Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De kiem tra hoc ky co dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.74 KB, 2 trang )

SỞ GD & ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG PT DTNT TỈNH
ĐỀ THI HỌC KỲ I . NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: Sinh học 12 NC
Thời gian làm bài: 45 phút; (33 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 008
Chọn và tô đậm vào đáp án đúng ( A, B, C, D ) bằng bút chì
Câu 1. Ở sinh vật nhân sơ
A. các gen có vùng mã hoá liên tục. B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.
C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục. D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.
Câu 2. Bản chất của mã di truyền là
A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin. B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.
C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.
Câu 3. Mã di truyền có tính thoái hoá vì
A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin. B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.
C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin. D. một bộ ba mã hoá một axitamin.
Câu 4. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì
A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, được đọc một chiều liên tục từ 5

→ 3

có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc
hiệu, có tính linh động.
B. được đọc một chiều liên tục từ 5

→ 3

có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.
C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.
D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.


Câu 5. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì
A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã
TTDT đặc trưng cho loài.
B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trưng cho loài
C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.
D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.
Câu 6. Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc
A. bổ xung; bán bảo toàn. B. trong phân tử ADN con có một mạch của mẹ và một mạch mới được tổng hợp.
C. mạch mới được tổng hợp theo mạch khuôn của mẹ. D. một mạch tổng hợp liên tục, một mạch tổng hợp gián đoạn.
Câu 7. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN.
Câu 8. Tính trạng trung gian là tính trạng biểu hiện ở cơ thể lai có kiểu gen dị hợp do
A. gen trội trong cặp gen tương ứng lấn át không hoàn toàn gen lặn. B. gen trội gây chết ở trạng thái dị hợp.
C. gen lặn gây chết ở trạng thái đồng hợp D. ảnh hưởng của môi trường.
Câu 9. Kiểu gen là tổ hợp các gen
A. trong tế bào của cơ thể sinh vật. B. trên nhiễm sắc thể của tế bào sinh dưỡng.
C. trên nhiễm sắc thể thường của tế bào sinh dưỡng.
D. trên nhiễm sắc thể giới tính của tế bào sinh dưỡng.
Câu 10. Kiểu hình là
A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng và đặc tính của cơ thể. B. do kiểu gen qui định, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
C. kết quả của sự tác động qua lại giữa kiểu gen và môi trường. D. sự biểu hiện ra bên ngoài của kiểu gen.
Câu 11. Thể đồng hợp là cơ thể mang
A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
Câu 12. Thể dị hợp là cơ thể mang
A. 2 alen giống nhau của cùng một gen. B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen.
C. nhiều alen giống nhau của cùng một gen. D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen.
Câu 13. Alen làA. biểu hiện của gen. B. một trong các trạng thái khác nhau của cùng một gen.
C. các gen khác biệt trong trình tự các nuclêôtit. D. các gen được phát sinh do đột biến.

Câu 14. Cặp alen là
A. hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B. hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
Câu 15. Nguyên nhân làm cho quần thể giao phối đa hình là
A. có nhiều kiểu gen khác nhau. B. có nhiều kiểu hình khác nhau.
C. quá trình giao phối. D. các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản.
Đề thi học kỳ I môn Sinh học 12 NC - Mã đề 008
1
Câu 16. Trong các phát biểu sau, phát biểu phù hợp với định luật Hacđi- Van béc là
A. Trong một hệ sinh thái đỉnh cực, dòng năng lượng không thay đổi.
B. Trong một quần thể ngẫu phối, tần số các alen được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác.
C. Các cá thể có chiều cao hơn phân bố bên dưới các vĩ độ cao hơn.
D. Trong quần thể, tần số đột biến bù trừ với áp lực chọn lọc.
Câu 17. Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là
A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
Câu 18. Một quần thể có tần số tương đối
a
A
=
2,0
8,0
có tỉ lệ phân bố kiểu gen trong quần thể là
A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa. B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa.
C. 0,64 AA + 0,04 Aa + 0,32 aa. D. 0,04 AA + 0,64 Aa + 0,32 aa.
Câu 19. Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen như sau 0,81 AA + 0,18 Aa + 0,01 aa là

A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 20. Để nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN plasmits, người ta sử dụng enzym
A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza.
Câu 21. Khi xử lý plasmits và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzym là
A. pôlymeraza. B. ligaza. C. restictaza. D. amilaza.
Câu 22. Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:
A. Dùng muối CaCl
2
hoặc dùng xung điện. B. Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen.
C. Dùng hoóc môn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào.
D. Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipít, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng AND tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 23. Trong kĩ thuật di truyền, để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp người ta phải chọn thể truyền
A. có khả năng tự nhân đôi với tốc độ cao. B. là các dấu chuẩn hay gen đánh dấu, gen thông báo.
C. có khả năng tiêu diệt các tế bào không chứa ADN tái tổ hợp. D. không có khả năng kháng được thuốc kháng sinh.
Câu 24. Trong kĩ thuật di truyền, không thể đưa trực tiếp một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận mà phải dùng thể truyền vìA.
thể truyền có thể xâm nhập dễ dàng vào tế bào nhận. B. một gen đơn lẻ trong tế bào không có khả năng tự nhân đôi.
C. một gen đơn lẻ trong tế bào nhận dễ bị tiêu huỷ. D. thể truyền có khả năng tự nhân đôi hoặc xen cài vào hệ gen của tế bào nhận.
Câu 25: Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen qui định quả vàng. Cho cây cà chua (4n) quả đỏ thuần chủng
lai với quả vàng (4n). Kết quả F
1
thu được:
A. 100% kiểu gen AAAA, 100% kiểu hình quả đỏB. 100% kiểu gen aaaa, 100% kiểu hình quả vàng
C. 100% kiểu gen AAaa, 100% kiểu hình quả đỏ D. 100% kiểu gen AAaa, 100% kiểu hình quả vàng
Câu 26: Đột biến dịch khung là dạng đột biếnA. thêm một cặp nucleotit B. đảo cặp nucleotit
C. mất hoặc thêm một hoặc hai cặp nucleotit D. thay thế một cặp nucleotit
Câu 27: Một đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit được phát sinh đã làm số liên kết hidro của gen tăng thêm 2 liên kết.
Đây là dạng đột biến nàoA. thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX B. thêm một cặp nucleotit loại GX
C. thêm một cặp nucleotit loại AT D. mất một cặp nucleotit loại AT
Câu 28: Một hợp tử của một loài tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần tạo ra 32 tế bào con ở thế hệ cuối cùng vói 576 NST đơn
ở dạng chưa nhân đôi. Số lần nguyên phân của hợp tử nói trên sẽ làA. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 29: Hậu quả dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit gọi là đột biến vô nghĩa xảy ra khi
A. Làm chuỗi polipeptit ngắn lại và không hoạt động B. Thể đột biến là đồng hợp lặn và gây chết
C. Không làm thay đổi axit amin nào trong phân tử protein
D. Làm xuất hiện mã kết thúc và chuỗi polipeptit bị mất các axit amin từ vị trí đột biến
Câu 30: Một đột biến gen liên quan đến một cặp nucleotit được phát sinh đã làm số liên kết hydro của gen tăng thêm 1 liên kết.
Đây là dạng đột biến nàoA. thêm một cặp nucleotit loại GX B. thay thế một cặp nucleotit loại AT bằng một cặp GX
C. mất một cặp nucleotit loại AT D. thêm một cặp nucleotit loại AT
Câu 31: Trên mạch thứ nhất của gen có 15% Adênin, 25% timin và tổng số Guanin với Xitozin trên mạch thứ hai của gen bằng
840 nuclêotit. Chiều dài của gen nói trên bằng: A. 489,6 n.m B. 4896 n.m C. 476 n.m D. 4760 n.m
Câu 32: Một gen có chứa 93 vòng xoắn và trên một mạch của gen có tổng số hai loại Ađenin với Timin bằng 279 nuclêotit. Số liên
kết hiđro của các cặp G - X trong gen là:A. 1953 B. 1302 C. 837 D. 558
Câu 33: Trên một mạch của gen có 30% Xitozin và 25% Guanin. Nếu gen đó có 2295 liên kết hiđro, thì tổng số liên kết
photphođieste của gen là:A. 3598 B. 3599 C. 1798 D. 1799
Đề thi học kỳ I môn Sinh học 12 NC - Mã đề 008
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×