Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất của nông hộ tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 71 trang )

1

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ MINH TRÚC




PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÖA CỦA NÔNG
HỘ TỈNH ĐỒNG THÁP







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mã số ngành: 52340201








01 - 2014

2

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ MINH TRÚC
MSSV:4105710



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT LÖA CỦA NÔNG
HỘ TỈNH ĐỒNG THÁP







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Mã số ngành: 52340201

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. PHAN ĐÌNH KHÔI



01 - 2014


3

LỜI CẢM TẠ


Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều
kiện thuận lợi cho em học tập nghiên cứu; cảm ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản trị
kinh doanh đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững
chắc cho em sau này.
Trong quá trình thu thập số liệu, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
anh chị, cô chú tại các Sở, Ban ngành tỉnh Đồng Tháp như Sở Nông nghiệp & Phát triển
Nông thôn, Cục Thống kê, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư và các UBND xã.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Phan Đình Khôi đã tận tình hướng dẫn và tạo
điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này.
Với thời gian thực hiện đề tài trong thời gian ngắn, mặc dù có rất nhiều cố gắng
nhưng không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô,
giúp em bổ sung, hoàn thiện kiến thức hơn.
Cuối lời, em xin kính chúc quý thầy cô nhiều sức khỏe, luôn nhiệt huyết giảng
dạy để tiếp tục truyền đạt kiến thức cho chúng em và thế hệ mai sau.

Trân trọng!

Ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện


NGUYỄN THỊ MINH TRÖC












4

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên
cứu khoa học nào.

















Ngày 15 tháng 05 năm 2014
Sinh viên thực hiện



NGUYỄN THỊ MINH TRÖC

















5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN

















Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên hướng dẫn





























6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


















Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên phản biện






























7

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng các hệ số trong mô hình 17
Bảng 4.1: Thông tin cơ bản của nông hộ 29
Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ tỉnh Đồng Tháp 31
Bảng 4.3: Kết quả sản xuất năm 2013 33
Bảng 4.4: Thu nhập và tiết kiệm của nông hộ 34
Bảng 4.5: Lý do không vay vốn của nông hộ 36
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng của mô hình 42

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Phân loại nông hộ 30
Hình 4.2: Chi phí sản xuất lúa của nông hộ 33
Hình 4.3: Tình hình vay vốn của nông hộ tỉnh Đồng Tháp 35
Hình 4.4: Mục đích vay vốn của nông hộ 35
Hình 4.5: Tình hình phổ biến thông tin BHNN tại Đồng Tháp 37
Hình 4.6: Nguồn cung cấp thông tin BHNN 37
Hình 4.7: Tình hình tham gia BHNN của nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp 36
Hình 4.8: Lý do tham gia BHNN của nông hộ 36
Hình 4.9: Lý do không tham gia BHNN của nông hộ 39


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
Công 1.000 m
2


















8

MỤC LỤC
Trang

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc bài viết 3
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.2 Lược khảo tài liệu 12
2.3 Phương pháp nghiên cứu 15
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 21
3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 21
3.2. Tình hình tham gia Bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất láu của nông hộ
tỉnh Đồng Tháp 26
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BHNN TRONG SẢN XUẤT LÖA
CỦA NÔNG HỘ TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 29
4.1. Đặc điểm nông hộ tỉnh Đồng Tháp 29
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định Bảo hiểm nông nghiệp trong
sản xuất lúa của nông hộ tỉnh Đồng Tháp 40

4.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của Bảo hiểm nông nghiệp trong
sản xuất lúa của nông hộ 44
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
5.1. Kết luận 48
5.2. Kiến nghị 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
PHỤ LỤC 1 53
PHỤ LỤC 2 63
9








CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong hai vựa lúa của cả nước
với tổng diện tích khoảng 4 triệu hecta, chiếm khoảng 12% tổng diện tích lãnh
thổ Việt Nam. ĐBSCL là khu vực có tiềm năng rất lớn để phát triển nền nông
nghiệp hiện đại của đất nước. Hơn thế nữa, ĐBSCL đóng góp khoảng 55% trong
tổng diện tích sản xuất nông nghiệp và khoảng 65% tổng giá trị sản phẩm nông
nghiệp quốc gia. Trong đó, sản xuất lúa gạo đạt 56% trong tổng sản lượng và gần
90% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia (Nguồn: tính toán từ số liệu của
Tổng cục thống kê, 2012). Tuy nhiên, những năm qua dù cho năng suất và sản
lượng lúa liên tục tăng cao nhưng cuộc sống của người nông dân trồng lúa vẫn

còn chịu nhiều rủi ro, thiệt thòi, đời sống chậm cải thiện, khó đạt mục tiêu xây
dựng nông thôn mới. Khó khăn lớn nhất của nông dân ĐBSCL là sản xuất và thu
hoạch còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Vào mùa mưa vùng trũng bị ngập
úng, nhiều lúa non bị chết, mùa khô nhiều nơi khô hạn và bị nước mặn xâm nhập,
độc canh cây lúa còn phổ biến, sâu bệnh đe dọa thường xuyên trên đồng ruộng
Ðiều kiện phơi sấy không bảo đảm cho nên nông dân phải chịu rất nhiều rủi ro
khi thu hoạch các vụ lúa trong mùa mưa. Những biến đổi khí hậu càng làm cho
nông dân vùng ĐBSCL khó khăn hơn trong sản xuất và thu hoạch lúa. Việc tiêu
thụ lúa sau thu hoạch lại hoàn toàn phụ thuộc vào giá cả trên thị trường, người
10

nông dân không có quyền quyết định giá bán và tình trạng được mùa rớt giá của
người nông dân kéo dài từ vụ này sang vụ khác, năm này qua năm khác. Chính vì
thế, với mục tiêu hình thành trợ lực cho sản xuất nông nghiệp phát triển bền
vững, hỗ trợ cho quá trình xây dựng nông thôn mới, Bảo hiểm nông nghiệp
(BHNN) ra đời là hình thức giúp người nông dân giảm bớt khó khăn khi xảy ra
thiên tai, dịch bệnh.
Bảo hiểm nông nghiệp là một trong những chính sách hỗ trợ cho người sản
xuất lúa nhằm chủ động khắc phục, bù đắp thiệt hại do hậu quả của thiên tai, dịch
bệnh gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, an ninh lương thực. Tuy nhiên,
việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp cho cây lúa của các nông hộ tại tỉnh Đồng
Tháp vẫn chưa thật sự đạt kết quả như mong đợi. Các hộ nông dân vẫn còn e ngại
khi tham gia loại hình bảo hiểm này, tỷ lệ hộ nông dân bình thường tham gia bảo
hiểm rất thấp, chủ yếu vẫn là các hộ nghèo và cận nghèo tham gia. Do đó, đề tài
”Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông
nghiệp trong sản xuất lúa của nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp” là cần thiết để tìm
hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm nông
nghiệp cho cây lúa của nông hộ, đồng thời đề ra các giải pháp cụ thể để chương
trình thí điểm BHNN thực sự đi vào cuộc sống của mọi nhà nông.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tham gia Bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất lúa và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia Bảo hiểm nông nghiệp
trong sản xuất lúa của nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp nhằm đề xuất giải pháp giúp
chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề tài được hình thành nhằm giải quyết các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Đánh giá thực trạng tham gia BHNN trong sản xuất lúa của nông hộ;
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN trong
sản xuất lúa của nông hộ;
11

(3) Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với BHNN
trong sản xuất lúa của nông hộ.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được thực hiện trên ba huyện của tỉnh Đồng Tháp là huyện Tháp
Mười, Châu Thành và Tân Hồng.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thu số liệu từ tháng 2/2014 đến tháng 3/2014.
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2014 đến tháng 5/2014.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ sản xuất lúa ở tỉnh Đồng
Tháp bao gồm những hộ không tham gia BHNN và có tham gia BHNN trong sản
xuất lúa. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thu thập thông tin từ các phòng nông
nghiệp của các huyện chọn thu mẫu, các cán bộ tham gia trực tiếp vào chương
trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp.
1.4 CẤU TRÖC BÀI VIẾT
Bài nghiên cứu làm rõ các vấn đề như mục tiêu nghiên cứu đã định và trình

bày theo 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Giới thiệu địa bàn nghiên cứu
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNN
trong sản xuất lúa của nông hộ tỉnh Đồng Tháp
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
12

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các vấn đề liên quan đến bảo hiểm nông nghiệp
2.1.1.1 Sơ lược về bảo hiểm nông nghiệp
Nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro, không giống như bất kỳ ngành
công nghiệp nào, bởi nông nghiệp phải chịu sự thay đổi của thiên nhiên ảnh
hưởng đến năng suất cây trồng. Trong các nước đang phát triển, rủi ro về năng
suất là phổ biến do đa số những người nông dân nghèo thì có rất ít phương tiện
hiện đại, nguồn lực kinh tế bị hạn chế, nên họ bị ảnh hưởng rất nhiều khi xảy ra
mất mùa, năng suất thấp. Bảo hiểm nông nghiệp là một công cụ cũng như một cơ
chế hiệu quả hơn để đối phó với các vấn đề của nền nông nghiệp, đồng thời bảo
hiểm nông nghiệp làm giảm các chi phí trực tiếp cũng như gián tiếp cho nền kinh
tế quốc dân (Jain, 2004).
Trong bài nghiên cứu Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của các
nông hộ ở Cần Thơ của Phạm Lê Thông (2013), tác giả chỉ ra rằng nông dân
thường phải đương đầu với những rủi ro làm giảm năng suất và thu nhập nên
nông dân phảm áp dụng những chiến lược để đối phó với những rủi ro này.
Những chiến lược này rất đa dạng và BHNN là công cụ thị trường quan trọng mà
nông dân thường sử dụng để bảo vệ năng suất và doanh thu khỏi những rủi ro, từ

đó ổn định thu nhập và kế sinh nhai trong ngắn hạn, để có thể đầu tư vào những
hoạt động sinh lợi cao hơn nhưng cũng rủi ro hơn cũng như ứng dụng những kỹ
thuật mới vào sản xuất trong dài hạn. Sự tham gia của nông dân là yếu tố quan
trọng đảm bảo sự tồn tại của các chương trình bảo hiểm. Theo Ellis (1993), nông
dân dựa trên sự đánh giá của mình về khả năng xảy ra các sự kiện bất định và
những thiệt hại có thể có của những sự kiện này để đưa ra quyết định tham gia
gia bảo hiểm nhằm tối đa hóa hữu dụng.
Tương tự như quan điểm trên, Mahul (2011) cho rằng bảo hiểm nông
nghiệp là một công cụ mà nông dân và các bên có liên quan khác có thể sử dụng
13

để quản lý rủi ro quá lớn, vượt khỏi tầm kiểm soát của mình. Một phần rủi ro sẽ
được chuyển giao cho một bên khác và đồng thời những người muốn chuyển
giao rủi ro sẽ phải trả một khoản phí gọi là phí bảo hiểm. Bảo hiểm nông nghiệp
(bao gồm cây trồng, vật nuôi) có thể cung cấp các lợi ích to lớn cho các hộ nông
dân. Khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết thì bảo hiểm được thiết kế để bảo
vệ doanh thu, thu nhập bị thua lỗ của nông dân giúp họ tránh được việc phải bán
tài sản sinh kế và phải tiêu dùng hết các khoản tiế kiệm của gia đình. Ngoài ra,
bảo hiểm nông nghiệp hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận các cơ hội mới
bằng cách cải thiện khả năng của mình để vay vốn giúp họ có thể tiến hành các
mô hình canh tác mới mà có thể đạt lợi nhuận cao hơn và an toàn hơn. Tác giả
phân loại bảo hiểm cây trồng như sau:
- Bảo hiểm truyền thống: bao gồm Bảo hiểm một loại cây trồng cụ thể và
Bảo hiểm nhiều loại cây trồng. Ưu điểm của nhóm bảo hiểm này là cách thức
tham gia cũng như quy tắc bồi thường đơn giản, có lịch sử phát triển từ lâu nên
phổ biến trên thị trường và đáp ứng được như cầu đảm bảo thu nhập và sản xuất
cho nông dân. Tuy nhiên, nhóm bảo hiểm này không phù hợp với các nguy cơ,
rủi ro phức tạp (như sâu hại, hạn hán, ), dễ xảy ra rủi ro đạo đức và tốn nhiều
chi phí giám định tổn thất trong hệ thống quy mô canh tác nhỏ.
- Bảo hiểm theo chỉ số: bao gồm Bảo hiểm chỉ số năng suất phân theo khu

vực và Bảo hiểm chỉ số thời tiết. Nhóm bảo hiểm này hình thành nhămg khắc
phục các nhược điểm của nhóm bảo hiểm truyền thống vì tránh được rủi ro đạo
đức, có thể áp dụng cho các nguy cơ thảm họa ảnh hưởng trên diện tích rộng lớn,
thông tin minh bạch, khách quan (giải quyết dựa vào dữ liệu khí tượng MET) nên
chi phí giám định thấp và dễ dàng để tái bảo hiểm. Nhưng nhược điểm của nhóm
này là các dữ liệu về lịch sử năng suất của địa phương thường không có sẵn và
không đáng tin cậy; công việc thiết lập các thước đo chỉ số là kỹ thuật phức tạp
và cần cơ sở dữ liệu khí tượng, nông học, mô hình canh tác tương đối chuẩn.
Còn theo Nguyễn Quốc Nghi (2011) bảo hiểm nông nghiệp là công cụ tài
chính cần thiết, góp phần quan trọng duy trì sự phát triển ổn định của sản xuất
nông nghiệp. Ở Việt Nam, hiện nay, bảo hiểm nông nghiệp có ba dòng sản phẩm
chính là:
14

- Bảo hiểm truyền thống: Tính trên giá trị thu hoạch của từng cây trồng, vật
nuôi, thiệt hại bao nhiêu thì công ty bảo hiểm sẽ trả cho nông dân bấy nhiêu;
- Bảo hiểm theo chỉ số thời tiết: Thực hiện bảo hiểm theo chỉ số lũ lụt hoặc
chỉ số khô hạn;
- Bảo hiểm theo chỉ số sản lượng: Căn cứ vào phần chênh lệch giữa sản
lượng trên lý thuyết và sản lượng thu hoạch thực tế để bồi thường.
2.1.1.2 Giới thiệu Chương trình thí điểm Bảo hiểm nông nghiệp
Vùng ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển nông nghiệp, ảnh
hưởng đến đời sống nhân dân, nhất là nông dân, bởi với gần một nửa diện tích bị
ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, cùng với thiên tai, dịch bệnh trên cây lúa, thủy sản
xảy ra hàng năm,…
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg
ngày 01-3-2011 thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013
đối với 7 tỉnh vùng ĐBSCL. Trong đó, thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa tại 2
địa phương là An Giang và Đồng Tháp, thực hiện bảo hiểm đối với nuôi trồng
thủy sản cá tra, cá ba sa, tôm sú, tôm chân trắng tại các tỉnh Bến Tre, Sóc Trăng,

Trà Vinh, Bạc Liêu và Cà Mau. Thời gian thực hiện từ ngày 01-7-2011 đến hết
năm 2013. Mục đích của thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ
cho người sản xuất nông nghiệp chủ động khắc phục và bù đắp thiệt hại tài chính
do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã
hội nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
Các mức hỗ trợ gồm: hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân
nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 80%
phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia
thí điểm bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá
nhân không thuộc diện nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp; hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông
nghiệp tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.
Theo Hội nghị đánh giá kết quả sau 2 năm triển khai thực hiện thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp (BHNN) tại 21/63 tỉnh, thành phố được chọn làm thí điểm bảo
15

hiểm về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng
Chính phủ, sau thời gian triển khai, kết quả đạt được lớn nhất mà các tỉnh, thành
được chọn làm thí điểm đều khẳng định là việc bảo hiểm nông nghiệp là đúng
đắn và rất cần thiết nhằm hỗ trợ cho người sản xuất nông nghiệp, chủ động khắc
phục và bù đắp những thiệt hại tài chính do hậu quả của thiên tai dịch bệnh gây
ra góp phần bảo đảm ổn định an sinh xã hộ nông thôn, thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp phát triển. Với mục tiêu đó nên các tỉnh, thành đã tập trung tổ chức chỉ
đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc và làm tốt công tác tuyên truyền
nên bước đầu đã thu được kết quả đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, những khó khăn trong quá trình triển khai thí điểm bảo hiểm
nông nghiệp mà các tỉnh, thành thường gặp phải đó là bảo hiểm nông nghiêp là
loại hình bảo hiểm mới rất phức tạp, lần đầu tiên làm thí điểm nên chưa có kinh
nghiệm. Phạm vi, đối tượng, địa bàn bảo hiểm nông nghiệp là khá rộng, mặt khác
do tính chất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam là sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập

trung. Diễn biến thời tiết khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thời gian qua rất phức tạp,
tình hình giá cả thị trường, vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi nhiều biến
động làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thí điểm bảo hiểm nông
nghiệp. Nhiều nơi người dân chưa mặn mà với việc việc tham gia bảo hiểm cây
trồng vật nuôi hoặc một số hộ dân, tổ chức sản xuất nông nghiệp còn tham gia
mang tính chất thăm dò, thậm trí có trường hợp lựa chọn đối tượng được bảo
hiểm có rủi ro cao để tham gia.
Định hướng công việc trong thời gian tới mà Ban chỉ đạo BHNN Trung
ương đưa ra để các tỉnh thành triển khai là tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính
sách cho những năm sau về bảo hiểm nông nghiệp. Rà soát, ban hành các quy
trình trồng lúa, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho phù hợp với đặc điểm sản
xuất nông nghiệp tại địa phương. Tăng cường các hình thức tuyên truyền để nâng
cao nhận thức cho người dân về bảo hiểm nông nghiệp để nâng cao số hộ dân
tham gia đợt bảo hiểm thí điểm này. Đồng thời tiếp tục tổ chức triển khai ký kết
hợp đồng bảo hiểm cho người dân đảm bảo đúng đối tượng, chính sách, phạm vi,
quy tắc bảo hiểm. Thực hiện tốt việc giải quyết bồi thường, tuân thủ quy định,
16

phòng ngừa trục lợi bảo hiểm. Các hợp đồng bảo hiểm thí điểm tại các hộ dân
được ký kết đến ngày 31/12/2013 và sẽ tổng kết đánh giá trước ngày 30/6/2014.
Sau khi triển khai chương trình thí điểm, không ít các nhà nghiên cứu,
chuyên gia cũng như các nhà chuyên trách nêu ra các ý kiến về Chương trình bảo
hiểm nông nghiệp thí điểm của nước ta. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương
Đình Huệ, “Bảo hiểm nông nghiệp là một trong những chính sách ưu tiên, nhằm
tạo ra một công cụ dự phòng rủi ro ưu việt trong điều kiện ngành nông nghiệp
nước ta nhiều thiên tai, dịch bệnh, nhưng dự phòng rủi ro của người nông dân lại
mỏng”. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho rằng, “việc triển khai thí điểm bảo hiểm
trong nông nghiệp cũng còn chậm và chưa đồng đều giữa các địa phương. Số hộ
dân tham gia chưa nhiều, diện tích tham gia bảo hiểm chưa lớn, số lượng vật nuôi
thủy sản tham gia bảo hiểm chiếm tỷ lệ thấp”. Ông Christopher Coe, Giám đốc

Tư vấn tái bảo hiểm nông nghiệp Đông Nam Á của Aon Benfield cũng cùng
quan điểm trên, ông cho rằng “bảo hiểm nông nghiệp giúp ổn định tài chính cho
người dân và đào tạo cho họ kỹ năng quản lý rủi ro tốt hơn” nhưng ông nhấn
mạnh “Việt Nam phải đối mặt không ít thách thức để xây dựng một chương trình
bảo hiểm nông nghiệp thành công. Thách thức lớn nhất là tâm lý người nông dân
chưa có thói quen mua bảo hiểm, dẫn đến việc tuyên truyền, vận động tham gia
bảo hiểm gặp khó; sự phân tán của những đối tượng được bảo hiểm trên toàn
quốc cũng gây khó cho việc thu phí và chi trả bồi thường”
Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia chương trình bảo hiểm này,
Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho rằng: “Các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa để
thúc đẩy chương trình. Tuy đây là một lĩnh vực phi lợi nhuận, nhưng về lâu dài
sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các loại công cụ tài chính
vi mô, cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng thị trường, phát triển đưa vào thị
trường các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp khác”.
3.1.2 Tìm hiểu về nông hộ
3.1.2.1 Định nghĩa
Theo Điều 106 Bộ luật Dân sự năm 2005 Việt Nam, hộ gia đình là hộ mà
các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế
chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh
17

doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc
các lĩnh vực này.
Giáo sư Frank Ellis (1993) đưa ra một số định nghĩa về nông dân, nông
hộ. Theo ông các đặc điểm đặc trưng của đơn vị kinh tế mà chúng phân biệt gia
đình nông dân với những người làm kinh tế khác trong một nền kinh tế thị trường
là:
Thứ nhất, đất đai: Với người nông dân, ruộng đất chính là một yếu tố hơn
hẳn các yếu tố sản xuất khác vì giá trị của nó; nó là nguồn đảm bảo lâu dài đời
sống của gia đình nông dân trước những thiên tai.

Thứ hai, lao động: Sự tín nhiệm đối với lao động của gia đình là một đặc
tính kinh tế nổi bật của người nông dân. Người “lao động gia đình” là cơ sở của
các nông trại, là yếu tố phân biệt chúng với các xí nghiệp tư bản.
Thứ ba, tiền vốn và sự tiêu dùng: Người nông dân làm công việc của gia
đình chứ không phải làm công việc kinh doanh thuần túy, nó khác với đặc điểm
chủ yếu của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là làm chủ vốn đầu tư vào tích lũy
cũng như khái niệm hoàn vốn đầu tư dưới dạng lợi nhuận.
Tóm lại, trong kinh tế, nông hộ được quan niệm trên nhiều khía cạnh:
- Nông hộ là hộ gia đình sống ở nông thôn, tham gia trong các ngành nghề
sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản) và phi nông
nghiệp (như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ) ở các mức độ khác nhau.
Thành viên cùng chung sống dưới một mái nhà, mọi người đều hưởng phần thu
nhập và mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người
lớn trong hộ gia đình.
- Nông hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa là
một đơn vị tiêu dùng. Như vậy, hộ nông thôn không thể là một đơn vị kinh tế độc
lập tuyệt đối và toàn năng, mà còn phải phụ thuộc vào các hệ thống kinh tế lớn
hơn của nền kinh tế quốc dân. Khi trình độ phát triển lên mức cao của công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, thị trường, xã hội càng mở rộng và đi vào chiều sâu, thì
các hộ nông thôn càng phụ thuộc nhiều hơn vào các hệ thống kinh tế rộng lớn
không chỉ trong phạm vi một vùng, một nước. Điều này càng có ý nghĩa đối với
các hộ ở vùng nông thôn nước ta trong tình hình hiện nay.
Nông hộ được phân loại dựa vào các tiêu chí sau:
18

- Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
+ Hộ nông dân hoàn toàn tự cấp không có phản ứng với thị trường.
Loại hộ này có mục tiêu là tối đa hoá lợi ích, đó là việc sản xuất các sản
phẩm cần thiết để tiêu dùng trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động
trong nông hộ phải hoạt động cật lực và đó cũng được coi như một lợi ích, để

có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt, sự hoạt động của họ phụ thuộc vào: Khả năng
mở rộng diện tích đất đai, có thị trường lao động để họ mua nhằm lấy lãi, có thị
trường lao động để họ bán sức lao động để có thu nhập và có thị trường sản phẩm
để trao đổi nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.
+ Hộ nông dân sản xuất hàng hoá chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là
tối đa hoá lợi nhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị
trường vốn, ruộng đất, lao động.
- Theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:
+ Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
+ Hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí,
mộc nề, rèn, sản xuất nguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt,
may, làm dịch vụ kỹ thuật cho nông nghiệp.
+ Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu
thủ công nghiệp, nhưng thu từ nông nghiệp là chính.
+ Hộ buôn bán: ở nơi đông dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ.
Các loại hộ trên không ổn định mà có thể thay đổi khi điều kiện cho
phép, vì vậy sản xuất công nghiệp nông thôn, phát triển cơ cấu hạ tầng sản
xuất và xã hội ở nông thôn, mở rộng mạng lưới thương mại và dịch vụ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn để chuyển hộ độc canh
thuần nông sang đa ngành hoặc chuyên môn hoá. Từ đó làm cho lao động
nông nghiệp giảm, thu hút lao động dư thừa ở nông thôn hoặc làm cho đối
tượng phi nông nghiệp tăng lên.
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của
quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật), là đơn vị sản xuất tự thực
hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản
xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình đó, nó có mối liên hệ
19

chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ

những khả năng và tiềm lực của hộ nông thôn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng
nền kinh tế quốc dân.
Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông
nghiệp ở nông thôn đã tồn tại từ lâu đời ở các nước nông nghiệp. Nông hộ bao
gồm chủ yếu cha mẹ và con cái, có hộ còn có cả ông bà và cháu chắt.
Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng
quan hệ hôn nhân và huyết thống. Về kinh tế các thành viên trong nông hộ gắn
với nhau trong quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ
phân phối sản phẩm. Các thành viên trong nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích
là lao động nhằm đáp ứng nhu cầu và thoát khỏi đói nghèo, phát triển kinh tế để
ngày càng giàu có.
Trong mỗi nông hộ thường cha hay mẹ là chủ hộ, vừa là người tổ chức phân
công lao động vừa trực tiếp lao động. Các thành viên trong gia đình cùng lao
động, gần gũi nhau, hiểu nhau về khả năng, đặc điểm của mỗi người nên tạo điều
kiện cho việc phân công hợp tác được hợp lý.
Kinh tế hộ gia đình phần lớn sản xuất với qui mô nhỏ, tự cấp, tự túc, do
ruộng đất giao cho các hộ manh mún, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp,
chưa thích ứng với kinh tế thị trường. Trình độ học vấn, trình độ tay nghề của
người lao động thấp, việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các hộ gia đình chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm nên chất lượng sản xuất, kinh doanh chưa cao và thiếu
bền vững. Chất lượng sản phẩm hàng hoá của các hộ gia đình chưa cao, chủ yếu
dưới dạng thô, tiêu thụ khó khăn, chưa nắm bắt được thị trường, nên còn thụ
động, hiệu quả thấp.
Thách thức khác đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng
trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về
năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Bên cạnh đó, hộ
nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật
thị trường. Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất
hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông
nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu

vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên
20

cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp
với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung
cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án
tối ưu.
Các khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng tạo ra một
cản trở lớn đối với kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ
thuật và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi
phí giao dịch cao Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế
đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng,
kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu. Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến
những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong
các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã hiện nay
trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật hiệu
quả và thiết thực. Cuối cùng là quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang làm
giảm dần diện tích đất sản xuất của người nông dân. Tư liệu sản xuất bị mất hoặc
giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp
làm cuộc sống của nông hộ gặp nhiều khó khăn.
2.2 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Khi thảo luận về vấn đề Thực trạng của Bảo hiểm nông nghiệp, tác giả
Nguyễn Quốc Nghi (2011) phân tích các nguyên nhân làm hoạt động bảo hiểm
nông nghiệp không mang lại hiệu quả trong bài viết Giải pháp phát triển thị
trường bảo hiểm nông nghiệp. Đặc điểm quy mô diện tích/nông hộ không lớn
gây khó khăn cho việc triển khai đại trà bảo hiểm nông nghiệp. Ngoài ra, các yếu
tố như kỹ thuật canh tác theo kinh nghiệm, trình độ nguồn nhân lực nông thôn và
sự thiếu hụt thông tin thị trường, tài chính cũng góp phần gây khó khăn cho thị
trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Tương tự như tác giả Nguyễn Quốc
Nghi, bài nghiên cứu Giải pháp góp phần phát triển thị trường bảo hiểm nông

nghiệp ở nước ta của Lê Khương Ninh (2013) cũng chỉ ra các nguyên nhân làm
hạn chế sự phát triển của thị trường bảo hiểm nông nghiệp. Ba nguyên nhân
chính khiến thị trường bảo hiểm nông nghiệp kém phát triển là rủi ro hệ thống
trong sản xuất nông nghiệp, thông tin bất đối xứng dẫn đến hiện tượng lựa chọn
sai lầm, động cơ lệch lạc của đối tượng được bảo hiểm (nông hộ) và trợ cấp của
21

Chính phủ dẫn đến tâm lý ỷ lại, làm cho động cơ của nông hộ càng trở nên lệch
lạc hơn.
Bên cạnh các phân tích của hai tác giả trên, bài nghiên cứu Agricuture and
rural development discussion paper của tác giả Mahul (2011) có cách nhìn rộng
hơn và khái quát hơn về vấn đề hiệu quả của bảo hiểm nông nghiệp. Trong bài
viết, tác giả đưa ra một số bài học về bảo hiểm cây trồng ở các nước phát triển.
Đầu tiên, chính sách bảo hiểm MPCI (Multiple Peril Crop Insurance) không có
lợi thế trở thành một chính sách chuẩn vì không có sự phân biệt giữa các loại cây
trồng được bảo hiểm, có vấn đề lớn về rủi ro đạo đức, chi phí hoạt động cao vì
cần nhiều trợ cấp. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm theo chỉ số năng suất phân theo
khu vực lại là một sản phẩm tương đối tốt hơn, mặc dù không phổ biến. Loại
hình bảo hiểm theo chỉ số thời tiết là một phát triển mới cho các ứng dụng nông
nghiệp. Nhưng loại hình bảo hiểm theo chỉ số không phổ biến trong các nước có
thu nhập cao và bị chi phối bởi thị trường. Một bài học mà tác giả đưa ra liên
quan đến sự can thiệp của chính phủ. Mức độ trợ cấp của chính phủ càng cao thì
càng không bền vững trong tình hình tài khóa hạn chế của nền kinh tế. Cuối
cùng, sự thành công hay thất bại của các chương tình bảo hiểm cây trồng đều có
liên quan đến nền kinh tế - chính trị của đất nước, tình hình phát triển nông
nghiệp, sự phức tạp của các rủi ro gây thiệt hại và năng lực quản lý của tổ chức
bảo hiểm.
Còn về vấn đề yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông
nghiệp của nông dân, nhóm tác giả J.Qulggin, G.Kafwgiannis và J.Stanton
(1993) sử dụng mô hình sản xuất Cobb - Douglas để phân tích sự ảnh hưởng của

việc tham gia bảo hiểm cây trồng đến năng suất của hai nhóm nông hộ có tham
gia và không tham gia bảo hiểm có cùng các điểm tương đồng về điều kiện sản
xuất trong bài Crop Insurance and Crop Production: An empirical study of moral
hazard and adverse selection. Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách bảo hiểm
cây trồng có tác dụng khích lệ sự gia tăng sản xuất, bằng chứng là năng suất của
nhóm nông hộ có tham gia bảo hiểm cây trồng cao hơn so với nhóm không tham
gia bảo hiểm. Trong bài nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm mùa vụ của nông dân (2003) của nhóm tác giả Bruce J.Sherrick,
Peter J.Barry, Paul N.Ellinger và Gary D.Schnitkey phân tích quyết định mua
22

bảo hiểm mùa vụ của nông dân cũng như sự lựa chọn của họ đối với các sản
phẩm thay thế bằng mô hình ước lượng hai bước. Trong bài viết, tác giả đánh giá
sự ảnh hưởng của việc nhận thức rủi ro, quản lý rủi ro cũng như sự khác biệt
trong cấu trúc nhân khẩu học của nông hộ. Khả năng sử dụng bảo hiểm nông
nghiệp cao hơn khi nông hộ nhận thức được nguy cơ về sản lượng. Ngoài ra, các
yếu tố như quy mô canh tác, độ tuổi, khả năng nhận thức nguy cơ và tầm quan
trọng của việc quản lý rủi ro hay các biến cấu trúc, nhân khẩu học được xác định
có tác động đến sự lựa chọn giữa bảo hiểm nông nghiệp và các sản phẩm thay thế
trong quá trình quản lý rủi ro của nông hộ.
Cùng đề cập đến vấn đề quyết định tham gia BHNN, bài viết Các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm mùa vụ của nông dân phía bắc
Illinoi (2006) của hai tác giả Matthew G. Ginder và Aslihan D. Spaulding có sự
phân tích cụ thể hơn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của nông hộ.
Tác giả tiến hành cuộc khảo sát trong một khu vực ở phía bắc vùng Illinoi vào
năm 2005 nhằm làm rõ hai vấn đề lớn sau đây. Đầu tiên, người tham gia được
hỏi “Ai là người ảnh hưởng nhất đến quyết định mua bảo hiểm cây trồng của
họ?”. Đa số trả lời rằng họ thường ra quyết định mua bảo hiểm cây trồng một
cách độc lập và chỉ có khoảng 25% các quyết định bị ảnh hưởng bởi các chương
trình giảm giá đặc biệt của các công ty bảo hiểm hoặc các chương trình hỗ trợ từ

chính phủ. Vấn đề lớn còn lại được tác giả làm rõ thông qua câu hỏi “Các yếu tố
nào quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm ?”. Qua khảo sát cho
thấy đáp viên cho rằng giá của hợp đồng bảo hiểm quan trọng hơn so với xác
suất nhận được một khoản tiền thanh toán. Các yếu tố như trợ cấp chính phủ,
diễn biến thời tiết cũng được quan tâm nhiều.
Còn trong bài nghiên cứu Mức phí sẵn lòng trả cho bảo hiểm giá lúa của
các nông hộ ở Cần Thơ của Phạm Lê Thông (2013) đã chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến xác suất tham gia chương trình bảo hiểm được đề nghị. Khả năng
tham gia của các nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào mức phí được đề nghị; mức phí
này càng cao thì khả năng tham gia càng thấp. Ngoài ra, diện tích và kinh nghiệm
trồng lúa của nông dân là hai yếu tố quan trọng quyết định đến việc tham gia bảo
hiểm của họ.
23

Tóm lại, trong bài nghiên cứu này cần làm rõ các vấn đề như sau: loại hình
bảo hiểm nào đang chiếm tỷ lệ lớn tại địa bàn nghiên cứu; các chính sách trợ cấp
của Chính phủ có giúp người nông dân tiệp cận với bảo hiểm nông nghiệp,
nguyên nhân nào làm cho chính sách bảo hiểm nông nghiệp không đạt hiệu quả
cao và các yếu tố như quy mô canh tác, kinh nghiệm, trình độ học vấn, có thực
sự ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ tỉnh
Đồng Tháp không?
2.3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.3.1.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp,
Phòng Nông nghiệp tại ba huyện thu mẫu là Tháp Mười, Châu Thành và Tân
Hồng. Thu thập thông tin từ các số liệu công bố trên các báo, tạp chí chuyên
ngành.
2.3.1.2 Số liệu sơ cấp
Đề tài thu thập số liệu sơ cấp thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp

các nông hộ trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu thuộc ba huyện thu mẫu là Tháp
Mười, Châu Thành và Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp với cỡ mẫu là 300 mẫu bao
gồm cả những nông hộ có tham gia và không tham gia Bảo hiểm nông nghiệp
trong sản xuất lúa (100 mẫu/huyện).
2.3.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả là việc mô tả dữ liệu bằng các phép tính và các
chỉ số thống kê thông thường (số trung bình, số trung vị, số lớn nhất, số nhỏ nhất,
tần suất, ) để đánh giá tình hình tham gia BHNN trong sản xuất lúa của nông hộ
tỉnh Đồng Tháp.
Tiếp theo, sử dụng mô hình Binary Logistic để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia BHNN trong sản xuất lúa của nông hộ tỉnh Đồng
Tháp. Mô hình Binary Logistic hay Logit nghiên cứu mối tương quan giữa một
(hay nhiều) yếu tố nguy cơ (risk factor) và đối tượng phân tích (outcome) để ước
tính độ tương quan của các yếu tố nguy cơ và đối tượng phân tích. Các phương
24

pháp phân tích như hồi qui tuyến tích không áp dụng được vì biến phụ thuộc
không phải là biến liên tục mà là biến nhị phân.
Cuối cùng, sử dụng các kết quả phân tích ở các mục tiêu 1 và 2 làm cơ sở
đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận BHNN trong sản xuất lúa của
nông hộ.
Mô hình Binary Logistic được xây dựng như sau:
Y

= β
0
+ ∑ β
j
X
i


Ta có: Y
i
= 1 nếu hộ tham gia BHNN
Y
i
= 0 nếu hộ không tham gia BHNN
Trong đó: Y là biến nhị phân, thể hiện quyết định tham gia Bảo hiểm cây
lúa của nông hộ và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0 (1 là nông hộ quyết định
tham gia Bảo hiểm cây lúa và 0 là nông hộ quyết định không tham gia Bảo hiểm
cây lúa). Các biến X
i
là các biến độc lập.
25

Bảng 2.1 Tổng hợp các biến và dấu kỳ vọng các hệ số trong mô hình
STT
Ký hiệu biến
Diễn giải
Kỳ vọng dấu
1
Gioitinh
Giới tính của chủ hộ (1=Nam;
0=Nữ)
+
2
Hocvan
Trình độ học vấn của chủ hộ thể
hiện qua số năm đi học (năm)
+

3
Kinhnghiem
Số năm kinh nghiệm tham gia sản
xuất nông nghiệp của chủ hộ (năm)
-
4
Solaodong
Số lao động gia đình tham gia vào
sản xuất (người)
+
5
Xavien
Chủ hộ có là thành viên của cơ quan
nhà nước không (1=có; 0=không)
+
6
Doituong
Hộ có thuộc đối tượng hộ nghèo và
cận nghèo không (1=có; 0=không)
+
7
Dientich
Tổng diện tích trồng lúa của hộ
(công=1000m
2
)
+
8
Vayvon
Hộ có vay vốn không (1=có;

0=không)
+
9
Kienthuc
Hộ có được cung cấp các kiến thức
sản xuất không (1=có; 0=không)
+
10
Thunhapkhac
Các khoản thu nhập khác không
phải từ sản xuất lúa của hộ (triệu
đồng/năm)
-
11
Chitieu
Tổng chi tiêu của hộ trong năm
(triệu đồng/năm)
+
12
Sanluong
Tổng sản lượng lúa mà hộ thu được
trong năm (tấn/năm)
-
13
Tietkiem
Hộ có tỷ lệ tiết kiệm bao nhiêu so
với thu nhập (%)
-
Nguồn: Tác giả

×