TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
___________________________
TRẦM PHƯƠNG THÃO
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
VỀ CHI PHÍ QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế TN - MT
Mã số ngành: 52850102
08 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
___________________________
TRẦM PHƯƠNG THÃO
MSSV: 4105687
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ
VỀ CHI PHÍ QUẢN LÍ RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI HUYỆN TRÀ CÚ, TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế TN - MT
Mã số ngành: 52850102
CBHD: Đỗ Thị Hoài Giang
08 - 2013
LỜI CẢM TẠ
Sau quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ được sự truyền đạt tận
tình của quý Thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại Phòng Tài nguyên Môi
trường huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh em đã hoàn thành luận văn tốt ngiệp của
mình. Có kết quả đó là nhờ sự giúp đỡ của quý Thầy cô và sự giúp đỡ của các
Cô, Chú, Anh, Chị trong Cơ quan.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý Thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý thầy cô
Khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Đặt biệt,
em xin chân thành cảm ơn Cô Đỗ Thị Hoài Giang đã tận tình hướng dẫn em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo, các Cô, Chú, Anh, Chị trong Phòng Tài nguyên Môi trường
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt
thời gian thực tập tại Cơ quan.
Sau cùng em xin gởi lời chúc sức khỏe và lòng biết ơn sâu sắc đến quý
Thầy cô trường Đại học Cần Thơ cũng như các Cô, Chú và Anh chị trong
Phòng Tài nguyên Môi Trường.
Chân thành cảm ơn!
Trầm Phương Thão
TRANG CAM KẾT
_________________________
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất
kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Trầm Phương Thão
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục bảng i
Danh mục hình ii
Danh mục từ viết tắt iii
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1Mục tiêu chung 2
1.2.2Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Không gian 2
1.3.2 Thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Các giá trị kinh tế liên quan 3
2.1.2 Môt số khái niệm và định nghĩa cơ bản 4
2.2 Phương pháp nghiên cứu 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 8
2.3 Lược khảo tài liệu 9
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ CÚ VÀ PHÒNG
TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TRÀ CÚ 11
3.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Trà Cú 11
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 14
3.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Trà Cú 18
3.2.1 Vị trí và chức năng 18
3.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 18
3.2.3 Tổ chức và biên chế 20
CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ RÁC
THảI SINH HOẠT TẠI HUYỆN TRÀ CÚ GIAI ĐOẠN 2010 – 6 THÁNG
2013 21
4.1 Hiện trạng về rác thải sinh hoạt tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 – 6 tháng
2013 21
4.1.1 Tình trạng chung 21
4.1.2 Quá trình quản lý rác thải sinh hoạt 24
4.2 Phân tích chi phí thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Trà Cú giai
đoạn 2010 – 6 tháng 2013 29
4.2.1 Chi phí thu gom rác thải sinh hoạt giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 29
4.2.2 Chi phí xử lý rác thải sinh hoạt giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 36
4.3 Đánh giá chung hiệu quả về chi phí của công tác thu gom và xử lý rác thải
sinh hoạt tại địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 40
4.3.1 Về công tác thu gom rác thải sinh hoạt 40
4.3.2 Về công tác xử lý rác thải sinh hoạt 43
4.3.3 Lợi ích môi trường từ công tác thu gom và xử lí chất thải rắn 45
4.4 Ngoại ứng từ chất thải rắn 45
4.5 Giải pháp năng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện
Trà Cú giai đoạn 2010 – 6 tháng 2013 46
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49
5.1 Kết luận 49
5.2 Kiến nghị 49
Tài liệu tham khảo 51
i
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Thành phần cơ lí của RTSH 22
Bảng 4.2 Khối lượng RTSH phát sinh qua tại huyện Trà Cú giai đoạn
2010–2012 29
Bảng 4.3 Chi phí thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010 – 2012 31
Bảng 4.4 Chi phí thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 6 tháng 2011 - 6
tháng 2013 33
Bảng 4.5 Số tiền thu phí vệ sinh tại huyện Trà Cú năm 2012 35
Bảng 4.6 Chi phí xử lí RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010-2012 37
Bảng 4.7 Chi phí xử lí RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 6 tháng 2011- 6 tháng
2013 39
Bảng 4.8 Tỷ lệ thu gom RTSH giai đoạn 2010-2012 41
Bảng 4.9 Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả công tác thu gom RTSH
giai đoạn 2010 – 2012 42
Bảng 4.10 Tổng hợp các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả công tác xử lí RTSH
giai đoạn 2010 – 2012 44
ii
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Thành phần cơ lý của RTSH 23
Hình 4.2 Quy trình quản lý chất thải ở huyện Trà Cú 25
Hình 4.3 Tổng chi phí thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn
2010-2012 32
Hình 4.4 Tổng chi phí xử lý RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010-2012 38
Hình 4.5 Tỷ lệ thu gom RTSH tại huyện Trà Cú giai đoạn 2010-2012 41
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
RTSH : Rác thải sinh hoạt
TNMT : Tài nguyên môi trường
 l : âm lịch
D l : dương lịch
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Môi trường hiện nay đang là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của
các quốc gia trên thế giới. Những biến đổi khí hậu toàn cầu gần đây đang tác
động không nhỏ tới môi trường. Trái đất nóng lên dẫn tới băng tan làm nước
biển dâng lên dẫn tới thu hẹp diện tích đất liền, các thiên tai xảy ra thường
xuyên hơn với sức tàn phá lớn hơn. Việt Nam không nằm ngoài vòng ảnh
hưởng đó. Bên cạnh đó, hiện trạng môi trường bị ô nhiễm do khí thải, nước
thải, rác thải….xảy ra càng trầm trọng hơn nữa. Vấn đề nổi bật hơn hết là ô
nhiễm do rác thải làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế cũng như xã hội của
người dân.
Việc xử lí rác thải một cách hợp lí đã và đang đặt ra những vấn đề đối với
các tỉnh, thành của nước ta. Trà vinh là thành phố nhỏ, trang thiết bị, cơ sở vật
chất còn rất nghèo nàn nên việc xử lí rác thải một cách triệt để là rất khó. Và
cũng vì vậy mà các huyện cũng không được trang bị đầy đủ công cụ, máy móc
để xử lí đặc biệt là các huyện còn nhỏ, còn nghèo.
Trà cú là một huyện thuộc tỉnh Trà Vinh. Huyện có dân cư đông đúc và
phân bố không đều, chủ yếu tập trung sinh sống ở khu vực thị trấn, trung tâm
xã và ven các tuyến đường giao thông. Những vùng sâu, vùng xa dân cư thưa
thớt đa số sống bằng nghề nông. Huyện đã và đang triển khai nhiều chương
trình, dự án cấp địa phương và cấp quốc gia. Từ đó đã góp phần phát triển
kinh tế xã hội trong huyện. Đời sống của cư dân trong huyện được nâng cao,
nhu cầu về vật chất, tinh thần ngày càng nhiều. Người dân tăng cường sử dụng
nhiều loại hàng hóa đa dạng và phong phú được làm từ nhiều loại chất liệu bền
hơn, đẹp hơn và cũng khó phân hủy hơn. Hầu hết lượng rác thải ra là rác thải
sinh hoạt (rác thải từ hộ gia đình) do địa bàn huyện có rất ít công ty, xí nghiệp
sản xuất kinh doanh.
Vấn đề mà huyện đang phải đối mặt là lượng rác thải sinh hoạt ngày càng
tăng lên do người dân sử dụng nhiều sẽ thải ra nhiều hơn. Bình quân lượng rác
thải ra hằng ngày trên địa bàn huyện là 31tấn/ngày trong đó đa phần rác thải từ
hộ gia đình là đổ bừa bãi ven đường, ven sông, không có người thu gom. Khối
lượng rác thải sinh hoạt thải ra là rất lớn nhưng huyện chỉ có 3 bãi rác nhỏ đều
là bãi rác tạm bợ, chưa được đầu tư xây dựng đúng qui đinh và hầu hết là quá
tải. Lượng chất thải được xử lí tại các nhà máy hiện nay chỉ đạt 30 – 40% số
còn lại phải đem chôn lấp. Nhưng đó không phải là một cách triệt đễ, nó vẫn là
2
nguồn tiềm tàng gây ô nhiễm cho các nguồn nước mặt, nước ngầm và chiếm
dụng nhiều đất. Đó là vấn đề mà đòi hỏi các cơ quan chức năng chuyên ngành
cần có những biện pháp hợp lí hơn để hạn chế các vấn đề môi trường mà vẫn
đảm bảo tính kinh tế. Đứng trước thực trạng đó, em quyết định chọn đề tài
‘Phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí đối với rác thải sinh
hoạt tại huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh’ nhằm phân tích thực trạng, chi phí và
đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh
hoạt.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và hiệu quả về chi phí trong công tác quản lí rác
thải sinh hoạt tại địa bàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng rác thải sinh hoạt tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
- Phân tích chi phí thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt tại huyện Trà Cú
tỉnh Trà Vinh.
- Đánh giá chung hiệu quả về chi phí thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt
tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về chi phí quản lí rác
thải sinh hoạt tại huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện
Trà Cú.
1.3.2 Thời gian
- Đề tài được thực hiên từ ngày 12/08/2013 đến 18/11/2013
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến tháng 6/2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về thực trạng và hiệu quả về chi phí quản lí rác thải sinh
hoạt tại địa bàn huyện Trà Cú tỉnh Trà Vinh.
3
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Các giá trị kinh tế liên quan
2.1.1.1 Chi phí xử lí rác thải sinh hoạt
Chi phí xử lí rác thải sinh hoạt bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi
phí đầu tư xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động,
chi phí quản lí và vận hành cơ sở xử lí rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và
quy về một đơn vị khối lượng rác thải được xử lí.
2.1.1.2 Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt
Chi phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt bao gồm chi phí đầu tư
phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lí và vận hành cơ sở
thu gom, vận chuyển rác thải tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn
vị khối lượng rác thải được thu gom, vận chuyển.
2.1.1.3 Ngoại ứng
Một ngoại ứng xuất hiện khi nào một quyết định sản xuất hay tiêu dùng
của cá nhân ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu dùng và sản xuất của người khác
mà không thông qua giá cả thị trường. Nói cách khác, ngoại ứng là hoạt động
sản xuất, tiêu dùng của người này ảnh hưởng sẽ làm ảnh hưởng tới người
khác. Gần như môi trường, chất thải là những ngoại ứng vì mỗi sự gây ô
nhiễm đều ảnh hưởng đến người khác. Ngoại ứng có nghĩa là chi phí cá nhân
khác với chi phí xã hội. Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tích cực hoặc tiêu cực.
Thông thường ngoại ứng tích cực thì chi phí cá nhân cao hơn chi phí xã hội.
Ngược lại ngoại ứng tiêu cực thì chi phí cá nhân thấp hơn chi phí xã hội.
Ngoại ứng tiêu cực thì cá nhân được lợi nhiều hơn vì họ không phải tính chi
phí xã hội vào sản xuất sản phẩm. Ngoại ứng tích cực thì xã hội được lợi nhiều
hơn vì xã hội không phải bỏ chi phí nhưng vẫn được hưởng lợi.
Như chúng ta đã biết, kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn của người tiêu
dùng và người sản xuất về nguồn tài nguyên khan hiếm. Chất thải chính là của
cải, là một loại tài nguên không người nhận. Trong sự phát triển của xã hội
gần như tất cả các nguồn tài nguyên đã được phân bổ hoặc cho cá nhân hoặc
của chung, nhưng chất thải thường không có người nhận.
Khi nền kinh tế phát triển, khối lượng chất thải ngày càng nhiều, việc xử lí
chất thải không bó hẹp trong một nhóm người mà phải là hành động của cả
cộng đồng, Chính phủ và cả quốc gia.
4
2.1.2 Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản
2.1.2.1 Khái niệm, phân loại rác thải
- Rác là một từ dùng chỉ chung những vật không có giá trị sử dụng đối với
một số đối tượng nhất định. Rác là một bộ phận của chất thải tức là các chất
được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động
khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, khí, lỏng hoặc một số dạng khác(theo Điều
2 Luật Bảo vệ môi trường). Việc phân loại chất thải hiện nay chưa có những
quy định thống nhất, tuy nhiên bằng cách nhìn thực tiễn của hoạt động kinh tế
và ý nghĩa của quản lý đối với chất thải, có các cách phân loại sau đây:
+ Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:
Chất thải từ các hộ gia đình hay còn gọi là rác thải sinh hoạt
Chất thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại: là những
chất thải có nguồn gốc phát sinh từ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông
nghiệp….
+ Phân loại chất thải theo thuộc tính vật lý: gồm chất thải rắn, chất thải
lỏng và chất thải khí.
+ Phân loại chất thải theo tính chất hóa học: chất thải dạng hữu cơ và vô cơ
hoặc chất thải dạng kim loại, chất dẻo, thủy tinh, giấy bìa…
+ Phân loại chất thải theo mức độ nguy hại đối với con người và sinh vật
như chất thải độc hại, chất thải đặc biệt độc hại…
- Mỗi cách phân loại có mục đích nhất định nhằm phục vụ cho việc nghiên
cứu, sử dụng, tái chế hay kiểm soát và quản lý chất thải có hiệu quả. Riêng với
các chất thải phát sinh từ khu vực đô thị bao gồm 4 nhóm: vô cơ, hữu cơ, phân
bắc và chất thải nguy hiểm. Các chất thải vô cơ phát sinh chủ yếu từ các khu
vực công nghiệp, thương mại và xây dựng, với một lượng nhất định đầu vào từ
nền kinh tế hộ gia đình. Chất thải hữu cơ chiếm khoảng 53% tổng dòng thải
được phát sinh từ công nghiệp chế biến thực phẩm, các chợ, các cửa hàng bán
lẻ rau và từ các thức ăn thải ra từ kinh tế hộ gia đình. Phân bắc phát sinh chủ
yếu từ hộ gia đình, với một phần ít hơn là nước thải cống từ các khách sạn, các
cơ quan và các hộ gia đình có đường cống nối với hệ thống cống thoát nước
thành phố. Các chất thải nguy hiểm chủ yếu phát sinh từ các bệnh viện và khu
vực luyện kim hoặc xử lý kim loại.
- Rác thải có thể chia thành 3 loại chính sau đây: rác thải sinh hoạt (chất
thải từ các hộ gia đình), rác thải sản xuất kinh doanh (phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp, cửa hàng…), rác thải nguy
5
hiểm(các chất độc hại, nguy hiểm cho con người và sinh vật như chất thải y tế,
chất phóng xạ…).
2.1.2.2 Đặc điểm
- Không phải tất cả các loại rác thải đều ảnh hưởng xấu đến môi trường, có
những loại rác thải nếu nắm được đặc tính của nó, ta có thể biến nó thành các
nguồn năng lượng mới hay tái chế để sử dụng. Trong rác thải sinh hoạt có rất
nhiều thành phần, mà sự ảnh hưởng đến môi trường của chúng cũng khác
nhau. Rác hữu cơ dễ phân hủy (thực vật, chất thải động vật, giấy…) có thể
đem chế biến thành phân bón, ủ kín phân hủy nhờ vi sinh vật, tạo khí thiên
nhiên làm nhiên liệu. Rác vô cơ (nilon, thủy tinh, chất dẻo…) có thể thu hồi tái
chế hay xử lý theo từng loại. Hiện nay, lượng rác thải từ các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, thương mại tăng lên rất nhanh. Điều đáng lo ở đây là các
thành phần của loại rác thải này lại ảnh hưởng nhiều đến môi trường và nguy
hiểm đến đời sống con người ví dụ như các loại rác thải từ các khu công
nghiệp hóa chất, cao su, chế biến thực phẩm, da, vật liệu xây dựng…hay rác
thải y tế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước rỉ rác ngấm vào mạch
nước ngầm, hoặc theo côn trùng xâm nhập vào thực phẩm, muỗi đốt từ người
này sang người khác làm lây lan bệnh dịch. Đặc biệt rác thải y tế là loại rác
thải rất nguy hiểm, nếu không được xử lý tốt sẽ là nguyên nhân gây mầm bệnh
- Với những đặc điểm trên, chúng ta phải biết và tìm ra các cách xử lý rác
hiệu quả sao cho hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường và con người
đồng thời tiết kiệm được tài nguyên.
2.1.2.3 Khái niệm thu gom chất thải rắn
Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2.1.2.4 Khái niệm vận chuyển chất thải rắn
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
2.1.2.5 Khái niệm quản lí chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhằm ngăn ngừa,
giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên
6
trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR, liên
quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ
thuật.
2.1.2.6 Các phương thức xử lí rác thải
Trên thế giới có 3 phương pháp xử lý rác chủ yếu là: thiêu đốt, ủ sinh học
và chôn lấp :
- Ủ sinh học: đối với các loại rác thải chứa các chất hữu cơ.
- Chôn lấp:đối với các loại rác thải không thể chế biến được nữa.
- Thiêu đốt: đối với một số loại rác thải độc hại.
Ở các nước phát triển các phương pháp này được triển khai mang lại hiệu
quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn cho môi trường. Tuy nhiên ở các quốc gia
đang phát triển thì việc thực hiện đúng các giải pháp này không phải điều đơn
giản. Tuy đảm bảo vệ sinh, gọn nhẹ nhưng chi phí lại cao, trang thiết bị rất đắt
tiền nên phương pháp thiêu đốt không thích hợp với việc áp dụng đại trà ở các
nước đang phát triển như Việt Nam. Phương pháp ủ sinh học chi phí đầu tư
ban đầu thấp, nhưng nhược điểm là quy trình kéo dài 3 – 4 tháng, xử lý bãi nơi
chôn lấp để ủ rác khó làm triệt để nên dễ gây thiệt hại tới môi trường. Cuối
cùng chỉ có cách chôn lấp là được sử dụng nhiều nhất. Cách này vừa dễ làm,
vừa đỡ tốn kém nhưng lại có nhược điểm là không vệ sinh, làm ô nhiễm đất,
nước, các loại khí sản sinh khi rác phân huỷ gây ô nhiễm không khí và cháy
nổ.
2.1.2.7 Những quy định của Nhà nước về rác thải sinh hoạt
- Theo điều 53 chương VI Luật Bảo vệ tài nguyên môi trường thì hộ gia
đình cần có trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường sau đây:
+ Thu gom và chuyển rác thải sinh hoạt đến đúng nơi do tổ chức giữ gìn vệ
sinh môi trường tại địa bàn quy định.
+ Nộp đủ và đúng thời hạn các loại phí bảo hiểm môi trường theo quy định
của pháp luật
+ Tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng ngõ xóm,
nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường và cộng đồng dân
cư.
- Theo điều 54 Chương VI Luật bảo vệ môi trường: Nhà nước khuyến
khích cộng đồng dân cư thành lập các tổ chức tự quản bảo vệ môi trường nơi
mình sinh sống nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
7
+ Tổ chức thu gom tập kết và xử lý rác thải, chất thải;
+ Giữ vệ sinh đường làng ngõ xóm, khu phố nơi công cộng;
+ Tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường được thành lập và hoạt động dựa
trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm, tuân theo quy định của
pháp luật v.v…
- Theo chỉ thị 199/TTg của Thủ tướng chính phủ:
+ Về việc quản lý việc phát sinh, thu gom, vận chuyển chất thải. Nghiêm
cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũng như các hộ gia
đình đổ các loại chất thải ra sông, hồ, đường phố làm mất mỹ quan và gây ô
nhiễm môi trường. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật
bảo vệ môi trường và các pháp luật liên quan khác của Việt Nam. Tổ chức thu
gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn
thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Khuyến khích việc
áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
Kiểm soát nghiêm ngặt việc thải và vận chuyển các chất thải theo dúng các
quy định về vệ sinh môi trường. Tổ chức thực hiện nếp sống vệ sinh, văn
minh, xóa bỏ các thói quen và tập quán xấu, như vứt rác thải, chất thải bừa
bãi… Mỗi đô thị phải có các quy định cụ thể về các việc nói trên.
+ Về việc quản lý, xử lý, tiêu hủy chất thải : Tổ chức và tiến hành việc quy
hoạch các bãi chôn lấp chất thải; xây dựng các bãi chôn lấp chất thải đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải
của địa phương mình tối thiểu là 25 năm. Có các công nghệ phù hợp để xử lý
hoặc tiêu hủy chất thải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt đối với
chất thải công nghiệp nguy hại cần phải được xử lý triệt để. Có các biện pháp
xử lý ô nhiễm môi trường do các bãi chôn lấp chất thải cũ gây ra v.v…
- Các quy định, văn bản pháp luật của Nhà nước về vấn đề rác thải sinh hoạt
nhìn chung phù hợp với hiện trạng nước ta. Tuy nhiên việc thực hiện chưa tốt
nên trên thực tế vẫn chưa hiệu quả. Đội ngũ những người đảm bảo việc thực
hiện các quy định này còn thiếu và yếu.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp thu thập được từ Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện
Trà Cú, các trang thông tin điện tử có liên quan, các bài báo và một số tài liệu
khác.
8
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp so sánh, cụ thể là
phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối.
2.2.2.1 Định ngha
Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công
đoạn của phân tích kinh doanh. Đây là phương phương pháp xem xét một chỉ
tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc.
2.2.2.2 Lựa chn tiêu chun để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một k được lựa chọn làm căn cứ để so
sánh được gọi là gốc so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn
gốc so sánh thích hợp hơn. Các gốc so sánh có thể là:
- Tài liệu năm trước (k trước) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các
chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) nhằm đánh giá
tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt
hàng,…nhằm khng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu
cầu.
Các chỉ tiêu của k được so sánh với k gốc được gọi là chỉ tiêu k thực
hiện và là kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được.
2.2.2.3 Điều kiện so sánh đưc
Các chỉ tiêu được sử dụng phải đồng nhất, cả về thời gian và không gian
* Về mặt thời gian: các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian
hạch toán phải đảm bảo thống nhất trên 3 mặt sau:
+ Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế
+ Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính toán.
+ Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị đo lường.
* Về mặt không gian: các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô
và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
2.2.2.4 K thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của k phân tích
so với k gốc của các chi tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực
hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế.
9
Trong đó:
:
0
y
chỉ tiêu năm trước;
:1
y
: chỉ tiêu năm sau
y
: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chi tiêu kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của k
phân tích so với k gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng
hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối
không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ
phát triển của các hiện tượng kinh tế.
Trong đó:
:
0
y
chỉ tiêu năm trước;
:1
y
: chỉ tiêu năm sau.
y
: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
2.3 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Luận văn tốt nghiệp “Phân tích hiệu quả chi phí từ công tác quản lí,
thu gom và xử lí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Trần Thị Minh
Phương (ĐHCT), năm 2009, Đề tài đánh giá lợi ích - chi phí từ công tác quản
lí, thu gom và xử lí chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Qua đó sẽ tìm hiểu
thực trạng công tác trên được triển khai như thế nào, chi phí được sử dụng
trong công tác trên có hiệu quả hay không, trên cơ sở đó nhằm tìm ra giải pháp
thực hiện công tác này tốt hơn và làm cho môi trường tỉnh Bến Tre trở nên
trong xanh và sạch đẹp hơn, tạo cảm giác an toàn và thoải mái hơn trong cuộc
sống cho người dân trong tỉnh.
- Luận văn tốt nghiệp “Đánh giá hiện trạng thu gom vận chuyển rác thải
sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu hạng một thành viên công trình
công cộng Vnh Long”, Phạm Nhật Minh (ĐHCT), năm 2012. Đề tài đánh giá
tình hình thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của công ty trách nhiệm hữu
∆y = y
1 _
y
0
∆y =
2
1
y
y
* 100 – 100%
10
hạng một thành viên công trình công cộng Vĩnh Long. Qua đó sẽ tìm hiểu thực
trạng hoạt động và công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt của công
ty như thế nào, chi phí cho công tác trên đã hiệu quả chưa, từ đó đưa ra giải
pháp nhằm nâng cao công tác quản lí và thu gom rác thải sinh hoạt của công
ty, đảm bảo một môi trường trong sạch va vững mạnh cho TP Vĩnh Long, góp
phần tạo cuộc sống hạnh phúc và lành mạnh cho người dân trên địa bàn tỉnh,
đổng thời tạo tiền đề cho một sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tỉnh nhà.
11
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN TRÀ CÚ VÀ PHÒNG TÀI
NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN TRÀ CÚ
3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN TRÀ CÚ
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Trà Cú nằm về phía Tây Nam của tỉnh Trà Vinh, theo hồ sơ địa giới
hành chính 364/CT, vị trí hành chính của huyện được mô tả như sau :
- Phía Đông : giáp huyện Cầu Ngang, Duyên Hải
- Phía Tây : giáp Sông Hậu
- Phía Nam : giáp huyện Duyên Hải
- Phía Bắc : giáp huyện Châu Thành, Tiểu Cần
Huyện Trà Cú có 19 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã : Phước
Hưng, Long Hiệp, Tân Hiệp, Tân Sơn, Tập Sơn, Ngọc Biên, Lưu Nghiệp Anh,
Thanh Sơn, Hàm Giang, Đại An, Định An, Đôn Xuân, Đôn Châu, Kim Sơn,
Hàm Tân, An Quãng Hữu, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An và thị trấn Trà Cú.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 36.965,77 ha.
Trung tâm hành chính của huyện Trà Cú nằm tại thị trấn Trà Cú, cách
trung tân hành chính tỉnh khoảng 32km.
3.1.1.2 Địa hình – địa mạo
Huyện Trà Cú mang đặc điểm rõ nét của vùng đồng bằng ven biển, địa
hình huyện có nhiều giồng cát hình cánh cung song song với bờ biển, có cao
trình cao hơn 2m (cao nhất là 5m ở giồng Ngọc Biên). Cao trình bình quân
phổ biến từ 0,4 - 0,8 m so với mặt nước biển, cao trình thấp phân bố ở các
vùng trũng xã Đại An, Đôn Châu, Ngãi Xuyên, Ngọc Biên.
3.1.1.3 Khí hậu
Huyện Trà Cú nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ven biển có 2 mùa rõ
rệt trong năm: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5dl đến tháng 11dl, mùa khô từ
tháng 12dl năm trước đến tháng 4dl năm sau.
- Chế độ nhiệt: do thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú và ít biến động
nên nhiệt độ tương đối cao và ổn định. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm
biến thiên từ 24,9 – 28,5
0
C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4dl
– 5 dl và thấp nhất là tháng 12dl – 1dl.
12
- Chế độ nắng: ở vào vĩ độ thấp nên thời gian chiếu sáng trong ngày biến
đổi nhỏ qua các mùa trong năm, tháng 6 có thời gian chiếu sáng trong ngày dài
nhất và tháng 12 có thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn nhất.
- Bức xạ: Huyện có tổng lượng bức xạ dồi dào, phân bố khá đều qua các
tháng và ổn định qua các năm, luôn đáp ứng nhu cầu sinh trưởng của cây trồng
nhiệt đới. Lượng bức xạ cao nhất là 8400 cal/cm
2
/tháng vào tháng 3dl – 4 dl
và đạt thấp nhất vào tháng 9 dl.
- Chế độ mưa: tổng lượng mưa/năm đạt khoảng 1900mm tập trung chủ yếu
vào mùa mưa, mùa mưa thường đến muộn vào khoảng hạ tuần tháng 5dl và
kết thúc sớm vào hạ tuần tháng 10 dl.
- Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí tương đối cao, giảm dần trong mùa
khô và tăng dần trong mùa mưa, độ ẩm tương đối trung bình/tháng đạt từ 85%,
như vậy biến thiên trong năm nhỏ (chỉ khoảng 10%).
- Bốc thoát hơi: lượng bốc hơi biến thiên theo mùa rất rõ, mủa khô tổng
lượng bốc thoát hơi cao trên 100mm/tháng, tháng 4 đạt cao nhất (trên
150mm), trong khi mùa mưa lại đến trễ vào hạ tuần tháng 5. Do đó muốn canh
tác trong mùa khô phải đảm bảo đủ nước tưới và có biện pháp che phủ đất để
giảm bốc hơi nước.
Nhìn chung huyện Trà Cú nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận
xích đạo, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt trong năm, lượng mưa trong năm tương
đối lớn, độ ẩm không khí cao, số giờ nắng lớn, nhiệt độ trung bình trong năm
cao và ít biến động tạo điều kiện thuận lợi cho các cây trồng nhiệt đới phát
triển quanh năm.
3.1.1.4 Thủy văn
- Chế độ thủy văn: huyện chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông,
trong ngày nước lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 1âl
và 15 âl và 2 lần triều kém sau ngày 7âl và 23 âl, biên độ triều hàng ngày rất
lớn, nhất là các khu vực gần cửa sông. Hệ thống kênh rạch tự nhiên và kênh
đào khá chằng chịt, tạo nên mạng lưới tiêu úng, rửa mặn, rửa phèn tốt.
- Mạng lưới sông rạch: sông Hậu qua huyện là 1 trong 2 nhánh chính của
đoạn cuối sông Hậu phân cách bởi Cù Lao Dung, nhánh qua huyện khá lớn, có
mặt rộng từ 1,5 – 2,5 km, sâu trên 10m. Các sông rạch chính: rạch Trà Cú –
Vàm Buông , rạch Tổng Long, kênh 3/2, ngoài ra còn nhiều kênh rạch khác
như: Vàm Ray, Bắc Trang,….
13
- Chế độ ngập: với hệ thống kênh rạch chằng chịt nên đất đai trên địa bàn
huyện chịu ảnh hưởng triều khá mạnh mẽ, biên độ triều lớn nên khả năng tiêu
nước tốt.
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất
- Theo kết quả khảo sát phân loại đất, huyện Trà Cú có 4 nhóm đất chính :
đất cát giồng, đất cát triền giồng, đất phù sa và đất phèn.
+ Đất cát giồng: có 4.508,97 ha, chiếm 12,19% diện tích đất. Đất có địa
hình cao, hình cánh cung gần như song song với bờ biển, hàm lượng dinh
dưỡng kém, mực thủy cấp sâu.
+ Đất cát triền giồng: có 2.652,20 ha, chiếm 7,80% diện tích đất. Đây là
đất phù sa phát triển trên chân giồng cát với tầng cát xuất hiện ở độ sâu trong
vòng 50cm tầng mặt, hàm lượng dinh dưỡng trung bình đến thấp, giữ nước
kém, thoát nước nhanh.
+ Đất phù sa: có 24.584 ha, chiếm 64,81% diện tích đất, bao gồm: đất phù
sa nhiễm mặn trung bình, đất phù sa đã phát triển, đất phù sa nhiễm mặn nhẹ
* Tài nguyên nước
- Huyện Trà Cú có nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm khá phong
phú, trong đó nguồn nước mặt chủ yếu từ sông Hậu, rạch Trà Cú – Vàm
Buông, rạch Tổng Long,…phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt
của người dân. Tuy vậy, hàng năm do tác động của thủy triều nước mặn đã
xâm nhập từ cửa Định An gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất.
* Tài nguyên khoáng sản
- Theo khảo sát lập bản đồ địa chất khoáng sản đồng bằng Nam Bộ, huyện
Trà Cú có mỏ đất sét ở xã Phước Hưng với trữ lượng tương đối lớn, người dân
đã khai thác để làm gạch.
* Tài nguyên nhân văn
- Theo số liệu thống kê dân số, dân số huyện Trà Cú khoảng 163.455
người, trong đó: dân tộc kinh chiếm 38,58%, dân tộc khơmer chiếm 60,85%,
dân tộc hoa chiếm 0,57%. Đây là địa bàn cư trú lâu đời của các công đồng dân
tộc, đặc biệt là người khơmer. Mỗi dân tộc ở huyện có phong tục, tập quán,
tiếng nói riêng và món ăn đặc thù riêng. Tuy nhiên, nhân dân huyện Trà Cú
luôn yêu thương đoàn kết giúp đỡ nhau, phát huy truyền thống cách mạng,
đánh đuổi giặc ngoại xâm. Sự đa dạng về thành phần dân tộc đã tạo nên sự
phong phú về phong tục tập quán trên địa bàn huyện. Với hệ thống chùa chiền
14
cùng với các lễ hội văn hóa của người dân khơmer là điều kiện tốt để thu hút
khách du lịch. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các dịch
vụ phục vụ khách du lịch chưa được xây dựng nên chưa hấp dẫn du khách.
* Cảnh quan môi trường
- Trà Cú là huyện thuộc vùng đồng bằng ven biển, chịu ảnh hưởng trực
tiếp của sông Hậu qua cửa Định An. Nhìn tổng thể đây là vùng đất bao gồm
những dãi phù sa màu mỡ với những cánh đồng lúa rộng lớn, những vùng cây
ăn quả xanh tốt. Cảnh quan Trà Cú trở nên đặc biệt hấp dẫn hơn với những
đình, chùa của người Khơmer, người Kinh, người Hoa tạo khung cảnh thoáng
mát, yên bình, cổ kính rất độc đáo.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Theo số liệu của tỉnh, năm 2009, GDP của huyện tăng 11,18%, trong đó
nông nghiệp tăng 9,61%, công nghiệp tăng 9,34%, xây dựng tăng 13,39%,
dịch vụ tăng 14,47%. Cơ cấu GDP có bước chuyển dịch, nông nghiệp chiếm
56,92%, thủy sản chiếm 8,04%, công nghiệp và xây dựng chiếm 15,34%, dịch
vụ chiếm 19,71%. Theo kế hoạch phát triển kinh tế, năm 2010 cơ cấu kinh tế
địa phương chuyển dịch theo hướng tỷ trọng trong nông nghiệp còn 36,23%;
thủy hải sản 12,95%; công nghiệp và xây dựng 21,55%; thương mại, dịch vụ
29,27%. Theo thông tin từ Trang thông tin huyện năm 2011, kinh tế huyện Trà
Cú đạt được những kết quả như sau:
- Nông nghiệp: Theo Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn huyện Trà
Cú, năm 2011 dù bất lợi về thời tiết, giá cả, dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi
đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất của huyện, nhưng tổng giá trị sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn đạt 1.248 tỷ đồng, tăng 3,5% giá trị so với cùng
k. Cụ thể lĩnh vực trồng trọt đạt 955,6 tỷ đồng, chăn nuôi đạt 152 tỷ đồng, và
lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp đạt 141 tỷ đồng. Trong đó, tổng diện tích gieo
trồng cả năm đạt 57.628 hécta, đạt 101% kế hoạch, bao gồm 44.100 ha lúa,
sản lượng cả năm đạt 176.690 tấn, diện tích gieo trồng màu 8.402 ha, và 5.141
ha màu công nghiệp. Nhìn chung tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm
2011tăng cao chính là nhờ mặt hàng nông sản năm 2011 có giá ổn định, thị
trường ít biến động. Ngoài ra phải kể đến việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất đạt hiệu quả chất lượng cao, như các chương trình ba giảm, ba tăng,
một phải năm giảm, lúa chất lượng cao, cánh đồng mẫu lớn, bón phân so màu
lá lúa … giúp người sản xuất tăng đáng kể nguồn thu nhập, góp phần thúc đẩy
kinh tế huyện nhà đạt mức tăng trưởng hơn 14% trong năm 2011.
15
- Thủy sản: Nuôi trồng và khai thác thủy sản tổng sản lượng đạt 14.682
tấn, giá trị sản xuất đạt 237,75 tỷ đồng. Trong đó, nuôi thuỷ sản có tổng diện
tích 2.545,59 ha, sản lượng đạt 3.185,29 tấn, giá trị đạt 70 tỷ đồng; khai thác
hải sản đạt sản lượng 12.585 tấn, giá trị đạt 149,4 tỷ đồng; khai thác thủy sản
nội đồng đạt sản lượng 352 tấn, giá trị đạt 3,26 tỷ đồng; dịch vụ thủy sản đạt
15 tỷ đồng.
- Công nghiệp, xây dựng: Tổng giá trị sản lượng ước thực hiện 299,5 tỷ
đồng. Trong đó, nông nghiệp ngoài quốc doanh đạt 128,5 tỷ đồng, công
nghiệp quốc doanh thực hiện 171,03 tỷ đồng. Trong năm, huyện phát triển
mới 73 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nâng tổng số lên
1.136 cơ sở trên địa bàn huyện. Các ngành công nghiệp chủ yếu là: chế biến
đường, chế biến dừa, chế biến thủy hải sản, bánh tráng xuất khẩu, xay xát lúa
gạo và một số làng nghề thủ công truyền thống như đan lát bằng tre trúc, dệt
chiếu.
- Thương mại dịch vụ: Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trong năm
thực hiện đạt 880 tỷ đồng. Mạng lưới thông tin liên lạc tiếp tục được đầu tư
mở rộng, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân; trong năm phát triển mới
1.125 thuê bao điện thoại cố định đạt 6,7 máy/100 dân. Dịch vụ vận tải đạt
doanh thu khoảng 80,73 tỷ đồng, trong đó vận tải đường bộ đạt doanh thu
khoảng 52,93 tỷ đồng và vận tải đường sông đạt doanh thu khoảng 27,8 tỷ
đồng.
3.1.2.2 Điều kiện xã hội
- Tiếp nhận, đề nghị tỉnh giải quyết 491 hồ sơ chính sách ưu đãi người có
công; tổ chức thăm và tặng quà gia đình chính sách nhân ngày lễ, tết số tiền
977 triệu đồng; xây dựng bàn giao 65 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính
sách khó khăn về nhà ở; tổ chức đưa 104 đối tượng chính sách đi an dưỡng tập
trung tại Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Hà Nội, cấp tiền
an dưỡng tại gia đình 330 đối tượng, số tiền 264 triệu đồng, chi trả trợ cấp
hàng tháng cho 1.492 đối tượng chính sách số tiền 15,22 tỷ đồng.
- Lao động và việc làm: chỉ đạo chiêu sinh mở 28 lớp dạy nghề cho lao
động nông thôn, có 703 học viên tham gia, đạt 100%; tư vấn xuất khẩu lao
động được 156 người, có 27 người đăng kí lao động tại Malaisia; tổ chức 2
phiên giao dịch việc làm, có 23 doanh nghiệp, công ty trong và ngoài tỉnh
tham dự, có trên 700 lao động tham gia; giải quyết việc làm mới cho 4.126 lao
động, đạt 116,22% kế hoạch. Chỉ đạo điều tra, rà soát, bình nghị hộ nghèo cận
ngheò năm 2011, theo báo cáo các số liệu toàn huyện có 12.999 hộ nghèo,
chiếm tỉ lệ 29,16 %; 5.738 hộ cận nghèo, chiếm tỉ lệ 12,87%, so với năm 2010