Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

ĐỀ CƯƠNG TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.13 KB, 2 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRẮC NGHIỆM NGỮ VĂN 6
HỌC KÌ II
Câu 1 : Trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”,Dế Mèn không có nét tính cách nào?
A.Tự tin, dũng cảm B. Tự phụ, kiêu căng
C. Xem thường mọi người D. Hung hăng, xốc nổi
Câu 2 : Rừng đước dựng lên cao ngất như:
A. Dãy núi Thái Sơn hùng vĩ B. Dãy Trường Sơn vô tận
C. Hai dãy Trường Sơn vô tận D. Hai dãy trường thành vô tận
Câu 3 : Trong văn bản “ Bức tranh của em gái tôi”, diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng
trước bức tranh em gái vẽ là :
A. Ngỡ ngàng→ xấu hổ→ hãnh diện B. Hãnh diện → ngỡ ngàng→ xấu hổ
C. Ngỡ ngàng→ hãnh diện→ xấu hổ D. Xấu hổ→ ngỡ ngàng→ hãnh diện
Câu 4 : Cách miêu tả dượng Hương Thư trong văn bản “ Vượt thác” là:
A. Tả chân dung B. Tả người gắn với công việc
C. Tả ngoại hình D. Tả hành động
Câu 5 : Bài “ Đêm nay Bác không ngủ” nói đến việc Bác Hồ không ngủ vì:
A. Trời rất lạnh
B. Bác lo việc nước và thương các anh bộ đội, dân công trên đường chiến dịch.
C. Bác là người chỉ huy chiến dịch.
D. Bác ở trong mái lều tranh xơ xác.
Câu 6 : Bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ” là của tác giả nào?
A. Tố Hữu B. Minh Huệ
C. Tế Hanh D. Viễn Phương
Câu 7 : Đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” thuộc tác phẩm nào sau đây?
A. Quê nội B. Rừng U Minh
C. Đất rừng Phương Nam D. Đất Phương Nam
Câu 8 : Nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của đoạn trích” Vượt thác” là:
A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông
B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông
C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động con người.


Câu 9 : Dạng bài nào sau đây không phải là văn miêu tả.
A. Văn tả cảnh. B. Văn tả đồ vật.
C. Văn tả người. D. Kể lại một câu chuyện nào đó.
Câu 10 : Khi tả cảnh cần chú ý những điểm nào?
A. Cần xác định đói tượng miêu tả.
B. Quan sát lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.
C. Xác định đôí tượng miêu tả, quan sát lựa chọn hình ảnh tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự hợp lý, phù hợp với
điểm nhìn của người tả.
D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 11 : Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ dùng phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Cả 3 đều đúng
Câu 12 : Ý nghĩa của khổ thơ sau là gì?
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng…
A. Tâm hồn Lượm hòa vào hương lúa, đồng quê B. Tâm hồn Lượm ngát thơm như hương lúa
C. Quê hương ôm ấp Lượm vào lòng D. Cả a, b , c
Câu 13: Loài vật nào không được miêu tả trong bài thơ Mưa?
A. Mối B. Ếch
C. Kiến D. Cóc
Câu 14 : Cô Tô được trích trong tác phẩm
A. Sông Đà B. Cô Tô
C. Vang bóng một thời D. Chiếc lư đồng mắt cua
Câu 15 : Thế nào là vần liền?
A. Vần được gieo liên tiếp ở các dòng thơ B.Vần được gieo ở cuối dòng thơ
C. Vần được gieo ở giữa dòng thơ D. Vần được gieo thường cách ra một dòng thơ
Câu 16 : Thơ 5 chữ còn gọi là thơ :
A. Ngũ ngôn B. Ngụ ngôn

C. Tứ tuyệt D. Thất ngôn bát cú
Câu 17 : Bài “Cây tre Việt Nam” được viết vào năm nào?
A. 1954 B. 2001
C. 1955 D.1956
Câu 18 : Lao Xao được trích trong tác phẩm nào?
A. Tuổi thơ dữ dội B. Tuổi thơ im lặng
C. Đất rừng phương nam D. Cả a, b, c đều sai
Câu 19 : Tên gọi đầu tiên của cầu Long Biên là:
A. Chương Dương B. Thăng Long
C. Long Biên D. Đu-me
Câu 20 : Thế nào là văn bản nhật dụng?
A. Là những bài viết có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người cộng đồng xã hội.
B. Là văn bản được sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
C. Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 21 : Câu văn sau nào đây có sử dụng phó từ?
A. Cô ấy cũng có răng khểnh. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn như nhung D. Chân tay hắn ta dài lêu nghêu
Câu 22 : Chỉ ra phép so sánh không ngang bằng :
A.Trẻ em như búp trên cành.
B.Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
C.Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo.
D.Một mặt người hơn mười mặt của.
Câu 23 : Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?
A. Cây dừa sải tay bơi C. Kiến hành quân đầy đường
B. Bố em đi cày về D. Cỏ gà rung tai
Câu 24 : Câu thơ nào sử dụng lối ẩn dụ, trong các câu sau:
A. Mặt trời mọc ở đằng đông B. Mặt trời đi qua trên lăng Bác
C. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng D. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Câu 25 : Câu nào là câu trần thuật đơn?

A. Mẹ làm công nhân, còn bố làm bác sĩ. B. Cái bàn làm bằng gỗ.
C. Mèo bắt chuột, chó giữ nhà. D. Mây bay, gió thổi.
Câu 26 : Chỉ ra cấu tạo của chủ ngữ trong câu sau? “Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt”.
A. Danh từ B. Cụm danh từ
C. Động từ D. Tính từ
Câu 27 : Câu văn sau: “Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và
cát lại vàng giòn hơn nữa” Câu trên có mấy vị ngữ?
A. Một B. Hai
C. Ba D. Bốn

Câu 28 : Câu trần thuật đơn có tác dụng gì?
A. Dùng để hỏi. B. Dùng để cầu khiến
C. Dùng để tả, kể, nêu ý kiến. D. Bộc lộ cảm xúc.

×