việt Nam ra khỏi Bộ giao thông vận tải và trực tiếp quản lý.
Tháng 5/2003 Chính phủ lại quyết định trả lại cho Bộ giao thông vận tải
quản lý Cục hàng không dân dụng Việt Nam.
Cũng trong thời gian này, ngành vận tải hàng không cũng có những phát
triển đáng kể.
Về đội bay, từ chỗ chỉ có năm chiếc máy bay thế hệ đầu tiên do Pháp để lại
thì nay hàng không Việt Nam đã có một đội bay hiện đại gồm các loại máy bay của
các hãng sản xuất nổi tiếng thế giới như Boeing, Airbus, ATR 72, Folker
Về đường bay thì ngoài các đường bay trong nước chúng ta đã có cũng như
đường bay tới tất cả các châu lục trên thế giới như Mỹ, Pháp, Australia, Nhật Bản,
các tiểu vương quốc Ảrập
Hiện nay chúng ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO, cùng những các khối liên kết kinh tế như AFTA, APEC… Bên cạnh
những cơ hội mang lại cho quá trình phát triển kinh tế Việt Nam thì chúng ta cũng
phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức trước xu thế của thời đại.
Trong quá trình đó ngành kinh tế nói chung và Hàng không nói riêng đều giữ vai
trò quan trọng trong hoạt động giao lưu buôn bán quốc tế.
Ngành hàng không đã có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy kinh tế phát
triển, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Đồng thời mở rộng trao đổi
hàng hóa, giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với thế giới.

Trong thời qua, với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 10%/ năm (trừ giai
đoạn khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997), ngành hàng không Việt Nam đã
không ngừng lớn mạnh và vươn lên trở thành một hăng hàng không có uy tín trong
khu vực châu Á nhờ thế mạnh về đội bay hiện đại, mạng bay rộng khắp và lịch nối
chuyến thuận lợi, đặc biệt là tại Đông Dương. Khởi đầu với những chuyến bay nội
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 6
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
địa không thường lệ, ngày nay mạng đường bay của Vietnam Airlines đã mở rộng
đến 19 tỉnh, thành phố trên cả nước và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, Châu Âu, Úc
và Châu Á.
Năm 2006, sau khi được đạt được chứng chỉ uy tín về an toàn khai thác của
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Vietnam Airlines đã chính thức trở
thành thành viên của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế và khẳng định chất
lượng dịch vụ mang tiêu chuẩn quốc tế của mình.
Xuất phát từ đặc thù của hoạt động vận tải hàng không là sử dụng công nghệ
cao, gồm nhiều công đoạn với những yêu cầu cao và sự phối hợp chặt chẽ theo
những qui trình nghiêm ngặt đối với mỗi mắt xích trong dây chuyền công nghệ đó.
Chính vì thế, NHK Việt Nam đă đề ra định hướng, chuyển giao công nghệ là
nhiệm vụ và tiêu chí hàng đầu trong các dự án lớn và dài hạn; chuẩn hóa quốc tế
các qui trình, qui định chuyên ngành; ưu tiên cho kỹ thuật, công nghệ hiện đại theo
hướng đi tắt đón đầu; linh hoạt trong chiến lược phát triển, đặc biệt là trong lĩnh
vực Chuyển giao công nghệ và cạnh tranh thị trường.
Trong hơn mười năm qua, thị trường VTHK có rất nhiều biến động phức tạp
do phải chịu ảnh hưởng nặng nề của hàng loạt biến cố trên toàn thế giới, như
khoảng hoảng tài chính khu vực châu Á (1997-1998), khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ,
hai lần chiến tranh vùng Vịnh (năm 1991 và 2003), đại dịch SARS và gần đây nhất
là dịch cúm gia cầm. Trong bối cảnh đó, do kiên tŕ thực hiện mục tiêu chiến lược
đề ra, HKVN đă vững vàng vượt qua khó khăn, tận dụng mọi cơ hội và phát huy
nội lực, từng bước xây dựng Vietnam Airlines từ một hăng hàng không nhỏ bé

thành hăng hàng không trẻ, năng động, có bản sắc và uy tín trong khu vực. Trong
10 năm liền HKVN vẫn duy trì được mức tăng trưởng bình quân là 12,5%, cao gấp
rưỡi mức tăng GDP của Việt Nam (từ 7-9%). Vận chuyển hành khách tăng từ 1,1
triệu lượt hàng khách năm 1993 lên 4 triệu lượt hành khách năm 2003; tổng doanh
thu giai đoạn 1993-2003 là 75.442 tỷ đồng, tăng bình quân 23%/năm; thị phần vận
chuyển quốc tế tăng từ 37% lên 42-44%; đội máy bay của HKVN không ngừng
được tăng cường và hiện nay thuộc hàng trẻ và hiện đại nhất thế giới: năm 2000:
21 chiếc; năm 2001: 25 chiếc; năm 2002: 29 chiếc và tính đến hết tháng 12/2003:
trong nước có 34 chiếc, trong đó có 11 chiếc thuộc sở hữu, bao gồm: 07B-767; 13
A-320 và A-321; 8 ATR-72; 2 Fokker F70 và 4 chiếc B-777, loại máy bay mới
nhất và hiện đại nhất hiện nay, bắt đầu được khai thác từ tháng 4/2003. Mạng
đường bay gồm 25 đường bay quốc tế tới khoảng 42 điểm trên thế giới, hơn 20
đường bay nội địa tới 16 tỉnh, thành phố, với tần suất bay nội địa 56 chuyến/ngày
và 49 chuyến quốc tế/ngày. Nhằm khẳng định thương hiệu quốc tế và thế mạnh về
đội bay trẻ, hiện đại, Vietnam Airlines đă để lại ấn tượng mạnh mẽ khi cùng với
Công ty cho thuê tàu bay Việt Nam mà Vietnam Airlines là một trong những sáng
lập viên, ký một hợp đồng mua máy bay lớn gồm 12 chiếc Boeing 787, 10 chiếc
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 7
BÀI ĐIỀU KIỆN SỐ 2 – MÔN ĐỊA LÍ KINH TẾ & XÃ HỘI ĐẠI CƯƠNG 2
2012
Airbus A350 - 900, 20 chiếc Airbus A321 và 5 chiếc ATR72 - 500 trong năm
2007. Vietnam Airlines hy vọng sẽ mở rộng đội bay lên mức 104 chiếc máy bay
hiện đại vào năm 2015 và 150 chiếc vào năm 2020.
IV. Tổng kết
Bước vào thế kỷ 21, HKVN có những thuận lợi cơ bản làm tiền đề cho bước
phát triển mới, thể hiện ở bốn yếu tố:
Thứ nhất, chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy sức
mạnh, tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, thu hút mạnh mẽ nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; quan
hệ của nước ta với các nước trên thế giới mở rộng hơn bao giờ hết.

Thứ hai, Việt Nam là một nước đông dân, với dự báo đến năm 2010 nước ta
đạt 94,7 triệu người và năm 2020 là 104,2 triệu người, trong điều kiện mức sống
ngày càng cao, thị trường VTHK sẽ hứa hẹn sự phát triển vượt bậc.
Thứ ba, kinh tế Việt Nam phát triển ở mức cao (bình quân 7 – 8%/năm, tình
hình chính trị ổn định. Việt Nam là điểm an toàn và du lịch từ sau sự kiện
11/9/2001.
Thứ tư, tiềm năng du lịch to lớn của Việt Nam, với lợi thế về đa dạng địa hình
và khí hậu, với một bề dầy lịch sử oai hùng của đất nước, sẽ thu hút nguồn khách
quốc tế to lớn cho HKVN.
• Điểm mạnh
- Khai thác tốt các đường bay nối liền 3 thành phố lớn Hà Nội - Đà Nẵng - Hồ
Chí Minh và một số đường bay đi - đến các khu vực có lợi thế về du lịch
(Huế, Nha Trang, Phú Quốc ).
- Mạng đường bay tới thị trường châu Á tương đối rộng khắp và có hiệu quả
khai thác khá cao.
• Hạn chế
- Hiệu quả kinh doanh của các đường bay nội địa chưa cao, nhiều đường bay
địa phương chưa có khả năng sinh lời.
- Có sự mất cân đối về số lượng và tần suất khai thác của các đường bay quốc
tế đi - đến thành phố Hồ Chí Minh so với 2 thành phố lớn khác là Hà Nội và
Đà Nẵng.
- Khả năng vươn tới các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi còn hạn
chế.
Nguyễn Anh Tuấn – Lớp K60C – GEO_HNUE 8

×