PHÁT BIỂU 20/11
Kính thưa
“Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống”
Đó là lời một bài thơ của một tác giả trẻ đã nói thay cho tâm sự của những người
thầy giáo cô giáo, những người đang lặng lẽ đưa những chuyến đò tri thức sang sông.
Ngày đêm miệt mài, cần mẫn chắp cánh cho những ước mơ bay cao, cung cấp hành
trang kiến thức cho các em bước vào đời và giúp các em thành công trên con đường
học vấn. Để rồi sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo cũ? Có ai lần tìm về
lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy sinh tâm huyết giúp bao thế hệ
thành người hữu ích? Có điều gì đó cay cay nơi khóe mắt khi mỗi người thầy giáo, cô
giáo chúng ta ngẫm nghĩ về “nghề cao quý” của mình.
Thế nhưng, trong suốt cả chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc, các thế hệ nhà
giáo vẫn luôn nhiệt huyết, âm thầm cống hiến tài năng, tâm sức cho xã hội. Trong bất
kỳ giai đoạn nào, những nhà giáo luôn là tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước
thương dân, có ý chí bất khuất trước kẻ thù, có lòng bao dung, nhân ái sâu sắc, có
tính vị tha cao cả, họ sống giản dị dù bất cứ trong hoàn cảnh nào cũng không màng
danh lợi, không chuộng hư vinh, luôn luôn giữ gìn tâm hồn cao khiết.
Quay trở lại lịch sử dân tộc, chúng ta không thể nào quên những tấm gương nhà
giáo tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho sự hi sinh cao cả và sự “cao quý” của nghề mà
xã hội gọi là “Những người lái đò thầm lặng”. Từ trong chế độ phong kiến đã nổi lên
những tấm gương sáng ngời của thầy giáo Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong
hoàn cảnh đen tối của một triều đại suy tàn đã khẳng khái dâng sớ xin chém đầu bọn
lộng thần. Nguyễn Trãi, linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - người viết “Bình
ngô đại cáo” đã từng là thầy dạy học ở thành Đông quan. Thầy giáo Nguyễn Thiếp
không đành ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc, trong cơn hoạn nạn của nước nhà ông sẵn
sàng ra giúp người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh và sau khi yên
giặc thầy đã mở Viện sùng chính để chỉnh đốn việc học cho cả nước. Người thầy giáo
lớn của đất Phương Nam có chí khí và đạo đức cao đẹp, đó là Võ Trường Toản. Học
trò quý mến thầy không chỉ buổi sinh thời và cả sau khi qua đời (lúc giặc Pháp chiếm
ba tỉnh miền Đông Nam kỳ học sinh đã dời mộ thầy về miền Tây, nơi còn là vùng đất
tự do). Không ai có thể quên hình ảnh người thầy giáo, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu,
bị mù loà lúc còn sung mãn nhưng đã không từ bỏ lý tưởng của mình và ông đã sống
một cuộc đời thanh cao yêu nước thương dân, không hợp tác với giặc và đề cao nhân
nghĩa. Trong phong trào yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược, dân tộc ta lại xuất
hiện những thầy giáo nổi bật như Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng
Hiền, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, đã đóng vai trò quan trọng trong việc vận
động nhân dân đứng lên cầm vũ khí chống giặc. Cả một thế hệ nhà giáo sau này như
Trần Phú, Hà Huy Tập, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm,
Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Tạ Quang Bửu đã sớm thành những cán bộ ưu tú, có
những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc, mãi
mãi đi vào lòng quần chúng nhân dân. Rồi những tấm gương nhà giáo ưu tú như
Nguyễn Ngọc Kí, vượt qua khuyết tật của bản thân, viết chữ bằng chân Hơn hết cả,
kết tinh cho hình ảnh cao đẹp của nhà giáo Việt Nam là nhà cách mạng Nguyễn Ái
Quốc đã bắt đầu cuộc đời hoạt động yêu nước của mình bằng nghề dạy học. Đó là
thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học ở trường Dục Thanh (Phan Thiết). Người đã có
một số quan điểm giáo dục cụ thể, hiện đại: dạy vừa sức học sinh, dạy trên lớp kết
hợp thực tiễn, tôn trọng nhân cách học sinh Đây chính là nền tảng cho nền giáo
dục nước nhà mà cho đến bây giờ, quan điểm đó vẫn còn nguyên giá trị.
Và tiếp bước cha anh, suốt chiều dài lich sử dân tộc, lớp lớp các thầy cô giáo của
bao thế hệ đã tận tình tâm huyết với nghề đã tạo nên những truyền thống tốt đẹp của
nhà giáo Việt Nam để cho mỗi chúng ta hôm nay học tập và phát huy.
Hôm nay, trong bộn bề khó khăn của đời sống vật chất, sự tác động của nền kinh tế
thị trường, đất nước đang bước vào thời kỳ mới - thời kỳ hội nhập quốc tế - công
nghiệp hoá và hiện đại hoá, hòa chung với 1 triệu thầy cô giáo trên khắp đất nước
Việt Nam. Tập thể sư phạm trường THCS Khe Sanh vẫn luôn tâm niệm rằng đang
mang trong mình một trọng trách lớn là đóng góp trí tuệ và công sức của mình để làm
chuyển biến một bước mới trong sự nghiệp giáo dục, từ đó có trách nhiệm đào tạo
lớp người lao động mới có đủ phẩm chất, đạo đức và tri thức khoa học để xây dựng
đất nước phát triển “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Các phong trào thi đua
sâu rộng trong dạy và học luôn luôn được phát động, được toàn thể các thầy cô
hưởng ứng với tinh thần và trách nhiệm cao nhất, mang lại hiệu quả tích cực. Từ khi
trường mới thành lập với phòng học tạm bợ, đường vào trường lầy lội ngập chân lúc
trời mưa; rồi cả việc không đủ phòng học phải mượn phòng của trường bạn để dạy 3
ca. Đồ dùng, thiết bị dạy học thì thiếu thốn. Vậy mà nhiệm vụ cao cả Đảng và nhà
nước giao vẫn hoàn thành, cả thầy và trò đều đạt được những thành tích rất cao, nhiều
học sinh của trường đã trở thành những con người hữu ích, những cán bộ thành đạt
quay trở về phục vụ quê hương. Và cho đến hôm nay, sau 15 năm thành lập trường
THCS Khe Sanh đã là trường chuẩn quốc gia, trường trọng điểm chất lượng cao của
huyện nhà với phòng học khang trang, trường lớp xanh, sạch, đẹp; thiết bị dạy học
hiện đại; chất lượng dạy và học luôn đứng tốp đầu của bậc THCS trong toàn tỉnh.
Nhiều thầy cô giáo vinh dự được Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh Quảng Trị tặng huy
chương, kỷ niệm chương và chiến sỉ thi đua của tỉnh, Tập thể trường nhiều năm liền
được Bộ giáo dục và chủ tịch UBDN tỉnh tặng bằng khen. là đơn vị văn hóa tiến tiến
xấu sắc cấp tỉnh. Không thể kể hết những khó khăn, vất vả mà tập thể giáo viên nhà
trường đã vượt qua, cũng khó có thể nói hết những thành tích mà thầy cô đã đạt được.
Bởi hơn trên hết lòng yêu nghề, yêu thương con trẻ, đã ăn sâu vào trái tim mỗi thế hệ
cán bộ, giáo viên nhà trường`.
Kính thưa
Ôn lại truyền thống nhà giáo Việt Nam, chúng ta càng thêm yêu nghề dạy học,
thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên phải
thật thà yêu nghề mình, thật thà yêu thương mình. Có gì vẻ vang hơn là đào tạo
những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản
Kính thưa quý vị đại biểu! Thưa quý thầy cô giáo!
Năm học 2010 – 2011 này là năm đầu thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các
cấp. Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hoá và con người Việt
Nam. Nhiệm vụ to lớn ấy ngành giáo dục giữ vai trò chủ công, trong đó đội ngũ
giáo viên có vị trí hết sức quan trọng, đòi hỏi rất lớn ở lương tâm, trách nhiệm của
người thầy chúng ta; bên cạnh đó là sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính
trị, sự quan tâm của cả cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục nhằm thực hiện
thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và ngành đặt ra.
Cuối cùng nhân dịp buổi tọa đàm Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hôm
nay, tôi xin kính chúc toàn thể quý thầy cô giáo và cán bộ giáo viên nhà trường cùng
gia đình lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc quý thầy cô sẽ được hưởng trọn một
ngày Kỷ niệm 20/11 thật ý nghĩa. Kính chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc.
Xin trân trọng cảm ơn sự chia sẻ cả về vật chất lẫn tinh thần của tất cả quý vị đối với
sự trưởng thành của trường THCS Khe Sanh hôm nay.
Xin trân trọng cảm ơn!