Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CUA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.92 KB, 70 trang )

MỤC LỤC
1
Lời mở đầu
Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mở với nhiều
thành phần kinh tế cùng hoạt động. không giống như những năm từ 1999 trở về
trước thì nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mà thành phần kinh tế Nhà
nước chiếm chủ đạo, các công trình xây dựng hầu hết do các doanh nghiệp Nhà
nước thực hiện Nhưng từ những năm 1999 trở lại đây do Việt Nam nhận thấy sự
không hiểu quả khi trong nền kinh tế chỉ có thành phần kinh tế Nhà nước chiếm
đa số. Các công trình thi công thì chậm tiến độ, chất lượng các công trình thì thấp,
sự thiếu trách nhiệm trong khâu quản lý thi công. Ngày 07/11/2006 Việt Nam gia
nhập tổ chức thương mại thế WTO và năm 2007 Việt Nam được bầu là thành
viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An không thường trực tại Liên Hợp
Quốc thì vấn đề bình đẳng cho các thành phần kinh tế hoạt động là vấn đề quan
trọng. Việt Nam cam kết mở cửa, giảm thuế suất một số mặt hàng, cho các nhà
đầu tư nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam. Chính vấn đề đó đã làm tăng tính
cạnh tranh trong tất cả các lĩnh vực. Một trong những ngành kinh tế có tác động
mạnh là ngành xây dựng. Các nhà đầu tư xây dựng nước ngoài vào, vì họ là
những nhà đầu tư có kinh nghiệm, có số vốn lớn, đã buộc các doanh nghiệp xây
lắp của Việt Nam phải nâng cao năng lực hoạt động của mình, nâng cao trình độ
thi công, năng lực tài chính và kỹ thuật. Mà để trúng được những công trình xây
dựng thì công việc đầu tiên họ phải làm được là phải trúng được gói thầu đó.
Đấu thầu trong giai đoạn hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong
các nước có nền kinh tế thị trường. Ở nước ta, hình thức đấu thầu đã được áp
dụng trong hơn 10 năm gần đây, đặc biệt là những công trình có chủ đầu tư là các
tổ chức hoặc doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Năm 1991 quy chế đấu thầu
xây lắp đầu tiên được ban hành dưới hình thức văn bản là quyết định số 24/BXD
– VKT của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2
Đấu thầu có mặt tích cực là tạo cho các nhà thầu một sân chơi có tính cạnh
tranh cao, minh bạch và công bằng, giúp các nhà đầu tư lựa chọn được những nhà


thầu có đủ năng lực để thực hiện những nhà thầu có đủ năng lực để thực hiện
những gói thầu đáp ứng được những yêu cầu về giá cả, chất lượng và tiến độ thi
công.
Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà là một
Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cáp viễn thông, lắp đặt tổng đài điện
thoại. cột Ăngten …Trong suốt thời gian hoạt động Công ty đã phần nào khẳng
định đươc vị trí của mình trong ngành Xây dựng. Tuy nhiên trong quá trình hội
nhập, phát triển và mở cửa thị trường hiện nay đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như
thách thức lớn, áp lực cạnh tranh không nhỏ đối với Công ty nên vấn đề làm sao
để nâng cao năng lực đấu thầu xây lắp là bài toán mà Công ty đang phải đối mặt
và cần phải giải đáp. Với mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu để biết rõ hơn tầm
quan trọng của năng lực đấu thầu đối với Công ty, em đã lựa chọn đề tài :“CÁC
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CUA CÔNG TY ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ”
Kết cấu của đề tài bao gồm 3 chương:
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP.
Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG
TY ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG
LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY
DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI SƠN HÀ.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu do kiến thức, thời gian và năng lực
còn hạn chế nên đề tài này không thể tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của cô giáo. Trong quá trình thực tập tại Công ty em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban giám đốc Công ty Ông Nguyễn Văn Ngọc
và các anh (chị) phòng tổ chức hành chính và phòng Kỹ thuật của Công ty đã
3
giúp đỡ em nhiều về mặt thực tế cũng như cung cấp số liệu để em hoàn thành bài
viết này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn của PGS.TS
Đoàn Thị Thu Hà để em hoàn thành bài viết này.
Hà Nội - 04/2008
Sinh Viên thực hiện:
Lê Thanh Xuân
4
Chương I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
I. VAI TRÒ CỦA ĐẤU THẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1. Khái niệm chung về đấu thầu:
Trong nền kinh tế thị trường, hầu như không tồn tại sự độc quyền trong sự
cung cấp cho bất kỳ một loại hàng hóa hay dịch vụ nào trừ một số loại hàng hóa
đặc biệt ví dụ như quốc phòng. Có rất nhiều nhà sản xuất, nhiều nhà cung cấp một
loại hàng hóa và dịch vụ. Cũng trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng bao
gồm cả các nhà đầu tư và gọi chung là người mua, luôn mong muốn có được hàng
hóa và dịch vụ tốt nhất với chi phí thấp nhất. Do đó, mỗi khi người mua có nhu
cầu mua sắm một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó họ thường tổ chức các cuộc
đấu thầu cho các nhà thầu, gồm các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, cạnh tranh
với nhau về giá cả, công nghệ, kỹ thuật và chất lượng. Trong các cuộc đấu thầu
ấy, nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hóa và dịch vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu
của người mua thì sẽ được chấp nhận trao hợp đồng. Tùy theo nhu cầu sử dụng
mà người mua sẽ đưa ra các yêu cầu về chất lượng hàng hóa, yêu cầu về kỹ
thuật, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các yêu cầu khác của hợp
đồng. Như vậy, không phải khi nào người mua cũng yêu cầu chất lượng hàng hóa
và dịch vụ tốt nhất. Nhà thầu căn cứ vào những thông tin trong đề nghị chào hàng
để gửi hồ sơ dự thầu đến cho người mua. Nếu trong trường hợp có quá nhiều đơn
dự thầu cùng đáp ứng các yêu cầu của người mua thì nhà thầu nào có mức giá
chào hàng thấp nhất sẽ được chọn để trao hợp đồng.
Như vậy: Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị trường

trong đó người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu ( những người bán )
cạnh tranh với nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa dịch vụ thỏa
mãn các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục tiêu
5
của nhà thầu là giành quyền cung cấp hàng hóa và dịch vụ đó với giá cả bù đắp
các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Hay có thể
hiểu ngắn gọn “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu
cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”
Qua các khái niệm trên chúng ta có thể thấy được bản chất của đấu thầu là
quá trình mua bán đặc biệt trong đó người mua ( bên mời thầu ) có quyền lựa
chọn cho mình người bán ( nhà thầu ) tốt nhất một cách công khai . Một số người
có sự nhầm lẫn và đồng nhất giữa “đấu thầu” và “đấu giá” là một. “Đấu thầu”
xảy ra trong trường hợp cung người bán > cầu người mua. “Đấu giá” là một cuộc
đấu do người bán đứng ra tổ chức để người mua cạnh tranh với nhau về giá một
cách công khai tại một thời điểm nhất định. Người mua nào có giá cao nhất sẽ là
người chiến thắng và giành được quyền mua hàng hóa đó.
2. Một số khái niệm liên quan:
Để hiểu rõ hơn khái niệm đấu thầu chúng ta làm rõ hơn một số khái niệm
liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu. Theo quy chế đấu thầu :
• “Bên mời thầu” là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc
đấu thầu.
• “Nhà thầu” là cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước có đủ điều kiện
để tham gia thực hiện và ký kết hợp đồng. Nhà thầu phải đảm bảo về sự
độc lập tài chính của mình. Trong đấu thầu xây lắp, Nhà thầu là nhà xây
dựng. Nhà thầu có thể tham dự thầu độc lập hay liên doanh với các nhà
thầu khác.
• “Nhà thầu phụ” là những đơn vị được thuê để thực hiện từng phần công
việc hoặc hạng mục công trình vì nhiều lý do, trong đó thường là những
công việc đòi hỏi những kỹ năng kỹ xảo đặc biệt cụ thể nào đó. Nhà thầu

phụ có thể được chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính chọn, nhưng cần được sự
nhất trí giữa chủ đầu tư và nhà thầu chính.
6
• “Gói thầu” là toàn bộ dự án hay một phần công việc của dự án, được chia
theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và
đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu cá
thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu
được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng ( khi gói thầu được chia
thành nhiều phần )
• “Hồ sơ mời thầu” là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu
cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự
thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
• “Hồ sơ dự thầu” là các tài liệu do nhà thầu lập theo yêu cầu của hồ sơ mời
thầu.
• “Giá gói thầu” là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu
thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán, dự toán được
duyệt.
• “Giá dự thầu” là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ
phần giảm giá ( nếu có ) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực
hiện gói thầu.
3. Vai trò của đấu thầu với các doanh nghiệp xây lắp.
Để thực hiện được các công việc của quá trình xây dựng cơ bản chủ đầu tư
có thể lựa chọn các phương thức: tự làm, giao thầu hoặc đấu thàu. So với các
phương thức tự làm và phương thức giao thầu, phương thức đấu thầu có những ưu
điểm nổi bật, mang lại lợi ích to lớn cho cả chủ đầu tư và cả các nhà thầu. Mục
tiêu của đấu thầu là nhằm thức hiện tính cạnh tranh công bằng, minh bạch trong
quá trình đấu thầu để lựa chọn được nhà thầu thích hợp đảm bảo cho lưoij ích
kinh tế của dự án. Đấu thầu có vai trò hết sức to lớn đối với các daonh nghiệp xây
lắp, chủ đầu tư và đối với cả Nhà Nước.
3.1. Đối với chủ đầu tư:

7
 Đấu thầu giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các
yêu cầu dự án của mình với chi phí hợp lý nhất và chất lượng cao nhất.
 Đấu thầu giúp thực hiện có hiệu quả yêu cầu về xây dựng công trình, tiết
kiệm vốn đầu tư, thực hiện và đảm bảo đúng tiến độ công trình.
 Hình thức đấu thầu giúp chủ đầu tư tăng cường quản lý vốn đầu tư, tránh
thất thoát, lãng phí vốn.
 Thực hiện dự án theo phương thức đấu thầu giúp chủ đầu tư chủ động,
tránh được tình trạng phụ thuộc vào nhà xây dựng trong xây dựng công
trình .
 Đấu thầu tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh giữa các đơn
vị xây dựng.
3.2. Đối với các nhà thầu.
 Đấu thầu tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Do đó
nhà thầu muốn thắng thầu phải tự nâng cao năng lực, năng suất chất lượng
sản phẩm của mình.
 Đấu thầu giúp phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm
các thông tin về công trình mời thầu, về chủ đầu tư, về các cơ hội tham dự
đấu thầu.
 Đấu thầu tạo cơ hội cho các nhà thầu khẳng định vị thế của mình trên thị
trường, chứng minh khả năng, ưu thế của doanh nghiệp trước đối thủ cạnh
tranh.
 Đấu thầu giúp nhà thầu đầu tư có trọng điểm giúp nâng cao năng lực và
công nghệ, hoàn thiện các mặt quản lý, nâng cao năng lực của đội ngũ cán
bộ.
 Đấu thầu còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu mới xuất
hiện trong thị trường vì nếu thành công sẽ mang lại cơ hội để phát triển.
3.3. Đối với Nhà Nước.
8
 Trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, với nhiều công trình có quy mô

lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, đấu thầu là phương thức hiệu quả để xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
 Đấu thầu còn được xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả
nhất, được xem như là nguyên tắc trong quản lý dự án của Nhà Nước.
 Đấu thầu là phương thức phù hợp với thông lệ quốc tế nó tạo ra môi trường
thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường xây dựng Việt
Nam.
 Công tác quản lý Nhà nước về đấu thầu trong xây dựng ngày càng hoàn
thiện góp phần chống tham nhũng đồng thời tạo ra môi trường tốt nhất cho
các doanh nghiệp hoạt động.
4. Các loại hình đấu thầu.
Để đạt được mục tiêu của công tác đấu thầu là tạo ra sự cạnh tranh, công
bằng, minh bạch và đạt hiệu quả kinh tế, trên cơ sở đặc thù về hàng hóa và
dịch vụ cần mua, hoạt động đấu thầu được chia làm 3 lĩnh vực chủ yếu :
4.1. Đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
Trong đầu tư để thực hiện tốt tất cả các quá trình từ bước xác định dự án,
chuẩn bị báo cáo tiền khả thi , báo cáo nghiên cứu khả thi đến tổ chức thực hiện
giám sát quá trình xây dựng,… cần có đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm và có
đủ kiến thức về khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới để làm công tác tư vấn,
phục vụ cho các quá trình này. Do đó, nhà tài trợ trong quá trình đấu thầu thường
yêu cầu chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tuyển chọn tư vấn của các chuyên gia bao
gồm các công việc :
 Tư vấn chuẩn bị đầu tư:
+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
+ Thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi.
 Tư vấn thực hiện đầu tư :
+ Lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán
9
+ Thẩm định thiết kế và tổng dự toán
+ Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá và xếp hạng nhà thầu

 Các tư vấn khác :
+ Vận hành trong thời gian đầu
+ Thực hiện các chương trình đào tạo, chuyển giao công nghệ và quản lý
dự án
Trong quá trình tuyển chọn tư vấn, các nhà thầu cạnh tranh với nhau bằng việc
cung cấp các chuyên gia có trình đọ và có kinh nghiệm chuyên môn có thể thực
hiện tốt nhất các yêu cầu của bên mua. Các nhà thầu hay chính là các nhà tư vấn
khi tham gia dự thầu thường không phải nộp bảo lãnh dự thầu như các lĩnh vực
mua sắm khác bởi uy tín và trách nhiệm đối với công việc của các nhà tư vấn.
4.2. Đấu thầu mua sắm hàng hóa.
Đây là một trong những loại hình đấu thầu thực hiện đầu tư nhằm lựa chọn
các nhà cung cấp hàng hóa có đủ chất lượng theo yêu cầu của cơ quan mua sắm
với chi phí hợp lý nhất cùng với dịch vụ thuận lợi đối với người mua. Cũng như
trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn , các nhà thầu cung cấp hàng hóa luôn cạnh
tranh với nhau bằng uy tín của mình.
4.3. Đấu thầu xây lắp.
Đấu thầu xây lắp là loại hình đấu thầu thực hiện dự án nhằm lựa chọn nhà
thầu thực hiện các công việc xây lắp của dự án. Như vậy có thể hiểu đấu thầu xây
lắp là quá trình mua bán đặc biệt, sản phẩm là các công trình xây dựng. Trong
lĩnh vực xây lắp, các nhà thầu chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng giải pháp kỹ
thuật, chất lượng công trình và giá cả, đặc biệt giải pháp thực hiện luôn là yếu tố
quan trọng để giành thắng lợi. Tuy nhiên, với các trường hợp yêu cầu về kỹ thuật
không cao thì giá cả lại là yếu tố quan trọng giúp nhà thầu thắng thầu.
5. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây lắp.
5.1. Năng lực đảm bảo năng lực cần thiết.
10
Nguyên tắc này đòi hỏi nhà thầu khi tham gia đấu thầu phải có đủ năng lực
về mọi mặt như: Tài chính, nhân lực, máy móc thiết bị thi công ….Khi nhà thầu
đẳm bảo đủ năng lực thì sẽ hoàn thành tốt dự án trong trường hợp trúng thầu
tránh gây thiệt hại cho bản thân nhà thầu cũng như cho chủ đầu tư.

5.2. Nguyên tắc trách nhiệm phân minh.
Trong quá trình thực hiện dự án luôn có sự xuất hiện của cả 3 chủ thể đó là
chủ đầu tư, nhà thầu và kỹ sư tư vấn. Ba chủ thể này đều được quy định về nghĩa
vụ và trách nhiệm rất cụ thể. Nhà thầu cần nắm rõ trách nhiệm mà mình phải
ghánh chịu trong trường hợp có bất trắc sảy ra để nâng cao trách nhiệm trong
công việc.
5.3. Nguyên tắc công bằng.
Các nhà thầu tham gia đấu thầu đều có quyền bình đẳng như nhau về mọi
mặt bao gồm: Nội dung các thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư, hệ thống tiêu
chuẩn đánh giá, được trình bày một cách khách quan các ý kiến của mình trong
việc chuẩn bị hồ sơ ,… Nguyên tắc công bằng là điều kiện để đảm bảo sự cạnh
tranh lành mạnh và bình đẳng. Nguyên tắc này chỉ mang tính tương đối vì trong
các trường hợp đấu thầu thì nhà thầu địa phương và nhà thầu trong nước thường
được hưởng một số ưu đãi nhất định.
5.4. Nguyên tắc bí mật.
Nguyên tắc bảo mật rất quan trọng bởi vì nó đảm bảo tính minh bạch của
đấu thầu. Trong đấu thầu các nahf thầu chủ yếu cạnh tranh với nhau bằng mức
giá, các giải pháp thiết kế kỹ thuật, tiến độ thi công công trình,….do đó hồ sơ dự
thầu của các nhà thầu phải được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối trước các đối thủ
cạnh tranh. Các nhà thầu cũng phải giữ bí mật các ý kiến trao đổi của mình với
chủ đầu tư trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu nhằm đảm bảo cạnh tranh công
bằng.
II. NĂNG LỰC ĐẤU THẦU.
1. Khái niệm năng lực đấu thầu.
11
Năng lực đáu thầu là toàn bộ nguồn lực về tài chính, máy móc thiết bị, tổ
chức quản lý, công nghệ thi công công trình, trình độ lao động kết hợp với quá
trình xử lý thông tin và chiến lược cạnh tranh trong công tác dự thầu của công ty.
2. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực đấu thầu.
2.1. Năng lực tài chính

Năng lực tài chính thể hiện quy mô và cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp,
thể hiện cụ thể nhất là ở quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động, khả
năng thu hồi vốn và hiệu quả sử dụng vốn. Năng lực tài chính là chỉ tiêu cơ bản
quan trọng để đánh giá năng lực của nhà thầu bởi đặc điểm của xây lắp, thi công
các công trình cần lượng vốn ngay từ đầu , thời gian thi công dài. Do đó nếu nhà
thầu nào yếu kém về nguồn lực tài chính, khả năng huy động vốn không cao thì
sẽ không đảm bảo được tiến độ thi công, chất lượng công trình, thanh toán lương
cho công nhân viên,…. Trong trường hợp sự cố xảy ra. Doanh nghiệp nào có sức
mạnh về vốn cho phép mua sắm mới các loại máy móc thiết bị, công nghệ hiện
đại nhằm ngày càng nâng cao năng lực về mọi mặt cho doanh nghiệp. Năng lực
tài chính của daonh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu:
 Cơ cấu vốn: Tài sản lưu động / Tổng tài sản Tài sản cố định / Tổng tài sản
Nếu chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng huy động vốn của daonh nghiệp là
caocos thể đáp ứng yêu cầu về vốn của các công trình xây dựng.
 Khả năng thanh toán : Tài sản lưu động / Nợ phải trả. Khả năng thanh toán
của doanh nghiệp lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán
các khoản nợ.
2.2. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
Đây là chỉ tiêu cơ bản dùng để xét thầu, nhất là trong đấu thầu xây lắp. Khả
năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất
lượng các công trình , thể hiện rõ nét năng lực của nhà thầu xây lắp. Khả năng
đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật có thể đánh giá bằng các chỉ tiêu sau:
 Tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp thi công.
12
 Mức độ đáp ứng của các thiết bị thi công : Số lượng, chất lượng, chủng
loại, tiến độ huy động và hình thức sở hữu.
 Mức độ đáp ứng yêu cầu về chất lượng vật liệu, vật tư nêu trong hồ sơ mời
thầu.
 Các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình:
+ Có đủ các phương tiện đáp ứng cho việc kiểm tra

+ Có các biện pháp cụ thể để kiểm tra.
Giải pháp kỹ thuật cũng có thể nói là yêu cầu quan trọng nhất đối với các nhà
thầu vì khi xét thầu, nhà thầu nào đạt 70% điểm kỹ thuật trở lên mới được coi là
đạt và mới được xem xét đến các điều kiện khác. Trong xây dựng có nhiều chỉ
tiêu để đánh giá về mặt kỹ thuật của công trình như các chỉ tiêu đặc trưng cho khả
năng chịu áp lực, khả năng chịu độ rung, độ bền, tuổi thọ,…của công trình. Ngoài
ra chất lượng của công trình là yếu tố quan trọng trong các yếu tố mà chủ đầu tư
dùng để xét thầu. Chất lượng công trình cao của các doanh nghiệp sẽ có khả năng
thắng thầu cao hơn và ngược lại. Nhà thầu nào có khả năng đáp ứng được yêu cầu
kỹ thuật bằng các giải pháp kỹ thuật hợp lý nhất sẽ bảo đảm được chất lượng
công trình cao nhât. Nhà thầu cần đảm bảo được tính khả thi, hượp lý và hiệu quả
của các giải pháp thiết kế kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công, mức độ đáp ứng
của các thiết bị thi công đã được trình bày trong hồ sơ dự thầu.
2.3. Chỉ tiêu về khả năng đáp ứng tiến độ thi công.
Tiến độ thi công công trình được đảm bảo đúng như dự tính cũng là một
chỉ tiêu không nhỏ để đánh giá năng lực của nhà thầu . Đảm bảo tốt tiến độ thi
công doanh nghiệp không những tiết kiệm được phần chi phí phát sinh mà còn
tạo được uy tín với chủ đầu tư và củng cố được vị trí của daonh nghiệp trên đấu
trường xây dựng. Để xác định đúng tiến độ thi công không phải là dễ vì nó phải
tương xứng với biện pháp đã đặt ra, phù họp với các nguồn lực dự kiến, phải xác
định được tất cả các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như rủi ro
thiên tai, an toàn lao động, vấn đề an ninh trật tự địa phương nơi dự án thi công,
13
….Do đó nếu nhà đàu tư nào đưa ra được các giải pháp đảm bảo tính hợp lý, đảm
bảo tiến độ thi công sẽ chiếm được ưu thế cạnh tranh trong đấu thầu.
2.4. Chỉ tiêu về giá dự thầu.
Giá dự thầu là giá do các nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi đã trừ
phần giảm giá ( nếu có ) bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói
thầu.
Doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu muốn thắng thầu thì phải đưa ra được

mức giá dự thầu hợp lý, là mức giá vừa phải được chủ đầu tư chấp nhận đồng thời
phải bù đắp được chi phí và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thông thường
mức giá dự thầu hợp lý nhất là mức giá đưa ra thấp hơn giá xét thầu từ 3 – 5 %.
Với các chủ đầu tư tinh thông nghiệp vụ, họ có thể xác định được mức giá sàn
tương đối chính xác, và nếu nahf thầu nào đưa ra mức giá thấp hơn giá sàn quá
nhiều thì chủ đầu tư sẽ đánh giá thấp năng lực của nhà thầu trong việc đưa ra mức
giá bỏ thầu. Đưa ra mức giá bỏ thầu thấp như vậy thì chỉ có thể là do dự toán tính
sai hoặc doanh nghiệp cố tình tính sai để bằng mọi giá thắng thầu. Việc xác định
mức giá dự thầu hợp lý không phải là dễ và có tầm quan trọng đặc biệt với nhà
thầu khi tham gia tranh thầu.
Công thức xác định giá dự thầu:
G
dth
=

=
n
i 1
ĐG
i
.Q
i
• G
dth
: Giá dự thầu
• Q
i
: Khối lượng công tác xây lắp thứ i do bên mời thầu cung cấp căn cứ
vào kết quả bóc tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản
vẽ thi công .

14
• ĐG
i
: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo
hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình
và giá cả thị trường theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
• n : Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
Giá dự thầu của nhà thầu được xác định trong miền giá sàn của nhà thầu xây
dựng cùng với giá trần của chủ đầu tư đối với các công trình đấu thầu . Điều đó
có nghĩa là chủ đầu tư là người mua, họ luôn mong muốn mua được hàng hóa với
giá rẻ nhất có thể, họ chỉ đồng ý mua với mức giá thấp hơn hoặc bằng với mức
giá mà họ đưa ra ( giá trần của chủ đầu tư ). Còn nhà thầu là người bán hàng hóa
và dịch vụ, nhà thầu chỉ chấp nhận bán với mức giá thấp nhất bằng với mức giá
tại thời điểm hòa vốn ( giá sàn của nhà thầu xây dựng ) .
Với các công trình chỉ định thầu, giá dự thầu của nhà thầu xây dựng được xác
định trong miền giá sàn của nhà thầu xây dựng cùng với giá gói thầu và miền này
tạo nên một miền giá xác định dự kiến lãi cho nhà thầu.
Như vậy: Giá sàn của nhà thầu xây dựng là giá thầu thấp nhất của một gói
thầu mà nhà thầu xây dựng chấp nhận thi công và là một khái niệm tương đối, nó
phụ thuộc vào chiến lược tranh thầu của từng nhà thầu. Giá sàn có thể chỉ đủ chi
phí thi công tức là có công ăn việc làm , không có lãi, lãi ít hay thậm chí có khi bị
lỗ.
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự biến động của giá dự thầu mà các nhà thầu cần
chú ý:
 Giá dự thầu có thể biến động do những thay đổi của thị trường đặc biệt
sự lên xuống giá cả của nguyên nhiên vật liệu và nhân công.
 Giá dự thầu có thể biến động do sự thay đổi trong chính sách của nhà
nước nhất là sự thay đổi về định mức giá, Các quy định của địa phương
về môi trường , về xã hội, …
15

Chương II:
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG
MẠI SƠN HÀ
I. Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
1.1 Trụ sở công ty.
- Trụ sở chính: Thôn Đồng Quán - xã Cổ Loa – Huyện Đông Anh – Thành
phố Hà Nội.
- Văn phòng giao dịch: Phòng 205 – nhà B1 – Làng Quốc Tế Thăng Long –
Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội.
Tel: 04 7569907.
Fax: 04 7569908.
Mã số thuế: 0100888685.
Tài khoản: 22010000016879 tại ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam, chi
nhánh Thăng Long.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
- Công ty cổ phần đầu tư phát triẻn xây dựng và thương mại Sơn Hà- Tên giao
dịch quốc tế: SON HA CONSTRUCTION AND TRADING DEVELOPMENT
INVEST JIONT STOCK COMPANY.
- Trụ sở chính: Thôn Đồng Quán – Xã Cổ Loa – Huyện Đông Anh – Hà Nội
16
- Trụ sở giao dịch: Phòng 205 nhà B1 Làng Quốc Tế Thăng Long – Quận Cầu
Giấy – Hà Nội
- Điện thoại: 04. 7569907 – Fax: 04.7569908
Công ty được thành lập theo quyết định số 3000231 ngày 19/01/2001 của
Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.Vốn điều lệ của công ty:
12.800.000.000đ (Mười hai tỷ, tám trăm triệu đồng ).
Khi mới thành lập (1989-1994) Công ty chỉ là Tổ hợp Tiến Thịnh chuyên : +Dịch
vụ trang trí nội ngoại thất;

+ Dịch vụ lắp đặt điện dân dụng;
Đến năm 1994 doanh nghiệp thành Công ty TNHH Tân Tiến. Giấy chứng
nhận đăng kư kinh doanh số: 071258 do Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày
17/4/1994.Và nghành kinh doanh:
+ Lắp đặt các tuyến cáp thông tin :
+ Lắp đặt tổng đài điện thoại dung lượng nhỏ ;
+ Lắp dựng cột anten cao đến 70m;
+ Lắp đặt máy điện thoại thuê bao ;
Và đến ngày 19 tháng 01 năm 2001được chuyển đổi thành Công ty cổ phần
đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà.Và được bổ sung thêm các
nghành kinh doanh:
+ Xây lắp đường dây và trạm biến thế đến 35KV;
+ Sản xuất gia công kết câu thép;
+ Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng ;
1.3. Vị trí kinh tế của công ty trong nền kinh tế .
Công ty CPĐTPT XD & TM Sơn Hà với tuổi nghề còn non trẻ và trải qua
nhiều giai đoạn hình thành và phát triển Công ty đã gặp không ít khó khăn. Tuy
nhiên nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Ban lãnh đạo Công ty cùng với đội ngũ
cán bộ nhân viên với mục tiêu phát huy nội lực, đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh
doanh. Nhờ sự năng động sáng tạo, nhanh nhậy của đội ngũ nhân viên trẻ biết
17
nắm bắt được tình hình đi lên của đất nước và quy luật của thị trường Công ty đã
có những bước phát triển đáng kể trên thi trường Xây dựng, nhất là trong lĩnh vực
Viễn thông.
Qua 16 năm hình thành và phát triển cùng với kinh nghiệm trên thị trường
Công ty đã xây dựng nhiều các công trình, hạng mục công trình có ý nghĩa tầm
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như: Nhà phát hành sách quốc tế, Bưu điện
Huyện Đông Anh, Bưu điện huyện Hưng Yên, Bưu điện huyện Sóc Sơn…., Xây
dựng các mạng cáp ngầm thuộc ngành Bưu chính viễn thông phục vụ mục tiêu
đến năm 2010 ngầm hoá toàn bộ hệ thống cáp viễn thông của Tổng công ty Bưu

chính Viễn thông, Xây dựng các cột thu phát sóng cho các đơn vị Vinaphone và
Mobiphone …và nhiều công trình trong và ngoài viễn thông. Từ những hiệu quả
đạt được, Công ty đã được Hội doanh nghiệp trẻ Thủ đô tặng bằng khen và danh
hiệu.
1.4. Quá trình hoạt động của công ty
Kể từ khi thành lập Công ty đã thi công xây lắp nhiều công trình quan
trọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, đặc biệt trong nghành Bưu
chính viễn thông. Để đáp ứng được yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới, Công ty
luôn luôn tiếp cận với công nghệ tiên tiến, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại phù
hợp với xu thế phát triển, có những chính sách hợp lý để thu hút nhân lực, có kế
hoạch bồi dưỡng, đào tạo nguồn lao động như có các chế độ ưu đãi hợp lý, đóng
bảo hiểm xã hội cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.
Đến nay Công ty đã thi công hàng trăm công trình xây lắp trên nhiều tỉnh,
thành của đất nước, nhiều công trình do Công ty thi công được đánh giá là công
trình đạt chất lượng cao.
Với mô hình quản lý hiệu quả, đạt chất lượng Công ty đã được cấp chứng
chỉ quản lý ISO 9001:2000
Số năm kinh nghiệm trong các loại hình xây dựng:
- Xây dựng kiến trúc: 7 năm.
- Lắp đặt các tuyến cáp thông tin: 5 năm
18
- Lắp đặt các tổng đài dung lượng nhỏ: 5 năm
- Lắp dựng cột ăng ten cao đến 70m: 5 năm
2. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH.
- Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, thuỷ lợi, giao thông, hạ
tầng kỹ thuật.
- Dịch vụ trang trí nội, ngoại thất.
- Dịch vụ lắp đặt điện dân dụng.
- Xây lắp đường dây và trạm biến thế điện đến 35 KV.
- Lắp đặt các tuyến cáp thông tin.

- Lắp đặt các tổng đài dung lượng nhỏ.
- Lắp đặt máy điện thoại thuê bao.
- Lắp dựng cột ăng ten cao đến 70m.
- Sản xuất gia công kết cấu thép.
- Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
- Lắp đặt đài chuyển mạch viễn thông.
- Sản xuất dây cáp thông tin, các vật liệu phụ cho các ngành viễn thông.
- Đại lý cung cấp vật tư, máy móc và các dịch vụ Bưu chính viễn thông.
- Dịch vụ kỹ thuật, lắp đặt, sửa chữa, bảo dưõng, bảo trì các sản phẩm của
Công ty kinh doanh.
3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY.
3.1. Thành phần ban lãnh đạo
- Giám đốc: Ông Nguyễn Văn Ngọc.
- Phó giám đốc: Ông Ngô Vĩnh Hải.
- Phó giám đốc: Ông Nguyễn Đức Thọ.
3.2. Các phòng ban trực thuộc công ty.
- Phòng kế toán tài chính.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật.
- Phòng vật tư thiết bị.
- Phòng kinh doanh tiếp thị.
19
- Phòng hành chính quản trị.
3.3. Các đơn vị trực thuộc công ty.
- 2 Xí nghiệp xây lắp (số 1 và số 2).
- 7 Đội thi công xây lắp.

20
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THƯƠNG MẠI SƠN HÀ
21
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
P. Giám đốc kinh tế,
thương mại
P. Giám đốc kỹ thuật
P. thiết bị
viễn thông
và đào tạo
P. Kế hoạch tài
chính kế toán
P. Kỹ thuật
thi công
P. Tổ chức
hành chính
Các độ XD
dân dụng
Các đội XD
Bưu chính
VT
Đội Xây
lắp số 1
Đội XL số
2
dụng
Đội XL số
3
Đội XL số

5
Đội XL
Số 4
- Đại hội đồng cổ đông: Có quyết định cao nhất của Công ty cổ phần
ĐTPT xây dựng & Thương mại Sơn Hà. Đội hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi
năm một lần theo quyết định triệu tập của Hội đồng Quản trị.
- Hội đồng quản trị: Có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc
thẩm quyền của đại hội cổ đông. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội
đồng quản trị, do hội đồng quản trị bầu ra.
- Ban kiểm soát: Do Công ty cổ phần có 5 cổ đông nên có ban kiểm soát,
gồm 3 thành viên. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đông về
những sai phạm gây thiệt hại cho Công ty khi thực hiện nhiệm vụ.
- Ban giám đốc: là thành viên do Hội đồng quản trị bầu ra, gồm:
+ Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp
luật về tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, làm tròn nghĩa vụ với
Nhà nước theo đúng quy định hiện hành. Giám đốc điều hành sản xuất kinh
doanh theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức quản lý theo
nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
+ Phó Giám đốc: Giúp việc cho giám đốc và được giám đốc uỷ nhiệm quản
lý quá trình sản xuất và kỹ thuật.
Các phòng ban chức năng có nhiệm vụ giúp ban lãnh đạo Công ty quản lý
hoạt đồng kinh doanh và chịu sự quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh và
chịu sự quản lý trực tiếp của ban Giám đốc Công ty.
3.4. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban
+ Phòng tổ chức hành chính: là bộ phận bố trí, xắp xếp lao động của công
ty về số lượng, trình độ nghiệm vụ phù hợp với từng phòng. Đồng thời phòng có
nhiệm vụ tính lương, tiền thưởng cho cán bộ Công nhân viên toàn Công ty, phụ
trách bảo hiểm, an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phục vụ tiếp khách…..
+ Phòng kỹ thuật:

Phòng kỹ thuật chia ra làm hai mảng
22
* Mảng xây dựng Dân dụng: Có trách nhiệm theo dõi, tổ chức thi công việc
xây dựng các khu nhà ở, nhà làm việc.
* Mảng Xây dựng Bưu chính Viễn thông: Có trách nhiệm theo dõi, tổ
chức, lên kế hoạch và phân cho đội thi công các công trình xây dựng mạng cáp
ngoại vi thuộc lĩnh vực viễn thông.
+ Phòng tài chính kế toán: Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ tài chính của
Công ty, huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, xác định kết quản kinh
doanh, thanh toán các khoản nợ, tổng hợp, lập báo cáo kế toán định kỳ và quyết
toán năm, tư vấn cho ban giám đốc khi đưa ra quyết định liên quan đến tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty.
4. Năng lực của Công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn
Hà.
4.1. Nguồn nhân lực.
4.1.1.Số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty: 142
- Kỹ sư các ngành nghề: 19
Kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng: 05
Kỹ sư chuyên ngành bưu chính viễn thông: 09
Kỹ sư kinh tế: 05
- Cán bộ trung cấp các ngành nghề: 33
Cán bộ trung cấp chuyên ngành xây dựng dân dụng: 12
Cán bộ trung cấp chuyên ngành bưu chính viễn thông: 21
- Công nhân kỹ thuật các ngành nghề: 90
Công nhân chuyên ngành xây dựng dân dụng: 35
Công nhân chuyên ngành bưu chính viễn thông: 55
4.1.2. Bố Trí Nhân Sự:
Tên Tuổi Năm
CT
Học

Vấn
N/Vụ dự
kiến được
giao
Kinh
nghiệ
m
Quản lý chung
23
- Ti tr s
- Ti hin trng
Nguyn Vn Ngc
Nguyn Tt Thnh
43
32
19
8
H
H
Giỏm c
CN CT
10
7
Qun lý HC
- Ti tr s
- Ti hin trng
Nguyn Tin Tõn
ng Trung
52
30

29
7
H
H
P Giỏm c
PT thi cụng
10
5
Qun lý KT
- Ti tr s
- Ti hin trng
Nguyn Th Liờn
Lờ Vn Thnh
27
34
4
9
H
H
Cỏn b KT
PT thi cụng
4
7
Giỏm Sỏt
- Ti tr s
- Ti hin trng
Xuõn Kiờn
Vn Thnh
27
34

4
9
H
H
Cỏn b KT
GS thi cụng
4
7
Cỏc Vic Khỏc
- Cỏn b vt t
- Th Kho
Ngụ
Nguyn Bỡnh
42
45
15
20
T.Cp
T.Cp
CB.Vt t
P.Vt t
10
10
4.1.3. D Kin i Sn Xut:
TT Loi Th Bc Th Bỡnh Quõn S Ngi
1 Th n 3 - 5 15
2 Th in 4 5 02
3 Th mỏy 4 5 02
4 Cụng nhõn chuyờn nghnh bu
in

3 - 5 15
5 Lao ng ph thụng 40
4.2. Nng lc mỏy múc thit b
Danh sách thiết bị do công ty quản lý và khai thác.
TT Tên thiết bị
Năm sản
xuất
Số lợng Nớc sản xuất
Công suất
hoạt động
1 Ô tô I FA ben 1999 02 Đức 5 tấn
2 Ô tô Kamaz 2001 04 Nga 7 tấn
24
3 Ô tô Huyn Đai 2006 02 Hàn Quốc 15 tấn
4 Cẩu tự hành 2003 02 Hàn Quốc 5 tấn
5 Cẩu tháp 2005 01 Nhật Bản 25 tấn
6 Máy ép thuỷ lực 2005 01 Nhật Bản 75 tấn
7 Máy trộn bê tông 2006 02 Trung Quốc 400 lít
8 Palăng xích 2000 02 Trung Quốc 5 tấn
9 Máy kinh vĩ Theo 20 2002 01 Đức
10 Máy thuỷ binh Sokin 2003 01 Nhật
11 Máy trộn bê tông 2002 04 Trung Quốc 250 lít
12 Máy hàn điện 2003 04 Nga 15 KW
13 Máy cắt uốn 2004 03 Trung Quốc 5 KW
14 Máy cắt bê tông 2004 03 Hàn Quốc 2.5 KW
15 Máy phát điện 2005 02 Nhật 25 KW
16 Máy bơm nớc 2004 02 Nhật 1.5 KW
17 Máy đầm bàn 2003 03 Nhật 2.5 KW
18 Máy đầm dùi 2003 03 Nhật 1.5 KW
19 Máy đầm cóc Mikasa 2005 02 Nhật

20
Đồng hồ đo điện vạn
năng
2005 03 Thuỵ Sỹ
21
Đồng hồ Me gom
2005
03 Thuỵ Sỹ
22 Ghi luồn cáp 2005 07 Đức
23 Máy hàn cáp quang 2006 01 Đức
24 Máy Photo 2004 02 Nhật
25 Máy ép cọc 2004 01 Nhật 50 tấn
26 Thớc lăn 2004 03 Nhật
27 Ô tô Dahasu 2006 01 Nhật 7 chỗ
28 Ô tô Zace 2003 01 Nhật 7 chỗ
Công ty CPĐTPTXD & TM Sơn Hà
Ngoi ra Cụng ty cũn s hu cỏc lo mỏy thit b thớ nghim, thit b trc
a hin i v nhng thit b khỏc phc v cụng tỏc thi cụng xõy dng, san nn
v cỏc cụng tỏc khỏc.
Nhn thc c tm quan trng ca vic sa cha, i mi cỏc mỏy múc
thit b, hng nm Cụng ty ó u t kp thi, ỳng thi im hng chc thit b
úng cc, mỏy san, mỏy o, cu thỏp, mỏy vi tớnhVi tng s vn lờn ti hng
chc t ng.
Ngoi nhng nng lc mỏy múc hin cú thỡ Cụng ty cũn cú mt i ng
nhng nh thi cụng cú nng lc , cú kinh nghim thi cụng ú l cỏc i thi cụng 1
25

×