Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐỒ ÁN Nghiên cứu và thiết kế mạch sạc điện thoại di động không dây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay thì ngành điện tử và điện công nghiệp đang
rất phát triển,nó được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực
như tự động hóa, sản xuất công nghiệp và còn nhiều
lĩnh vực khác nữa.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và khoa học kĩ
thuật trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước.Nghành điện tử nói chung đã có những bước
tiến vượt bậc và mang lại những hiệu quá đáng kể.
Từ những lí do đó chúng em thực hành lắp đặt các
mạch điện tử để phần nào hiểu được nguyên lí hoạt
động của một số mạch điện tử cơ bản,từ đó nâng cao
kiến thức để tìm tòi và nguyên cứu các kiến thức điện
tử,đáp ứng nhu cầu của nghành và môn học.
Được sự hướng dẫn của thầy: VŨ VIỆT HƯNG và
dựa trên các kiến thức và tài liệu tham khảo,chúng em
đã hoàn thành việc lắp đặt mạch,nhưng bên cạnh đó
cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót,chúng em
rất mong nhận được những ý kiến của thầy cô và các
bạn.
Dưới đây là nội dung chính báo cáo thực tập
của chúng em.

Đề tài thực tập tốt nghiệp
Nghiên cứu và thiết kế xạc điện thoại không dây cho
điện thoại di động
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài
• Mục đích môn học
• Mục đích đề tài
• Giới thiệu về đề tài
Chương 2: Tìm hiểu chung về năng lượng cho điện


thoại di động
• Giới thiệu chung về pin
• Pin cho thiết bị di động
Chương 3: Cơ sở lý thuyết
• Hiện tượng cảm ứng điện từ
• Lý thuyết Maxwell
• Đinh luật Lenz
• Mạch dao động LC
Chương 4:Cơ cấu mạch,sơ đồ nguyên lý,nguyên lý hoạt
động,giới thiệu một số linh kiện chính
• Khối mạch phát
• Khối mạch thu
• Nguyên lí hoạt động
• Giới thiệu các linh kiện chính
Chương 5: Đánh giá
Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài
 Mục đích môn học:
-Áp dụng những kiến thức về Điện tử căn bản đã
học
-Thiết kế một mạch điện tử ứng dụng.
-Từ đó, nắm chắc kiến thức đã học và hiểu thêm
những điều mới mẻ về đề tài đã làm cũng như các
thiết kế mạch sau này.
 Mục đích đề tài
-Đưa ứng dụng truyền điện không dây ứng dụng
thực tế, giúp việc sạc điện thoại tiện lợi và linh hoạt
hơn.
-Hạn chế bất lợi và nguy hiểm so với sác điện thoại
di dộng bằng dây sạc thông thường
 Giới thiệu chung về đề tài:

-Sạc pin không dây (wireless charging) là khái niệm
dùng để chỉ loại sạc cảm ứng, không cần đến dây
cáp nối thiết bị với nguồn điện
-Dựa vào lý thuyết lan truyền sóng điện từ
-Thiết kế mạch nạp điện không dây cho điện thoại
trong bán kính từ 2cm đến 5 cm( thấy rõ sự truyền
điện không dây).
-Mạch gồm 2 khối chính: thu và phát.
-Thời gian sạc sẽ tùy vào từng loại pin.
Chương 2: Tìm hiểu chung về năng lượng cho điện
thoại di động
 Giới thiệu chung về pin:
- Lịch sử phát triển của Pin hiện đại bắt đầu vào năm
1800 khi nhà vật lý người Italia Alessandro Volta phát
minh ra Pin Volta. Volta đã xếp chồng nhiều tấm kim
loại kẽm và bạc xen kẽ ( điện cực ) được ngăn cách bởi
các tấm bìa nhúng nước muối ( chất điện môi ) . Khi
hai tấm trên cùng và dưới cùng được kết nối bằng dây
dẫn, một dòng điện sẽ chạy
qua dây dẫn và chồng kim
loại. Khi chồng kim loại
ngày càng được chất cao,
Pin Volta
lực điện cũng trở nên mạnh
hơn.
• Pin hoạt động ra sao
-Theo cách hiểu đơn giản nhất thì Pin là một thiết
bị chuyển hóa năng lượng hóa học thành năng
lượng điện. Các loại Pin ngày nay như Pin AA, C
hay D đều có 2 cực. Một là cực dương (+) và một

là cực âm (-). Bên trong Pin chứa các thành phần
hoạt động giống như chồng kim loại mà Volta đã
sử dụng, tức các tấm kim loại để làm điện cực và
một chất có tác dụng như nước muối để làm chất
điện phân. Các điện cực không tiếp xúc với nhau
nhưng được nối lại bằng chất điện phân.
-Khi bạn nối một dây dẫn giữa hai cực âm và
dương, các điện tử ( Electron ) sẽ chạy từ cực âm
đến cực dương. Khi một thiết bị điện như bóng
đèn đươc nối với Pin, nó sẽ hoạt động được nhờ
dòng điện chạy
qua.
-Lực điện chạy qua
các cực của một
ngăn Pin được gọi
là điện áp điện cực
và được tính bằng Volt ( V ) . Độ lớn của điện áp
phụ thuộc vào các phản ứng hóa học bên trong
ngăn Pin, vì thế việc sử dụng các hóa chất khác
nhau sẽ cho ra các điện áp khác nhau.
• Các loại Pin
-Pin ngày nay được sử dụng trong rất nhiều thiết bị và
được chia làm hai nhóm chính: không sạc lại được và
sạc lại được.
+Pin không sạc được:
-Pin Kẽm-Carbon, còn gọi là Pin Carbon chuẩn được
sử dụng trong nhiều loại Pin khô AA, C và D. Các
điện cực làm từ Kẽm và Carbon.
Chất điện phân là
hỗn hợp axit. Các Pin này tạo ra điện áp 1.5 V.

-Pin Alkaline thường được các hãng như Duracell hay
Energizer chế tạo. Điện cực làm từ Kẽm và Oxit
Mangan. Điện phân là Alkaline, cũng có điện áp 1.5
V.
-Pin sử dụng một lần chỉ có thể sử dụng cho đến khi
cạn hết và vứt đi, thường dùng trong các thiết bị cầm
tay có dòng điện thấp và được sử dụng liên tục như
đồng hồ và điều khiển từ xa. Pin dùng một lần thường
không đủ cho các thiết bị hao Pin như máy ảnh kỹ
thuật số. Tuy nhiên ngày nay một số loại Pin cao cấp
dùng một lần đã được cải tiến để sử dụng cho các thiết
bị này.
+Pin sạc được:
-Ví dụ như Pin Axit- Chì trong ô tô, điện cực làm từ
chì và oxit chì, còn chất điện phân là axit đặc.
-Trong Pin Nickel-Cadmium (NiCd), điện cực là
Hidroxit Nickel và Cadmium, còn chất điện phân là
Hidroxit Potassium.
-Pin NiCd có thể tạo ra dòng điện mạnh và sạc trong
thời gian ngắn ở điện áp cao, nhưng chúng cũng có
nhược điểm gọi là hiệu ứng
nhớ.

Khi một Pin NiCd được sạc mà chưa xả hết, các tinh
thể sẽ phát triển trong Pin, làm giảm dung lượng Pin
và rất khó gỡ.
-Pin Hydrua Kim loại - Nickel
(NiMH) đang thay thế Pin
Nickel-Cadmium bởi chúng
cũng có tính năng tương tự

nhưng không gặp hiệu ứng nhớ
như trong Pin Nickel-
Cadmium.
-Cả 2 loại Pin này đều sinh ra điện áp 1.2 V, thấp hơn
một chút so với Pin Kẽm-Carbon hay Pin Alkaline.
Tất cả các Pin sạc đều mất đần điện năng. Ví dụ như
khi không sử dụng, Pin Hydrua Kim loại - Nickel sẽ
tự mất từ 20% đến 50% điện năng trong vòng 6 tháng.
Các nhân tố như nhiệt độ nơi lưu trữ cũng ảnh hưởng
đến tốc độ này.
-Pin Ion Lithium (Li-ion)
lại dùng Lithium và Carbon làm điện cực. Chúng có tỉ
lệ điện năng / khối lượng rất tốt và tốc độ tự hao hụt
khi không sử dụng thấp, vì thế chúng thường được
dùng trong laptop và điện thoại cao cấp.
-Các Pin sạc như NiMH khi bán ra thường chưa có
điện và bạn phải sạc trước khi dùng, nhưng giờ đây
một số Pin sạc sẵn đã xuất hiện.
 Pin cho thiết bị di động:
-Trong hầu hết mọi thiết bị đi động, pin là một thành
phần không thể thiếu, cung cấp năng lượng điện để
các thiết bị này hoạt động. Hầu hết các thiết bị di động
ngày nay đều sử dụng pin Lithium hay đôi khi còn
được gọi là pin Li-ion.
-Pin Li-Ion là công nghệ pin được thương mại hóa
cách đây khá lâu bởi Sony từ năm 1991, nhưng gần
đây nó mới chính thức được ứng dụng rộng rãi và
xuất hiện trong khoảng hơn một năm trở lại đây trên
khá nhiều thiết bị cầm tay (hiện nay xuất hiện trên cả
xe ô tô chạy năng lượng điện). Về bản chất, loại pin

này không khác nhiều so với pin Li-Po, nhưng nó
được bổ sung thêm một vi mạch kiểm soát dòng điện
và nhiệt độ để giữ an toàn cho pin và thông báo tình
trạng pin cho thiết bị đang sử dụng. Nhờ vậy, pin Li-
Ion mang lại thời lượng sử dụng lâu hơn và cũng giúp
người sử dụng dễ dàng quản lý việc sử dụng hơn so
với loại pin khác.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động
-Các loại pin Lithium cơ bản cũng được cấu thành bởi
2 thành phần chính bên trong gồm một cặp điện cực
và chất điện phân giữa 2 điện cực này.
Bên trong 1 cell(Li-ion)
-Vật liệu được dùng làm điện cực khá đa dạng, từ than
chì, Lithium cho đến các sợi nano (nanowire); nhưng
nhìn chung phổ biến nhất vẫn là Lithium vì thành
phần kim loại này có khả năng điện hóa học cao. Tuy
nhiên, trong tự nhiên, Lithium không có ở dạng đơn
chất; và tương tự như các kim loại kiềm khác, nó rất
dễ phản ứng với nước gây cháy. Vì vậy, để an toàn
hơn cho người dùng, hầu hết pin đều sử dụng thành
phần hỗn hợp Lithium và Coban làm điện cực. Chất
điện phân sử dụng trong pin Lithium thường là những
chất dung môi hữu cơ để các electron (điện tử) có thể
di chuyển giữa 2 điện cực.
-Khi pin Lithium được sạc, các phần tử Lithium
Coban oxit sẽ lưu giữ đầy các electron. Một khi người
dùng sử dụng pin để cấp nguồn cho các thiết bị di
động, các electron này sẽ được giải phóng sinh ra
năng lượng điện nuôi thiết bị đó.
• Dung lượng pin:

-Pin Li-Ion suy giảm chất lượng theo thời gian bất kể
người sử dụng có dùng nó hay không.
-Dung lượng pin được đo đạc và tính toán bằng đơn vị
mAh (miliamper-hour). Con số biểu thị dung lượng
pin có ý nghĩa thông báo cho người dùng biết lượng
điện năng mà pin có thể sản sinh trong một khoảng
thời gian xác định. Ví dụ, nếu dung lượng pin có giá
trị là 1.000 mAh, pin có thể sản sinh ra một năng
lượng điện ở mức 1.000 mA (miliamper) cho một giờ
liền. Nếu thiết bị của người dùng chỉ cần một nguồn
năng lượng ở mức 500 mA, lúc này thời lượng pin sẽ
tăng lên đến 2 giờ sử dụng trước khi pin hoàn toàn
cạn kiệt.
• Hạn chế:
-Tuy có nhiều ưu điểm hơn các loại pin sạc khác,
nhưng pin Lithium lại có nhược điểm là dễ cháy nổ
khi dòng điện ra vào quá nhanh. Chính vì điều này mà
việc sạc pin cần phải được kiểm soát nghiêm ngặt.
Các nhà sản xuất pin đã tích hợp thêm vào bộ sạc pin
một mạch điều khiển nhằm kiểm soát cường độ dòng
điện đưa vào pin tương ứng với từng mức dung lượng
cụ thể khi sạc.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết
 Hiện tượng cảm ứng điện từ:
-Bức xạ điện từ (hay sóng điện từ) là sự kết hợp của
dao động điện trường và từ trường vuông góc với
nhau, lan truyền trong không gian như sóng.
-Bản chất
của bức xạ
điện từ là

dòng điện có
tần số càng
cao thì bức
xạ càng
mạnh và năng lượng mạng theo càng lớn, khả năng
xuyên thấu vật cản càng nhiều.
-Năm 1831, Michael Faraday đã chứng tỏ bằng thực
nghiệm rằng từ trường có thể sinh ra dòng điện. Thực
vậy, khi cho từ thông gửi qua một mạch kín thay đổi
thì trong mạch xuất hiện một dòng điện. Dòng điện đó
được gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng đó được
gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ.
 Thí nghiệm Faraday
• Sơ đồ thí nghiệm Faraday:
-Lấy một ống dây
điện và mắc nối tiếp
nó với một điện kế G
thành một mạch kín
(hình a).
-Phía trên ống dây đặt một thanh nam châm 2 cực SN.
+Thí nghiệm cho thấy:
-Nếu rút thanh nam châm ra, dòng điện cảm ứng có
chiều ngược lại (hình b)
-Di chuyển thanh nam châm càng nhanh, cường độ
dòng điện cảm ứng Ic càng lớn.
-Giữ thanh nam châm đứng yên so với ống dây, dòng
điện cảm ứng sẽ bằng không.
-Nếu thay nam châm bằng một ống dây có dòng điện
chạy qua, rồi tiến hành các thí nghiệm như trên, ta
cũng có những kết quả tương tự.

-Từ các thí nghiệm đó, Faraday đã rút ra những kết
luận sau đây:
+Từ thông gửi qua mạch kín biến đổi theo thời gian
là nguyên nhân sinh ra dòng điện cảm ứng trong
mạch đó.
+Dòng điện cảm ứng chỉ tồn tại trong thời gian từ
thông gửi qua mạch kín biến đổi.
+Cường độ dòng điện cảm ứng tỉ lệ thuận với tốc độ
biến đổi của từ thông.
+Chiều của dòng điện cảm ứng phụ thuộc vào sự
tăng hay giảm của từ thông gửi qua mạch (vì trên
hình 15a và 15b ta thấy từ thông ở hai đầu nam châm
bao giờ cũng lớn hơn ở vị trí giữa của nam châm).
 Lý thuyết Maxwell:
-Các luận điểm của Maxwell:
-Luận điểm thứ nhất: Tại một điểm bất kì trong vùng
không gian, nếu có từ trường biến thiên thì vùng
không gian đó sẽ xuất hiện điện trường xoáy.
-Luận điểm thứ 2: Bất kỳ một điện trường nào biến
thiên theo thời gian cũng sinh ra từ trường xoáy.
 Định luật lenz:
-Định luật nói rằng: Dòng điện cảm ứng phải có
chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng
chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
 Mạch dao động LC:
-Mạch gồm một cuộn dây và 1 tụ điện mắc song song.
-Trao đổi qua lai giữa điện trường của tụ và từ trường
của cuộn dây.
-Đến một tần số đủ cao -> xuất hiện sóng điện từ
trong mạch cộng hưởng và bức xạ vào không gian.

Chương 4: Cơ cấu mạch,sơ đồ nguyên lý,nguyên lý
hoạt động,giới thiệu một số linh kiện chính
 Khối mạch phát:
-Sơ đồ khối:
 Tìm hiểu các khối làm mạch phát:
• Nguồn:
- Mạch này ta sử dụng nguồn nuôi là 18V DC lấy từ
máy biến áp hạ áp (220V AC -18V DC : 1A ).
-Khái niệm: Máy biến áp là một thiết bị điện từ đứng
yên, làm việc trên nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng để
biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều từ điện áp
cấp này sang điện áp khác,với tần số không đổi.
-Cấu tạo máy biến áp hạ áp:
+ Lõi thép:
-Nhiệm vụ: Là mạch từ làm khung để quấn dây, có
cấu tạo từ các lá thép kĩ thuật điện,được định dạng và
ghép cách điện với nhau để tránh dòng xoáy Faco.
- Lõi thép gồm 2 phần:
Trụ từ: phần để quấn dây.
Gông từ : là phần khép kín mạch từ .
-Hình dạng lõi thép có các dạng: Chữ E,I,L,U hoặc 1
tấm tôn dài cuốn lại thành lõi thép hình xuyến.
-Thiết diện của trụ từ có hình dạng là hình chữ
nhật,vuông hoặc hình tròn hoặc hình thang,hình chữ
nhật cho kết cấu đơn giản nhưng khi quấn dây không
chặt sẽ gây nên tiếng kêu khi làm việc.
-Diện tích thiết diện của trụ từ quyết định đến công
suất, hoặc số vòng dây quấn xét về mặt cấu tạo.
+Dây quấn: Dây quấn máy biến áp đươc chế tạo từ
đồng hoặc nhôm.

• Mạch tạo dao động và điều chỉnh độ rộng xung:
- Dùng IC55 để tạo dao động
- Vì IC 555 luôn có độ rộng xung >=50%, để điều
chỉnh độ rộng xung trong khoảng 20% ~ 50% ta lắp
thêm diode phân cực thuận để đảm bảo dòng nạp qua
R1 đến diode nạp thẳng tới tụ mà không qua R2, khi
đó; T
nạp
= 0.7R1C
T
xả
= 0.7R2C
Ta có thể điều chỉnh xung hợp lý thông qua R1 và R2.
Ở mạch với độ rông xung là ~30% tần số ~155kHz ta
chọn: R1=R1’//R=1k//2k2=700
R2=2k2, tụ C2=4.72nF
• Khối khuếch đại:
Trong mạch này sử dụng Mosfet IRF540N để
khuếch đại, ngoài ra Mosfet còn đóng vai trò như
công tắc đóng mở điều khiển dòng cấp vào cuộn
LC.
• Khung cộng hưởng LC:
Khung cộng hưởng nhận được dòng qua Mosfet,
xuất hiện một điện áp V làm khung dao động và
xuất hiện sóng điện từ bức xạ ra ngoài môi trường.
Công thức cộng hưởng:
=
 2fL=
 C=
Vậy từ cuộn L ban đầu là 32 ta

tính được C=33nF
 Khối mạch thu:
Sơ đồ khối:
• Khung cộng hưởng LC:
-Để khung công hưởng được thì giá trị tụ và cuộn
cảm phải phù hợp sao cho:
.(bên phát)=.(bên thu)
Ta có: =
 =

 Bên thu:
-Cuộn dây: 10H
-Tụ điện : 10.pF(103)
• Khối chỉnh lưu: dùng diode xung FR207 để chỉnh
lưu nửa chu kỳ.
• Khối ổn áp: Để đảm bảo nguồn đưa vào pin điện
thoại là 5V, ta dụng ổn áp LM7805.
 Nguyên lý hoạt động:
• Sơ đồ nguyên lý:
+Bên phát:
+Bên thu:
• Nguyên lý hoạt động:
+Bên phát:
-Khi nguồn 18V được cấp vào mạch sẽ được lọc qua
tụ C1.và trực tiếp cấp nguồn cho IC555 hoạt động.
R1,R2 và C2 được tính toán trước để mạch tạo ra tần
số ~155kHz
- Vì IC 555 luôn có độ rộng xung >=50%, để điều
chỉnh độ rộng xung trong khoảng 20% ~ 50% ta lắp
thêm diode phân cực thuận để đảm bảo dòng nạp qua

R1 đến diode nạp thẳng tới tụ mà không qua R2.
R3:tạo điện áp cho IC so sánh ở chấn số 2 và 6
C3: lọc nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.
-Khi đó xung sẽ được tạo ra ở chân số 3 đi qua R4 và
làm sáng D2-đóng vai trò là đèn báo,đồng thời xung
được đưa đến chân G của IRF540N.Mosfet khuếch
đại tín hiệu xung và đưa tới khung cộng hưởng LC.
-Khung cộng hưởng nhận được dòng qua Mosfet, xuất
hiện một điện áp V làm khung dao động và xuất hiện
sóng điện từ bức xạ ra ngoài môi trường.
+Bên thu:
-Sóng điện từ bức xạ ra ngoài môi trường với tần số
~155kHz cộng hưởng với khung LC bên thu tạo ra
suất điện động.Điện áp này là xoay chiều,khi qua
diode FR207 chỉnh lưu nửa chu kì. Để đảm bảo
nguồn đưa vào pin điện thoại là 5V, ta dụng ổn áp
7805. Tụ C2: đóng vài trò là tụ lọc nguồn.
 Giới thiệu một số linh kiện chính:
 IC555:
-IC 555 là một loại linh kiện khá là phổ biến bây giờ
với việc dễ dàng tạo được xung vuông và có thể thay
đổi tần số tùy thích, với sơ đồ mạch đơn giản,điều chế
được độ rộng xung. Nó được ứng dụng hầu hết vào
các mạch tạo xung
đóng cắt hay là những
mạch dao động
IC555
khác.
 Các thông số cơ bản của IC 555 có trên thị trường :
+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 :

LM555, NE555, NE7555 )
+ Dòng điện cung cấp : 6mA - 15mA
+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V
+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V
+ Công suất lớn nhất là : 600mW
 Các chức năng của 555:
+ Là thiết bị tạo xung chính xác
+ Máy phát xung
+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)
+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu
phát hồng ngoại) .
 Cấu tạo IC555:
+ Chân số 1(GND): cho nối GND để lấy dòng cấp cho
IC hay chân còn gọi là chân chung.
Cấu tạo trong IC555
+ Chân số 2(TRIGGER): Đây là chân đầu vào thấp
hơn điện áp so sánh và được dùng như 1 chân chốt
hay ngõ vào của 1 tần so áp.Mạch so sánh ở đây dùng
các transitor PNP với mức điện áp chuẩn là 2/3Vcc.
+ Chân số 3(OUTPUT): Chân này là chân dùng để lấy
tín hiệu ra logic. Trạng thái của tín hiệu ra được xác
định theo mức 0 và 1. 1 ở đây là mức cao nó tương
ứng với gần bằng Vcc nếu (PWM=100%) và mức 0
tương đương với 0V nhưng mà trong thực tế mức 0
này ko được 0V mà nó trong khoảng từ (0.35
->0.75V) .
+ Chân số 4(RESET): Dùng lập định mức trạng thái
ra. Khi chân số 4 nối masse thì ngõ ra ở mức thấp.
Còn khi chân 4 nối vào mức áp cao thì trạng thái ngõ
ra tùy theo mức áp trên chân 2 và 6.Nhưng mà trong

mạch để tạo được dao động thường hay nối chân này
lên VCC.
+ Chân số 5(CONTROL VOLTAGE): Dùng làm thay
đổi mức áp chuẩn trong IC 555 theo các mức biến áp
ngoài hay dùng các điện trở ngoài cho nối GND. Chân
này có thể không nối cũng được nhưng mà để giảm
trừ nhiễu người ta thường nối chân số 5 xuống GND
thông qua tụ điện từ 0.01uF đến 0.1uF các tụ này lọc
nhiễu và giữ cho điện áp chuẩn được ổn định.
+ Chân số 6(THRESHOLD) : là một trong những
chân đầu vào so sánh điện áp khác và cũng được dùng
như 1 chân chốt.
+ Chân số 7(DISCHAGER) : có thể xem chân này
như 1 khóa điện tử và chịu điều khiển bỡi tầng logic
của chân 3 .Khi chân 3 ở mức áp thấp thì khóa này
đóng lại.ngược lại thì nó mở ra. Chân 7 tự nạp xả điện
cho 1 mạch R-C lúc IC 555 dùng như 1 tầng dao động
.
+ Chân số 8 (Vcc): Không cần nói cũng bít đó là chân
cung cấp áp và dòng cho IC hoạt động. Không có
chân này coi như IC chết. Nó được cấp điện áp từ 2V
>18V (Tùy từng loại 555 thấp nhất là con NE7555).
 Nguyên tắc hoạt động cơ bản:
-Nhìn trên sơ đồ cấu tạo trên ta thấy cấu trúc của 555
gồm : 2 con OPAM, 3 con điện trở, 1 transitor, 1 FF
( ở đây là FF RS):
- 2 OP-amp có tác dụng so sánh điện áp
- Transistor để xả điện.
- Bên trong gồm 3 điện trở mắc nối tiếp chia điện áp
VCC thành 3 phần. Cấu tạo này tạo nên điện áp

chuẩn. Điện áp 1/3 VCC nối vào chân dương của Op-
amp 1 và điện áp 2/3 VCC nối vào chân âm của Op-
amp 2. Khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn 1/3 VCC, chân
S = [1] và FF được kích. Khi điện áp ở chân 6 lớn hơn
2/3 VCC, chân R của FF = [1] và FF được reset.
 Mosfet IRF540N:
IRF540N Cấu tạo trong IRF540N
 Khái niệm:
-Mosfet là transistor hiệu ứng trường là một transistor
đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với transistor
thông thường,Mosfet thường có công suất lớn hơn rất
nhiều so với BJT,đối với tín hiệu một chiều thì nó coi
như một khóa đóng mở.Mosfet có nguyên tắc hoạt
động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng
điện,là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợp
cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu.
 Cấu tạo Mosfet:
-Khác với BJT,Mosfet có cấu trúc bán dẫn cho phép
điều khiển bằng điện áp với dòng điện điều khiển rất
nhỏ.
-Cấu tạo của Mosfet ngược
kênh N:
G:Gate gọi là cực cổng
S:Source gọi là cực nguồn
D:Drain gọi là cực máng
Cấu tạo Mosfet

×