Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tác động của ô nhiễm tại các làng xã đến tình trạng khám chữa bệnh ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 119 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT



HOÀNG THỊ CHINH THON


TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM TẠI CÁC LÀNG XÃ
ĐẾN TÌNH TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH
Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG







TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT


HOÀNG THỊ CHINH THON


TÁC ĐỘNG CỦA Ô NHIỄM TẠI CÁC LÀNG XÃ
ĐẾN TÌNH TRẠNG KHÁM CHỮA BỆNH
Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG


Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60340402



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ VIỆT PHÚ



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015

-i-



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử
dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết
của tôi. Luận văn là sản phẩm của tác giả và không phản ánh quan điểm của trường Đại học
Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Học viên


Hoàng Thị Chinh Thon




-ii-


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc của mình đến quý Thầy Cô
trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã hướng dẫn tận tình và khích lệ tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Trong quá trình chọn đề tài nghiên cứu, tôi đã nhận được sự góp ý chân thành về ý tưởng của
PGS.TS. Giang Thanh Long (Viện trưởng Viện Chính sách công, trường Đại học Kinh tế
Quốc dân). Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ lớn lao của TS. Nguyễn Việt Cường (giảng viên
của Viện Chính sách công, trường Đại học Kinh tế Quốc dân) và PGS.TS. Nguyễn Thị Minh
(Trưởng khoa Toán Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Quốc dân) trong quá trình tập hợp số liệu
cho luận văn. Tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Giang Thanh Long, thầy Nguyễn
Việt Cường và cô Nguyễn Thị Minh. Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Việt Phú
(giảng viên Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulright, trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh) là người hướng dẫn khoa học cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn.
-iii-


TÓM TẮT

Nghiên cứu xem xét tác động của nguồn chất thải đến tình trạng khám chữa bệnh của hộ gia
đình ở Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng với hai bộ dữ liệu
VHLSS 2010 và VHLSS 2012 và ba mô hình hồi quy. Mô hình Logit với biến phụ thuộc là
xác suất khám chữa bệnh. Mô hình thứ hai là mô hình Poisson cho số lần khám chữa bệnh.
Mô hình thứ ba là mô hình hồi quy (log-log) của chi phí đi cho một lần đi khám chữa bệnh.
Kết quả các mô hình chỉ ra ảnh hưởng rất lớn của chất thải làng nghề đến xác suất khám chữa
bệnh và số lần khám chữa bệnh của hộ gia đình (gọi tắt là hộ). Bên cạnh đó, tỷ lệ chất đốt là
than và phụ phẩm nông nghiệp cũng tác động đến xác suất đi khám chữa bệnh nhưng mức tác
động nhỏ.
Từ kết quả của mô hình hồi quy, nghiên cứu ước tính chi phí ngoại tác của chất thải làng
nghề bị xã bừa bãi ra môi trường. Con số ước tính chi phí ngoại tác của chất thải làng nghề
với một xã là 1,4 tỷ đồng/xã/năm. Đây là chi phí khám chữa bệnh tăng thêm của một xã khi
phơi nhiễm với chất thải làng nghề. Nếu chính phủ vẫn buông lỏng vấn đề xử lý và thu gom
rác thải trong phát triển làng nghề sẽ gây ra các chi phí cho xã hội trong tương lai. Đó là chi
phí xây thêm cơ sở khám chữa bệnh mới, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh hiện tại, đào
tạo đội ngũ nhân viên ngành y tế để đáp ứng cầu khám chữa bệnh tăng thêm khi số xã có làng
nghề xả thải bừa bãi tăng lên. Nghiên cứu cũng xác định được nhóm hộ có trẻ em và người
già là những hộ gánh chịu nhiều chi phí ngoại tác của làng nghề xả thải bừa bãi. Vì những
nhóm tuổi này chịu tác động mạnh nhất khi phơi nhiễm với chất thải làng nghề.
Từ kết quả và ước tính trên, nghiên cứu đề ra một số chính sách làm giảm chi phí ngoại tác
của chất thải làng nghề. Thứ nhất, nghiên cứu ủng hộ những khoản trợ cấp liên quan đến y tế
hoặc giảm mức đồng chi trả trong bảo hiểm cho người già và trẻ em bị bệnh do phơi nhiễm
với chất thải làng nghề. Thứ hai, đánh giá đúng rủi ro về sức khỏe để xác định đúng mức phí
trong trường hợp không phơi nhiễm với chất thải làng nghề sẽ giúp cho bảo hiểm toàn dân

nhanh chóng được hiện thực hóa. Thứ ba, một mức phí môi trường (không phụ thuộc vào sản
lượng) cần được áp lên các hộ sản xuất thủ công trong làng nghề . Quỹ thu được từ phí này
dùng để chi trả cho những người gánh chịu ngoại tác và giải quyết các vấn đề về môi trường
do chất thải làng nghề gây ra. Ngoài ra, chi phí ngoại tác của chất thải làng nghề cần được
nghiên cứu đánh giá nghiêm túc hơn khi thiết kế các chương trình phát triển làng nghề trong
thời gian tới.
-iv-


Cuối cùng, nghiên cứu còn một số hạn chế liên quan đến biến đại diện và vấn đề nội sinh của
biến thu nhập. Tuy nhiên, nghiên cứu kỳ vọng vấn đề nội sinh không ảnh hưởng nhiều đến
các kết quả chính của mô hình là ô nhiễm môi trường do sự xuất hiện của chất thải công
nghiệp, chất thải làng nghề và dư chất trong sản xuất nông nghiệp dẫn đến thiệt hại sức khỏe
của người dân và tăng chi phí xã hội. Các nghiên cứu tiếp theo về chủ đề này nên chú ý và
khắc phục các hạn chế này của nghiên cứu.
Từ khóa: chất thải làng nghề, khám chữa bệnh, ô nhiễm môi trường, mô hình Poisson, mô
hình Logit

-v-


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
CÁC KHÁI NIỆM viii
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. Bối cảnh chính sách 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2
1.3. Phương pháp nghiên cứu 2
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3
1.5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1. Ô nhiễm môi trường 4
2.2. Tác động của chất thải tới sức khỏe của người dân 4
2.3. Chi phí bệnh tật 6
2.4. Chi phí xã hội của chất thải 7
2.5. Các nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe 9
2.6. Nhân tố tác động đến cầu 12
2.7. Tổng quan các nghiên cứu về tình trạng khám chữa bệnh 12
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG 15
3.1. Mô hình ước lượng 15
3.2. Dữ liệu 17
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN 23
4.1. Kết quả hồi quy 23
4.2. Ước tính chi phí ngoại tác 28
4.3. Dự báo nhu cầu khám chữa bệnh 29
4.4. Phân bổ chi phí ngoại tác 31
4.5. Chính sách với cơ sở sản xuất xả thải 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 35
5.1. Kết luận và hàm ý chính sách 35
-vi-


5.2. Hạn chế của đề tài 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Tiếng Việt 37

Tiếng Anh 39
PHỤ LỤC 43
Phụ lục 1: Chất thải nguy hiểm 43
Phụ lục 2: Tổng quan nghiên cứu 47
Phụ lục 3: Giới thiệu mô hình Poisson 50
Phụ lục 4: Giới thiệu về odds ratio và IRR 51
Phụ lục 5: Biến giải thích của mô hình tổng quát 55
Phụ lục 6: Một số thống kê về các bộ dữ liệu VHLSS 2006, 2008, 2010, 2012 60
Phụ lục 7: Đặc trưng ô nhiễm tại một số loại hình làng nghề 73
Phụ lục 8: Xác định dạng hàm của mô hình chi phí bằng phương pháp đồ thị 74
Phụ lục 9: Lựa chọn mô hình 78
Phụ lục 10: Ước tính chi phí khám chữa bệnh 104

-vii-


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng Anh
AIC
Akaike Information Criterion
BIC

Bayesian Information
Criterion
DRF
Hàm liều lượng và phản ứng Dose-Response Function
DWL
Tổn thất phúc lợi xã hội Deadweight Loss
DNA
Nguyên liệu di truyền ở

người
Deoxyribonucleic Acid
IPA
Phương pháp đánh giá tác
động
Impact Pathway Approach
MPC
Chi phí biên của cá nhân Marginal Private Cost
MSC
Chi phí biên của xã hội
Marginal Social Cost

OR
Tỷ lệ chênh Odds Ratio
IRR
Tỷ số tốc độ mắc bệnh Incidence Rate Ratio
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
VHLSS
Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam
Vietnam Household Living
Standards Surveys
VHLSS 2006
Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam năm 2006
Vietnam Household Living
Standards Surveys 2006
VHLSS 2008
Khảo sát mức sống hộ gia

đình Việt Nam năm 2008
Vietnam Household Living
Standards Surveys 2008
VHLSS 2010
Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam năm 2010
Vietnam Household Living
Standards Surveys 2010
VHLSS 2012
Khảo sát mức sống hộ gia
đình Việt Nam năm 2012
Vietnam Household Living
Standards Surveys 2012
USD
Đô la Mỹ United States Dollar
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới World Health Organization
WB
Ngân hàng Thế giới World Bank

-viii-


CÁC KHÁI NIỆM

- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh
hoạt hoặc hoạt động khác (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ
lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường

xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường,
2005).
- Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi
trường bị ô nhiễm (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Môi trường bị ô nhiễm trong trường hợp hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm vượt
quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất, kim loại
nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một
hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở
lên (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng khi hàm lượng của một hoặc nhiều hóa chất,
kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên hoặc hàm lượng
của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ
10 lần trở lên (Luật Bảo vệ môi trường, 2005).
- Ngoại tác tiêu cực:
Theo Mankiw (2014), tác động tiêu cực (làm tăng chi phí hoặc giảm lợi ích) cho người ngoài
cuộc mà người ngoài cuộc không nhận được thanh toán được gọi là ngoại tác tiêu cực. Các
tác động tiêu cực này không được thanh toán nên thường không xuất hiện trong các tính toán
tài chính và không được phản ánh vào giá thành. Các chủ thể gây ra ngoại tác thường sản
xuất hoặc tiêu dùng nhiều hơn mức mong muốn (tối ưu) của xã hội. Do vậy, để ngăn cả tình
trạng này chính sách đưa ra thường là đánh thuế để hạn chế mức tiêu dùng hoặc sản xuất.
-ix-


-
Chi phí thiệt hại do ô nhiễm phát sinh từ chất gây ô nhiễm chưa được xử lý bị thải ra môi
trường. Đây là chi phí lớn thứ hai trong tổng chi phí loại bỏ chất thải
1
. Chi phí thiệt hại do ô

nhiễm có thể xác định được qua những mất mát hoặc thiệt hại đối với thực vật và động vật
cùng môi trường sống của chúng; nó làm mất đi tính thẩm mỹ; gây suy thoái nhanh chóng cơ
sở hạ tầng và tài sản vật chất; và có nhiều tác động có hại khác nhau đối với sức khỏe và tỷ lệ
tử vong của con người (
Hussen, 2004
).

-
Cầu là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua và có khả năng mua
ở các mức giá khác nhau trong những khoảng thời gian nhất định, trong điều kiện các nhân tố
khác không thay đổi (Vũ Kim Dũng và cộng sự, 2012).


1
Tổng chi phí loại bỏ chất thải bao gồm chi phí thiệt hại do ô nhiễm và chi phí kiểm soát (giảm thiểu) ô nhiễm.
Chi phí kiểm soát (giảm thiểu) ô nhiễm là chi phí phát sinh từ hoạt động dọn sạch môi trường nhằm kiểm soát ô
nhiễm bằng một loại công nghệ nào đó. Có thể hiểu theo một nghĩa khác, chi phí này là các khoản chi tiêu của
xã hội nhắm mực đích cải thiện chất lượng môi trường hoặc để kiểm soát ô nhiễm. Cụ thể, chi phí xử lý nước
thải, ống khói, tường cách âm, thiết bị chuyển đổi xúc tác trên xe chở khách
-x-


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1. Kết quả hồi quy của mô hình xác suất đi khám chữa bệnh 24
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy của mô hình số lần đi khám chữa bệnh 25
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy của mô hình chi phí đi khám chữa bệnh 27
Bảng 4.4. Chi phí khám chữa bệnh 29
Bảng 4.5. Thay đổi cầu khám chữa bệnh khi phát triển làng nghề 30
Bảng 4.6. Tác động của phơi nhiễm chất thải làng nghề theo nhóm tuổi 31

Bảng P1.1. Thời gian tồn tại chất khí ô nhiễm nguy hiểm trong khí quyển 43
Bảng P1.2. Độc tính của chất ô nhiễm nguy hiểm 44
Bảng P1.3. Cơ chế gây bệnh và độc tính của một số chất ô nhiễm 44
Bảng P1.4. Thiệt hại kinh tế do bệnh tật tại phường Thọ Sơn và Gia Cẩm (TP. Việt Trì, Phú
Thọ) 47
Phụ lục 2: Tổng quan nghiên cứu 47
Bảng P2.1 Tổng quan nghiên cứu 47
Bảng P4.1. Kết quả hồi quy 54
Bảng P5.1. Danh sách biến của các mô hình hồi quy 55
Bảng P6.1. Một số thống kê cơ bản về Điều tra Mức sống dân cư các năm 60
Bảng P6.2. Một số đặc điểm thống kê cơ bản của xã (%) 60
Bảng P6.3. Những đặc điểm thống kê theo hộ (%) 61
Bảng P6.4. Những đặc điểm thống kê cơ bản của cá nhân (%) 63
Bảng P6.5. Một số đặc điểm của xã phân theo hình thức ô nhiễm (%) 65
Bảng P7.1. Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 73
Bảng P9.1. Thống kê mô tả số liệu của toàn bộ các biến năm 2010 và 2012 78
Bảng P9.2. Hệ số tương quan của các biến định lượng trong mô hình 81
Bảng P9.3. Mô hình xác suất đi khám chữa bệnh năm 2012 82
-xi-


Bảng P9.4. Mô hình số lần đi khám chữa bệnh năm 2012 84
Bảng P9.5. Mô hình chi phí khám chữa bệnh năm 2012 85
Bảng P9.6. Mô hình xác suất đi khám chữa bệnh năm 2010 87
Bảng P9.7. Mô hình số lần đi khám chữa bệnh năm 2010 89
Bảng P9.8. Mô hình chi phí khám chữa bệnh năm 2010 91
Bảng P9.9. Mô hình hồi quy chính 93
Bảng P9.10. Thống kê mô tả số liệu năm 2010 và 2012 96
Bảng P9.11. Mô hình thu gọn với số liệu VHLSS 2012 và 2010 97
Bảng P9.12. Tiêu chí AIC và BIC 98

-xii-


DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP

Hình 2.1. Dòng vật chất biến đổi trong hệ thống 4
Hình 2.2. Hàm liều lượng và phản ứng (dose-response function-DRF) 5
Hình 2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe của người dân. 6
Hình 2.4. Cơ chế tác động của chất thải đến chi phí xã hội 7
Hình 2.5. Tính toán chi phí xã hội 8
Hình 2.6. Phúc lợi bị mất đi của xã hội do ngoại tác tiêu cực 9
Hình 2.7. Các nhân tố tác động đến nhu cầu khám chữa bệnh 14
Hình 3.2. Hộ có thành viên thuộc các nhóm tuổi 20
Hình 3.3. Hộ có thành viên với bằng cấp cao nhất 20
Hình 3.4. Tỷ lệ hộ có người đi khám chữa bệnh (%) 21
Hình 3.5. Số lần đi khám chữa bệnh (lần) 22
Hình 3.6. Chi phí cho một lần đi khám chữa bệnh (nghìn đồng) 22
Hộp 4.1. Thách thức giám sát thực hiện 33
Hộp P1.1. Các chất đặc trưng gây ô nhiễm môi trường không khí 46
Hình P8.1. Biểu đồ phân phối năm 2012 74
Hình P8.2. Đồ thị kết hợp năm 2012 75
Hình P8.3. Biểu đồ phân phối của một số biến năm 2010 76
Hình P8.4. Đồ thị kết hợp năm 2010 77

-1-


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh chính sách
Trong quá trình phát triển, con người đã nghĩ ra nhiều cách thức để giải quyết các nhu cầu

của mình nhưng đồng thời lại làm nảy sinh ra những vấn đề mới cần phải giải quyết.
“Người Châu Âu dùng lò sưởi ấm trong nhà đã tạo ra tình trạng ô nhiễm khí trong nhà.
Con người trên khắp thế giới lấy nước từ các nguồn mà tại các nguồn này súc vật cũng
uống hoặc tắm trực tiếp và cũng là nơi tiếp nhận đủ các loại chất thải khác. Họ đang sử
dụng và uống nước bị ô nhiễm.” (DeGregori, 1985). Ngay từ những năm 1970, cuốn Giới
hạn tăng trưởng của Meadon và cộng sự (1974) (trích trong DeGregori, 1985) theo đã chỉ
ra dân số, công nghiệp hóa, ô nhiễm là ba nhân tố hàng đầu làm chậm quá trình tăng
trưởng của nhân loại trong vòng 100 năm tới. Mô hình tăng trưởng mới mà Ngân hàng Thế
giới (WB) đang kêu gọi các nước đi theo là tăng trưởng xanh. Tức là tăng trưởng gắn với
bảo vệ môi trường và tạo ra một môi trường sống tốt hơn cho con người. Cái giá của tăng
trưởng không đi kèm với bảo vệ môi trường đến sức khỏe của người dân và sự phát triển
nói chung của cộng đồng đã được minh chứng rất rõ qua trường hợp của Trung Quốc.
Theo WB (2007), ô nhiễm làm trầm trọng thêm sự khan hiếm nước tại Trung Quốc (chi phí
ước tính là 147 tỷ Nhân dân tệ/năm). Matus và cộng sự (2011) cho rằng tác động biên của
ô nhiễm không khí đến phúc lợi của nền kinh tế Trung Quốc tăng từ 22 tỷ USD vào năm
1975 lên 112 tỷ USD vào năm 2005 (giá so sánh năm 1997). Chen và cộng sự (2013) chỉ
ra rằng số dân sống tại phía bắc Trung Quốc là 500 triệu người đã bị giảm 2,5 tỷ năm sống
do tác động của ô nhiễm không khí trong một thập kỷ (1990-2000).
Mặt trái của quá trình tăng trưởng là các vấn đề về môi trường cũng đang hiện diện ở Việt
Nam. Việt Nam đang nổi lên như một trong những nước tăng trưởng ấn tượng trong khu
vực và thế giới. Phía sau tăng trưởng nhanh là vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên trầm
trọng. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), phần lớn các dòng sông chảy qua các
khu công nghiệp và khu đô thị đều chứa hàm lượng chất hữu cơ cao hơn 2-3 lần tiêu chuẩn
cho phép. Ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, ô
nhiễm khói mù do đốt rơm rạ ở khu vực nông thôn cũng ngày càng trở lên nghiêm trọng
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014). Đặng Ngọc Chánh và cộng sự (2012), Ngô Thị
Hiền và cộng sự (2012), Phương Anh (2014) đã chỉ ra tác động tiêu cực ô nhiễm môi
trường ở làng nghề thủ công nghiệp và khu công nghiệp đến sức khỏe người dân.
-2-



Đời sống của người dân nông thôn cũng được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây.
Kết quả này có được là nhờ thành quả của các chính sách trong sản xuất nông nghiệp, kết
hợp với phát huy các làng nghề thủ công nghiệp và sự mọc lên như nấm của các khu công
nghiệp ven đô, do đó thu hút một lực lượng lao động đông đảo lao động phổ thông ở nông
thôn. Sản xuất nông nghiệp với năng suất cao nhưng đi kèm với việc sử dụng thêm nhiều
phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Các làng nghề thủ công tạo ra thu nhập ổn định và
cao hơn nghề nông nghiệp, nhưng cũng đồng thời tạo ra các chất gây ô nhiễm môi trường
trong quá trình sản xuất. Các khu công nghiệp cũng tạo ra chất thải đưa vào không khí
hoặc theo dòng chảy của các kênh mương phân tán đi xa. Kiểm chứng tình trạng khám
chữa bệnh của người dân có phụ thuộc vào sự xuất hiện của các nguồn chất thải trên hay
không là minh chứng rất rõ cho mặt trái của quá trình phát triển.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu chính của luận văn là xem xét sự xuất hiện các nguồn chất thải công nghiệp, chất
thải làng nghề và dư chất trong nông nghiệp có tác động đến tình trạng khám chữa bệnh
của người dân hay không. Tình trạng khám chữa bệnh được thể hiện bằng xác suất đi khám
chữa bệnh, số lần đi khám chữa bệnh và chi phí cho đi khám chữa bệnh của người dân. Do
vậy, luận văn tập trung vào bốn câu hỏi sau:
- Thứ nhất, sự xuất hiện của các nguồn chất thải quanh khu vực sinh sống tác động như thế
nào đến xác suất và số lần đi khám chữa bệnh hàng năm của người dân?
- Thứ hai, sự xuất hiện của các nguồn chất thải tác động như thế nào đến chi phí khám
chữa bệnh hàng năm của người dân?
- Thứ ba, nhóm người nào chịu tác động nhiều nhất khi có sự xuất hiện của các nguồn chất
thải?
- Thứ tư, chính phủ nên có chính sách gì để giảm bớt tác động của các nguồn chất thải đến
phúc lợi của người dân?
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp định lượng với các mô hình ước lượng khác nhau cho từng
câu hỏi. Với câu hỏi thứ nhất, hai mô hình được sử dụng là mô hình Logit và Poisson. Mô
hình Logit dùng để ước lượng xác suất đi khám chữa bệnh của người dân. Mô hình Poisson

-3-


là mô hình giải thích số lần khám chữa bệnh trong một năm. Câu hỏi thứ hai sẽ được trả lời
dựa vào một mô hình hồi quy (tuyến tính hoặc phi tuyến) với biến phụ thuộc là biến chi
phí khám chữa bệnh. Sau đó, nghiên cứu tính toán chi phí tăng thêm khám chữa bệnh tăng
thêm một năm khi phơi nhiễm với các nguồn chất thải. Kết quả ước lượng của ba mô hình
sẽ là căn cứ để trả lời câu hỏi thứ ba và thứ tư.
1.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đề tài nghiên cứu tình trạng khám chữa bệnh của người dân ở nông thôn trên phạm vi cả
nước từ năm 2006 đến năm 2012. Chọn khu vực nghiên cứu là nông thôn sẽ loại bỏ được
những tác động của nhân tố xã hội là đô thị hóa (mật độ cao của phương tiện giao thông
gây ô nhiễm không khí từ khí thải xe, hoặc ô nhiễm do chất thải sinh hoạt đô thị với mật độ
dân cư quá cao) đến sức khỏe của người dân. Tác động của môi trường đến sức khỏe có
tính dài hạn nên nghiên cứu sử dụng dữ liệu nhiều năm thay vì dữ liệu một năm.
1.5. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành năm chương. Sau Chương Giới thiệu, Chương 2 sẽ trình bày các
lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Chương 3 giới thiệu mô hình nghiên cứu và số
liệu. Chương tiếp theo sẽ trình bày về kết quả mô hình định lượng. Chương cuối tổng hợp
lại các kết quả nghiên cứu chính và hàm ý chính sách.

-4-


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1. Ô nhiễm môi trường
2

Theo định luật bảo toàn năng lượng và nguyên lý entropy của nhiệt động lực học, chất thải

là một sản phẩm tất yếu của hoạt động sản xuất. Quá trình sản xuất làm biến đổi các vật
chất (nhân tố) đầu vào cho ra sản phẩm và kèm theo là chất thải (Hình 2.1).
Hình 2.1. Dòng vật chất biến đổi trong hệ thống




Nguồn: Võ Đình Long và cộng sự (2012).
Chất thải được đưa ra môi trường đến một nồng độ nhất định sẽ gây ra tác động tiêu cực.
Lượng chất thải thông thường ở mức độ vừa phải, môi trường tự nhiên sẽ hấp thụ mà
không phát sinh các vấn đề về môi trường. Tuy nhiên, năng lực đồng hóa của môi trường
sẽ không tồn tại với lượng chất thải lớn (dư lượng phân bón hóa học lớn, lượng bụi lớn từ
hoạt động của làng nghề) và những chất thải (chất ô nhiễm) dai dẳng như thuốc trừ sâu
DDT, thủy ngân, chất phóng xạ Nồng độ chất thải vượt quá mức một ngưỡng nhất định
sẽ làm cho chất lượng môi trường suy giảm và tính trạng ô nhiễm môi trường diễn ra.
Trong Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam năm 2005 chia ra ba cấp độ của ô nhiễm môi
trường: Môi trường bị ô nhiễm, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, môi trường bị ô
nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Các chất thải đặc trưng gây ô nhiễm không khí ở Việt Nam
bao gồm SO
2
, CO, NO
2
, hạt bụi mịn lơ lửng (PM
10
, PM
2,5
), hợp chất hữu cơ bay hơi và chì
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007).
2.2. Tác động của chất thải tới sức khỏe của người dân
Chất thải (chất gây ô nhiễm) ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân phụ thuộc vào các

nhân tố như: môi trường trung gian, khả năng tiếp xúc, liều lượng tiếp xúc. Môi trường


2
Các Phần 2.1, 2.2 và 2.3 của Chương 2 được soạn theo Hussen (2004), Tietenberg và cộng sự (2011).
Dòng vật chất
đi vào hệ
thống
Quá trình biến
đổi
Sản phẩm
Chất thải
Chất tái chế
-5-


trung gian có thể là ô nhiễm nước hoặc không khí (khí thải, bụi) hoặc tiếng ồn. Khả năng
tiếp xúc với chất thải phụ thuộc vào khoảng cách giữa nguồn chất thải và khu dân cư vì
mỗi chất thải có thời gian phát tán và phạm vi phát tán khác nhau (Bảng P1.1 Phụ lục 1).
Từ phơi nhiễm đến phát bệnh sẽ phụ thuộc vào liều lượng tiếp xúc và khả năng chống chịu
của từng người dân. Hàm liều lượng và phản ứng (dose-response function) minh họa cho
tác động của nồng độ chất thải đến sức khỏe con người (Hình 2.2).
Hình 2.2. Hàm liều lượng và phản ứng (dose-response function-DRF)

Nguồn: Rizwan (2009).
Hàm DRF thể hiện xác suất mắc bệnh của người dân khi tiếp xúc với nồng độ chất thải.
Người dân có thể không bị mắc bệnh nếu chỉ tiếp xúc với chất thải ở nồng độ thấp. Khi
nồng độ chất thải tiếp xúc tăng lên vượt quá một ngưỡng nhất định, xác suất mắc bệnh tăng
lên nhanh. Ngưỡng trong hình vẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân tại thời
điểm tiếp xúc. Tình trạng sức khỏe và nồng độ tiếp xúc dẫn đến rủi ro sức khỏe cho từng

cá nhân khác nhau. Hình 2.3 chỉ ra rủi ro sức khỏe khi tiếp xúc với chất thải trong không
khí.


-6-



Hình 2.3. Tác động của ô nhiễm môi trường không khí đến sức khỏe của người dân

Nguồn: Environmental Health and Engineering, Inc (2011).


Những rủi ro về sức khỏe khi tiếp xúc với chất thải được sắp xếp theo mức độ nghiêm
trọng từ thấp đến cao. Tác động đến sức khỏe của chất thải cụ thể được giới thiệu trong
Bảng P1.2, Bảng P1.3 và Hộp P1.1 (Phụ lục 1). Phần tiếp theo trình bày chi phí của người
dân khi có rủi ro về sức khỏe.
2.3. Chi phí bệnh tật
Chi phí phát sinh khi có rủi ro về sức khỏe gồm hai phần: chi phí trực tiếp và chi phí gián
tiếp. Chi phí điều trị (khám bệnh, thuốc mem, đi lại, thực hiện các tiểu phẫu hoặc đại
phẫu, ) là chi phí trực tiếp. Những chi phí này có thể dễ dàng nhận ra và lượng hóa khá
chính xác bằng tiền. Chi phí gián tiếp khó lượng hóa bằng tiền hơn và nhiều khi còn gợi
lên các tranh cãi. Chi phí gián tiếp bao gồm thu nhập mất đi trong thời gian nghỉ điều trị,
Chết

Ung thư phổi, suy tim
,
bệnh kinh niên về phổi

Đau tim, đột quỵ, bệnh hô hấp, đi

khám tại các cơ sở y tế
Hen suyễn, các triệu chứng về tim mạch và hô hấp,
sử dụng thuốc
Mắt, mũi, khó thở, ảnh hưởng chức năng phổi, miễm dịch suy giảm
,
thay đổi nhịp tim
Tỷ trọng dân cư bị ảnh hưởng
Mức độ nghiêm trọng khi
ảnh hưởng đến sức khỏe
-7-


năng suất giảm sút do tình trạng sức khỏe suy giảm vì bệnh tật, số năm sống khỏe mạnh
mất đi. Những chi phí gián tiếp này phải được tính cho chính bản thân người bệnh và
người nhà bệnh nhân (người chăm sóc bệnh nhân). Chi phí cho những năng sống khỏe
mạnh bị mất đi là chi phí khó lượng hóa nhất. Trường hợp tồi tệ nhất trong rủi ro sức khỏe
là bị tử vong. Chi phí trong trường hợp này là giá trị của một mạng sống. Một mạng sống
được định giá bao nhiêu là điều mà nhiều nhà kinh tế đau đầu và vấp phải nhiều phản đối
từ xã hội trong việc lượng hóa nó. Trong Bảng P1.4 Phụ lục 1 trình bày ví dụ về chi phí khi
gặp phải rủi ro sức khỏe do ô nhiễm môi trường (điều tra tại phường Thọ Sơn, thành phố
Việt Trì, Phú Thọ, Việt Nam năm 2007). Chi phí rủi ro sức khỏe còn khó lượng hóa chính
xác hơn nữa nếu các chất thải tồn tại trong một thời gian rất dài (do chúng có tiến trình
phân hủy vô cùng chậm chạp) như thủy ngân, chất phóng xạ, thuốc trừ sâu DTT, Các thế
hệ tương lai vẫn có thể phải chịu các chi phí do ô nhiễm ngay cả khi các nhà máy hay cơ
sở sản xuất đã bị đóng cửa rất nhiều năm trước. Chi phí rủi ro sức khỏe chỉ là một phần
trong chi phí thiệt hại do ô nhiễm.
2.4. Chi phí xã hội của chất thải
Chi phí xã hội của chất thải được đo lường bằng phương pháp đánh giá tác động (Impact
pathway approach-IPA). Cơ chế phát sinh của chi phí xã hội được chỉ ra ở Hình 2.4.
Hình 2.4. Cơ chế tác động của chất thải đến chi phí xã hội


Nguồn: European Commission (2000).
Chất thải
Chi phí xã hội
Chất lượng
nước, chất
lượng không
khí

Tiếp xúc Liều lượng Tác động
-8-


Các chất thải không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường (môi trường nước và môi
trường không khí). Người tiếp xúc với các chất thải sẽ có tổn hại về sức khỏe phụ vào thời
gian tiếp xúc và liều lượng tiếp xúc. Các tổn hại về sức khỏe sẽ gây ra các chi phí trực tiếp
và gián tiếp. Tổng tất cả các chi phí của các cá nhân là chi phí xã hội của chất gây ô nhiễm.
Chi phí xã hội của chất thải được tính toán theo các bước sau:
Hình 2.5. Tính toán chi phí xã hội

Nguồn: European Commission (2000).
Theo Hình 2.5, chi phí chất thải dưới góc độ xã hội được tính theo công thức sau:
Chi phí xã hội (chi phí ngoại tác) = Số người có nguy cơ mắc bệnh ×DRF×Chi phí phát
sinh=N×DRF×C
Chi phí ngoại tác của chất thải gây tổn thất phúc lợi xã hội. Tính toán các chi phí loại bỏ
chất thải là một yếu tố rất quan trọng để đưa ra các quyết định sản lượng hàng hóa-dịch vụ
tối ưu cho xã hội. Tuy nhiên, thị trường tư nhân thường đưa ra cá quyết định sản lượng cao
hơn mức tối ưu cho xã hội, do những chi phí loại bỏ chất thải không được phản ánh hết vào
cấu trúc chi phí của doanh nghiệp. Vấn đề trên được gọi là ngoại tác tiêu cực-một dạng của
thất bại thị trường. Tổn thất phúc lợi xã hội (phần phúc lợi của xã hội bị mất đi) do ngoại

tác tiêu cực gây ra được thể hiện ở Hình 2.6. Chi phí sản xuất với tư nhân (MPC) thấp hơn
chi phí của xã hội (MSC) do quá trình sản xuất tạo ra ngoại tác tiêu cực. Nếu chi phí ngoại
Chất thải
Số người tiếp xúc
Số người bị bệnh
Chi phí xã hội
Số người có nguy cơ mắc bệnh (N)
Hàm phản ứng với liều lượng tiếp xúc
(dose-response function-DRF)
Chi phí phát sinh (C)
-9-


tác được phản ánh hết vào chi phí sản xuất thì mức sản xuất tối ưu sẽ là Q
1
. Tuy nhiên,
ngoại tác tiêu cực tồn tại nên tư nhân sản xuất Q
2
cao hơn rất nhiều Q
1
. Một khoản phúc lợi
xã hội bị mất đi (DWL) do tình trạng cách biệt về chi phí.

Hình 2.6. Phúc lợi bị mất đi của xã hội do ngoại tác tiêu cực


Nguồn: Vũ Kim Dũng và cộng sự (2012).
2.5. Các nghiên cứu ảnh hưởng của chất thải đến sức khỏe
Radim và cộng sự (1996) đã chỉ ra rủi ro về sức khỏe liên quan đến tiêu thụ chất đốt tăng
cao trong mùa đông lạnh giá tại Teplice, Cộng hòa Séc. Các chất thải sinh ra khi đốt nhiên

liệu là các hạt bụi mịn hòa lẫn với axit sunfat, các chất hữu cơ genotoxic, và các nguyên tố
độc hại khác. Các chất hữu cơ có ảnh hưởng đến các kim loại vi lượng trong máu và DNA
kép trong tế bào bạch cầu. Các chất ô nhiễm cũng tác động đến hô hấp và chức năng của
phổi.
Gauderman và cộng sự (2000) cho thấy ô nhiễm không khí tác động mạnh đến chức
năng phổi của trẻ em ngay cả khi không bị bệnh hen suyễn. Nghiên cứu thu thập số liệu về
nồng độ các chất thải (O
3
, NO
2,
PM
10
, PM
2,5
, HCl, và HNO
3
) tại 12 cụm dân cư tại
California, Mỹ (1994-1996) kết hợp với số liệu về chức năng phổi của trẻ em lớp 4, lớp 7
và lớp 10. Hồi quy tuyến tính đã được sử dụng để cho thấy ảnh hưởng của các chất thải
(trừ O
3
) đến chức năng phổi của trẻ.
Künzli và cộng sự (2000) dùng số liệu của bốn nước
(Áo, Pháp, Thụy Sỹ)
khẳng định tác động của PM
10
tới tình trạng bệnh tật và tử vong của
người phơi nhiễm. Các rủi ro sức khỏe bao gồm: nhập viện vì bệnh tim mạch và bệnh hô
P
MSC

Q
2
E
2
E
1
0
Q
Q
1
MPC
DWL
P
1
P
2
-10-


hấp của người trên 30 tuổi, bệnh viêm phế quản mãn tính của người trên 25 tuổi, viêm phế
quản ở trẻ em dưới 15 tuổi, tái phát các cơn hen suyễn ở cả người lớn và trẻ em.
Thời gian tiếp xúc với chất thải gây ra rủi ro sức khỏe khác nhau. Pope và cộng sự (2002)
khẳng định tiếp xúc hàng ngày với chất thải trong một thời gian dài dẫn tới ung thư phổi,
tử vong vì tim phổi. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu về tình trạng tử vong và nguyên nhân tử
vong của Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society) từ năm 1982 đến năm 1998.
Còn Tertre và cộng sự (2002) chỉ ra những ảnh hướng xấu tới chức năng của tim mạch khi
tiếp xúc ngắn hạn với NO
2,
PM
10

, NO
2,
CO. Nhất là tình trạng thiếu máu cục bộ ở những
người dưới 65 tuổi và đột quỵ ở những người trên 65 tuổi. Mô hình hồi quy Poisson được
sử dụng để loại bỏ các yếu tố tác động mang tính dài hạn, yếu tố mùa vụ, dịch cúm, các
yếu tố khí tượng của tám thành phố lớn ở châu Âu mà nghiên cứu quan tâm đến.
Ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng lao động. Nghiên cứu dịch tễ
học của WB (2007) đã khẳng định ô nhiễm nguồn nước dùng trong ăn uống dẫn đến bệnh
tiêu chảy và ung thư tại các vùng nông thôn Trung Quốc. Carson và cộng sự (2009) cho
thấy tác động của nguồn nước ăn uống bị nhiễm arsen đã làm giảm số giờ lao động trong
hộ tại Bangladesh. Số giờ lao động được tính cho cả những người làm việc tạo ra thu nhập
và những người làm việc nhà.
Chất ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.
Radim và cộng sự (1996) đã chỉ
ra tình trạng sinh non và thiếu cân ở trẻ sơ sinh cao hơn hẳn vào mùa đông so với mùa hè.
Nguyên nhân chính là người mẹ khi mang thai tiếp xúc với các chất thải ở nồng độ cao do
tình trạng sử dụng chất đốt tăng mạnh trong mùa đông.
Radim và cộng sự (2005) đã tổng
hợp hàng loạt các nghiên cứu liên quan đến các chất ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến kết
quả sinh sản. Các nghiên cứu này được xuất bản từ những năm 1992 đến đầu những năm
2000. Các chất thải gây tác động tiêu cực thường thấy trong các nghiên cứu là NO
2,
PM
10
,
PM
2,5
, NO
x
. Theo tổng hợp của Radim và cộng sự, tiếp xúc với các chất thải (tùy theo

nồng độ và loại chất) có thể dẫn đến tình trạng tử vong của thai nhi, trẻ sinh ra bị nhẹ cân,
sinh non, dị tật bẩm sinh, biến đổi gen di chuyền.
Ô nhiễm môi trường dẫn đến tử vong và gây ra chi phí lớn cho xã hội. Pope và cộng sự
(2002) chỉ ra mối quan hệ của việc tiếp xúc dài hạn với chất ô nhiễm không khí và tình
trạng tử vong vì tim phổi tại Mỹ. WB (2007) dùng nghiên cứu dịch tễ học khẳng định tử
-11-


vong sớm là một trong những tác động của nồng độ PM
10
cao trong không khí. Chena và
cộng sự (2013) báo động về nồng độ PM
10
của người dân tại lưu vực sông Hoài của Trung
Quốc. Tình trạng này đã khiến cho 500 triệu dân cư ở phía Bắc Trung Quốc mất đi 2,5 tỷ
năm tuổi thọ. Ô nhiễm không khí đã làm thiệt hại phúc lợi xã hội biên của Trung Quốc
(Matus và cộng sự, 2011). Con số ước tính là 22 tỷ USD (1975) và 112 tỷ USD năm 2005
(giá so sánh năm 1997). Theo ước tính này, tốc độ tăng tổn thất phúc lợi đã giảm từ 14%
(1975) xuống 5% (2005). Tốc độ tăng này thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung
Quốc.
Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khỏe
của người dân. Đây chủ yếu là nghiên cứu dịch tễ học với phương pháp định tính. Đặng
Ngọc Chánh và cộng sự (2012) chỉ ra bệnh tật thường gặp của người dân sống xung quanh
và người lao động tại các cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ từ dừa ở Bến Tre. Đau đầu
chóng mặt, khó thở tức ngực, các bệnh về đường hô hấp là những rủi ro chính khi tiếp xúc
với khí thải và tiếng ồn của hoạt động sản xuất này. Ngoài ra, các bệnh ngoài da và bệnh
tai mũi họng, bệnh về đường tiêu hóa cũng xuất hiện nhưng với tỷ lệ thấp hơn khi phơi
nhiễm với khí thải và nước thải của các cơ sở này. Nguyễn Thị Thanh Hà và cộng sự
(2012) khẳng định răng bị đen do nhiễm fluor tại hai xã ở tỉnh Phú Yên ảnh hưởng đến
công việc và giao tiếp. Nguyên nhân là do nước giếng có nồng độ fluor cao từ các mạch

chứa và mỏ quặng fluor trong xã. Lê Hoàng Ninh và cộng sự (2012) cho thấy tình trạng
sức khỏe của trẻ em 6-10 tuổi bị ảnh hưởng bởi môi trường ô nhiễm và nguồn nước sử
dụng. Bệnh điếc nghề nghiệp và bụi phổi silic tăng lên do bụi và tiếng ồn vượt mức cho
phép ở các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp thuộc tỉnh Đồng Nai (Ngô Thị Hiền và
cộng sự, 2012). Bên cạnh các nghiên cứu định tính, Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2011)
dùng phương pháp khác biệt trong khác biệt với bộ dữ liệu Điều tra mức số hộ gia đình
(VHLSS) 2002, 2004 và 2006. Nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng của việc sử dụng nước máy
đến số ngày nghỉ vì bệnh tật. Tuy nhiên, tỷ lệ người trong gia đình bị bệnh lại không bị ảnh
hưởng bởi việc sử dụng nước máy.
Cùng chia sẽ mối quan tâm về ô nhiễm môi trường, nghiên cứu này cũng xem xét ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người thông qua tình trạng khám chữa
bệnh của người dân. Nghiên cứu không sử dụng trực tiếp số liệu về nồng độ các chất thải
như các nghiên cứu trên làm biến giải thích mà xem xét tác động các nguồn chất thải đã

×