1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ TRINH
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG
TÚI NILON TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI
DÂN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Tài nguyên-Môi trường k36
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8 – Năm 2013
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
DƯƠNG THỊ TRINH
MSSV: 4105708
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG
TÚI NILON TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI
DÂN QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Tài nguyên-Môi trường k36
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. VÕ THỊ LANG
Tháng 8 – Năm 2013
3
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn quí Thầy, Cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc
biệt là các Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình
hướng dẫn dìu dắt truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu làm hành trang
để tôi bước vào đời. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths.Võ Thị Lang đã tận tình
hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Do lần đầu tiên tiếp xúc với thực tế và thời gian có hạn nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp chân thành của quý Thầy,
Cô để đề tài có thể hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, xin chúc tất cả mọi người thật nhiều sức khỏe, thật nhiều
niềm vui và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi họ tên)
Dương Thị Trinh
5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên giáo viên: Võ Thị Lang
Học vị: Thạc Sĩ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Dương Thị Trinh
MSSV: 4105708
Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường
Tên đề tài: “Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của
người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2.Về hình thức:
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
4.Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:
5.Nội dung và các kết quả đạt được:
6.Các nhận xét khác:
Cần Thơ, Ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi họ tên)
6
MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU……………………………………………… 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung………………………………………………………… 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể………………………………………………………… 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Không gian …………………………………………………………… 3
1.4.2 Thời gian……………………………………………………………… 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu………………………………………… …… 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở lý luận………………………………………………………….… 4
2.1.1 Các khái niệm cơ bản……………………………………………………4
2.1.2 Khái niệm về rác thải đô thị…………………………………………… 7
2.1.3 Sơ lược về túi nilon…………………………………………………… 7
2.1.4 Sơ lược về hành vi con người……………………………………………9
2.1.5 Những ảnh hưởng của túi nilon đến con người và môi trường……… 11
2.1.6 Tái chế phế thải nilon……………………………… ………………14
2.1.7 Sản xuất túi tự hủy và phân hủy sinh học………………………………15
2.1.8 Thực trạng sử dụng túi nilon và các chính sách tuyên truyền về túi nilon
ở Việt Nam………………………………………………………………… 23
2.1.9 Các chính sách làm giảm việc sử dụng bọc nilon trên thế giới……… 28
2.2 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………30
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu………………………………… 30
2.2.2 Phương pháp chọn mẫu……………………………………………… 30
2.2.3 Phương pháp thu thập thông tin……………………………………… 31
2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu ……………………………………… 31
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ QUẬN NINH KIỀU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
33
3.1 Khái quát về thành phố Cần Thơ…………………………………………33
3.1.1 Điều kiện về xã hội…………………………………………………… 33
3.1.2 Điều kiện về kinh tế 34
3.2 Giới thiệu tổng quan về quận Ninh Kiều…………………………………35
3.2.1 Lịch sử hình thành 35
3.2.2 Hành chính…………………………………………………………… 36
3.2.3 Kinh tế………………………………………………………………….36
3.3 Bảo vệ môi trường……………………………………………………… 37
3.4 Thực trạng rác thải nilon trên địa bàn thành phố Cần Thơ………………39
7
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TÚI NILON
TRONG SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN QUẬN NINH KIỀU………… 42
4.1 Mô tả đối tượng khảo sát…………………………………………………42
4.2 Mô tả những hoạt động có sử dụng túi nilon…………………………… 46
4.3 Phân tích hành vi sử dụng túi nilon của người dân………………………48
4.4 Ảnh hưởng của nhận thức đến hành vi sử dụng túi nilon của người dân
quận Ninh Kiều………………………………………………………………53
4.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức người dân về tác hại của túi nilon…55
4.5.1 Mối quan hệ giữa độ tuổi và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi
mua sắm…………………………………………………………………… 55
4.5.2 Mối quan hệ giữa thu nhập và việc mang theo vật dụng chứa đựng khi đi
mua sắm………………………………………………………………………57
4.5.3 Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua túi
nilon khi có nhu cầu sử dụng…………………………………………………58
4.5.4 Lượng túi nilon được dự trữ trong sinh hoạt và mua bán………………59
Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỬ DỤNG TÚI NILON……………… 61
5.1 Những mặt khó khăn trong việc hạn chế sử dụng túi nilon………………61
5.1.1 Tính tiện lợi của túi nilon………………………………………………61
5.1.2 Nhận thức của người dân………………………………………………61
5.1.3 Chính sách giảm sử dụng túi nilon bằng thuế tỏ ra không hiệu
quả……… 62
5.2 Đề xuất một số giải pháp giúp hạn chế sử dụng túi nilon………………66
5.2.1 Nhà sản xuất……………………………………………………………66
5.2.2 Nhà phân phối………………………………………………………….67
5.2.3 Người tiêu dùng……………………………………………………… 67
5.2.4 Công ty xử lý rác thải quận Ninh Kiều……………………………… 69
5.2.5 Đề xuất các loại túi thân thiện với môi trường (túi môi trường, túi vải
đay, túi phân hủy sinh học) có thể thay thế túi nilon…………………………70
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………74
6.1: Kết luận………………………………………………………………….74
6.2 Kiến nghị…………………………………………………………………75
6.2.1 Đối với nhà nước, các cấp chính quyền……………………………… 75
6.2.2 Phía doanh nghiệp…………………………………………………… 76
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………78
8
PHỤ LỤC HÌNH
Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu giới tính………………………………………… 43
Hình 4.2: Cơ cấu độ tuổi của đối tượng nghiên cứu…………………………44
Hình 4.3: Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu………………………45
Hình 4.4 : Cơ cấu nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu………………… 46
Hình 4.5: Cơ cấu thu nhập của đối tượng nghiên cứu……………………… 46
Hình 4.6: Hành vi mang theo dụng cụ khi đi mua sắm………………………47
Hình 4.7: Các hình thức xử lý rác của người dân quận Ninh Kiều………… 51
Hình 4.8: Tỉ lệ đáp viên sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng…….51
9
PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 4.1: Đặc điểm của mẫu được phỏng vấn……………………………….42
Bảng 4.2: Dụng cụ chứa đựng thường mang trong hoạt động mua sắm…… 48
Bảng 4.3: Hoạt động sử dụng túi nilon nhiều nhất 48
Bảng 4.4: Nguồn cung cấp túi nilon 49
Bảng 4.5: Lý do sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng…………….52
Bảng 4.6: Lý do không sẵn sàng mua túi nilon khi có nhu cầu sử dụng 53
Bảng 4.7: Thái độ về việc dùng túi thân thiện với môi trường để thay thế bọc
nilon……………………………………………………………………… 55
Bảng 4.8: Mối quan hệ giữa độ tuổi và hành vi mang theo dụng cụ chứa đựng
khi đi mua sắm …………………………………………………………… 56
Bảng 4.9: Mối quan hệ giữa thu nhập và hành vi mang theo dụng cụ chứa
đựng khi đi mua sắm 57
Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa nhận biết tác hại và hành vi không sẵn sàng mua
túi nilon khi có nhu cầu 58
10
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
UBND Ủy ban nhân dân
PGS.TS Phó giáo sư – Tiến sĩ
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
ÐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
GDP Tổng sản phẩm nội địa
USD Đô la
CNH - HÐH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
TT-BTC Thông tư - Bộ Tài chính
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
TP Thành phố
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
11
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Ngày nay, trên thế giới cứ mỗi giây dân số tăng lên 3 người, trong thời
gian ấy cũng có nghĩa là cùng 1 giờ thôi thì trên thế giới có 2280 ha rừng bị
tàn phá và ngót 290.000 tấn chất thải bẩn được sinh ra và có 570 người chết vì
các bệnh liên quan đến chất thải bẩn ấy. Đồng thời, trong khoảng 1 giờ ấy có
720 loài động thực vật bị tuyệt chủng có nghĩa rằng chúng không bao giờ xuất
hiện trên trái đất này nữa. Hàng ngày, có 25000 người chết vì thiếu nước [9].
Trong cuộc sống thường nhật dù vô tình hay cố ý chúng ta đều có những thói
quen gây ô nhiễm môi trường mà chính chúng ta không thể nào ngờ tới. Đất
nước của chúng ta đi đâu cũng thấy rác, rác có mặt khắp mọi nơi từ thành phố
đến nông thôn, từ khách sạn tới nhà bình dân, hay bất cứ nơi đâu, công viên,
trên đường phố. Điều đặc biệt là ngay cả ở trường học nơi dạy cho ta những
kiến thức bổ ích cũng ngập tràn rác. Bất cứ nơi đâu con người cũng có thể vứt
rác, uống xong chai nước cũng vứt, khi đi chùa, lễ hội, đền thờ nơi thiêng
liêng để thờ cúng họ cũng vứt rác bừa bãi,… Có phải thói quen đó đã thấm sâu
vào trong người chúng ta, hay ý thức chúng ta còn quá kém. Có bao giờ chúng
ta nghĩ rằng đã đến lúc con người sẽ bị chịu hậu quả do chính chúng ta gây ra,
đã đến lúc không phải nói lời sửa sai nữa mà là cúi đầu nhận lỗi.
Nhìn chung, các thành phố càng lớn có nền kinh tế càng phát triển, thì góp
phần hủy hoại môi trường càng dữ dội. Như vấn đề rác thải nilon là một vấn
đề nóng trên thế giới, là mối nguy hiểm tiềm tàng, hậu quả khó lường mà
người dân phải gánh chịu. Cần Thơ là một thành phố có nhịp sống kinh tế xã
hội khá sôi động, là thành phố lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long, thu
nhập bình quân của thành phố ở mức cao, góp phần thể hiện vai trò, vị trí của
mình. Trong điều kiện hết sức khó khăn, Cần Thơ vẫn giữ mức tăng trưởng
khá cao. Bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2012 là 12,83%, thu
nhập bình quân đầu người tăng hơn 17%, năm 2012 đạt 53,7 triệu đồng/người.
Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 27.588 tỷ đồng, đạt 58,7% chỉ tiêu nghị
quyết; mà đơn vị đầu não góp phần cho sự tăng trưởng đó là quận Ninh Kiều
[13]. Với vai trò là xương sống của thành phố chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
quận có nhiều chuyển biến tích cực. Điều đáng ghi nhận trong năm qua là,
kinh tế phát triển mạnh và chuyển dịch theo cơ cấu công nghiệp - thương mại -
dịch vụ du lịch. Thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt, Ninh Kiều đã tạo môi
trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, tăng cường đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, nhằm kích cầu đầu tư, tiêu dùng, hỗ trợ người nghèo và
đảm bảo an sinh xã hội. Với hệ thống chợ, siêu thị phủ đều khắp, quy mô lớn
12
nhất thành phố, tỷ trọng thương mại - dịch vụ của Ninh Kiều chiếm 69,33%,
doanh thu chịu thuế của ngành thương mại đạt gần 16.000 tỷ đồng (đạt
104,5% kế hoạch), giá trị tổng sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
đạt gần 638.000 tỷ đồng (bằng 101,2% kế hoạch) [4]. Khi thu nhập tăng cao
thì nhu cầu cũng cần được thỏa mãn nhiều hơn ở nhiều khía cạnh. Cùng với
tình hình kinh tế ngày càng phát triển là tình trạng dân số ngày một tăng lên,
năm 2011 quận Ninh Kiều có 243.794 người tăng 2,2% so với năm 2010 và
tăng đến 16% so với năm 2007, cộng với việc thu hút lượng sinh viên lớn từ
các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn. Từ những lý do đó làm cho môi
trường sống ngày càng bị hủy hoại mà cụ thể hơn là lượng túi nilon sử dụng
trong sinh hoạt ngày càng dữ dội, ít được quan tâm, mà hậu quả từ tác hại túi
nilon thì không thể lường trước được. Túi nilon lẫn vào đất ngăn cản oxy đi
qua đất, làm chậm sự tăng trưởng của cây trồng, gây xói mòn đất. Túi nilon lọt
vào cống, rãnh, kênh, rạch sẽ làm tắc nghẽn gây ngập úng. Các hoá chất độc
hại còn lại hay lẫn trong quá trình sản xuất túi nilon cũng sẽ thâm nhập vào
đất, vào nguồn nước, vào đồ ăn thức uống gây tổn hại sức khoẻ con người,
Về phía nhà cung cấp muốn thu hút khách hàng, phục vụ cho khách hàng
một cách chu đáo nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất khi mua sắm, nên họ cứ
vô tư phát miễn phí túi nilon cho khách hàng mà không cần biết hoặc quan
tâm về tác hại của chiếc túi này như thế nào. Trong sinh hoạt, bọc nilon được
sử dụng rất nhiều vì tính tiện lợi, giá lại rẻ, nên không có động lực để giảm,
do đó lượng thải bọc nilon là vô cùng khủng khiếp. Trung bình mỗi người Việt
nam tiêu dùng khoảng 25-35kg nhựa/người/năm và khi đời sống kinh tế ngày
càng khá hơn thì mức tiêu dùng sẽ đạt đến 40kg/người/năm [14]. Từ những
thông tin trên, đề tài “Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh
hoạt của người dân quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được đưa ra nghiên
cứu để có cái nhìn rõ ràng hơn về hiện trạng cũng như tác hại của việc sử dụng
túi nilon một cách quá mức cần thiết, nhằm nâng cao nhận thức của người dân
trong quận để đề ra hướng giải quyết tốt nhất, hướng đến môi trường, sức khỏe
và cảnh quan của một khu đô thị đầy tiềm năng phát triển kinh tế.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng việc sử dụng túi nilon trong sinh hoạt của người dân
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ từ đó đề ra giải pháp thiết thực để hạn
chế việc sử dụng bao nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều,
nhằm đưa ra những phương hướng cải thiện tình trạng sử dụng túi nilon quá
mức để góp phần giảm bớt thiệt hại từ chúng.
13
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng của việc sử dụng bao nilon từ người bán hàng và
người mua hàng/người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ.
- Phân tích ảnh hưởng của nhận thức đến thói quen sử dụng túi nilon của
người dân quận Ninh Kiều.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới nhận thức của người dân về tác hại
của túi nilon.
- Đề ra giải pháp giúp hạn chế việc sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt,
nhằm giảm bớt những ảnh hưởng từ túi nilon đến sức khỏe của con người và
môi trường.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
* Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sử dụng túi nilon từ người bán hàng và người mua
hàng/người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều như thế nào?
- Sự nhận thức của người dân ảnh hưởng như thế nào đến thói quen sử
dụng túi nilon của họ?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới nhận thức của người dân về tác hại của túi
nilon?
- Cần có những giải pháp nào nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả
việc giảm thiểu sử dụng bọc nilon trong sinh hoạt của người dân ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu tập trung vào hiện trạng sử dụng túi nilon từ người bán
hàng và người tiêu dùng ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian
- Thởi gian thực hiện đề tài: Tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013
- Số liệu thứ cấp thu thập phục vụ nghiên cứu: Số liệu từ năm 2008 đến
đầu năm 2013
- Số liệu sơ cấp được thu thập tháng 9 năm 2013
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng việc sử dụng túi nilon của người
bán hàng và người tiêu dùng từ đó đề xuất giải pháp hạn chế việc sử dụng túi
nilon trong sinh hoạt của người dân quận Ninh Kiều.
14
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Ô nhiễm môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam : “Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải
hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe
con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi
trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng
(nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và
các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm
lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác
động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
* Bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc
phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai
thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống nhất
quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, bảo vệ môi
trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật về bảo vệ
môi trường. Trong Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam tại Điều 6 ghi rõ: “Bảo
vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân phải có trách
nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường, có quyền
và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi
trường”.
* Thân thiện với môi trường
Thân thiện với môi trường là những thuật ngữ chung dùng để chỉ những
loại hàng hóa và dịch vụ, những qui định, chủ trương, chính sách nhằm làm
giảm hoặc tối thiểu gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường. Các doanh
nghiệp, công ty thỉnh thoảng áp dụng những qui định hay những chính sách
15
này về môi trường để quảng bá, kêu gọi người tiêu dùng với những hành động
thân thiện, ít gây tổn hại đến môi trường. Ví dụ như khuyến khích sử dụng túi
sinh thái, túi thân thiện ở các siêu thị.
2.1.1.2 Ô nhiễm đất
* Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay
đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã
sống trong đất. Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các
sinh vật cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp
và văn hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử
dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng
dân số cùng với tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hóa như
hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày
càng bị suy thoái. Riêng ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất
đáng lo ngại.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo
các tác nhân gây ô nhiễm.
Dựa theo nguồn gốc phát sinh có:
• Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt.
• Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp.
• Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp.
Dựa theo các tác nhân gây ô nhiễm ta có:
• Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: Bao gồm phân bón N, P (dư lượng
phân bón trong đất), thuốc trừ sâu (clo hữu cơ, lindan, aldrin, photpho hữu
cơ,…), chất thải công nghiệp và sinh hoạt (kim loại nặng, độ kiềm, độ
axit,…).
• Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: Trực khuẩn lỵ, thương hàn, các loại
ký sinh trùng (giun,sán,…).
• Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: Nhiệt độ (ảnh hưởng đến tốc độ phân hủy
chất thải của sinh vật), chất phóng xạ (Uran, Thori, Sr90, I131, Cs137). Chất ô
nhiễm đến với đất qua nhiều đầu vào, nhưng đầu ra thì rất ít. Đầu vào có nhiều
vì chất ô nhiễm có thể từ trên trời rơi xuống, từ nước chảy vào, do con người
trực tiếp “tặng” cho đất, mà cũng có thể không mời mà đến. Đầu ra rất ít vì
nhiều chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại trong đó. Hiện tượng này
khác xa với hiện tượng ô nhiễm nước sông, ở đây chỉ cần chất ô nhiễm ngừng
xâm nhập thì khả năng tự vận động của không khí và nước sẽ nhanh chóng
16
tống khứ chất ô nhiễm ra khỏi chúng. Đất không có khả năng này, nếu thành
phần chất ô nhiễm quá nhiều, con người muốn khử ô nhiễm cho đất sẽ gặp rất
nhiều khó khăn và tốn nhiều công sức.
2.1.1.3 Ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động
của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn được thải bỏ khi không còn được
sử dụng hay không muốn dùng nữa.
Theo bản chất nguồn tạo thành thì có thể chia chất thải rắn thành:
• Chất thải rắn sinh hoạt.
• Chất thải rắn công nghiệp.
• Chất thải rắn nông nghiệp.
• Chất thải rắn xây dựng.
• Chất thải rắn từ các nhà máy xử lý chất thải.
* Tác hại chất thải rắn
• Tác hại của chất thải rắn đối với sức khỏe cộng đồng
Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức
khỏe cộng đồng; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, khu
công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn
đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy,
dịch tả, thương hàn…do chất thải rắn gây ra.
Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong
điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn
cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vượt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9
lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hưởng đến
sức khỏe của họ.[6]
• Chất thải rắn làm giảm mỹ quan đô thị
Nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng
tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu
cho cả dân cư trong đô thị.
Không thu hồi và tái chế được các thành phần có ích trong chất thải, gây
ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội.
• Chất thải rắn làm ô nhiễm môi trường
Chất thải rắn đổ bừa bãi xuống cống rãnh, ao, hồ, kênh, rạch,…làm quá
tải thêm hệ thống thoát nước đô thị, là nguồn gây ô nhiễm cho nguồn nước
17
mặt và nước ngầm. Khi có mưa lớn sẽ gây ô nhiễm trên diện rộng đối với các
đường phố bị ngập.
Trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, chất
thải bị thối rữa nhanh là nguyên nhân gây ra dịch bệnh, nhất là chất thải độc
hại, chất thải bệnh viện.
Các bãi rác không hợp vệ sinh là các nguồn gây ô nhiễm nặng cho cả đất,
nước, không khí.
2.1.2 Khái niệm về rác thải đô thị
2.1.2.1 Khái niệm
Rác thải đô thị là một nguồn ô nhiễm lớn của cuộc sống. Các nguồn chủ
yếu phát sinh ra rác đô thị bao gồm: từ các khu dân cư (rác sinh hoạt), các
trung tâm thương mại, các công sở, trường học, công trình công cộng, các hoạt
động công nghiệp, xây dựng đô thị, các trạm xử lý nước thải và từ các đường
ống thoát nước của thành phố.
2.1.2.2 Phân loại
Dựa vào nguồn phát sinh rác thải đô thị, người ta có thể phân loại rác
thải đô thị thành:
• Rác sinh hoạt: là lượng chất thải sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của
con người.
• Rác từ khu dân cư và khu thương mại: lượng rác thải này chiếm 50 đến
70% tổng lượng chất thải.
• Rác công sở: nguồn rác công sở bao gồm trường học, văn phòng của
bệnh viện, nhà tù. Ngoại trừ các chất thải phát sinh từ nhà tù và rác từ bệnh
viện, sự phân bố thành phần của rác thải từ các nguồn này khá giống nhau nên
có thể lẫn lộn với rác từ khu dân cư và khu thương mại.
• Rác xây dựng và phá vỡ: Rất khó ước tính và có thành phần thay đổi,
nhưng chủ yếu gồm 40 đến 50% rác (bê tông, nhựa đường, gạch, đá, bụi,…),
20 đến 30% gỗ và các thành phần làm bằng gỗ (bệ gỗ, gỗ thừa, nhánh cây, gỗ
xẻ, ván lợp,…), 20 đến 30% là hỗn hợp các loại rác khác (gỗ đã sử dụng, kim
loại, sản phẩm chứa nhựa đường, vữa, kính vỡ, amiăng, các vật liệu điện khác,
ống nước, các bộ phận cấp nhiệt và cấp điện).
• Rác công nghiệp và nông nghiệp điển hình: bao gồm các nguồn như đồ
hộp và thực phẩm đông lạnh, in ấn, xuất bản, ô tô, máy móc tự động, lọc hóa
dầu, cao su, các loại phân bón,…
2.1.3 Sơ lược về túi nilon
2.1.3.1 Khái niệm “ô nhiễm trắng”
18
“Ô nhiễm trắng” được dùng để chỉ phế thải bằng nhựa như chai lọ, can, hộp,
khay,… các loại màng, túi chứa đựng, bao gói thương phẩm,…mà người ta
thải vào môi trường mà chủ yếu là ô nhiễm gây ra bởi túi nilon.
2.1.3.2 Quá trình hình thành túi nilon và cấu tạo của nó
• Quá trình hình thành túi nilon
Túi nhựa xuất hiện cách đây khoảng 150 năm do nhà hóa học Anh
Alexander Parkes phát minh, và đến nay, không ai xác định được chính xác
thời gian nó phân hủy. Tuy nhiên, các nhà môi trường, khoa học gia và giới
sản xuất đều đồng ý rằng quá trình túi nilon phân hủy có thể mất đến 1000
năm. Từ khi xuất hiện trong các siêu thị ở Mỹ vào cuối thập niên 1970, túi xốp
đã có mặt khắp mọi nơi, là vật không thể thiếu của người mua hàng trên thế
giới. Nó nhẹ, chắc và rẻ hơn so với túi giấy. Ước tính, mỗi năm nhân loại xài
khoảng 500 đến 1000 tỉ túi nhựa. Túi nilon được sản xuất từ nhựa
polyethylene có nguồn gốc từ dầu mỏ và quá trình tự phân hủy của nó diễn ra
rất chậm.[ 5]
Ở Việt Nam, cách đây khoảng vài chục năm, đa phần người dân khi đi
chợ họ đều mang theo giỏ xách, người bán hàng đựng hàng hóa bằng lá môn,
lá chuối hay bằng giấy. Tuy nhiên, những vật dụng này không được tiện lợi vì
chúng không có độ bền và dẻo dai không thể đựng được với số lượng lớn,
không có khả năng chịu nhiệt, không đựng được thức ăn nóng. Xã hội ngày
càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, khả năng mua sắm tăng
thì những vật dụng này không thể đáp ứng nổi và cần vật dụng khác thay thế
tốt hơn. Khoa học kỹ thuật đã phát triển sản phẩm mới ra đời đã thay thế
những túi giấy, lá chuối, lá môn,… đó là túi nilon, sản phẩm có độ bền rất cao,
khả năng chịu nhiệt rất tốt, giá lại rất rẻ và tất nhiên sẽ được nhiều người vui
vẻ ủng hộ nhiệt tình. Và từ đó, túi nilon tồn tại cho tới ngày nay.
• Cấu tạo của túi nilon
Nguyên liệu làm túi nilon xuất phát từ hai nguồn: hạt nhựa tái chế và hạt
nhựa chính phẩm nhập khẩu. Phần lớn cơ sở sản xuất túi nilon hay sản phẩm
nhựa đều dùng hạt nhựa chính phẩm nhập khẩu, còn hạt nhựa tái chế được sử
dụng với tỉ lệ nhỏ (khoảng 20%) và chủ yếu dùng để pha trộn với hạt nhựa
chính phẩm. Do vậy, để sản xuất túi nilon để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng như
hiện nay thì phải tốn một khoản ngoại tệ rất lớn. Hiện trên thị trường có ba
loại túi nilon phổ biến:
- Loại túi nilon được sản xuất từ hạt nhựa mật độ cao (Hight Density Poli
Etilen - HDPE), được trùng phân từ poli Etilen (có tỉ trọng cao) dưới áp suất
19
thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalyst,…thường gọi là túi xốp, dùng
phổ biến trong siêu thị, chợ, các trung tâm thương mại,…
- Túi nilon sản xuất từ hạt nhựa mật độ thấp polyethylene (LDPE) là một
nhựa nhiệt dẻo làm từ dầu khí. Đây là lớp đầu tiên của polyethylene LDPE,
thường gọi là nilon trong, đựng đường, muối,…
- Túi sản xuất từ nhựa polypropylene - PP, còn được gọi là polypropene,
là một nhựa nhiệt dẻo polymer, thường cung cấp cho thị trường buôn bán
thuốc tây để phân liều thuốc,…Cho dù là loại túi nilon ở dạng nào thì tác hại
của chúng đối với môi trường đều như nhau.
2.1.3.3 Một số nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm rác thải nilon
trong sinh hoạt
Nguyên nhân chính dẫn đến việc sử dụng túi nilon một cách tràn lan là
do giá thành. Do bao nilon có giá thành rẻ hơn hẳn so với các loại vật liệu
khác và được các thương nhân sẵn sàng cho không để làm vừa lòng khách nên
lượng bao nilon lưu thông trên thị trường ngày càng nhiều.
Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và đặc biệt là các loại túi siêu mỏng rất
dễ dàng cho việc phân loại sản phẩm, ngay cả những sản phẩm ướt hoặc chất
lỏng đều có thể dùng để đựng được.
Do ý thức của người dân còn kém, còn vứt bừa bãi túi nilon ra môi trường
tự nhiên và dù có khá nhiều người biết về tác hại của túi nilon gây ra, nhưng
chưa ai thực sự nói không với túi nilon.
Mặc dù biết được tác hại to lớn của việc sử dụng tràn lan túi nilon nhưng
người dân khó lòng từ bỏ vì hiện nay việc thay thế chiếc túi này bằng những
chiếc túi đựng khác vẫn chưa được áp dụng phổ biến.
2.1.4 Sơ lược về hành vi con người
2.1.4.1 Khái niệm về nhận thức
Nhận thức là một hoạt động quan trọng nối kết các yếu tố ảnh hưởng
chính như nhóm, tình huống, chương trình tiếp thị đến cá nhân. Nhận thức là
một quá trình có tính chọn lọc: cá nhân không phải là người thụ động trong
việc tiếp nhận thông điệp marketing mà trái lại họ thường quyết định thông
điệp nào họ sẽ tiếp cận, chú ý cũng như ý nghĩa mà họ gán cho chúng. Các cá
nhân có được nhận thức thông qua tiến trình xử lý thông tin. Đó là một chuỗi
các hoạt động được tạo ra bởi các kích thích từ môi trường bên ngoài đã được
chuyển đổi thành thông tin và lưu trữ lại. Tiếp nhận thông tin xảy ra khi một
kích thích, ví dụ như một bảng tin lọt vào tầm nhận thức của giác quan con
20
người. Tiến trình xử lý thông tin có 4 bước: tiếp nhận, chú ý, diễn giải, ghi
nhớ, trong đó, ba bước đầu là tiến trình nhận thức.
2.1.4.2 Các bước trong tiến trình xử lý thông tin
• Bước 1: Tiếp nhận: Xảy ra khi các kích thích lọt vào tầm hoạt động của
các tế bào thần kinh cảm giác. Để một cá nhân có thể tiếp cận thông tin chỉ
cần các kích thích được bố trí ở gần người đó, cá nhân thường tìm kiếm thông
tin mà họ nghĩ rằng có thể giúp họ đạt mục tiêu mong muốn.
• Bước 2: Chú ý: Xảy ra khi các kích thích tác động đến một hoặc nhiều
loại tế bào thần kinh cảm giác và kết quả các cảm giác đưa đến bộ não để xử
lý.
Các yếu tố gây ảnh hưởng đến sự chú ý: Một cá nhân có nhiều mức độ
chú ý đến cùng một kích thích trong các tình huống khác nhau. Sự chú ý bị tác
động bởi ba yếu tố: tác nhân kích thích, nhân tố cá nhân và yếu tố tình huống.
- Tác nhân kích thích: Là các đặc điểm lý tính của các tác nhân kích thích
như kích cỡ, cường độ, màu sắc, sự chuyển động, vị trí trưng bày, sự phân
biệt, kiểu (cách thức thể hiện thông điệp), sự tương phản,…
- Nhân tố cá nhân: Là những đặc điểm chính của cá nhân. Sự thích thú
hoặc nhu cầu được xem như là những đặc tính cá nhân chính mà cần phải có
sự tác động. Sự thích thú là sự phản ánh phong cách sống, là kết quả của quá
trình lên kế hoạch và đạt mục tiêu lâu dài (ví dụ như để trở thành một giám
đốc kinh doanh) và nhu cầu ngắn hạn (ví dụ như đói bụng). Cá nhân tiếp nhận
và quan tâm đến những thông tin liên quan đến nhu cầu hiện tại của mình.
- Nhân tố tình huống: Bao gồm các kích thích của môi trường như quảng
cáo, đóng gói và các tính chất nhất thời của cá nhân sẽ bị ảnh hưởng bởi môi
trường bên ngoài như áp lực về mặt thời gian hoặc sự đông đúc quá mức.
Những cá nhân ở trong một môi trường không thỏa mãn thì sẽ không quan tâm
đến những kích thích vì họ chỉ muốn thoát ra khỏi môi trường đó càng nhanh
càng tốt. Ngoài ra để tác động đến sự chú ý còn có sự ảnh hưởng của chương
trình: Các chuyên mục quảng cáo trên báo chí, tivi xuất hiện cùng với nội
dung của chương trình này.
• Bước 3: Diễn giải: Diễn giải là sự gán nghĩa cho các thông tin tiếp nhận
từ các giác quan. Khả năng diễn giải của người tiếp nhận phụ thuộc các yếu tố
thuộc về cá nhân, đặc điểm tình huống, đặc điểm của các tác nhân kích thích,
sự diễn giải của thông điệp,…
Quá trình nhận thức diễn ra không giản đơn, thụ động máy móc, mà là
quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người một cách năng động,
sáng tạo, biện chứng.
21
Có thể chia hoạt động nhận thức làm hai giai đoạn lớn:
Nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
Là một quá trình tâm lí, nó là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của
sự vật và hiện tượng thông qua sự tri giác của các giác quan.
Cảm giác là hình thức khởi đầu trong sự phát triển của hoạt động nhận
thức, nó chỉ phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng.
Tri giác phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn và theo một cấu
trúc nhất định.
Nhận thức lí tính (tư duy và tưởng tượng)
Tưởng tượng là một quá trình tâm lí phản ánh những điều chưa từng có
trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên
cơ sở những biểu tượng đã có.
Tư duy là một quá trình tâm lí phản ánh những thuộc tính bản chất, những
mối liên hệ bên trong có tính qui luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
2.1.5 Những ảnh hưởng của túi nilon đến con người và môi trường
a/ Tiện ích của túi nilon
Túi nilon là một vật dụng không thể thiếu đối với mỗi chúng ta ngày nay.
Nó mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích mà những vật dụng trước không thể
có được, khi đi chợ chúng ta không cần phải xách giỏ mà sẽ được “cho không
biếu không” những chiếc túi nilon nhiều màu sắc từ những người bán hàng.
Người bán hàng cũng rất vui vẻ cho thêm khách hàng túi nilon khi họ có nhu
cầu xin thêm vì “khách hàng là thượng đế” và cũng vì túi nilon quá rẻ nên
cũng không thành vấn đề. Do đó, trong mấy chục năm nay, chúng ta sử dụng
túi nilon trở thành một thói quen, và thói quen này đã ăn sâu vào ý thức mỗi
người chúng ta kể cả người mua và người bán.
b/ Tác hại
Ngày nay, túi nilon được sử dụng rộng rãi và có phần bất trị, thay thế hầu
hết các loại lá gói truyền thống như lá sen, lá chuối… bởi nó rất rẻ và tiện
dụng trong nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nói
đến môi trường và sức khỏe con người thì rất lớn nhưng hầu như chúng ta
không chú ý
đến.
Thứ nhất: túi nilon gây tác hại ngay từ khâu sản xuất bởi vì việc sản xuất
túi nilon phải sử dụng nguyên liệu đầu vào là dầu mỏ và khí đốt, do đó trong
22
quá trình sản xuất nó sẽ tạo ra khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy
biến đổi khí hậu toàn cầu.
Thứ hai: Việc sử dụng túi nilon sẽ gây tác hại xấu tới sức khoẻ của con
người. Theo phân tích của ông Nguyễn Khoa, Phó Viện trưởng Viện Công
nghệ hoá học thì túi nilon được làm từ nhựa PVC (pholy vinyl clorua) không
độc nhưng các chất phụ gia thêm vào để làm cho túi nilon mềm, dẻo, dai lại vô
cùng độc hại. Các chất phụ gia chủ yếu được sử dụng là chất hoá dẻo, kim loại
nặng, phẩm màu là những chất cực kỳ nguy hiểm. Chất phụ gia hóa dẻo
TOCP (triorthocresylphosphat) có thể làm tổn thương và làm thoái hoá thần
kinh ngoại biên và tuỷ sống; chất BBP có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra
một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với nó. Những loại túi nilon
tái chế hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa DOP (dioctin phatalat)
cực độc, ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam. Trẻ em bị nhiễm chất này lâu
dài có thể thay đổi giới tính: các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam; còn
bé gái có nguy cơ dậy thì rất sớm. Các loại nilon màu nếu sử dụng để đựng
thực phẩm tươi sống, đồ ăn chín có thể khiến thực phẩm nhiễm các kim loại
như chì, clohydric gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Đặc biệt nếu sử dụng để đựng các thực phẩm chua có tính axit như dưa muối,
cà muối hoặc thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi nilon sẽ tách khỏi
thành phần nhựa lớn gây độc cho thực phẩm. Khi ngấm vào dưa chua, axit
axetic hoặc axit lactic ở trong dưa cà sẽ hoà tan một số kim loại thành muối
thủy ngân có thể gây ngộ độc và ung thư.
Thứ ba: Các túi nilon chủ yếu được sử dụng một lần rồi bị thải ra môi
trường. Theo ước tính số nilon con người thải ra trong một năm sẽ phủ kín bề
mặt trái đất tấm nilon khổng lồ dày tới 0,8 mm. Chỉ tính riêng nước ta, với con
số ướng lượng như trên thì trong một năm số lượng túi trải ra trên bề mặt cả
nước là 9,1 chiếc/1m2. Theo khảo sát sơ bộ, hiện nay trung bình một ngày,
Việt Nam xả khoảng 2.500 tấn rác nhựa ra môi trường. Tuy nhiên chỉ một
phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn phần lớn bị vứt bỏ khắp nơi.
Việc này không chỉ gây lãng phí về kinh tế mà còn là hiểm hoạ khôn lường
cho con người và môi trường:
- Theo các nhà khoa học, túi nilon được làm từ những chất khó phân huỷ,
khi thải ra môi trường phải mất hàng trăm năm đến hàng nghìn năm mới bị
phân huỷ hoàn toàn. Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới đất và nước bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ ngăn cản ôxi đi qua
đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, từ đó
làm cho cây trồng chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn các nhà khoa học còn
phát hiện ra rằng từ đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực
23
tiếp và gián tiếp tới sức khoẻ con người. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm
từ dầu mỏ nguyên chất khi ngấm vào nguồn nước sẽ xâm nhập vào cơ thể
người gây rối loạn chức năng và dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Túi nilon kẹt sâu trong cống rãnh, kênh rạch còn làm tắc nghẽn cống,
rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và gây ngập úng. Các điểm ứ đọng
nước thải sẽ là nơi sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh.
- Ngoài ra, bên cạnh ảnh hưởng tới nguồn nước, đất, sức khỏe, túi nilon
còn gây mất mỹ quan.
Mọi người vẫn thờ ơ với những mối nguy hại (Nguồn: Internet).
- Một tác hại nữa đó là việc xử lý túi nilon là một bài toán khó giải. Các
nhà khoa học đã chỉ ra rằng, việc chôn lấp túi nilon sẽ ảnh hưởng tới môi
trường đất, nước do nilon khó phân huỷ, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có
chất độc dioxin và Furan gây ngộ độc, ảnh hưởng đến tuyến nội tiết, gây ung
thư, giảm khả năng miễn dịch, rối loạn chức năng tiêu hoá và các dị tật bẩm
sinh ở trẻ nhỏ Theo các nhà khoa học, trong một số loại túi nilon có lẫn lưu
huỳnh, dầu hỏa nguyên chất, khi bị đốt cháy, gặp hơi nước sẽ tạo thành axit
sunfuric dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi.
- Tuy nhiên chỉ riêng những nỗ lực của các tổ chức, cá nhân riêng lẻ chưa
đủ sức mạnh để giảm thiểu tác hại do túi nilon gây ra. Điều quan trọng nhất là
thái độ và hành động của cả cộng đồng đối với việc này. Trong khi chưa có
những chính sách pháp luật và các loại túi thay thế để hạn chế việc sử dụng túi
nilon, mỗi người dân chúng ta cần có những hành động thiết thực và cụ thể để
24
hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do túi nilon gây ra cho sức khoẻ và môi
trường sống.[15]
2.1.6 Tái chế phế thải nilon
a.Thành tựu
Công nghệ xử lý rác thải nilon của Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây
dựng) đã tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho các mặt hàng ván ép, cốp
pha, bàn ghế,…Hơn nữa, nó còn giải quyết được lượng lớn rác thải “cứng
đầu”, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.
Công nghệ tái chế rác thải nilon chỉ là một phần trong một dự án tổng thể
lớn hơn. Trong đó, ngoài Viện Vật liệu xây dựng còn có Trung tâm Tư vấn
công nghệ môi trường (tham gia xây dựng mô hình phân loại rác tại nguồn ở
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Công ty Môi trường đô thị Hà Nội (thử nghiệm
mô hình phân loại rác tại nguồn ở phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm).
Vật liệu xây dựng từ rác thải nilon chủ yếu là ván ép nhựa gồm: ván ép
nhựa hỗn hợp (gồm nhiều loại nhựa khác nhau) và ván ép composite (gồm hỗn
hợp nhựa, sợi gia cường),…Trong công nghệ này, nilon và tất cả các loại nhựa
khác (như vỏ chai PET, chai PVC, hộp nhựa, tấm xốp,…) được tách ra từ rác
thải sinh hoạt, sau đó xay rửa để loại bỏ tạp chất bẩn, sấy khô và cuối cùng
qua máy đùn ép thành ván. Vì rác thải nhựa, nilon thuộc rất nhiều loại khác
nhau, có độ nóng chảy và đặc điểm lý hóa khác nhau, nên trong quá trình ép,
các nhà nghiên cứu đã bổ sung sợi gia cường (xơ dừa, sợi thủy tinh,…) làm
tăng độ bền cơ học cho sản phẩm, chất độn bột đá để làm tăng độ cứng, độ mài
mòn và bổ sung chất phụ gia để tăng khả năng kết dính, tạo độ tương hợp cho
các loại vật liệu. Sở dĩ các nhà khoa học của viện chọn công nghệ tái chế nilon
thành vật liệu xây dựng bởi thành phẩm này không kén nguyên liệu đầu vào
nên có thể tận dụng tối đa lượng rác thải ra, bên cạnh đó cũng giảm đáng kể
chi phí cho việc phân loại rác, dây chuyền thí điểm tại viện đã cho ra đời
khoảng 100 m² sản phẩm ép cứng, có chất lượng tương đương với ván ép từ
nhựa phế thải của nước ngoài. Sản phẩm có thể thay thế ván gỗ làm cốp pha,
hoặc thay cho ván dăm làm mặt bàn ghế (khi đó cần phủ lên trên một lớp sơn
tổng hợp đặc biệt). Kiểm nghiệm bước đầu tại Viện Vệ sinh an toàn lao động
(Bộ Y tế) cho thấy loại nhựa ép này an toàn với con người và môi trường. Sản
phẩm cũng có triển vọng làm kênh dẫn, thoát nước,…do đặc tính cách nước
rất tốt. Trước mắt, sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sản xuất cốp pha xây dựng
từ nilon phế thải vì sản phẩm này đang có nhu cầu lớn. Cốp pha này sẽ rất bền
với nước nên bê tông không bị mất nước và dễ tháo lắp. Ngoài ra còn có các
25
cơ sở nhỏ thu mua, tái chế túi nilon nhưng chỉ với quy mô nhỏ do ý thức về
phân loại rác còn hạn chế.
b. Hạn chế
Tái chế bọc nilon, nhựa mang lại lợi ích lớn về kinh tế, tuy nhiên còn
nhiều vấn đề kéo theo rất đáng được quan tâm. Đó là tình trạng ô nhiễm môi
trường và ảnh hưởng đến sức khỏe vẫn là bài toán chưa có lời giải. Việc xử lý
tại các cơ sở ở các vùng nông thôn hiện chủ yếu là bằng phương pháp thủ
công, không qua xử lý hóa học. Sau khi tái chế ra túi nilon thành phẩm, người
làm nghề chỉ rửa qua bằng nước vôi trong rồi sấy khô và bán ra thị trường.
Trong khi đó, các sản phẩm làm ra là các loại túi nhựa đang được sử dụng để
đựng thực phẩm hằng ngày vẫn chưa có cơ quan quản lý vệ sinh an toàn thực
phẩm nào kiểm tra mức độ an toàn. Đây cũng là một mối đe dọa không nhỏ
đối với sức khỏe cộng đồng.
Ở những vùng tái chế túi nilon, thường có các dạng ô nhiễm hữu cơ
BOD và COD, ô nhiễm sinh vật và ô nhiễm dầu. Hàm lượng Amoniắc,
nitrit,…Mật độ vi khuẩn coliform ở các ao hồ kênh mương cao, ô nhiễm trong
không khí, những người làm nghề tái chế túi nilon thường mắc các bệnh về
đường hô hấp, tai mũi họng, da, mắt, thần kinh,…ngày càng gia tăng. Đây là
một thực trạng đáng lo ngại.
2.1.7 Sản xuất túi tự hủy và phân hủy sinh học
a. Thành tựu
• Khoảng vài năm trở lại đây, thị trường rộ lên những thông tin về việc sản
xuất bao bì tự hủy thay cho túi nilon thông thường để hưởng ứng lời kêu gọi
bảo vệ môi trường.
Các nhà phân phối hàng tiêu dùng trong nước như hệ thống siêu thị Metro hay
Big C … đã bắt đầu hạn chế sử dụng bao túi nylon và thay vào đó là các loại
bao bì tự hủy. Các doanh nghiệp cũng dần ý thức được vai trò của mình trong
cuộc vận động này.
Đón đầu xu hướng tiêu dùng này, hiện nay đã có vài doanh nghiệp mạnh
dạn đầu tư cho việc sản xuất bao bì tự hủy, bỏ ra hàng triệu cho đến hàng chục
triệu đô la Mỹ cho dây chuyền thổi bao bì nilon.