Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyên đề tìm hiểu sự đa dạng và mối quan hệ giữa các loài trong QXSV tại hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.64 KB, 19 trang )

CHUYÊN ĐỀ: TÌM HIỂU SỰ ĐA DẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT TẠI HÀ GIANG

Đơn vị : Tỉnh Hà Giang
Các thành viên của nhóm:
1. Nguyễn Thị Thu Hằng- THPT Chuyên (Nhóm trưởng):
- Phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm, tổ chức các hoạt động
của nhóm như thảo luận, thống nhất ý kiến, …
- Chọn chuyên đề Quần xã sinh vật, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công việc
được giao, đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm.
2. Đặng Thị Minh Thúy – THPT Ngọc Hà (Thư ký)
- Chọn chuyên đề Quần xã sinh vật, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công việc
được giao, đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm.
- Ghi chép các ý kiến thống nhất của các nhóm, đánh máy sản phẩm của nhóm.
3. Bùi Thị Việt – PTDTNT Bắc Quang
- Chọn chuyên đề Quần xã sinh vật, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công việc
được giao, đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm.
4. Nguyễn Văn Tường – THPT Việt Lâm
- Chọn chuyên đề Quần xã sinh vật, nghiên cứu tài liệu liên quan đến công việc được
giao, đóng góp ý kiến của cá nhân đối với nhóm.
I. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
1. Mô tả chuyên đề
Chuyên đề này gồm 02 bài trong chương 2, thuộc phần 7: Sinh thái học – Sinh học 12
THPT.
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
Bài 41: Diễn thế sinh thái
2. Mạch kiến thức của chuyên đề:
2.1. Quần xã sinh vật
2.1.1. Khái niệm quần xã sinh vật
2.1.2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
1


 Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
 Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian quần xã
 Quan hệ giữa
 Các loài trong quần xã sinh vật
2.1.3. Các mối quan hệ sinh thái
2.1.3.1. Quan hệ hỗ trợ
 Quan hệ cộng sinh
 Quan hệ hợp tác
 Quan hệ hội sinh
2.1.3.2. Quan hệ đối kháng
 Quan hệ cạnh tranh
 Quan hệ kí sinh
 Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
 Quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác
2.1.4. Hiện tượng khống chế sinh học
2.2. Diễn thế sinh thái
2.2.1. Khái niệm về diễn thế sinh thái
2.2.2. Các loại diến thế sinh thái
 Diễn thế nguyên sinh
 Diễn thế thứ sinh
2.2.3. Nguyên nhân của diễn thế sinh thái
 Nguyên nhân bên ngoài
 Nguyên nhân bên trong
2.2.4. Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
3. Thời lượng
- Số tiết học trên lớp: 2 tiết
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần làm dự án.
II. Tổ chức dạy học chuyên đề
1. Mục tiêu chuyên đề
2

Sau khi học xong chuyên đề này học sinh có khả năng :
1.1. Kiến thức
+ Định nghĩa được khái niệm quần xã sinh vật.
+ Phân biệt được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy được ví dụ về quần
thể và quần xã sinh vật ở địa phương.
+ Trình bày được một số đặc trưng cơ bản của quần xã, xác định được loài đặc
trưng, loài ưu thế của Hà Giang.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
+ Định nghĩa được khái niệm khống chế sinh học và phân tích được vai trò của
khống chế sinh học đối với quần xã sinh vật.
+ Định nghĩa được khái niệm diễn thế sinh thái
+ Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái
+ Phân tích được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
1.2. Kĩ năng:
Rèn luyện được các kĩ năng sau:
- Kĩ năng tư duy, giải quyết vấn đề
- Kĩ năng khoa học: Quan sát, phân loại, định nghĩa
- Kĩ năng học tập: Tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, giao tiếp
1.3. Thái độ:
- Có y thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
1.4. Định hướng các năng lực được hình thành
a. Năng lực chung
a.1 Năng lực tự học
- HS xác định được mục tiêu học tập chuyên đề là:
+ Định nghĩa được khái niệm quần xã sinh vật.
+ Phân biệt được quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. Lấy được ví dụ về quần
thể và quần xã sinh vật ở địa phương.
+ Trình bày được một số đặc trưng cơ bản của quần xã, xác định được loài đặc
trưng, loài ưu thế của Hà Giang.
+ Phân tích được mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.

3
+ Định nghĩa được khái niệm khống chế sinh học và phân tích được vai trò của
khống chế sinh học đối với quần xã sinh vật.
+ Định nghĩa được khái niệm diễn thế sinh thái
+ Phân biệt được các loại diễn thế sinh thái
+ Phân tích được tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
- Từng nhóm lập và thực hiện được kế hoạch “Tìm hiểu sự đa dạng của quần
xã sinh vật tại Hà Giang”
Lập được kế hoạch học tập chủ đề:
a. 2. NL tự quản lý
- Quản lí bản thân:
+ Thời gian: lập thời gian biểu cá nhân (nhóm) dành cho chủ đề và các nội
dung học tập khác phù hợp
+ Biết cách thực hiện các biện pháp an toàn
+ Kinh phí: chủ động thu chi trong quá trình thu thập tài liệu, in ấn tài liệu, liên
hệ các thư viện
NHÓM:……
STT
NGƯỜI THỰC
HIỆN
NHIỆM VỤ
THỜI
GIAN
HOÀN
THÀNH
Ghi chú
1
Cá nhân
Đọc tài liệu nghiên cứu kiến thức
liên quan đến chuyên đề

1 ngày
2
Cá nhân
Ghi chép những quan sát, quay
phim , phỏng vấn người dân, chụp
ảnh
4 ngày
3
Cá nhân
- Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã
sinh vật tại Hà Giang
- Tìm hiểu sự biến đổi của diễn
thế sinh thái do tác động của môi
trường tại Hà Giang
4 ngày
Cả nhóm Viết báo cáo 3 ngày
4
Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề: chủ động thực hiện nhiệm vụ
phân công, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, nhắc nhở và động viên bạn
cùng nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ.
- Quản lí nhóm:
+ Phân công công việc phù hợp với năng lực, điều kiện cá nhân.
a.3. NL giải quyết vấn đề
- HS dự đoán được tình huống học tập và đề ra giải pháp để xử lý tình huống
đó:
+ Ví dụ 1: Tình huống chiến dịch tiêu diệt chim sẻ ở Trung Quốc.
+ Ví dụ 2: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần
nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng
trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.
- Học sinh tìm hiểu và giải quyết tình huống thông qua nhiều nguồn khác nhau

như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, báo, mạng internet, …
a.4. NL giao tiếp
- Sử dụng ngôn ngữ nói phù hợp trong các ngữ cảnh giao tiếp giữa HS với HS
(thảo luận), HS với GV (thảo luận, hỗ trợ kiến thức), HS với người dân (khảo
sát thông tin), Sử dụng ngôn ngữ trong báo cáo.
a.5. NL hợp tác
- Hợp tác với bạn cùng nhóm, với GV: Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã sinh
vật và sự biến đổi của diễn thế sinh thái do tác động của môi trường tại Hà Giang.
- Biết lắng nghe, chia sẻ quan điểm và thống nhất với kết luận.
a.6. NL sử dụng CNTT và truyền thông
- Sử dụng sách, báo, internet tìm kiếm thông tin liên quan sự đa dạng của quần
xã sinh vật và sự biến đổi của diễn thế sinh thái do tác động của môi trường
tại Hà Giang.
- Sử dụng các phần mềm: exel, powpoint để trình chiếu sản phẩm, word trình
bày báo cáo.
2. Chuẩn bị của GV và HS
2.1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các tranh hình 40.1; hình 40.2; hình 40.3; hình 40.4; hình 41.1; hình 41.2 sách giáo
khoa
- Một số hình ảnh về quần xã, các mối quan hệ trong quần xã sinh vật.
- Một số đoạn video clip về quần xã sinh vật và quan hệ giữa các loài ( cộng sinh, hội
sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác…).
5
- Phiếu học tập về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã.
Thiết kế dự án: “Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã sinh vật tại địa phương và mối
quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật”.
2.2. Chuẩn bị của HS
Các phương tiện để thực hiện dự “Tìm hiểu sự đa dạng và mối quan hệ giữa các loài
trong quần xã sinh vật tại Hà Giang”.
3. Tiến trình tổ chức dạy học chủ đề

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh.
GV đưa ra tình huống có vấn đề Tình huống về Chiến dịch diệt chim
sẻ (tiếng Trung Quốc: Đả ma tước vận động) từ năm 1958 đến năm 1962. Chiến dịch
được Mao Trạch Đông, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát động. Chim sẻ
bị liệt kê vào trong danh sách phải tiêu diệt vì chúng ăn hạt thóc lúa, gây thiệt hại cho
nông nghiệp. Theo quyết định thì tất cả các nông dân tại Trung Quốc nên đập gõ nồi,
niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng sợ sệt bay đi. Ổ chim sẻ bị phá, trứng bị đập
vỡ, các chim con trong tổ bị giết chết. Chỉ trong một thời gian ngắn không còn thấy
bóng dáng của chim sẻ trên đất nước Trung Hoa.
Mùa vụ năm sau được khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ ăn thóc lúa,
tuy nhiên năm sau đó mùa màng lại mất mùa, năm sau nữa mất mùa càng trầm trọng
hơn và kéo theo sau là một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc.
Mao Trạch Đông nói là "hãy quên nó đi", và ra lệnh ngưng diệt chim sẻ. Tuy
nhiên việc đó quả muộn.Từ năm 1959 đến 1961, ước lượng có đến 30 triệu người
chết đói trong Nạn đói lớn ở Trung Quốc.
Tại sao khi tiêu diệt hết chim sẻ, mùa màng lại mất mủa? Vai trò của chim sẻ
trong nông nghiệp? HS sẽ được giải đáp sau khi học xong chuyên đề quần xã sinh
vật

Hoạt động 1: quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Tên dự án: “Tìm hiểu sự đa dạng của quần xã sinh vật tại địa phương Hà Giang”
- Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, clip về sự đa dạng các loài sinh vật trong quần
xã tại địa phương, chỉ ra được các đặc trưng của quần xã sinh vật tại địa phương.
6
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết
Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề
về vai trò của đa dạng sinh
học, tầm quan trọng của việc
bảo vệ đa dạng sinh học.

- Nhận biết chủ đề dự án.
- Xác định sản phẩm sau dự
án
Tìm hiểu về lý
thuyết
- Tổ chức cho học sinh
nghiên cứu tài liệu: Sách
giáo khoa và các nguồn học
liệu bổ sung do giáo viên
chuẩn bị
- Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết
của dự án: Khái niệm quần xã
sinh vật, các đặc trưng cơ bản
của quần xã sinh vật
Xây dựng các
tiểu chủ đề/ý
tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát
triển ý tưởng, hình thành các
tiểu chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng và lựa
chọn các tiểu chủ đề.
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các
ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các tiểu
chủ đề nhỏ.
+ Các loài sinh vật trong quần
xã, sự đa dạng loài ( Nhóm 1)
+ Mối quan hệ giữa các loài
trong quần xã và mối quan hệ

giữa sinh vật với môi trường
(Nhóm 2)
+ Các biện pháp giúp bảo vệ
sự đa dạng sinh vật trong quần
xã. (Nhóm 3)
Lập kế hoạch
thực hiện dự án.
- Yêu cầu học sinh nêu các
nhiệm vụ cần thực hiện của
dự án.
- Căn cứ vào chủ đề học tập
và gợi ý của GV, HS nêu ra
7
- GV gợi ý về nội dung cần
thực hiện.
+ Thu thập số liệu
+ Xử lý số liệu
+ Trình bày số liệu
các nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm
vụ; Người thực hiện; Thời
lượng; Phương pháp, phương
tiện; Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
(nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý
thông tin
+ Viết báo cáo

+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông
tin
- Điều tra, khảo
sát hiện trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm (xây dựng câu
hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao
tiếp )
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch.
- Thảo luận
nhóm để xử lý
thông tin và lập
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành
báo cáo của
- Theo dõi, giúp đỡ các
nhóm (xử lí thông tin, cách
trình bày sản phẩm của các
nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết
quả thu thập được và trao đổi
về cách trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
của nhóm

8
nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng
tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương – 1 tiết
Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm nhận xét,
bổ sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm báo cáo kết quả
- Trình chiếu Powerpoint.
- Trình chiếu dưới dạng các
tập san, file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi
về phần trình bày của nhóm
bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa
vào các kết quả thu thập được
từ mỗi nhóm và ghi kiến thức
cần đạt vào vở.
Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Tổ chức các nhóm đánh
giá, tuyên dương nhóm, cá
nhân.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh
giá lẫn nhau.
Nêu ý tưởng về
chiến lược bảo
vệ các loài sinh

vật tại địa
phương
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng
các nhóm.
- GV cho cac nhóm thảo luận
và lựa chọn một ý tưởng tốt
nhất, phù hợp nhất với điều
kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết
quả tổng hợp ý tưởng về chiến
dịch tuyên truyền ở địa
phương
Hoạt động 2: Tìm hiểu về diễn thế sinh thái
- Tên dự án: “ Tìm hiểu sự biến đổi của quần xã sinh vật do tác động môi trường ”
9
- Sản phẩm: Bài thuyết trình, tập san, clip về sự biến đổi của quần xã sinh vật do tác
động môi trường, chỉ ra các loại diễn thế và nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1. Lập kế hoạch (Thực hiện trên lớp) 1 tiết
Nêu tên dự án - Nêu tình huống có vấn đề
về sự biến đổi của các quần
xã do tác động của môi
trường, tầm quan trọng của
việc nghiên cứu diễn thế.
- Nhận biết chủ đề dự án.
- Xác định sản phẩm sau dự
án
Tìm hiểu về lý
thuyết
- Tổ chức cho học sinh

nghiên cứu tài liệu: Sách
giáo khoa và các nguồn học
liệu bổ sung do giáo viên
chuẩn bị
- Tìm hiểu về cơ sở lý thuyết
của dự án: Khái niệm diễn thế
sinh thái, các loại diễn thế
sinh thái
Xây dựng các
tiểu chủ đề/ý
tưởng
- Tổ chức cho học sinh phát
triển ý tưởng, hình thành các
tiểu chủ đề.
- Thống nhất ý tưởng và lựa
chọn các tiểu chủ đề.
- Hoạt động nhóm, chia sẻ các
ý tưởng.
- Cùng GV thống nhất các tiểu
chủ đề nhỏ:
+ Sự biến đổi của các loại
diễn thế do tác động của môi
trường bên ngoài (Nhóm 1)
+ Sự biến đổi của các loại
diễn thế do tác động của môi
trường bên trong (Nhóm 3)
+ Tầm quan trọng của việc
nghiên cứu diễn thế sinh thái
(Nhóm 2)
Lập kế hoạch - Yêu cầu học sinh nêu các - Căn cứ vào chủ đề học tập

10
thực hiện dự án. nhiệm vụ cần thực hiện của
dự án.
- GV gợi ý về nội dung cần
thực hiện.
+ Thu thập số liệu
+ Xử lý số liệu
+ Trình bày số liệu
và gợi ý của GV, HS nêu ra
các nhiệm vụ phải thực hiện.
- Thảo luận và lên kế hoạch
thực hiện nhiệm vụ (Nhiệm
vụ; Người thực hiện; Thời
lượng; Phương pháp, phương
tiện; Sản phẩm).
+ Thu thập thông tin
+ Điều tra, khảo sát hiện trạng
(nếu có thể)
+ Thảo luận nhóm để xử lý
thông tin
+ Viết báo cáo
+ Lập kế hoạch tuyên truyền.
Bước 2: Thực hiện kế hoạch dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần)
(Hoạt động vào thời gian ngoài giờ lên lớp)
- Thu thập thông
tin
- Điều tra, khảo
sát hiện trạng
- Theo dõi, hướng dẫn, giúp
đỡ các nhóm (xây dựng câu

hỏi phỏng vấn, câu hỏi trong
phiếu điều tra, cách thu thập
thông tin, kĩ năng giao
tiếp )
- Thực hiện nhiệm vụ theo kế
hoạch.
- Thảo luận
nhóm để xử lý
thông tin và lập
dàn ý báo cáo
- Hoàn thành
báo cáo của
- Theo dõi, giúp đỡ các
nhóm (xử lí thông tin, cách
trình bày sản phẩm của các
nhóm)
- Từng nhóm phân tích kết
quả thu thập được và trao đổi
về cách trình bày sản phẩm.
- Xây dựng báo cáo sản phẩm
của nhóm
11
nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả và nêu ý tưởng về chiến lược tuyên truyền phòng
tránh và điều trị các bệnh truyền nhiễm ở địa phương – 1 tiết
Báo cáo kết quả - Tổ chức cho các nhóm báo
cáo kết quả và phản hồi
- Gợi ý các nhóm nhận xét,
bổ sung cho các nhóm khác.
- Các nhóm báo cáo kết quả

- Trình chiếu Powerpoint.
- Trình chiếu dưới dạng các
tập san, file video.
- Các nhóm tham gia phản hồi
về phần trình bày của nhóm
bạn.
- Học sinh trả lời câu hỏi dựa
vào các kết quả thu thập được
từ mỗi nhóm và ghi kiến thức
cần đạt vào vở.
Nhìn lại quá
trình thực hiện
dự án
- Tổ chức các nhóm đánh
giá, tuyên dương nhóm, cá
nhân.
- Các nhóm tự đánh giá, đánh
giá lẫn nhau.
Nêu ý tưởng về
chiến lược bảo
vệ các loài sinh
vật tại địa
phương
- Yêu cầu HS nêu ý tưởng
các nhóm.
- GV cho cac nhóm thảo luận
và lựa chọn một ý tưởng tốt
nhất, phù hợp nhất với điều
kiện
- Nhóm trưởng báo cáo kết

quả tổng hợp ý tưởng về chiến
dịch tuyên truyền ở địa
phương
III. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUYÊN ĐỀ
12
Bảng ma trận đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
Nội
dung
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Năng lực
cần hướng
tới
1.
Quần
xã sinh
vật
- Định nghĩa
được khái
niệm quần
xã.
- Nêu được
các đặc trưng
cơ bản của
quần xã: tính
đa dạng về
loài, sự phân
bố của các
loài trong
không gian.
- Chỉ ra được
sự khác nhau

giữa quần thể
sinh vật và
quần xã sinh
vật. Lấy được
ví dụ minh
họa.
- Trình bày
được các mối
quan hệ giữa
các loài trong
quần xã (hội
sinh, hợp sinh,
cộng sinh, ức
chế – cảm
nhiễm, vật ăn
thịt-con mồi
và vật chủ –
- Vận dụng
kiến thức để
giải bài tập
về quần xã.
- Biết tính
độ phong
phú của loài
và kích
thước quần
thể theo
phương
pháp đánh
bắt – thả -

bắt lại.
- Biêt lựa chọn
vật nuôi để tận
dụng được hết
các nguồn dinh
dưỡng trong
môi trường, ví
dụ trong ao nuôi
cá.
- Đưa ra được
những ví dụ cụ
thể minh họa
cho từng mối
quan hệ giữa
các loài.
- So sánh được
quan hệ hỗ trợ
và quan hệ đối
kháng.
Năng lực
định nghĩa
Năng lực
quan sát
13
vật kí sinh).
2. Diễn
thế
sinh
thái
- Nêu được

khái niệm,
nguyên nhân
và các dạng
diễn thế và ý
nghĩa của
diễn thế sinh
thái).
- Mô tả được
quá trình diễn
thế của một
quần thể nào
đó xảy ra tại
địa phương.
- Mô tả được
những xu
hướng biến
đổi chính
trong quá trình
diễn thế sinh
thái.
- Lấy được
ví dụ minh
họa cho các
kiểu diễn thế
sinh thái.
- Dự đoán được
quá trình diễn
thế của một môi
trường sống.
- Phân tích được

vì sao hoạt động
khai thác tài
nguyên không
hợp lý được coi
là hành động “tự
đào huyệt chôn
mình“ của diễn
thế sinh thái.
- Học sinh tự
thiết kế được thí
nghiệm diễn thế
sinh thái trên
đám đất nhỏ.
Năng lực
định nghĩa
Năng lực
quan sát
V.Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô
tả:
Câu 1. Quần xã sinh vật là gì? Nêu sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần
xã sinh vật.
Hướng dẫn:
 Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau,
cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh). Các sinh vật trong quần
xã sinh vật có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy, quần
xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã sinh vật thích nghi với
môi trường sống của chúng.
14
 Sự khác nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng

không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Ví dụ: quần thể các cây thông, quần
thể chó sói, quần thể trâu rừng,
Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác
nhau cùng sống trong một không gian nhất định. Ví dụ: quần xã núi đá vôi, quần xã
vùng ngập triều, quần xã hồ, quần xã rừng lim, quần xã đồng cỏ, quần xã cây bụi,
Câu 2. Nêu sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng.
Hướng dẫn:
Sự khác nhau giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng:
Quan hệ hỗ trợ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài trong quần xã,
ngược lại trong quan hệ đối kháng có một loài có lợi còn bên kia là các loài bị hại.
Câu 3. Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật.
Hướng dẫn:
Xếp thứ tự các mối quan hệ giữa các loài sinh vật:
Cộng sinh, hợp tác, hội sinh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh, sinh vật này ăn
sinh vật khác.
(Ghi chú: Sự sắp xếp trên có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ
trong một số trường hợp ức chế cảm nhiễm có thể đứng sau cạnh tranh).
Trả lời câu hỏi 5 (SGK). Muốn nuôi được nhiều cá trong một ao và để có năng suất
cao thì chúng ta cần chọn nuôi các loài cá phù hợp:
 Cá sống ở các tầng nước khác nhau: ăn nổi, ăn đáy
 Nhiều loài ăn các thức ăn khác nhau: ăn thực vật (cá mè, cá trắm cỏ), ăn động vật
(cá quả), ăn tạp (cá chép, trôi).
Câu 4 . Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là gì? Diễn thế sinh thái diễn ra
mạnh mẽ nhất khi nào?
15
Hướng dẫn:
 Nguyên nhân của diễn thế sinh thái là: Môi trường biến đổi, thay đổi các nhân tố
sinh thái. Tác động con người cũng làm cho quần xã sinh vật biến đổi gây ra diễn thế.
 Diễn thế sinh thái diễn ra một cách mạnh mẽ nhất khi có sự cố bất thường (thiên
tai, lũ lụt, ) và khi có tác động mạnh của con người.

Câu 5. Nhóm sinh vật nào có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa?
Vì sao?
Hướng dẫn:
Nhóm sinh vật có thể cư trú được ở đảo mới hình thành do núi lửa là địa y và quyết,
vì ở đảo mới hình thành do núi lửa, điều kiện sống chưa thuận lợi cho các nhóm thực
vật khác, do đó chưa có động vật. Sau một thời gian, nhờ có địa y và quyết mà môi
trường được cải tạo thuận lợi cho các nhóm thực vật và động vật đến cư trú.
B- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan
1. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho biết
A. mức độ gần gũi giữa các cá thể trong quần xã.
B. con đường trao đổi vật chất và năng lượng trong quần xã.
C. nguồn thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
D. mức độ tiêu thụ chất hữu cơ của các sinh vật.
2. Khả năng nào trong số các khả năng dưới đây có thể là nguyên nhân dẫn tới
phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã?
A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau.
C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
D. Tất cả các khả năng trên.
3. Trong cùng cách mà quần thể, quần xã thể hiện các đặc tính. Đặc điểm nào
sau đây phù hợp với mức độ quần xã?
16
A. Sự đa dạng loài, sự phân cấp, độ nhiều tương đối của các con cái và lưới thức ăn.
B. Sự đa dạng loài, sự phân bố theo lứa tuổi, sự chết của các cá thể và lưới thức ăn.
C. Sự đa dạng của nhóm cá thể, loài ưu thế, sự phân bố theo lứa tuổi và lưới thức ăn.
D. Sự đa dạng loài, loài ưu thế, độ nhiều và lưới thức ăn.
4. Cấp độ tổ chức nào phụ thuộc vào môi trường rõ nhất?
A. Cá thể. B. Quần thể. C. Quần xã. D. Hệ sinh thái.
5. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết
A. sự phụ thuộc về thức ăn của động vật vào thực vật.

B. sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.
C. mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
D. dòng năng lượng trong quần xã.
6. Có một loài kiến tha lá về tổ trồng nấm, kiến và nấm có mối quan hệ
A. cộng sinh. B. trung tính. C. hội sinh. D. hãm sinh.
7. Trong mùa sinh sản, tu hú thường hay hất trứng chim chủ để đẻ thế trứng
của mình vào đó. Vậy tu hú và chim chủ có mối quan hệ
A. cạnh tranh nơi đẻ. B. hợp tác tạm thời trong mùa sinh sản.
C. hội sinh với nhau. D. hãm sinh.
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm
1-7 B B D A D C A
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: BỘ CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ
1. Đánh giá trong học theo dự án
17
1.1. Phiếu đánh giá học theo dự án
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HỌC THEO DỰ ÁN
(Dùng cho đánh giá đồng đẳng – Đánh giá giữa các nhóm)
Tên người/ nhóm đánh giá Tổng điểm: /100
Tên dự án:
STT Điểm
Tiêu chí
10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 Ghi
chú
1 Tên chủ đề
2 Dữ liệu và
nội dung
3 Giải thích
4 Trình bày
5 Tổ chức báo cáo

6 Hiểu nội dung
7 Tính sáng tạo
của nhóm
8 Tư duy tích cực
9 Làm việc nhóm
10 Ấn tượng chung
Tổng điểm:
18
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Họ và tên người được đánh giá:
Họ và tên người đánh giá:
Nhóm:
STT
Tiêu chí (Điểm) Rất tốt
(3 điểm)
Tốt
(2 Điểm)
Trung bình
(1 Điểm)
Ít hoặc
Không
(0 Điểm)
1 Nhiệt tình trách
nhiệm
2
Tinh thần hợp
tác, tôn trọng,
lắng nghe
3
Tham gia tổ chức

quản lí nhóm
4
Chú tâm thực
hiện nhiệm vụ
5 Đưa ra ý kiến có
giá trị
6 Đóng góp trong
việc hình thành
sản phẩm
7 Hiệu quả công
việc
8
Hoàn thành đúng
thời gian.
19

×