Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN
ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY”
Họ và tên sinh viên: THÁI VÂN DIỆU LINH
Mã Sinh viên: CQ528386
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Lớp: Kinh tế quốc tế 52D
Hệ: Chính quy
Thời gian thực tập: Đợt I năm 2014
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Phan Tố Uyên
Hà Nội, tháng 05/ 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng bản thân
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phan Tố Uyên. Nội dung nghiên cứu và kết quả
trong chuyên đề này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công
trình nghiên cứu nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được nêu trong chuyên đề thực tập là trung thực và có
trích dẫn nguồn. Ngoài ra, chuyên đề còn sử dụng một số số liệu, đánh giá của
các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham
khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm trước Hội đồng cũng như về kết quả chuyên đề thực tập của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2014
Tác giả
Thái Vân Diệu Linh
LỜI CẢM ƠN


Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và
thương mại Hồng Thúy, nhờ có sự chỉ bảo của các thầy cô trong trường và sự
giúp đỡ của Ban giám đốc công ty, tác giả đã hoàn thành Chuyên đề thực tập
đồng thời cũng hiểu rõ hơn về các kiến thức đã được học.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế
quốc dân, nhất là các thầy cô trong Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế đã
truyền đạt cho tác giả nhiều kiến thức quý báu. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến cô giáo- PGS.TS. Phan Tố Uyên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo
cho tác giả trong quá trình thực tập.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Giám đốc Đặng Hồng
Thúy cùng tập thể nhân viên thuộc phòng Tài chính Kế- toán của công ty đã giúp
đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện để tác giả hoàn thành tốt chuyên đề của mình.
Lời sau cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ trong
quá trình thực hiện chuyên đề.
Xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu này!
Thái Vân Diệu Linh
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT
TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY VÀ SỰ CẦN THIẾT
KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY 3
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU
TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY 3
1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3
1.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 6
1.1.3.Lĩnh vực hoạt động của công ty 9

1.1.4.Phương châm hoạt động của công ty 9
1.2.KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN
ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY 10
1.2.1.Tình hình kết quả kinh doanh của công ty từ 2002-2013 10
1.2.2.Tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm trở lại đây (2009-2013) 16
1.3.SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY 25
2.1.ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY 25
2.2.PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY 32
2.2.1.Hiệu quả sử dụng nguồn vốn 32
2.2.2.Hiệu quả sử dụng lao động 36
2.2.3.Hiệu quả sử dụng chi phí 39
2.2.4.Các chỉ tiêu khác 41
2.3.ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG
THÚY46
2.3.1.Kết quả đạt được và nguyên nhân 46
2.3.2.Những hạn chế và nguyên nhân 50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ
THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY ĐẾN NĂM 2020 52
3.1.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT
TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY ĐẾN NĂM 2020 52
3.1.1.Thuận lợi và khó khăn của công ty trong những năm tới 52
3.1.2.Phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty TNHH Tư vấn phát triển đầu tư
và thương mại Hồng Thúy đến năm 2020 53

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
TẠI CÔNG TY 55
3.2.1.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực 55
3.2.2.Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 56
3.2.3.Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu 58
3.2.4.Đẩy mạnh đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ 58
3.2.5.Xây dựng kế hoạch nhập hàng và bán hàng phù hợp 59
3.2.6.Thường xuyên cập nhật chính sách, quy định của nhà nước có liên quan đến hoạt
động kinh doanh 60
3.2.7.Tăng cường huy động và sử dụng vốn hiệu quả 60
3.3.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
1 BYT Bộ Y tế (Ministry of Health)
2 CBNV Cán bộ nhân viên
3 DT Doanh thu
4 GDP Thực hành tốt phân phối thuốc (Good Distribution Practice)
5 GĐ Giám đốc
6 GSP Thực hành tốt bảo quản thuốc (Good Storage Practice)
7 GTGT Giá trị gia tăng
8 NIHE
Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
(National Institute of Hygiene and Epidemiology)
9 NSNN Ngân sách nhà nước
10 PTĐT & TM Phát triển đầu tư và thương mại
11 QLD Quản lý dược
12 QLDN Quản lý doanh nghiệp

13 SXKD Sản xuất kinh doanh
14 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
15 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
16 TS Tài sản
17 TTKDYTQT Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế
18 TTYTDP Trung tâm Y tế dự phòng
19 VXSPYT Vắc xin sinh phẩm y tế
20 XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 - Kết quả tăng trưởng tài chính của REDPHARCO (2002-2013) 11
Bảng 1.2 - Kim ngạch nhập khẩu VXSPYT và doanh thu bán hàng của Công ty
(2004 - 2013) 16
Bảng 1.3 - Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty REDPHARCO (2011 – 2013). 19
Bảng 1.4 - Doanh thu bán hàng cho 10 khách hàng lớn của công ty REDPHARCO
năm 2013 20
Bảng 1.5 - Doanh số mua bán hàng hóa của REDPHARCO (2011- 2013) 22
Bảng 1.6 - Tổng số thuế nộp NSNN của công ty REDPHARCO (2009 – 2013) 23
Bảng 2.1 - Doanh thu bán hàng cho các nhóm khách hàng của REDPHARCO năm
2013 30
Bảng 2.2 - Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn tại REDPHARCO
(2011- 2013) 33
Bảng 2.3 - Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động tại Công ty
REDPHARCO (2011-2013) 37
Bảng 2.4 - Chỉ tiêu sức sinh lời của chi phí tiền lương tại REDPHARCO
(2011-2013) 38
Bảng 2.5 - Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp của REDPHARCO
(2011- 2013) 40
Bảng 2.6 - Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tại REDPHARCO
(2011- 2013) 41
Bảng 2.7 - Phân tích lợi nhuận của công ty (2011-2013) 43

Bảng 2.8 - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (2011- 2013) 44
Bảng 2.9 - Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản (2011- 2013) 44
Bảng 2.10 - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty (2011- 2013) 45
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 - Trụ sở Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng
Thúy 3
Hình 1.2 - Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Tư vấn PTĐT & TM Hồng Thúy 7
Biểu đồ 2.1 - Doanh thu bán hàng theo khối khách hàng của công ty năm 2013 30
Biểu đồ 2.2 - Số vòng quay của nguồn vốn (2011- 2013) 35
Biểu đồ 2.3 - Các khoản chi phí của công ty trong 3 năm (2011-2013) 39
Biểu đồ 2.4 - Tăng trưởng lợi nhuận của công ty (2011- 2013) 42
9
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi Việt Nam chính thức hội nhập
kinh tế với thế giới thì sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt. Các doanh
nghiệp muốn tồn tại, đứng vững và phát triển trên thị trường, muốn các sản phẩm
của mình cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác thì chỉ có một cách là hoạt
động sản xuất, kinh doanh sao cho có hiệu quả. Không ngừng nâng cao hiệu quả
kinh doanh luôn là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp bởi nó thể hiện chất
lượng, uy tín cũng như khả năng của doanh nghiệp. Do đó việc tìm ra các biện
pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn được doanh nghiệp chú
trọng.
Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy là một
công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên lĩnh vực chính là nhập khẩu,
kinh doanh và phân phối vắc xin sinh phẩm, đây là một trong những ngành đặc
thù, có tính nhạy cảm cao, chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Vậy làm thế
nào để doanh nghiệp trong ngành Dược duy trì hoạt động hiệu quả, kinh doanh
có lãi nhưng vẫn tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước, các tiêu chuẩn quốc
tế, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt trong bối cảnh

kinh doanh khó khăn, cạnh tranh cao như hiện nay luôn là vấn đề đặt ra với
người chủ doanh nghiệp.
Vì vậy, trong quá trình thực tập ở công ty, đề tài: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương
mại Hồng Thúy” được lựa chọn với mong muốn có thể vận dụng những kiến
thức đã được học để đóng góp phần nào, giúp công ty hoạt động kinh doanh tốt
hơn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên việc phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của công ty trong
thời gian qua cũng như những khó khăn mà công ty đã gặp phải, chuyên đề đề
xuất thêm một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy trong thời gian tới.
10
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, phân tích, đánh giá kết quả, hiệu quả kinh doanh của công ty
trong giai đoạn 2002- 2013; đặc biệt là trong 5 năm trở lại đây qua các số liệu,
chỉ tiêu kinh tế.
- Từ những đánh giá trên, kết hợp với những cơ hội và khó khăn thách thức
mà công ty gặp phải, gợi ý ra một số giải pháp giúp công ty hoạt động kinh
doanh hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chuyên đề này nghiên cứu về các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
tại Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công
ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy trong 5 năm trở lại
đây (2009 – 2013), một số định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh đến năm 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề kết hợp sử dụng các phương pháp như phương pháp điều tra,
phỏng vấn, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê…
5. Nội dung nghiên cứu
Chuyên đề nghiên cứu về nâng cao hiệu quả kinh doanh tại doanh nghiệp
cụ thể, với kết cấu nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và
thương mại Hồng Thúy và sự cần thiết khách quan của việc nâng cao
hiệu quả kinh doanh tại công ty.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty TNHH tư vấn phát triển
đầu tư và thương mại Hồng Thúy.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công
ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy đến năm
2020.
11
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY
VÀ SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN CỦA VIỆC NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN ĐẦU
TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng Thúy (sau đây
gọi là công ty hay REDPHARCO) có tên giao dịch tiếng Anh là Hong Thuy
Trade and Investment Consultancy Company Limited, tên viết tắt là
REDPHARCO.,LTD.
Công ty được thành lập ngày 30/9/1992 theo Quyết định số 2232/QĐ-UB
và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp

lần đầu ngày 3/10/1992, đăng ký thay đổi lần thứ 19 ngày 10/01/2014.
Công ty có trụ sở tại 88 phố Phạm Ngọc Thạch, phường Trung Tự, quận
Đống Đa, thành phố Hà Nội do Bà Đặng Hồng Thúy là người đại diện trước
pháp luật.
Hình 1.1- Trụ sở Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại
Hồng Thúy
12
Trong thời gian đầu, chức năng kinh doanh của công ty là nhập khẩu và
phân phối các loại thuốc chữa bệnh, các loại vắc xin sinh phẩm y tế dùng cho
người.
Giai đoạn 1992 - 2002, công ty được nhiều nhà cung cấp lớn trên thế giới
như Rhône Poulenc Rorer - Cộng hòa Pháp (sau đổi tên thành Aventis Pharma và
Sanofi Aventis), Organon - Hà Lan, Green Cross Corporation - Hàn Quốc…chọn
là nhà phân phối độc quyền mặt hàng thuốc chữa bệnh cho họ trên phạm vi toàn
miền Bắc Việt Nam. Để giảm áp lực thanh toán và tập trung thúc đẩy thị trường
REDHARCO quyết định chỉ chọn Aventis Pharma và Green Cross Corporation
là hai hãng có mặt hàng chiếm 80% thị phần thuốc nhập khẩu của công ty để
phân phối độc quyền cho họ.
Thời gian này, REDPHARCO vẫn chưa được phép nhập khẩu trực tiếp các
mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người nên các mặt hàng thuốc đều phải nhập khẩu
ủy thác qua các công ty dược phẩm của nhà nước như Công ty cổ phần dược
phẩm và TBYT Hà Nội, Công ty cổ phần XNK y tế thành phố Hồ Chí Minh,
Công ty cổ phần XNK y tế Việt Nam (Vimedimex I và Vimedimex II). Kim
ngạch nhập khẩu ủy thác mặt hàng thuốc chữa bệnh cho người tính đến năm
2002 đạt 4 triệu USD/năm. Năm 2001, công ty là doanh nghiệp tư nhân đầu tiên
tại Việt Nam được Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế cho phép nhập khẩu trực tiếp
thuốc thành phẩm đã có số đăng ký nên việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.
Tuy nhiên vào thời điểm năm 2002, công ty gặp phải khó khăn bất khả
kháng, đó là việc tập đoàn đa quốc gia Sanofi Aventis (được sáp nhập bởi 2 công
ty là Aventis Pharma và Sanofi) đã bán độc quyền phân phối tại Việt Nam cho

một công ty đa quốc gia khác trong lĩnh vực phân phối dược phẩm - Công ty
Dietherm vào tháng 6/2002, điều này khiến REDPHARCO phải đối mặt với vô
vàn khó khăn, thách thức. Công ty có nguy cơ đứng trước bờ vực phá sản vì thời
gian này công ty chỉ phân phối duy nhất cho Aventis Pharma và Green Cross
Corporation. Doanh số của Green Cross lúc đó lại quá nhỏ chỉ chiếm 11% giá trị
hàng nhập khẩu của công ty.
Từ năm 1993-1997, công ty được nhà cung cấp Rhone Poulenc Rorer (nay
là Sanofi Aventis) chọn là nhà phân phối độc quyền trên phạm vi toàn miền Bắc
các sản phẩm thuốc chữa bệnh và phòng bệnh, trong đó có vắc xin sinh phẩm y
tế. Công ty đã kinh doanh các loại vắc xin sinh phẩm y tế (VXSPYT) của Pasteur
Merieux (nay là Sanofi Pasteur) như: huyết thanh kháng dại, huyết thanh kháng
13
uốn ván, vắc xin phòng uốn ván (TEVAVAX), Meningo, A+C, DT VAX…và
vắc xin phòng viêm não Nhật Bản B do Công ty Green Cross (Korea) sản xuất.
Hoạt động kinh doanh VXSPYT của công ty trong giai đoan đầu đã tạo được sư
tín nhiệm cao với nhiều nơi, như Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, Quảng trị, Đà
Nẵng, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, các bệnh viện như Việt Đức, Bạch Mai
Tuy nhiên do nhận thức của người dân lúc bấy giờ về việc tiêm chủng phòng
bệnh còn chưa phổ biến nên lĩnh vực VXSPYT vào thời điểm đó gặp phải rất
nhiều khó khăn.
Từ 11/8/2000 đến 14/09/2001, công ty vẫn được Pasteur Merieur chỉ định
là nhà phân phối chính thức các loại VXSPYT của hãng trên toàn miền Bắc Việt
Nam, nhưng do đây là sản phẩm mới, đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc, công
sức, thời gian nên việc kinh doanh còn chưa được thuận lợi, doanh số từ mặt
hàng vắc xin chỉ chiếm 11% doanh số của Aventis Pharma. Giai đoạn này, công
ty nhập khẩu ủy thác các sản phẩm VXSPYT qua Công ty cổ phần XNK Y tế II
với tổng giá trị nhập khẩu là 476.472,95 USD. (Nguồn: Phòng Tài chính- Kế
toán)
Đến giữa năm 2001, căn cứ các văn bản pháp luật của Bộ Y tế hướng dẫn
thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu vắc xin sinh phẩm miễn dịch y tế dùng cho

người, xét thấy công ty đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn để được nhập khẩu trực
tiếp VXSPYT như có đội ngũ cán bộ chuyên môn phù hợp, có hệ thống kho lạnh
đạt tiêu chuẩn GSP đảm bảo các yêu cầu của dây chuyền lạnh trong bảo quản
VXSPYT nên công ty đã làm đơn xin phép và được Cục Y tế dự phòng - Bộ Y
tế cho phép nhập khẩu trực tiếp VXSPYT.
Từ năm 2002 đến nay, giá trị nhập khẩu vắc xin liên tục tăng; hoạt động
kinh doanh VXSPYT trở thành lĩnh vực hoạt động chính của công ty.
Bên cạnh chức năng kinh doanh, phân phối dược phẩm và VXSPYT,
REDPHARCO còn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cho thuê văn phòng tại tòa
nhà 88 Phạm Ngọc Thạch thuộc quyền sở hữu của công ty. Các hoạt động kinh
doanh này mang lại nguồn thu đáng kể, góp phần hỗ trợ rất nhiều cho công ty
vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất khi việc kinh doanh thuốc và vắc xin
không được thuận lợi.
Trong hơn 21 năm hình thành và phát triển, công ty đã có những bước tăng
trưởng rõ rệt. Doanh thu bán hàng trung bình qua các năm 2009-2013 liên tục
14
duy trì ở mức trên 80 tỷ đồng, tổng doanh thu trong thời gian này là 477,109 tỷ
đồng, giá trị nhập khẩu trung bình đạt 4 triệu USD/năm. (Nguồn: Phòng Tài
chính- Kế toán). Các sản phẩm nhập khẩu của công ty ngày càng đa dạng hơn,
chất lượng cũng được nâng cao, đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước và quốc
tế cũng như nhu cầu tiêm chủng của người dân. Việc REDPHARCO được lựa
chọn là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm vắc xin của Sanofi
Pasteur (Một trong những công ty đa quốc gia về sản xuất, kinh doanh dược
phẩm đứng đầu thế giới) trên phạm vi toàn miền Bắc trong thời gian dài cho thấy
công ty đã tạo được niềm tin vững chắc cho các đối tác nước ngoài và duy trì rất
tốt hoạt động kinh doanh của mình. Không những thế, công ty còn nhận được sự
coi trọng, đánh giá cao của các cơ quan nhà nước thông qua nhiều giấy chứng
nhận, bằng khen của Sở Y tế, UBND thành phố Hà Nội, Cục thuế thành phố Hà
Nội. Đạt được kết quả trên là do REDPHARCO đã vận dụng linh hoạt các giải
pháp quản lý phù hợp với năng lực tài chính, đồng thời luôn tuân thủ luật pháp và

các yêu cầu của nhà cung cấp Sanofi Pasteur.
I.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty chọn loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) căn cứ vào
mục tiêu hoạt động và khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp. Với loại hình
doanh nghiệp này giúp người chủ sở hữu công ty thuận lợi trong việc quyết định
các vấn đề của công ty như lựa chọn sản phẩm kinh doanh, đối tác, cách thức
kinh doanh… đồng thời nếu kinh doanh có rủi ro thì các thành viên của công ty
chỉ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật tương ứng với phần vốn đóng góp của
mình.
Cơ cấu tổ chức của công ty khá gọn nhẹ, được thiết kế theo thực tế công ty,
phù hợp với các yêu cầu trong kinh doanh lĩnh vực vắc xin theo quy định của Bộ
Y tế, gồm các bộ phận chính là: Xuất nhập khẩu, Thủ kho, Giao hàng, Kế toán -
Tài chính, Bộ phận nhận phản hồi và khiếu nại của khách hàng, Bộ phận tin học
– lưu trữ cập nhật số liệu (như hình 1.2 dưới đây).
Sơ đồ bộ máy tổ chức khoa học giữa các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ,
đồng thời ở mỗi bộ phận vị trí đảm nhiệm của từng nhân viên được bố trí tương
xứng với trình độ chuyên môn của họ. Đa số cán bộ đều có trình độ, hiểu biết
nhất định về thuốc và VXSPYT đã giúp cho công ty được Sở Y tế cấp Giấy
chứng nhận đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP). Bên cạnh đó,
với bộ máy được thiết kế khá gọn nhẹ, việc quản lý, điều hành trong công ty
15
cũng trở nên đơn giản hơn, dễ điều khiển và xử lý các vấn đề phát sinh trong nội
bộ.
Hình 1.2 - Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH tư vấn PTĐT & TM Hồng Thúy
(Nguồn: Phòng lưu trữ)
16
Phó GĐ Đối ngoại
và kiểm soát nội
bộ
PHÒNG QUẢN LÝ

CHẤT LƯỢNG
THỦ KHO
VXSPYT
PHÒNG XUẤT
NHẬP KHẨU
PHÒNG KẾ TOÁN –
TÀI CHÍNH – KINH
DOANH
PHÒNG GIAO HÀNG PHÒNG KẾ TOÁN
KD VÀ KHO
KHÁCH HÀNG
Các TTYTDP;
Các cơ sở y tế
Các công ty dược phẩm có chức năng kinh doanh
và sử dụng VXSPYT
THỦ QUỸ
PHÒNG LƯU TRỮ PHÒNG KHIẾU NẠI
KHÁCH HÀNG
Phó GĐ nhân sự,
Tư vấn, đào tạo
Phó GĐ Tài chính
và Kinh doanh
Giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng thành
viên
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, phòng ban:
- Giám đốc: là người có trình độ dược sỹ đại học, thạc sỹ quản trị kinh doanh, cử
nhân kinh tế, cử nhân luật, cử nhân ngoại ngữ chịu trách nhiệm hoạt động kinh
doanh của công ty trước pháp luật; trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của
công ty về nhân sự, xuất nhập khẩu, quản lý chất lượng thuốc, hệ thống kho đạt
tiêu chuẩn GSP.

- Phó giám đốc phụ trách tư vấn: là người có trình độ PGS.TS, dược sỹ đại học,
có vai trò tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự; đề
xuất kế hoạch đào tạo nhân viên, trực tiếp tham gia đào tạo về chương trình GSP,
GDP cho cán bộ nhân viên hoặc cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu; kí các hợp
đồng tư vấn theo sự ủy quyền của giám đốc.
- Phó giám đốc đối ngoại và kiểm soát nội bộ: có trình độ tiến sỹ kinh tế y tế,
thạc sỹ quản trị kinh doanh, cử nhân tài chính có nhiệm vụ đề xuất các kế hoạch
hợp tác với nước ngoài, đàm phán kế hoạch mua, bán hàng hóa; đề xuất, xây
dựng kế hoạch kinh doanh, mua bán hàng hóa hợp lý để cân đối tài chính; liên hệ
giao dịch với các nhà cung cấp nước ngoài về các vấn đề như hàng hóa, hợp
đồng, thông tin sản phẩm.
- Phó giám đốc tài chính – kế toán: do một người có trình độ cử nhân kinh tế, kế
toán trưởng đảm nhiệm, có nhiệm vụ tham mưu về hoạt động kinh doanh, kho
vận; lập và thực hiện phương án kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, phân phối
theo quy định GSP, GDP; kiểm tra, theo dõi việc bán hàng; trực tiếp chỉ đạo
phòng kế toán- tài chính.
- Hệ thống kho VXSPYT là linh hồn của công ty, do Giám đốc trực tiếp quản lý,
giám sát. Trưởng phòng quản lý chất lượng kiêm thủ kho là người có trình độ
dược sỹ, chuyên sâu về GSP, GDP, giỏi ngoại ngữ để có thể tuân thủ mọi yêu
cầu về chất lượng toàn cầu của nhà cung cấp.
- Phòng xuất nhập khẩu: đề xuất kế hoạch nhập khẩu hàng phù hợp yêu cầu thị
trường và năng lực tài chính của công ty; thực hiện kê khai và làm các thủ tục hải
quan liên quan đến nhập khẩu hàng hóa; đảm bảo yêu cầu dây chuyền lạnh.
- Phòng quản lý chất lượng: kiểm tra, kiểm soát chất lượng VXSPYT nhập về,
xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng thuốc, theo dõi, xem xét các phản hồi
của khách hàng về chất lượng; tham mưu cho giám đốc về uy tín nhà cung cấp,
tiêu chuẩn chất lượng thuốc trước khi có quyết định nhập hàng; cập nhật thường
17
xuyên các quyết đinh, văn bản của nhà nước, của ngành có liên quan đến kinh
doanh, phân phối VXSPYT; giám sát điều kiện bảo quản, dự trữ; lưu trữ hồ sơ…

- Phòng kế toán- tài chính- kinh doanh: có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh trung
thực các hoạt động của công ty theo nguyên tắc tài chính, lập báo cáo tài chính
hàng tháng/ quý/ năm để theo dõi, đánh giá hoạt động kinh doanh, từ đó tham
mưu cho giám đốc để có định hướng kinh doanh hiệu quả.
- Bộ phận giao hàng: có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa an toàn đến tay khách
hàng, đảm bảo yêu cầu dây chuyền lạnh trong quá trình giao hàng, nhận đầy đủ
các chứng từ hóa đơn về hàng hóa.
- Phòng khiếu nại khách hàng: thu thập ý kiến khách hàng, phối hợp với bộ phận
kinh doanh để thu hồi, xử lý những sản phẩm có lỗi, không đảm bảo chất lượng,
báo cáo phản hồi của khách hàng lên ban giám đốc để có phương án giải quyết.
- Phòng tin học, lưu trữ cập nhật số liệu: có nhiệm vụ theo dõi, lưu trữ số liệu,
dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh theo từng ngày, tháng, quý, năm trên
máy; đồng thời hỗ trợ kĩ thuật trong quá trình hoạt động.
Hiện nay, công ty chỉ sử dụng khoảng 20-25 người có đủ trình độ theo yêu
cầu chuyên môn của từng bộ phận, làm việc toàn thời gian, tập trung vào hoạt
động bán hàng, quản lý kho, kế toán tài chính và quản lý cho thuê văn phòng và
6 người làm công tác bảo vệ. Với cơ cấu tổ chức tinh giản, công ty chủ trương
tập trung nguồn lực vào kinh doanh chính. Ngoài ra, công ty còn có đội ngũ cộng
tác viên khoảng trên 20 người, là các giáo sư, tiến sĩ trong nhiều ngành chuyên
môn khác nhau, có thể thực hiện các dịch vụ tư vấn khi có nhu cầu.
I.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Hiện nay, Công ty TNHH tư vấn phát triển đầu tư và thương mại Hồng
Thúy tập trung hoạt động chính, đồng thời ở 3 lĩnh vực (Nguồn: Phòng lưu trữ
của công ty) là:
• Nhập khẩu, trực tiếp kinh doanh và phân phối các loại VXSPYT dùng cho
người
• Tư vấn và phát triển đầu tư trong lĩnh vực Dược
• Cho thuê nhà, văn phòng.
I.1.4. Phương châm hoạt động của công ty
18

Với phương châm “Uy tín- An toàn - Hiệu quả - Tuân thủ pháp luật”,
REDPHARCO đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện phân phối các sản phẩm vắc xin
và sinh phẩm y tế luôn đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.
Từ việc chọn lựa đối tác đều là những công ty dược phẩm có tên tuổi lớn
trên thế giới để nhập khẩu thuốc, cho đến việc kiểm tra, dự trữ bảo quản
VXSPYT được thực hiện một cách cẩn thận thông qua việc xây dựng hệ thống
kho lạnh được lắp đặt các thiết bị khoa học hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay, công
ty hướng đến hình ảnh nhà phân phối VXSPYT có uy tín với những sản phẩm tốt
nhất trên thị trường Việt Nam. Việc đầu tư xây dựng, trang bị cơ sở vật chất, các
trang thiết bị hiện đại cũng là một cách kinh doanh hiệu quả do sản phẩm vắc xin
sinh phẩm là mặt hàng đặc biệt, đòi hỏi điều kiện vận chuyển, bảo quản, dự trữ
khá khắt khe và cũng thuộc nhóm hàng phải liên tục dự trữ để đáp ứng nhu cầu
tiêm chủng của người dân.
Hoạt động kinh doanh của công ty luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
của nhà nước và cả những yêu cầu chính đáng, khắt khe từ phía đối tác xuất
khẩu. Do vậy trong suốt hơn 21 năm, từ 1992 đến nay, công ty liên tục được
chọn làm nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền các sản phẩm của Sanofi
Pasteur trên toàn miền Bắc, được nhiều đối tác khách hàng tin tưởng, tôn trọng
và lựa chọn.
I.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁT TRIỂN
ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI HỒNG THÚY
1.2.1. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty từ 2002-2013
Từ 2002 đến 2013, kết quả kinh doanh của công ty có sự tăng trưởng và
phát triển. Kinh doanh VXSPYT vẫn đóng vai trò quan trọng và mang đến nguồn
thu chủ yếu cho công ty, chiếm đến trên 98% tổng doanh thu bán hàng, những
khoản đóng góp còn lại thuộc về hoạt động tài chính, tư vấn và cho thuê văn
phòng.
Tình hình kinh doanh của công ty có nhiều biến động trong giai đoạn này,
được thể hiện qua bảng 1.1.
19

Bảng 1.1- Kết quả tăng trưởng tài chính của REDPHARCO (2002-2013)
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Lợi
nhuần
thuần
Tổng Tài
sản / Tổng
nguồn
vốn
DT bán
hàng
DT
VXSPYT
DT khác
Thuế
TNDN
2002
536.152 24.682.206 60.207.241 59.084.388 222.853 251.836
2003
(369.336) 17.193.837 32.065.521 31.124.408 941.112 -
2004
583.293 22.579.295 26.480.728 23.468.781 3.012.001 226.836
2005
1.011.602 23.157.834 63.356.612 61.489.031 1.867.165 393.401
2006
566.834 34.433.634 31.411.043 30.024.710 1.336.333 220.435
2007
933.455 33.462.995 45.849.055 43.747.620 2.101.435 363.010
2008

2.909.744 32.121.049 69.829.781 67.561.075 2.268.706 907.498
2009
4.236.637 36.534.197 82.768.462 80.331.011 2.437.451 1.207.851
2010
(123.093) 41.503.958 80.193.459 77.254.218 2.939.241 1.170.197
2011
4.511.432 38.382.249 82.682.580 79.959.710 2.722.869 798.300
2012
8.160.179 40.805.089 115.496.448 112.556.369 2.940.411 1.602.293
2013
6.737.214 35.174.021 115.968.037 113.009.176 2.958.778 2.451.210
(Nguồn: Phòng Tài chính -Kế toán)
20
- Giai đoạn 2002- 2004, doanh thu bán hàng giảm mạnh:
Năm 2003, doanh thu bán hàng giảm 53% so với năm 2002 từ 60,207 tỷ
đồng (năm 2002) xuống 32,065 tỷ đồng (năm 2003); trong đó doanh thu thuốc
chữa bệnh giảm từ 53,225 tỷ đồng (năm 2002) xuống còn 21,781 tỷ đồng (năm
2003); doanh thu VXSPYT có xu hướng tăng lên và dần chiếm tỷ trọng cao hơn
trong tổng doanh thu buôn bán dược phẩm và VXSPYT. Nguyên nhân là do công
ty bị mất độc quyền phân phối mặt hàng thuốc chữa bệnh tại Việt Nam như đã
trình bày ở trên. Năm 2003, công ty bị lỗ 369 triệu đồng.
Năm 2004, công ty bắt đầu thực hiện chiến dịch đa dạng hóa loại hình kinh
doanh và đã có nguồn thu 3,012 tỷ đồng từ dịch vụ tư vấn và cho thuê văn phòng.
Nguồn thu này dùng để bù đắp các chi phí quản lý kinh doanh; bước đầu đầu tư
mới hệ thống kho lạnh bảo quản VXSPYT và đóng góp vào kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty 583,293 triệu đồng lợi nhuận.
- Từ năm 2005 trở đi, công ty tiếp tục đầu tư, nâng cấp hệ thống quản lý
chất lượng kho bảo quản VXSPYT đạt tiêu chuẩn quốc tế để khách hàng tin
tưởng, lựa chọn các mặt hàng của công ty để kinh doanh. Thời gian này công ty
luôn kinh doanh có lãi và nộp thuế ở mức tương đối cao so với các doanh nghiệp

dược phẩm khác. Kết quả cụ thể như sau:
Năm 2005, doanh thu vắc xin đạt 61,489 tỷ đồng tăng gấp 2,6 lần so với
năm 2004 nhưng lợi nhuận của mảng kinh doanh vắc xin chưa đủ đề bù đắp chi
phí kinh doanh của công ty. Doanh thu dịch vụ đạt 1,87 tỷ đồng là nguồn thu
đáng kể để bù đắp các chi phí quản lý kinh doanh; đầu tư mới hệ thống quản lý
chất lượng các kho lạnh và đóng góp vào kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty 1,011 tỷ đồng lợi nhuận.
Năm 2006, doanh thu vắc xin là 30,024 tỷ đồng giảm gần 50% so với doanh
thu vắc xin năm 2005. Nguyên nhân là vì xảy ra tai biến làm trẻ em bị tử vong
khi tiêm vắc xin Priorix do Công ty GSK phân phối. Đây là lần đầu tại Việt Nam
có sự cố do tiêm chủng vắc xin dịch vụ xảy ra trên thị trường nên người dân rất
hoang mang không tiếp tục cho con đến các TTYTDP tiêm dịch vụ. Sự cố này
kéo theo sự giảm sút của mảng kinh doanh vắc xin tại Việt Nam nói chung và
công ty nói riêng. Năm 2006, thị trường bất động sản bắt đầu trầm lắng, công ty
phải giảm giá cho thuê văn phòng để giữ khách hàng nên doanh thu dịch vụ chỉ
đạt 1,330 tỷ đồng. Tuy doanh thu vắc xin giảm mạnh nhưng doanh thu mảng dịch
21
vụ của công ty cũng hỗ trợ các chi phí quản lý kinh doanh và đóng góp vào kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty, đem lại 566,834 triệu đồng lợi nhuận.
Năm 2007 đến 2013, doanh thu mảng dịch vụ của công ty tăng từ 2,101 tỷ
đồng (2007) đến 2,958 tỷ đồng (2013) do công ty có chính sách linh hoạt và giá
hợp lý và dịch vụ hoàn hảo đối với khách hàng. Vì vậy ngày trong thời gian trầm
lắng nhất của thị trường, công ty vẫn thu được lợi nhuận từ mảng kinh doanh
này. Doanh thu vắc xin trong giai đoạn 2007-2013 tăng liên tục từ 43,747 tỷ
đồng (2007) đến 113,009 tỷ đồng (2013) do làm tốt công tác xúc tiến bán hàng
qua các hội thảo khoa học và công ty đã đầu tư mới được hệ thống kho bảo quản
VXSPYT đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt bảo quản thuốc” - GSP trong lĩnh vực
VXSPYT. Khách hàng coi công ty là địa chỉ đáng tin cậy về phân phối vắc xin
có chất lượng cao ở Việt Nam đồng thời công ty cũng tạo các cơ chế linh hoạt về
thanh toán và giá bán hàng cho từng đối tượng cần ưu tiên. Năm 2007, công ty

vẫn phải dùng doanh thu của mảng dịch vụ để hỗ trợ bán hàng vắc xin nhưng từ
2008-2013 mảng kinh doanh vắc xin đã có lãi đáng kể. Từ 2007-2013, công ty
nộp 8,550 tỷ đồng thuế TNDN và thu được 25,488 tỷ đồng lợi nhuận.
Các phân tích trên cho thấy chiến lược đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
là vô cùng quan trọng. Nếu không có doanh thu từ mảng kinh doanh dịch vụ
công ty không thể tồn tại trong thời điểm khó khăn nhất (năm 2002-2003) và
công ty cũng không thể có nguồn vốn để đầu tư hệ thống kho lạnh bảo quản
VXSPYT trong thời gian khá dài từ 2004-2007. Mảng kinh doanh dịch vụ cũng
hỗ trợ rất hiệu quả cho kinh doanh vắc xin về truyền thông, tổ chức hội thảo khoa
học giới thiệu vắc xin để từng bước đưa mảng kinh doanh VXSPYT thành mảng
kinh doanh chính đem lại lợi nhuận bền vững cho công ty.
Tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty qua các năm dao động trong
khoảng 20 đến 40 tỷ đồng, giá trị tài sản, nguồn vốn cao nhất là khoảng 41,50 tỷ
đồng (năm 2010) và thấp nhất là khoảng 17,19 tỷ đồng (năm 2003).
Về lợi nhuận, công ty hoạt động hầu như đều có lãi, ngoại trừ thời điểm
năm 2003, công ty kinh doanh bị lỗ tương ứng là 369,336 triệu đồng do gặp phải
khó khăn từ phía nhà cung cấp nước ngoài. Năm 2010 về danh nghĩa công ty bị
lỗ 123,093 triệu đồng do chênh lệch tỷ giá ngoại tệ USD/VND vào thời điểm đó
quá lớn nhưng đã được Sanofi Pasteur bù toàn bộ phần lỗ do chênh lệch tỷ giá
giao dịch ngoại tệ nên năm 2010 thực chất công ty vẫn thu được lợi nhuận trên
4,6 tỷ đồng và nộp thuế TNDN 1,17 tỷ đồng. Đối với những năm còn lại, lợi
22
nhuận của công ty luôn cao, ngay cả vào năm 2004 và 2006, khi doanh thu bán
hàng giảm xuống thì kinh doanh vẫn có lãi do có sự đóng góp của mảng kinh
doanh dịch vụ tư vấn và cho thuê nhà. Nếu như ở giai đoạn trước năm 2007, lợi
nhuận thường ở mức khoảng trên dưới 1 tỷ đồng thì từ năm 2008 đến nay, lợi
nhuận của công ty thu được khá cao, trung bình đạt khoảng trên dưới 4,5 tỷ đồng.
Đặc biệt vào năm 2012, hoạt động kinh doanh thuận lợi, công ty đạt được lợi
nhuận cao nhất trong cả giai đoạn là trên 8,16 tỷ đồng. Từ 2002-2013, công ty
kinh doanh lãi 28,185 tỷ đồng. So với năm 2002, khi đó lợi nhuận là 536,152

triệu đồng thì đến nay, mức lợi nhuận đã tăng gấp 12,5 lần, đạt trên 6 tỷ đồng
(năm 2013).
Về nghĩa vụ đóng góp thuế, công ty luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc
theo quy định của Nhà nước. Từ năm 2002- nay, doanh nghiệp đã đóng góp
khoảng gần 10 tỷ đồng tiền thuế TNDN cùng nhiều khoản thuế khác.
Về hoạt động nhập khẩu chia làm hai giai đoạn:
Từ 2003 trở về trước, 80-95% giá trị nhập khẩu của công ty là thuộc nhóm
mặt hàng thuốc chữa bệnh, số còn lại là các sản phẩm VXSPYT của hai nhà cung
cấp Sanofi Aventis và Green Cross Corporation. Lúc này, công ty chủ yếu nhập
khẩu ủy thác các sản phẩm thông qua các công ty dược phẩm của nhà nước như
Công ty dược phẩm và TBYT Hà Nội, Công ty cổ phần XNK y tế thành phố Hà
Nội và Công ty XNK y tế Việt Nam. Giá trị nhập khẩu ủy thác mặt hàng thuốc
chữa bệnh tính đến 2003 đạt 4 triệu USD/năm; còn với mặt hàng vắc xin có tổng
giá trị nhập khẩu ủy thác là khoảng trên 400.000 USD.
Năm 2004, công ty mới bắt đầu nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm
VXSPYT của Sanofi Pasteur để kinh doanh.
Qua số liệu ở bảng 1.2 cho thấy: Từ năm 2004 đến 2013, doanh thu nhập
khẩu mặt hàng VXSPYT hầu như đều tăng lên, ngoại trừ một số năm có giảm
nhưng lượng giảm không đáng kể. Nguyên nhân của những lần giá trị nhập khẩu
giảm là do nhà cung cấp không đáp ứng được các đơn hàng của công ty hoặc có
sự cố tiêm chủng ảnh hưởng đến thị trường kinh doanh vắc xin nói chung. Tuy
nhiên, doanh thu nhập khẩu trung bình của công ty trong giai đoạn 2004-2013
luôn đạt trên 1.000.000 USD/năm. Đặc biệt trong 5 năm gần đây, giá trị này đạt
khoảng 4.000.000 USD/năm. Năm 2012, công ty nhập khẩu nhiều nhất với giá trị
là 4.717.651 USD. Từ 2011 đến nay, mặc dù nhà cung cấp dừng đăng ký lưu
hành sản phẩm vắc xin phòng thủy đậu OKAVAX tại thị trường Việt Nam, trong
23
khi mặt hàng này chiếm tới 15% giá trị nhập khẩu của công ty, doanh thu nhập
khẩu vẫn tăng trưởng tốt. Xét về các yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động nhập
khẩu có thể bao gồm yếu tố về nguồn cung của nhà cung cấp có dồi dào hay

không, các sản phẩm cạnh tranh, có cùng tính năng, hoạt chất đến từ các quốc gia
khác như Ấn Độ, Hàn Quốc, Cu Ba, Trung Quốc…và yếu tố chênh lệch tỷ giá
hối đoái. Trong đó yếu tố chênh lệch tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến
doanh số nhập khẩu VXSPYT, giá bán, doanh thu, lợi nhuận của công ty. Điển
hình như vào năm 2010, tỷ giá tại Việt Nam biến động mạnh, tăng từ 18.479
VNĐ/USD lên 21.450 VNĐ/USD; thậm chí trên thị trường tự do, tỷ giá vượt
mức 21.500 VNĐ/USD, cao hơn so với tỷ giá chính thức đến 10%. Việc chênh
lệch tỷ giá quá lớn khiến công ty gặp khó khăn trong hoạt động nhập khẩu, đẩy
chi phí nhập khẩu lên cao; giá bán vắc xin cũng buộc phải điều chỉnh tăng lên
khiến cho doanh thu bán hàng giảm và thấp hơn so với năm 2009 khoảng trên 2,5
tỷ đồng. Về danh nghĩa công ty bị lỗ 123,093 triệu đồng do chịu tác động của
chênh lệch tỷ giá, tuy nhiên, nhờ có sự hỗ trợ, bù đắp toàn bộ lỗ từ phía nhà cung
cấp nên thực tế công ty vẫn có lãi.
Cùng với sự tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu, doanh thu bán hàng
của công ty cũng tăng mạnh. Trừ năm 2006 do có sự cố tiêm chủng làm cho
doanh thu bán hàng của công ty giảm thì từ 2007-2013 doanh thu bán hàng hầu
như đều tăng lên và có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị nhập khẩu. Nếu như
năm 2004, kim ngạch nhập khẩu mới chỉ đạt mức trên 20,4 tỷ đồng thì đến 2013,
giá trị này đã tăng lên gấp 4 lần, đạt mức trên 88 tỷ đồng; doanh thu bán hàng có
mức tăng tương ứng, từ 26,48 tỷ đồng (năm 2004) lên 115,968 tỷ đồng (năm
2013), tức là gấp 4,4 lần. Độ thanh khoản của các mặt hàng vắc xin nhập khẩu từ
Sanofi Pasteur rất cao. Công ty thường giải phóng hết tồn kho trước khi đến thời
hạn thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Thời hạn thanh toán trên các hợp đồng
ngoại thương ký với Sanofi Pasteur được quy định là trả chậm 90 ngày kể từ
ngày nhà cung cấp xuất hóa đơn thương mại. Điều này cho thấy, công ty đã xây
dựng được mối quan hệ và uy tín tương đối tốt với đối tác nước ngoài nên được
họ dành cho những ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động thanh toán và nó giúp ích rất
nhiều cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 1.2- Kim ngạch nhập khẩu VXSPYT và doanh thu bán
hàng của Công ty REDPHARCO (2004 - 2013)

24
Năm
Kim ngạch
nhập khẩu
(USD)
Doanh số nhập khẩu
(VNĐ)
Doanh thu bán hàng
(VNĐ)
2004 1.296.078 20.409.657.391 26.480.728.790
2005 3.029.363 47.985.665.449 63.356.612.000
2006 2.192.030 34.772.640.470 31.411.043.503
2007 1.792.747 28.879.385.010 45.849.055.617
2008 2.613.440 42.723.203.600 69.829.780.775
2009 4.137.774 70.809.762.214 82.768.462.910
2010 3.991.970 74.175.318.500 80.193.459.454
2011 3.179.271 65.663.118.613 82.682.580.891
2012 4.717.651 100.342.191.238 115.496.448.833
2013 4.250.793 88.898.917.945 115.968.037.670
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán)
1.2.2. Tình hình kinh doanh của công ty trong 5 năm trở lại đây
(2009-2013)
1.2.2.1. Tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh của REDPHARCO
a. Doanh thu
Bảng 1.3 cho thấy, tổng doanh thu bán hàng qua các năm đều tăng, đặc
biệt tăng mạnh từ 82,682 tỷ đồng (năm 2011) lên 115,496 tỷ đồng (năm 2012)
với tốc độ tăng doanh thu lên đến 39,68% so với năm 2011. Năm 2013 doanh
thu chỉ tăng 0,4% so với năm 2012 do Sanofi Pasteur không tiếp tục đang ký lưu
hành mặt hàng vắc xin ngừa thủy đậu OKAVAX chiếm thị phần từ 10-15% kim
25

×