Tải bản đầy đủ (.docx) (130 trang)

Luận văn: Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 130 trang )

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Khoa Lịch Sử
Đề tài: Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống
trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Văn
Ngọc Thành, người đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, động viên và hướng dẫn
tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch
sử đặc biệt là Tổ bộ môn Lịch sử thế giới, Phòng sau đại học trường Đại học
Sư Phạm Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt
quá trình lựa chọn và hoàn thiện đề tài luận văn.
Cuối cùng, xin gửi lời biết ơn chân thành đến gia đình, bạn bè và các
đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
Tác giả luận văn
Cao Thị Vân
2
MỤC LỤC
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ấn Độ là đất nước của những sự tương phản và đối lập, từ địa hình, khí
hậu đến chủng tộc và ngôn ngữ. Điều đó còn được phản ánh rõ nét qua chính đặc
trưng xã hội của quốc gia này, một xã hội phân biệt đẳng cấp rất gay gắt, giữa
nhóm người Aryan thống trị và nhóm Dravidan bị trị; giữa những người Hindu
giáo với người Hồi giáo; giữa những người thuộc các ngành nghề khác nhau…
Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới, chế độ đẳng cấp đã ra đời ở Ấn Độ từ
thời cổ đại; tuy nhiên, cho đến ngày nay, nó đã bị ruồng bỏ ở hầu khắp các nước


đó, trong khi vẫn tồn tại sống động và có vai trò quan trọng đối với đời sống xã
hội Ấn Độ và Ceylon
1
. Như vậy, tìm hiểu về chế độ đẳng cấp sẽ là một kênh thông
tin quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu sắc về lịch sử và cá tính con người Ấn Độ.
Đặc biệt, trong nhiều công trình viết về Ấn Độ của các học giả trên thế giới
nhiều lần đề cập đến khái niệm “xã hội đẳng cấp” như là một sản phẩm của thời
kỳ thuộc địa của Anh. Susan Bayly đã đưa ra những phân tích đầy thuyết phục và
tinh tế để chứng minh sự tạo thành một “xã hội đẳng cấp”, cái từng tồn tại trong
khoảng thời gian hơn 300 năm, từ thời kỳ tiền thuộc địa vào cuối thế kỷ XX
2
. Sự
vận hành của một thực thể xã hội trên cơ sở chế độ đẳng cấp trong thời gian
trước Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) đã có tác động quyết định
đến những xu hướng của phong trào đấu tranh dân tộc ở Ấn Độ trong những
thời kỳ sau. Rõ ràng, việc tìm và phân tích sự chuyển biến của chế độ đẳng cấp ở
Ấn Độ trong thời kỳ từ 1757 đến 1914 có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Khi xem xét chế độ đẳng cấp Ấn Độ, nhất là từ thời cận đại, có nhiều quan
niệm thiếu khách quan đã chiếm ưu thế; những ảnh hưởng của chúng cũng
thường tự bộc lộ trong chính sách theo đuổi của đất nước hướng tới đạo Hindu
này. Khuynh hướng của các đạo luật được đặt ra, mà trong đó những quy định
1 Tên gọi của Sri Lanca trước năm 1952
2 Bayly, S. (1999), The New Cambridge History of India, Vol.IV: “Caste, Society and Politics in
India from the Eighteenth century to the Modern Age”, The Cambridge University Press.
4
được xem xét ở mức độ không phù hợp, nhìn chung đã làm chậm lại quá trình
củng cố nền văn minh và xã hội ở Ấn Độ. Kết luận đó đã đưa ra thiên kiến, định
kiến về chế độ đẳng cấp. Chúng tôi không phủ nhận những nhược điểm và hạn
chế của chế độ này. Nhưng cũng cần nhìn nhận khách quan hơn rằng: đó là một
thực thể lịch sử - xã hội đã được nhiều thế hệ người Ấn Độ lựa chọn, bảo vệ và

duy trì; hơn nữa, chế độ không cố định mà luôn biến đổi cho phù hợp với thực
tiễn mới của xã hội. Đó không phải chỉ là một hiện tượng xã hội xấu xa, mà còn
chứa đựng rất nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, có vai trò quan trọng đối với
tiến trình lịch sử Ấn Độ.
Hơn thế nữa, còn tồn tại những luận điểm trái ngược nhau khi xem xét chế
độ đẳng cấp Ấn Độ thời kỳ thuộc địa của Anh (1757-1947). Trong khi rất nhiều
học giả phương Đông, nhất là Ấn Độ ủng hộ quan điểm truyền thống cho rằng:
đẳng cấp đã ra đời ở Ấn Độ từ thời cổ đại và phát triển kế tiếp nhau qua các thời
kỳ, tồn tại đến ngày nay; thì một số học giả phương Tây và những học giả người
Ấn theo Tây học, như M. N. Srinivas (1962), gần đây là Diane P. Mines (2009) và
Padmanabh Samarendra (2011) lại đi đến phân tích bản chất của chế độ đẳng
cấp từng thời kỳ và cho rằng: chế độ đẳng cấp varna và jati là hoàn toàn khác
nhau; đẳng cấp theo đúng nghĩa của nó phải ra đời vào cuối thế kỷ XIX, gắn liền
và là hệ quả của cuộc điều tra dân số chính thức của thực dân Anh; chế độ đẳng
cấp thời cận đại và tới ngày nay “không phải là varna, cũng không phải là jati”
3
;
“… hiện tượng đẳng cấp hiện đại bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những ý tưởng,
thực tiễn và chính sách của Anh”
4
. Vậy, đẳng cấp là gì, varna hay là jati, và chế độ
đẳng cấp ngày nay có phải là sự phát triển đi lên của các chế độ trước đó không,
hay chỉ là một sản phẩm của chế độ thực dân? Trong Luận văn này, chúng tôi
không có mục đích giải đáp vấn đề trên, cũng không có ý định đưa ra quan điểm
ủng hộ phe nào, mà muốn đưa ra và phân tích những biến đổi của chế độ đẳng
3 M. N. Srinivas (1962), “Varna and caste”, pp. 66; Padmanabh Samarendra (2011), “Cencus in
colonial india and the birth of caste”, pp. 51-58, Economic & political Weekly, vol. XLVI, no. 33.
4 Diane P. Mines (2009), Caste in India, Association for Asian Studies, Inc.
5
cấp Ấn Độ dưới tác động của sự thống trị của thực dân Anh, từ đó hy vọng mang

tới những luận cứ mới, khách quan hơn về chế độ đẳng cấp ở quốc gia Nam Á
hùng mạnh này.
Trong khi đó, một thực tiễn của việc nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở Việt
Nam là: dù lịch sử Ấn Độ thời kỳ thuộc địa của Anh là một trong những chủ đề
tốn khá nhiều giấy mực của các học giả trong nước và thế giới, nhưng, họ lại
chưa có sự quan tâm thích đáng đối với một nội dung rất quan trọng của lịch sử
Ấn Độ thời kì này, đó là chế độ đẳng cấp, cái mà theo tôi đã có những đóng góp
không nhỏ trong công cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ cho nền tự trị của
mình. Điều đó thúc giục chúng tôi tiếp cận với nội dung còn bị “bỏ trống” này.
Như vậy, việc nghiên cứu một cách hệ thống về “Chế độ đẳng cấp ở Ấn
Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757 đến năm 1914” có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc. Do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài trên để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của thực dân Anh là một nội
dung chủ đạo của một giai đoạn lịch sử đặc biệt, để lại nhiều dấu ấn đối với lịch
sử của cả hai dân tộc. Giai đoạn lịch sử đó thực sự là nguồn cảm hứng đối với
nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu với nhiều trường phái khác nhau.
Ngay từ thời thống trị của thực dân Anh, các sử gia tư sản Anh đã nghiên
cứu về lịch sử Ấn Độ với mục đích dựng lên được một bức tranh toàn cảnh xứ sở
mà họ đang cai trị. Công ty Đông Ấn Anh đã tạo dựng được một chính quyền
thuộc địa đầu tiên ở Bengal từ năm 1757, và cũng từ thời điểm này, dưới thời
của Warren Hasting, những công trình nghiên cứu đầu tiên về Ấn Độ của các nhà
Đông phương học đã xuất hiện. Warren Hasting là người đặc biệt quan tâm đến
văn hóa Ấn, đặc biệt là triết học và văn học. Ông yêu Bhagavad Gita và sử thi vĩ
đại Mahabharata, ông đã “bập bẹ” dịch được những tác phẩm này ra tiếng Anh.
Sự cố gắng của ông nhằm mục đích khơi dậy niềm thích thú của người Âu với
văn hóa Ấn. Trong thời đại của ông còn có William Jones, một nhân viên thư ký
6
của Hội đồng Anh ở Calcutta, đã công bố luận văn về văn hóa và lịch sử ngôn ngữ
Ấn Độ.

Đặc biệt, đã xuất hiện những chuyên khảo đầu tiên viết về xã hội và chế độ
đẳng cấp ở Ấn Độ dưới dạng các tác phẩm văn hóa và lịch sử của các học giả Anh
từ thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX, điển hình như B. A. Arving với công
trình “The theory and practice of caste; being an inquiry into the effects of caste
on the institutions and probable destinies of the Anglo-Indian empire” (Smith,
Elder & Co., London) (nghĩa là: Lý thuyết và sự thực hành của đẳng cấp; là một
cuộc điều tra về ảnh hưởng của giai cấp đến các cơ quan và vận mệnh có thể của
đế quốc Anh-Ấn). Cùng thời, một học giả khác là A. H. Benton (1854) cũng đưa ra
nhiều luận điểm thú vị về vấn đề phong tục và những quy tắc nhân đạo của người
Ấn Độ trong mối quan hệ với chế độ đẳng cấp
5
.
Rất nhiều các báo cáo của các viên chức, cũng như Chủ tịch người Anh ở
các tỉnh thuộc Ấn Độ đã man lại những tri thức hết sức thú vị và quan trọng về
chế độ đẳng cấp cũng như xã hội và phong tục của cư dân Ấn Độ. Trong đó, tài
liệu có giá trị hơn cả đối với chúng tôi là các báo cáo điều tra dân số năm 1871-
1872, năm 1881, 1891 và 1901.
Cho dù phục vụ các mục đích khác nhau, có thể vì chính trị theo đơn “đặt
hàng” của chính quyền thực dân hoặc đơn thuần chỉ để thỏa khát khao nghiên
cứu, khám phá, những công trình đó có thể được trích dẫn như là những kiến
thức cơ sở trong nhiều công trình tiếp theo nhằm ý đồ ủng hộ hay phản bác…,
song đã đặt nền móng cho các trường phái nghiên cứu hiện đại.
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và xã hội Ấn Độ
thời kỳ thống trị của chủ nghĩa thực dân và đặc điểm xã hội Ấn Độ thời cổ đại,
trong đó có đề cập ít nhiều đến chế độ đẳng cấp trong thời thuộc địa.
5 Benton, A.H (1917), Indian moral instruction and caste problems, The Longmans, Green and
Co., London.
7
Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều bài báo

nghiên cứu về Ấn Độ. Đặc biệt, trong một số bài viết, Người chú trọng tới việc tìm
hiểu “lối cai trị của người Anh” ở Trung Quốc, Xu Đăng, Ấn Độ, từ đó đề cập sơ
lược đến tác động của nó đến xã hội truyền thống Ấn Độ. Điều này chúng ta cũng
gặp khi đọc tác phẩm “Ấn Độ và đế quốc Anh” của Văn Tân.
Với sự ra đời của ngành Ấn Độ học, cho đến nay, giới nghiên cứu đã gặt
hái được nhiều công trình tiêu biểu, có đề cập ít nhiều tới phạm vi nghiên cứu
của đề tài: “Tìm hiều văn hóa Ấn Độ” của Nguyễn Thừa Hỷ được ấn hành năm
1983 đã đề cập sơ lược đến chính sách của thực dân Anh và hậu quả xã hội của
nó. Cuốn “Lịch sử Ấn Độ” do GS Vũ Dương Ninh chủ biên, được xuất bản năm
1996, đã là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về lịch sử Ấn Độ,
đáng chú ý là những luận điểm của ông về chế độ đẳng cấp thời cổ đại và những
tác động của chế độ thực dân Anh đến xã hội Ấn Độ.
Gần đây, có khá nhiều các công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến nội
dung của đề tài; trong đó, có ý nghĩa hơn cả với chúng tôi là một số luận văn,
luận án và bài báo đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước.
Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Vân (2010), “Chính sách thực
dân của Anh ở Ấn Độ từ thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX” đã phân tích những chính
sách của Anh ở Ấn Độ, đồng thời đánh giá những tác động của nó đến xã hội.
Công trình đã cung cấp một cái nhìn khát quát và bản chất về nền thống trị của
Anh, nhất là những chính sách của Anh về xã hội và văn hóa Ấn Độ. Dẫu tác giả
còn hết sức “hờ hững” với những hệ quả của chính sách thực dân đến xã hội đẳng
cấp Ấn Độ, song đây thực sự là một nguồn tài liệu quan trọng đối với chúng tôi
khi bắt tay nghiên cứu Ấn Độ thời thuộc địa nói chung.
Nhiều luận văn thạc sĩ cũng đã đi sâu tìm hiểu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ,
cũng như cơ sở tôn giáo của nó, đó là Vũ Thế Mạnh (2010), “Tìm hiểu chế độ
đẳng cấp Ấn Độ cổ đại qua luật Manu”, Nguyễn Thị Hà (2011), “Đời sống kinh tế
Ấn Độ cổ đại qua luật Manu”, Nguyễn Thị Kiều Trang (2005), “Tìm hiểu xã hội Ấn
Độ cổ đại qua sử thi Mahabharata”, Nguyễn Thị Vân (2004), “Sự biến đổi của
8
Hinđu giáo ở Ấn Độ dưới thời vương triều hồi giáo ĐêLi và đế quốc Môgôn”. Các

công trình này đã tiếp cận chế độ đẳng cấp Ấn Độ thời cổ trung đại từ các
phương diện khác nhau: kinh tế, tôn giáo, và luật pháp.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngay từ thời kỳ thuộc Anh, các học giả nước ngoài đã tiếp cận và đặt ra
vấn đề về chế độ đẳng cấp Ấn Độ; nhiều cuộc tranh luận đã diễn ra đầu tiên là xoay
quanh những chủ đề: có nên hay không nên duy trì chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ; chế độ
đẳng cấp phân loại dân cư dựa trên tiêu chí nào: varna hay jati, hay không phải cái
nào cả? Chế độ đẳng cấp là tốt hay xấu? Những cuộc tranh luận đó có ảnh hưởng
không nhỏ đến chính sách của quốc gia Nam Á rộng lớn này. Tiếp đó, một số học giả
lại đi đến tranh luận đánh giá về vai trò của Anh và sự biến đổi của chế độ xã hội này
dưới thời thực dân… Nhiều công trình đã ra đời, một số đã được dịch sang tiếng
Việt, có thể phân thành hai hệ thống sau: các công trình liên quan, bao gồm các tác
phẩm nghiên cứu về các vấn đề lịch sử chung như lịch sử dân tộc Ấn Độ, hoặc các
nghiên cứu cụ thể nhưng có đề cập ít nhiều đến xã hội Ấn Độ giai đoạn thống trị của
thực dân Anh; các nguồn tài liệu chuyên khảo bao gồm những công trình nghiên
cứu chuyên sâu về sự thống trị của đế chế Anh - Ấn, những chính sách của Anh tác
động đến xã hội Ấn Độ, nhất là những biến đổi của chế độ đó dưới tác động của hệ
thống chính sách thực dân này.
- Hệ thống thứ nhất, nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống
trị của Anh được đề cập đến trong nhiều công trình của các học giả trên thế giới.
Trước tiên là K. Marx, người sáng lập ra Chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ năm
1853 đã có nhiều bài viết đăng trên báo nghiên cứu về “Sự thống trị của Anh ở
Ấn Độ”, “Công ty Đông Ấn, lịch sử và kết quả hoạt động của nó”, “Những kết quả
tương lai của sự thống trị của Anh ở Ấn Độ”… , đặc biệt là bộ “Tư bản”. Trong các
công trình này, bên cạnh đề cập đến những hậu quả “khốc liệt” giữa các nền kinh
tế châu Á (nhất là Trung Quốc và Ấn Độ) với chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn
đầu của nền thống trị thực dân, ông còn chỉ ra tính chất “hai mặt” của chính sách
thực dân, cũng như “hai sứ mệnh” của Anh ở Ấn Độ, chú ý tới những yếu tố tích
9
cực trong những hệ quả đó. Điều này đã đặt cơ sở phương pháp luận cho các thế

hệ nghiên cứu sau đó khi tiếp cận và giải quyết vấn đề sự thống trị thực dân của
Anh ở Ấn Độ, cũng như chế độ đẳng cấp Ấn Độ thời kỳ này.
R. P. Dutt, một nhà sử học mácxít, được mệnh danh là “The great son of
Indian people” (Người con vĩ đại của nhân dân Ấn Độ), đã viết một tác phẩm rất
quý báu được dịch sang tiếng Việt, với tựa đề “Ấn Độ hôm nay và ngày mai”. Công
trình của ông đã nghiên cứu tương đối sâu về nền thống trị của Anh ở Ấn Độ,
nhấn mạnh nhiều vào những biến đổi của xã hội thuộc địa.
Đặc biệt, cuốn “The discovery of India” (Phát hiện Ấn Độ) cũng được dịch
sang tiếng Việt (gồm ba tập), J. Nehru đã nhìn nhận các vấn đề lịch sử, văn hóa,
chính trị của Ấn Độ bằng nhãn quan lý tính của một người Tây học nhưng lại rất
Á Đông, đưa ra nhiều luận điểm thú vị về những hệ quả có ý nghĩa tiến bộ về giáo
dục của người Anh ở Ấn Độ, trong đó tác động không nhỏ đến sự biến đổi của các
đẳng cấp. Ông đã phát hiện những giá trị đích thực của dân tộc Ấn Độ sau những
thăng trầm lịch sử.
Các công trình “British policy in India 1858-1905” của Gopal, S. (1965),
“The history of the British empire in India” của Thornton, Edward A. (1988), và
“History of British India” của Roberts, P. E. (2004) đã nghiên cứu về sự thống trị
của thực dân Anh theo trình tự thời gian, gắn với các giai đoạn cụ thể trị vì của
các phó vương hay viên toàn quyền. Cuốn “The Oxford hisory of modern India
1740-1975” của Percival Spear (1965) cũng gắn những chính sách thực dân với
các giai đoạn phát triển của lịch sử Ấn Độ, đồng thời đưa ra quan điểm về việc
xác định mốc thời gian xác lập của đế chế Anh ở Ấn Độ.
- Hệ thống thứ hai là các công trình chuyên sâu, được chia thành các mức độ:
nghiên cứu chung về chế độ đẳng cấp từ cổ đại đến đầu thời thực dân, chế độ đẳng
cấp thời kỳ thuộc Anh, và cả sự biến đổi của nó nhìn từ tác động của sự thống trị
này.
Đầu tiên là tác phẩm The theory and practice of caste; being an inquiry
into the effects of caste on the institutions and probable destinies of the Anglo-
10
Indian empire” của Irving, B.A. (Smith, Elder & Co., London, 1853) đã đi vào phân

tích nguồn gốc của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ từ thời cổ đại và những ảnh hưởng
của nó; đồng thời, chỉ ra những biến đổi của chế độ đó trong thời thuộc địa, nhất
là những tác động của nó đến mọi mặt đời sống xã hội Ấn Độ, dự đoán vận mệnh
tương lai của Ấn Độ và quan hệ với thực dân Anh… Cũng trong thế kỷ XIX, một
công trình tổng hợp của nhiều học giả, gồm Muir, M. Muller, Sherring, Wilson, M.
Williams, Cornish, and others, xuất bản năm 1896 với tựa đề “Caste: its supposed
origin its history; its effects the duty of government, Hindus, and Christians with
respect to it: and its prospects” đã nghiên cứu chế độ đẳng cấp Ấn Độ trong thế
đa chiều, nhìn từ văn học đến văn hóa học, dân tộc học, nhân chủng học; từ đó xét
đến các chính sách cần thiết của Chính phủ đối với đẳng cấp, dự đoán về các cuộc
điều tra dân số như một yêu cầu tất yếu đảm bảo sự thống trị của Anh ở Ấn Độ.
Tuy nhiên, tài liệu chứa đựng nhiều quan điểm chủ quan của tác giả.
Có nhiều tác phẩm chuyên khảo đề cập trực tiếp đến chế độ đẳng cấp thời
kỳ thuộc địa, đáng lưu ý đầu tiên là Susan Bayly (1999) đã viết một bài trong
cuốn sách The New Cambridge History of India về “Caste, Society and Politics in
India from the Eighteenth century to the Modern Age” (Đẳng cấp, xã hội và chính
trị ở Ấn Độ từ thế kỷ XVIII đến thời hiện đại) do Đại học Cambridge xuất bản. Kết
hợp phương pháp tiếp cận lịch sử và nhân chủng học, Bayly đặt sự phân tích của
mình trong bối cảnh của trật tự kinh tế và xã hội năng động của Ấn Độ, từ đó giải
thích đẳng cấp không phải là bản chất của văn hóa và văn minh Ấn Độ, mà là một
sự phản ứng tình cờ và biến thiên với những thay đổi to lớn đã xảy ra trong bối
cảnh chính trị của tiểu lục địa cả trước và sau cuộc chinh phục thuộc địa. Sau đó,
tác giả khám phá những ý tưởng của đẳng cấp trong mối quan hệ với Ấn Độ và
suy nghĩ của nhà Đông phương học của phương Tây, và các biến động liên quan
đến những hiểu biết cạnh tranh nhau về chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ và sự tạo thành
quốc gia dân tộc Ấn Độ hiện đại. Trên phạm vi rộng và việc phân tích nghiêm
ngặt của cuốn sách đã cung cấp một trong các thống kê có tác động lớn nhất
chưa từng được viết về đẳng cấp ở Nam Á.
11
Diane P. Mines trong “Caste in India” (Đẳng cấp ở Ấn Độ) (Association for

Asian Studies, Inc, 2009) đã có quan điểm hết sức rõ ràng về mối quan hệ giữa
đẳng cấp và chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ. Ông cho rằng “Nước Anh chính thức
biến Ấn Độ thành thuộc địa vào năm 1858 nhưng đã có một sự hiện diện quan
trọng ở đây thông qua Công ty Đông Ấn Anh từ đầu thập niên 1660. Đẳng cấp
giống như nó vận hành ở Ấn Độ ngày nay chịu một di sản nặng nề từ Anh. Người
Anh chịu ảnh hưởng bởi chính sự phân loại đẳng cấp và hiểu biết về đẳng cấp
mang tính văn hóa riêng của mình đã cố gắng nhận dạng và trộn lẫn các hạng
đẳng cấp để tạo thành các phẩm hạng xã hội dựa trên lý trí mà họ có thể đếm
được, mô tả, và tạo ra các chính sách về nó” [48; tr.37]. Những phân tích của ông
về tác động của chủ nghĩa thực dân đến thực thể xã hội Ấn Độ đã là những gợi
mở quan trọng cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
Một tác phẩm nhận được sự quan tâm của hầu hết các học giả nghiên cứu
về xã hội Ấn Độ ngày nay, đó là “Castes of mind: colonialism and the making of
modern India” (Những đẳng cấp của trí tuệ: chủ nghĩa thực dân và sự tạo thành
Ấn Độ hiện đại) của Nicholas B. Dirks. Không chỉ là một công trình chuyên khảo
về chế độ đẳng cấp, tác phẩm còn giúp chúng ta hiểu được rất nhiều về chính
sách thống trị của thực dân, nhất là những biến đổi rất sống động và quan trọng
của chế độ này thời kỳ thuộc địa, từ đó thấy được tác động to lớn của nó đối với
vận mệnh của dân tộc Ấn Độ thời hiện đại.
Ngoài ra, còn phải kể có nhiều bài báo quốc tế đã mang đến cho chúng tôi
những nhận định rất hay về chế độ đẳng cấp, điển hình là “Census in Colonial
India and the Birth of Caste” (Điều tra dân số ở Ấn Độ thời thuộc địa và sự Sinh
ra Đẳng cấp) của học giả người Ấn là Padmanbh Samarendra đã gắn sự ra đời
của “đẳng cấp” với nền thống trị của người Anh, đề cao vai trò “khai hóa” của
chủ nghĩa thực dân đối với sự đi lên của Ấn Độ: “Đẳng cấp là một ý tưởng được
sinh ra trong suốt nửa sau thế kỷ XIX trong và vì sự vận hành của cuộc điều tra
dân số” [58; tr.51].
12
Nhìn chung các tác phẩm trong và ngoài nước cũng đã đề cập đến những
vấn đề cơ bản của đề tài. Các tác giả nước ngoài đã có những tác phẩm, công

trình nghiên cứu lớn và nghiên cứu chuyên sâu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới
sự thống trị của thực dân Anh và những ảnh hưởng của nó đối với Ấn Độ hiện
đại. Tuy nhiên, ở Việt Nam mặc dù cũng đã có những tác phẩm nghiên cứu về Ấn
Độ nhưng vẫn chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách sâu
sắc, có hệ thống về đề tài.
Do vậy việc nghiên cứu chuyên sâu về ảnh hưởng của chính sách thực dân
của Anh đối với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ nói riêng và những ảnh hưởng của nó
đối với lịch sử Ấn Độ nói chung là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết.
13
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiêm cứu
3.1. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu những biến đổi của chế độ đẳng cấp ở Ấn
Độ dưới tác động của chế độ thực dân của Anh từ năm 1757 đến năm 1914. Đó
là: từ việc phân tích các chính sách của Anh mà có tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp đến chế độ đẳng cấp, đó là chính sách “khai hóa” đẳng cấp, sự dung dưỡng
đẳng cấp Brahman và sự “nâng đỡ” các đẳng cấp thấp, nhất là bộ phận “tiện
dân” (untouchabilities); là chính sách điều tra dân số và thống kê, phân loại dân
số toàn Ấn Độ, luận văn đánh giá tác động của nó đến tình hình đẳng cấp ở đây,
với những chuyển biến rất rõ nét (quan điểm mới về vai trò của đẳng cấp ở Ấn
Độ; hình thành sự phân loại đẳng cấp thống nhất; sự nổi lên của các hiệp hội
đẳng cấp). Hệ thống chính sách của Anh ở Ấn Độ nói chung, cũng như những
chính sách của nó đối với chế độ đẳng cấp có thể phân chia thành hai giai đoạn:
dưới thời Công ty Đông Ấn Anh và giai đoạn Chính phủ trực tiếp cai trị thuộc địa;
song, những biến đổi của chế độ đẳng cấp dưới ảnh hưởng của những chính sách
đó lại chậm chạp, từ từ, và mang tính xuyên suốt dọc theo chiều dài lịch sử, kéo
dài đến tận ngày nay.
- Với những đối tượng nghiên cứu đó, nhiệm vụ đặt ra cho luận văn là phải
làm sáng tỏ những vấn đề sau:
+ Trước năm 1757, chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ vận hành như thế nào? Đâu
là đặc trưng của chế độ đó?

+ Cùng với việc thiết lập hệ thống cai trị thuộc địa trên tất cả các mặt,
người Anh đã thực thi chính sách gì đối với chế độ đẳng cấp của người Ấn trong
hai giai đoạn từ năm 1757 đến năm 1858 và từ năm 1858 đến năm 1914?
+ Sự biến đổi của chế độ đẳng cấp nhìn từ tác động của những chính sách
đó và vai trò của nó đối với toàn xã hội Ấn Độ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới tác động của chính sách thực
dân của Anh, đồng thời, nhìn trong sự so sánh với thời kỳ tiền thuộc địa.
14
- Thời gian: từ năm 1757 đến năm 1914.
4. Nguồn tư liệu
- Tư liệu gốc: luận văn được nghiên cứu trên cơ sở nguồn tư liệu gốc đã
được các nhà nghiên cứu Ấn Độ, Anh và cả Mỹ công bố. Đó là các bản báo cáo
điều tra của các viên chức, thống đốc Anh ở Ấn Độ; các hồi ký, tác phẩm văn hóa
và các công trình nghiên cứu của các nhà sử học đương thời, như K. Marx, B.A
Irving, Muir, M. Muller, Sherring, Wilson, M. Williams, Cornish…
- Tư liệu tham khảo: đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn tài liệu phong phú,
đặc biệt là những công trình mang tính chuyên khảo của các học giả Ấn Độ, Anh,
Mỹ, các nhà sử học Xô-viết… Những số liệu, sự kiện, những phân tích đánh giá…
mà các nhà nghiên cứu đã công bố thực sự vừa là nguồn tham khảo quan trọng,
vừa là những gợi mở thú vị cho đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài được thực hiện bằng cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Marx-
Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về các
vấn đề lịch sử, đặc biệt là về chủ nghĩa thực dân và các vấn đề thuộc địa.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận văn là phương pháp lịch sử và
lôgic: nghiên cứu, chứng minh các vấn đề lịch sử bằng các sự kiện lịch sử cụ thể,
phân tích các giai đoạn và sự phát triển của hệ thống chính sách thực dân, cũng
như hệ quả của nó theo lôgic, hệ thống và mang tính liên kết.
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên

ngành. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phân tích, so sánh, tổng hợp… Đặc biệt,
chúng tôi cũng tiến hành nghiên cứu bằng thực tiễn của chế độ đẳng cấp ngày
nay qua nhiều kênh thông tin. Phương pháp liên ngành được sử dụng từ các bộ
môn liên quan đến sử học như dân tộc học, văn hóa học, ngôn ngữ học… để xử lý
tư liệu, phân tích, đánh giá các vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống đầu tiên ở Việt Nam về
chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị của Anh từ năm 1757, khi người Anh
15
xác lập được cơ sở chính trị đầu tiên ở Plassey, đến năm 1914, trước khi Chiến
tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.
- Trên cơ sở tiếp cận đa chiều, từ các học giả phương Tây, học giả Ấn Độ,
học giả Việt Nam và các công trình theo trường phái marxist, luận văn phân tích
và đánh giá về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ nhìn từ đơn chiều, đó là ảnh hưởng của
chế độ thực dân Anh.
- Luận văn là một công trình chuyên khảo về chế độ đẳng cấp, có thể sẽ là
nguồn tư liệu đáng tin cậy cho sinh viên, các nhà nghiên cứu khi đi sâu khai thác
khía cạnh lịch sử và cả văn hóa-xã hội Ấn Độ thời cận-hiện đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
bố cục theo ba chương sau:
Chương 1: Khái quát về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trước năm 1757
Chương 2: Chính sách của Anh đối với chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ (từ năm
1757 đến năm 1914)
Chương 3: Những biến đổi của chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ dưới sự thống trị
của Anh (từ năm 1757 đến năm 1914)
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ
TRƯỚC NĂM 1757
1.1. NGUỒN GỐC CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ

1.1.1. Những quan niệm Hindu giáo về nguồn gốc của chế độ đẳng cấp Ấn
Độ
“Đẳng cấp” dịch sang tiếng Anh là “Caste” có thể có nguồn gốc từ chữ
“Casta” theo tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là chủng tộc (race). Đặc biệt, nó được
người châu Âu sử dụng để chứng tỏ các tầng lớp, giai cấp khác nhau, điều này
16
cũng giống như sự phân chia theo Hindu giáo. Varna có nghĩa là màu sắc, và Jati
có nghĩa là chủng tộc đều là những tên gọi của người Ấn Độ. Chatúrvarnya dịch
ra có nghĩa là “đất nước của bốn màu sắc” là tên gọi đầy ý nghĩa phân biệt thời
cổ đại của Ấn Độ. Ngày nay, đẳng cấp được nhiều quốc gia trên thế giới xem như
là đặc trưng riêng biệt của người Ấn Độ nói chung, và người theo Ấn Độ giáo nói
riêng. Trong những thời đại cổ xưa hơn của xã hội loài người, hệ thống này đã
từng chiếm ưu thế rộng khắp toàn thế giới, nhưng theo thời gian, nó đã bị ruồng
bỏ bỏ ở hầu khắp các nước, ngoại trừ Ấn Độ và Ceylon.
Ấn Độ được coi là quê hương của nhiều tôn giáo, hai trong số các tôn giáo
có số lượng tín đồ lớn trên thế giới có xuất xứ từ Ấn Độ, đó là Đạo Phật và Đạo
Hindu. Ấn Độ cũng là nơi mà nhiều tôn giáo ở bên ngoài được du nhập vào và có
số lượng tín đồ khá đông. Trong lịch sử Ấn Độ, tôn giáo đã và vẫn có ảnh hưởng
sâu sắc đến mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội “Tôn giáo ở Ấn Độ
cũng đã in dấu sâu đậm trong suốt cả chiều dài cuộc đời của mỗi con người, từ
khi lọt lòng đến lúc từ biệt cõi trần để rồi trong vòng luân hồi lại đầu thai qua
một kiếp khác, theo như tín điều của hầu hết giáo phái Ấn Độ” [12; tr.30]. Tôn
giáo còn là nguồn cảm hứng cho nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật ở Ấn Độ; do
đó, đời sống văn hóa của người Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tín ngưỡng
tôn giáo. Chế độ đẳng cấp cũng không nằm ngoài vòng ảnh hưởng đó, ở đây chủ
yếu là Hindu giáo.
Trong các kinh sách của Hindu giáo, những nguồn gốc của chế độ đẳng
cấp đã được đề cập. Những người đi theo tôn giáo này có một niềm tin chung là
những người Brahman được sinh ra từ miệng của thần Brahma; những người
Ksatriya sinh ra từ tay của thần; những người Vaisya sinh ra từ bắp đùi của

thần; và những người Sudra sinh ra từ chân của thần.
Trước tiên, trong “Rig Veda”, đoạn trích nối tiếng cổ xưa nhất mà đề cập
đến nguồn gốc sinh ra bốn lần của chủng tộc Hindu là bài thánh ca thứ chín
mươi của quyển sách thứ 10, được gọi là “Purusha Sukta”, có viết:
17
“Brahman là miệng của thần, Rajanya được làm từ cánh tay; được gọi là
Vaisya, đó là bắp đùi của thần; Sudra xuất hiện từ bàn chân của thần. (…) Mặt
trăng sinh ra từ tâm hồn của thần, măt trời từ mắt, Indra và Agni từ miệng, và
Vayu là từ hơi thở của thần. Từ rốn của thần tạo ra không khí, từ đầu là bầu trời,
từ chân là trái đất, từ tai là (bốn) phương; theo đó (các thần) đã hình thành nên
các thế giới” [49; tr.4].
Luận thuyết “Taittiriya Brahmana” lại đưa ra một quan điểm khác:
“Toàn bộ (vũ trụ) này đã được tạo ra bởi Brahma. Người ta nói rằng
đẳng cấp Vaisya được tạo ra từ Rig Veda. Họ nói rằng Yajur Veda là tử cung
mà từ đó các Ksatriya được sinh ra.Các Sania Veda là nguồn mà từ đó
Brahman xuất hiện"; hay "Đẳng cấp Brahman được sinh ra từ các vị thần; các
Sudra từ các thần Asura
6
" [49; tr.5]
Trong bộ luật Manu, nguồn gốc của chế độ đẳng cấp không được đề cập
nhiều. Người ta gán cho nguồn gốc sự ra đời của chế độ đẳng cấp một giả thuyết
có tính chất thiêng liêng, thần bí dựa trên cơ sở sùng bái vị thần tối cao – thần
Brahma. Ngay trong chương I luật Manu, sau khi miêu tả Brahma - cha mẹ của
các giới - được sinh ra trong một quả trứng vàng như thế nào, đã giải thích rõ
nguồn gốc của các đẳng cấp là ra đời từ các bộ phận trên cơ thể thần Brahma
tương ứng với địa vị xã hội của từng đẳng cấp, vì sao phải phân chia đẳng cấp
trong xã hội “Vì sự phồn vinh của các thế giới, từ miệng, tay, đùi và bàn chân của
mình, ngài tạo nên (theo thứ tự tương ứng) Brahman, Ksatriya, Vaisya và Sudra”
[Manu, chương I, điều 31].
Đến Mahabharata, trong công trình nhiều tập, đồ sộ này, nhiều quan niệm

khác nhau về nguồn gốc của đẳng cấp lại xuất hiện. Chẳng hạn như trong “Santi-
parva”, Bhrigu
7
có phát biểu như sau:
6Asura nghĩa là “thần thánh, thiêng liêng, siêu phàm”. Trong những phần cổ xưa nhất của Rig-
Veda, Asura là thuật ngữ để chỉ cho linh hồn/ thần linh tối cao. Về sau này, Asura mang ý nghĩa hoàn toàn
trái ngược và trở nên có nghĩa như ngày nay: một thứ quỷ quái hay kẻ thù địch của những vị thần.
7Là một hành giả Hindu (rishi), gắn với thuyết Indra – thủ lĩnh của các vị thần – bị mang nghìn con
mắt.
18
“Không có sự khác nhau nào giữa các đẳng cấp: thế giới này, đầu tiên đã
từng được tạo ra bởi Brahma, đã bị chia rẽ thành các đẳng cấp do hệ quả của
tạo hóa. Những người được sinh ra hai lần mà thích dục lạc, bốc lửa, nóng tính,
dễ bạo lực, người đã từ bỏ nhiệm vụ của họ và có tay chân đỏ, rơi vào tình trạng
của các Ksatriya. Những người được sinh ra 2 lần mà có nguồn gốc nghề nghiệp
liên quan đến bò cái, những người thuộc chủng da vàng, những người sống dựa
vào nông nghiệp, và những người sao nhãng thực thi các nhiệm vụ của mình,
chuyển sang tình trạng của những người Vaisya. Những người sinh ra hai lần đó
say mê những điều ác và những ý nghĩ sai lầm, những kẻ thèm khát, những kẻ
sống bằng mọi loại nghề nghiệp, những kẻ da đen và từng ngã ra khỏi sự thanh
khiết, rơi xuống những điều kiện của Sudra. Bị chia rẽ bởi chính nghề nghiệp của
họ, những người Brahman đã bị phân chia thành những đẳng cấp khác nhau”
[49; tr.5].
Như vậy, những dẫn chứng trên, cùng nhiều khảo sát của tiến sĩ Muir
trong công trình của ông, đã chứng tỏ những quyển sách tâm linh của Hindu giáo
không chứa đựng một sự đồng quy hay quan niệm nhất quán nào về nguồn gốc
của các đẳng cấp; điều này hoàn toàn trái ngược với sự đa dạng cao độ của các
nghiên cứu về chủ đề này ngày nay. Những lời giải thích thần bí, thần thoại và
duy lý chủ nghĩa, tất cả đều lần lượt được biểu thị. Tuy nhiên, những điều đó lại
trở thành cơ sở tư tưởng cho sự ra đời của luật Manu với trục chính là sự phân

biệt chủng tộc hết sức gay gắt giữa các bộ phận dân cư trong xã hội.
1.1.3. Sự khác biệt về chủng tộc
Những tên gọi nguyên thủy của đẳng cấp đã chứng minh điều này. Varna
theo tiếng Ấn có nghĩa là “màu sắc, màu da”, cùng với jati nghĩa là chủng tộc, cả
hai đều nhấn mạnh vào sự khác biệt về chủng tộc.
Theo Veda thì chỉ có hai đẳng cấp là những người Aryas và Dasyus.
- Aryas có nghĩa là quý tộc, cao quý (noble); nhiều học giả cho rằng nó bắt
nguồn từ từ “ar” nghĩa là cái cày (plough), biểu tượng của các quốc gia đi theo
nền kinh tế nông nghiệp nhưng đã trở nên văn minh hơn các chủng tộc du mục.
19
Vào những thời kỳ xa xưa nhất, khoảng thiên niên kỷ II trước công
nguyên, một bộ lạc nói một ngôn ngữ mà chưa phải là tiếng Sanskrit hay tiếng
Hy Lạp, hoặc tiếng Đức đã cư trú ở những vùng đất cao thuộc Trung Á. Họ đã
làm tăng lên gấp bội những đồng cỏ xanh cho gia súc. Tuy nhiên, theo thời gian,
các nhánh của họ dần biến mất; dòng chính đã đi theo hướng tây bắc. Những
người cổ nhất đã di cư là tổ tiên của những người Xentơ
8
, những người có thể
tìm thấy ở vùng rừng núi châu Âu. Theo sau họ là tổ tiên của những người Ý, Hy
Lạp, Đức, và những người Slavơ.
Theo nhà ngôn ngữ học, nhà Sanskrit Max Muller: “Người Hindu mặc dù
có lẽ là cổ xưa nhất nhưng là những người cuối cùng đã rời ngôi nhà trung tâm
của gia đình Aryan. Anh ta nhìn thấy những người anh trai rời đi theo hướng
mặt trời lặn, và sau đó trở lại theo hướng nam và hướng đông, anh ta bắt đầu
một mình tìm kiếm thế giới mới” [49; tr.8].
Ngôn ngữ cũng đã chứng minh rằng những tổ tiên của những quốc gia
nguyên thủy của châu Âu và Ấn Độ đã cư trú với nhau. “Những từ Chúa, nhà, cha,
mẹ, con trai và con gái, chó và bò cái, trái tim và nước mắt, cái rìu và cái cây đều
giống nhau là theo cách diễn đạt của ngôn ngữ Ấn – Âu, giống như khẩu hiệu của
những người lính. Chúng tôi chống lại những người bề ngoài có vẻ lạ; và liệu anh

ta trả lời với cái môi của một người Hy Lạp, Đức, hay người Italia, chúng tôi vẫn
nhận thấy anh ta như một trong số chúng tôi. Có một thời kỳ khi những tổ tiên
của người Xentơ, người Đức, người Slavơ, những người Hy Lạp và người Italia,
người Ba Tư và Ấn Độ, đang sống với nhau trong cùng một bức tường, chia rẽ
khỏi tổ tiên của những chủng tộc Semitic và Turanian” [49; tr.8].
- Dasyus là tên gọi mà người Aryas dành cho những thổ dân của Ấn Độ,
những người bị tước đoạt quyền sở hữu đất đai của họ, do đó, từ này còn được
hiểu là kẻ thù (enemies). Rất nhiều trong số họ đã bị nô lệ hóa mà từ dasa được
8 Tiếng Anh là người Celt, một nhóm đa dạng các bộ lạc sống vào thời kì La Mã ở châu Âu, những
người đã nói tiếng Celt, ngày nay họ có mặt ở nhiều quốc gia, khu vực như vương quốc Anh, miền Bắc
nước Pháp, Ireland.
20
dùng để chỉ một người hầu như thế. Người Dasyus không phải là những bộ lạc
Aryan. Những dấu tích của họ vẫn còn được tìm thấy trên khắp Ấn Độ. Ngày nay,
họ nói nhiều ngôn ngữ, như Tamil, Telugu, Canarese khác xa với tiếng Sanskrit.
Do khác biệt về khí hậu nên người Aryas hãnh diện về màu da của mình, và gọi
những người Dasyus là “da đen”
Theo các học giả hiện đại: “Mầm mống của hệ thống đẳng cấp được hình
thành ở người Aryan từ khi chưa xâm nhập vào Ấn Độ. Trong dân tộc có chung
họ hàng với họ là người Iran cũng từng có thực tiễn phân chia xã hội thành
“màu” (pistra). Nói chính xác hơn cả là biểu tượng màu sắc đó có liên quan đến
phẩm chất và chức năng của các nhóm xã hội riêng lẻ. Không phải ngẫu nhiên
mà về sau màu trắng (dấu hiệu của thiện chí và thông thái) liên quan đến các
Brahman, màu đỏ (màu của năng lượng, sức mạnh, quân đội và quyền lực) liên
quan đến các võ sĩ, màu vàng (màu của đất và vàng) liên quan đến đẳng cấp bình
dân và cuối cùng là màu đen (màu tối) liên quan đến đẳng cấp thấp nhất là tiện
dân” [21; tr.256]. Như vậy, trong xã hội người Aryan thực tế đã tồn tại ít nhất ba
varna mà cơ sở cho sự phân chia xã hội bất bình đẳng là sự khác biệt về dòng họ,
nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng. Chế độ đẳng cấp varna được hoàn thiện khi
người Aryan vào Ấn Độ, tức là khoảng thiên niên kỷ I TCN.

Như vậy, có thể thấy rằng: khi xâm nhập vào Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp
được hoàn thiện với việc hình thành đẳng cấp thứ tư dành cho người Dravidan
bản địa. Nguyên nhân chủ yếu là do người Aryan là một tộc người thuộc chủng
tộc Ấn –Âu và nói ngữ hệ Ấn –Âu, không chỉ khác biệt với người Dravidan bản địa
về màu da mà cả trình độ phát triển.
“Sự khác biệt lớn lao đầu tiên là giữa những chủng tộc da trắng và da đen,
giữa kẻ đi chinh phục và người bị chinh phục, giữa người tự do và người nô lệ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, những người Sudra là những chủng tộc thổ dân của
Ấn Độ đã bị đánh bại bởi những người xâm lược Aryan. Một trong những bộ lạc
xa xưa nhất bị chìm dưới sự chinh phục được gọi là Sudra, và tên này được mở
rộng cho toàn chủng tộc” [49; tr.10].
21
Những sự khác biệt chủng tộc đó đã lý giải vì sao ở Ấn Độ, kỳ thị chủng tộc
là hết sức sâu sắc. Will Durant đã phân tích nguồn gốc đầu tiên của chế độ đẳng
cấp như sau:
“Cũng như mọi dân tộc khác, người Aryan cấm cả sự đồng tộc kết hôn lẫn
sự chủng tộc ngoại hôn, nghĩa là không được kết hôn với người ngoài thị tộc
Người Aryan phải cấm các cuộc kết hôn với thổ dân để giữ cho khỏi lai, nếu
không chỉ một trong hai thế kỷ sẽ bị thổ dân đồng hóa, thu hút mà mất hết giống
nòi. Đầu tiên, sự phân chia đẳng cấp dựa theo màu da: một bên là giống người
mũi cao, một bên là giống người mũi tẹt: một bên là dân tộc Aryan, một bên là
dân tộc Naga và Dravidan, theo quy tắc kết hôn với người cùng dòng giống” [6;
tr.39].
Như vậy, chế độ đẳng cấp varna đầu tiên là dựa trên sự phân chia màu da,
chủng tộc và dòng giống, nhưng sau đó do sự biến đổi của xã hội, chế độ varna
được mở rộng ra bằng phân biệt về nghề nghiệp, tôn giáo, tục cấm kỵ trong hôn
nhân, quan niệm về sự trong sạch và giao tiếp xã hội.
1.1.4. Sự khác biệt về nghề nghiệp và vị trí
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, như Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc và Nhật
Bản, chế độ đẳng cấp đã từng tồn tại, nhưng chỉ trong thời gian ngắn là có sự

biến đổi và sớm bị phá vỡ, và nó cũng không khắt khe và cứng nhắc như ở Ấn Độ,
nhất là thời cổ đại. Có thể khẳng định rằng: chế độ đẳng cấp là cơ sở cho sự phân
chia nghề nghiệp và phương tiện sinh sống ở Ấn Độ, hay cũng có thể nói rằng:
nghề nghiệp và phương tiện sinh sống là cơ sở để phân biệt cư dân Ấn Độ thành
những varna khác nhau.
Theo luật Manu, có mười phương tiện để kiếm sống là: kiến thức, nghề thủ
công, làm việc lấy công, hầu hạ, chăn nuôi, buôn bán, canh tác, bằng lòng, xin bố
thí, cho vay lãi (điều 16, chương X). Trong đó, người ở varna nào chỉ được phép
làm nghề sinh sống thuộc varna ấy “để bảo toàn cả vũ trụ này, ngài, đấng cực kỳ
sáng láng, định ra những việc riêng biệt cho những kẻ sinh ra từ miệng, hai tay,
đùi và bàn chân” (điều 87, chương I).
22
Sau khi sáng tạo ra bốn đẳng cấp, thần ra lệnh cho Brahman nghiên cứu
và giải thích kinh Veda, lo việc tế tự và truyền thụ tri thức; Ksatriya có trách
nhiệm học kinh Veda, cai trị và bảo vệ dân, dâng lễ cho thần; Vaisya có nhiệm vụ
lao động sản xuất nhằm cung cấp mọi thứ cần thiết cho đời sống của Brahman
và Ksatriya, ngoài ra còn phải nộp thuế, phục vụ lao dịch và binh dịch; còn Sudra
thì có bổn phận phục vụ ba chủng tính trên, không được kêu ca, oán thán (điều
88, 89, 90, 91; chương I). Trong thần thoại Ấn Độ nói về sự sáng tạo ra thế giới,
có câu: lúc đầu thần tạo ra ba varna trên và về sau mới tạo ra Sudra và súc vật.
Brahman “có thể sống một cách xứng đáng bằng sáu việc (kể ra sau đây)
theo thứ tự: Dạy (Veda), nghiên cứu, hiến tế cho bản thân mình, hiến tế cho
những người khác, dạy học và nhận (quà biếu) của những người trong sạch”
(điều 32, chương I). “Nhưng trong sáu việc ấy có ba việc đem lại phương tiện sinh
sống: làm hiến tế cho những người khác, dạy học và nhận (quà biếu) của những
người trong sạch” (điều 34, chương I). Manu khuyên các Brahman “nên sống
bằng rita (công minh chính đại) và amrita (bất tử), mrita (phải chết) hay
pramrita (tàn khốc) hay thậm chí bằng styanrita (công minh và giả dối), đừng
bao giờ bằng svariti (lối sống của chó)”. Việc chọn nghề cũng là một phần thể
hiện sự cao quý; nghề nghiệp không đơn thuần chỉ là phương tiện sống mà quan

trọng hơn cả là sự trong sạch, không được dối trá, không được phép dựa vào uy
tín của mình để giả nhân giả nghĩa (điều 11, chương IV).
Ksatriya sinh sống bằng hoạt động quân sự, Vaisya bằng hoạt động kinh
tế. “Để sinh sống, (có quy định là), Ksatriya mang gươm và tên casta, Vaisya thì
buôn bán, (nuôi) súc vật, canh tác nhưng dharma (của họ) là hiếu học, hiến tế”
(điều 79, chương I). Còn Sudra chỉ được sinh sống bằng công việc phục vụ các
Brahman bởi vì đấng tự tại tạo nên Sudra để hầu hạ Brahman “Sudra dù được
chủ phóng thích cũng không thoát khỏi trách nhiệm hầu hạ; vì việc đó sinh ra là
để cho Sudra, vậy thì ai có thể giải thoát Sudra khỏi cái đó” (điều 414, chương I).
Trong tất cả các nghề nghiệp sinh sống kể trên thì việc dạy kinh Veda, làm
chủ tế lễ và nhận lễ vật là ba công việc chỉ dành riêng cho Brahman, ngay cả
23
Ksatriya cũng không được với tới. Ở thời cổ đại, nhất là đối với một xã hội mang
đậm dấu ấn tâm linh như đất nước Ấn Độ, thì việc hành nghề tôn giáo được xã
hội coi là nghề nghiệp sang trọng nhất, dễ kiếm ăn và vinh thân nhất. Chính vì
vậy, Brahman đã độc chiếm nghề đó, coi đó là một đặc quyền vốn có của mình.
Ngoài nghề nghiệp cụ thể quy định cho từng đẳng cấp trong xã hội, Manu
còn đề cập đến lao động của những người làm công nhật tự do hay chế độ lao
động làm thuê trong xã hội Ấn Độ cổ đại gọi là các karmakara trong các lĩnh vực
khác nhau: nông nghiệp, thủ công nghiệp, buôn bán Họ đã được sử dụng trong
những thành thị cũng như trong các làng xã. Nói chung, họ là những người
không có tư liệu sản xuất và cách kiếm sống duy nhất của họ là cho thuê sức lao
động của mình để lấy tiền công hay là đồ ăn
Trong xã hội Ấn Độ cổ đại còn tồn tại lao động của các nô lệ. Mặc dù địa vị
của Sudra thấp kém và đời sống khổ cực như vậy, nhưng đây không phải là bộ
phận nô lệ. Trong ngôn ngữ cổ Ấn Độ, khái niệm “nô lệ” được biểu hiện bằng
danh từ “Dasa” vừa có nghĩa là nô lệ, vừa có nghĩa là kẻ tôi tớ. Điều 415 chương
VIII chỉ rõ nguồn gốc của tám loại nô lệ như sau: kẻ bị bắt dưới cờ, kẻ nô lệ vì
được nuôi dưỡng, nô lệ sinh ra trong nhà, kẻ mua về, kẻ được đem cho, kẻ được
thừa hưởng và nô lệ do trừng phạt. Nô lệ phải lao động khổ sai nặng nhọc trong

các trang trại, xưởng thủ công, hầm mỏ dưới quyền sở hữu của nhà nước hay
dưới quyền sở hữu của cá nhân chủ nô, nô lệ được sử dụng trong việc nội trợ của
nhà vua hay đại quý tộc chủ nô
Ngoài nghề nghiệp của bốn đẳng cấp trong xã hội và lao động của nô lệ,
luật Manu còn đề cập đến đối tượng đặc biệt trong xã hội lúc bấy giờ và công việc
của họ, đó là những tầng lớp người không được xếp vào đẳng cấp nào. Họ bị coi
là những kẻ “thấp kém nhất trong xã hội”. Họ được gọi bằng nhiều cái tên:
Magadhan, Videhan, Sandala, nghĩa là tầng lớp “không được sờ mó”
(untouchabilities hay depressed caste). Nguồn gốc của họ có nhiều, nhưng chủ
yếu là những người con cái của những đôi hôn nhân vi phạm quy định của chế độ
phân biệt đẳng cấp. Họ bị buộc phải ở ngoài làng, phải làm những công việc mà
24
xã hội đẳng cấp coi thường: trông coi ngựa và xe, phục vụ những người đàn bà,
săn thực vật hoang Ngoài ra, họ còn phải làm những việc khác ghê sợ hơn như:
chôn cất xác chết, đao phủ, móc cống, thuộc da “Ban ngày theo lệnh của vua, họ
được thả vào (đấy) để làm các công việc khiêng xác chết (của những người)
không có họ hàng thân thích” “sát hại những kẻ tử hình” (điều 55, 56; chương
X).
Như vậy, quy tắc về sự phân chia đẳng cấp là rất rõ ràng trong xã hội Ấn
Độ, nó buộc mọi đẳng cấp phải tuân theo. Đây chính là cơ sở của sự phân chia
đẳng cấp, cũng là cơ sở phân loại sau này của Anh trong các cuộc điều tra dân số
ở Ấn Độ cuối thế kỷ XIX.
1.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA CHẾ ĐỘ ĐẲNG CẤP Ở ẤN ĐỘ THEO LUẬT
MANU
1.2.1. Quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các đẳng cấp
1.2.1.1. Quy định về tôn giáo
Trong bộ luật Manu, những quy định về tôn giáo được đề cập tương đối
nhiều và khá chi tiết, bao gồm những quy định cụ thể về quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi đẳng cấp trong xã hội. Trong xã hội Ấn Độ cổ đại, mỗi cá nhân đều thuộc
một đẳng cấp nhất định và phải có nghĩa vụ thực hiện bổn phận thuộc về đẳng

cấp mình. Ở khía cạnh luật pháp, Manu đã đưa ra những quy định về tôn giáo với
từng đẳng cấp rất rõ ràng. Trên đỉnh hệ thống đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ là
các tu sĩ Brahman (hay Bàlamôn). Họ là những người được hưởng nhiều quyền
lợi nhất về tôn giáo, vai trò và địa vị luôn được đề cao. Điều 88 chương I quy định
“Việc giảng dạy (adhyapa), nghiên cứu Veda (adhyayana), cúng lễ ngài và cúng lễ
những người khác, phân phát (dana) và nhận (pratigana) (của bố thí), ngài quy
định cho các Brahman”. Manu còn khuyên các tu sĩ Brahman nếu không được hỏi
thì không giảng giải và cũng không giảng giải cho những người hỏi không đúng.
Ngoài ra, Manu cũng phân loại cụ thể những chức danh cho những người liên
quan đến việc giảng dạy kinh Veda.
25

×