Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.01 KB, 82 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT



PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM
CÂY LÚA CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115







11 - 2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



PHAN THỊ ÁNH NGUYỆT


MSSV: 4105138


PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM
CÂY LÚA CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA TẠI
TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. PHAN ĐÌNH KHÔI





11-2013
i

LỜI CẢM TẠ

Qua thời gian học ở trường, được sự giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy
cô trường Đại học Cần Thơ, em đã được học những kiến thức thật sự hữu ích
cho chuyên ngành của mình.
Em xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của Quý thầy cô trường Đại học
Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh Tế & Quản trị kinh doanh. Em xin

chân thành cảm ơn thầy Phan Đình Khôi, người đã trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, em chân thành
cảm ơn thầy!
Xin gửi lòng biết ơn đến các Sở Ban ngành tỉnh Đồng Tháp cùng các hộ
nông dân trồng lúa của tỉnh Đồng Tháp, cùng bạn bè đã tận tình giúp đỡ em
trong quá trình điều tra thực tế, nhờ đó em đã có những thông tin đầy đủ và
chính xác phục vụ cho đề tài tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện


Phan Thị Ánh Nguyệt









ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất

cứ đề tài khoa học nào.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Người thực hiện


Phan Thị Ánh Nguyệt


















iii

MỤC LỤC
Trang

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1. Không gian nghiên cứu 3
1.4.2. Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 3
1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ VÀ BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP 4
2.1.1. Khái niệm nông hộ 4
2.1.2. Kinh tế nông hộ 4
2.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp 4
2.1.4. Một số khái niệm khác 8
2.2. LƯỢC KHẢO MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 8
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 10
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 10
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 11
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP 15
iv

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 16
3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội và dân số 18

3.2. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP 24
3.3. SƠ LƯỢC VỀ NHỮNG HUYỆN ĐƯỢC CHỌN THÍ ĐIỂM BẢO HIỂM
NÔNG NGHIỆP 30
3.2.1. Huyện Tân Hồng 30
3.2.2 Huyện Tháp Mười 31
3.4. MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT 32
3.4.1. Thông tin chung về chủ hộ 32
3.4.2. Lý do tham gia bảo hiểm cây lúa 36
3.4.3. Lý do không tham gia bảo hiểm cây lúa 37
CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA CỦA NÔNG HỘ TỈNH ĐỒNG
THÁP 40
4.1. SO SÁNH KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA HỘ KHÔNG THAM GIA
BẢO HIỂM CÂY LÚA VÀ CÓ THAM GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA 40
4.1.1. Các khoản mục chi phí của hộ trồng lúa có tham gia bảo hiểm cây lúa và
không tham gia bảo hiểm cây lúa 40
4.1.2. Phân tích thu nhập của hộ trồng lúa của hộ tham gia bảo hiểm cây lúa và
không tham gia bảo hiểm cây lúa 45
4.1.3. Những khó khăn của nông hộ sản xuất lúa 49
4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH THAM
GIA BẢO HIỂM CÂY LÚA 50
4.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP BẢO HIỂM CÂY LÚA
CHO NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 53
4.3.1. Khó khăn tồn tại 53
4.3.2. Giải pháp 55
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59
5.1. KẾT LUẬN 59
v


5.2. KIẾN NGHỊ 60
5.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 60
5.2.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp 61
5.2.3. Đối với Công ty Bảo Việt Đồng Tháp 61
5.2.4. Đối với các công ty liên kết 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC 64
















vi

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Số lượng mẫu phỏng vấn 11
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô
hình nghiên cứu 14

Bảng 3.1: Các loại đất cảu tỉnh Đồng Tháp 16
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng
Tháp năm 2012 25
Bảng 3.3: Kết quả thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại tỉnh Đồng
Tháp vụ Đông xuân và Hè giai đoạn 2012-2013 27
Bảng 3.4: Giới tính của chủ hộ 32
Bảng 3.5: Phân bố tuổi của chủ hộ 33
Bảng 3.6 : Trình độ học vấn của hộ trồng lúa phân theo cấp học 34
Bảng 3.7: Số năm kinh nghiệm của chủ hộ 34
Bảng 3.8: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ 35
Bảng 3.9: Tham gia tập huấn của chủ hộ 36
Bảng 3.10: Nguyên nhân tham gia bảo hiểm nông cây lúa của nông hộ 36
Bảng 3.11: Nguyên nhân không tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ 38
Bảng 4.1: Chi phí sản xuất bình quân trên 1 vụ của hộ trồng lúa năm 2013 40
Bảng 4.2: Thống kê năng suất, giá bán, doanh thu thu nhập của hộ từ trồng
lúa 46
Bảng 4.3: Những khó khăn trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ 49
Bảng 4.4: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Probit 50
Bảng 4.5: Bảng phân loại phần tăm dự báo đúng 51




vii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp 15
Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất của những hộ có tham gia bảo
hiểm cây lúa năm 2013 43

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện chi phí sản xuất của những hộ có không tham gia
bảo hiểm cây lúa năm 2013 43












viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BH Bảo hiểm
BHNN Bảo hiểm nông nghiệp
BVTV Bảo vệ thực vật
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
KHKT Khoa học kỹ thuật
LĐGĐ Lao động gia đình
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NS Năng suất
NSBH Năng suất bảo hiểm
NXB Nhà xuất bản
TCP Tổng chi phí
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân

1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nông nghiệp từ lâu đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
nước ta. Kinh tế nông nghiệp không những cung cấp lương thực, thực phẩm
cho tiêu dùng, thúc đẩy công nghiệp phát triển và mở rộng xuất khẩu thu ngoại
tệ mà còn giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động Việt Nam. Theo
Nguyễn Anh Tuấn (2010) kinh tế nông nghiệp sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng
trong tiến trình phát triển công nghiệp hóa-hiện đại hóa bền vững trong tương
lai.
Tuy nhiên nông nghiệp luôn là lĩnh vực phải gánh chịu nhiều thiệt hại
nặng nề do thiên tai gây ra, làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro như: rủi ro từ thời tiết, dịch
bệnh chi phí đầu vào, biến động của thị trường giá cả, Năm 2010 cả nước có
30.000ha lúa và hoa màu bị mất trắng, tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra
ước tính là 11.700 tỷ đồng (Tổng cục thống kê, 2010). Sản xuất nông nghiệp
là một lĩnh vực rất nhiều rủi ro mang tính khách quan và gây thiệt hại có tính
hệ thống để lại hậu quả nghiêm trọng. Để hạn chế rủi ro trong sản xuất, nông
hộ có thể đa dạng hóa cây trồng, cải tạo quy trình kỹ thuật, tham gia bảo hiểm
nông nghiệp (BHNN). Vì vậy bảo hiểm nông nghiệp là một yêu cầu cần thiết
và có một ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tê quốc dân. Nhằm để hạn chế rủi ro
trong sản xuất nông nghiệp góp phần đảm bảo an sinh xã hội nông thôn và
thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ngày 01 tháng 03 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 315/QĐ-TTg về việc thực hiện thí điểm
bảo hiểm nông nghiệp tại 21 tỉnh trong giai đoạn 2011-2013, đối tượng được
bảo hiểm gồm: cây lúa, vật nuôi và tôm cá.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp và An
Giang dược chọn tham gia thí điểm BHNN vì là 2 tỉnh có diện tích lúa nhiều

nhất ở ĐBSCL và do là 2 tỉnh đầu nguồn, thường bị ngập úng khi có lũ về. Là
một trong hai tỉnh được chọn thực hiện thí điểm Bảo hiểm đối với cây lúa,
Đồng Tháp đã triển khai thực hiện chương trình thực hiện thí điểm BHNN
bước đầu tương đối thuận lợi: triển khai Thí điểm bảo hiểm nông nghiệp được
triển khai đồng bộ trên tất cả các xã của 3 huyện. Đồng thời, lồng ghép triển
khai với các công ty, doanh nghiệp bao tiểu sản phẩn, đến nay đã vận động
được 03 Công ty tham gia: Công ty TNHH MTV Lương thực Tân Hồng, Công
ty DASCO, Công ty TNHH Thanh Tùng.
2

Bên cạnh những thuận lợi đó vẫn còn tồn tại những hạn chế như là: việc
triển khai bảo hiểm giảm cả về diện tích và số hộ tham gia, tỷ lệ tham gia của
các hộ không thuộc diện nghèo và cận nghèo còn thấp, công tác tuyên truyền
chưa thật sự đi vào chiều sâu vẫn còn nhiều người chưa biết đến BHNN, nhiều
người chưa thật sự tin tưởng việc bồi thường thiệt hại sau rủi ro của các công
ty bảo hiểm, chi phí chi cho bảo hiểm khá cao ảnh hưởng nhiều đến thu nhập
của người dân. Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp”
được thực hiện nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm cây lúa của nông hộ, qua đó giúp cho người dân hiểu biết nhiều hơn về
bảo hiểm cây lúa. Từ đó đề tài đề xuất một số định hướng giúp đưa bảo hiểm
vào hoạt động sản xuất.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa
của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề ra một số giải pháp phù
hợp nhằm cải thiện và nâng cao khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa của nông
hộ.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải

quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa tại tỉnh Đồng Tháp.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây
lúa của nông hộ trồng lúa tại tỉnh Đồng Tháp.
- Đề xuất và kiến nghị một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và nâng
cao khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa cho nông hộ.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ tại tỉnh Đồng Tháp
như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa
của nông hộ?
- Những giải pháp bảo hiểm nào phù hợp cho người dân hiện nay nhằm
nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ bảo hiểm?
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3

1.4.1. Không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại 2 huyện: Tháp Mười, Tân Hồng tỉnh Đồng
Tháp.
1.4.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu là năm 2011-2013
Đề tài được thực hiện từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013.
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là các hộ trồng lúa tại 2 huyện: Tháp Mười,
Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
1.5. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài được xây dựng bao gồm 5 chương:
Chương 1: Phần giới thiệu: bao gồm sự cần thiết của đề tài, mục tiêu
nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Gồm có các

khái niệm, giới thiệu chương trình thí điểm BHNN, phương pháp thu hập số
liệu, phương pháp phân tích số liệu và một số nghiên cứu có liên quan.
Chương 3: Giới thiệu tổng quan về địa bàng nghiên cứu. Ở chương này
tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp năm 2011-2012, giới thiệu
sơ lược những huyện được chọn thí điểm bảo hiểm cây lúa và thực trạng triển
khai chương trình thí điểm BHNN của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2013.
Mô tả mẫu điều tra.
Chương 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo
hiểm cây lúa của nông hộ. Chương này so sánh kết quả sản xuất lúa của những
hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa và không tham gia, phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Qua đó, tìm ra những khó
khăn và đề xuất một số giải pháp.
Chương 5: Kết luận – Kiến nghị: Phần cuối cùng này nhằm tóm tắt lại
toàn bộ những vấn đề đã nghiên cứu, đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn
vị có liên quan.


4

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ KINH TẾ HỘ VÀ BẢO HIỂM NÔNG
NGHIỆP
2.1.1. Khái niệm nông hộ
Lâm Quang Huyên (2004) định nghĩa nông hộ (hộ nông dân) là hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một
nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung một mái
nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông
nghiêp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên trong hộ.
2.1.2. Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ là loại hình kinh tế loại hình kinh tế trong đó các hoạt
động sản xuất chủ yếu dựa vào lao động gia đình (lao động không thuê) và
mục đích chính của loại hình kinh tế này nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia
đình. Tuy nhiên, các hộ gia đình cũng có thể sản xuất để trao đổi nhưng ở mức
độ hạn chế.
2.1.3. Bảo hiểm nông nghiệp
Bảo hiểm nông nghệp: là một nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ có đối
tượng bảo hiểm là các rủi ro phát sinh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và
đời sống nông thôn, bao gồm những rủi ro gắn liền với: cây trồng, vật nuôi,
vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu nhà xưởng.
Nguyễn Mậu Dũng (2011, trang 14) làm rõ khái niệm bảo hiểm nông
nghiêp là hình thức chuyển giao rủi ro tiềm năng từ người mua bảo hiểm (hộ
nông dân) sang người bán bảo hiểm (công ty bảo hiểm) thông qua việc trao
đổi mua bán bảo hiểm, trong đó người mua bảo hiểm phải trả một phí nhất
định cho người bán và được hưởng mức bồi thường theo thỏa thuận trong
trường hợp có rủi ro xảy ra.
 Vai trò của bảo hiểm nông nghiệp
Rủi ro là một nhân tố không thể tránh khỏi nhưng là một yếu tố có thể
quản lý được trong sản xuất nông nghiệp, những biến đổi đột ngột của các yếu
tố như: thời tiết, sâu bênh, giá nông sản biến động đã làm ảnh hưởng không
nhỏ đến thu nhập của người dân, điều này có thể sẽ tác động nghiêm trọng làm
cho người dân không có điều kiện đầu tư cho các biện pháp quản lý rủi ro hiệu
quả, đặc biệt khi những biến động này tác động tới toàn bộ nền nông nghiệp.
Những tổn thất nặng nề này có thể làm cho người nông dân thiệt hại về tài
5

chính không có khả năng mở rộng sản xuất, đa dạng hóa và hiện đại hóa sản
xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy BHNN có vai trò vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho người
nông dân giảm bớt những thiệt hại mà họ gặp phải khi đối mặt với những rủi

ro. Đem lại lợi ích cho xã hội, hỗ trợ làm giảm những rủi ro liên quan đến sản
xuất mà thu nhập của người nông dân được đảm bảo ổn định. Sản xuất nông
nghiệp chủ yếu ở các vùng nông thôn có thu nhập thấp nên mức thu nhập ổn
định sẽ giúp đảm bảo ổn định xã hội từ đó tác động tích cực đến nền kinh tế
đặc biệt ở các nước nông nghiệp, đảm bảo ổn định xã hội ở khu vực nông thôn,
nhờ có bảo hiểm nông dân yên tâm duy trì sản xuất mà không phải lo về nợ
vay ngày càng tăng.
 Các phương pháp bảo hiểm nông nghiêp
Hazell, P. B. R., C.Pomareda, and A. Valdes (1986) chia BHNN làm 2
hình thức chính gồm bảo hiểm bồi thường (bảo hiểm truyền thống) và bảo
hiểm theo chỉ số:
- Bảo hiểm nông nghiệp truyền thống (bảo hiểm bồi thường): là loại bảo
hiểm tính trên giá trị cây trồng, vật nuôi, thiệt hại bao nhiêu thì công ty bảo
hiểm sẽ chi tră cho nông dân bấy nhiêu.
- Bảo hiểm theo chỉ số: là loại hình bảo hiểm chi trả số tiền bảo hiểm
dựa vào một chỉ số dựa vào chỉ số về một số yếu tố khách quan có thể gây rủi
ro đến sản lượng và năng suất cây trồng vật nuôi, như lượng mưa, lũ lụt, hạn
hán. Chỉ số về lượng mưa, hạn hán hay nhiệt độ được tính toán dựa vào các số
liệu thu thập từ nhiều năm trước của các cơ quan chức năng của Nhà nước.
2.1.3.1. Bảo hiểm cây lúa
Cây lúa: trong phạm vi quy tắc này cây lúa được hiểu là cây lúa nước.
Người được bảo hiểm: Là các hộ nông dân/tổ chức trồng lúa tại địa bàng
xã đã đăng ký tham gia bảo hiểm và quyền lợi hợp pháp đối với cây lúa trên
diện tích lúa dược bảo hiểm.
Chủ hợp đồng bảo hiểm: Là người được bảo hiểm và/hoặc là đại diện do
người dược bảo hiểm ủy quyền dược sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân xã.
Đại diện cho người được bảo hiểm có thể là cán bộ chính quyền xã, người
đứng đầu các tổ chức xã hội, nghề nghiệp trong xã.
Rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất mất mát, nguy hiểm
ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp,

tác động xấu đến phát triển sản xuất nông ngiệp.
6

Đơn vị được bảo hiểm: Là các xã thuộc cac tỉnh thực hiện thí điểm bảo
hiểm nông nghiệp theo quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011.
Diện tích lúa được bảo hiểm: là diện tích trồng lúa thực tế của người
được bảo hiểm. đơn vị tính là ha theo từng vụ.
Năng suất bình quân xã: Là năng suất bình quân 3 vụ tương ứng trong 3
năm trước đó tại xã được tính bảo hiểm theo số kiệu thống kê của cơ quan
chức năng có thẩm quyền. Đơn vị tính là tạ/ha.
Đơn giá lúa: Là giá trị bằng tiền (Đồng Việt Nam) của một kilogram (kg)
lúa tính cho từng vụ trên địa bàn được bảo hiểm. Đơn giá lúa được xác định
theo nguyên tác lấy giá lúa vụ gần nhất do Cục thống kê tỉnh công bố và được
ghi trong hợp đồng bảo hiểm/giấy chứng nhận bảo hiểm.
Năng suất được bảo hiểm: Được tính bằng 90% năng suất bình quân xã
hoặc của dơn vị bảo hiểm. Bồi thường bảo hiểm chỉ được chi trả trong trường
hợp năng suất thực tế thấp hơn năng suất được bảo hiểm tại đơn vị được bảo
hiểm. Đơn vị tính là tạ/ha.
Số tiền bảo hểm: Là giá trị bằng tiền được bảo hiểm theo từng vụ và
được tính theo công thức sau:
Số tiền bảo hiểm = Diện tích lúa đươch bảo hiểm x Năng suất bình
quân xã x Đơn giá lúa
Năng suất thực tế xã: Là năng suất đạt được của từng vụ, tính chung cho
cả xã, theo số liệu thống kê của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đơn vị tính
là tạ/ha.
Mức sụt giảm năng suất: Là mức chênh lệch giữa năng suất thực tế xã và
năng suất được bảo hiểm trong trường hợp năng suất thực tế thấp hơn năng
suất được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm: Là khoản mà doanh nghiệp bảo hiểm thu được từ người
được bảo hiểm và/hoặc kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước. Phí bảo hiểm

được tính theo từng vụ.
Tỷ lệ phí bảo hiểm: Tỷ lệ phí bảo hiểm áp dụng cho tất cả các vụ trong
tỉnh, được tính bằng tỷ lệ phần trăm trên số tiền bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm
tỉnh Đồng Tháp là 2,19%.
Tổng phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm


7

2.1.3.2. Chương trình thí điểm bảo hiểm cây lúa
Theo quyết định 315/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2011 và quyết định
số 358/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc
thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011- 2013 và các quyết
định sửa đổi bổ sung với một số nội dung chính sau:
a) Mục đích
Thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho người sản
xuất lúa chủ động khắc phục rủi ro và bù đắp thiệt hại tài chính do hậu quả
thiên tai, dịch bệnh gây ra, góp phần đảm bảo an sinh xã hội nông thôn, an
ninh lương thực và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp.
b)Mức hỗ trợ của Nhà nước và đối tượng được hỗ trợ
Hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân nghèo sản xuất
nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 90% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân cận nghèo sản xuất
nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 60% phí bảo hiểm cho hộ nông dân, cá nhân không thuộc diện
nghèo, cận nghèo sản xuất nông nghiệp tham gia thí điểm BHNN
Hỗ trợ 20% phí bảo hiểm cho tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia thí
điểm BHNN
c) Đối tượng và phạm vi áp dụng
Thực hiện bảo hiểm đối với cây lúa nước tại Nam Định, Thái Bình, Nghệ

An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, An Giang, Đồng Tháp.
Thực hiện bảo hiểm đối với chăn nuôi: Lợn (thịt, nái, đực giống) tại Hà
Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình
Dương, Đồng Nai; Gà (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Đồng
Nai; Vịt (thịt, đẻ) tại Bắc Ninh, Hải Phòng, Đồng Nai; Bò (thịt, cày kéo, sinh
sản) tại Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai; Bò sữa tại Hà
Nội, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai; Trâu (thịt, cày kéo, sinh sản) tại Vĩnh
Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An.
Thực hiện bảo hiểm đối với thủy sản nuôi: Cá tra tại Bến Tre, Trà Vinh;
Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng tại Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng.



8

d) Rủi ro được bảo hiểm và bồi thường bảo hiểm
Thiên tai: Bao gồm các sự kiện bão, lũ, lụt, hạn hán, rét đậm, rét hại,
sương giá, sóng thần, giông, lốc xoáy, xâm nhập mặn theo công bố của cơ
quan chức năng.
Dịch bệnh: Bao gồm các rủi ro bệnh sau: bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn
sọc đen, cháy lá đạo ôn, bạc lá; dịch rầy nâu, sâu đục thân. Các loại dịch bệnh
trên được công bố dịch bệnh hoặc xác nhận dịch bệnh của cơ quan chức năng
có thẩm quyền.
Thực hiện bồi thường bảo hiểm theo quy định hiện hành hoặc bồi thường
dựa trên chỉ số thời tiết, dịch bệnh, sản lượng có liên quan với thiệt hại.
2.1.4. Một số khái niệm khác
Tổng chi phí: là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh với mong muốn mang lại một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
của nông hộ nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. Đối

với những hộ tham gia bảo hiểm thì có thêm phí tham gia bảo hiểm.
TCP = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Phí bảo hiểm + Chi phí khác
Doanh thu: là giá trị của sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu
thụ sản phẩm là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu bằng sản lượng lúa bán ra nhân với giá tại thời
điểm bán lúa.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá
Lợi nhuận: là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí
Thu nhập từ bảo hiểm: là giá trị được bồi thường khi xảy ra thiệt, phần
giá trị bồi thường còn gọi là năng suất sụt giảm
NS sụt giảm = NSBH – NS thu hoạch * Đơn giá BH
Thu nhập: là khoảng chênh lệch giữa doang thu và khoản chi phí bỏ ra,
bao gồm khoản thu nhập từ bảo hiểm cây lúa không bao gồm công lao động
gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Thu nhập bảo hiểm + Công LĐGĐ
9

2.2. LƯỢC KHẢO MỘT SỐ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Nông nghiệp là ngành sản xuất chứa đựng nhiều rủi ro do điều kiện thời
tiết không ổn định, thấy ược những khó đó chương trình Bảo hiểm nông
nghiệp được ban hành để giúp người dân khắc phục rủi ro. Những năm gần
đây Bảo hiểm nông nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu trong nước và ngoài nước. Hiện nay Nghiên cứu về bảo hiểm nông nghiệp
được nhiều tác giả trên thế giới thực hiện.
Nguyễn Tuấn Sơn (2008) nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ số trong
bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
những thành công và thất bại của bảo hiểm nông nghiệp trên thế giới và Việt
Nam. Sử dụng phương pháp đối chiếu để phân tích so sánh những ưu điểm của
các phương pháp bảo hiểm từ đó đề xuất phương hướng ứng dụng sảo hiểm

theo chỉ số vào bảo hiểm nông nghiệp nước ta. Qua việc so sánh giữa hai loại
hình bảo hiểm là: Bảo hiểm nông nghiệp truyền thống (bảo hiểm bồi thường)
và bảo hiểm nông nghiệp theo chỉ số thì thấy bảo hiểm nông nghiệp truyền
thống khó xác định mức độ thiệt hại, không phát huy được tính cộng đồng và
phát sinh rủi ro đạo đức dễ dẫn đến tình trạng trục lợi bảo hiểm, khi phân tích
bảo hiểm theo chỉ số đã thấy được nhiều ưu như: chi phí bảo hiểm thấp, dể
hiểu, dể xác định mức độ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm mang lại
hiểu quả cao cho nông dân và cả công ty bảo hiểm.
Tình hình thực tế hiện nay cho thấy có nhiều người vẫn chưa quan tâm
nhiều đến BHNN, Phạm Thị Định (2013) cho thấy số hộ tham gia và diện tích
tham gia bảo hiểm còn rất ít, các doanh nghiệp chưa mặn mà với việc triển
khai bảo hiểm, người dân đã quen với truyền thống sản xuất nên nhận thức về
các rủi ro còn rất thấp, thu nhập của người dân tương đối thấp nhưng chi phí
bảo hiểm lại cao nên nhiều người còn e ngại khi tham gai bảo hiểm. Một số
nghiên cứu xem xét nguyên nhân khiến cho nhiều người dân không mặn mà
với BHNN, Nguyễn Mậu Dũng (2011) cho thấy quá trình tiến hành xác định
mức độ thiệt hại của từng cá nhân do rủi ro được bảo hiểm gây ra và không
được bảo hiểm gây ra là rất phức tạp, tốn nhiều thời gian và kinh phí. Không
thể tránh được sự xuất hiện những rủi ro đạo đức. Nguyễn Quốc Nghi (2011)
cho thấy, nhiều doanh nghiệp cũng đã thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghệp
nhưng do chi phí quá cao nên công tac thực hiện không thể triển khai tiếp tục,
nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của bảo hiểm nông nghiệp là rủi ro về trục lợi
khi thực hiện bảo hiểm.
Theo Gudbrand Lien et al. (2003) một trong những cách phòng ngừa rủi
ro có hiệu quả cho nông dân là bảo hiểm nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải
10

người nông dân nào cũng nhận thức được điều đó và tự nguyện tham gia bảo
hiểm. Mức độ tham gia bảo hiểm phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, theo
Goodwin et al (1993), hai yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất đến nhu cầu tham gia

bảo hiểm nông nghiệp của nông hộ là diện tích sản xuất và tổng chi phí.Để
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm theo Ashok K.
and Goodwin, Barry K. (2006) quyết định mua bảo hiểm phụ thuộc các nhân
tố như: tuổi, trình độ học vấn, quy mô hộ sản xuất, đặc điểm tài chính, đặc
điểm của hoạt động sản xuất, công tác truyền thông có tác động đến quyết
định mua BHNN của nông hộ. Nguyễn Quốc Nghi (2012) cho thấy khi sử
dụng mô hình hồi quy Probit để kiểm định đã xác định, các yếu tố chính ảnh
hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm là trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích,
chi phí đầu tư, tập huấn kỹ thuật và tổng số rủi ro.
Bài viết này xem xét các yếu tố như giới tính, trình độ học vấn, quy mô
hộ, thời gian sống tại địa phương, năng suất trung bình, tập huấn kỹ thuật có
thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đồng Tháp có 3 huyện được chọn thí điểm, nhưng do hạn chế về thời
gian nên chọn ra 2 huyện đại diện là Tháp Mười và Tân Hồng để lấy số quan
sát điều tra.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp để phân tích.
Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm
ở tỉnh Đồng Tháp, số liệu từ các trang web, bài báo cáo chuyên ngành, báo,
tạp chí, Số liệu tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cục
thống kê tỉnh Đồng Tháp.
Số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp từ
hộ trồng lúa bao gồm hộ có tham gia chương trình bảo hiểm cây lúa và những
hộ không tham gia chương trình bảo hiểm trong vùng. Đề tài chọn mẫu theo
phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện với cỡ mẫu là 120 mẫu tại 2 huyện Tháp
Mười và Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp.
Trong 120 mẫu phỏng vấn trực tiếp có 60 hộ tham gia Bảo hiểm cây lúa
và 60 hộ không tham gia Bảo hiểm cây lúa (xem bảng 2.1)



11

Bảng 2.1 : Số lượng mẫu phỏng vấn
Huyện Xã Số hộ Tần suất (%)
Tháp Mười
Mỹ Quí 25

20,83

Hưng Thạnh 35

29,17

Tân Hồng
Tân Phước 39

32,50

An Phước 21

17,50

Tổng 120

100

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
2.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Để đạt được mục tiêu chính của đề tài, các phương pháp được sử dụng để
phân tích gồm có:
Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích và đánh giá về
thực trạng tham gia bảo hiểm vây lúa của nông hộ. Thống kê là tổng hợp các
phương pháp lý thuyết và ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập được. Kết quả phân tích
của phương pháp này sẽ cho thấy tình hình chung về việc tham gia bảo hiểm
của người dân tại địa bàng nghiên cứu. Các chỉ tiêu sử dụng trong phương
pháp này bao gồm tần số, tỷ lệ %, giá trị nhỏ nhất, trung bình, cao nhất.
Ngoài ra, để xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham
gia bảo hiểm cây lúa, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình Probit.
Mô hình Probit được ứng dụng trong trường hợp biến phụ thuộc là biến nhị
phân dùng để ước lượng xác suất xảy ra của biến phụ thuộc.
Mô hình Probit có dạng như sau:


Trong đó y
i
*
chưa biết. Nó thường được gọi là biến ẩn, chúng ta xem xét
biến giả y
i
được khai báo như sau :

y
i
=

Trong đó :
- y

i
= 1 nông hộ có tham gia bảo hiểm cây lúa
- y
i
= 0 nông hộ không tham gia bảo hiểm cây lúa
1 nếu y
i
*
> 0
0 nếu y
i
*
≤ 0
iijj
k
j
i
uxy 



1
0
*
12

-
j



,
0
là hệ số trong mô hình
-
i
u
là sai số ượng lượng
- x
ij
là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm
cây lúa của nông hộ.
Diễn giải các biến độc lập trong mô hình và giả thuyết kỳ vọng
Tuổi (X
1
): là biến số tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ tham gia trồng lúa.
Khi tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận bảo hiểm cây lúa sẽ không cao so với
người trẻ tuổi. Những chủ hộ càng lớn tuổi họ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm là chính nên sẽ không quan tâm nhiều đến bảo hiểm. Yếu tố này được
kỳ vọng sẽ có tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
Giới tính (X
2
): là giới tính của chủ hộ, được xem như là biến giả, có giá
trị là 1 nếu chủ hộ là nam và giá trị 0 nếu chủ hộ là nữ. Với đặc điểm kinh tế
xã hội ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng, thì người nam luôn là
người trụ cột và đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình. Thông
thường khi chủ hộ là nam thì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm trọng việc trồng lúa
vì đa phần chủ hộ trồng lúa đều là nam, hộ có thể dễ dàng gặp gỡ trao đổi kinh
nghiệm hơn nữ, khả năng biết đến bảo hiểm cây lúa cũng cao hơn, nên quyết
định tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng.
Tập huấn (X

3
): là tham gia các lớp tập huấn của chính quyền địa phương
hoặc của công ty bảo hiểm về các hoạt động có liên quan đến sản xuất nông
nghiệp cũng như việc ứng dụng KHKT vào sản xuất. Biến này được kỳ vọng
sẽ có tương quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
Quy mô hộ (X
4
): biến này thể hiện số thành viên trong gia đình một hộ,
khi gia đình có nhiều người thì khẳ năng tiếp cận với thông tin về bảo hiểm
cũng nhiều hơn, quyết định tham gia bảo hiểm cũng sẽ tăng.
Diện tích trồng lúa (X
5
): Đây là biến thể hiện tổng diện tích đất tham gia
trồng lúa của nông hộ, khi diện tích nhiều thì khả năng tham gia bảo hiểm sẽ
cao vì để được lợi nhuận sau mỗi vụ cũng sẽ cao sẽ phải tốn nhiều chi phí đầu
vào, khi sản xuất có xảy ra rủi ro họ bị thiệt hại ảnh hưởng nhiều đến năng
suất. Vì vậy, để có thể ổn định thu nhập họ sẽ tham gia bảo hiểm, biến này sẽ
có ảnh hưởng nhiều đến quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của nông hộ.
Giá bán trung bình (X
6
): thể hiện mức giá trung bình chung trong năm.
Khi người nông dân là những giống lúa có tham gia bảo hiểm cây lúa được
công ty bao tiêu sản phẩm sẽ bán được mức giá cao hơn những hộ không tham
13

gia và ổn định được đầu ra. Biến này được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận
với quyết định tham gia bảo hiểm của hộ trồng lúa.
Năng suất trung bình (X
7
): đây là biến thể hiện mức năng suất trung bình

trong năm của hộ. Khi tham gia sản xuất ai cũng kỳ vọng sẽ đạt năng suất cao,
nhưng điều kiện thời tiết diễn biến thất thường là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sụt giảm năng suất. Để khắc phục vấn đề này những hộ có năng
suất giảm sẽ có nhiều quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa cũng sẽ cao hơn
so với những hộ có năng suất cao.
Chi phí sản xuất trung bình (X
8
) : là tổng chi phí đầu tư trong một vụ của
nông hộ, kể cả chi phí lao động gia đình. Khi bỏ ra nhiều chi phí ai cũng hy
vọng sẽ thu lại mức lợi nhuận cao. Các nông hộ trồng lúa phần lớn không có
nhiều khoản thu nhập khác, vốn đầu tư cho các chi phí đầu vào không nhiều.
Nhiều hộ mua phân và thuốc BVTV phải đợi đến cuối vụ mới thanh toán. Vì
thế, họ sẽ quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa. Biến này được kỳ vọng sẽ có
tương quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các biến với dấu kỳ vọng được xem xét trong mô
hình nghiên cứu
Biến Diễn giải Kỳ vọng
Tuổi (X
1
) Tuổi của chủ hộ -
Giới tính (X
2
) Biến giả, bằng 1 là nam và bằng 0 là nữ +
Tập huấn (X
3
) Biến giả, bằng 1 là có tập huấn và bằng 0 là
không tập huấn
+
Số thành viên
(X

4
)
Số thành viên trong gia đình nông hộ +
Diện tích trồng
lúa (X
5
)
Diện tích đất lúa tính bằng ha +
Giá bán trung
bình (X
6
)
Mức giá trung bình tính bằng nghìn đồng/kg +
Năng suất trung
bình (X
7
)
Năng suất trung bình tính bằng kg/ha -
Chi phi sản xuất
trung bình (X
8
)
Chi phí đầu tư trên 1ha của nông hộ
(nghìn đồng/ha)
+
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế, 2013
14

Nhận thấy, các biến gồm: giới tính chủ hộ, tập huân kỹ thuật, số thành
viên trong gia đình, diện tích trồng lúa, chi phí sản xuất lúa và giá bán được kỳ

vọng sẽ có tương quan thuận với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa của
nông hộ. Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, các hộ tham gia bảo hiểm
ngoài việc để giảm rủi ro còn vì để giảm chi phí đầu vào và khi được phổ biến
rõ thì sẽ tham gia nhiều. Các biến còn lại gồm: tuổi và năng suất được kỳ vọng
sẽ có tương quan nghịch với quyết định tham gia bảo hiểm cây lúa.
Như vậy, ở chương này tác giả trình bày tổng quát cơ sở lý luận về kinh
tế nông hộ và bảo hiểm nông nghiệp, phân loại bảo hiểm nông nghiệp, giới
thiệu sơ lược về chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-
2013, lược khảo một số nghiên cứu có liên quan về bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam và trên thế giới. Ngoài ra, phần phương pháp nghiên cứu đưa ra cách
thức thu thập số liệu và phương pháp phân tích số liệu bằng mô hình hồi quy
nhằm phục vụ cho nghiên cứu.



















15

CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1. GIỚI THIỆU VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
3.283km
2
, có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa thứ 3 của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tỉnh Đồng Tháp đã đạt được những thành quả kinh
tế rất đáng phấn khởi, có chỉ số tăng trưởng GDP cao và chỉ số về cạnh tranh
kinh tế đứng thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (Sở Nông
Nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp, 2013).
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Tháp
Hình 3.1 Bản đồ hành chính tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long,
nằm ở đầu nguồn sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới
hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía
Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía
Tây giáp An Giang, phía Đông giáp Tiền Giang và Long An. Tỉnh Đồng Tháp
có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia với chiều dài khoảng 50 km
từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân
và Thường Phước. Hệ thống, đường quốc lộ 30 80, 54 cùng với quốc lộ

×