Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty trách nhiệm hữu hạn hùng vương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.15 KB, 84 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN




PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HÙNG VƯƠNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế ngoại thương
Mã số ngành: 52340120









Tháng 10 – năm 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH





NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
MSSV/HV: 4105202





PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ
CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HÙNG VƯƠNG





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

Mã số ngành: 52340120





CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

TH.S CÔ HỨA THANH XUÂN





Tháng 10 – năm 2013
i

LỜI CẢM TẠ


Trong những năm học tại Trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tâm của quý thầy
cô và trong quá trình đi thực tập tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)
Hùng Vương với sự chỉ bảo nhiệt tình của quý công ty đã giúp em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô Khoa kinh tế - Quản trị
kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, em xin chân thành cảm ơn cô Hứa
Thanh Xuân đã hướng dẫn nhiệt tình và bổ sung cho em những kiến thức còn
khiếm khuyết để hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian nhanh nhất và
hiệu quả nhất.

Em cũng chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty chỉ
dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập
tại công ty vừa qua, đặc biệt là các anh chị trong phòng kế toán, phòng kế
hoạch kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền
đạt những kinh nghiệm thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn này.
Em xin kính chúc quý thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh,
ban giám đốc, các anh chị trong công ty TNHH Hùng Vương dồi dào sức
khỏe, vui tươi, hạnh phúc, thành công trong công việc và trong cuộc sống.

Cần Thơ, Ngày…tháng…năm…
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)



NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
ii

LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, số liệu thu thập và kết quả
phân tích đề tài hoàn toàn trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học của bất cứ khoa nào.











Cần Thơ, Ngày. . … tháng. … năm …. .
Sinh viên thực hiện
(ký và ghi rõ họ tên)


NGUYỄN THỊ NGỌC HUYỀN
iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP























Cần thơ, ngày… tháng….năm….
TM. Thủ trưởng đơn vị
(ký và ghi rõ họ tên)
iv

MỤC LỤC
Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu 3
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu 5
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 6
2.2 Phương pháp nghiên cứu 7
2.1.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu 7

Chương 3: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG 10
3.1 Khái quát về công ty TNHH Hùng Vương
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 10
3.1.2 Vai trò và mục tiêu của công ty 10
3.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty 11
3.2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 11
3.2.2 Chức năng các phòng ban 12
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán, các hình thức kế toán áp dụng tại công ty . 13
3.3 Quy trình công nghệ chế biến cá đông lạnh xuất khẩu của công ty 15
3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010-2012 16
3.5 Một số khó khăn và mục tiêu tương lai 19
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ CỦA CÔNG
TY TNHH HÙNG VƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010 ĐẾN 6 THÁNG 2013 22
4.1 Tổng quan về tình hình tiêu thụ cá của công ty từ 2010 đến 6
th
/2013 22
4.1.1 Sản lượng cá tiêu thụ của công ty từ 2010 đến 6 tháng 2013 22
4.1.2 Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và bán nội địa của công ty từ
2010 đến 6 tháng 2013 24
4.2 Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty 2010- 6 tháng
2013 26
4.2.1 Sản lượng xuất khẩu cá của công ty giai đoạn 2010 – 6
th
/2013 26
4.2.2 Doanh thu xuất khẩu cá của công ty giai đoạn 2010 - 6
th
/2013 27
4.2.3 Giá xuất khẩu 28
4.2.4 Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty 2010 – 6
th

/2013 29
4.2.5 Tình hình xuất khẩu theo thị trường 32
4.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của công ty 36
4.3.1 Những yếu tố bên trong 36
v

4.3.2 Những yếu tố bên ngoài 41
4.4 Phân tích ma trận SWTO 49
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
KINH DOANH XUẤT KHẨU CÁ CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG
VƯƠNG
5.1 Đánh giá tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty 57
5.1.1 Mặt tích cực 57
5.1.2 Mặt hạn chế 58
5.2 Chính sách của Nhà Nước trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cá
của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản 59
5.3 Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty 60
5.3.1 Xây dựng chiến lược Marketing 60
5.3.2 Nghiên cứu thị trường và phát triển thị trường mới 62
5.3.3 Giải pháp phát triển sản phẩm 64
5.3.4 Giải pháp thực hiện chiến lược liên kết về phía sau 65
5.3.5 Giải pháp thực hiện chiến lược liên kết về phía trước 66
5.3.6 Nâng cao hiệu quả xuất khẩu trên từng thị trường riêng biệt 67
5.3.7 Giải pháp về nhân sự 68

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70
6.1 Kết luận 70
6.2 Kiến nghị 71
6.2.1 Kiến nghị với công ty 71
6.2.2 Kiến nghị với Nhà nước 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73



vi

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ 2010 đến 2012 16
Bảng 4.1: Sản lượng cá xuất khẩu so với nội địa của công ty 2010 - 2012 22
Bảng 4.2: Sản lượng cá tiêu thụ 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 23
Bảng 4.3 Doanh thu cá xuất khẩu so với nội địa của công ty 2010 – 6
th
/2013 24
Bảng 4.4: Doanh thu cá xuất khẩu so với nội địa 6
th
/2012 và 6
th
/2013 25
Bảng 4.5: Sản lượng cá xuất khẩu của công ty từ 2010 đến 6
th
/2013 26
Bảng 4.6: Doanh thu xuất khẩu của công ty 2010 – 6
th
/2013 27
Bảng 4.7: Giá xuất khẩu bình quân của công ty từ 2010 – 6
th
/2013 28
Bảng 4.8: Sản lượng xuất khẩu theo mặt hàng của công ty 2010 – 6

th
/2013 29
Bảng 4.9: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty 2010 – 6
th
/2013 30
Bảng 4.10: Khối lượng xuất khẩu cá theo thị trường của công ty 2010 đến
tháng 6 năm 2013 32
Bảng 4.11: Kim ngạch xuất khẩu cá theo thị trường của công ty 2010 đến
tháng 6 năm 2013 34
Bảng 4.12: Nguyên liệu đầu vào của công ty 2010 - 2012 37
Bảng 4.13: Nguyên liệu cá đầu vào của công ty 6
th
/2012 và 6
th
/2013 38
Bảng 4.14: Tổng hợp nhân sự của công ty đến tháng 12/2012 41
Bảng 4.15: Tỷ giá ngoại tệ của Việt Nam trong 3 năm 2010 – 2012 48
Bảng 4.16: Bảng ma trận SWTO 51
vii

DANH MỤC HÌNH
Trang

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý tại công ty 11
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 13
Hình 3.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ của công ty 14
Hình 3.4: Qui trình chế biến cá Fillet xuất khẩu của công ty 15
viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


VASEP (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội
chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn.
VNĐ: Việt Nam đồng.
NQ – CP: Nghị quyết – Chính phủ.
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long.
NN- PTNT: Nông nghiệp phát triển Nông thôn.
ATTP: An toàn thực phẩm.
XNK: Xuất nhập khẩu.
TT- NHNH: Thông tin Ngân hàng Nhà nước.
VERs (Voluntary Export Restraints): Hạn chế xuất khẩu tự nguyện.
MFN (Most Favoured Nation): Nguyên tắc “Tối huệ quốc”.
GSP (Generalized Sustem of Preference): Thuế quan ưu đãi phổ cập.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại thế giới.
GDP(Gross Domestic Product): Tổng sản phẩm quốc nội.
EU (European Union): Liên minh Châu Âu.
ASEAN (Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á.
FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations): Tổ chức
Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
APEC (Asia-Pacific Economic Cooperation): Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương.
ASEM (The Asia-Europe Meeting): Hội nghị thường đỉnh Á – Âu.
GAP (Good Agriculture Practices): Sản xuất nông nghiệp bền vững.
TQM (Total Quality Management): Quản lý chất lượng toàn diện.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Point): Hệ thồng quản lý chất
lượng.
NAFIQAD: Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản.
ASC: Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thuỷ sản.

ISO (International Organization for Standardization): Cơ quan thiết lập tiêu
chuẩn Quốc tế.
SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure): Quy trình làm vệ sinh và
thủ tục kiểm soát vệ sinh.
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây xuất khẩu có vai trò rất quan trọng cho nước
ta, hằng năm xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà. Trong đó,
xuất khẩu thủy sản là một trong những ngành nghề thế mạnh của xuất khẩu
Việt Nam, Việt Nam được coi là một nước có lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng
và chế biến thủy sản, góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành
chế biến thủy sản phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Là một trong
những ngành đem lại giá trị xuất khẩu của Việt Nam, nguồn thu nhập đáng kể
cho nông – ngư dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Trong năm 2012, theo số liệu Thống kê của Hải quan kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng này đạt 6,09 tỷ USD giảm nhẹ 0,4%, tương đương giảm 24
triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tất cả các
mặt hàng của của cả nước. Trong 6 tháng đầu năm 2013 theo Hiệp hội chế
biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013 đạt gần 2,9 tỷ USD, tăng 0,3%
so với với cùng kỳ năm ngoái, mặt dù chỉ tăng nhẹ nhưng đây là dấu hiệu đáng
mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn sắp tới. Hiện nay, xu
hướng quốc tế hóa làm cho nền kinh tế nước ta cũng phụ thuộc vào kinh tế thế
giới. Do đó, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải nhìn lại kết quả
hoạt động kinh doanh của chính công ty qua các năm để nhận ra được những
thế mạnh của chính công ty nhằm phát huy. Bên cạnh đó, cũng phải tìm ra

những hạn chế để khắc phục.
Riêng Vĩnh Long là một trong những tỉnh, thành phố có vị trí thuận lợi
cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản do có hệ thống sông ngồi chằng
chịt cũng như phương tiện vận chuyển thủy và bộ đều thuận lợi cho việc phát
triển nghề sản xuất cũng như xuất khẩu thủy sản của nước nhà. Tận dụng được
lợi thế của tỉnh nhà công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hùng Vương với
việc hoạt động kinh doanh sản xuất và xuất khẩu thủy sản đã đem lại nguồn
lợi đáng kể cho công ty. Tuy nhiên, công ty TNHH Hùng Vương cũng là một
trong những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản với quy mô lớn, doanh thu gia
tăng tương đối qua các năm. Vì vậy, công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp
của xu thế quốc tế hóa. Để có thể tìm những mặt mạnh cũng như những mặt
hạn chế của công ty sau đó có những biện pháp tham khảo để khắc phục
những hạn chế của công ty. Vì thế, khi thực tập tại công ty em quyết định chọn
đề tài “Phân tích tình hình xuất khẩu cá của công ty TNHH Hùng
Vương”.
2

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá tình hình xuất khẩu cá của công ty TNHH Hùng
Vương trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, trên cơ sở đó nhằm đánh
giá những thuận lợi cũng như khó khăn của công ty sau đó đưa ra những giải
pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cho công ty Hùng Vương nói chung và xuất
khẩu Việt Nam nói riêng trong giai đoạn sắp tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu thứ nhất: Tìm hiểu tổng quan về công ty TNHH Hùng Vương.
Mục tiêu thứ hai: Phân tích thực trạng kinh doanh xuất khẩu cá của công ty
TNHH Hùng Vương trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.
Mục tiêu thứ ba: Tìm hiểu những điểm mạnh điểm yếu của công ty nhằm đưa
ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của công ty TNHH Hùng Vương.

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập từ báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo xuất khẩu cá
của công ty TNHH Hùng Vương.
1.3.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu
Số liệu được sử dụng phân tích trong đề tài là số liệu thu thập trong thời gian 3
năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Do lĩnh vực hoạt động của công ty tương đối là rộng nên đề tài chỉ tập trung
nghiên cứu vào lĩnh vực chính của công ty là xuất khẩu thủy sản trong đó là
xuất khẩu cá.

3

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm và vai trò của xuất khẩu
2.1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hoá
và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ.
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh
tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng đến hàng hoá sản xuất, từ máy móc thiết bị
cho đến các công nghệ kỹ thuật cao, từ hàng hoá hữu hình cho đến hàng hoá
vô hình. Hoạt động này diễn ra trong phạm vi rất rộng cả về không gian và
thời gian.
Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu
là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh
vực kinh doanh quốc tế. Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản

phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Do vậy mà xuất khẩu được xem như
chiến lược kinh doanh quan trọng của các công ty.
Như vậy, xuất khẩu được hiểu trước hết là một hình thức trao đổi hàng
hóa, dịch vụ trên thị trường mà thị trường đó là thị trường thế giới nhằm đáp
ứng và thõa mãn nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của một quốc gia không thể tự
đáp ứng cho chính mình, đồng thời phát huy hết nội lực kinh tế và mang lại
nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu trong công cuộc phát triển kinh tế
đất nước. Xuất khẩu là một hình thức thương mại nhằm thu lợi nhuận từ việc
bán hàng hòa, dịch vụ ra nước ngoài.
2.1.1.2 Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu hàng hóa không chỉ là đơn giản bán hàng hóa ra nước ngoài,
xuất khẩu có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển nền kinh tế nước
nhà.
Tầm quan trọng của xuất khẩu thể hiện qua các vai trò sao:
- Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và
tích lũy phát triển sản xuất.
- Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như yếu tố quan trọng kích thích sự tăng
trưởng kinh tế: Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất,
nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu gây phản ứng dây chuyền
giúp các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là tăng tổng sản phẩm xã
hội và nền kinh tế phát triển nhanh, hiệu quả.
4

- Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất:
Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, chất lượng sản
phẩm thì một mặt phải đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất, một mặt người
lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên
tiến.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối

của đất nước.
- Đẩy mạnh xuất khẩu làm cho sản lượng sản xuất của quốc gia sẽ tăng thông
qua mở rộng với thị trường quốc tế.
- Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu có tác động tích cực và có hiệu quả đến
nâng cao mức sống của nhân dân.
- Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước.
Tóm lại: đẩy mạnh xuất khẩu là hướng phát triển có tính chất chiến lược để
đưa nước ta thành nước công nghiệp mới trong giai đoạn hiện nay.
2.1.1.3 Mục tiêu của xuất khẩu
Mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất của hoạt động xuất khẩu nói chung
đối với nền kinh tế quốc dân là để đáp ứng nhu cầu kinh tế. Nhu cầu kinh tế rất
đa dạng như: phục vụ cho công nghiệp hóa đất nước, cho tiêu dùng, cho xuất
khẩu và tạo thêm công ăn việc làm. Đồng thời xuất khẩu là để nhập khẩu. Do
đó, thị trường xuất khẩu phải gắn liền với thị trường nhập khẩu, phải biết được
nhu cầu của nước nhập khẩu là như thế nào, để từ đó xác định phương hướng
và tổ chức nguồn hàng lại cho hợp lí.
Còn về phía một doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu có thể không phải gì
mục đích nhập khẩu, mà có thể là vì thu ngoại tệ và lợi nhuận trao đổi giữa các
quốc gia trên thế giới.
2.1.1.4 Nhiệm vụ của xuất khẩu
Các mục tiêu trên để thực hiện tốt thì hoạt động xuất khẩu cần hướng vào thực
hiện các nhiêm vụ sao:
 Phải ra sức khai thác hiệu quả nguồn lực của đất nước (đất đai, vốn,
nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất…)
 Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu để tăng nhanh khối lượng
xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu.
 Tạo ra những mặt hàng (nhóm hàng) xuất khẩu chủ lực để đáp ứng
những đòi hỏi của thị trường thế giới và khách hàng về số lượng và chất
lượng, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao.


5

2.1.1.5 Phương hướng phát triển xuất khẩu
 Căn cứ vào nguồn lực bên trong (dân số lao động, tài nguyên thiên
nhiên, đất đai, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lí …)
 Căn cứ vào yêu cầu và xu hướng phát triển của thị trường: đối với
chúng ta thì nhu cầu đó là nhu cầu của thị trường nhập khẩu, các thị trường
gần, thị trường truyền thống.
 Căn cứ vào hiệu quả kinh tế: lợi thế tương đối của mặt hàng xuất khẩu.
 Phương hướng phát triển xuất khẩu của Việt Nam
+ Tăng nhanh và vững chắc về tổng kim ngạch hàng hóa và dịch vụ.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất, xuất khẩu đảm bảo cán cân thương
mại ở mức hợp lý.
+ Mở rộng, đa dạng hóa thị trường và phương thức kinh doanh. Hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới.
+ Đa dạng nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất
khẩu.
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình và hiệu quả xuất khẩu
a) Doanh thu xuất khẩu
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Doanh thu bán hàng của các Công ty xuất nhập khẩu là toàn bộ các giá
trị hàng hóa và dịch vụ đã bán ra, đã thu tiền và chưa thu tiền (do phương thức
thanh toán) trong kỳ kinh doanh nào đó.
Doanh thu bán hàng của công ty xuất nhập khẩu được tính bằng công
thức:
i
n
i
i

GQD



1
(2.1)
Doanh thu bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi hai nhân tố sau:
 Số lượng hàng hóa
 Đơn giá hàng hóa bán ra
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu rất phức tạp, có những khoản thu
bằng ngoại tệ, có những khoản thu bằng tiền Việt Nam. Vì vậy, để đánh giá
tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu ta thường quy doanh thu ngoại tệ về đồng
USD, doanh thu nội tệ về VNĐ.
b) Lợi nhuận xuất khẩu
Lợi nhuận được hiểu đơn giản là khoảng tiền chênh lệch giữa tổng thu
nhập và tổng chi phí hoạt động kinh doanh.

6

Công thức tính lợi nhuận trong kinh doanh xuất khẩu
Lợi nhuận = Doanh thu bán hàng xuất khẩu – Giá vốn hàng xuất
khẩu – Tổng chi phí lưu thông
Các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận:
 Mức lưu chuyển hàng hóa xuất khẩu
 Cơ cấu hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu
 Nhân tố giá
 Thuế và các nhân tố khác
2.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
*Thuế quan
Thuế quan là một khoản tiền mà người chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập

khẩu hoặc quá cảnh phải nộp cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước chủ
nhà. Kết quả của thuế quan là làm tăng chi phí cho việc đưa hàng hóa vào
nước khác.
*Các chính sách ngoại thương
Hạn ngạch
Hạn ngạch nhập khẩu có nghĩa là số lượng hàng hóa hoặc giá trị hàng
hóa mà Chính phủ một nước quy định nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc
gia cụ thể nào đó trong một thời gian nhất định, thường là một năm.
Hạn ngạch tuyệt đối: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng hóa
được phép nhập khẩu nói chung hoặc từ một quốc gia cụ thể trong một khoản
thời gian nhất định.
Hạn ngạch thuế quan: Giới hạn tối đa về số lượng hoặc về giá trị hàng
hóa được phép nhập khẩu được hưởng thuế quan ưu đãi, nếu số lượng hoặc giá
trị hàng hóa vượt qua ngưỡng tối đa này sẽ phải chịu mức thuế quan cao.
Thường những giới hạn này được áp dụng bằng cách cấp giấy phép cho
một công ty hay cá nhân. Khi hạn ngạch quy định cho cả mặt hàng và thị
trường thì hàng hóa đó chỉ được nhập khẩu từ thị trường với số lượng và thời
gian nhất định.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary Export Restraints – VERs)
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là một biến thế của hạn ngạch nhập khẩu
do phía nước xuất khẩu đặt ra thay vì nước nhập khẩu.
VERs nói chung được đưa ra theo yêu cầu của nước nhập khẩu và được
nước xuất khẩu chấp nhận nhằm ngăn chặn trước những hạn chế mậu dịch
khác.
VERs có những lợi thế chính trị và pháp lý nhất định nên tổng những
năm gần đây chúng trở thành công cụ được ưa dùng trong chính sách ngoại
thương.
7



Nguyên tắc “Tối huệ quốc” MFN (Most Favoured Nation)
Nguyên tắc “Tối huệ quốc” là biểu hiện của việc “không phân biệt đối
xử” trong quan hệ mậu dịch giữa các nước. Nó có nghĩa các bên tham gia
trong quan hệ kinh tế buôn bán sẽ giành cho nhau những điều kiện ưu đãi
không kém hơn ưu đãi mà mình đã hoặc sẽ dành cho các nước khác.
Thuế quan ưu đãi phổ cập GSP (Generalized Sustem of Preference)
GSP là hệ thống ưu đãi về thuế quan do các ngành công nghiệp phát triển
dành cho một số sản phẩm nhất định mà họ nhập khẩu từ các nước đang phát
triển (gọi là các nước nhận ưu đãi). Nội dung của GSP như sau:
- Giảm thuế hoặc miễn thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước
kém hoặc đang phát triển.
- GSP áp dụng cho các loại hàng công nghiệp thành phẩm hoặc bán thành
phẩm và hàng loạt các mặt hàng công nghiệp chế biến.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, số liệu thứ
cấp được lấy từ báo cáo của công ty TNHH Hùng Vương (báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của công ty, giá trị xuất khẩu cá của công ty…). Bên
cạnh đó số liệu thứ cấp còn được lấy từ các nguồn khác như: sách, báo, từ
mạng Internet.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiệu thứ nhất và hai: Tìm hiểu tổng quan về công ty và
phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của công ty giai đoạn 2010 đến 6 tháng
đầu năm 2013.
Tác giả sẽ sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và số tương
đối của các chỉ tiêu kinh tế làm rõ tình hình biến động, thấy được sự chênh
lệch cũng như tốc độ phát triển các chỉ tiêu, từ đó đánh giá những thành tựu
đạt được và những hạn chế mà công ty mắc phải trong hoạt động xuất khẩu
thủy sản giai đoạn hiện nay.
Khái niệm các phương pháp phân tích:

Phương pháp số tuyệt đối: là dựa trên hiệu số giữa hai chỉ tiêu so sánh là
chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ gốc.

01
YYY  (2.2)
Trong đó:
0
Y : chỉ tiêu kỳ gốc.
1
Y : chỉ tiêu kỳ phân tích.
Y

: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
8

Phương pháp số tương đối: là phương pháp phân tích dựa vào tỷ lệ %
giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc cũng như tỷ trọng của các chỉ
tiêu. Thể hiện mức độ hoàn thành công việc hoặc nói lên tốc độ tăng trưởng
của vấn đề.
%100
0
01



Y
YY
Y (2.3)
Trong đó:
1

Y : chỉ tiêu kỳ phân tích.
0
Y : chỉ tiêu kỳ gốc.
Y

: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu kinh tế.
Đối với mục tiêu thứ ba:
Phương pháp nghiên cứu Marketing: sử dụng ma trận SWOT để tổng
hợp những điểm mạnh, điểm yếu hiện tại của công ty cũng như những cơ hội
mà công ty nhận được bên cạnh đó công ty sẽ gặp những thách thức nào trong
thời gian tới.
Phương pháp suy diễn: là phương pháp dùng các lập luận, nhận xét để
đánh giá, kết luận một vấn đề nào đó dựa trên cơ sở đã đề cập, phân tích, sau
đó đề ra một số giải pháp nhằm giúp cho hoạt động xuất khẩu của công ty đạt
hiệu quả tốt hơn.
Các bước phân tích ma trận SWTO:
1. Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong tổ chức
2. Liệt kê các điểm yếu bên trong tổ chức
3. Liệt kê những cơ hội lớn từ bên ngoài
4. Liệt kê những đe dọa quan trọng bên ngoài tổ chức
5. Kết hợp điểm mạnh bên trong và cơ hội bên ngoài tổ chức và ghi kết
quả chiến lược SO vào ô thích hợp
6. Kết hợp điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến
lược WO vào ô thích hợp
7. Kết hợp điểm mạnh bên trong với những đe dọa bên ngoài và ghi kết
quả chiến lược ST vào ô thích hợp
8. Kết hợp điểm yếu bên trong với những đe dọa bên ngoài và ghi kết quả
chiến lược WT vào ô thích hợp
Phân tích ma trận SWTO giúp công ty có thể đưa ra chiến lược thích hợp để
phát triển công ty. Mục đích của 4 bước cuối cùng là đề ra chiến lược khả thi

chứ không phải là lựa chọn hay quyết định chiến lược nào hay nhất, không
phải tất cả các chiến lược trong ma trận SWTO đều được lựa chọn.


9


Bảng ma trận SWTO

SWTO
S(Strengths)
1
2
3

W(Weaknesses)
1
2
3

O (Opportunities)
1
2
3

Các chiến lược SO
1
2
3



Các chiến lược WO
1
2
3

T(Threats)
1
2
3

Các chiến lược ST
1
2
3

Các chiến lược WT
1
2
3

10

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
HÙNG VƯƠNG VĨNH LONG

3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH HÙNG VƯƠNG
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
Có thể nói Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất có nguồn nước

ngọt dồi dào, hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho ngành nuôi
trồng thủy hải sản. Tỉnh Vĩnh Long cũng là một tỉnh có vị trí địa lý thích hợp
đề phát triển ngành nghề nuôi trồng thủy hải sản. Chính vì thế ngày
12/06/2006 ban lãnh đạo tỉnh quyết định thành lập Công ty TNHH Hùng
Vương Vĩnh Long nằm trong danh mục các dự án đầu tư trọng điểm của tỉnh
trong thời buổi kinh tế hiện nay theo giấy phép kinh doanh do Sở kế hoạch và
đầu tư Vĩnh Long, số giấy phép kinh doanh 5402000373.
Tên tiếng việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương Vĩnh Long
hay còn gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Vương
Số tài khoản: 102010000476289 mở tại ngân hàng Công Thương Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long.
Trụ sở hoạt động của công ty:
+ Địa chỉ: 197 đường 14 tháng 9, phường 5, thành phố Vĩnh Long.
+ Điện thoại: 0703.822.623
+ Fax: 0703.822.143
+ Mã số thuế: 1500467732
Đầu năm 2006 công ty bắt đầu chuyển khai kế hoạch thành lập và thiết
kế lại công ty, do trong năm 2006 tiền thân của công ty là công ty TNHH
Châu Á ở khu công nghiệp Mỹ Tho, sau đó công ty đã mua lại công ty Chế
biến thủy sản Vĩnh Long đến 12/06/2006 quyết định đổi tên là công ty trách
nhiệm hữu hạn Hùng Vương. Ngành kinh doanh chủ yếu là nhận gia công
thủy sản và sản xuất thủy sản xuất khẩu.
Đến 2009 công ty mở rông hoạt động kinh doanh hơn là nhận hợp đồng
với công ty mẹ phân phối thức ăn và hợp tác với công ty TNHH Phương
Tường để bán lại phụ phẩm của công ty cũng như góp thêm vốn đầu tư cho
công ty.
Đến 2010 công ty hợp tác với công ty Cổ phần thủy sản An lạc nhận
vốn góp thêm để mở rộng sản xuất, mở rộng hoạt động xuất khẩu.
3.1.2 Vai trò và mục tiêu của công ty
Là một công ty thành lập từ năm 2006, sản phẩm chủ yếu là cá Fillet

xuất khẩu, công ty thực hiện đúng quy trình của nhà nước, kinh doanh đúng
11

ngành nghề, lập kế hoạch sản xuất đạt hiệu quả lợi nhuận cao. Công ty đã tạo
việc làm cho người lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho công ty cũng như
nhà nước thông qua hoạt động xuất khẩu.
Mục tiêu của công ty là tập trung huy động nguồn lực: vốn, công
nghệ, nhân lực một cách cao nhất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người
dân lao động, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, tiếp tục phát triển tăng thêm
giá trị thương hiệu cho công ty TNHH Hùng Vương, cũng như đưa thương
hiệu công ty gần rủi quen thuộc hơn với người tiêu dùng trong nước cũng
như bạn hàng trên thế giới và trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn
đầu về quy mô cũng như doanh thu trong ngành xuất khẩu và khai thác thủy
sản nói riêng và góp phần đem về nguồn thu ngoại tệ cho nước nhà để đầu tư
phát triển các ngành kinh tế khác nói chung. Ngoài ra mục tiêu của công ty
đặt ra là đảm bảo sao cho cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng sản phẩm
có chất lượng tốt nhất.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY
3.2.1 Sơ đồ tổ chức công ty

















Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty TNHH Hùng Vương, 2012
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức, quản lý tại công ty TNHH Hùng Vương
Ban giám đốc
Tổ
lao
động
Tổ
phục
vụ
Tổ
tiếp
nhận
Tổ
fillet
Tổ
định
hình
Tổ
phân
màu
Tổ xếp
khuôn
Tổ cấp
đông

Phòng
TCHC
Phòng
KHKD
Phòng
KTTV
Ban điều
hành
Phòng
cơ điện
Phòng vi
sinh
Tổ bảo
vệ
Tổ
thống

Thủ kho Tổ tạp vụ
12

Mô hình hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Vương là mô
hình của một công ty tư nhân do giám đốc quản lý, mỗi bộ phận phòng ban
được trao cho nhiệm vụ, quyền hạn nhất định về các hoạt động của bộ phận
mình phụ trách. Nhân viên cấp dưới phải chịu sự quản lý của cấp trên trực
tiếp quản lý mình. Tất cả nhân viên trong công ty phải nghe theo lệnh của
giám đốc.
3.2.2 Chức năng các phòng ban
Ban giám đốc:
 Có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của công ty và các đơn vị
trực thuộc để bảo toàn vốn và đảm bảo sản xuất kinh doanh.

 Quyết định các phương hướng, kế hoạch sản xuất kinh doanh và các
chủ trương đầu tư của công ty.
 Phê duyệt kế hoạch đào tạo cán bộ, các chuyến đi công tác nước ngoài
của nhân viên, ký kết các hợp đồng thương mại với các đối tác trong và ngoài
nước.
Phòng tổ chức hành chính:
 Quy hoạch tuyển dụng bố trí cho toàn công ty, thực hiện các chế độ
chính sách về lao động theo quy định của nhà nước.
 Quản lý hồ sơ lý lịch nhân viên toàn công ty, giải quyết các chế độ
tuyển dụng và thôi việc, bổ nhiệm, khen thưởng. Quản lý giấy tờ, hồ sơ sổ
sách hành chánh, lưu trữ các loại giấy tờ của công ty.
 Xây dựng kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho
cán bộ và nhân viên trong công ty.
 Xây dựng bảo vệ an ninh nội bộ, bảo vệ môi trường vệ sinh khu vực.
Phòng kế toán:
 Thực hiện các nghiệp vụ kinh tế tài chính, quản lý tài chính, theo dõi
tình hình sử dụng lao động, tài sản cố định, nguồn vốn kinh doanh, tiến hành
phân tích tình hình tài chính.
 Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo dõi các khoản nợ của công ty, phản ánh
vấn đề thu chi cho công ty.
 Ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
làm cơ sở cho việc hoạch định chiến lược của công ty.
 Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch
giá thành và kế hoạch tài chính trong từng thời điểm.
Phòng kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch sản xuất chi từng thời kỳ, nghiên cứu hiện trạng nhà
xưởng, trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, đề xuất dư án đầu tư.
13


 Khai thác thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, đàm phán và ký kết
các hợp đồng với khách hàng, trực tiếp giải đáp thắc mắc cho khách hàng.
Lập chiến lược marketing cho công ty.
Ban điều hành:
 Bảo đảm định mức, đóng gói bao bì đúng quy cách phẩm chất theo
từng sản phẩm
 Liên kết với phòng kinh doanh để nghiên cứu cải tiến và phát triển sản
phẩm, tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu thị trường.
 Đào tạo công nhân sản xuất, đảm bảo cho việc sản xuất đúng tiêu
chuẩn và yêu cầu của khách hàng.
Phòng vi sinh:
 Giám sát các giai đoạn sản xuất một cách gián tiếp, sử dụng thuốc theo
quy định.
 Quản lý chất lượng sản phẩm, thực hiện các thủ tục quy định về quản
lý chất lượng theo quy định của cơ quan chức năng có liên quan.
3.2.3 Tổ chức công tác kế toán và các hình thức kế toán được áp
dụng tại công ty
3.2.3.1 Bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty







Nguồn: phòng kế toán của công ty Hùng Vương, 2012
Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
3.2.3.2 Chức năng, quyền hạn của các phần hành kế toán
Kế toán trưởng: tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của

pháp luật, chịu trách nhiệm trong việc nắm bắt kịp thời, chính xác các văn
bản pháp luật, các văn bản của cơ quan ban ngành. Quản lý sử dụng và bảo
quản lưu trữ tài liệu kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc mọi hoạt động
của phòng cũng như hoạt động của Công ty có liên quan tới tài chính và theo
dõi hoạt động tài chính Công ty. Tổ chức công tác kế toán trong Công ty phù
Kế toán kho theo dõi
tình hình xuất vật tư ở
kho
Kế toán tiền lương kiểm kê
kế toán tiền mặt, kế toán
hàng hóa, kế toán tạm ứng
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiểm
kê, kế toán doanh thu
theo dõi công nợ, thuế
14

hợp với chế độ kế toán của Nhà nước, thực hiện các chính sách chế độ công
tài chính kế toán.
Kế toán kho: theo dõi tình hình xuất nhập vật tư, báo cáo sơ bộ tình hình
sản xuất tại phân xưởng, tổng hợp tình hình xuất nhập tồn vật tư tại kho.
Kế toán tiền lương: giám đốc phân xưởng gửi bảng chấm công lên kế
toán tiến hành lập bảng thanh toán rồi giao lại cho kế toán trưởng trích các
khoản theo quy định sau đó tiến hành lập bảng thanh toán lương hoàn chỉnh.
Ngoài ra, còn theo dõi thu chi tiền mặt, xuất hóa đơn bán hàng, theo dõi tình
hình biến động của tài sản cố định (sửa chữa và thanh lý).
Kế toán tổng hợp: theo dõi thu chi ở ngân hàng, tình hình vay nợ ngắn
hạn, dài hạn, ghi và tổng hợp vào sổ doanh thu, thuế và các khoản công nợ
cuối tháng tiến hành tổng hợp số liệu và lên bảng cân đối kế toán.
3.2.3.3 Hình thức sổ kế toán

Sơ đồ luân chuyển chứng từ

















Nguồn: Phòng kế toán của công ty Hùng Vương, 2012
Hình 3.3: Sơ đồ luân chuyển chúng từ của công ty


Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Bảng tổng hợp
chứng từ cùng loại

Sổ thẻ kế toán
chi tiết


Nhật ký chung

Bảng tổng
hợp chi tiết

Báo cáo tài chính
15

Trong đó:
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để
ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó ghi vào sổ cái, thẻ kế toán chi tiết
có liên quan.
Cuối tháng, quý hoặc năm, kế toán khóa sổ tính ra tổng số tiền của các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài
khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên Sổ cái và bảng tổng hợp chi
tiết, kế toán lập báo cáo tài chính.
3.3 QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CÁ ĐÔNG LẠNH XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY
Quy trình sản xuất sản phẩm cá tra xuất khẩu của công ty TNHH Hùng
Vương là quy trình công nghệ khép kín được thực hiện qua 12 bước đảm bảo
tính liên tục cho sản phẩm được chất lượng tốt nhất. Các nhà máy chế biến
điều được xây dựng sát bờ sông nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển cá đến
nơi chế biến, đó là yếu tố quan trọng giúp cho độ tươi, màu sắc cá, độ săn chắc
của thịt cá trong sản phẩm sau khi cá được đưa vào nhà máy, thì từ khâu đầu

tiên là chọn nguyên liệu việc chọn lựa rất cẩn thận đến các khâu tiếp theo là
cắt, kiểm tra sinh trùng, phân loại và cuối cùng là bảo quản. Quy trình sản xuất
ra thành phẩm chính thức được tóm tắt sơ lược qua sơ đồ sau:









Nguồn: phòng kinh doanh công ty Hùng Vương, 2012
Hình 3.4: Qui trình chế biến cá tra Fillet của công ty TNHH Hùng Vương
Nguyên liệu Cắt tiết
Kiểm tra sinh trùng
Fillet Lạng da
Định hình
Phân loại, cỡ, cân
Chạy băng chuyền
Chờ đông – cấp đông Bao gói Đóng thùng Bảo quản

×