Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty trách nhiệm hữu hạn bách tiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.56 MB, 107 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




DƯƠNG THỊ XUÂN MAI



KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH
NHIỆM HỮU HẠN BÁCH TIỆP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301






Cần Thơ, 8 – 2014





TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH


DƯƠNG THỊ XUÂN MAI
MSSV: 3093193


KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN BÁCH TIỆP


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Ngành: Kế toán tổng hợp
Mã số ngành: 52340301


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
HỒ HỒNG LIÊN




Cần Thơ, 8-2014


LỜI CẢM TẠ



Kính dâng cha mẹ suốt đời tận tụy không quản gian lao cực khổ chăm
lo tương lại của con.
Suốt đời ghi ơn cô Hồ Hồng Liên đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em
trong suốt thời gian em làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn
Bách Tiệp các cô, chú, anh, chị trong phòng kế toán đã hỗ trợ, tạo điều kiện
thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tại công ty để
em vượt qua những khó khăn và hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Cần Thơ –
Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt thời
gian em học tại trường. Cảm ơn các thầy, cô đã truyền đạt cho em những kiến
thức bổ ích trong học tập cũng như trong thực tế của cuộc sống để làm hành
trang cho em vững bước vào đời.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do thời gian và kiến thức có hạn
nên em không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp của quý
thầy, cô để bài luận văn của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin kính chúc quý thầy, cô và các cô, chú, anh, chị làm việc tại
công ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp được dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và
gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Chúc Trường Đại học Cần Thơ
và Công ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp ngày càng phát triển.


Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014


Dương Thị Xuân Mai





TRANG CAM KẾT



Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.














Cần thơ, ngày … tháng … năm 2014
Sinh viên thực hiện


Dương Thị Xuân Mai






NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

TP. Hồ Chí Minh, ngày… tháng …. Năm 2014
Sinh viên Dương Thị Xuân Mai, lớp Kế toán tổng hợp – khóa 35, Khoa
Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại học Cần Thơ thực tập tại Công
ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp với đề tài “Kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp”.
- Về tinh thần thái độ:…………………………………………………
…………………………………………………………………………
- Về số liệu sử dụng trong luận văn:…………………………………
………………………………………………………………………
- Nhận xét khác:………………………………………………………
………………………………………………………………………….





Công ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp.







MỤC LỤC


Trang
Chương 1. GIỚI THIỆU 01
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 01
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 01
1.2.1. Mục tiêu chung 01
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 02
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 02
1.3.1. Không gian nghiên cứu 02
1.3.2. Thời gian 02
1.3.2. Đối tượng nghiên cứu 02
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 03
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 03
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán bán hàng. 03
2.1.1.1 Bản chất và nội dung của bán hàng .03
2.1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng .03
2.1.1.3 Các phương thức xác định giá gốc hàng bán .04
2.1.2 Kế toán chi tiết bán hàng 05
2.1.3. Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng 07
2.1.3.1 Hệ thống tài khoản sử dụng để hạc toán quá trình bán hàng .07
2.1.3.2 Thủ tục chứng từ kế toán hạch toán bánh hàng 09
2.1.3.3 Hình thức sổ kế toán 10


2.1.4 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa 10
2.1.4.1 Phương thức bán hàng trực tiếp 10
2.1.4.2 Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi 10
2.1.4.3 Phương thức bán hàng nội bộ 11
2.1.4.4 Phương thức bán hàng trả góp 11
2.1.5 Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh 11

2.1.5.1 Kế toán chi phí bán hàng 11
2.1.5.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 13
2.1.5.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 15
2.1.6 Phương pháp kế toán 17
2.1.6.1 Phương pháp tính giá hàng tồn kho 17
2.1.6.2 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho 17
2.1.6.3 Phương pháp khấu hao TSCĐ 18
2.1.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 18
2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 19
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 19
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 20
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH BÁCH
TIỆP 21
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 21
3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 21
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 22
3.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 22
3.3.2 Chức năng các phòng ban 22


3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 23
3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kê toán 23
3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 25
3.4.2.1 Chế độ kế toán 25
3.4.2.2 Hình thức kế toán 26
3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ KINH DOANH 27
3.5.1 Sơ lược kết quả kinh doanh từ năm 2011 – 2013 27
3.5.2 Sơ lược kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 29
3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG 31

3.6.1 Thuận lợi 31
3.6.2 Khó khăn 31
3.6.3 Định hướng phát triển trong tương lai 32
CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY TNHH BÁCH TIỆP 33
4.1 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 33
4.1.1 Đặc điểm hàng hóa 33
4.1.2 Các mặt hàng công ty kinh doanh 33
4.2 KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN 34
4.3 KẾ TOÁN DOANH THU VÀ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH 38
4.4 KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ KHÁC 40
4.5 KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÍ DOANH
NGHIỆP 41
4.6 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 43
4.7 PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 44


4.7.1 Tỷ lệ lãi gộp 44
4.7.2 Tỷ suất lợi nhuận 47
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG
TY TNHH BÁCH TIỆP 50
5.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY 50
5.1.1 Nhận xét về tình hình hoạt động 50
5.1.2 Nhận xét về công tác kế toán 52
5.1.2.1 về thực hiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh 52
5.1.2.2 Về tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 52

5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 53
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
6.1 KẾT LUẬN 54
6.2 KIẾN NGHỊ 55
6.2.1 Đối với công ty 55
6.2.2 Đối với nhà nước 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 58




DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty năm
2011 - 2013 28
Bảng 3.2 Khái quát doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Công ty 6 tháng
đầu năm 2014 30
Bảng 4.1 Các loại hàng hóa kinh doanh của Công ty 33
Bảng 4.2 Tổng hợp doanh thu bán hàng ở tháng 2/2014 37
Bảng 4.3 Tổng hợp giá vốn hàng bán tháng 2/2014 37
Bảng 4.4 Tỷ lệ lãi gộp năm 2011 - 2013 45
Bảng 4.5 Tỷ lệ lãi gộp năm 6 tháng đầu năm 2014 46
Bảng 4.6Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận Công ty TNHH Bách Tiệp
giai đoạn 2011 - 2013 47
Bảng 4.7 Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận Công ty TNHH Bách Tiệp
giai đoạn 6 tháng đầu năm 2014 49












DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng háo thoe phương pháp ghi thẻ
song song 05
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp đối chiếu
luân chuyển 06
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp số dư 06
Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thường
xuyên 08
Hình 2.5 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí bán hàng 12
Hình 2.6 Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 14
Hình 2.7 Sơ trình tự hạch toán xác định kết quả kinh doanh 16
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Bách Tiệp 22
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty TNHH Bách Tiệp 23
Hình 3.3 Sơ đồ Hình thức kế toán nhật ký chung 26










\





DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHTN :

Bảo hiểm thất nghiệp
BHXH :

Bảo hiểm xã hội
BHYT :

Bảo hiểm y tế
CP QLDN :

Chi phí quản lý doanh nghiệp
CPBH :

Chi phí bán hàng
DN :

Doanh nghiệp
GTGT :


Giá trị gia tăng
KPCĐ :

Kinh phí công đoàn
PGĐ :

Phó giám đốc
QĐ - BTC :

Quy định – Bộ Tài chính
QLDN :

Quản lý doanh nghiệp
SP :

Sản phẩm
SXKD :

Sản xuất kinh doanh
TGNH :

Tiền gửi ngân hàng
TK :

Tài khoản
TNDN :

Thuế thu nhập doanh nghiệp
TNHH :


Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ :

Tài sản cố định
TTĐB :

Tiêu thụ đặt biệt
XĐKQKD :

Xác định kết quả kinh doanh
GBC :

Giấy báo có
GBN :

Giấy báo nợ


1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế sang nền kinh tế thị trường hiện
nay có nhiều sự thay đổi tác động đến kinh tế xã hội của đất nước. Do đó, các
doanh nghiệp phải quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình,
nhằm mục đích lợi nhuận, đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty và góp
phần ổn định nền kinh tế chính trị của đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, vấn đề kinh doanh đạt hiệu quả cao là vô
cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của

doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng. Hiệu quả kinh
tế được phản ánh thông qua các bộ phận trong các hoạt động kinh doanh phải
bao gồm hiệu quả sử dụng vốn, lao động và tiêu thụ hàng hóa
Việc tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại là chiếc cầu nối
và là khâu trung gian giữa người sản xuất và tiêu dùng, từ đó sẽ ra các quyết
sách định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp là một công ty kinh doanh
thương mại về lĩnh vực mua bán máy vi tính, thiết bị văn phòng, kinh doanh
văn phòng phẩm. Ngành hoạt chính của công ty là buôn bán máy vi tính, thiết
bị ngoại vi và phần mềm. Đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và
thách thức trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, công tác quản lý
không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại
phải hạch toán, phải tính toán chính xác, kịp thời tình hình biến động về vật tư
tiền vốn và quá trình tiêu thụ hàng hóa Nhiệm vụ đó đòi hỏi doanh nghiệp
phải làm tốt công tác kế toán, trên cơ sở giúp cho công tác quản lý nói chung
và công tác tiêu thụ hàng hóa nói riêng được phản ánh một cách đầy đủ, kịp
thời.
Nhận biết được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi quyết định chọn
đề tài “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Bách Tiệp” làm luận văn tốt nghiệp để tìm hiểu sâu
hơn về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại Công ty TNHH Bách Tiệp từ đó đề ra một số giải pháp giúp
Công ty hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu đánh giá công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh
doanh tại Công ty.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
2011 – 2013 và sáu thàng đầu năm 2014.
- Đưa ra ý kiến và đánh giá tình hình hoạt động của Công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh tại Công ty.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại Công ty TNHH Bách Tiệp
1.3.2 Thời gian
Thời gian nghiên cứu: Số liệu phân tích là số liệu của 3 năm 2011-2103
và 6 tháng đầu năm 2014.
Thời gian thực hiện : từ tháng 08/2014 đến tháng 11/2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH
Bách Tiệp.


















3

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về kế toán bán hàng
2.1.1.1 Bản chất và nội dung của bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay công tác tiêu thụ và tổ chức tiêu
thụ là một vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Cơ chế thị trường đã tạo ra
một nền kinh tế cạnh tranh tự do về giá và số lượng do quan hệ cung – cầu
quyết định nên mỗi doanh nghiệp phải tự chủ trong việc nghiên cứu thị trường
xây dựng chiến lược lập kế hoạch phải tự chủ trong doanh nghiệp. Theo
Nguyễn Đình Đỗ và Nguyễn Vũ Việt (2008, trang 380) thì:
Hàng hóa là những sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để
bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Bán hàng là khâu cuối cùng của quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, thông qua bán hàng giá trị và giá trị sử dụng của
thành phẩm, hàng hóa được thực hiện, vốn của doanh nghiệp được chuyển từ
hình thái hiện vật sang hình thái giá trị, doanh nghiệp thu hồi được vốn đã bỏ
ra, bù đắp chi phí và có nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kết quả bán hàng là một trong những nội dung chủ yếu cấu thành kết
quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp, được xác định là chênh lệch giữa
doanh thu bán hàng với các khoản làm giảm trừ doanh thu bán hàng, giá vốn
hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Kết quả hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh thông thường và các loại hoạt động khác của doanh nghiệp

trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt
động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác.
+ Kết quả hoạt dộng kinh doanh thông thường là kết quả từ những hoạt
động tạo ra doanh thu của doanh nghiệp, đây là hoạt động bán hàng, nhà cung
cấp dịch vụ vag hoạt động tài chính.
+ Kết quả hoạt động kinh doanh khác là kết quả được tính bằng chênh
lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác.
2.1.1.2 Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác kế toán bán hàng
Theo Nguyễn Đình Đỗ và Nguyễn Vũ Việt (2008, trang 380) nhiệm vụ
của công tác kế toán là:
- Tổ chức chứng từ kế toán, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ
kế toán phù hợp với Luật, nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán đảm bảo
4

đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về thành phẩm,
hàng hóa của doanh nghiệp theo cả chỉ tiêu số lượng, chất lượng, chủng loại
và giá trị.
- Tổ chức chứng từ kế toán, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ
kế toán phù hợp với Luật, nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ kế toán đảm bảo
đáp ứng được yêu cầu thu nhận, xử lý, hệ thống hóa thông tin về doanh thu,
chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về doanh thu, chi phí và kết quả
kinh doanh, cung cấp những thông tin cấn thiết về doanh thu, chi phí và kết
quả kinh doanh giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh
doanh một cách nhanh chóng, chính xác và phù hợp với quá trình sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.3 Các phương thức xác định giá gốc hàng bán
Hàng hóa xuất kho được xác định là giá gốc của hàng hóa tại thời điểm
nhập kho theo chuẩn mực kế toán 02 về hàng tồn kho ban hành theo Quyết

định số 149/2001/QĐ – BTC, giá gốc của thành phẩm, hàng hóa xuất kho có
thể được tính toán, áp dụng theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tính theo giá đích danh;
- Phương pháp bình quân gia quyền;
- Phương pháp nhập trước, xuất trước;
- Phương pháp nhập sau, xuất trước;
 Phương pháp tính theo giá đích danh
Trị giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hóa được xác định vào đơn giá
nhập thực tế của từng lần nhập để chọn làm đơn giá tính trị giá xuất mà không
theo thứ tự đơn giá của các lần nhập.
 Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp này mỗi khi nhập kho theo dõi đơn giá mới khác với đơn
giá hiện đang còn tồn kho, thì doanh nghiệp sẽ tính giá bình quân để làm đơn
giá xuất kho cho lần xuất kho tiếp theo.
 Phương pháp nhập trước, xuất trước;
Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá trị
của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tốn
kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối
kỳ còn tồn kho.


5

 Phương pháp nhập sau xuất trước
Phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô
hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị trị của hàng tồn kho được tính theo
giá trị hang nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Việc lựa chọn phương pháp tính trị giá hàng xuất kho sẽ tùy thuộc vào
yêu cầu quản lý, khả năng trang bị công cụ tính toán, phương tiện xử lý thông
tin của doanh nghiệp, đồng thời cũng tùy thuộc vào tính phức tạp về chủng

loại, quy cách và sự biến động của vật tư và hàng hóa ở doanh nghiệp.
2.1.2 Kế toán chi tiết bán hàng
Kế toán chi tiết bán hàng là việc ghi chép số liệu luân chuyển chứng từ
giữa kho và phòng kế toán trên các chỉ tiêu số lượng, giá trị hàng hóa theo
từng thứ, từng loại, từng khi hàng hóa, từng thẻ kho
Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp, kế toán chi tiết
thành phẩm, hàng hóa có thể được thực hiện bằng một trong ba phương pháp
sau:
 Phương pháp ghi thẻ song song











Nguồn: Nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán và kế toán tài chính trong doanh
nghiệp, 2008
Hình 2.1 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song
song
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày; : Ghi cuối kỳ; : Quan hệ đối chiếu


Chứng từ nhập
Chứng từ xuất

Thẻ kho
Sổ kế toán chi tiết
hàng hóa
Bảng kê tổng hợp
N-X-T hàng hóa
6

 Phương pháp đối chiếu luân chuyển








Nguồn: Nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán và kế toán tài chính trong doanh
nghiệp, 2008
Hình 2.2 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp đối chiếu
luân chuyển
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày; : Ghi cuối kỳ; : Quan hệ đối chiếu

 Phương pháp số dư










Nguồn: Nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán và kế toán tài chính trong doanh
nghiệp, 2008
Hình 2.3 Sơ đồ kế toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp số dư
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày; : Ghi cuối kỳ; : Quan hệ đối chiếu


Thẻ kho
Chứng từ xuất
Chứng từ nhập
Bảng kê xuất
Bảng kê nhập
Sổ đối chiếu
luân chuyển
Thẻ kho
Chứng từ nhập
Chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng lũy kế nhập
Bảng lũy kế xuất
Bảng kê tổng hợp
N – X - T
7

2.1.3 Kế toán tổng hợp quá trình bán hàng
2.1.3.1 Hệ thống tài khoản sử dụng để hạch toán quá trình bán hàng
Theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Để kế toán các nghiệp vụ bán

hàng kế toán sử dụng những Tài khoản chủ yếu sau:
 TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: tài khoản này dùng
để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp và các
khoản giảm trừ doanh thu từ đó tính doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ.
Theo quy định doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được mở thành
các TK cấp 2:
 TK 5111: doanh thu bán hàng hóa
 TK 5112: doanh thu bán các thành phẩm
 TK 5113: doanh thu cung cấp dịch vụ
 TK 5114: doanh thu trợ cấp, trợ giá
 TK 5117: doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
 TK 5118: doanh thu khác
 TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ: tài khoản này dùng để phản ánh
doanh thu của số hàng hóa tiêu thụ nộ bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong
cùng một Công ty hạch toán toàn ngành. Ngoài ra TK này còn được sử dụng
để theo dõi một số nội dung được coi là tiêu thụ nội bộ khác như sử dụng sản
phẩm, hàng hóa để trả lương công nhân viên
Theo quy định doanh thu bán hàng nộ bộ được mở thành các TK cấp 2:
 TK 5121: doanh thu bán hàng hóa
 TK 5122: doanh thu bán sản phẩm
 TK 5123: doanh thu cung cấp dịch vụ
 TK 521 – Chiết khấu thương mại: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các
khoản chiếc khấu thương mại cho khác hàng trên giá bán đã thỏa thuận do
khác hàng đã mua hàng với khối lượng lớn.
 TK 531 – Hàng bán bị trả lại: TK này dùng để theo dõi doanh thu của
số hàng hóa đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại. Đây là tài khoản điều
chỉnh của tài khoản 511 để tính toán doanh thu thuần.
 TK 532 – Giảm giá hàng bán: được sử dụng để theo dõi toàn bộ các
khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng trên giá bán đã thỏa thuận. Được
hạch toán vào tài khoản này bao gồm các khoản bớt giá, hồi khấu và khoản

giảm giá đặc biệt do những nguyên nhân thuộc về người bán.
 TK 632 – Giá vốn hàng bán: dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa,
dịch vụ xuất bán trong kỳ.
8

 TK 156 – Hàng hóa: dùng để phản ánh giá thực tế hàng hóa tại kho, tại
quầy, hàng hóa bất động sản chi tiết theo từng kho, loại, nhóm hàng hóa.
Theo quy định hàng hóa được mở thành các TK cấp 2:
 TK 1561: giá mua hàng hóa
 TK 1562: chi phí thu mua hàng hóa
 TK 1567: hàng hóa bất động sản
 TK 157 – hàng gửi đi bán: phản ánh trị giá mua thực tế của hàng gửi
bán, kỳ gửi, đại lý chưa được chấp nhận. Tài khoản này được mở chi tiết theo
từng loại hàng, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi đến khi được cấp nhận thanh
toán.
Ngoài các tài khoản nói trên, trong quá trình hạch toán kế toán còn sử
dụng một số tài khoản có liên quan khác như: 131, 111, 333, 334
111, 112 156 632
141, 331
(1) (4)
1331
(2)
3332, 3333 157
(3) (5)
154 154
(6) (7)
2212, 2213
(8)
711
3381 (9) (10) 811

(11)
1381
(12)
Nguồn: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ Tài Chính
Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán hàng hóa theo phương pháp kê khai thường
xuyên
(1) Nhập kho hàng hóa mua ngoài, chi phí thu mua
(2) Thuế GTGT
(3) Thuế TTĐB, thuế nhập khẩu phải nộp
(4) Xuất hàng hóa (bán, trao đổi, khuyến mãi, quảng cáo, tiêu dùng)
(5) Xuất hàng gửi đi bán
9

(6) Xuất kho thuê ngoài gia công chế biến
(7) Nhập kho hàng hóa giao gia công,chế biến hoàn thành
(8) Góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết, đầu tư dài hạn khác
(9) Chênh lệch đánh giá lại tài sản (giá đánh giá > trị giá hàng hóa)
(10) Chệnh lệch đánh giá lại tài sản (giá đánh giá < trị giá hàng hóa)
(11) Hàng hóa phát hiện thừa khi kiểm kê
(12) Hàng hóa phát hiện thiếu khi kiểm kê
2.1.3.2 Thủ tục chứng từ kế toán hạch toán bán hàng
Nguyến tắc kế toán ban đầu là mỗi nghiệp vụ phát sinh ở bất cứ bộ
phận trong doanh nghiệp đều phải lập chứng từ gốc theo mẫu của bộ tài chính
quy định. Quá trình tiêu thụ thường sử dụng các mẫu sau:
- Hóa đơn GTGT: dùng cho việc bán hàng tại cửa hàng hoặc kho của
doanh nghiệp. Hóa đơn này do người bán lập thành 3 liên.
 Một liên lưu lại cuốn
 Một liên dùng cho khách hàng
 Một liên dùng đề thanh toán
- Hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho: dùng cho việc bán hàng tại kho

của doanh nghiệp và do thủ kho lập.
- Hóa đơn dùng để xuất kho nội bộ
Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính,
chứng từ kế toán được sử dụng đề kế toán các nghiệp vụ bán hàng của doanh
nghiệp bao gồm:
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01GTKT-3LL)
- Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02GTTT-3LL)
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (mẫu 03PXK-3LL)
- Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý (mẫu 04HDL-3LL)
- Bảng thanh toán hàng đại lí, ký gửi (mẫu 01-BH)
- Thẻ quầy hàng (mẫu 02-BH)
- Phiếu nhập kho (mẫu 01 – VT)
- Phiếu xuất kho (mẫu 02 – VT)
- Biên bảng kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa (mẫu 03 –
VT)
- Bảng kê mua hàng (mẫu 06 – VT)
- Bảng kê thu mua hàng hóa mua vào không có hóa đơn (mẫu 04GTGT)
- Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm thu, giấy báo có ngân hàng, bảng sao kê của ngân hàng )
- Chứng từ kế toán liên quan quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại

10

2.1.3.3. Hình thức sổ kế toán
Hiện nay, theo chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC có 5
hình thức sổ kế toán áp dụng cho các DN đó là:
- Hình thức sổ kế toán nhật ký chung
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
- Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ

- Hình thức kế toán trên máy vi tính
Trong đó, nếu trường hợp doanh nghiệp ghi sổ bằng thủ công thì áp
dụng một trong bốn hình thức đầu, nếu doanh nghiệp ghi sổ bằng máy vi tính
thì áp dụng hình thức thứ năm.
Trong mỗi một hình thức ghi sổ đều có hình thức sổ kế toán tổng hợp
và hệ thống sổ chi tiết tương ứng. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh mà mỗi
doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hình thức ghi sổ thích hợp nhưng
nhất thiết phải tuân theo mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức sổ kế toán đó về
các mặt: số lượng và kết cấu các loại sổ; mối quan hệ và sự kết hợp giữa các
sổ; trình tự và kỹ thuật ghi chép các sổ.
2.1.4 Các phương thức tiêu thụ hàng hóa
2.1.4.1 Phương thức bán hàng trực tiếp
Phương thức tiêu thụ trực tiếp là phương thức giao hàng cho người mua
trực tiếp tại kho (hay trực tiếp tại các phân xưởng không qua kho) của doanh
nghiệp. Số hàng khi bàn giao cho khách hàng được chính thức coi là tiêu thụ
và người bán mất quyền sở hữu về số hàng này. Người mua thanh toán hoặc
chấp nhận thanh toán số hàng mà người bán đã giao.
 Bán buôn hàng hóa
Bán buôn hàng hóa là bán hàng cho mạng lưới bán lẻ, cho sản xuất tiêu
dùng. Thanh toán tiền hàng chủ yếu không dùng tiền mặt mà thông qua ngân
hàng và bằng các hình thức thanh toán khác.
 Bán lẻ hàng hóa
Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình hoạt động hàng hoá từ nơi sản
xuất đến nơi tiêu thụ. Hàng hóa được bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hàng
bán lẻ thường có khối lượng nhỏ, thanh toán ngay bằng tiền mặt.
2.1.4.2 Phương thức bán hàng đại lý, ký gửi
Là phương thức mà bên chủ hàng (gọi là bên đại lý) xuất hàng cho bên
nhận đại lý ký gửi (gọi là bên đại lý) để bán. Bên đại lý sẽ nhận hoa hồng hay
chênh lệch giá, thì đó là doanh thu của bên đại lý ký gửi, khi bên bán hàng
xuất giao hàng hóa cho đại lý thì số hàng đó chưa xác định là tiêu thụ.

11

2.1.4.3 Phương pháp bán hàng nội bộ
Tiêu thụ nội bộ là việc mua bán sản phẩm hàng hóa giữa đơn vị chính
với đơn vị trực thuộc hay giữa đơn vị trực thuộc với nhau trong cùng một công
ty hoặc tổng công ty.
2.1.4.4 Phương thức bán hàng trả góp
Trả góp là hình thức người mua được phép trả chậm nhiều lần, số tiền
trả mỗi lần (trừ lần đầu) là bằng nhau. Ngoài số tiền phải trả cho người đó theo
giá bán người mua còn phải rả cho người bán một khoản lãi do trả chậm.
2.1.5 Kế toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh
2.1.5.1 Kế toán chi phí bán hàng
Theo Nguyễn Đình Đỗ và Nguyễn Vũ Việt (2008) chi phí bán hàng là
toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình bán sản phẩm, hàng hóa
và cung cấp dịch vụ, chi phí bán hàng gồm các yếu tố sau:
+ Chí phí nhân viên bán hàng: là toàn bộ các khoản tiền lương phải trả
cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa,
vận chuyển đi tiêu thụ và các khoản tính theo lương (khoản trích BHXH,
BHYT, KPCĐ, BHTN).
+ Chi phí vật liệu bao bì: là các khoản chi phí về vật liệu, bao bì để
đóng gói, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, vật liệu dùng để sữa chữa TSCĐ
dùng trong khâu bán hàng, nhiên liệu cho vận chuyển sản phẩm hàng hóa.
+ Chi phí dụng cụ đồ dùng: là chi phí về công cụ, dụng cụ, đồ dùng đo
lường, tính toán, làm việc ở khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho khâu tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ như nhà kho, cửa hàng, phương
tiện vận chuyển, bốc dỡ.
+ Chi phí bảo hành sản phẩm: là các khoản chi phí bỏ ra để sữa chữa,
bảo hành sản phẩm, hàng hóa trong thời gian qui định bảo hành.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài

phục vụ cho khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ như: chi phí thuê tài
sản, thuê kho, thuê bến bãi, thuê bốc vác vận chuyển, tiền hoa hồng đại lý
+ Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong
khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ nằm ngoài các khoản
chi phí kể trên như: chi phí tiếp khách, hội nghị khách hàng, chi phí quảng cáo
giới thiệu sản phẩm, hàng hóa
TK kế toán sử dụng: TK 641 – Chi phí bán hàng
12

Kết cấu cơ bản của TK như sau:
Bên nợ: tập hợp CPBH thực tế phát sinh trong kỳ
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm CPBH
+ Cuối kỳ phân bổ và kết chuyển CPBH để xác định kết quả kinh doanh
hoặc chuyển thành chi phí chờ kết chuyển, Sau khi kết chuyển TK này không
còn số dư cuối kỳ.
TK 641 được mở TK cấp 2 như sau:
 TK 6411 – Chi phí nhân viên
 TK 6412 – Chi phí vật liệu
 TK 6413 – Chi phí dụng cụ, đồ dùng
 TK 6414 – Chi phí khấu hao TSCĐ
 TK 6415 – Chi phí bảo hành
 TK 6417 – Chi phí dịch vụ mua ngoài
 TK 6418 – Chi phí bằng tiền khác
334,338 641 111,112
(1) (2)
152,153 911
(3) (4)
214 142
(5) (6) (7)

142,335
(8)
111,112,152,156
(9)
111,112,331
(10)
113
(11)
Nguồn: Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Bộ Tài Chính
Hình 2.5: Sơ đồ trình tự hạch toán chi phí bán hàng
(1) Chi phí nhân viên bán hàng
13

(2) Các khoản thu giảm chi
(3) Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ cho bán hàng
(4) Kết chuyển chi phí bán hàng
(5) Chi phí KHTSCĐ phục vụ cho bán hàng
(6) Chi phí chờ kết chuyển
(7) Kết chuyển chi phí
(8) Chi phí phân bổ dần chi phí trích trước
(9) Chi phí bảo hành
(10) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền mặt
(11) Thuế GTGT
2.1.5.2 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
Khái niệm: chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan
đến hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số
khoản khác có tính chất chung toàn doanh nghiệp, chi phí quản lý doanh
nghiệp bao gồm các yếu tố chi phí sau:
+ Chi phí nhân viên quản lý: gồm tiền lương, phụ cấp phải trả cho ban
giám đốc, nhân viên các phòng ban của doanh nghiệp và khoản trích BHXH.

BHYT, KPCĐ, BHTN trên tiền lương nhân viên quản lý theo tỷ lệ quy định.
+ Chi phí vật liệu quản lý: trị giá thực tế các loại vật liệu, nhiên liệu
xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp
vụ của doanh nghiệp, cho việc cữa chữa TSCĐ công cụ, dụng cụ dùng chung
của doanh nghiệp.
+ Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí về dụng cụ, đồ dùng văn phòng
dùng cho công tác quản lý chung của doanh nghiệp.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: khấu hao TSCĐ dùng cho doanh nghiệp như
văn phòng làm việc, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện truyền dẫn
+ Thuế phí, lệ phí: các khoản thuế như thuế nhà, đất, thuế môn bài và
các khoản phí, lệ phí giao thông, cầu phà
+ Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi.
+ Chi phí bằng tiền khác: các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các
khoản đã kể trên như chi hội nghị, tiếp khách, chi công tác phí, chi đào tạo cán
bộ và khoản chi khác
TK kế toán sử dụng TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bên nợ:
+ Các khoản chi phí QLDN thực tế phát sinh trong kỳ
+ Trích lập và trích lập thêm khoản dự phòng phải thụ khó đòi
Bên có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí QLDN

×