Tải bản đầy đủ (.doc) (175 trang)

Luận văn: Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương, Hội An thế kỉ XVII XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 175 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
NGUYN TH DU
đời sống văn hóa của ngời hoa
ở xã minh hơng, hội an thế kỷ xvii - xix
Chuyờn ngnh: Lch s Vit Nam
Mó s: 60.22.03.13
LUN VN THC S KHOA HC LCH S

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. Nguyn Duy Bớnh
H Ni, 2014
Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Duy Bính
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi giờ ngày tháng năm 2014
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm thông tin - Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Lời Cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Duy Bính, người thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong khoa Lịch sử -
Trường ĐHSP Hà Nội. Phòng tư liệu khoa sử trường ĐHSP Hà Nội,
ĐHKHXH và Nhân Văn; Thư viện Quốc gia đã tạo điều kiện để tôi hoàn
thành đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.


Hà Nội tháng 7 năm 2014
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa đến nay, Việt Nam nói chung, Hội An nói riêng là nơi
hội tụ nhiều dòng chảy văn hóa của các thành phần cư dân, trong đó
người Kinh là dân tộc chủ thể. Người Hoa, do nhiều nguyên nhân khác
nhau đã di cư vào Việt Nam qua nhiều thời kì và có một bộ phận định
cư ở Hội An. Trong quá trình định cư ở Hội An, người Hoa đã tiếp tục
phát triển những đặc trưng văn hóa truyền thống, đồng thời đã nảy sinh
những yếu tố mới trong quá trình định cư, giao lưu thích hợp với đất
mới.
Đời sống văn hóa là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ
đặc trưng của tộc người, có liên quan đến toàn bộ hệ thống xã hội như
hoạt động kinh tế, nhà cửa, trang phục, văn hóa ẩm thực…Dưới góc độ
lịch sử, nghiên cứu Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương
Hội An thực chất là nghiên cứu những giá trị văn hóa mà những thế hệ
người Hoa đã mang theo khi du nhập vào Việt Nam nói chung và Hội
An nói riêng.
Sự hình thành và phát triển của xã Minh Hương gắn với sự phát
triển của thương cảng Hội An từ thế kỉ XVII – XIX. Với đặc điểm là
một làng – xã hoạt động chủ yếu bằng thương nghiệp, xã Minh Hương
đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An
trong nhiều thế kỷ, đã để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện
mạo văn hóa Đô thi cổ Hội An ngày nay. Vì vậy, khi nghiên cứu về
Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An sẽ giúp
chúng ta có được nhận thức đầy đủ hơn, toàn diện hơn về Di sản Văn
hóa Hội An.
Nghiên cứu về Đời sống văn hóa của người Hoa trong kho tang
văn hóa chung của dân tộc, còn giúp làm rõ và nhận diện những đặc
điểm văn hóa của một cộng đồng dân tộc trong đại gia đình các dân tộc

Việt Nam, giúp chắt lọc những cái hay, cái đẹp để phát huy, đồng thời
hạn chế những mặt tiêu cực, để xây dựng một nếp sống văn minh, vừa
hiện đại lại vừa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ trước đến nay, dưới góc độ sử học, trong ngành sử học cũng
như các ngành khoa học kế cận chưa có một công trình nào nghiên cứu
về đời sống văn hóa của người Hoa ở xã nh một cách toàn diện, đầy đủ,
có hệ thống và mang tính chuyên khảo. Vì vậy, chúng tôi chon vấn đề:
Đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An trong phạm
vi thời gian từ thế kỉ XVII đến thế XIX làm đề tài cho khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề người Hoa ở Việt Nam từ trước đến nay đã thu hút rất
nhiều học giả trong và ngoài nước. Tài liệu sớm nhất đề cập đến người
Hoa ở Việt Nam là sách của Khang Thái, Chu Ứng, những sứ thần
được thứ sử nhà Ngô ở Giao Châu cử đến Phù Nam vào năm 229,
những trang sách này tuy đã thất lạc nhưng đã được ghi chép lại trong
các sách sử của Trung Quốc. Cuốn “ Chân lạp phong thổ kí” của Chu
Đạt Quan cũng ghi chép những nét khái quát về sự xuất hiện của người
Hoa ở Việt Nam.
Trong “Đại Nam thực lục” của Quốc sử quán triều Nguyễn, bản
dịch của Viện sử học, xuất bản 1979, và “Gia Định thành thông chí”
của Trịnh Hoài Đức do Nguyễn Tạo dịch đã nhắc đến sự có mặt của
người Hoa ở Việt Nam.
Đào Hùng trong tác phẩm “ Người Trung Hoa lưu lạc” đã giới
thiệu một số trường hợp điển hình về lối sống của người Hoa lưu vong
ở Việt Nam nói chung, ở Hội An nói riêng.
Cuốn “ Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam” của Châu
Hải, xuất bản năm 1992 đã trình bày quá trình tụ cư và hòa nhập của
người Hoa ở Việt Nam.
Tác giả Trần Khánh với các tác phẩm “ Những khuynh hướng

cơ bản phát triển kinh tế, xã hội và chính trị tộc người của cộng
đồng người Hoa ở Việt Nam”, “Vai trò của người Hoa trong nền
kinh tế các nước Đông Nam Á, Thái Mậu Khuê với “ Người Hoa ở
miền Nam Việt Nam” đã đề cập những nét khái quát, và một số khía
cạnh về đời sống của người Hoa ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Duy Bính với một loạt công trình nghiên cứu về
người Hoa như: “Lịch sử hình thành cộng đồng người Hoa ở Việt
Nam”, “Những nghi lễ trong gia đình của người Hoa ở Nam Bộ”,
“Hôn nhân và gia đình của người Hoa ở Nam Bộ”, “Hoạt động
kinh tế của người Hoa ở Việt Nam” Các tác giả Trần Văn An,
Nguyễn Chí Trung, Trần Ánh với ấn phẩm “Xã Minh Hương với
thương cảng Hội An thế kỷ XVII – XIX” Chào mừng ngày Di sản
Văn hóa Việt Nam và ngày Đô thị cổ Hội An, Khu di tích – Tháp Chàm
Mỹ Sơn được công nhận Di sản Thế giới (4/12/1999-2005), Trung tâm
bảo tồn Di sản – Di tích Quảng Nam năm 2005 đã đề cập đến lịch sử
hình thành cộng đồng người Hoa ở Hội An và ở Việt Nam, một số
ngành kinh tế, nét văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An,
là nguồn tư liệu quí để tham khảo, so sánh trong công trình này.
Nhìn chung, phần lớn những công trình nghiên cứu về người Hoa
ở Việt Nam đều tập chung vào các hoạt động của họ ở Nam Bộ , ở xứ
Quảng - Đàng Trong và tập chung chủ yếu ở Hội An nói chung. Riêng
đối với người Hoa ở xã Minh Hương thì chưa được các nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu nhiều một cách có hệ thống. Mặc dù người dân
Minh Hương đã góp phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương
cảng Hội An trong nhiều thế kỉ, để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc
trong diện mạo văn hóa Đô thị cổ Hội An ngày nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về các lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh
thần của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An. Tuy nhiên do

hạn chế về nguồn tư liệu và thời gian, đề tại không có tham
vọng đi sâu nghiên cứu một cách chi tiết, sâu sắc tất cả các
giá trị văn hóa của người Hoa ở xẫ Minh Hương Hội An mà
mới dừng lại ở việc trình bày, giới thiệu đời sống văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần của người Hoa trên những nét chủ
yếu.
• Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là
xã Minh Hương Hội An.
Phạm vi thời gian: Luận văn giới hạn thời gian chủ yếu từ
thế kỉ XVII đến Thế kỉ XIX là khoảng thời gian mà những
nét văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An đã góp
phần đáng kể làm nên sự phồn thịnh của thương cảng Hội An
và để lại những dấu ấn văn hóa sâu sắc trong diện mạo văn
hóa Đô thị cổ Hội An ngày nay.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thành luận văn này các
phương pháp luận chủ yếu được tác giả sử dụng là phương pháp biện
chứng, phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Sử dụng phương
pháp biện chứng, tác giả đặt đối tượng nghiên cứu là đời sống văn hóa
của người Hoa ở xã Minh Hương Hội An trong mối liên hệ với đời
sống văn hóa của cộng đồng 54 dân tộc anh em ở Việt Nam nói chung,
ở Hội An nói riêng. Trong mối quan hệ đó, sự giao lưu và tiếp biến văn
hóa giữa người Hoa với người Việt, giữa người Hoa với các nền văn
hóa khác, trong đó nề văn hóa Âu - Mỹ là mạnh nhất. Từ đầu đến cuối
luận văn chúng tôi đặc biệt thâu suốt phương pháp luận Mác xít và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Chúng tôi cũng kết hợp với một số phương pháp
liên nghành khác để sử lý nguồn tư liệu như phương pháp phân tích,
phương pháp thống kê, tổng hợp, đồng thời so sánh, đối chiếu các
nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra những

nhận xét và những kết luận khoa học, chính xác, khách quan.
Nguồn tư liệu
Nhóm tư liệu gốc: Tổng số tư liệu gốc chúng tôi sưu tầm được
gồm 1034 trang, trong đó chủ yếu là bản coppy các lạo văn khế, tờ thế
chấp, cầm cố về nhà cửa, thổ phố, các bản khai ruộng đất, chuyển
nhượng đất tư, các tờ phân chia gia sản, các trát văn, tờ trình, đơn từ
liên quan đến các hoạt động của xã và dân xã, các sắc phong, bia kí, gia
phổ các tộc phái của người Hoa xã Minh Hương. Đặc điểm của nhóm
các bản gốc thường có dấu ấn triện của triều đình, dinh trấn, phủ huyện
hoặc của chức dinh xã. Phần lớn các tư liệu này là của xã Minh Hương.
Ngoài ra còn có một số ít giấy tờ, văn bản của các xã khác tại Hội An
như Cẩm Phô, Hội An, Thanh Châu, Đế Võng…
Nhóm tư liệu viết về xã Minh Hương: gồm các bài viết về xã
Minh Hương ở Hội An, Thanh Hà (Huế), Quy Nhơn, Quảng Ngãi,
Hưng Yên, Đông Nam Bộ…Trong đó đáng kể hơn là chuyên khảo của
GS Trần Kinh Hòa, Nguyễn Thiệu Lâu, Diệp truyền Hoa về tổ chức
Minh ở Hội An , Thanh Hà (Huế). Một số bài khảo cứu gần đây của
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Văn Đăng, Đỗ Bang, Trần Bá Chi, Li Tana
đã cung cấp những thông tin cập nhật về đặc điểm, vai trò của tổ chức
Minh Hương ở Đàng Trong nói riêng, Việt Nam nói chung.
Nhóm tư liệu khác: ảnh, hoành phi, liễn đối
5. Đóng góp của luận văn
Dưới góc độ của Sử học, Văn hóa học, Dân tộc học…luận văn có thể
được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ
thống hoàn chỉnh về đời sống văn hóa của người Hoa ở xã Minh Hương
Hội An. Qua đó có thể thấy sự đan xen, giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa
người Hoa và các dân tộc ở Việt Nam cũng như ở Hội An. Trong sự
giao lưu đó, giao lưu văn hóa Hoa - Việt, Việt – Hoa và văn hóa
phương Tây là rõ nét hơn cả. Kết quả nghiên cứu của luận văn với
những tư liệu mới về văn hóa vật chất, tinh thần của người Hoa ở xã

Minh Hương Hội An vừa có ý nghĩa thực tiễn và lí luận trong việc tìm
hiểu những đặc trưng văn hóa tộc người, lịch sử hình thành và hội nhập
của người Hoa trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được chia thành ba chương
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về xã Minh Hương Hội An thế kỷ XVII –
XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.2. Qúa trình hình thành
1.3. Vị trí và quy mô của làng Minh Hương
1.4. Dân cư và tổ chức xã hội của người Hoa xã Minh Hương –
Hội An
1.4.1. Dân cư
1.4.2. Tổ chức xã hội
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Đời sống văn hóa vật chất của người Hoa ở xã
Minh Hương Hội An thế kỷ XVII – XIX
2.1. Hoạt động kinh tế
2.1.1. Mùa mậu dịch (Hội chợ)
2.1.2. Trao đổi với nhà nước
2.1.3. Mại biện
2.1.4. Thu mua trực tiếp
2.1.5. Các phương thức khác
2.2. Nhà ở
2.3. Y phục
2.4. Ẩm thực
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Đời sống tinh thần của người Hoa ở xã Minh

Hương Hội An thế kỷ XVII – XIX.
3.1. Tôn giáo – tín ngưỡng
3.1.1. Đạo phật
3.1.2. Đạo giáo
3.1.3. Thờ thần
3.1.4. Tục thờ cúng tổ tiên
3.1.5. Tín ngưỡng liên quan đến hoạt động thương nghiệp
3.2. Người Minh Hương với lối sống phố thị
3.3. Những Lễ lệ - lễ hội truyền thống, Lễ tục
3.3.1. Lễ lệ - Lễ hội truyền thống
3.3.2. Lễ tục
3.4. Phong tục tập quán
3.4.1. Văn hóa dòng họ của người Hoa Minh Hương ở Hội An
3.4.2. Quan hệ hôn nhân cưới hỏi
3.4.3. Ma chay
Tiểu kết chương 3:
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Tiểu kết chương 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ XÃ MINH HƯƠNG HỘI AN
THẾ KỶ XVII – XIX
1.1. Bối cảnh lịch sử
Nhà Minh trị vì Trung Hoa từ năm 1368 đến 1644, bị Mãn Thanh thôn
tính. Trước những năm Minh triều tan rã, một số cựu thần cũng như một số
gia đình giàu có trong nước tìm cách di dân đến những nước quanh vùng Đông
Nam Á hoặc các nước Âu Mỹ, Phi Châu vì không chịu thần phục ngoại tục.

Việt Nam là nước kế cận, có chung biên giới, lại là nước có mối liên hệ lâu dài
nhất nên số người di tản này lần lượt đổ vào Việt Nam (kể cả xứ Đàng Ngoài
lẫn Đàng Trong). Nhưng phải đến lúc Mãn Thanh tiến chiếm Đài Loan (Khang
Hy 21.22) họ Trịnh ở đây không chống nổi, quan quân ở đây mới rời quê
hương với hơn 3000 binh sĩ và gia quyến trên 70 chiếc thuyền do Dương Ngạn
Địch cùng các tướng Hoàng Tiến, Trần Thắng Tài (tức Trần Thượng Xuyên)
và Trần An Bình tới Quảng Nam đầu hàng và xin làm tôi Chúa Nguyễn.
Trước làn sóng di cư ồ ạt như thế, mà hành trang của họ không phải là
dụng cụ canh tác, lại toàn là vũ khí: thật là một điều đáng lo cho nhà Chúa.
Tuy nhiên với tính khoan dung vốn có và với chính sách khôn ngoan, mềm
dẻo. Chúa Nguyễn đã thi hành một kế sách lưỡng lợi, vẹn toàn: ban quan tước
cho các tướng, rồi khiến họ xuống miền Mỹ Tho, Biên Hòa khai khẩn đất
Đông Phố - một vùng đất phì nhiêu từ Trường Giang trở lên Bắc – mà Chúa
Nguyễn chưa đủ lực lượng kinh doanh.
Các chúa Nguyễn bấy giờ có chính sách rõ ràng, những cựu thần nhà
Minh, những thương gia giàu có và những tay nghề sành sỏi thì chúa cho lưu
cư tại Thừa Thiên, Hội An, nhằm sử dụng họ vào những việc cần thiết, làm
bàn tiệc tại cung đình, viết liễn đối…Cũng như nhờ họ mà ta có thể học được
những nghề làm gương, đèn sáp tinh vi hơn, và trọng dụng những vị nho y
bốc thuốc, chữa bệnh…
1.2. Qúa trình hình thành xã Minh Hương Hội An
Di dân đến những “Miền quê mới” trên thế giới nói chung, đặc biệt ở
Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng là một hiện tượng phổ biến, khá mạnh
mẽ của người Trung Hoa. Nó có lịch sử khá lâu dài, thường xuyên và được
xuất phát do hoạt động thương mại, do hoàn cảnh kinh tế (bởi thiên tai hoặc
chiến tranh gây ra) hoặc gắn với quá trình xâm lược (theo chính sách “mã lưu
nhân”) của các hoàng đế Trung Hoa hoặc mỗi khi đất nước này có biến động
chính trị. Ở thương cảng Hội An, quá trình nhập cư và hình thành khối cộng
đồng cư dân Minh Hương có thể kể đến những nguyên nhân sâu xa và trực
tiếp chủ yếu sau:

Từ cuối triều Nguyên, chính quyền Trung Quốc ra sức tìm cách thiết lập
hệ thống kiểm soát vùng biển Nam Trung Hoa, dẫn tới chính sách cấm vận
hàng hải nghiêm ngặt đến mức một tấc gỗ cũng không xuống biển của nhà
Minh vào cuối thế kỉ XIV. Từ đó không một thương thuyền nào có thể đến
Trung Quốc buôn bán nếu không có giấy phép chính thức của triều đình (chỉ
những nước thần phục nhà Minh mới được đến cảng của Trung Quốc). Cuộc
xuất dương của hạm đội Trịnh Hòa vào đầu thế kỷ XV thực chất vẫn là nhằm
kiểm soát tất cả những hoạt động thương mại đối với Trung Quốc và thiết lập
độc quyền kiểm soát trên khu vực biển Nam Trung Hoa cho nhà Minh. Việc
cấm vận của nhà Minh đối với các nước Đông Nam Á và Nhật Bản đã tạo nên
nạn “hải tặc” và vô số các nhóm buôn lậu trên biển. Một số Hoa thương cũng
không được quyền trở lại Trung Hoa lục địa mà phải cư trú ở nước ngoài.
Nhưng bước vào thế kỷ XV, ở châu Âu với sự thành lập mạnh mẽ của
của các vương quyền thống nhất, đẩy mạnh sự phát triển sản xuất tư bản chủ
nghĩa, đồng thời với nó, việc tìm kiếm thị trường đã trở thành yêu cầu bức
xúc của các nước phương Tây. Dựa vào thành tựu rực rỡ của thời kỳ Phục
Hưng ở Châu Âu là những tiến bộ khoa học như: Thiên văn học, bản đồ học,
khoa học hàng hải, kỹ thuật đóng tàu buồm…cùng với tinh thần phiêu lưu,
mạo hiểm, sự khát khao thị trường…đã thúc đẩy các nhà hàng hải đồng thời
là thương nhân phương Tây cùng các giáo sĩ Dòng tên đi phát hiện những
vùng đất mới thiết lập những thể chế thuộc địa. Những sự kiện trên đã mở ra
thời kỳ mới cho các nhà thương nhân – hàng hải châu Âu tha hồ căng buồm,
vùng vẫy trên sóng nước Đại dương đến với các châu lục trên thế giới. Đi tiên
phong đến các nước Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á là người Bồ Đào Nha.
Tiếp theo là người Tây Ban Nha, Hà Lan…cũng lần lượt đặt chân lên các
nước Á Đông vừa tiến hành buôn bán, lập thuộc địa vừa tiến hành truyền
giáo. Trước sự ồ ạt xâm lược thị trường của thương nhân, thực dân phương
Tây vào khu vực Đông, Nam và Đông Nam Á nói trên, năm 1567 triều Minh
Trung Quốc (đời vua Minh Mục Tông) đã buộc phải bãi bỏ cấm vận hàng hải,
cho thương nhân xuất dương ra nước ngoài nhưng vẫn cấm giao thương với

Nhật, trong khi người Nhật rất cần một số mặt hàng có tính chất quân sự -
kinh tế của Trung Quốc như: đồng, quặng sắt, diêm sinh, tơ sống… Sự kiện
trên dẫn đến hàng loạt thương nhân Trung Quốc đổ xuống khu vực Đông Nam
Á để buôn bán với các nước trong khu vực (nhất là đối với thương nhân Nhật
Bản). Mặt khác ở Nhật Bản, vào cuối thế kỷ XVI, sau hơn 200 năm nội chiến
kéo dài, các thế lực giành được quyền thống trị, thống nhất đất nước Nhật Bản
đều ra sức củng cố chính quyền và thế lực kinh tế. Từ tướng quân Toytomi
Hodeyshi (1536-1598) đến tướng Tokugawa Ieyasu (1542-1616)…đều chủ
trương khuyến khích tàu buôn nước ngoài đến Nhật Bản và đồng thời cấp giấy
phép cho các tàu Nhật Bản đi buôn ở nước ngoài. Trong đó, Nhật Bản đặc biệt
quan tâm tìm kiếm thị trường – địa điểm buôn bán với thương nhân Trung
Quốc nhằm trao đổi hàng hóa mà cả hai bên đều rất cần nhau.
Lúc này, Đàng Trong – Việt Nam, đặc biệt là xứ Quảng, sau những đợt
tiến quân, di dân mở mang bờ cõi: của cha con Hồ Qúy Ly (nhà Hồ) – 1402,
của vua Lê Thánh Tông (niên hiệu Hồng Đức – nhà Lê) - 1470 và rồi với sự
trấn nhậm xứ Thuận Quảng của Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) – 1858, sau đó
1570 vì mục tiêu cát cứ lâu dài do mẫu thuẫn sống – còn giữa 2 dòng họ
( Trịnh – Nguyễn). Vùng đất này (xứ Quảng) đã bước vào thời kỳ vận hội
thăng hoa và vai trò là vị trí yết hầu hết sức quan trọng đối với sự nghiệp của
các chúa Nguyễn. Nhằm tạo thế và lực về kinh tế - chính trị - quân sự chống
lại chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, các chúa Nguyễn đều thi hành biện pháp tích
cực khai phá đất hoang, mở mang xóm làng, phát triển công thương nghiệp,
đặc biệt khuyến khích ngoại thương phát triển bằng chính sách “nhu viễn”
(mềm mỏng, khoan hòa đối với những người từ phương xa đến). Các lớp cư
dân Việt vào đây, đã biết kế thừa những thành quả kinh tế của cư dân
Champa, mặt khác biết khai thác mọi tiềm năng, thế mạnh của xứ sở để tạo
dựng một nền kinh tế nội sinh đầy sức sống cả về văn hóa – xã hội. Chính sự
phát triển kinh tế, trực tiếp là phát triển kinh tế hàng hóa, cùng với chính sách
mở cửa của chính quyền chúa Nguyễn là cơ sở, tác nhân bên trong rất quan
trọng dẫn đến sự phát triển một loạt các đô thị thương cảng ở Đàng Trong.

Trong các đô thị - thương cảng ở Đàng Trong, phải kể đến Đô thị - thương
cảng Hội An, thuộc xứ Quảng, bởi Hội An có một vị trí địa lý hết sức thuận
lợi: nằm ở cửa sông – ven biển, với Cửa Đại, ngoài khơi có Cù Lao Chàm
trấn giữ, đồng thời là điểm tiền tiêu, nơi dừng chân của các thương thuyền
trên con đường hàng hải quốc tế, lại nằm trên một vùng hạ lưu rộng lớn - nơi
hội tụ 3 nguồn sông (Thu Bồn - Vu Gia - Chiên Đàn) của xứ Quảng và thông
với Cửa Hàn – Đà Nẵng bởi con sông Đế Võng – Lộ Cảnh Giang. Có thể nói
Hội An là mảnh đất “Nhân hòa – địa lợi” nhất xứ Quảng – Đàng Trong lúc
bấy giờ để phát triển kinh tế thương nghiệp – ngoại thương.
Xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản trên, từ cuối thế kỉ XVI, nhiều
thương nhân Trung Quốc đã đến xứ Quảng - Đàng Trong và tập trung chủ
yếu tại Hội An để trao đổi buôn bán. Mặt khác do chế độ gió mùa các thương
nhân Trung Hoa phải “lưu đông”, lấy vợ Việt làm cơ sở lưu trú, buôn bán lâu
dài và được phép của các chúa Nguyễn - Đàng Trong họ đã tụ cư, lập phố.
“Đường nhân phố” cùng với “Nhật Bản phố” của thương nhân Nhật Bản. Như
vậy, vào đầu thế kỷ XVII, một số tổ chức xã hội của cộng đồng người Hoa
đầu tiên ở Hội An được hình thành với nhiều nguyên nhân nhập cư cơ
bản xuất phát từ hoạt động kinh tế (thương nghệp).
Cũng vào đầu thế kỷ XVII, triều đình nhà Minh (Trung Quốc) đã đến
giai đoạn suy tàn, nạn quan lại đua nhau nhũng nhiễu khắp nơi. Vì vậy phong
trào nông dân khởi nghĩa liên tiếp xảy ra. Trước tình cảnh ấy, thương nhân,
thợ thủ công và cả nông dân Trung Quốc ồ ạt đi tìm con đường “tha phương
cầu thực” chủ yếu ở phương Nam, trong đó có Hội An – nơi đây vốn đã có
người Hoa cư trú. Tiếp theo là sự thất bại của triều đình nhà Minh trước sự
xâm chiếm của người Mãn Thanh. “Người nhà Minh” bất phục nhà Thanh đã
kéo cả bộ thuộc ra đi tạo nên một làn sóng di cư mạnh mẽ khác bao gồm các
“thần dân” nhà Minh (di thần) và quan lại triều đình nhà Minh (cựu thần)
xuống phương Nam. Hội An cũng là điểm dừng chân quan trọng của đoàn
người di cư tránh nạn này. Đây là làn sóng di cư lớn thứ hai của cư dân
Trung Hoa đến Hội An xuất phát từ hoàn cảnh kinh tế và biến động

chính trị. Với sự tiếp tục gia nhập mạnh mẽ của nhóm “di cư” mới và xuất
phát từ nguyện vọng của một bộ phận di dân người Hoa cơ bản là các “di
thần”, “cựu thần” nhà Minh và những người do nhiều hoàn ảnh đã quyết định
lưu trú vĩnh viễn ở Hội An – Đàng Trong Việt Nam, mặt khác được phép của
các chúa Nguyễn: cho tập hợp, lập làng, cư trú ổn định như những làng xã –
thần dân của chúa Nguyễn Đàng Trong. Các yếu tố này đã thúc đẩy sự hình
thành tổ chức “Minh Hương xã” ở Hội An vào khoảng nửa sau thế kỷ XVII.
Sau những làn sóng di cư chính ở trên, còn có các đợt di cư khác của người
Trung Hoa đến Hội An trong các thế kỷ tiếp theo:
- 1715: Đợt di dân ồ ạt của người Minh dưới sự chỉ huy của Mạc Cửu.
- 1840: Sau thất bại bởi chiến tranh nha phiến của nhà Thanh
- 1851: Sau phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại
- 1911: Sau cuộc cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.
Dựa vào nội dung tấm bia tại Động Hoa Nghiêm, Non Nước có niên đại
chắc chắn 1640 (ghi rõ những người Hoa ở Hội An cúng tiền với địa chỉ “Hội
An phố” hoặc “Đại Minh Quốc”…không hề thấy đề xã hiệu Minh Hương),
hoặc sau sự kiện năm 1644 -1645 (người Thanh thu phục nhà Minh lập nên
triều nhà Thanh và nhiều di thần, di dân nhà Minh đến tị nạn ở Hội An), hay
tấm bảng phong bằng gỗ ghi niên đại 1653 ở miếu Quan Công – Hội An. Các
nhà nghiên cứu đều thống nhất khung thời gian thành lập xã hiệu Minh
Hương vào khoảng 1645-1653(nửa sau thế kỷ XVII). Về những nhân vật liên
quan đến việc thành lập Minh Hương xã. Về nhân vật liên quan đến việc
thành lập Minh Hương xã có 10 người – Hương quan gồm 6 họ (Ngụy,
Trang, Ngô, Hứa, Thiệu, Ngũ) là đại diện các đợt nhập cư đầu tiên. Và Ngô
Đình Khoan, Tẩy Quốc Tường, Trương Hoằng Cơ. Ngoài ra còn có bà Ngô
Thị Lành – pháp danh Diệu Thành, Đại sư Huệ Hồng đều là những bậc hậu
hiền, sống vào khoảng thế XVIII, XIX, đã bỏ công sức, tiền của để xây dựng,
củng cố, mở rộng sự phát triển của làng Minh Hương. Việc dùng danh xưng
“Minh Hương” để đặt tên xã hiệu chứng tỏ xu hướng chính trị “Bài Thanh
Phục Minh” của những đại biểu Minh Hương đầu tiên nói trên. Bởi “xã hiệu”

này muốn nói lên triều nhà Minh, dân nhà Minh vẫn sáng, thơm, hương hỏa
vẫn tồn tại lưu truyền mãi mãi. Tuy nhiên, càng về sau, xu hướng này càng
phai nhạt, nhường chỗ cho các xu hướng kinh tế, quan hệ giao dịch – buôn
bán, cho nên chữ “Hương” đã được đổi thành nghĩa là “làng” – nơi cư trú.
Thời điểm chuyển đổi theo các nhà nghiên cứu được xác định bởi việc ban bố
chiếu chỉ của vua Minh Mạng năm thứ VIII (1827).
1.3. Vị trí và quy mô của làng Minh Hương
Ban đầu diện tích làng Minh Hương rộng khoảng 14 mẫu rưỡi nhưng theo
thời gian địa phận của làng được mở rộng ra. Ngoài những người Hoa gốc cúng
đất cho làng như bà Ngô Thị Lành, hòa thượng họ Lương, pháp danh Huệ
Hường…còn do đặc điểm địa hình địa mạo của vùng đất đã được bồi thêm do
sông Thu Bồn mang lại hàng năm trong những vụ lũ lụt Thu – Đông
Năm Gia Long thứ 8, tổng diện tích Minh Hương xã kể cả đất chùa,
miếu có 17 mẫu 7 sào 10 thước gồm 2 ấp: Hương Thắng (tính từ đường Lê
Lợi đến chùa cầu); Hương Định (từ đường Lê Lợi về phía chùa Ông). Đường
Lê Lợi ngày nay với 2 dãy nhà dọc thuộc về làng Hội An xưa.
Năm 1883, làng Cổ Trai (làng kề bên phía Đông của Minh Hương) gồm
14 hộ khẩu với 13 họ: Dương, Tăng, Lý, Vương, Phạm, Hà, Nguyễn, Tạ, Đỗ,
Cao, Lương, Thân, Hồ cũng là người tản cư từ Trung Quốc sang nhưng không
đủ điều kiện tế lễ tiên hiền, thấy Minh Hương xã làm ăn thuận lợi, có kỷ
cương bèn xin sáp nhập.
Năm 1841, diện tích làng Minh Hương là 19 mẫu, 19 thước. Năm 1878,
diện tích là 20 mẫu, 1 sào 33 thước (kể cả đất mới bồi). Nhờ phần đất mới bồi
này đã mở thêm con đường Bạch Đằng (1886). Năm 1897, Thực dân Pháp và
chính phủ Nam triều chỉnh trang vùng đất thành thị xã, cắt đất mở đường chia
lại ranh giới, chính thức dùng tên gọi Faifo cho thị xã. Nhưng người dân vẫn
quen gọi là Hội An.
Năm 1878 đến năm 1972 đất đai của làng Minh Hương không thay đổi
gì theo đo đạc của làng để ghi vào “Minh Hương Tam Bảo Vụ”, chỉ riêng
diện tích của làng cho thuê trong thị xã là 22.787m2, chưa kể mặt bằng khuôn

viên của các di tích lịch sử xây trên đất tư của làng, vì thế có thể là khoảng
200.000m2, chưa kể đất thuộc làng Minh Hương từ nhà thờ đạo Hội An ra
đến Mả Bà Thiên (nơi có di tích Thanh Minh Từ) hoặc phía Tây, phía Đông
Cận Thị.
Với việc quy hoạch khu vực cư trú như vậy, cho thấy làng Minh Hương
thuần một sắc dân Hoa cư trú, xã dân Minh Hương trên đất này cũng có một
số ít người Việt thuần túy, họ sống chan hòa, xen kẽ với người Hoa.
Tên gọi địa danh “Hội An” mặc dù chưa có trong “Ô châu Cận lục”
(1553) nhưng đã thấy trên bản đồ Thiên nam Tứ Chí Lộ đồ thư (1683) do Đỗ
Công Luận vẽ và bản đồ Giáp Ngọ niên Bình Nam đồ (1774) do Đoạn Công
Bùi Thế Đạt vẽ. Tuy làng Minh Hương xuất hiện khoảng năm 1640 nhưng địa
danh Minh Hương mới được nhắc đến vào năm 1814, dưới thời Gia Long. Từ
đó về sau, trên văn bản của dinh Quảng Nam đều nêu tên làng Hội An và làng
Minh Hương đến khi miền Nam giải phóng 1975. Sau này sáp nhập thành
làng Minh An ngày nay.
1.4. Dân cư và tổ chức xã hội của người Hoa xã Minh Hương – Hội An.
1.4.1. Dân cư
Xã Minh Hương là một cộng đồng gồm nhiều tộc họ. Trong sổ đinh năm
1788 của Minh Hương có tới 83 họ trên 1063 dân đinh. Nếu kể thêm những
họ mới ở các sổ đinh khác thì con số sẽ vượt trên 100 họ. Những tộc họ này
có quê gốc từ nhiều địa phương khác nhau của vùng Duyên hải Hoa Nam –
Trung Quốc, chủ yếu ở các phủ huyện thuộc Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải
Nam, Triết Giang…Trong đó đông nhất là người có quê gốc Phúc Kiến. Điểm
xuất phát của cộng đồng dân cư Minh Hương từ Trung Quốc đến định cư sinh
sống ở Hội An bao gồm nhiều nghề nghiệp, giai tầng xã hội khác nhau:
thương nhân, buôn bán nhỏ, thợ thủ công, thầy thuốc, thầy lý số, lao động phổ
thông và binh lính, quan lại, quý tộc, nho sĩ…Điều đáng chú ý là trong thành
phần cư dân Minh Hương khi đến Hội An, các Hoa kiều đều không mang
theo vợ con. Họ đến và lấy một hoặc một số bà vợ địa phương để giúp việc
buôn bán, trông coi gia sản, nuôi dạy con cái… Những bà vợ này đã giúp

chồng một cách đắc lực trong việc mở mang kinh doanh tạo lập gia sản và nội
trợ. Vai trò của những bà vợ địa phương này rất quan trọng đối với gia đình
chồng, ngay cả khi người chồng đã qua đời. Về sau, từ thế kỷ XVIII quan hệ
hôn nhân gia đình giữa cư dân Minh Hương với cư dân địa phương diễn ra
khá phổ biến, tự nhiên. Người dân các làng Hội An, Cẩm Phô, Thanh Hà, Sơn
Phô lấy vợ, gả chồng là người Minh Hương và ngược lại hoặc xa hơn như
Thuận Hóa, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Gia Định, Nam Định, Bắc Thành…Việc
quan hệ này đã được vua Minh Mạng thừa nhận năm 1829 trong quy định bổ
sung, sửa đổi luật Gia Long là: Người Hoa lấy vợ Việt, sinh con ra là người
Việt gốc Hoa nhưng vẫn là dân Minh Hương. Về dân số dân Minh Hương xã
ở thời kỳ đầu (sau khi thành lập - thế kỷ XVII) đến nay chưa có tư liệu nào
xác định. Mặt khác, do lịch sử hình thành và địa bàn phân bố dân cư có tính
đặc thù riêng biệt cho nên cũng không thể áp dụng những phương pháp tính
toán của dân số học để đoán định một cách tương đối. Vào giai đoạn nửa cuối
thế kỷ XVIII, thông qua sổ khai dân đinh thì dân đinh của xã Minh Hương
qua các năm cụ thể như sau:
Năm 1744 1746 1747 1788 Ghi chú
Số dân
đinh/người
759 805 866 1063
Năm 1788 không ghi số
dân đinh ở các phủ khác
Tuy đây chỉ là số dân đinh, không kể trẻ em, người già, phụ nữ, thậm chí
dấu bớt dân đinh để trốn thuế, nhưng chúng ta có thể ước đoán: cứ mỗi suất
đinh thêm một vợ và một con nhỏ thì số dân xã Minh Hương năm 1747
khoảng 2.598 người (đây có thể là con số ước đoán tối thiểu). Như vậy, với số
dân ước đoán trên của Minh Hương xã, so tương quan với các làng xã người
việt quả là con số khá lớn và đòi hỏi phải có quy mô tổ chức quản lý cao.
Khi những nhóm cư dân Minh Hương đầu tiên nói riêng, người Hoa nói
chung đến xứ Quảng – Đàng Trong nhập cư thì chủ nhân khai phá của mảnh

đất này – cư dân Việt, vốn là cư dân nông nghiệp, đánh bắt thủy hải sản từ
phía Bắc, Bắc Trung Bộ Việt Nam vào đã chiếm lĩnh hầu hết vùng đồng bằng,
những phần đất bồi có địa thế thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp hoặc trên
những giải cát dọc bờ biển tựa vào bãi bồi ven sông để cư trú, đánh bắt thủy
hải sản, trồng hoa màu (lập làng chài) và nhìn chung hệ thống tổ chức làng xã
đã bước vào thời kỳ ổn định, phát triển, “an cư lạc nghiệp”. Cho nên cộng
đồng cư dân Minh Hương, vốn là dân di tản, ngụ cư, đến sau, chỉ còn cách
bám theo những dải, mỏm đất bồi nhỏ hẹp, sát mép bờ những con sông hoặc
ngay trên điểm giao lưu, hợp lưu của các nguồn sông gần cửa biển để cư trú.
Đây là những điểm cư trú nhỏ hẹp, không ổn định, ngoại trừ vùng hạ lưu, nằm
bên bờ Bắc sông Thu Bồn – tức khu phố cổ Hội An hiện nay. Mặt khác, khá
quan trọng hơn là do tính chất hành nghề buôn bán: mại biện, đại ký, bao mua
và hoạt động thủ công nghiệp mà những địa bàn này lại là những điểm cư trú
thích hợp với cộng đồng cư dân Minh Hương. Từ những lý do trên có thể nói,
địa bàn cư trú của cư dân Minh Hương về cơ bản được phân bố rải rác dọc
theo hai bên bờ sông, gần cửa biển. Đáng lưu ý ở xứ Quảng là các điểm cư trú
ở Thăng Bình, Trà My, Trà Kiệu, Trà Nhiêu, Trung Phường, Thanh Hà, Phú
Chiêm, Kim Bồng…Trong đó điểm cư trú thuận lợi, bền vững, ổn định và
đóng vai trò trung tâm quan trọng nhất đó là điểm thuộc một phần ở khu phố
cổ Hội An hiện nay. Người Minh Hương đã chung sống trong nhiều thôn xóm
với người Việt chứ không biệt lập. Từ đầu thế kỷ XVIII họ đã có mặt tại
nhiều thôn xã tại dinh Quảng Nam, rồi thành phố Thanh Hà (Thuận Hóa) và ở
các châu, xã, huyện, phủ của Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Bình Khang,
Bình Thuận, Gia Định. Địa bàn cư trú của họ tuy hẹp nhưng lại được lan tỏa
khắp nơi, bao gồm các ngõ nguồn miền núi như nguồn Thu Bồn, Vu Gia, cho
đến các Cù Lao ven biển như Cù Lao Chàm, Cù Lao Rí (Lý Sơn – Quảng
Ngãi). Chính sách cho phép “hòa nhập” của các chúa Nguyễn chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến việc người Minh Hương nhanh chóng ổn
định cuộc sống trong các thôn xóm người Việt và hòa nhập một cách tự
nhiên, không cưỡng bách với cư dân bản địa, cùng với quan hệ hôn nhân (với

những người phụ nữ Việt) họ đã trở thành một bộ phận cư dân không thể tách
rời của cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, xứ Quảng Đàng Trong nói chung.
Trong suốt thế kỷ XVIII, địa điểm tập trung cư trú của người Minh Hương,
ngoài phố Hội An còn lại cũng đều là các thị tứ lớn như: Phú Chiêm, Kim
Bồng, Trà Nhiêu, Bàn Thạch, Qúa Gián, Tiên Đỏa… không có sự di chuyển
địa bàn cư trú từ nơi này đến nơi khác như một số quan niệm trước đây, có
chăng chỉ xảy ra ở một số tộc – họ, gia đình hay cá nhân nào đó mà thôi. Địa
bàn cư trú của cư dân Minh Hương có đặc điểm là không liên cư liên địa như
các làng xã người Việt mà phân tán thành từng nhóm ở nhiều địa phương,
nhiều phủ huyện hoặc đan xen, thậm chí là một căn hộ trong làng xã người
Việt. Địa điểm họ chọn cư trú qua các thời kỳ là các thị tứ, bến chợ ở đồng
bằng, trung du và miền núi, những nơi có vị trí thuận lợi về giao thông đường
thủy, đường bộ, nơi hợp lưu các con sông, các dải đất bồi ven sông…Đây là
những vị trí thuận lợi cho việc gom góp, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh
doanh và các ngành nghề thủ công, y dược…Khác hẳn với các làng xã người
Việt ở miền Trung đối với làng Minh Hương chúng ta không thể hoạch định
được bản đồ địa giới hành chính của Minh Hương xã, có chăng, trên bản đồ
xứ Quảng – Đàng Trong chúng ta chỉ điểm được những địa chỉ có cư dân
Minh Hương xã cư trú mà thôi.
Những đặc điểm của cư dân Minh Hương:
- Người Minh Hương có dòng máu người Hoa trong huyết thống, nên
trước hết họ là những người rất nhạy cảm với kinh tế thị trường với việc cạnh
tranh buôn bán.
- Người Minh Hương là những người cần cù trong lao động, biết chịu
đựng gian khổ và luôn có ý thức vươn lên xây dựng cơ nghiệp, làm giàu đôi
khi từ đôi bàn tay trắng.
- Người Minh Hương trong quan hệ tộc họ , gia đình thường điều hành
bằng quyền lực gia trưởng tập trung, trên cơ sở đó họ thuyết phục hoặc buộc
bà con trong tộc họ, gia đình phục tùng theo sự lãnh đạo của tộc trưởng, gia
trưởng để huy động, tích lũy vốn tổ chức hoạt động kinh doanh.

- Người Minh Hương rất có tinh thần đùm bọc lẫn nhau, thường giúp nhau
vốn, chuyển giao bí quyết cho bà con trong tộc để làm ăn, sinh sống. Trong một
tổ chức kinh doanh gia đình, tộc họ, họ thường sử dụng bà con trong tộc dù có
phần kém một chút, hơn là dùng người giỏi ở bên ngoài tộc họ.
- Người Minh Hương trong kinh doanh cũng như quan hệ lấy chữ tín
làm đầu, xem đó là đạo đức, giá trị văn hóa truyền thống, trên cơ sở đó đặt
lòng tin vào nhau trong kinh doanh và sinh hoạt.
- Người Minh Hương luôn luôn xác định là người định cư, không có ý
định quay về cố hương sau biến cố lịch sử mất nước và có tâm lý phấn đấu
xây dựng một cuộc sống ổn định cho mình và con cháu trên quê hương mới.
Cũng cần hiểu rằng, cộng đồng người Minh Hương thuộc nhiều thành
phần xã hội khác nhau: Tầng lớp trên gồm các đình thần, quan lại, tướng soái,
chính khách, địa chủ, thương gia, tầng lớp trung gia và tầng lớp dưới gồm các
sĩ phu thầy lang, thầy địa lý, thầy đồ, nhà buôn nhỏ, thợ thủ công, binh lính,
dân nghèo đô thị, nông dân bị mất ruộng đất…
1.4.2. Tổ chức xã hội
Trên cơ sở có những tồn thức của người dân Minh Hương về cách thức
tổ chức, quản lý xã hội theo truyền thống Trung Hoa, và với tư cách là một tổ
chức làng xã ở Đàng Trong – Việt Nam, mặt khác do đặc thù về lịch sử hình
thành và kết cấu thành phần dân cư, địa bàn cư trú mà hệ thống tổ chức quản
lý của Minh Hương xã Hội An có nhiều điểm riêng biệt. Đặc điểm xuyên suốt
nhiều thế kỷ là bộ máy hành chính của xã được tổ chức theo kiểu “Hội đồng
xã vụ” gồm nhiều đại diện. Đứng đầu là cai xã, có vai trò như một người
trung gian giao dịch giữa xã với chính quyền sở tại. Do vậy cai xã thường là
những người đang làm quan ở các nha sở hoặc Ty tàu vụ. Từ nửa sau thế kỷ
XVIII, vai trò của người cai xã này ít được đề cập đến trong các văn bản mà
nổi trội là vai trò của tổ chức “Đại lý xã vụ”, gồm các hương lao, hương
trưởng – những người trực tiếp quản lý, điều hành các hoạt động của xã. Số
lượng các hương lão, hương trưởng trong tổ chức này khá đông. Tổ chức “Đại
lý xã vụ” thực chất là một hội đồng điều hành hợp bởi những người có uy tín,

có tài sản, có năng lực và có công lao đối với xã, trong đó hương lão có vai
trò như cố vấn còn hương trưởng là những người trực tiếp điều hành. Do có
nhiều hương lão, hương trưởng trong hội đồng nên quyền lực được dàn trải và
muốn đi đến thống nhất phải có công nghị. Hàng năm xã vụ Minh Hương
thường tổ chức một số lần công nghị để giải quyết các việc đối nội, đối ngoại
của xã và trong các văn bản pháp lý thường có nhiều hương lão, hương
trưởng cùng đứng tên.
Dưới “Tổ chức xã” có nhiều “phụ thuộc” gọi là “Lân”, ta có thể biết đến
một số Lân qua bảng kê dưới đây:
BẢNG KÊ MỘT SỐ LÂN CỦA XÃ MINH HƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ
stt Danh xưng Ghi chú
1 Hương Hưng Lân Tại xã Việt An
2 Hương Khánh Lân Tại xã Khánh Thọ, Tam Kỳ
3 Hương Thịnh Lân Tại xã Hương An, Quế Sơn
4 Hương Kỳ Lân Tại Tam Kỳ
5 Hương Long Lân Tại Trà Nhiêu
6 Hương Thuận Lân Tại Bàn Thạch
7 Hương Hòa Lân Tại Hà Nhuận
8 Hương Thắng Lân Tại phố Hội An
9 Hương Định Lân Tại phố Hội An
10 Hương An Lân Tại phố Hội An (đất Cổ Trai cũ)
11 Hương Mỹ Lân ?
12 Hương Xuân Lân Quảng Ngãi
Dựa theo khảo cứu của giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu, Trần Kinh Hòa và
một số văn bản gốc của xã Minh
Đứng đầu “Lân” giúp cho các hương trưởng quản lý xã dân là các Giáp.
Về sau có thêm các chức Chính trưởng, Phụ trưởng. Đến thời Minh Mạng,
để quản lý phố hộ, buôn bán (phường buôn – hàng phố) có thêm các chức
Chánh trưởng hàng, Phó trưởng hàng và Thư ký (thơ). Các chức này đều
do Hội đồng hương lão, hương trưởng bổ nhiệm, riêng thư kí thì do chánh,

phó trưởng hàng cử ra.
Cùng với việc cho phép thành lập xã Minh Hương, các Chúa Nguyễn
cũng như vua triều nhà Nguyễn sau này đều cấp châu bằng thuận cho Minh
Hương xã có “đặc cách” riêng: Trực lệ Quảng Nam Dinh/Tỉnh, không phụ
thuộc hoặc chịu quản lý của tổ chức hành chính Tổng - phủ - huyện như các
làng xã người Việt và các “đặc ân” riêng: phối hợp các nha sở, Ty tàu vụ
kiểm soát tàu buôn các nước, cân đo định giá hàng, thông ngôn…được chuẩn
miễn việc tuần ty chợ, đò, phu phen, tạp dịch. Tuy triều Tây Sơn, Nguyễn sau
này có bổ sung về một số quy định về thuế, dân đinh, tổ chức quản lý nhưng
cơ bản vẫn thuận cho xã Minh Hương y theo lệ cũ thời các chúa Nguyễn để
sinh sống, hành nghề thực hiện nghĩa vụ đối với chính quyền sở tại.
Ngoài hệ thống tổ chức quản lý làng – xã nói trên, trong cộng đồng cư
dân Minh Hương còn nhiều hình thức tổ chức có tính chất nhóm họp khác
nhằm tương trợ giúp đỡ lẫn nhau theo nhóm dân cư, địa bàn cư trú, nghề
nghiệp, giới tính, lứa tuổi, tộc họ…
Tiểu kết chương 1:
Có thể nói khi nghiên cứu về lịch sử làng – xã ở Việt Nam nói chung ta
thấy sự hình thành của xã Minh Hương và sự tồn tại của nó với vai trò một
làng – xã trong hệ thống quản lý hành chính của nhà nước phong kiến
Đàng Trong, Việt Nam (từ thế kỷ XVII – XIX) là một trường hợp hết sức
đặc biệt. Đồng thời sự ra đời của xã Minh Hương đã có ý nghĩa to lớn,
đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nổi tiếng
của Đô thị thương cảng Hội An với tính chất có thể xem như là “một đặc
khu kinh tế” của các Chúa Nguyễn và cả các vua triều nhà Nguyễn ở Đàng
Trong, Việt Nam.
Con đường hình thành xã Minh Hương là kết quả tập hợp của một bộ
phận di dân người Hoa vì hoàn cảnh kinh tế, tỵ nạn chính trị mà đã phải lưu
trú vĩnh viễn ở Đàng Trong – Việt Nam và đã bắt gặp được trên mảnh đất
“Nhân hòa – địa lợi”, cùng với chính sách “nhu viễn nhân” đặc biệt, cực kì
khôn khéo, sáng suốt được khởi đầu bởi các chúa Nguyễn đến các vua triều

nhà Nguyễn.
Cộng đồng cư dân Minh Hương khởi đầu được hình thành vốn là tập hợp
của nhóm cư dân Trung Hoa gồm nhiều giai tầng xã hội khác nhau (thương
nhân, thợ thủ công, quan lại, quý tộc, nho sĩ…), từ nhiều địa phương khác
nhau của vùng Hoa Nam Trung Quốc. Khi đến lập làng tại Hội An và tại
Đàng Trong họ đã chung sống với người Việt trong một không gia địa lý – địa
bàn cư trú cơ bản không tách biệt mà gần như đan xen, hòa nhập trong mọi
ngõ nguồn, thôn - xóm, làng – xã của người Việt. Họ sinh sống bằng nhiều
nghề nhưng cơ bản vẫn là hoạt động thương nghiệp – buôn bán và thủ công
nghiệp. Đặc biệt có khá nhiều người được trọng dụng, phong chức cai phủ
tàu, đảm nhận các công việc của Ty tàu hoặc liên quan đến hoạt động thương
mại, kinh tế, quân sự,…
Tuy cơ bản nguồn gốc dân Minh Hương không cùng về phong tục, tập
quán, tiếng nói, y phục…nhưng lại “đồng văn”, “đồng chủng”, cùng hệ tư
tưởng “nho, y, lý, số” với người Việt nên dễ hòa hợp và đặc biệt qua quan hệ
hôn nhân cùng với những người phụ nữ Việt đã tạo nên nhiều thế hệ con
cháu của “mẹ Việt” cùng chung sống trên “đất Việt” ắt phải có sự hòa hợp
nhất định để tạo nên những nét riêng của người Hoa Minh Hương.
Nhìn trên góc độ hoạt động kinh tế thì chất phường – thị trong xã Minh
Hương rất rõ nhưng về cơ cấu tổ chức quản lý thì yếu tố làng – xã vẫn mạnh
hơn yếu tố phường - phố - thị. Về cơ bản có thể khẳng định đây là một “làng
hoạt động thương nghiệp” nhưng có hệ thống tổ chức quản lý khá đặc biệt ở
Việt Nam. Hơn nữa, khác với làng – xã người Việt, xã Minh Hương có “đặc
cách” riêng: trực lệ Quảng Nam dinh/tỉnh, không phụ thuộc hoặc chịu sự quản
lý của tổ chức hành chính tổng, huyện, phủ như làng – xã người Việt có
những “đặc ân” riêng như miễn sưu dịch, được giao việc thông ngôn, nghiệm
xét tàu nước ngoài, định giá, cân lượng hàng hóa…
Sự ra đời và phát triển của xã Minh Hương là đóng góp rất độc đáo về
khẳ năng hình thành và loại hình thiết chế, tổ chức quản lý làng – xã ở Đàng
Trong nói riêng, Việt Nam nói chung. Phải chăng sự hình thành và tồn tại

phát triển của xã Minh Hương tại Hội An – Đàng Trong là kết quả tốt đẹp trên
một mảnh đất với vai trò là đặc khu kinh tế của các Chúa Nguyễn và các vua
triều nhà Nguyễn ở xứ Quảng.
CHƯƠNG 2: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HOA
Ở XÃ MINH HƯƠNG THẾ KỶ XVII - XIX
2.1. Hoạt động kinh tế - ngành nghề
Minh Hương xã là một làng xã khá đặc biệt không những về nguồn gốc
hình thành, thành phần dân tộc, bộ máy tổ chức, thể chế hành chính mà còn
có cơ cấu kinh tế, thành phần dân cư,… Không giống như bất cứ làng người
Việt nào ở Hội An, xã Minh Hương lúc cao nhất cũng chỉ có hơn 30 mẫu đất,
lại phân bố rải rác ở nhiều nơi, cộng với tập quán, tính cách, sở trường nghề
nghiệp của cư dân nên người Minh Hương đã thiết lập cho mình một cơ cấu
kinh tế phù hợp: thương nghiệp - dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp – các ngành
nghề khác. Trong đó nổi trội hơn hẳn là hoạt động thương nghiệp, nhất là
ngoại thương.
Chúng ta biết rằng, người Hoa đến Việt Nam nói chung, đến xứ Quảng –
Hội An nói riêng nhằm 2 mục đích chủ yếu: Hầu hết họ đều ra đi từ Phước
Kiến, Quảng Đông – những tỉnh miền duyên hải Đông Nam Trung Quốc vốn
có truyền thống mậu dịch hàng hải từ rất lâu đời. Khi xã Minh Hương được

×