Tải bản đầy đủ (.pdf) (205 trang)

Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía nam thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 205 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI





NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH




GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI


LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN







HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ QUỲNH ANH



GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
CÁC HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI




CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ : 62.31.01.05


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHẠM VĂN HÙNG
2. PGS.TS. ðỖ VĂN VIỆN



HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là
trung thực và chưa hề ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện Luận án này ñã
ñược cám ơn và trích dẫn trong Luận án ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả



Nguyễn Thị Quỳnh Anh



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hiện ñề tài "Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường
cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội" tôi ñã
nhận ñược sự giúp ñỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo Khoa Kinh
tế và PTNT, Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, một số cơ quan, ban ngành, các
cán bộ, ñồng nghiệp và bè bạn, nhờ ñó Luận án của tôi ñã hoàn thành.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn PGS TS Phạm Văn
Hùng và PGS TS ðỗ Văn Viện ñã giúp ñỡ tôi rất tận tình, chu ñáo, kịp thời về
chuyên môn trong quá trình thực hiện ñề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của thành phố Hà Nội,
các phòng, ban chức năng của các huyện Chương Mỹ, Thanh Trì, Phú Xuyên và
Thường Tín; UBND các xã ðông Mỹ, Tứ Hiệp, Tả Thanh Oai (Thanh Trì), Nghiêm

Xuyên, Hiền Giang, Tiền Phong (Thường Tín), Chuyên Mỹ, Hoàng Long, Vân Trì
(Phú Xuyên), Trung Hòa, Trường Yên và Quảng Bị (Chương Mỹ) và các hộ gia
ñình ñã giúp ñỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của ñề tài
này. Lời cảm ơn chân thành cũng xin gửi ñến Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản
1, Chi cục Thuỷ sản Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ñã cung cấp và
giúp tôi thu thập thông tin.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ñóng góp
nhiều ý kiến quý giá giúp tôi hoàn thiện Luận án.
Cuối cùng và không thể thiếu, xin cảm ơn gia ñình, người thân, những người
luôn sát cánh và ñộng viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.

Hà Nội, Ngày tháng năm 2014
Tác giả


Nguyễn Thị Quỳnh Anh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page iii

MỤC LỤC


Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục từ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục sơ ñồ và biểu ñồ ix
MỞ ðẦU 1

1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 ðóng góp mới của ñề tài 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
1.1 Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển
nuôi trồng thuỷ sản 5
1.1.1 Môi trường nuôi trồng thuỷ sản 5
1.1.2 Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 9
1.1.3 Giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 15
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến tình hình thực hiện giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 21
1.2 Cơ sở thực tiễn 25
1.2.1 Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản trên
thế giới 25
1.2.2 Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng
thuỷ sản ở Việt Nam 28
1.2.3 Bài học kinh nghiệm 33
1.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 35

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page iv

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 39
2.1.1 ðiều kiện tự nhiên 39
2.1.2 ðiều kiện kinh tế - xã hội 40
2.1.3 Thuận lợi và khó khăn 43
2.2 Phương pháp nghiên cứu 44
2.2.1 Phương pháp tiếp cận và khung phân tích 44

2.2.2 Các mô hình phân tích 45
2.2.3 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu 51
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin 51
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 54
2.2.6 Phương pháp phân tích số liệu, thông tin 56
2.2.7 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 58
CHƯƠNG 3 ðÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN CÁC
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 62
3.1 Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Thành phố Hà Nội 62
3.1.1 Tổng quan tình hình phát triển nuôi trồng thuỷ sản của các huyện 62
3.1.2 Thực trạng phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các ñiểm nghiên cứu 64
3.1.3 ðánh giá chung ngành nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam
thành phố Hà Nội 73
3.2 Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thuỷ sản các huyện phía Nam Hà Nội 75
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước 75
3.2.2 ðánh giá môi trường nước ở cấp hộ 78
3.2.3 Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường ñến nuôi trồng thủy sản của các hộ 79
3.2.4 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản 84
3.3 Thực trạng giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản vùng nghiên cứu 89
3.3.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 89
3.3.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 91

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page v

3.3.3 ðánh giá chung về thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 104
3.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho

phát triển nuôi trồng thuỷ sản 108
3.4.1 Chính sách về bảo vệ môi trường 108
3.4.2 Nhân lực tham gia quản lý môi trường 110
3.4.3 Hỗ trợ kỹ thuật phục vụ công tác quản lý môi trường 111
3.4.4 Vốn ñầu tư cho quản lý môi trường 113
3.4.5 Cơ chế phối hợp giữa các ñơn vị trong quản lý môi trường nuôi
trồng thủy sản 114
3.4.6 Các yếu tố liên quan ñến hộ, trang trại nuôi trồng thuỷ sản 115
3.4.7 Quan hệ thị trường 116
CHƯƠNG 4 HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG CHO PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁC
HUYỆN PHÍA NAM THÀNH PHỐ HÀ NỘI 120
4.1 Cơ sở khoa học ñề xuất giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển nuôi trồng thủy sản 120
4.1.1 Quan ñiểm, ñịnh hướng phát triển và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nuôi trồng thuỷ sản 120
4.1.2 Mục tiêu phát triển nuôi trồng thủy sản 123
4.1.3 Căn cứ ñề xuất và hoàn thiện các giải pháp 123
4.2 ðề xuất và hoàn thiện giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát
triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà Nội 126
4.2.1 Các giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 126
4.2.2 Các giải pháp quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 133
KẾT LUẬN 146
Danh mục công trình ñã công bố liên quan ñến luận án 150
Tài liệu tham khảo 151
Phụ lục 156

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Nghĩa
APEC Diễn ñàn hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia ðông Nam Á
BOD Nhu cầu ô-xy hóa sinh học (Biochemical

oxygen demand)
BVMT Bảo vệ môi trường
BVTV Bảo vệ thực vật
CAC Mệnh lệnh và kiểm soát (Command and Control)
CHXHCN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CNH – HðH Công nghiệp hoá - hiện ñại hoá
COD Nhu cầu ô-xy hóa học (chemical oxygen demand)
CSHT Cơ sở hạ tầng
DN Doanh nghiệp
GAP Thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt (Good Aquaculture Practices)
GEP Quỹ môi trường toàn cầu (Global Environment Fund)
GO Giá trị sản xuất
HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kỹ thuật
KT - QL Kinh tế - quản lý
KT - XH Kinh tế - xã hội
KTTS Khai thác thủy sản
NTTS Nuôi trồng thuỷ sản
ÔNMT Ô nhiễm môi trường
PTBV Phát triển bền vững
QLMT Quản lý môi trường
QLNN Quản lý Nhà nước

SX Sản xuất
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
WTO Tổ chức thương mại Thế giới

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page vii

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

1.1 Các yếu tố ảnh hưởng ñến tình hình tuân thủ quy ñịnh quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 23
2.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 48
2.2 Số lượng hộ, xã ñiều tra 54
3.1 Số hộ và lao ñộng tham gia NTTS 62
3.2 Diện tích nuôi thuỷ sản giai ñoạn 2005 - 2011 của vùng 63
3.3 Sản lượng cá các huyện qua các năm 64
3.4 Thông tin chung về hộ ñiều tra năm 2011 65
3.5 Chi phí ñầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ ñiều tra năm 2011 70
3.6 Diện tích, năng suất, và sản lượng cá thịt của các hộ ñiều tra 71
3.7 Kết quả và hiệu quả NTTS của các hộ phân theo quy mô nuôi 72
3.8 Ý kiến của các hộ về môi trường nước NTTS năm 2011 79
3.9 Mối quan hệ giữa kết quả NTTS và mức ñộ ô nhiễm 80
3.10 Kết quả ước lượng hàm sản xuất của các hộ NTTS các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội 82
3.11 Kết quả ước lượng hàm Logit 83
3.12 Hàm lượng các yếu tố nhiễm bẩn trong nước ngầm tầng Qh theo mùa

tại vùng phía Nam sông Hồng 86
3.13 Chi phí ñầu vào nuôi thuỷ sản của các hộ ñiều tra năm 2011 phân
theo môi trường nước 88
3.14 ðánh giá của hộ NTTS về nguồn cung cấp giống 92
3.15 ðánh giá về chất lượng giống của người NTTS 93
3.16 Tình trạng cho ăn và quản lý thức ăn 94
3.17 Tình trạng tuân thủ kỹ thuật môi trường NTTS 96
3.18 Các yếu tố ảnh hưởng ñến áp dụng biện pháp xử lý môi trường 98
3.19 Các dự án chuyển ñổi sang nuôi trồng thuỷ sản của các huyện phía
Nam thành phố Hà Nội giai ñoạn 2004 - 2009 99

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page viii

3.20 Kết quả thực hiện công tác thông tin tuyên truyền về môi trường NTTS 104
3.21 Nguồn nhân lực phục vụ công tác quản lý môi trườngcho phát triển
nuôi trồng thuỷ sản của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội
110
3.22 Tình hình hỗ trợ kỹ thuật bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản 109
3.23 Công tác thanh tra môi trường của các huyện phía Nam thành phố Hà Nội
114
4.1 Ma trận phân tích SWOT ñối với giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường cho phát triển nuôi trồng thủy sản 124
4.2 Quy hoạch ruộng trũng nuôi thuỷ sản ñến năm 2020 135



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page ix


DANH MỤC SƠ ðỒ VÀ BIỂU ðỒ

STT Tên sơ ñồ Trang

Sơ ñồ 2.1. Khung phân tích của ñề tài 44
Sơ ñồ 2.2 Trình tự nghiên cứu 46

STT Tên biểu ñồ Trang

Biều ñồ 3.1. Tỷ lệ hộ ñạt tiêu chuẩn ôxy hòa tan trong nước (DO) theo
tháng trong năm 2011 77

Biểu ñồ 3.2. Chỉ số chất lượng nước các sông chính của Hà Nội giai
ñoạn 2006 - 2010 85

Biểu ñồ 3.3. Diễn biến thông số BOD5 tại các sông qua các năm 85

Biểu ñồ 3.4. Tỉ lệ sử dụng nước của một số ngành 87











Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế

Page 1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Thuỷ sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn của
kinh tế Việt Nam (ñứng vị trí thứ tư về kim ngạch xuất khẩu, sau dầu thô, da giầy
và dệt may); góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ñảm bảo an sinh xã
hội, tham gia tích cực vào chương trình xoá ñói, giảm nghèo ở nông thôn. Ngành
thuỷ sản có ñóng góp ñáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của ñất nước
và quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá.
Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam ñã ñáp ứng ñược các nhu cầu ña
dạng của người tiêu dùng thế giới, ñặc biệt là các nước có thị trường lớn và yêu cầu
cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…
Tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản ñã ñạt ñược tốc ñộ cao, ñem lại nguồn thu ngoại tệ
không nhỏ cho quốc gia (Nguyễn Kim Phúc, 2010).
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thực tế, phát triển nuôi trồng thuỷ sản
(NTTS) của Hà Nội ñang ở mức thấp hơn so với mức chung, chưa tương xứng với
tiềm năng hiện có. Mặt khác, sự phát triển nuôi trồng thuỷ sản một cách tự phát, ồ ạt
cũng ñã dẫn ñến nhiều vấn ñề bất cập, làm cho không gian của hệ thống mặt nước
nuôi thuỷ sản bị chia cắt, manh mún, môi trường nuôi thuỷ sản ñang bị ô nhiễm
nghiêm trọng, nguồn lợi thuỷ sản trong những năm gần ñây bị giảm sút, một bộ
phận không nhỏ dân cư có ñời sống thấp và bấp bênh. Hầu hết các hộ NTTS sử
dụng trực tiếp nguồn nước tự nhiên cho nuôi trồng mà không qua kiểm tra chất
lượng ñầu vào, nước thải không xử lý mà xả thải trực tiếp ra môi trường, việc sử
dụng hoá chất và chất kháng sinh một cách tuỳ tiện, việc quản lý chất thải rắn kém
hiệu quả, môi trường không khí ñặc biệt vào thời ñiểm thu hoạch sản phẩm bị ô
nhiễm lớn. ðây là những vấn ñề kinh tế, xã hội và môi trường bức xúc cần giải
quyết và nó có ảnh hưởng lớn ñến sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Mặc dù các cấp, các ngành, các ñịa phương ñã có nhiều cố gắng trong việc

thực hiện quản lý và bảo vệ môi trường (BVMT), nhưng tình trạng vi phạm các quy
ñịnh quản lý môi trường, gây ô nhiễm môi trường, ñặc biệt là tình trạng ô nhiễm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 2

nước trong NTTS ñang là một trong những vấn ñề rất ñáng lo ngại. Nhiều biện pháp
hành chính và kinh tế ñã và ñang ñược sử dụng ñể BVMT song thực sự chưa ñạt
ñược hiệu quả. Trong quá trình triển khai, thực hiện ñã nổi lên một số vấn ñề nổi
cộm: tình hình qui hoạch phát triển NTTS chưa ñồng bộ, còn hạn chếHệ thống văn
bản quy phạm pháp luật còn thiếu và yếu, chưa ñồng bộ; các chế tài xử phạt về vi
phạm về môi trường chưa ñược thực hiện; hầu hết các công cụ quản lý chỉ mới
dừng lại mức xử phạt hành chính chưa ñưa ra xử lý theo Bộ Luật Hình sự; việc vi
phạm về ô nhiễm môi trường trong NTTS ngày càng gia tăng cả về số lượng và
ngày càng nghiêm trọng, hộ NTTS sản xuất manh mún và nhỏ lẻ cũng làm cho việc
quản lý khó khăn hơn,… Làm thế nào ñể tăng cường quản lý hữu hiệu ñối với
NTTS ñể từ ñó làm giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, góp phần ñảm bảo phát
triển bền vững ngành NTTS nói riêng, kinh tế ñất nước nói chung ñang là vấn ñề
cần ñược quan tâm của tất cả các cấp chính quyền từ trung ương ñến ñịa phương và
của người dân trong toàn xã hội. Vì vậy, tôi tiến hành lựa chọn nghiên cứu ñề tài
“Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản các
huyện phía Nam thành phố Hà Nội”
.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của ñề tài là ñánh giá thực trạng phát triển nuôi
trồng thuỷ sản và việc thực hiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS ở các huyện phía Nam thành phố Hà Nội, từ ñó ñề xuất và hoàn
thiện các giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển NTTS trong thời

gian tới nhằm ñảm bảo phát triển bền vững ngành NTTS vùng nghiên cứu.
Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở khoa học về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho
phát triển NTTS trong ñiều kiện hiện nay;
- ðánh giá thực trạng phát triển NTTS, ô nhiễm môi trường (ÔNMT) NTTS, thực
trạng mối quan hệ giữa NTTS và ÔNMT và tình hình thực hiện các giải pháp kinh tế và
quản lý môi trường cho phát triển NTTS tại các huyện phía Nam thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu ñề xuất và hoàn thiện hệ thống các giải pháp kinh tế và quản lý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 3

môi trường cho phát triển NTTS các huyện phía Nam Hà Nội thời gian tới.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là các giải pháp kinh tế và quản lý môi
trường (QLMT) cho phát triển NTTS; môi trường, sự ô nhiễm do quá trình phát
triển NTTS. Phạm vi ñược bao quát là kinh nghiệm, biện pháp kinh tế, vai trò quản
lý của Nhà nước, việc sử dụng chúng trong quá trình BVMT;
- ðề tài tập trung nghiên cứu các vấn ñề kinh tế, quản lý và một phần kỹ
thuật liên quan các giải pháp kinh tế và QLMT cho phát triển NTTS tại các huyện
phía Nam ngoại thành Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: ðề tài tập trung nghiên cứu 2 nhóm nội dung lớn (i) các
giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường trong NTTS và (ii) Giải pháp QLMT cho
phát triển NTTS tại các huyện phía Nam ngoại thành Hà Nội và các vấn ñề liên
quan ñến 2 nội dung này.
- ðịa bàn nghiên cứu: các huyện phía Nam ngoại thành Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Tài liệu sử dụng nghiên cứu từ hệ thống số liệu chủ
yếu từ năm 2006 ñến năm 2011, trong ñó số liệu sơ cấp tập trung chủ yếu vào 2

năm, 2010 và 2011. ðề xuất ñịnh hướng và giải pháp kinh tế và QLMT cho phát
triển NTTS ñến năm 2015, tầm nhìn ñến năm 2020.
4. ðóng góp mới của ñề tài
1. Thông qua việc nghiên cứu tổng quan các công trình khoa học liên quan
trong nước và quốc tế, ñề tài luận giải các nội dung kinh tế và QLMT cho phát triển
NTTS; Bản chất các vấn ñề về môi trường; phân tích ảnh hưởng của các yếu tố (quy
mô, cơ cấu NTTS) ñến hiện trạng môi trường cũng như ảnh hưởng của môi trường
ñến phát triển NTTS.
2. ðề tài tập trung phân tích, ñánh giá kết quả phát triển NTTS giai ñoạn
2009-2011, những ảnh hưởng của sự phát triển này ñến các thành phần môi trường,
các kết quả ñánh giá, phân tích dựa trên những nguồn số liệu khảo sát (sơ cấp và thứ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 4

cấp); khẳng ñịnh mối quan hệ giữa phát triển NTTS với chất lượng môi trường nước.
3. ðề tài phân tích các giải pháp kinh tế và QLMT hiện ñang áp dụng ñồng
thời chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu trong việc thực thi chính sách, pháp luật BVMT trong
hoạt ñộng phát triển NTTS nhằm ñáp ứng yêu cầu hiện nay.
4. Luận án ñề xuất, hoàn thiện hệ thống các giải pháp về kinh tế và QLMT
nhằm thúc ñẩy NTTS phát triển ổn ñịnh hơn nữa trong tương lai.
























Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở lý luận về giải pháp kinh tế và quản lý môi trường cho phát triển nuôi
trồng thuỷ sản
1.1.1. Môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.1.1. Khái niệm môi trường nuôi trồng thuỷ sản
Hiện nay chưa có một ñịnh nghĩa chi tiết về môi trường (MT) NTTS nhưng
theo ý kiến của tác giả, môi trường NTTS có thể như sau:
Các vấn ñề môi trường trong NTTS phát sinh do NTTS phụ thuộc rất lớn vào
“hàng hoá” môi trường (như nước nguồn, nước thải, thành phần thức ăn, giống và
“dịch vụ”. Tác ñộng qua lại giữa NTTS và môi trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu
tố có mối quan hệ tương hỗ như tính có sẵn, số lượng và chất lượng của các nguồn

nước ñược sử dụng, loài nuôi, quy mô trại nuôi, thiết kế và quản lý mô hình nuôi và
ñặc ñiểm môi trường của vùng nuôi.
Sự tương tác giữa NTTS và môi trường là ñiều ñã ñược biết và xem xét, ñó
là sự tác ñộng của sự thay ñổi môi trường ñối với NTTS; tác ñộng của NTTS ñến
môi trường và sự tác ñộng của các loại hình NTTS với nhau. Phạm vi và mức ñộ
của tác ñộng qua lại của NTTS với môi trường là rất khác nhau tuỳ thuộc vào mô
hình nuôi, ñịa ñiểm, các yếu tố KT-XH và các khuyến khích hoặc trở ngại khác.
Mặc dù ñiều này khó có thể khái quát hoá, nhưng ñã xuất hiện các mô hình về quản
lý tốt, các mô hình nuôi giảm thiểu tác ñộng môi trường (mô hình nuôi thủy sản an
toàn) và có hiệu quả (Bộ Thuỷ sản và Ngân hàng thế giới, 2006).
1.1.1.2. Ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản
Theo Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam 2005 “Ô nhiễm môi trường là sự
làm thay ñổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Chất gây ô
nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi
trường bị ô nhiễm. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí ñược thải ra từ sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt ñộng khác.
Ô nhiễm trong NTTS chủ yếu ñược xét ñến là ô nhiễm môi trường nước. Nó
là sự thay ñổi thành phần và chất lượng nước không ñáp ứng ñược các mục ñích sử

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 6

dụng, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu ñến ñời sống con người và
sinh vật. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại các chất có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
1.1.1.3. Môi trường nước trong nuôi trồng thuỷ sản
Môi trường nước NTTS là yếu tố quan trọng trong phát triển NTTS. Nó
thường bị ảnh hưởng do: nước nguồn, quá trình nuôi, nước thải từ các hồ ao cá
nuôi, hoá chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Nước nguồn tự nhiên cần ñược
ñánh giá trước khi xây dựng ao hồ nuôi tại vị trí nào ñó, nếu chất lượng nước không

phù hợp thì cần phải xử lý. Nguồn nước nuôi cũng có thể bị ô nhiễm bởi các do chất
thải từ các nơi khác, ngành khác dồn vào các sông, nước ngầm. Nếu những nguồn
này bị ô nhiễm sẽ mang nhiều yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, nếu nước từ NTTS bị ô
nhiễm từ cơ sở/hộ này có thể là nguồn nước cả hộ nuôi khác. Một vùng nuôi ñược
quản lý tốt là phải giảm thiểu ñược lượng nước tháo ra từ các ao, hồ nuôi hay ngăn
chặn từ các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm chảy vào.
Ô nhiễm nguồn nước NTTS còn do hoạt ñộng sản xuất và NTTS. Trong quá
trình NTTS, nhất là nuôi thâm canh, một lượng rất lớn thức ăn, phân vô cơ, phân
hữu cơ ñược ñưa vào ao, hồ nhằm tăng năng suất, nhưng do hiệu quả sử dụng thành
phần ñó thấp nên lượng dư và các chất bài tiết từ cá, tôm là lớn. Nếu không có biện
pháp kiểm soát hữu hiệu sẽ dẫn ñến mức ñộ ô nhiễm tăng. ÔNMT do yếu tố sản
xuất sẽ làm mất cân bằng sinh thái, thậm chí dẫn ñến không thể nuôi tiếp vụ sau nếu
không áp dụng biện pháp xử lý triệt ñể (Bộ Thuỷ sản, 2006).
Nguồn nước thải từ các ao hồ nuôi bị ô nhiễm cần hạn chế thải ra các vùng
xung quanh hoặc trước khi thải cần ñược xử lý ñể ñảm bảo an toàn cho khu vực
NTTS khác. Do lượng nước thải từ ao hồ nuôi lớn và kinh phí xử lý khá cao nên
việc chọn lựa giải pháp thích hợp là tiêu chí quan trọng ñể có thể áp dụng trong thực
tiễn (Lê Văn Cát và cộng sự, 2009). Chất lượng nước NTTS có vai trò quan trọng,
nếu chất lượng nước NTTS kém, sẽ dẫn ñến chất lượng sản phẩm thủy sản không
cao. Tuy nhiên, trên thực tế các giải pháp cải thiện chất lượng nước NTTS ñang
ñược áp dụng không nhiều.
1.1.1.4. Những tổn thất do vấn ñề môi trường nước ñến nuôi trồng thủy sản
Những tổn thất do tác ñộng tiêu cực của môi trường nước ñến NTTS và tác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 7

ñộng tiêu cực của NTTS ñến môi trường là khá lớn. Trung bình ở Việt Nam hàng
năm có khoảng 25 - 30% người nuôi cá bị thua lỗ. Ô nhiễm nguồn nước do nuôi cá
dẫn ñến tự gây ô nhiễm của các ao nuôi và có thể xuất hiện bệnh dịch (Lê Văn

Thăng, 2007). Ước tính mỗi năm, việc NTTS ñã thải ra môi trường nước xấp xỉ 3
triệu tấn bùn ở dạng chất thải hữu cơ chưa ñược xử lý. Mầm bệnh từ các ao nuôi
cũng ñã ñi theo nguồn thải này ra hệ thống sông làm chất lượng nhiều vùng nước
suy giảm nặng.
Diện tích NTTS tăng chưa phù hợp với quy hoạch sử dụng nguồn nước ñang
là một nguy cơ gây suy thoái chất lượng nước NTTS. Thực tế cho thấy, hầu hết
những kênh mương nhỏ trong khu vực NTTS ñang bị ô nhiễm ở mức ñộ khác nhau.
Các mương, sông nhỏ bị ô nhiễm ñã và ñang ảnh hưởng ñến khả năng tự làm sạch
của nguồn nước và ñe dọa tính bền vững của NTTS. Bởi các kênh mương này chủ
yếu ñược quy hoạch cho mục ñích cung cấp nước cho trồng lúa. Việc xem xét nhu
cầu nước cho NTTS ít ñược lưu ý.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Chỉ có 17% trọng lượng khô của thức
ăn cung cấp cho ao nuôi ñược chuyển thành sinh khối, phần còn lại ñược thải ra môi
trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. ðối với các
ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa ñến trên 45% nitrogen và 22% là
các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây
nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước và phát sinh tảo ñộc trong môi trường
NTTS. ðặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh gây ÔNMT và dịch bệnh
thủy sản phát sinh (Nguyễn Thị Trâm Anh, 2009).
Những năm gần ñây, dịch bệnh ñã xảy ra trên diện rộng gây nhiều thiệt
hại ñối với người NTTS. Nuôi cá nước ngọt trên sông bị ô nhiễm làm cá chết
hàng loạt; dịch bệnh phát sinh trên các ao hồ và cá nuôi ở ruộng, môi trường
nước NTTS ñang bị ô nhiễm.
1.1.1.5. Yếu tố ảnh hưởng ñến môi trường nuôi trồng thuỷ sản
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng ñến môi trường NTTS bao gồm các yếu tố tự
nhiên, KT-XH và chính sách. Một số yếu tố cơ bản là:
(1) Vị trí khu vực nuôi: Lưạ chọn ñịa ñiểm nuôi và hệ sinh thái tại vùng nuôi có vai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 8


trò quan trọng trong QLMT và tác ñộng tương hỗ giữa xã hội và NTTS. ðây là vấn
ñề chung trong NTTS và là vấn ñề chi phối ngành NTTS.
Quy hoạch và chọn ñịa ñiểm không phù hợp sẽ gây hậu quả là các loại hình
NTTS ảnh hưởng lẫn nhau. ðịa phương ñã có nhiều các cơ sở nuôi ở những vị trí
phù hợp, các trại nuôi này không gây ra hoặc gây ra ít ảnh hưởng ñến môi trường.
Ngược lại, cũng có rất nhiều cơ sở NTTS ñược xây dựng tại những vùng không phù
hợp làm nguy hại ñến việc cung cấp nước ngọt và tài nguyên thiên nhiên.
(2) Nguồn nước và chất lượng nước: NTTS sử dụng tài nguyên mặt nước là chính.
Hoạt ñộng NTTS cần một lượng thức ăn lớn, do ñó dư thừa thức ăn là không tránh
khỏi, và sẽ tạo ra lượng chất thải lớn dẫn ñến gây ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh và
ảnh hưởng tới môi trường sinh thái xung quanh. Sự cung cấp thức ăn quá mức có
thể dẫn tới sự phát triển rầm rộ của tảo ñộc do hàm lượng Nitơ và phốt pho cao, gây
lắng ñọng trầm tích và thiếu ôxy ở bên dưới và khu vực xung quanh các ao nuôi và
chất lượng nước kém ñi do tích tụ các chất thải. Sự phát triển của thực vật phù du có
thể dẫn ñến sự sinh sôi nảy nở của các loại tảo ñộc sẽ tác ñộng tiêu cực ngược trở
lại với NTTS. Nhất là việc phát triển ồ ạt các mô hình NTTS sẽ làm môi trường
nước của các khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng hơn.
(3) Lựa chọn thức ăn và quản lý thức ăn trong nuôi trồng thuỷ sản
Cho ăn thừa và sử dụng cá tạp trong NTTS sẽ sản sinh một lượng chất thải
lớn. ðặc biệt nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh ñối với hệ thống nuôi cá, nuôi
nhuyễn thể, nuôi giáp xác trên các khu vực không nuôi theo quy hoạch. Ngoài ra,
phát triển ồ ạt và tự phát dẫn ñến gây ÔNMT và dịch bệnh thuỷ sản phát sinh trong
môi trường nước. ðã có những tài liệu chứng minh rằng các loại kháng sinh ñược
sử dụng như chất phụ gia cho thức ăn sẽ gây ra các dòng vi khuẩn kháng thuốc
trong tự nhiên khi thức ăn thừa, chất thải của cá có chứa kháng sinh ra môi trường
bên ngoài. Sự phát triển của bất kỳ dòng kháng thuốc nào cũng gây mối nguy về an
toàn thực phẩm, gây bệnh cho các loài thuỷ sinh và ñe doạ sức khoẻ con người.
(4) Chất thải. Trong hoạt ñộng NTTS, chất thải có thể dưới dạng chất thải rắn, chất
thải lỏng, hay chất thải khí ở tất cả các khâu của quán trình NTTS. Nguồn chất thải

rắn như ñất ñá do ñào ñắp; chất thải xây dựng; chất thải sinh hoạt do công nhân thi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 9

công công trình NTTS. Bùn thải; vỏ bao bì ñựng thức ăn; hoá chất; dụng cụ; trang
thiết bị hư hỏng trong quá trình xây dựng ao, hồ NTTS cũng như khi vận hành.
Nguồn chất thải lỏng gồm Nước thải, bùn thải trong và sau nuôi có hàm lượng cao
các thông số: TSS, BOD
5
, COD, T-N, T-P và các chỉ tiêu khác như NO
3-
, NH
4
, P-
PO
3
, H
2
S; Thức ăn dư thừa bị dịch hoá; Thuốc, hoá chất, chế phẩm xử lý ao ñầm và
phòng trị bệnh. ðây là các chất cơ bản làm ÔNMT. Nguồn chất thải khí như Mùi
hôi tanh trong và sau khi nuôi.
(5) Sử dụng nguồn giống. Nhu cầu về con giống và giống bố mẹ ñể cung cấp cho
NTTS tăng nhanh, trong khi sản lượng cá giống từ các trại sản xuất giống còn rất
thấp. Các hoạt ñộng khai thác con giống phổ biến ngoài tự nhiên dẫn ñến tình trạng
không bền vững nếu xét trên khía cạnh môi trường, bởi chúng trở nên khan hiếm và
bị cạn kiệt. Như vậy không những làm tăng thêm áp lực cho nguồn lợi tự nhiên mà
mà người nuôi có thể phải nhập giống ở những vùng có nguy cơ lây bệnh, dịch cao.
1.1.2. Giải pháp kinh tế nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản
1.1.2.1. Giải pháp và công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi trường

* Khái niệm giải pháp kinh tế
Giải pháp kinh tế là những biện pháp nhằm thay ñổi chi phí và lợi ích của
những cơ sở kinh tế thường xuyên tác ñộng tới môi trường, tăng cường ý thức trách
nhiệm trước việc gây ra huỷ hoại môi trường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi
trường, Cục Môi trường, 2000). Giải pháp kinh tế bao gồm các loại thuế, phí…
ñánh vào thu nhập bằng tiền của hoạt ñộng sản xuất kinh doanh. Giải pháp kinh tế
chỉ có thể áp dụng có hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và nó ñược dựa trên các
công cụ kinh tế (Lưu ðức Hải và Nguyễn Ngọc Sinh, 2000).
Giải pháp kinh tế (còn gọi là giải pháp thị trường) ñang ngày càng ñược
nhiều nước sử dụng, là một nhóm các biện pháp trong số nhiều công cụ QLMT.
Chúng có thể ñược sử dụng thay thế hoặc bổ sung các công cụ khác của QLMT.
ðây chính là sử dụng sức mạnh của thị trường ñể BVMT, ñảm bảo cân bằng sinh
thái. Tuy nhiên, khi áp dụng giải pháp này cần phối hợp với hệ thống tài chính, hệ
thống thể chế của từng nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 10

* Bản chất giải pháp kinh tế là vận dụng các công cụ kinh tế trong nền kinh
tế thì trường
Công cụ kinh tế là các biện pháp khuyến khích hay kìm hãm về kinh tế, ñược
xây dựng trên cơ sở các quy luật thị trường và cơ chế giá, ñược sử dụng ñể gây ảnh
hưởng ñối với hành vi của người gây ô nhiễm ngay từ giai ñoạn chuẩn bị cho ñến
khi thực hiện quyết ñịnh. Công cụ kinh tế là các khuyến khích về tài chính ñể cho
người gây ô nhiễm tự nguyện thực hiện các hoạt ñộng có lợi hơn cho môi trường.
Các công cụ kinh tế ñược sử dụng ñúng mục ñích sẽ giúp cho bản thân những người
gây ô nhiễm giảm thiểu những tác hại này, vì quyền lợi của chính họ.
Các công cụ kinh tế bao gồm các nhóm:
+ Ngân sách BVMT: bao gồm chi phí của nhà nước và các giới kinh doanh;
Quỹ BVMT; Thuế, phí, lệ phí môi trường, tài nguyên;

+ Chương trình thương mại - môi trường: Giấy phép phát thải/ xả thải; Tín
hiệu giảm phát thải; Tiền trợ cấp tiêu thụ hoặc sản xuất;
+ Tài chính: Chuyển nhượng; Kỳ phiếu vay và cho vay; Trợ cấp tỷ lệ lãi
suất; giảm thuế/ phí;
+ Hệ thống ñặt cọc - hoàn trả;
+ Trợ cấp tài chính ñể nghiên cứu khoa học, áp dụng kỹ thuật, phục hồi rừng,
bảo vệ ñộng vật hoang dã, các khu bảo tồn thiên nhiên…
+ ðầu tư cho BVMT: Từ ngân sách nhà nước; ðầu tư của nước ngoài như
vốn ODA, FDI…
+ Thưởng, phạt về môi trường;
+ Công cụ thị trường khác.
* Các công cụ kinh tế ñược áp dụng nhằm bảo vệ môi trường nuôi trồng thuỷ sản
a. Thuế môi trường
Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm ñiều tiết các
hoạt ñộng BVMT quốc gia, bù ñắp chi phí mà xã hội bỏ ra. Nguyên tắc tính thuế
môi trường là thuế phải lớn hơn chi phí ñể giải quyết phế thải và khắc phục ÔNMT.
Thuế môi trường là công cụ kinh tế nhằm ñưa chi phí môi trường vào giá thành sản
phẩm theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Thuế môi trường nhằm
khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 11

tăng nguồn thu cho ngân sách. Thuế môi trường buộc các nhà sản xuất phải cải tiến
kỹ thuật, nâng cao hiệu suất sử dụng nguyên, nhiên liệu hoặc thay thế nguyên, nhiên
liệu ít gây ô nhiễm hơn (ðặng Như Toàn, 1996).
Có hai loại thuế môi trường là thuế trực thu và thuế gián thu.Thuế trực thu
ñánh vào lượng chất thải ñộc hại ñối với môi trường do cơ sở gây ra.Thuế gián thu
ñánh vào giá trị sản phẩm hàng hóa ñược sản xuất có ÔNMT. Ở lĩnh vực mà thiệt
hại môi trường rất khó ño ñếm thì thuế môi trường có thể ñược tính trên tổng doanh

thu về sản phẩm.
b. Các loại phí và lệ phí môi trường
Các loại phí và lệ phí môi trường có thể coi là “cái giá” phải trả cho sự gây ô
nhiễm. Những người gây ÔNMT phải trả giá cho xử lý ô nhiễm, phục hồi môi
trường. Phí gây ô nhiễm ñược sử dụng một phần ñể bù ñắp chi phí cho các hoạt
ñộng như: Nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ xử lý ÔNMT, ngăn
ngừa ÔNMT.
Lệ phí môi trường ñược áp dụng cho các trường hợp như: lệ phí thẩm ñịnh
báo cáo ñánh giá tác ñộng môi trường, lệ phí cấp giấy phép môi trường. Những
loại lệ phí này ñược thu khi cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) về môi trường
giải quyết và công việc quản lý hành chính Nhà nước về BVMT ñã ñược Luật
BVMT quy ñịnh (Nguyễn Thế Chinh, 2003). Tuy còn nhiều vấn ñề cần phải giải
quyết, song dù sao phí và lệ phí ÔNMT vẫn ñang ñược tiếp tục nghiên cứu và áp
dụng ở nhiều nước.
Phạm vi áp dụng của các loại phí môi trường như sau:
* Phí ñánh vào nguồn ô nhiễm: Là loại phí ñánh vào các tác nhân gây ô
nhiễm ñược thải ra môi trường nước, ảnh hưởng tới môi trường xung quanh khu
vực NTTS. Biện pháp này có tác dụng khuyến khích các tác nhân hạn chế gây
ÔNMT và tăng thêm nguồn thu cho chính phủ ñể sử dụng vào việc cải thiện chất
lượng môi trường, nhất là môi trường nước.
* Phí sử dụng: Là tiền phải trả do ñược sử dụng các hệ thống công cộng
xử lý và cải thiện chất lượng môi trường như hệ thống thoát nước, cung cấp
nước,… Các khoản thu từ phí này ñược dùng ñể góp phần bù ñắp chi phí, bảo

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 12

ñảm cho hệ thống này hoạt ñộng. Mục ñích của phí này là nhằm tăng nguồn thu
và ñối tượng thu là những cá nhân hay ñơn vị trực tiếp sử dụng hệ thống dịch vụ
(cụ thể là người NTTS).

* Phí ñánh vào sản phẩm: Là loại phí ñược dùng ñối với những loại sản
phẩm gây tác hại tới môi trường, khi chúng ñược sử dụng trong quá trình sản xuất
và tiêu dùng. Phí ñánh vào sản phẩm nhằm hai mục ñích là giảm sử dụng hay tiêu
thụ các sản phẩm bị thu phí và tăng nguồn thu. Phí ñánh vào sản phẩm có thể ñược
sử dụng thay cho phí gây ô nhiễm, nếu không thể trực tiếp tính ñược phí ñối với các
chất gây ô nhiễm. Loại phí này có thể ñánh vào sản phẩm nguyên liệu ñầu vào, các
sản phẩm trung gian hay thành phẩm. Trường hợp cụ thể nếu thức ăn dùng trong
NTTS có nhiều dư lượng, khó phân hủy thì có thể sử dụng phí này.
c. Quỹ môi trường
Quỹ môi trường ñược hình thành từ các nguồn vốn hỗ trợ bởi nhiều nguồn
khác nhau. Quỹ là nguồn kinh phí cho hoạt ñộng BVMT, hỗ trợ cho quá trình thực
hiện các hoạt ñộng cải thiện chất lượng môi trường. Nguồn hình thành quỹ từ phí và
lệ phí môi trường, ñóng góp của cá nhân và doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ
chức trong và ngoài nước, tiền lãi và tiền thu ñược từ các hoạt ñộng của quỹ (Bộ
Thủy sản, 2005).
Quỹ môi trường tạo nguồn vốn ổn ñịnh và lâu dài ñể hỗ trợ cho các cơ sở, các
ngành trong hoạt ñộng BVMT, nguồn tài chính ñể xử lý kịp thời khi xảy ra các trường
hợp ÔNMT. Quỹ môi trường quốc gia là cơ sở ñể hình thành các quỹ môi trường ñịa
phương, ñảm bảo vai trò giám sát của chính quyền trong việc ngăn ngừa ÔNMT.
Quỹ môi trường ñược sử dụng như cung cấp dưới hình thức hỗ trợ tài chính
với các ñiều khoản ưu ñãi, như các khoản trợ cấp không hoàn lại, các khoản vay
vốn dài hạn với lãi suất thấp, hỗ trợ các dự án nghiên cứu triển khai, ñào tạo và
truyền thông môi trường, các dự án kiểm soát và xử lý ÔNMT của các doanh
nghiệp, hộ. Trường hợp NTTS cũng có thể dùng Quỹ này ñể hỗ trợ các hộ NTTS
nhằm BVMT.
Tóm lại, công cụ kinh tế là một trong số các công cụ của QLMT, chúng ñược
sử dụng nhằm tác ñộng tới chi phí và lợi ích trong hoạt ñộng của tổ chức kinh tế ñể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 13


tạo ra các tác ñộng tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất theo hướng có lợi cho môi
trường. Công cụ kinh tế trong QLMT ñược áp dụng dựa trên hai nguyên tắc cơ bản
PPP và BPP. Những nghiên cứu tổng quan về công cụ kinh tế trong QLMT trên ñây
là cơ sở lý luận cho ñề tài ñể có những nghiên cứu sâu hơn về việc áp dụng các
công cụ kinh tế trong QLMT ở nước ta.
1.1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng công cụ kinh tế nhằm bảo vệ môi
trường nuôi trồng thuỷ sản
Công cụ kinh tế nhằm BVMT NTTS ñược áp dụng dựa trên hai nguyên tắc
cơ bản ñã ñược quốc tế thừa nhận là nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”
(PPP) và “Người hưởng thụ phải trả tiền” (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,
Cục Môi trường, 2000).
* Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (Polluter pays principle -PPP)
Nguyên tắc PPP thì người gây ra ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí ñể
thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính quyền tổ chức thực hiện, nhằm
khắc phục và hoàn trả. Nguyên tắc PPP chủ trương sửa chữa “thất bại thị trường”
do không tính chi phí môi trường trong sản xuất hàng hoá và dịch vụ hoặc tính
thiếu, bằng cách bắt buộc những người gây ô nhiễm phải “tiếp thu” ñầy ñủ chi phí
sản xuất. Cuối cùng những chi phí này ở một mức ñộ nhất ñịnh, sẽ lại chuyển sang
người tiêu dùng thông qua việc tăng giá hàng hoá và dịch vụ (Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, 2001). Mặc dù nguyên tắc “người gây ô
nhiễm phải trả tiền” tự nó sẽ còn phát triển tiếp tục. Nhưng gần ñây, nó ñã ñược
củng cố bởi 4 nguyên tắc cơ bản khác nhằm mục tiêu hoạch ñịnh các chính sách
môi trường. Những nguyên tắc này ñã bổ sung cho các thiếu sót của nguyên tắc
PPP. ðó là:
Nguyên tắc phòng ngừa: ngăn ngừa những hành vi gây hại cho môi trường
cần ñược chú trọng hơn so với việc áp dụng các hình phạt hoặc chế tài khác.
Nguyên tắc này hướng việc ban hành và áp dụng các quy ñịnh pháp luật vào sự
ngăn chặn của chủ thể thực hiện các hành vi có khả năng gây nguy hại cho môi
trường. Các biện pháp ngăn chặn áp dụng trong bảo vệ môi trường rất ña dạng . Tuy

nhiên bản chất chính của biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn là bằng việc kích thích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Kinh tế
Page 14

lợi ích hoặc triệt tiêu các lợi ích, vốn là ñộng lực của việc vi phạm pháp luật môi
trường, nâng cao ý thức tự giác của con người trong việc thực hiện các biện pháp
bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc hiệu quả kinh tế và tiết kiệm chi phí: do phải có những chi phí
cho việc BVMT nên ngoài việc tính toán ñến lợi ích kinh tế nhà sản xuất cũng phải
chú ý ñến BVMT. ðể giảm chi phí cũng như tăng lợi ích kinh tế thì nhà sản xuất
kinh doanh phải chọn phương án nào mà mức ñộ gây ô nhiễm ñến môi trường là
thấp nhất, như vậy ñương nhiên công tác quản lý và BVMT có hiệu quả.
Nguyên tắc hiệu quả về luật pháp: các công cụ kinh tế ñược xây dựng dựa
trên các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường với mục ñích ñiều hòa các
xung ñột giữa phát triển kinh tế và BVMT. Các công cụ kinh tế sẽ tạo ñiều kiện ñể
các tổ chức, cá nhân (các DN hoạt ñộng sản xuất kinh doanh) chủ ñộng kế hoạch
BVMT và tuân thủ pháp luật thông qua việc lồng ghép chi phí BVMT vào chi phí
sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Nguyên tắc cấp dưới: BVMT ñược thực hiện nhiều cấp khác nhau. Vì thế,
cần phải ñảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong
quản lý BVMT. Do ñó nếu không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cấp quản lý từ
trung ương ñến ñịa phương, từ cấp trên xuống cấp dưới thì sẽ giảm hiệu lực và hiệu
quả của việc quản lý môi trường. (Bảng 1.3, phụ lục).

* Nguyên tắc “người hưởng thụ phải trả tiền” (Benefit pays principle - BPP)
Theo nguyên tắc BPP thì “tất cả những ai hưởng lợi do có ñược môi trường
trong lành không bị ô nhiễm, thì ñều phải nộp phí”. Nguyên tắc BPP chủ trương
việc phòng ngừa ô nhiễm và cải thiện môi trường cần ñược hỗ trợ từ phía những
người muốn thay ñổi hoặc những người không phải trả giá cho các chất thải gây

ÔNMT. Về bản chất, nguyên tắc BPP có thể ñược sử dụng như là một ñịnh hướng
hỗ trợ nhằm ñạt ñược các mục tiêu môi trường. Xét mặt hiệu quả kinh tế, nguyên
tắc BBP là nguyên tắc có tính phù hợp cao, vì hiệu quả kinh tế chỉ có thể ñạt ñược,
nếu các nguồn lợi ñược sử dụng ở mức ñộ tối ưu. Do vậy, hiệu quả kinh tế có thể
ñạt ñược, nếu việc xác ñịnh mức phí, lệ phí môi trường ñưa ra ở mức hợp lí và
khoản phí, lệ phí thu ñược chủ yếu phục vụ cho các biện pháp cụ thể có liên quan

×