Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

SKKN DIA LY TIEU HOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43 KB, 20 trang )


1

HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚP 4
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ VÙNG, THÀNH PHỐ CỦA NƯỚC TA.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết đối với nền giáo dục Việt Nam
hiện nay. Phương pháp dạy học cũ, người thầy làm trung tâm thì học sinh ít chủ động,
sáng tạo trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, thì
học sinh là người tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo tìm ra kiến thức. Hoạt động này
nó xuất phát từ cơ sở: hoạt động là con đường hình thành nhân cách, trí tuệ con người.
Việc dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh thực chất là tập hợp
các hoạt động nhằm làm chuyển vò trí người học từ thụ động sang chủ động, từ đối
tượng tiếp nhận tri thức sang tìm kiếm, chiếm lónh tri thức trong đó giáo viên là người
hướng dẫn, dẫn dắt các hoạt động của học sinh, làm cho các em tự giác học tập chiếm
lónh tri thức bằng các hoạt động của mình.
Ở nước ta, nền giáo dục đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp này vào dạy học
ở các cấp. Song với nội dung sách giáo khoa cũ thì việc áp dụng phương pháp dạy học
mới rất hạn chế.
Nay, việc thay sách giáo khoa mới tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương
pháp dạy học, theo đònh hướng lấy học sinh làm trung tâm, tổ chức các hoạt động tìm
tòi, phát hiện kiến thức mới của học sinh. Tuy nhiên, đối với phân môn Đòa lý và Lòch
sử lớp 4, việc áp dụng đối vối phương pháp dạy học nhiều khi không phải là dễ. Bởi
vì, đòa lý là phân môn tương đối mới mẻ đối với học sinh lớp 4, kiến thức môn học
rộng, nó đề cập đến các đối tượng của các nhóm ngành khoa học đòa lý như đòa lý tự

2

nhiên, đòa lý dân cư, đòa lý kinh tế với phạm vi nghiên cứu tương đối rộng (một


vùng, cả nước). Mặt khác, trong tình hình phát triển kinh tế của nước ta và thế giới
hiện nay, hoạt động sản xuất, kinh tế của người dân của một vùng thay đổi tương đối
nhanh. Vì vậy, sách giáo khoa dẫn sẽ có những số liệu không còn phù hợp hoặc thiếu
các thông tin mới chưa được bổ sung vào
Việc các em học sinh lớp 4 nắm vững được các kiến thức đòa lý không phải là
việc đơn giản vì các kiến thức đó nhiều khi rất trừu tượng, xa vời, các em không có
điều kiện tiếp cận thực tế. Nên đôi lúc có thể bò áp đặt, ghi nhớ máy móc kiến thức
môn học.
Vậy, làm thế nào để thực sự đổi mới được phương pháp dạy học theo đònh hướng
lấy học sinh làm trung tâm trong môn đòa lý? Làm thế nào để học sinh nắm được các
kiến thức về đòa lý kinh tế, về hoạt động sản xuất có hiệu quả, dễ nhớ, nhớ lâu hơn?
Chính vì những lí do trên mà tôi đã suy nghó và chọn đề tài "Hướng dẫn học sinh
lớp 4 tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh tế của một số vùng, thành phố của nước ta".
II/ THỰC TRẠNG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÝ LỚP 4
Thuận lợi:
- Đựơc sự quan tâm của Tổ khối và Ban giám hiệu nhà trường.
- Cơ sở vật chất giảng dạy đầy đủ.
- Giáo viên quan tâm đến từng học sinh, nhắc nhở, sửa sai kòp thời cho các em.
- Được sự quan tâm của gia đình các em có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Có tính tự giác trong học tập học bài và làm bài đầy đủ trứơc khi đến lớp.
Khó khăn:
- Phần lớn các em là con em nhà nông nên một số phụ huynh còn thiếu quan tâm
đến việc học tập của các em.

3

- Sức học của các em chưa đồng đều việc tìm hiểu các tài liệu về môn học còn
có nhiều hạn chế.
Qua dự giờ thăm lớp một số tiết dạy đòa lý, thời gian đầu tôi nhận thấy:
+ Một số giáo viên còn lúng túng trong việc dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng

dẫn các hoạt động học tập tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp chủ yếu vẫn
là hỏi đáp, quan sát. Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh chưa được khai thác triệt để, giáo
viên nói nhiều.
+ Hình thức dạy học chủ yếu vẫn là cả lớp. Các hình thức học theo nhóm, làm việc
cá nhân nhiều khi chỉ là hình thức.
+ Việc đầu tư làm phần bài tập cho học sinh hay tranh ảnh lớn để học sinh làm
việc cả lớp còn ít. Giáo viên chưa chú ý luyện nói cho học sinh. Nhiều học sinh chưa
nhận thức được việc học của mình, còn xem nhẹ môn đòa lý. Biểu hiện: Học sinh thiếu
mạnh dạn, trả lời chưa lưu loát, diễn đạt chưa trôi chảy, ít xác lập được mối quan hệ
giữa các yếu tố đòa lý với nhau, chưa phát huy được hết những hiểu biết của các em.
Học sinh chủ yếu nhìn vào sách giáo khoa để trả lời câu hỏi đưa ra mà không hiểu rõ
vấn đề nên không thoát ly được sách giáo khoa. Do đó, khi kiểm tra học sinh không
nhớ bài, kết quả thấp. Sau khi học xong về vùng Hoàng Liên Sơn, Trung Du, tôi kiểm
tra kiến thức học sinh và thu được kết quả như sau:
Xếp loại
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Lớp

Tổng số
học sinh

Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số

lượng
Tỷ lệ
%
Số lượng Tỷ lệ %
4 20 3 15 8 40 6 30 3 15

4


Qua kết quả trên cho thấy chất lượng học sinh không cao, hứng thú học tập của
các em suy giảm làm ảnh hưởng đến các môn học khác.
Trước tình hình đó, tôi băn khoăn làm thế nào để nâng cao hiệu quả dạy học
phân môn đòa lý. Tôi đã cố gắng suy nghó để áp dụng tốt nhất phương pháp dạy học,
tích cực hoá hoạt động của học sinh vào phân môn đòa lý, nhất là phần hoạt động sản
xuất, kinh tế của các vùng, các thành phố nước ta.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Việc chuẩn bò học tập:
- Chuẩn bò đồ dùng sẵn có do phòng giáo dục cấp như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh,
bảng số liệu cho bài học trong tuần.
- Giáo viên và học sinh sưu tầm trước các loại lược đồ, bản đồ, biểu, bảng, tranh
ảnh, bài báo, tư liệu về hoạt động sản xuất, du lòch, kinh doanh của từng vùng, từng
thành phố; làm phiếu bài tập cá nhân, nhóm.
- Đồ dùng dạy học phù hợp nội dung, rõ, đẹp, đủ dùng.
- Giáo viên phân loại đồ dùng, nghiên cứu đồ dùng, tư liệu để hiểu rõ về số liệu
hay kiến thức mà đồ dùng sẽ cung cấp cho bài học.
- Hình thành cách chia nhóm học tập cho học sinh.
- Chuẩn bò giáo án với hệ thống câu hỏi, bài tập rõ ràng, logic phù hợp mục tiêu
bài dạy.
2/ Hoạt động dạy học trên lớp:
- Giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết trong bài.

- Giáo viên giao việc cho lớp, cho từng nhóm, từng em.

5

Học sinh khai thác các kiến thức sách giáo khoa, bản đồ, lược đồ, bảng số
liệu kết hợp kiến thức của mình, phân tích tổng hợp các đối tượng đòa lý, xác lập mối
quan hệ giữa các yếu tố đòa lý với nhau, thảo luận đưa ra ý kiến chung.
Giáo viên giúp đỡ học sinh yếu hơn, động viên học sinh kòp thời. Tuỳ nhóm học
sinh, tuỳ lúc mà có thể đưa thêm yêu cầu nếu nhóm học sinh đó hoàn thành trước, để
các em mở rộng thêm kiến thức liên quan. Hoạt động như vậy mang tính cá thể nhưng
cũng rất hợp tác.
Cụ thể các bước cơ bản dạy các bài như sau:
BÀI : THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
Khi dạy phần thiên nhiên Đà Lạt, giáo viên khắc sâu: Đà Lạt có thiên nhiên nổi
tiếng với nhiều cảnh đẹp, thác nước, rừng thông
Khi dạy phần hoạt động sản xuất, kinh tế (mục 2,3) tôi làm như sau:
2) Đà Lạt - thành phố du lòch nghỉ mát.
Giáo viên giới thiệu:
Năm 1893, trong một chuyến thám hiểm, khám phá cao nguyên Lang-Bi-ang một
bác só - nhà khoa học- nhà thám hiểm người Pháp gốc Th Só đã tìm thấy vùng cao
nguyên và ông đã đề nghò toàn quyền Pháp thành lập trung tâm nghỉ mát tại Đà Lạt.
Hơn 100 năm nay, Đà Lạt là thành phố du lòch, nghỉ mát nổi tiếng của nước ta.
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa, kết hợp hiểu biết của mình làm bài tập sau
theo nhóm bàn:
+ Tại sao Đà lạt được chọn làm nơi du lòch, nghỉ mát?
+ Đà Lạt có công trình nào phục vụ du lòch, nghỉ mát?
+ Đến Đà Lạt du khách có các hoạt động du lòch nào?
- Học sinh làm và nêu, học sinh khác bổ sung

6


Ví dụ: + Điều kiện thuận lợi để Đà Lạt được chọn làm nơi du lòch, nghỉ mát là
không khí trong lành, mát mẻ, thiên nhiên tươi đẹp với nhiều rừng thông, thác nước,
hồ.
+ Để phục vụ du lòch, nhiều công trình đã được xây dựng như khách sạn, sân gôn,
biệt thự với nhiều kiểu kiến trúc khác nhau.
+ Các hoạt động du lòch ở Đà Lạt: Nghỉ mát, tham quan các cảnh đẹp hay các
kiểu kiến trúc, du thuyền trên Hồ Xuân Hương, ngồi xe ngựa kiểu cổ dạo quanh thành
phố, chơi thể thao, cưỡi ngựa, mua sắm, thăm các vườn hoa.
- Giáo viên bổ sung:
Đà Lạt có hơn 2500 biệt thự khác nhau, mỗi biệt thự có dáng vẻ riêng nhưng có
hai loại chính: biệt thự cũ có ống khói trên nóc theo kiểu châu Âu; biệt thự mới không
có ống khói, thiên về lối kiến trúc cách tân, xây dựng vào khoảng sau 1950. Đà Lạt có
sân gôn 18 lỗ với tiêu chuẩn quốc tế hoạt động từ 1994.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 3- lược đồ trung tâm Đà Lạt và một số tranh ảnh
về Đà Lạt (sách giáo khoa và sưu tầm)
+ Kể tên một số đòa điểm du lòch ở Đà Lạt.
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
- Học sinh quan sát, làm việc thao nhóm bàn sau đó lên nêu và chỉ ở lược đồ lớn.
- Nhận xét gì về số lượng các đòa điểm du lòch và các khách sạn ở Đà Lạt.
- Học sinh nêu - Giáo viên bổ sung:
Đà Lạt có hàng chục điểm du lòch hấp dẫn, có trên 150 khách sạn, nhà nghỉ,
trong đó có nhiều khách sạn cao cấp 5 sao.

7

- Giáo viên tiểu kết: Thiên nhiên đẹp, không khí mát mẻ, trong lành, nhiều công
trình phục vụ du lòch hoà nhập với thiên nhiên đã làm cho Đà Lạt trở thành thành phố
du lòch nghỉ mát nổi tiếng.
3) Hoa quả, rau xanh ở Đà Lạt

- Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, quan sát hình 4 SGK để hiểu biết và thảo
luận để trả lời các câu hỏi:
+ Em có nhận xét gì về việc trồng rau, hoa, quả ở Đà Lạt?
(trồng quanh năm, diện tích lớn, Đà Lạt là thiên đường các loài hoa)
+ Kể tên một số rau, hoa, quả của Đà Lạt?
(Bắp cải, súp lơ màu, cà chua, ớt ngọt, dâu tây, đào, táo, hoa lan, hoa cẩm tú cầu,
hoa hồng, hoa đỗ quyên )
+ Rau, quả của Đà Lạt chủ yếu là rau quả xứ nào? Vì sao?
(Là rau quả xứ lạnh vì Đà Lạt có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp trồng rau,
quả xứ lạnh.)
+ Rau, hoa,quả Đà Lạt có giá trò kinh tế như thế nào?
(Rau cung cấp cho miền Trung Nam Bộ và nhiều nơi khác. Hoa tiêu thụ chủ yếu
ở các thành phố lớn và xuất khẩu. Vườn hoa lớn còn thu hút khách đến tham quan, du
lòch nhà vườn)
- Gọi học sinh các nhóm nêu, giáo viên bổ sung:
Ở Đà Lạt gồm có 500 loài lan, có viện Nghiên cứu về hoa lan; năm 2000 Đà Lạt
có 83 ha đất trồng hoa hồng; 53ha trồng hoa cúc và 30 ha .
- Giáo viên: Đà Lạt là nơi nổi tiếng với nhiều hoa quả và rau xanh.
BÀI 15: THỦ ĐÔ HÀ NỘI

8

Khi dạy hoạt động kinh tế tôi dạy kết hợp với các ý khác trong mục 3:
Hà Nội - Trung tâm chính trò, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
Tôi đưa một số tranh, ảnh về Hà Nội mà giáo viên sưu tầm giới thiệu cho học
sinh
- Yêu cầu học sinh các nhóm dựa vào tranh ảnh giáo viên và các em trong nhóm
sưu tầm hình 5 đến hình 9 SGK làm bài tập sau:
Bài tập 1a. Các cơ quan lãnh đạo cao nhất của nước ta làm việc tập trung ở đâu?
Kể tên các nơi mà các cơ quan lãnh đạo của nước ta làm việc?

b. Kể tên các viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện, trường đại học ở Hà Nội. Em
có nhận xét gì về văn hoá, khoa học ở Hà Nội?
c. Kể tên các trung tâm thương mại, giao dòch, kinh tế trong và ngoài nước đặt ở
Hà Nội.
+ Kể một số nhà máy và sản phẩm công nghiệp ở Hà Nội
+ Em có nhận xét gì về mặt kinh tế ở Hà Nội.
d. Kể các danh lam thắng cảnh, di tích lòch sử ở Hà Nội.
- Cho các nhóm nêu ý kiến kết hợp minh hoạ bằng hình ảnh
Ví dụ: c. Các trung tâm thương mại, giao dòch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội:
Chợ Đồng Xuân, Trung tâm triển lãm Giảng Võ, Bưu điện trung ương, hệ thống ngân
hàng trung ương, Trung tâm giao dòch chứng khoán Hà Nội.
+ Một số nhà máy như nhà máy cao su Sao Vàng, nhà máy bánh kẹo Hải Hà, Hải
Châu, nhà máy dệt kim Đông Xuân, nhà máy công cụ số 1, nhà máy sản xuất và lắp
ráp ô tô

9

+ Nhận xét: Hà Nội là trung tâm công nghiệp với nhiều sản phẩm phục vụ nhu
cầu trong nước và xuất khẩu và là nơi giao dòch kinh tế lớn trong và ngoài nước. Hà
Nội là trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung thêm các danh lam thắng cảnh, di tích lòch sử ở Hà
Nội không chỉ làm cho Hà Nội đẹp hơn, thể hiện về mặt lòch sử văn hoá mà còn là
điểm hấp dẫn du khách đến. Hà Nội tham quan ngắm cảnh, mang lại lợi nhuận về
kinh tế.
- Giáo viên kết luận: Hà Nội là trung tâm chính trò, văn hoá, khoa học và kinh tế
lớn của cả nước.
Năm 2000 thế giới biết đến Hà Nội với mỹ danh: Thành phố vì hoà bình.
BÀI 21: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Khi dạy phần 1, giáo viên khắc sâu
đây là thành phố lớn, hiện đại nhất nước ta.

- Sau đó đang hoạt động kinh tế kết hợp trong mục 2.
2. Trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học.
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 2 đến hình 5SGK, nêu những hiểu biết của
mình qua các hình ảnh đó.
- Học sinh quan sát, nêu nội dung các hình.
- Giáo viên cung cấp thêm một số hình ảnh khác về Thành phố Hồ Chí Minh
như: Hình ảnh các khu công nghiệp xuất khẩu ở cảng Sài Gòn, một số tem nhãn mác,
quảng cáo về hàng công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu học sinh các nhóm: đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh, thảo luận làm
bài tập: (một nhóm làm phiếu lớn)
a. Em hãy kể tên:

10

- Các ngành công nghiệp và các sản phẩm công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh
b. Em hãy kể tên:
- Các trường Đại học, viện nghiên cứu ở Thành phố Hồ Chí Minh
- Các nơi vui chơi giải trí, các trung tâm văn hoá, bảo tàng ở Thành phố Hồ Chí
Minh.
* Em nhận xét gì về văn hoá, khoa học ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Học sinh làm việc rồi nêu ý kiến, nhóm khác bổ sung.
- Giáo viên bổ sung đầy đủ hơn vào phiếu lớn ở bảng.
Ví dụ ở phần a:
Ở Thành phố Hồ Chí Minh:
a. Các ngành công nghiệp: Điện, luyện kim, cơ khí, điện tử, hoá chất, sản xuất vật liệu
xây dựng, dệt may, da giầy, sản xuất đồ gia dụng
- Các sản phẩm công nghiệp: Điện, sắt thép, ô tô, xe máy, ti vi, máy tính, đồ
điện tử, vật liệu xây dựng, quần áo, vải, dầy dép, đồ nhựa, đồ dùng gia đình
- Các siêu thò, chợ lớn: Chợ Bến Thành, Bến Nghé, chợ Tân Bình, chợ Bà

Chiểu, chợ Thò Nghè, siêu thò Metro, Makro,
- Trung tâm giao dòch chứng khoán: Cảng Sài Gòn, sân bay quốc tếTân Sơn
Nhất.
- Sau khi bổ sung, giáo viên hỏi thêm:
+ Sản phẩm công nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh được tiêu thụ như thế nào?
(Tiêu dùng và xuất khẩu)

11

+ Từ các khu vui chơi giải trí thể hiện về mặt văn hoá. Ngoài ra còn đem lại lợi
nhuận gì? (thu hút khách du lòch)
- Sau đó giáo viên kết luận: Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm chủ công
nghiệp lớn nhất của cả nước, với sản phẩm đa dạng, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học lớn của nước ta.
- Giáo viên ghi mục 2 lên bảng .

BÀI : NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI
MIỀN TRUNG.
- Ở bài 24, Giáo viên khắc sâu về vò trí và đặc điểm đồng bằng Duyên hải miền
Trung: Phía đông dáp biển, kéo dài từ đồng bằng Bắc bộ, đầm, phá. Có khí hậu khô
nóng vào mùa hạ, mưa nhiều vào những tháng cuối năm, phía bắc có mùa đông lạnh.
- Khi dạy phần hoạt động sản xuất, kinh tế (mục 2,3,4.) Tôi làm như sau: Hoạt
động sản xuất của người dân.
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình 2 đến 8 SGK, nêu nội dung từng hình (chú
giải)
- Giáo viên giải thích thêm hình 3 - đầm nuôi tôm công nghiệp và hình 7 - cánh
đồng muối - cách làm muối.
Vậy các hình đó thể hiện hoạt động sản xuất nào, thuộc ngành sản xuất nào?
Em hãy điền tên các hoạt động sản xuất tương ứng với các hình vào bảng sau:


Trồng trọt Chăn nuôi Nuôi, đánh bắt
thuỷ sản
Ngành khác

12

(Trồng mía, trồng
lúa)
(Chăn nuôi gia súc
lớn (trâu, bò))
(Nuôi tôm công
nghiệp, đánh bắt
thuỷ, hải sản)
(Làm muối)

- Học sinh làm việc cá nhân sau đó nêu kết quả, một học sinh làm phiếu lớn
- Vậy người dân duyên hải miền Trung có những hoạt động sản xuất nào?
(trồng trọt , chăn nuôi, nuôi và đánh bắt thuỷ sản và các ngành khác.
Giáo viên bổ sung: Các hoạt động sản xuất đó thuộc nông nghiệp, ngư nghiệp.
- Ngoài các hoạt động sản xuất đó, em còn biết ở duyên hải miền Trung còn có
các hoạt động sản xuất nào nữa?
- Học sinh nêu, giáo viên bổ sung: Người dân duyên hải miền Trung còn có
nghề chế biến thuỷ hải sản (Cửa Hội, Phan Thiết), làm nghề thủ công như làm gốm
(Ninh Thuận, Bình Thuận); Tạc tượng bằng đá (Đà Nẵng); Trồng lạc, trồng cây ăn
quả (Ninh Thuận, Bình Thuận trồng nho, thanh long)
- Ở Nghệ An có ngành nghề gì?
- Các sản phẩm của người dân miền Trung được tiêu thụ như thế nào? (phục vụ
đời sống, phục vụ sản xuất công nghiệp, xuất khẩu)
- Cho học sinh đọc sách giáo khoa, thảo luận câu hỏi: Vì sao người dân ở miền
Trung lại có các hoạt động sản xuất như trên?

- Học sinh thảo luận - hỏi đáp cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- Sau đó giáo viên kiểm tra hoạt động của các em bằng cách một học sinh ở
nhóm này hỏi một học sinh ở nhóm khác trả lời.
Ví dụ: - Tại sao người dân miền Trung lại trồng lúa?

13

- Tại sao người dân miền Trung lại làm muối?
- Giáo viên: Đồng bằng miền Trung có những điều kiện khí hậu khắc nghiệt
nhưng cũng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi và quan trọng là người dân đã biết
tận dụng, khai thác các điều kiện thuận lợi kết hợp kinh nghiệm sản xuất để phát triển
sản xuất các ngành nghề phù hợp phục vụ đời sống và xuất khẩu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình 9 SGK mô tả cảnh đẹp bãi biển Nha
Trang trong nhóm bàn.
- Giáo viên phóng to hình 9 lên màn hình. Một học sinh lên mô tả trước lớp.
? Ở Miền Trung còn có bãi biển nào đẹp (Sầm Sơn, Cửa Lò, Lăng Cô, Mỹ Khê, Non
Nước, Mũi Né )
- Cho 2 học sinh chỉ bản đồ Việt Nam các đòa điểm đó.
- Ở miền Trung còn có nhiều di tích lòch sử, văn hoá, thắng cảnh.
Em hãy kể tên các di tích lòch sử, văn hoá, các danh lam thắng cảnh ở miền
Trung.
(học sinh kể nối tiếp: cố đô Huế, phố cổ Hội An, Khu di tích Kim Liên- Nam Đàn,
Thánh đòa Mỹ Sơn, động Phong Nha, vườn quốc gia PùMát )
- Người dân đồng bằng duyên hải miền Trung sử dụng các di sản, các bãi biển
các cảnh đẹp đó để làm gì ? (phát triển du lòch)
- Cho học sinh làm bài tập 1 vở bài tập: Nối các ô chữ chỉ điều kiện để phát
triển du lòch ở duyên hải miền Trung.
- Học sinh làm và nêu: các điều kiện để phát triển du lòch duyên hải miền
Trung là nhiều di sản, văn hoá, bãi biển đẹp, nước biển xanh, khách sạn và điểm vui
chơi ngày càng nhiều.


14

? Nêu tên một số hình thức du lòch ở miền Trung (tắm biển, tham quan, nghỉ
dưỡng, du lòch sinh thái, thăm làng nghề, thưởng thức nét văn hoá miền Trung )
? Việc phát triển ngành du lòch đem lại nguồn lợi gì cho người dân miền Trung
(đem lại việc làm và thu nhập cho người dân đồng thời đem đến cho du khách những
thời gian nghỉ ngơi, tham quan lý thú )
- Giáo viên: du lòch là ngành công nghiệp không khói.
- Ở tỉnh ta có điểm du lòch nào hấp dẫn?
- Học sinh liên hệ: (ví dụ khu di tích Kim Liên, Cửa Lò )
- Giáo viên: người dân miền Trung đã khai thác các điều kiện thuận lợi để phát
triển du lòch mang lại nhiều lợi nhuận.
* Phát triển công nghiệp
- Yêu cầu học sinh quan sát hình 10,11 SGK cho biết: ở đồng bằngduyên hải
miền Trung có các ngành công nghiệp nào?
- Học sinh quan sát và nêu: Miền Trung có các ngành công nghiệp: đóng mới,
sửa chữa tàu thuyền, sản xuất đường từ mía.
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm bàn: dựa vào kiến thức bài học trước em hãy
cho biết: Vì sao có thể xây dựng nhà máy đường và nhà máy đóng mới, sửa chữa tàu
thuyền ở duyên hải miền Trung?
- Học sinh thảo luận nhóm bàn và nêu:
+ Người dân ven biển miền Trung nuôi, đánh bắt thuỷ hải sản nhiều nên cần có
tàu thuyền để ra khơi đánh bắt thuỷ sản, chở hàng. Để đảm bảo an toàn cần có xưởng
đóng và sửa chữa tàu thuyền.

15

+ Miền Trung có đất cát pha, khí hậu nóng ẩm phù hợp trồng mía, có mía nhiều
thì cần có nhà máy sản xuất đường từ mía. Vì vậy ở đây xây dựng nhiều nhà máy

đường hiện đại.
- Cho học sinh quan sát hình 11 nêu một số công việc để sản xuất đường từ mía
(thu hoạch mía, vận chuyển mía đến nhà máy sản xuất đường thô, sản xuất đường
tinh, đóng gói sản phẩm.
- Cho 2 học sinh thi ghép các hình ảnh đó lộn xộn theo quy trình sản xuất
đường, mô tả lại các bước trong quy trình làm đường từ mía .
? Em biết nhà máy đường nào ở miền Trung
- Giáo viên cho học sinh xem thêm các bao bì, nhãn mác sản xuất, các nhà máy
đường: Sông Lam, Quảng Ngãi, Lam Sơn, Sông Con, T&L
? Công nghiệp ở Miền Trung còn phát triển như thế nào? (Các nhà máy, các khu công
nghiệp mới đang hình thành và xuất hiện ngày các nhiều)
? Hình 12 cho em biết điều gì ? (đê chắn sóng ở khu cảng Dung Quất.)
Giáo viên: Khu kinh tế Dung Quất là khu kinh tế mới đang xây dựng ở ven biển
Quảng Ngãi. Ở đây sẽ có cảng lớn ngay bên bờ vònh sâu, thuận lợi cho tàu lớn cập
bến, ở đây còn có nhà máy lọc dầu lớn đầu tiên của Việt Nam và nhiều nhà máy
khác.
? Công nghiệp miền trung đang pháyt triển đem lại lợi ích gì? (tạo việc làm và nâng
cao thu nhập cho người dân)
- Kết thúc bài học, giáo viên cho học sinh nhắc lại tất cả các hoạt động sản
xuất, kinh tế của người dân đồng bằng duyên hải miền Trung.
BÀI : THÀNH PHỐ HUẾ

16

Ở phần 1, học sinh nắm được: Huế có nhiều thiên nhiên đẹp với nhiều công
trình kiến trúc cổ.
Ở mục 2: Huế - Thành phố du lòch tôi làm như sau:
Hỏi: Theo em, thiên nhiên và cảnh quan của Huế sẽ giúp Huế phát triển ngành
gì? (du lòch)
Giáo viên: Đúng vậy - Huế là thành phố du lòch (giáo viên ghi mục 2.)

- Yêu cầu học sinh quan sát: Hình 1 - lược đồ thành phố Huế, cho biết: nếu đi
thuyền trên sông Hương, chúng ta có thể đến thăm những đòa điểm du lòch nào của
Huế?
- Học sinh quan sát và chuẩn bò, sau đó 2 - 3 học sinh chỉ lược đồ phóng to và
nêu: Đi thuyền trên sông Hương ta có thể đến thăm điện Hòn Chén, lăng Tự Đức,
chùa Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu Trường Tiền, chợ Đông Ba, khu lưu niệm Bác
Hồ
? Em hãy kể tên các đòa điểm du lòch khác ở Huế mà em biết.
- Học sinh nêu theo hiểu biết
- Giáo viên cho học sinh xem thêm một số ảnh các điểm du lòch ở Huế và bổ
sung: Đến Huế ta còn được đến các đòa điểm du lòch khác nữa như lăng Khải Đònh,
lăng Minh Mạng, lăng Gia Long, núi Ngự Bình, các nhà vườn, các làng nghề, đồi
thông
- Yêu cầu các nhóm bàn quan sát các ảnh 2,3,4 trong bài hoặc các ảnh các em
có được để mô tả cho nhau nghe về một trong những cảnh đẹp thành phố Huế.
- Gọi đại diện các nhóm bàn mô tả trước lớp theo hình ảnh đã chuẩn bò (học
sinh mô tả cảnh đẹp nào thì giáo viên phóng to hình cảnh đẹp đó lên màn hình để lớp
theo dõi)

17

Ví dụ: Chùa Thiên Mụ nằm bên bờ sông Hương. Để lên khu tháp Bảo Thiên
phải đi qua nhiều bậc thang cảnh chùa có nhiều khu vườn rộng với không gian tónh
lặng, trang nghiêm. Tháp Bảo Thiên cao, từ đỉnh tháp ta có thể đứng ngắm cảnh sông
Hương, núi Ngự trông rất thơ mộng
- Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ sách giáo khoa và cho biết: Đến Huế ta còn
có thể được thưởng thức những hình thức du lòch nào nữa?
(Thăm nhà vườn, thưởng thức món ăn đặc sản Huế như các món chay, món
mặn, món ăn cung đình, du thuyền trên sông Hương và nghe ca Huế, thưởng thức nhã
nhạc cung đình Huế - một di sản văn hoá phi vật thể của thế giới tại Việt Nam, thăm

các làng nghề thủ công như đúc đồng, thêu, kim hoàn )
- Giáo viên: Huế là thành phố du lòch với nhiều điểm du lòch và nhiều hoạt
động du lòch hấp dẫn.
- Để củng cố cho học sinh tôi cho học sinh làm bài tập sau:
Điền thông tin vào sơ đồ sau cho phù hợp.

a
b
c

Huế là thành phố du lòch

Học sinh sẽ dễ dàng ghi được:
a. Phong cảnh đẹp, thơ mộng
b. Nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trò nghệ thuật cao

18

c. Nhiều nét văn hoá đặc sắc có sức hấp dẫn du khách như ca Huế, món ăn đặc
sản
Trên đây là các bước cơ bản trong dạy học phần hoạt động kinh tế của một số
vùng, thành phố mà tôi đã hướng dẫn học sinh học tập bằng chính hoạt động của các
em để tìm ra mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội với kinh tế, sản
xuất của các vùng, các thành phố, từ đó học sinh nắm được các đặc điểm về sản xuất,
kinh tế nổi bật khác nhau của các vùng thành phố trong nước.
IV. KẾT QUẢ
Qua việc dạy học theo hướng tích cực hoá các hoạt động của học sinh như trên ở
lớp tôi, tôi thấy:
1. Về học sinh:
Học sinh được hoạt động thực sự trong quá trình nhận thức của mình tạo nên

động lực học tập, nên giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh hứng thú học tập. Các giờ học
học sinh đều hiểu bài, với cảm giác thoải mái, tự tin bởi các em tìm được kiến thức
bằng chính hoạt động học tập của mình. Các em không cần nhớ máy móc, đọc thuộc
mà khi cần thì các em tái hiện kiến thức bằng các hình ảnh, các mỗi liên hệ giữa các
yếu tố đòa lý Điều đó cũng phù hợp với mục tiêu dạy học đòa lý chương trình mới.
Qua kiểm tra đònh kỳ lần 1của trường và giáo viên tự kiểm tra để khảo sát lớp đạt kết
quả 100% trung bình trở lên trong đó khá giỏi chiếm 75,0% .
2. Về giáo viên
- Dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, giáo viên có lợi là nói ít
đi, bớt được sự theo dõi căng thẳng của học sinh. Giáo viên thực sự là người hướng
dẫn, tổ chức dẫn dắt các hoạt động của học sinh, là người trọng tài tin cậy của các em
mà vai trò giáo viên không bò mờ nhạt và tạo cho mình thêm linh hoạt, sáng tạo hơn.
Trong quá trình đọc sách báo sưu tầm thêm tư liệu, tranh ảnh, tôi cảm thấy mình

19

càng hiểu biết thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Có như vậy giáo viên mới làm tốt vai trò
hướng dẫn, trọng tài của mình.
Dạy học như vậy tạo nên sự linh hoạt và phong phú về hình thức tổ chức dạy học
và phương pháp dạy học. Với sự giúp đỡ của nhà trường, chúng tôi còn được sử dụng
các thiết bò, đồ dùng, phương tiện dạy học tốt trong dạy học đòa lý như bản đồ, lược
đồ, tranh ảnh, đèn chiếu, màn hình Như vậy, nói chung đã đáp ứng được yêu cầu đổi
mới chương trình, sách giáo khoa một cách tương đối đồng bộ.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Với chương trình sách giáo khoa lòch sử và đòa lý lớp 4 mới đã tạo điều kiện cho
giáo viên đổi mới phương pháp dạy học. Theo đònh hướng đổi mới phương pháp dạy
học môn lòch sử và đòa lý của bộ giáo dục, tôi đã cố gắng áp dụng lý luận dạy học đó
vào tất cả các môn học trong đó có đòa lý và thấy có kết quả tương đối tốt.
- Dạy học tích cực hướng tập trung vào học sinh, phát huy vai trò chủ thể tích cực
của học sinh trong phân môn Đòa lý lớp 4,5 đòi hỏi người giáo viên phải tự bổ túc các

kiến thức về đòa lý Việt Nam và đòa lý thế giới, biết vận dụng linh hoạt các phương
pháp, các hình thức dạy học khác nhau theo hướng phát huy các mặt tích cực của các
phương pháp dạy học, đặc biệt là vận dụng tốt các phương pháp dạy học đặc trưng về
môn đòa lý như Phương pháp sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng thống kê , phương pháp
hình thành các mối quan hệ đòa lý đơn giản.
Ngoài ra giáo viên còn phải dành thời gian sưu tầm thêm tranh ảnh, sách báo, lập
sơ đồ, làm phiếu bài tập để bài dạy sinh động phong phú hơn và cập nhật những
thông tin mới nhất đặc biệt là về thành tựu kinh tế để bổ sung cho học sinh.
Bên cạnh đó nhà trường tiểu học là tổ chức chăm lo trực tiếp cho việc giáo dục
học sinh có vai trò quan trọng. Nhà trường cung cấp đầy đủ các loại sách giáo khoa,
sách giáo viên, cũng như các đồ dùng như bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, các phương tiện

20

nghe nhìn hiện đại tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới được phương pháp dạy học
vào các môn học trong đó có đòa lý.
Tuy phải đầu tư nhiều về thời gian, tiền bạc, phương tiện, kiến thức nhưng cái
được của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm là rất lớn.
Đó là hình thành cho học sinh kiến thức về nhiều mặt, kiến thức đó được củng cố
vững chắc trong trí óc các em. Mặt khác nó hình thành cho học sinh nhiều phẩm chất,
nhân cách tốt như tinh thần tự giác tích cực, độc lập, chủ động sáng tạo, nhanh nhẹn,
khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán, khẳng đònh, đó là những
phẩm chất con người lao động trong giai đoạn mới cần phải có, cũng là mục tiêu đào
tạo của giáo dục nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, trong dạy học như thế này không thể bình quân tất cả mà trong lớp
còn có những học sinh chậm hơn, nhiều khi uể oải hơn giáo viên cần phải động viên,
uốn nắn, giúp đỡ kòp thời để các em nắm bắt được kiến thức cơ bản. Hoạt động đó của
giáo viên nhiều khi rất mất thời gian, cùng với hoạt động thảo luận nhóm sẽ có thể
làm cho thời gian của tiết học kéo dài hơn một chút. Đó cũng là điều mà tôi đang băn
khoăn và cố gắng tìm cách khắc phục, rèn luyện cho học sinh tính tự học để học sinh

tiếp thu đầy đủ nội dung bằng các hoạt động của chính mình mà vẫn đảm bảo thời
gian tiến trình lên lớp.






Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×