Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề HD chấm thi học kỳ 2 môn Địa 12 (2010 2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.8 KB, 3 trang )

Sở GD – ĐT Phú Thọ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
Trường THPT Hạ Hoà Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 1
Câu 1 (3,5đ)
Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta?
Câu 2 (3,5đ)
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng diễn ra như thế nào? Nêu những định
hướng chính trong tương lai?
Câu 3 (3đ)
Cho bảng số liệu sau đây:
Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta (%)
Năm Điện Than Phân bón hoá học
1998 100 100 100
2000 123,0 99,1 123,7
2004 212,9 233,3 175,3
2006 272,4 332,5 222,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1998 – 2006
b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai
đoạn 1998 – 2006
Hết
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
Họ tên thí sinh:……………………………………………Lớp:………………
Sở GD – ĐT Phú Thọ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
Trường THPT Hạ Hoà Thời gian làm bài: 45 phút
Đề 2
Câu 1. (3,5 điểm)
Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Câu 2 (3,5 điểm)
Trình bày vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
Câu 3 (3đ)
Cho bảng số liệu sau đây:


Tốc độ tăng trưởng của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta (%)
Năm Điện Than Phân bón hoá học
1998 100 100 100
2000 123,0 99,1 123,7
2004 212,9 233,3 175,3
2006 272,4 332,5 222,5
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 1998 – 2006
b) Nhận xét và giải thích tình hình sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp của nước ta trong giai
đoạn 1998 – 2006
Hết
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!
Họ tên thí sinh:……………………………………………Lớp:………………
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu hỏi Nội dung Điểm
Đề 1
Câu 1
Câu 2
Câu 3
a. Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào (dẫn chứng).
- Mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
- Lao động cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
- Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao.
b. Hạn chế
- Thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
- Chất lượng lao động còn thấp, thiếu đội ngũ quản lí, công nhân lành
nghề.
- Phân bố không đồng đều.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSH theo hướng CNH HĐH.
+ Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm ngư nghiệp (dẫn chứng).

+ Tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ (dẫn chứng).
- Các định hướng chính:
+ Xu hướng chung: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực
II và III.
+Trong nội bộ từng ngành: Hiện đại hoá công nghiệp chế biến, công
nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng
hoá.
• Khu vực I: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản.
Trong trồng trọt, giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công
nghiệp, cây ăn quă, cây thực phẩm.
• Khu vực II: hình thành phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm:
công nghiệp chế biến LTTP, ngành dệt may và da giày, sản xuất vật liệu
xây dựng, cơ khí - kĩ thuật điện - điện tử.
• Khu vực III: phát triển du lịch, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo.
a. Vẽ biểu đồ đường: đúng, đẹp, có chú giải, số liệu,…
b. Nhận xét
- Từ 1998 - 2006: các sản phẩm công nghiệp nhìn chung là tăng nhưng
mức tăng trưởng không đều.
- Than: tăng 172% → do có những đổi mới trong việc tổ chức, quản lí
sản xuất của ngành than, trang bị thêm nhiều máy móc hiện đại do nhu
cầu trong nước và thị trường xuất khẩu tăng.
- Điện: tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và tăng liên tục: 232,5% (dẫn
chứng).
- Phân bón: tăng 122,5% từ năm 2000 đến 2002 có giảm sau đó tăng khá
nhanh (dẫn chứng).
2 điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ

1,5 điểm
0,5đ
0,5đ
0,5đ
1,5 điểm
0,75đ
0,75đ
2 điểm
0,5đ
1,5đ
1,5 điểm
1,5 điểm
Đề 2
Câu 1 * Thuận lợi:
- Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng
lớn.
- Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn,
1,5 điểm
Câu 2
Câu 3
tiếp thu nhanh khoa học kĩ thuật.
* Khó khăn:
- Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức lớn đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích luỹ.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
- Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện, thu nhập bình quân đầu
người còn thấp.

+ Giáo dục, y tế, văn hoá còn gặp nhiều khó khăn.
- Đối với tài nguyên, môi trường: gây ô nhiễm môi trường, suy giảm tài
nguyên thiên nhiên.
* Điều kiện phát triển:
- Đất badan có tầng phong hoá dày, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập
trung ở những mặt bằng rộng thuận lợi cho việc hình thành các vùng
chuyên canh quy mô lớn.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có tính chất cận xích đạo, phân hoá theo
độ cao thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt.
* Thực trạng
- Cây cà phê:
+ Là cây CN quan trọng số 1 của Tây Nguyên, có diện tích là 450000 ha,
chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.
+ Phân bố: cà phê chè trồng ở các cao nguyên cao như Gia Lai, Lâm
Đồng, Kon Tum; cà phê vối trông ở những vùng nóng hơn chủ yếu ở tỉnh
Đắk Lăk.
- Cây chè: trồng chủ yếu trên các cao nguyên cao như ở Lâm Đồng và
một phần Gia Lai.
- Cao su: trồng nhiều ở Gia Lai và Đăk Lăk.
Như đề 1
2 điểm
1,5 điểm
2 điểm
3 điểm

×