Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.38 KB, 101 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THẢO TRANG
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Ngoại Thương
Mã số ngành: 52340120
Tháng 8 năm 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THẢO TRANG
MSSV: 4105256
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN
THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Ngoại Thương
Mã số ngành: 52340120
CÁN B
Ộ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ KIM HÀ
Tháng 8 năm 2013
i
LỜI CẢM TẠ
Cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn của Quý Thầy Cô
trong những năm học qua, đặc biệt là trong ba tháng thực tập tại Công ty Cổ phần
Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ và sự nỗ lực của bản thân đã giúp cho
em hoàn thành lu
ận văn tốt nghiệp.


Em xin chân thành cám ơn Qu
ý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Cần Thơ và đặc biệt l
à cô Nguyễn Thị Kim Hà đã tận tâm,
nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em để em khắc phục những khiếm khuyết để
hoàn thành tốt đề tài của mình.
Em c
ũng chân thành gửi lời cám ơn đến Ban Tổng Giám đốc và các Lãnh
đạo của các phòng ban của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu
Cần Thơ đã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập. Em
xin cảm ơn bác Phó Tổng Giám đốc Trần Đức Toàn và anh Nguyễn Thành
Nghi
ệp đã hướng dẫn và cung cấp các số liệu cần thiết cho bài luận văn của em
được ho
àn thành tốt.
Xin kính chúc Quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ban Tổng
Giám đốc, các cô chú, anh chị trong Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất
khẩu Cần Thơ dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái được nhiều thành công
trong công vi
ệc và cuộc sống.
Do đây là
lần đầu tiên đi thực tập và thời gian có hạn nên không tránh khỏi
những sai sót. Kính mong sự bỏ qua và góp ý chân thành của Quý Thầy Cô cùng
các Cô chú, Anh ch
ị trong Công ty.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực hiện
Huỳnh Thảo Trang
ii
TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
c
ứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2013
Người thực
hiện
Huỳnh Thảo Trang
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



















Ngày …… tháng …… năm 2013

Thủ trưởng đơn vị
iv
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. M
ục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1. M
ục tiêu chung 1
1.2.2. M
ục tiêu cụ thể 2
1.3. Ph
ạm vi nghiên cứu 2
1.3.1. Ph
ạm vi không gian 2
1.3.2. Ph
ạm vi thời gian 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 2
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. Phương pháp luận 4
2.1.1. Khái quát v
ề hoạt động xuất khẩu 4
2.1.2. Các nhân t
ố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu 8
2.1.3. M
ột số phương pháp dùng trong phân tích số liệu 10
2.2. Phương pháp nghiên cứu 11
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 11

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 12
Chương 3: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN
THƠ
13
3.1. Tổng quan về Công ty Mekonimex/Ns 13
3.1.1. Sơ lược về công ty 13
3.1.2. Quá trình hình thành và phát tri
ển 14
v
3.1.3. Lĩnh vực kinh doanh 16
3.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính 16
3.2. Khái quát k
ết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns trong
giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
21
3.3. Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.25
3.3.1. Thu
ận lợi 25
3.3.2. Khó khăn 26
3.3.3. Phương hướng hoạt động đến 2013 27
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO
CỦA CÔNG TY MEKONIMEX/NS 29
4.1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu
năm 2013
29
4.2. Phân tích th
ực trạng xuất khẩu gạo của Công ty Mekonimex/Ns giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
36

4.2.1. Phân tích s
ản lượng và kim ngạch xuất khẩu 37
4.2.2. Phân tích tình hình xu
ất khẩu theo hình thức xuất khẩu 41
4.2.3. Th
ị trường xuất khẩu 45
4.2.4. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu 53
4.3. Phân tích các nhân t
ố tác động đến kết quả hoạt động xuất khẩu gạo của
Công ty Mekonimex/Ns 57
4.3.1. Y
ếu tố tự nhiên 57
4.3.2. Các y
ếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật 58
4.3.3. Th
ị trường cầu trên thế giới 62
4.3.4. Đối thủ cạnh tranh 65
4.3.5. S
ản phẩm thay thế 69
4.3.6. Ngu
ồn lực tài chính 70
4.3.7. Ngu
ồn nguyên liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty 70
4.3.8. Ho
ạt động marketing xuất khẩu của Công ty 71
vi
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM
XUẤT KHẨU CẦN THƠ 75
5.1. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn 2010 đến

6 tháng đầu năm 2013
75
5.1.1. Điểm mạnh 75
5.1.2. Điểm yếu 75
5.1.3. Cơ hội 76
5.1.4. Thách th
ức 77
5.2. B
ảng ma trận SWOT 77
5.3. Gi
ải pháp 80
5.3.1. Gi
ải pháp về nguồn nguyên liệu đầu vào 80
5.3.2. Gi
ải pháp về thị trường tiêu thụ 81
5.3.3. Gi
ải pháp thành lập phòng Marketing 83
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85
6.1. Kết luận 85
6.2. Ki
ến nghị 86
6.2.1. Ki
ến nghị đối với Nhà nước 86
6.2.2. Ki
ến nghị đối với Công ty 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
vii
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Trình độ nhân sự của Công ty Mekonimex/Ns trong 6 tháng đầu năm

2013 17
B
ảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns trong giai
đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
22
B
ảng 4.1: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013
30
B
ảng 4.2: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2010 đến 7
tháng đầu năm 2013
33
B
ảng 4.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Công ty Mekonimex/Ns từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
38
B
ảng 4.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Công
ty Mekonimex/Ns giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
42
B
ảng 4.5: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Công ty Mekonimex/Ns
sang các thị trường giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 46
B
ảng 4.6: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty
Mekonimex/Ns giai đoạn 2010
– 6 tháng năm 2013 54
B
ảng 4.7: Mười thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới giai đoạn 2011 đến

2012 67
B
ảng 5.1: Bảng ma trận SWOT 78
viii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy quản lý Công ty Mekonimex/Ns 18
Hình 3.2: T
ổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex/Ns
giai đoạn 2010
– 6 tháng đầu năm 2013 23
Hình 4.1: Kim ng
ạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 6 tháng đầu
năm 2013
29
Hình 4.2: Quy trình s
ản xuất gạo của Công ty Mekonimex/Ns 36
Hình 4.3: T
ỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của Công ty
Mekonimex/Ns giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu nă
m 2013 43
Hình 4.4: T
ỷ trọng xuất khẩu qua các thị trường theo kim ngạch xuất khẩu của
Công ty Mekonimex/Ns giai đoạn 2010
– 2012 47
Hình 4.5: T
ỷ trọng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng của Công ty
Mekonimex/Ns giai đoạn 2010
– 6 tháng đầu năm 2013 55
Hình 4.6: T

ỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 59
Hình 4.7: Kênh phân ph
ối của Công ty Mekonimex/Ns 73
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
XN: Xí nghiệp
CB: Chế biến
XX: Xay xát
DT: Doanh thu
DV: D
ịch vụ
CP: Chi phí
LN: L
ợi nhuận
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
XK: Xuất khẩu
SL: Sản lượng
KN: Kim ngạch
KCN VN – Singapore: Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore
ASEAN: Hi
ệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Bulog: Cơ quan hậu cần quốc gia của Indonesia
FAO: Tổ chức lương thực và nông nghiệp của Liên hiệp quốc
NFA: Cơ quan lương thực Philippines
VFA: Hiệp hội Lương thực Việt Nam
Mekonimex/Ns: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay thì hoạt động xuất khẩu
đóng vai tr
ò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân vì đây là cơ hội lớn để cho
các doanh nghiệp trong từng quốc gia nói riêng và quốc gia đó nói chung có điều
kiện để vươn tới đỉnh cao thương mại trên tầm quốc tế. Việt Nam cũng nằm trong
số các quốc gia đó với lợi thế về vị trí địa lý thuận lợi kết hợp với khí hậu nhiệt
đới gió m
ùa và nguồn lao động rẻ đã giúp cho việc phát triển xuất khẩu lúa gạo
trở thành thế mạnh của nước ta trong thời gian qua. Theo Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA) cho biết kể từ đầu năm 2013 đến tháng 8 năm 2013 Việt Nam
đ
ã xuất khẩu gạo đạt 4,58 triệu tấn với trị giá 2,047 tỷ USD. Còn năm 2012 sản
lượng gạo xuất khẩu đạt kỷ lục 8,02 triệu tấn tăng li
ên tục cả về sản lượng lẫn giá
trị đã đem lại nguồn thu ngoại tệ không nhỏ cho nền kinh tế nước ta nhằm ngày
càng nâng cao v
ị thế nước ta trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu gạo vẫn còn gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh
với các đối thủ mạnh khác như Thái Lan, Ấn Độ,… nhất là kể từ khi nước ta gia
nhập WTO.
Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là một trong
những công ty ở Việt Nam có bề dày kinh nghiệm với lịch sử hình thành hơn 30
năm, đặc biệt l
à trong lĩnh vực xuất khẩu gạo là mặt hàng chủ lực theo hình thức
xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu với sản lượng dao động từ 30 ngàn đến
40 ngàn tấn/năm. Mục tiêu nâng cao uy tín và mở rộng xuất khẩu ra nhiều quốc
gia hơn nữa luôn được Công ty quan tâm trong nhiều năm qua. Để việc kinh
doanh đạt được hiệu quả cao v
à ngày càng phát triển hơn nữa thì việc nghiên cứu
đề t

ài: “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực
phẩm Xuất khẩu Cần Thơ” là cần thiết nhằm giúp cho Công ty nhận ra được cơ
hội để nắm bắt thời cơ phát triển hơn nữa, đồng thời khắc phục được những khó
khăn để có thể tiến tới gặt hái được những th
ành công.
2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực
phẩm Xuất khẩu Cần Thơ; từ đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao
hi
ệu quả xuất khẩu gạo của Công ty trong thời gian sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty Cổ phần Nông
sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.
Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố tác động đến hoạt động xuất khẩu gạo
của Công ty.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả xuất khẩu
gạo của Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm
Xu
ất khẩu Cần Thơ tọa lạc tại số 152 – 154 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp,
Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Thời gian số liệu phân tích: từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Công ty xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản nhưng chủ yếu là xuất khẩu

gạo, do đó luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng xuất khẩu gạo của Công ty
Mekonimex/Ns.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
C
ỨU
Lê Thị Cẩm Dân (2008). “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của Công ty
Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ Mekonimex/Ns”, Luận văn tốt
nghiệp, Đại học Cần Thơ. Đề tài phân tích các tiêu chí về sản lượng, kim ngạch,
giá cả theo từng thị trường, mặt hàng xuất khẩu và đánh giá hiệu quả hoạt động
kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty thông qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi
3
nhuận, chi phí. Bên cạnh đó thì đề tài chưa đề cập tới một số nhân tố ảnh hưởng
đến Công ty như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, môi trường chính trị, pháp
luật,…
Lê Phạm Hiền Thảo (2010). “Phân tích tình hình xuất khẩu gạo tại Công ty
Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ”, Luận văn tốt nghiệp, Đại
học Cần Thơ. Đề tài phân tích về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, giá cả theo
từng thị trường, theo từng mặt hàng. Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và
tương đối để đánh giá hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty. Ngoài ra,
đề tài còn được sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố
tác động đến hoạt động xuất khẩu ra thị trường nước ngo
ài. Đánh giá chung thì đề
tài này đ
ã làm khá rõ được các mục tiêu đề ra mặc dù việc phân tích các yếu tố
môi trường c
òn chung chung.
Thái Thanh Th
ảo (2012). “Phân tích hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo
tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ”, Luận văn tốt
nghiệp, Đại học Cần Thơ”. Đề tài chủ yếu phân tích tình hình gạo xuất khẩu trong

giai đoạn 2010
– 2012 kể từ khâu thu mua nguyên liệu cho đến khâu xuất khẩu
sang thị trường nước ngoài theo thị trường và theo mặt hàng. Ngoài ra còn phân
tích các y
ếu tố tác động đến doanh thu, lợi nhuận và hoạt động xuất khẩu gạo của
doanh nghiệp. Sử dụng phương pháp so sánh, thay thế liên hoàn, phương pháp
suy luận và phương pháp chuyên gia để thực hiện mục tiêu đề ra.
4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm xuất khẩu
Thương mại quốc tế vừa được xem là một quá trình kinh tế vừa được xem là
m
ột ngành kinh tế. Với tư cách một quá trình kinh tế, thương mại quốc tế được
hiểu là một quá trình bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị trường cho đến khâu
sản xuất – kinh doanh phân phối lưu thông – tiêu dùng và tiếp tục tái diễn với
quy mô và tốc độ lớn hơn. Với tư cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc
tế là một lĩnh vực chuyên môn hóa, có tổ chức, có phân công và hợp tác, có cơ sở
vật chất kỹ thuật, lạo động, vốn, hàng,… là hoạt động chuyên mua bán, trao đổi
hàng hóa, dịch vụ với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế. (Phan Thị Ngọc
Khuyên (2010). “Kinh tế đối ngoại”).
Trong các hình thức hoạt động thương mại quốc tế thì xuất khẩu là một bộ
phận cấu thành đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Theo Nghị định
57/1998NĐ
-CP (ban hành ngày 31/7/1998) hướng dẫn về thi hành luật thương
mại đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thì “hoạt động xuất khẩu nhập khẩu
hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam với thương
nhân nước ngo

ài theo các hoạt động mua bán hàng hóa, bao gồm cả hoạt động
tạm nhập, tái xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa”. Tóm lại xuất khẩu là một
hoạt động kinh doanh trong đó hàng hóa (bao gồm hàng hóa hữu hình và hàng
hóa vô hình) và d
ịch vụ được bán ra thị trường nước ngoài và sản phẩm dịch vụ
ấy phải di chuyển ra khỏi bi
ên giới một quốc gia, trên cơ sở dùng tiền tệ làm
phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hay
với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ
dựa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao
động quốc tế.
2.1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Trong xu thế toàn cầu hóa thế giới, không một quốc gia nào có thể tự mình
s
ản xuất tất cả các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Vì vậy, thông qua việc trao đổi hàng hóa đã giúp các quốc gia thỏa mãn
nhu c
ầu của người tiêu dùng hay nói cách khác là hoạt động xuất khẩu góp phần
5
quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia đó so với thế
giới. Xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích không chỉ cho thế giới nói chung mà còn
cho các qu
ốc gia và các doanh nghiệp trong quốc gia đó nói riêng.
* Đối với nền kinh tế thế giới
Nhờ hoạt động xuất khẩu mà các quốc gia trên thế giới tham gia vào phân
công lao động quốc tế và tập trung sản xuất, xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ
mà quốc gia có lợi thế. Việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu mang lại hiệu
quả sử dụng các nguồn lực trong tổng thể nền kinh tế và làm gia tăng tổng sản
phẩm xã hội toàn thế giới. Ngoài ra còn góp phần mở rộng và phát triển các mối
quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu.

* Đối với nền kinh tế quốc dân
- Đẩy mạnh xuất khẩu kéo theo phát triển một số ngành nghề đã và sẽ hình
thành gây ph
ản ứng dây chuyền cho các ngành kinh tế khác phát triển và giải
quyết vấn đề công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người dân. Từ đó có thể
xem đây là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng v
à phát triển kinh tế
của mỗi quốc gia.
- Ho
ạt động này đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia nhằm thỏa mãn nhu
c
ầu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại
hóa đất nước. Để tăng trưởng v
à phát triển kinh tế rất cần những tư liệu sản xuất,
trong khi đó các tư liệu n
ày phải nhập khẩu từ nước ngoài và để bù đắp nguồn
vốn thiếu hụt sẽ lấy nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu. Ngoài ra đây còn là một
phương thức bảo đảm khả năng trả nợ của các nước đang v
à kém phát triển.
- Các quốc gia thông qua hoạt động xuất khẩu thiết lập mối quan hệ, có tác
động qua lại lẫn nhau. Đây l
à hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại,
thúc đẩy các ngành khác như tài chính tín dụng quốc tế, bảo hiểm, vận tải quốc tế
và du lịch quốc tế phát triển theo. Ngược lại, sự phát triển của các ngành này sẽ là
ti
ền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển hơn nữa.
* Đối với doanh nghiệp
- Để có thể cạnh tranh trên phạm vi thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải
hình thành một cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Đồng thời các doanh
nghiệp phải luôn cải thiện, đổi mới công tác quản lý, sản xuất kinh doanh và nâng

cao ch
ất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là một trong những cách để các
doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển và mở rộng thị trường.
6
- Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp sẽ thu được một khoản thu ngoại tệ
giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… phục vụ cho quá trình phát triển.
- Doanh nghiệp tiến hành xuất khẩu sẽ tạo dựng được thêm nhiều mối quan
hệ hợp tác kinh doanh quốc tế với các đối tác kinh doanh nước ngoài dựa trên cơ
sở hợp tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
2.1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của xuất khẩu
* Mục tiêu
Việc tiến hành hoạt động xuất khẩu nhằm thu lại ngoại tệ và hưởng lợi
nhuận nhờ lợi thế trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới nhưng mục tiêu quan
tr
ọng nhất vẫn là để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế chẳng hạn như phục
vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho nhu cầu tiêu dùng và tạo công ăn việc làm
cho người dân. Thị trường xuất khẩu phải gắn liền với thị trường nhập khẩu do đó
phải xuất phát từ yêu cầu thị trường nhập khẩu để xác định phương hướng và tổ
chức nguồn hàng thích hợp.
* Nhiệm vụ
- Ra sức khai thác có hiệu quả các nguồn lực của mỗi quốc gia (đất đai, tài
chính, nhân l
ực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất,…)
- Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng và
kim ng
ạch xuất khẩu.
- Tạo ra những mặt hàng xuất khẩu chủ lực nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
trường thế giới về chất lượng, số lượng để tạo n
ên uy tín và sức hấp dẫn cao trong

môi trường
cạnh tranh gay gắt.
2.1.1.4 Các hình thức xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác
nhau dựa trên đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn
hàng xuất khẩu,… với những tên gọi khác nhau như: xuất khẩu trực tiếp, ủy thác
xuất khẩu, gia công quốc tế, xuất khẩu qua đại lý nước ngoài, tạm nhập tái xuất,
chuyển khẩu,… Hiện nay, các doanh nghiệp thường tiến hành một số hình thức
xuất khẩu sau:
7
a) Xuất khẩu trực tiếp
Đây là hình thức xuất khẩu do chính các công ty xuất khẩu thực hiện nhằm
bán hàng hóa của họ ra nước ngoài. Các doanh nghiệp tự mình ký hợp đồng và
tr
ực tiếp phân phối hàng hóa tới khách hàng mà không qua bất kỳ trung gian nào.
Hình th
ức này phù hợp cho các công ty có trình độ và quy mô lớn, có tiềm lực, có
đầy đủ tư cách pháp l
ý, có thương hiệu và kinh nghiệm trên thị trường thế giới.
V
ới cách thức này công ty sẽ thu được lợi nhuận cao nếu biết nắm bắt cơ hội
kịp thời và xử lý tốt các thông tin thị trường. Đồng thời giảm được chi phí trung
gian, không ph
ải chia sẻ lợi nhuận và có khả năng kiểm soát kênh phân phối tốt
hơn, việc thanh toán cũng được thực hiện mau chóng
. Công ty chủ động trong
việc tìm kiếm các đối tác, quảng bá sản phẩm, nâng cao vị thế của công ty. Bên
c
ạnh đó cũng gặp không ít khó khăn về chi phí vận chuyển lớn đối với hàng hóa
có kích thước lớn, gặp rủi ro cao nếu chưa am hiểu kỹ về thị trường. Ngoài ra

công ty còn b
ị chi phối bởi sự dày dạn về kinh nghiệm trong kinh doanh xuất
khẩu và sự cạnh tranh gay gắt trực tiếp từ nhiều đối thủ.
b) Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức cung ứng hàng hóa ra thị trường nước
ngoài thông qua các trung gian xuất khẩu như:
- Các công ty qu
ản lý xuất khẩu (Export Management Company – EMC):
các công ty này th
ực hiện nhiệm vụ của các công ty quản trị xuất khẩu cho các
công ty khác, thường l
à dành cho các công ty xuất khẩu nhỏ thiếu kinh nghiệm
bán hàng ra nước ngo
ài hoặc nguồn vốn để tự đầu tư cho việc tổ chức bán hàng.
Do đó, các công ty nhỏ này mới thông qua trung gian là EMC để xuất khẩu sản
phẩm ra thị trường thế giới với tên danh nghĩa và các hợp đồng ký kết giữa các
bên mua bán đều được thực hiện dưới danh nghĩa chủ h
àng. Còn EMC chỉ đóng
vai trò tư vấn, thực hiện các dịch vụ và hưởng hoa hồng phí. Các chủ hàng sẽ
quyết định về giá cả, điều kiện hợp đồng, và chi phí, hình thức quảng cáo…
Chính vì vậy mà các nhà xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường nên sự
thành công hay thất bại của xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài phụ thuộc rất nhiều
vào EMC.
- Các k
hách hàng nước ngoài (Foreign Buyer): đây là hình thức xuất khẩu
thông qua nhân viên của các công ty nhập khẩu nước ngoài bởi họ có nhiều kinh
nghiệm hiểu biết về thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần
tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn lâu dài bền vững.
8
- Ủy thác xuất khẩu (Export Commission House): là hình thức mua bán

hàng hóa mà trong đó bên được ủy thác thực
hiện việc mua bán hàng hóa ra thị
trường nước ngo
ài với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận
với bên ủy thác và sẽ nhận phí ủy thác. Bên được ủy thác mua bán hàng hóa là
doanh nghi
ệp kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hóa được ủy thác và thực
hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác. Bên
ủy thác mua bán hàng hóa là doanh nghiệp giao cho bên được ủy thác thực hiện
mua bán hàng hóa theo yêu cầu của mình và phải trả phí ủy thác (Quan Minh
Nhựt, Lê Trần Thiên Ý (2011), “Nghiệp vụ ngoại thương”). Đây là một phương
thức bán hàng thuận lợi cho các nhà xuất khẩu. Việc thanh toán thường được đảm
bảo nhanh chóng cho người sản xuất và bên được ủy thác sẽ chịu trách nhiệm về
vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài.
- Môi gi
ới xuất khẩu (Export Broker): là cầu nối giữa nhà xuất khẩu và nhà
nh
ập khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ ủy nhiệm và trả hoa hồng phí cho hoạt động liên kết
này của nhà môi giới.
- Hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant): thường đóng tại nước xuất khẩu
và mua hàng của người sản xuất rồi thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa
và ch
ịu mọi rủi ro có liên quan. Đây cũng là một phương thức để hàng hóa xâm
nh
ập vào thị trường nước ngoài.
Xu
ất khẩu gián tiếp sẽ hạn chế mối liên hệ giữa nhà xuất khẩu với bạn hàng
đồng thời nhà xuất khẩu phải chia sẻ một phần lợi nhuận cho người trung gian.
Trên thực tế phương thức này thường được áp dụng cho các nước kém và đang
phát triển vì nó phù hợp cho các nhà kinh doanh mới bắt đầu tham gia thị trường

thế giới còn thiếu kinh nghiệm, chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất
khẩu, ngân sách còn eo hẹp và sợ rủi ro cao. Khi áp dụng hình thức này, công ty
h
ạn chế được rủi ro nhờ thông qua trung gian là những người am hiểu về thị
trường, th
ành thạo các nghiệp vụ cũng như có đầy đủ cơ sở vật chất. Ngoài ra
công ty còn có th
ể tiết kiệm chi phí để xây dựng kênh phân phối, thực hiện các
chiến dịch marketing để quảng cáo sản phẩm, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, các
công ty s
ẽ có một số nhược điểm là ít kiểm soát kênh phân phối về lịch trình cũng
như mục ti
êu, khó học hỏi để có thể tự kinh doanh tại nước ngoài và lợi nhuận bị
chia sẻ.
9
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu
a) Yếu tố tự nhiên
Nhờ vào địa hình thuận lợi cùng với khí hậu đặc trưng của nước ta đã tạo
điều kiện cho cây lúa nước phát triển v
à mở rộng xuất khẩu ra các quốc gia khác.
Đây là một thuận lợi lớn d
ành cho các doanh nghiệp trong nước để phát triển hoạt
động thương mại n
ày.
b) Các yếu tố kinh tế, chính trị, pháp luật
Các nhân tố kinh tế tác động tới hoạt động xuất khẩu ở tầm vi mô và vĩ mô.
Ở tầm vĩ mô
, các yếu tố này tác động đến đặc điểm và sự phân bố các cơ hội kinh
doanh quốc tế cũng như quy mô thị trường. Ở tầm vi mô, các yếu tố kinh tế ảnh
hưởng tới cơ cấu tổ chức v

à hiệu quả doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu được tiến hành thông qua các chủ thể ở
nhiều môi trường chính trị, pháp luật khác nhau do đó thông lệ về thị trường cũng
khác nhau. Mọi đơn vị tham gia vào thương mại quốc tế đều phải tuân thủ, chấp
hàng các chính sách, quy định của Nhà nước v
à luật thương mại trong nước và
qu
ốc tế. Các yếu tố này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và
kh
ả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Ổn định về chính trị sẽ tạo tiền đề
cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi. Còn hệ thống pháp luật càng hoàn
thi
ện, rõ ràng, minh bạch sẽ ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức thực
hiện chiến lược kinh doanh.
c) Thị trường cầu trên thế giới
Khách hàng là mục tiêu cuối cùng mà các doanh nghiệp xuất khẩu muốn
hướng đến đóng vai tr
ò rất quan trọng trong các quyết định sản xuất của các
doanh nghiệp. Sự trung thành của khách hàng chỉ được tạo nên và duy trì thông
qua vi
ệc các doanh nghiệp xuất khẩu đó có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
hay chưa.
d) Đối thủ cạnh tranh
Trên thương trường hiện nay có rất nhiều đối thủ không ngừng cạnh tranh
với nhau trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực. Để doanh nghiệp xuất khẩu có thể
cạnh tranh và đạt được mục tiêu xâm nhập, phát triển thị trường thì một trong
những điều thiết yếu cần phải làm là tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích các đối thủ
không chỉ ở nước ngoài mà ngay cả trong nước để nắm bắt cơ hội kịp thời và đề
ra được những biện pháp ph
òng ngừa và hành động.

10
e) Sản phẩm thay thế
Một số mặt hàng của các công ty khác có khả năng cạnh tranh với công ty
của mình. Do đó cần phải có sự chuẩn bị để đề ra những biện pháp phù hợp để
thu hút và giữ chân khách hàng vẫn tiếp thụ tiêu thụ sản phẩm của công ty.
f) Nguồn lực tài chính
Nguồn vốn đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì hoạt động của công ty,
giúp cho việc kinh doanh được liên tục và phát triển hơn nữa. Đồng thời cũng
đượ
c xem là tiêu chí để đánh giá lợi thế cạnh tranh của công ty và thu hút thêm
nhi
ều nhà đầu tư khác.
g) Nguồn nguyên liệu, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty
Chất lượng sản phẩm, điển hình như là gạo bị chi phối nhiều bởi các công
đoạn như sau: từ chọn giống cây trồng đến canh tác, thủy lợi, thu mua, xay xát,
chế biến và bảo quản. Qua đó thì khâu chọn nguyên liệu đầu vào với sự hỗ trợ của
vật chất, kỹ thuật đóng vai trò quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu.
h) Hoạt động marketing xuất khẩu của Công ty
Marketing xuất khẩu sang thị trường nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng
trong việc quyết định thành công hay thất bại của Công ty khi cho sản phẩm thâm
nhập thị trường. Bởi vì sự khác biệt về văn hóa, chính trị, tôn giáo,… nên việc
nghiên cứu này là rất cần thiết. Hoạt động marketing rất đa dạng nhưng chủ yếu
là nghiên cứu về chiến lược 4P: sản phẩm (Product), giá (Price), kênh phân phối
(Place) và chiêu thị (Promotion).
2.1.3 Một số phương pháp dùng trong phân tích số liệu
2.1.3.1 Khái niệm về phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán, mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
2.1.3.2 Khái niệm về phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
Bước 1: Lựa chọn các tiêu chuẩn so sánh: chọn chỉ tiêu của một kỳ làm
căn cứ để so sánh, được gọi là kỳ gốc. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn
kỳ gốc sao cho thích hợp. Để thấy được xu hướng phát triển của tình hình xuất
11
khẩu nên đề tài chọn kỳ gốc là năm trước để phân tích cả năm hoặc cùng kỳ năm
trước để phân tích 6 tháng đầu năm.
Bước 2: Điều kiện so sánh: để phép so sánh có ý nghĩa thì điều kiện tiên
quy
ết là các chỉ tiêu được đem so sánh phải đảm bảo tính chất so sánh được về
không gian và thời gian.
- Về thời gian: các chỉ tiêu được chọn trong đề tài theo cùng năm và đồng
nhất trên cả ba mặt là cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng một phương pháp
tính toán và cùng một đơn vị đo lường.
- Về không gian: các số liệu được thu thập trong cùng công ty hoặc trong
cùng mặt hàng xuất khẩu gạo.
Bước 3: Kỹ thuật so sánh: sử dụng chủ yếu hai hình thức so sánh bằng số
tuyệt đối và bằng số tương đối.
- So sánh số tuyệt đối: là dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu
k
ỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc để thấy được quy mô và khối lượng của xu hướng
phát triển.
01
YYY 
Trong đó:
Y
0
: chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc).
Y

1
: chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
- So sánh s
ố tương đối hoàn thành kế hoạch theo tỷ lệ %: là tỷ lệ (%) của chỉ
tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của
s
ố chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.
%100
0
01



Y
YY
Y
Trong đó:
Y
0
: chỉ tiêu kỳ cơ sở (kỳ gốc).
Y
1
: chỉ tiêu kỳ phân tích.

Y: tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
12
- So sánh số tương đối kết cấu: thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ
phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích.

Tr
ị số từng bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100%
Tr
ị số của tổng thể
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phân tích trong bài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng kinh
doanh và Phòng k
ế toán của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu
Cần Thơ. Các số liệu được lấy từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ
năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo xuất
khẩu hàng hóa,… Ngoài ra còn lấy từ nguồn niêm giám thống kê, internet và các
nghiên c
ứu trước đây.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Từ những số liệu thứ cấp thu thập được, vận dụng và sử dụng các phương
pháp phân tích số liệu sau đây để làm rõ các mục tiêu cụ thể đã đề ra.
Sử dụng phương pháp so sánh (số tuyệt đối và số tương đối) cùng với
phương pháp thống k
ê mô tả để phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh xuất
khẩu gạo của Công ty Mekonimex/Ns biến động trong những năm qua.
Sử dụng ma trận SWOT để đánh giá tác động của các yếu tố bên ngoài và
bên trong
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty
Mekonimex/Ns.
13
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
C

ỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
CẦN THƠ
3.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY MEKONIMEX/NS
3.1.1
Sơ lược về công ty
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ.
- Tên giao dịch quốc tế: CanTho Agricultural Products and Foodstuff Export
Joint Stock Company.
- Tên vi
ết tắt: MEKONIMEX/NS.
- Địa chỉ: 152 – 154 Trần Hưng Đạo, Phường An Nghiệp, Quận Ninh Kiều,
Thành phố Cần Thơ.
- Điện thoại: (0710)3832059.
- Fax: (0710)3832060
- Mã s
ố thuế: 1800155188.
- Email:
* Các Xí nghiệp chế biến gạo xuất khẩu trực thuộc Công ty:
- Phân xưởng Chế biến Gạo xuất khẩu An Bình (Phường An Bình, Quận
Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ).
- Xí nghiệp Chế biến Gạo xuất khẩu Thới Thạnh (xã Tân Thạnh, Huyện
Thới Lai, Thành phố Cần Thơ).
- Nhà máy xay xát lúa gạo Thạnh Thắng (xã Trường Thắng, Huyện Thới
Lai, Thành phố Cần Thơ).
- Xí nghiệp sản xuất kinh doanh Bao bì giấy keo (Khu Công nghiệp Trà
Nóc, Qu
ận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ).
* Các đơn vị liên doanh:
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn liên doanh giày da xuất khẩu Tây Đô (Khu
Công nghiệp Trà Nóc, Quận Bình Thủy, Thành phố Cần Thơ).

14
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn thủ công mỹ nghệ Meko (Phường An Hòa,
Qu
ận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ).
3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Với hơn 30 năm hoạt động trong ngành, Công ty đã đạt được nhiều thành
t
ựu đáng kể như ngày nay và tạo sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường
trong và ngoài nước.
Tuy nhiên trong thời gian qua, đơn vị đã phải trải qua nhiều
khó khăn và thách thức nhưng nhờ có chủ trương và chiến lược đúng đắn của ban
lãnh đạo cũng như có sự phối hợp chặt chẽ của toàn thể nhân viên mà công ty đã
vượt qua được những thử thách đó và vươn tới đỉnh cao hơn trong sự nghiệp. Quá
trình hình thành và lịch sử phát triển của công ty có thể được tóm lược qua các
m
ốc giai đoạn sau đây:
* Giai đoạn 1980 – 1983:
Tiền thân của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ là
Công ty hợp doanh sản xuất chế biến hàng xuất nhập khẩu Hậu Giang được ra đời
vào năm 1980. Do sự thay đổi trong nước v
à có những yêu cầu mới được đặt ra
nên công ty chỉ hoạt động với tên gọi này trong 3 năm.
* Giai đoạn 1983 – 1985:
Đến ngày 05/06/1983 căn cứ Quyết định 110/QĐ – UB của Ủy Ban Nhân
Dân tỉnh Hậu Giang đã quyết định chuyển từ Công ty Hợp doanh sang loại hình
Doanh nghi
ệp nhà nước với tên gọi Công ty sản xuất chế biến hàng xuất nhập
khẩu. Trong giai đoạn này, Công ty chuyển sang loại hình kinh doanh mới nên cơ
cấu có nhiều thay đổi, bộ máy quản lý chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm nên
vi

ệc kinh doanh không gặp nhiều thuận lợi. Ngoài ra với sự tác động của các
chính sách Nhà nước đ
ã ràng buộc Công ty trong việc kinh doanh khiến hoạt
động Công ty ở thế bị động v
à gặp nhiều khó khăn. Dù toàn thể nhân viên đã cố
gắng nhưng lợi nhuận vẫn chưa đạt được kết quả cao.
* Giai đoạn 1986 – 1991:
Ngày 04/06/1986 Công ty lần nữa đổi tên thành Công ty Nông sản Thực
phẩm Xuất khẩu Hậu Giang. Do có sự đổi mới đúng đắn của Chính phủ từ chế độ
bao cấp sang hạch toán kinh doanh độc lập nên Công ty hoạt động ngày càng hiệu
quả. Đến năm 1988 Luật đầu tư trong nước ra đời, nắm được tình hình và được sự
chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh, Công ty đã hợp tác với Công ty Viet – Sing
(H
ồng Công) với tỷ lệ vốn góp 45%. Từ đó, Công ty có hai nhiệm vụ chủ yếu là

×