Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phường bình thủy, quận bình thủy và phường xuân khánh, quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 129 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


VÕ NGỌC ANH THƢ





PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG
TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI
PHƢỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH,
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102


12/ 2013

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



VÕ NGỌC ANH THƢ
MSSV: 4105694



PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG
TÚI NILON CỦA CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI
PHƢỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH,
QUẬN NINH KIỀU,THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên
Mã số ngành: 52850102

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC


12/ 2013

i

LỜI CẢM TẠ
Trong thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, em đã đƣợc thầy
cô Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh truyền đạt rất nhiều kiến thức một
cách nhiệt tình và tâm huyết. Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp,
em biết ơn sự động viên cổ vũ của cha mẹ, đồng thời muốn gởi lời cảm ơn
chân thành đến giảng viên hƣớng dẫn, cô Ngô Thị Thanh Trúc. Cô đã tận tình

truyền đạt những kiến thức chuyên ngành và cả các kiến thức xã hội khác,
cũng nhƣ chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình giúp cho em học hỏi
đƣợc nhiều nhất trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức cũng nhƣ thời gian thực hiện còn hạn chế, luận văn sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến
của Quý Thầy Cô, các anh chị và các bạn để bài nghiên cứu có thể hoàn thiện
hơn. Cuối cùng, em kính chúc Quý Thầy Cô Khoa Kinh tế Quản trị Kinh
doanh cũng nhƣ Quý Thầy Cô trƣờng Đại học Cần Thơ, Cô Ngô Thị Thanh
Trúc luôn đƣợc nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện



VÕ NGỌC ANH THƢ











ii

TRANG CAM KẾT
____________________

Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập,
kết quả xử lý và phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.

Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện


VÕ NGỌC ANH THƢ

iii

MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 2
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Không gian 3
1.4.2 Thời gian 3
1.4.3 Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu 3
Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận 4
2.1.1 Khái niệm về nhận thức 4
2.1.2 Khái niệm về hành vi 5

2.1.3 Khái niệm về tiệm tạp hóa 6
2.1.4 Khái niệm về túi nilon 6
2.1.5 Các chính sách môi trƣờng có liên quan đến túi nilon đƣợc sử dụng ở
Việt Nam 7
2.1.6 Các chính sách môi trƣờng có liên quan đến túi nilon đƣợc sử dụng trên
thế giới 18
2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 25
2.3.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 25
2.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 25
2.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 26
Chƣơng 3 TỔNG QUAN VỀ PHƢỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU VÀ THỰC TRẠNG
RÁC THẢI TẠI ĐỊA BÀN 28
3.1 Tổng quan về phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng
Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 28
3.1.1 Vị trí địa lý 28
3.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 30
3.2 Thực trạng rác thải tại phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng
Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ 31

iv

Chƣơng 4 PHÂN TÍCH HÀNH VI GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON CỦA
CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI PHƢỜNG BÌNH THỦY, QUẬN BÌNH THỦY
VÀ PHƢỜNG XUÂN KHÁNH, QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ
CẦN THƠ 33
4.1 Mô tả đối tƣợng phỏng vấn 33
4.1.1 Thông tin về độ tuổi của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng
Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 33
4.1.2 Thông tin về trình độ học vấn của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và

phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 33
4.1.3 Giới tính của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân
Khánh, thành phố Cần Thơ 34
4.1.4 Thu nhập của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng
Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 35
4.2 Nhận thức của các chủ cửa hàng tạp hóa về túi nilon tại hai phƣờng Bình
Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 35
4.2.1 Nhận thức của các chủ cửa hàng tạp hóa về tác hại của túi nilon đến môi
trƣờng tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 35
4.2.2 Nhận thức của các chủ cửa hàng tạp hóa về tác hại của túi nilon đến
sức khỏe ngƣời tiêu dùng tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh,
thành phố Cần Thơ 36
4.2.3 Nguồn thông tin nhận biết tác hại của túi nilon của chủ các cửa hàng
tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 37
4.2.4 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi nilon của
các chủ cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh,
thành phố Cần Thơ 38
4.2.5 Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận biết tác hại của túi nilon của các chủ
cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh,
thành phố Cần Thơ 39
4.3 Hành vi sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy
và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 40
4.3.1 Lƣợng túi nilon sử dụng của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 40
4.3.2 Chi phí sử dụng túi nilon của các cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 42
4.3.3 Nguồn cung cấp túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 42


v

4.3.4 Hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 43
4.3.5 Nguyên nhân của hành vi phát túi nilon miễn phí của chủ các cửa hàng
tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 44
4.3.6 Cách giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 45
4.3.7 Nguyên nhân không thể giảm sử dụng túi nilon của các cửa hàng
tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 46
4.3.8 Mức độ quan tâm của các chủ cửa hàng tạp hóa đối với tác hại của
túi nilon đến môi trƣờng và sức khỏe 47
4.3.9 Mối quan hệ giữa nhận thức về tác hại của túi nilon và hành vi sử dụng
túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa 48
4.4 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trƣờng của các chủ cửa hàng tạp hóa tại
hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 49
4.4.1 Thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trƣờng 49
4.4.2 Nguồn thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trƣờng 50
4.4.3 Mức giá sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trƣờng của chủ
cửa hàng tạp hóa tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh,
thành phố Cần Thơ 51
4.4.4 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trƣờng của chủ cửa hàng tạp hóa tại
hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 52
4.5 Nhận thức về chính sách pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon 53
4.6 Chính sách đề xuất 53
4.6.1 Chính sách đề xuất Nhà nƣớc tăng thuế đánh trên giá bán của túi nilon 53

4.6.2 Chính sách đề xuất Nhà nƣớc áp dụng tính phí riêng túi nilon khi phát túi
cho khách hàng 57
4.6.3 So sánh hai chính sách đề xuất 60
Chƣơng 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NILON Ở CÁC
CỬA HÀNG TẠP HÓA TẠI HAI PHƢỜNG BÌNH THỦY VÀ PHƢỜNG
XUÂN KHÁNH, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 62
5.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 62
5.2 Một số giải pháp giảm sử dụng túi nilon ở các cửa hàng tạp hóa 64
5.2.1 Nâng cao nhận thức 64
5.2.2 Thay đổi hành vi 65


vi

Chƣơng 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
6.1 Kết luận 66
6.2 Kiến nghị 66
Tài liệu tham khảo 74
Phụ lục 78

vii

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các thông số đƣợc sử dụng trong mô hình thực nghiệm của nhà
nghiên cứu Karnjana Sanglimsuwan năm 2012 24
Bảng 2.2 Số lƣợng cửa hàng tạp hóa ở hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng
Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 25
Bảng 3.1 Đặc điểm dân số của hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân
Khánh, thành phố Cần Thơ năm 2012 29

Bảng 3.2 Khối lƣợng rác vận chuyển về bãi rác Tân Long của quận Ninh
Kiều và quận Bình Thủy năm 2012. 32
Bảng 4.1 Thông tin về độ tuổi của đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và
phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 33
Bảng 4.2 Thông tin về trình độ học vấn của đáp viên tại hai phƣờng
Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 34
Bảng 4.3 Thu nhập trung bình hàng tháng của các cửa hàng tạp hóa tại hai
phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố Cần Thơ 35
Bảng 4.4 Mối quan hệ giữa trình độ học vấn và nhận biết tác hại của túi
nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 39
Bảng 4.5 Mối quan hệ giữa độ tuổi và nhận biết tác hại của túi nilon của
chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 40
Bảng 4.6 Lƣợng túi nilon sử dụng trung bình hàng ngày của cửa hàng
tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 41
Bảng 4.7 Chi phí sử dụng túi nilon trung bình hàng ngày của cửa hàng
tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 42
Bảng 4.8 Mối quan hệ giữa nhận thức về tác hại và hành vi giảm sử dụng
túi nilon của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 49
Bảng 4.9 Giá sẵn lòng trả cho túi thân thiện môi trƣờng của cửa hàng
tạp hóa 51
Bảng 4.10 Đánh giá mức độ phù hợp của phƣơng pháp giảm sử dụng túi
nilon trong trƣờng hợp thuế tăng 56


viii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi 6
Hình 2.2 Sự thay đổi các văn bản pháp luật trong quy định về việc sử dụng

túi nilon tại Việt Nam 8
Hình 3.1 Bản đồ phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, thành phố
Cần Thơ 29
Hình 4.1 Giới tính đáp viên tại hai phƣờng Bình Thủy và phƣờng Xuân
Khánh, thành phố Cần Thơ. 34
Hình 4.2 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về
tác hại của túi nilon gây ra cho môi trƣờng. 36
Hình 4.3 Nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ về
tác hại của túi nilon gây ra cho sức khỏe 37
Hình 4.4 Nguồn thông tin nhận biết tác hại của túi nilon của chủ các cửa
hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 38
Hình 4.5 Tỷ lệ sử dụng túi nilon với kích cỡ khác nhau của chủ các cửa
hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 41
Hình 4.6 Nơi mua túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa tại thành phố
Cần Thơ 43
Hình 4.7 Hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại thành
phố Cần Thơ 44
Hình 4.8 Nguyên nhân của hành vi phát túi nilon miễn phí của chủ cửa
hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 45
Hình 4.9 Cách giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại thành phố
Cần Thơ 46
Hình 4.10 Nguyên nhân không thể giảm sử dụng túi nilon của các cửa
hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 47
Hình 4.11 Mức độ quan tâm của đáp viên tới tác hại của túi nilon 48
Hình 4.12 Thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trƣờng của chủ các
cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 50
Hình 4.13 Nguồn thông tin nhận biết về túi thân thiện môi trƣờng của chủ
các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 51
Hình 4.14 Hành vi sử dụng túi thân thiện môi trƣờng của chủ cửa hàng
tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 53

Hình 4.15 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi thuế tăng của chủ các
cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 54

ix

Hình 4.16 Nguyên nhân giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của chủ các
cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 55
Hình 4.17 Nguyên nhân không giảm sử dụng túi nilon khi thuế tăng của
các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 57
Hình 4.18 Mức giá tính phí riêng túi nilon của cửa hàng tạp hóa 58
Hình 4.19 Ảnh hƣởng của quy định tính phí riêng túi nilon tới các cửa
hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 59
Hình 4.20 Sự thay đổi hành vi sử dụng túi nilon khi áp dụng chính sách
tính phí riêng của chủ các cửa hàng tạp hóa tại thành phố Cần Thơ 60
Hình 4.21 Đánh giả mức độ ƣa thích của đáp viên đối với hai chính sách
đề xuất 61
Hình 5.1 Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu 63



x

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1. BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
2. DV: Dịch vụ
3. HDPE: Hight Density Polyethylen
4. KH: Khách hàng
5. LDPE: Low Density Polyethylen
6. LLDPE: Linear Low Density Polyethylen

7. NĐ-CP: Nghị định – Chính phủ
8. QĐ-TTg: Quyết định – Thủ tƣớng
9. SP: Sản phẩm
10. TBVMT: Thuế bảo vệ môi trƣờng
11. TNL: Túi nilon
12. TT-BTC: Thông tƣ – Bộ tài chính
13. TTMT: Thân thiện môi trƣờng


1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, túi nilon đã trở nên quen thuộc đối với đời sống sinh hoạt
hàng ngày của mọi ngƣời. Việc sử dụng túi nilon mỗi ngày đã ăn vào nếp sống
của mỗi ngƣời dân thành thị cũng nhƣ nông thôn. Túi nilon có những tiện ích
mà các loại vật liệu khác khó thay thế đƣợc. Bên cạnh đó, giá thành của mỗi
chiếc túi nilon lại rẻ khiến cho việc tiêu thụ loại túi này càng mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, túi nilon gây ra tác hại rất lớn cho môi trƣờng cũng nhƣ sức
khỏe của con ngƣời. Túi nilon có thể xói mòn đất đai, tàn phá hệ sinh thái,
ngập úng lụt lội, hủy hại sinh vật, ô nhiễm môi trƣờng và tổn hại sức khỏe con
ngƣời. (Khánh Hiền, 2011)
Những loại túi nilon hiện nay khi sử dụng xong nếu không xử lý đúng
quy trình mà để vùi xuống lòng đất thì sẽ rất nguy hiểm, vì loại túi này sẽ làm
lớp đất bị bít lại và bị xi măng hóa. Điều này không chỉ ảnh hƣởng tới môi
trƣờng đất, nguồn nƣớc, mà còn ảnh hƣởng rất lớn tới sức khỏe con ngƣời.
(Ngô Quốc Quyền, 2013)
Thêm vào đó, nếu dùng túi nilon từ nhựa tái chế không sạch, sẽ lẫn mầm
bệnh và vi khuẩn. Trong quá trình sản xuất, nhà sản xuất cho màu và phụ gia

để chống dính nhằm tăng sản lƣợng. Vi khuẩn, kim loại nặng lẫn trong nhựa
để làm túi sẽ trực tiếp nhiễm vào cơ thể ngƣời, gây bệnh ung thƣ. Sở dĩ có
nguy cơ trên là do cơ chế lây nhiễm và phôi nhiễm khi nilon gặp nhiệt độ cao.
(Mai Văn Tiến, 2013)
Mặc dù tác hại do túi nilon gây ra là rất nhiều nhƣng lƣợng túi nilon
đƣợc sử dụng hàng ngày vẫn rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lƣợng
túi nilon sử dụng ngày càng nhiều, trong đó sự cấp phát miễn phí túi nilon của
các cửa hàng bán lẻ nhƣ các cửa hàng tạp hóa cho khách hàng chính là một
nguyên nhân không nhỏ khiến lƣợng túi nilon tiêu thụ tăng lên nhanh chóng.
Phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh
Kiều thành phố Cần Thơ có hoạt động thƣơng mại phát triển khá mạnh, với số
lƣợng các cửa hàng tạp hóa khá lớn. Do đó lƣợng túi nilon mà các cửa hàng
này tiêu thụ hàng tháng là rất nhiều. Điều này có ảnh hƣởng lớn đến môi
trƣờng sống cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời dân trong khu vực.
Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon để biết đƣợc nhận thức khi sử
dụng túi nilon, những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon
của cửa hàng tạp hóa để góp phần bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe của ngƣời
tiêu dùng. Chính vì vậy, đề tài“Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon
của cửa hàng tạp hóa tại phƣờng Bình Thủy quận Bình Thủy và phƣờng

2

Xuân Khánh quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ” là rất cần thiết nhằm đề
ra giải pháp thích hợp giúp các cửa hàng tạp hóa giảm sử dụng túi nilon.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hành vi giảm sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại
phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ để đề ra một số biện pháp nhằm giúp cửa hàng tạp hóa
giảm sử dụng túi nilon.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt đƣợc mục tiêu chung, cần có những mục tiêu cụ thể:
Phân tích hiện trạng sử dụng túi nilon của cửa hàng tạp hóa tại phƣờng
Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành
phố Cần Thơ.
Phân tích nhận thức của chủ cửa hàng tạp hóa tại phƣờng Bình Thủy,
quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
về tác hại của túi nilon.
Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của
cửa hàng tạp hóa tại phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân
Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Đề ra một số phƣơng pháp giảm sử dụng túi nilon tại phƣờng Bình
Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
1.3.1 Câu hỏi nghiên cứu
Lƣợng túi nilon sử dụng trong một tháng của cửa hàng tạp hóa là bao
nhiêu?
Chi phí sử dụng túi nilon hàng tháng của cửa hàng tạp hóa là bao nhiêu?
Các cửa hàng tạp hóa có giảm sử dụng túi nilon hay không?
Các cửa hàng tạp hóa đã có các biện pháp nào để giảm sử dụng túi nilon?
Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến việc giảm sử dụng túi nilon của các cửa
hàng tạp hóa?
Các giải pháp nhằm giảm lƣợng túi nilon sử dụng của các cửa hàng tạp
hóa?
1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu
Các nhân tố nhƣ độ tuổi, trình độ học vấn, nhận thức về chính sách pháp
luật quy định về việc sử dụng túi nilon, nhận thức về tác hại của túi nilon và

3


mức độ quan tâm đến tác hại của túi nilon của các chủ cửa hàng tạp hóa có
khả năng ảnh hƣởng đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của họ.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài đƣợc thực hiện tại các cửa hàng tạp hóa thuộc phƣờng Bình Thủy,
quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ.
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là từ năm 2011 đến tháng 06 năm
2013 và đƣợc thu thập trong thời gian từ tháng 08 đến tháng 09 năm 2013.
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập trong thời gian từ tháng 09 đến tháng 10
năm 2013.
1.4.3 Nội dung và đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng túi nilon, nhận thức và
các nhân tố tác động đến hành vi giảm sử dụng túi nilon của chủ cửa hàng tạp
hóa.
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào cửa hàng tạp hóa tại
phƣờng Bình Thủy, quận Bình Thủy và phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ nhằm đề ra phƣơng pháp sử dụng có hiệu quả đối với việc
giảm sử dụng túi nilon.

4

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nhận thức
Do yêu cầu của lao động, của cuộc sống, con ngƣời thƣờng xuyên tiếp
xúc với các sự vật hiện tƣợng xung quanh, qua đó con ngƣời nhận thức đƣợc

các nét cơ bản của sự vật hiện tƣợng.
Nhận thức là quá trình tái tạo lại hiện thực ở trong tƣ duy của con ngƣời,
đƣợc quyết định bởi quy luật phát triển xã hội và gắn liền cũng nhƣ không thể
tách rời khỏi thực tiễn, nó phải là mục đích của thực tiễn, phải hƣớng tới chân
lý khách quan.
Nhận thức đƣợc hiểu là một quá trình, là kết quả phản ánh. Nhận thức là
quá trình con ngƣời nhận biết về thế giới, hay là kết quả của quá trình nhận
thức đó (Nhận biết là mức độ thấp, hiểu biết là mức độ cao hơn, hiểu đƣợc các
thuộc tính bản chất).
Vai trò của nhận thức:
Con ngƣời hơn con vật là trƣớc khi làm việc đã có nhận thức, đã xác
định đƣợc mục đích hoạt động. Nhƣ vậy, nhận thức có vai trò rất quan trọng
đối với cuộc sống và hoạt động của con ngƣời, nhận thức là thành phần không
thể thiếu trong sự phát triển của con ngƣời.
Nhận thức là cơ sở để con ngƣời nhận biết thế giới và hiểu biết thế giới
đó, từ đó con ngƣời có thể tác động vào thế giới đó một cách phù hợp nhất, để
đem lại hiệu quả cao nhất cho con ngƣời. Xem xét quá trình phát triển một cá
thể của con ngƣời, thì một đứa trẻ khi đƣợc sinh ra, nếu nó không nhận biết
đƣợc thế giới khách quan, thì đứa trẻ đó sẽ không có hiểu biết và không có
nhận thức.
Nhận biết đi từ đơn giản, nhận biết đi từ từng thuộc tính đơn lẻ bề ngoài
của sự vật hiện tƣợng đến những cái phức tạp, những thuộc tính bản chất bên
trong. Khi đã quen thuộc con ngƣời tiếp tục nhận biết thêm về sự vật hiện
tƣợng qua mỗi lần tiếp xúc. Càng tiếp xúc với nhiều sự vật hiện tƣợng thì càng
nhận biết đƣợc nhiều các thuộc tính khác nhau.
Sau đó, con ngƣời biết hợp nhất các thuộc tính đơn lẻ lại với nhau, thành
một tổng thuộc tính chung của sự vật hiện tƣợng, xếp chúng vào thành một
nhóm, tìm ra cái chung bản chất của một nhóm sự vật hiện tƣợng.
Khi đó, nhận thức của con ngƣời đƣợc mở rộng hơn, tiến lên một bƣớc
cao hơn và đã tạo ra những cấu tạo tâm lý mới. Cũng khi đó, nhận thức của


5

con ngƣời đã đi đến tƣ duy trừu tƣợng, tƣ duy khái quát. Nhƣ vậy, có thể
khẳng định tâm lý ngƣời có bản chất xã hội – lịch sử.
Tóm lại, nhận thức là cơ sở, là nền tảng cho mọi sự hiểu biết của con
ngƣời, nếu không có nhận thức thì con ngƣời sẽ mãi mãi ở trạng thái của một
đứa trẻ sơ sinh. Nhờ có nhận thức mà con ngƣời mới có thể cải tạo đƣợc thế
giới xung quanh và cao hơn nữa là con ngƣời có thể cải tại đƣợc chính bản
thân mình, phục vụ đƣợc nhu cầu của chính mình. (Nguyễn Văn Tƣờng, 2010)
2.1.2 Khái niệm về hành vi
Hành vi là cách ứng xử của con ngƣời đối với một sự kiện, sự vật, hiện
tƣợng trong một hòan cảnh, tình huống cụ thể, nó đƣợc biểu hiện bằng lời nói,
cử chỉ, hành dộng nhất định.
Hành vi con ngƣời hàm chứa các yếu tố kiến thức, thái độ, niềm tin, giá
trị xã hội cụ thể của con ngƣời, các yếu tố này thƣờng đan xen nhau, liên kết
chặt chẽ với nhau.
Quá trình thay đổi hành vi
Quá trình thay đổi hành vi bao gồm 5 giai đoạn, từ chƣa quan tâm đến sự
thay đổi hành vi, quan tâm đến sự thay đổi hành vi, chuẩn bị thay đổi hành vi,
thực hiện hành vi mới, duy trì hành vi mới. (Hình 2.1)
Ở mỗi giai đoạn ngƣời muốn giáo dục thay đổi hành vi cần có những tác
động khác nhau:
Giai đoạn 1 sang giai đoạn 2: Chƣa quan tâm đến sự thay đổi hành vi
chuyển thành quan tâm đến sự thay đổi hành vi cần phải tìm hiểu đối tƣợng đã
biết gì và làm gì, giải thích lợi ích của việc thay đổi hành vi, cung cấp những
thông tin cơ bản.
Giai đoạn 2 sang giai đoạn 3: Quan tâm đến sự thay đổi hành vi chuyển
thành chuẩn bị thay đổi hành vi cần phải bổ sung kiến thức mới, khuyến khích,
động viên, nêu gƣơng ngƣời tốt, việc tốt

Giai đoạn 3 sang giai đoạn 4: Chuẩn bị thay đổi hành vi chuyển thành
thực hiện hành vi mới cần phải thảo luận cách thực hiện và đánh giá, giúp giải
quyết các khó khăn, cung cấp các nguồn lực
Giai đoạn 4 sang giai đoạn 5: Thực hiện hành vi mới chuyển thành duy
trì hành vi mới cần phải thảo luận các kinh nghiệm, thảo luận các quyết định,
hỗ trợ để duy trì (Lê Công Minh, 2012)


6



Hình 2.1 Các giai đoạn của quá trình thay đổi hành vi
Nguồn: Lê Công Minh, 2012

2.1.3 Khái niệm về tiệm tạp hóa
Cửa hàng tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, tiệm tạp hóa là một nơi lƣu trữ
hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác nhau trong đó có bán đầy đủ
những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày nhƣ các mặt hàng đồ ăn uống
khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, một số loại đồ xây dựng nhƣ đinh, ốc, sơn,
ống nƣớc, đồ thiết yếu cho sinh hoạt nhƣ kem đánh răng, giấy vệ sinh, băng vệ
sinh, các đồ phục vụ cho học tập nhƣ bảng, thƣớc kẻ, bút, mực, các loại đồ ăn
nhanh đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi.
Cửa hàng tạp hóa mang đến một lựa chọn rộng rãi cho khách hàng bởi sự
đang dạng hàng hóa, đôi khi cửa hàng chỉ là một không gian nhỏ, nơi mọi
ngƣời từ xung quanh khu vực đến mua tất cả các hàng hoá. Thƣờng cửa hàng
này là loại hình tự thành lập, ngƣời chủ sử dụng một phần diện tích căn nhà để
bỏ vốn mua và bày bán các loại hàng hóa.
2.1.4 Khái niệm về túi nilon
Túi nilon đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu này là túi nilon mua sắm hay

túi nilon dùng để đựng hàng hóa. Loại túi nilon này đƣợc làm từ các loại vật
Duy trì hành vi mới
Thực hiện hành vi mới
Chuẩn bị thay đổi hành vi

Quan tâm đến sự thay đổi hành vi

Chƣa quan tâm đến sự thay đổi hành vi


7

liệu từ nhựa, đƣợc sử dụng bởi ngƣời tiêu dùng trên toàn thế giới kể từ những
năm 1960. Những chiếc túi này đôi khi đƣợc xem nhƣ túi sử dụng một lần vào
mục đích mang các sản phẩm hay hàng hóa từ cửa hàng về nhà. (European
Plastics News staff, 2008)
Các nhà hoạt động môi trƣờng ƣớc tính có khoảng 1 nghìn tỷ túi nhựa
đƣợc sử dụng mỗi năm trên toàn thế giới. (Joan Lowy, 2004). Năm 2009, Ủy
ban Thƣơng mại Quốc tế Hoa Kỳ báo cáo rằng 102 tỷ túi nhựa đƣợc sử dụng
hàng năm chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ. (U.S. International Trade Commission,
2009).
Túi nilon truyền thống thƣờng đƣợc làm từ polyethylene, trong đó bao
gồm chuỗi dài các đơn phân etylen. Etylen có nguồn gốc từ khí thiên nhiên và
dầu mỏ. Phẩm màu cô đặc và các phụ gia khác thƣờng đƣợc sử dụng để thêm
màu cho nilon. Túi nilon thƣờng đƣợc sản xuất bằng cách thổi nhựa để tạo
thành các màng mỏng. (US Department of Enery, National Renewable Energy
Laboratory, 2009)
2.1.5 Các chính sách môi trƣờng có liên quan đến túi nilon đƣợc
sử dụng ở Việt Nam
2.1.5.1. Các văn bản pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon ở

Việt Nam
Trong 2 năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm rõ
rệt đối với sự ảnh hƣởng túi nilon đến môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời cũng
nhƣ kinh tế. Hình 2.2 thể hiện về thời gian mà các văn bản pháp luật quy định
về việc sử dụng cũng nhƣ sản xuất túi nilon do Nhà nƣớc Việt Nam ban hành.
Theo hình 2.2 có thể thấy các văn bản pháp luật đƣợc ban hành liên tục. Các
văn bản quy định mới đƣợc sửa đổi bổ sung cũng nhƣ cập nhật để phù hợp với
điều kiện thực tế. Sau mỗi lần sửa đổi, các quy định về việc sử dụng túi nilon
trở nên chặt chẽ hơn và cụ thể hơn, điều đó thể hiện sự quan tâm đúng mực
của Chính phủ Việt Nam đối với vấn đề về túi nilon.
Trong mục tiếp theo tác giả trình bày tóm tắt nội dung chính của các văn
bản pháp luật quy định về việc sử dụng túi nilon đang đƣợc áp dụng hiện nay.


8





























Hình 2.2 Sự thay đổi các văn bản pháp luật trong quy định về
việc sử dụng túi nilon theo thời gian tại Việt Nam.
06/09/20
13
Nghị định 67/2011/NĐ-CP Quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật Thuế
bảo vệ môi trƣờng

08/08/2011
04/07/2012
11/11/2011
14/09/2012
28/09/2012
11/04/2013
06/09/2013
Thông tƣ 152/2011/TT-BTC

Hƣớng dẫn thi hành Nghị định
số 67/2011/NĐ-CP
Thông tƣ 07/2012/TT-BTNMT
Quy định tiêu chí, trình tự, thủ
tục công nhận túi nilon thân thiện
với môi trƣờng
Nghị định 69/2012/NĐ-CP
sửa đổi, bổ sung Khoản 3 điều
2 NĐ 67/2011/NĐ-CP ngày
08/08/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi
hành một số điều của Luật
Thuế bảo vệ môi trƣờng (1)

Thông tƣ 159/2012/TT-BTC
Hƣớng dẫn thi hành Nghị định
số 67/2012/NĐ-CP (2)
Quyết định 582/QĐ-TTg của Thủ tƣớng
về phê duyệt đề án tăng cƣờng kiểm soát ô
nhiễm môi trƣờng do sử dụng túi nilon
khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm
2020 (3)
Công văn 11897/BTC-CST của
Bộ Tài Chính về thuế Bảo vệ
môi trƣờng đối với túi nilon (4)

9

2.1.5.2. Các chính sách môi trường có liên quan đến túi nilon được
sử dụng ở Việt Nam

(1) Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/09/2012 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung Khoản 3 điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP
Tại điều 1 Nghị định:
Sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08
tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một
số điều của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng nhƣ sau:
“3. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) quy định tại Khoản
4 Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trƣờng là loại túi, bao bì nhựa mỏng có
hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản phẩm
trong đó) đƣợc làm từ màng nhựa đơn HDPE (High density polyethylene
resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density
polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng
tiêu chí thân thiện với môi trƣờng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi
trƣờng.
Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá quy định tại Khoản này (kể cả có hình
dạng túi và không có hình dạng túi), bao gồm:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
b) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để
đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra
hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói;
c) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của ngƣời sản
xuất hoặc ngƣời nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch
vụ đóng gói.”
(2) Thông tƣ 159/2012/TT-BTC Sửa đổi bổ sung Thông tƣ số 152/2011/
TT-BTC
Tại điều 1 Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 1 nhƣ sau:
Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) là loại túi, bao bì nhựa mỏng
có hình dạng túi (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và có thể đựng sản
phẩm trong đó) đƣợc làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene

resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density
polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lông đáp ứng
tiêu chí thân thiện với môi trƣờng kể từ ngày đƣợc cơ quan có thẩm quyền cấp
Giấy chứng nhận túi ni lông thân thiện với môi trƣờng theo quy định của Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng.

10

Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá (kể cả có hình dạng túi và không có hình
dạng túi) tại khoản này đƣợc quy định cụ thể nhƣ sau:
a) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa bao gồm:
a1) Bao bì đóng gói sẵn hàng hoá nhập khẩu.
a2) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu
để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia công ra
hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói.
a3) Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua trực tiếp của ngƣời sản
xuất hoặc ngƣời nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân đó sản xuất, gia công ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch
vụ đóng gói.
a4) Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa quy định tại tiết a2 và a3 điểm này
không bao gồm túi đựng hàng hóa khi bán hàng.
b) Bao bì sản xuất hoặc nhập khẩu đƣợc xác định là bao bì đóng gói sẵn
hàng hoá quy định tại tiết a2 và a3 điểm a khoản này phải có các giấy tờ sau:
b1) Đối với bao bì do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất (gọi tắt là
ngƣời sản xuất bao bì):
-Trƣờng hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do ngƣời sản xuất bao bì đó
sản xuất hoặc gia công ra thì ngƣời sản xuất bao bì phải có Bản chính văn bản
cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của ngƣời sản xuất bao bì và
đóng dấu (nếu ngƣời sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì
để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì

(trong văn bản cam kết nêu rõ số lƣợng bao bì sản xuất, số lƣợng sản phẩm dự
kiến sản xuất hoặc gia công ra, số lƣợng sản phẩm cần đóng gói và số lƣợng
bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm).
-Trƣờng hợp bao bì để đóng gói sản phẩm do ngƣời sản xuất bao bì mua
sản phẩm về đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói thì ngoài Bản chính văn bản
cam kết có chữ ký của đại diện theo pháp luật của ngƣời sản xuất bao bì và
đóng dấu (nếu ngƣời sản xuất bao bì là pháp nhân) về việc tự sản xuất bao bì
để đóng gói sản phẩm gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp khi sản xuất bao bì
(trong văn bản cam kết nêu rõ số lƣợng bao bì sản xuất, số lƣợng sản phẩm dự
kiến mua về hoặc nhận đóng gói, số lƣợng sản phẩm cần đóng gói và số lƣợng
bao bì sử dụng để đóng gói sản phẩm); ngƣời sản xuất bao bì phải có thêm:
Bản chụp Hợp đồng mua bán sản phẩm (trƣờng hợp mua sản phẩm về để đóng
gói) hoặc Bản chụp Hợp đồng đóng gói sản phẩm (trƣờng hợp làm dịch vụ
đóng gói) đƣợc ký trực tiếp giữa ngƣời sản xuất bao bì và tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân bán sản phẩm hoặc có sản phẩm cần đóng gói.

11

-Trƣờng hợp bao bì sản xuất đƣợc bán trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình,
cá nhân khác (gọi tắt là ngƣời mua bao bì) để đóng gói sản phẩm thì ngƣời sản
xuất bao bì phải có:
+ Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì đƣợc ký trực tiếp giữa ngƣời sản
xuất bao bì và ngƣời mua bao bì.
+ Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm
có chữ ký của đại diện theo pháp luật của ngƣời mua bao bì và đóng dấu (nếu
ngƣời mua bao bì là pháp nhân) do ngƣời mua bao bì gửi cho ngƣời sản xuất
bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lƣợng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc
gia công ra đối với trƣờng hợp ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm do
mình sản xuất hoặc gia công ra; số lƣợng sản phẩm dự kiến mua về để đóng
gói đối với trƣờng hợp ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua

về; số lƣợng sản phẩm dự kiến nhận đóng gói đối với trƣờng hợp ngƣời mua
bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lƣợng sản phẩm cần đóng gói và số lƣợng bao
bì sử dụng để đóng gói sản phẩm).
+ Bảng kê hoá đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban hành kèm
theo Thông tƣ này. Khi lập hoá đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu
đƣợc quy định trên hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng dùng cho
cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm
dòng bán theo Hợp đồng số ngày tháng không chịu thuế bảo vệ môi
trƣờng trên hoá đơn.
b2) Đối với bao bì nhập khẩu thì ngƣời nhập khẩu bao bì phải cung cấp
cho cơ quan hải quan khi nhập khẩu: Hồ sơ hải quan bao bì nhập khẩu theo
quy định. Ngƣời nhập khẩu tự khai báo, tự chịu trách nhiệm theo quy định của
pháp luật về nội dung khai báo nhập khẩu bao bì để đóng gói sản phẩm hoặc
để bán trực tiếp cho ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm.
Khi bán trực tiếp bao bì nhập khẩu (đã khai báo để đóng gói sản phẩm
khi nhập khẩu) cho ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm thì ngƣời nhập
khẩu bao bì phải có:
+ Bản chụp Hợp đồng mua bán bao bì đƣợc ký trực tiếp giữa ngƣời nhập
khẩu bao bì và ngƣời mua bao bì.
+ Bản chính văn bản cam kết về việc mua bao bì để đóng gói sản phẩm
có chữ ký của đại diện theo pháp luật của ngƣời mua bao bì và đóng dấu (nếu
ngƣời mua bao bì là pháp nhân) do ngƣời mua bao bì gửi cho ngƣời nhập khẩu
bao bì (trong văn bản cam kết nêu rõ số lƣợng sản phẩm dự kiến sản xuất hoặc
gia công ra đối với trƣờng hợp ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm do
mình sản xuất hoặc gia công ra; số lƣợng sản phẩm dự kiến mua về để đóng
gói đối với trƣờng hợp ngƣời mua bao bì để đóng gói sản phẩm do mình mua

12

về; số lƣợng sản phẩm dự kiến nhận đóng gói đối với trƣờng hợp ngƣời mua

bao bì làm dịch vụ đóng gói; số lƣợng sản phẩm cần đóng gói và số lƣợng bao
bì sử dụng để đóng gói sản phẩm).
+ Bảng kê hoá đơn bán bao bì theo mẫu số 03/TBVMT ban hành kèm
theo Thông tƣ này. Khi lập hoá đơn bán bao bì phải ghi đầy đủ các chỉ tiêu
đƣợc quy định trên hoá đơn giá trị gia tăng (hoặc hoá đơn bán hàng dùng cho
cơ sở nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp trực tiếp), ngoài ra ghi thêm
dòng bán theo Hợp đồng số ngày tháng không chịu thuế bảo vệ môi
trƣờng trên hoá đơn.
Trƣờng hợp bao bì nhập khẩu đã đƣợc thông quan theo quy định của
pháp luật thì ngƣời nhập khẩu bao bì không đƣợc kê khai lại để đƣợc áp dụng
đối tƣợng không chịu thuế bảo vệ môi trƣờng.”
Tại điều 3 bổ sung thêm điểm 1.4 vào khoản 1 Điều 5 nhƣ sau:
“1.4. Đối với túi ni lông đa lớp đƣợc sản xuất hoặc gia công từ màng
nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA, ) hoặc
các chất khác nhƣ nhôm, giấy… thì thuế bảo vệ môi trƣờng đƣợc xác định
theo tỷ lệ % trọng lƣợng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni
lông đa lớp. Căn cứ định mức lƣợng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE
sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp, ngƣời sản xuất hoặc ngƣời
nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm về việc kê khai
của mình.
Ví dụ 8: Doanh nghiệp A sản xuất hoặc nhập khẩu 100 kg túi ni lông đa
lớp, trong đó trọng lƣợng màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi
ni lông đa lớp là 70% và trọng lƣợng màng nhựa khác (PA, PP, ) là 30%.
Nhƣ vậy, số thuế bảo vệ môi trƣờng của doanh nghiệp A phải nộp đối
với 100 kg túi ni lông đa lớp là: 100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000
đồng.”
Tại điều 5 bổ sung thêm điểm 2.4 vào khoản 2 Điều 7 nhƣ sau:
“2.4. Hàng hoá thuộc đối tƣợng chịu thuế bảo vệ môi trƣờng đƣợc sản
xuất trong nƣớc hoặc trong khu phi thuế quan và bán ra giữa trong nƣớc và
khu phi thuế quan, trong khu phi thuế quan, giữa các khu phi thuế quan với

nhau và xuất nhập khẩu tại chỗ (trong lãnh thổ Việt Nam) (trừ bao bì đƣợc sản
xuất để đóng gói sản phẩm theo quy định tại tiết a2 và a3 điểm a Điều 1 Thông
tƣ này) thì cơ sở sản xuất hàng hoá phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trƣờng.
Việc xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu để tính thuế bảo vệ môi
trƣờng là khi hàng hoá đƣợc xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.”

13

(3) Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 quyết định về phê duyệt
đề án tăng cƣờng kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng túi nilon khó
phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020
Mục tiêu chung là giảm dần việc sử dụng túi nilon khó phân hủy trong
sinh hoạt và tăng cƣờng thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
Đến năm 2015: Giảm 40% khối lƣợng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại
các siêu thị, trung tâm thƣơng mại so với năm 2010; Giảm 20% khối lƣợng túi
nilon khó phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom
và tái chế 25% khối lƣợng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong
sinh hoạt.
Đến năm 2020:
Giảm 65% khối lƣợng túi nilon khó phân hủy sử dụng tại các siêu thị,
trung tâm thƣơng mại so với năm 2010;Giảm 50% khối lƣợng túi nilon khó
phân hủy sử dụng tại các chợ dân sinh so với năm 2010; Thu gom và tái sử
dụng 50% tổng số lƣợng chất thải túi nilon khó phân hủy phát sinh trong sinh
hoạt.
Nhiệm vụ
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
Giảm thiểu phát sinh chất thải túi nilon khó phân hủy trong sinh hoạt.
Tăng cƣờng sản xuất và sử dụng sản phẩm bao gói, túi xách thân thiện
với môi trƣờng thay thế túi nilon khó phân hủy.

Đẩy mạnh việc thu gom, tái chế chất thải túi nilon khó phân hủy.
Giải pháp thực hiện:
Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về kiểm soát sử
dụng túi ni-lon khó phân hủy: tăng cƣờng sử dụng công cụ kinh tế (thuế, phí),
xây dựng cơ chế hỗ trợ sản xuất, sử dụng bao bì, túi xách thân thiện với môi
trƣờng thay thế túi nilon khó phân hủy, xây dựng chính sách khuyến khích
phân loại chất thải túi nilon khó phân hủy tại nguồn tạo điều kiện thuận lợi để
thu gom, tái chế.
Giải pháp tài chính và nhân lực: tăng cƣờng và đa dạng hóa các nguồn
đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc, các tổ chức, doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc
ngoài nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đề án, đào tạo và nâng cao năng lực
cho đội ngũ cán bộ của các tổ chức quản lý, nghiên cứu để thích ứng với các
công nghệ tiên tiến trong sản xuất và tái chế sản phẩm bao bì, túi xách thân
thiện với môi trƣờng.
Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ: đa dạng hóa nguồn lực
cho nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất

×