Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện tam bình, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 138 trang )













VÕ THỊ THÚY VI






















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành : 52620115



Tháng 11/2013

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG
Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG






























Tháng 11/2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐỖ THỊ HOÀI GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành : 52620115
VÕ THỊ THÚY VI
MSSV : 4105174
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG
Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG


i

LỜI CẢM TẠ

Chân thành ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành, yêu thương, nuôi
dưỡng con nên người.
Chân thành biết ơn cô Đỗ Thị Hoài Giang, người cô đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tình chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt những năm học các cấp.
Chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các
Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn anh Ngô Minh Long, Ban lãnh đạo, các cô chú, các
anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Châu Thành – Tỉnh
Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn của
mình.
Cám ơn các bạn của em, nhất là các bạn của lớp Kinh tế nông nghiệp 2
khóa 36 đã chia sẽ niềm vui, nổi buồn và giúp nhau trong học tập.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận
văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có
ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!


Cần Thơ, ngày…. Tháng… năm2013
Người thực hiện


Võ Thị Thúy Vi
ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày…. Tháng… năm 2013
Người thực hiện


Võ Thị Thúy Vi
iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
























Tam Bình, ngày tháng năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN























Cần Thơ., ngày tháng năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
(ký tên và ghi họ tên)
v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN























Cần Thơ., ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(ký tên và ghi họ tên)




vi

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Không gian nghiên cứu 3
1.3.2 Thời gian nghiên cứu 3

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ 4
2.1.1.1 Nông hộ 4
2.1.1.2 Kinh tế nông hộ 4
2.1.2 Khái niệm sản xuất 4
2.1.3 Hiệu quả kỹ thuật 5
2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích 6
2.1.4.1 Chi phí sản xuất 6
2.1.4.2 Doanh thu 6
2.1.4.3 Lợi nhuận 6
2.1.4.4 Thu nhập 6
2.1.4.5 Một số chỉ tiêu tài chính 7
2.1.5 Phương pháp DEA 7
2.1.6 Lược khảo tài liệu 9
vii

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 11
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 12
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 12
2.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả 13
2.2.3.2 Phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối 13
CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 15
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG 15
3.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.2 Khí hậu 15

3.1.3 Đặc điểm địa hình 15
3.1.4 Dân số 16
3.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 16
3.1.6 Kinh tế, văn hóa và xã hội 18
3.2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH 19
3.2.1 Vị trí địa lý 19
3.2.2 Điều kiện tự nhiên 20
3.2.3 Điều kiện xã hội 20
3.2.3.1 Nguồn nhân lực 20
3.2.3.2 Trình độ lao động 21
3.2.4 Tình hình kinh tế - xã hội 21
3.2.5 Dân số và lao động 22
3.2.6 Tình hình sản xuất nông nghiệp 23
3.2.6.1 Trồng trọt 23
3.2.6.2 Chăn nuôi 24
viii

3.2.6.3 Thủy sản 24
3.3 KHÁI QUÁT VỀ DƯA HẤU 24
3.3.1 Nguồn gốc 24
3.3.2 Đặc điểm 25
3.3.3 Các loại giống dưa hấu 26
3.3.4 Kỹ thuật trồng và chăm sóc 27
3.3.4.1 Kỹ thuật trồng 27
3.3.4.2 Chăm sóc 29
3.3.5 Giá trị dinh dưỡng 29
3.4 THỰC TRẠNG CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU Ở HUYỆN TAM
BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 30
3.4.1 Tình hình tiêu thụ 30
3.4.2 Thực trạng sản xuất 31

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG
DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG
34
4.1 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH
VĨNH LONG 34
4.1.1 Đặc điểm của nông hộ trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
34
4.1.1.1 Tuổi và kinh nghiệm của các nông hộ trồng dưa hấu trên đất ruộng ở
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 34
4.1.1.2 Trình độ học vấn 37
4.1.1.3 Tham gia tập huấn và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất 38
4.1.1.4 Các nguồn lực đầu vào của quá trình trồng dưa hấu của nông hộ 39
4.1.1.5 Những thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu ra và đầu vào trong sản
xuất 42
4.1.2 Phân tích chi phí – lợi nhuận 45
ix

4.1.2.1 Các khoản mục chi phí 45
4.1.2.2 Doanh thu 55
4.1.3 Phân tích các chỉ số tài chính của các nông hộ trồng dưa hấu ở huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long 56
4.2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU
Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 59
4.2.1 Các biến sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu 59
4.2.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long 61
4.2.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 62
4.2.4 Định hướng các yếu tố đầu vào hiệu quả 63
4.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU

Ở HUYỆN TAM BÌNH, TỈNH VĨNH LONG 65
4.3.1 Thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh
Vĩnh Long 65
4.3.1.1 Thuận lợi 65
4.3.1.2 Khó khăn 66
4.3.2 Giải pháp 67
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 KẾT LUẬN 68
5.2 KIẾN NGHỊ 69
5.2.1 Đối với nông hộ 69
5.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71




x

PHỤ LỤC BẢNG
Trang
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật qua xây dựng mô hình (mô hình ước lượng TE, AE và
CE) 5
Bảng 2.1: Phân phối mẫu điều tra 2 xã ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 12
Bảng 2.2: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 14
Bảng 3.1: Đơn vị hành chính của huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 22
Bảng 3.2: Diện tích trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long từ năm
2011 đến tháng 6 – 2013 31
Bảng 3.3: Diện tích các xã trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu trong 6 tháng đầu
năm 2013 33
Bảng 4.1: Tuổi và số năm kinh nghiệm của các nông hộ điều tra 35

Bảng 4.2: Số tuổi của các nông hộ tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 35
Bảng 4.3: Số năm kinh nghiệm trồng dưa hấu tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 36
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ điều tra tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 38
Bảng 4.6: Tỷ lệ tham gia tập huấn của nông hộ 39
Bảng 4.7: Nguồn lực lao động của các nông hộ 40
Bảng 4.8: Các loại giống ở 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 42
Bảng 4.9: Thuận lợi và khó khăn của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến việc
trồng dưa hấu trên đất ruộng 43
Bảng 4.10: Thuận lợi và khó khăn của thị trường đầu ra 44
Hình 4.1 Các loại giống nông hộ sử dụng trong vụ Hè Thu 2013 47
Bảng 4.11: Chi phí phân bón của các nông hộ trồng dưa hấu ở 2 xã Loan Mỹ và
Ngãi Tứ 48
Bảng 4.12: Lượng sử dụng phân bón của nông hộ 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 49
Bảng 4.13: Chi phí sử dụng thuốc BVTV của các nông hộ 2 xã Loan Mỹ và Ngãi
Tứ 51
Bảng 4.14: Chi phí màng phủ của nông hộ 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ 54
xi

Bảng 4.16: Các chỉ số tài chính của các nông hộ trồng dưa hấu ở huyện Tam
Bình, tỉnh Vĩnh Long 57
Bảng 4.17: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của mô
hình trồng dưa hấu 60
Bảng 4.18: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng dưa hấu ở
huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 61
Bảng 4.19: Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 63
Bảng 4.20: Lượng các yếu tố đầu vào hiệu quả 64























xii

PHỤ LỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật qua xây dựng mô hình (mô hình ước lượng TE, AE và
CE… 5
Hình 4.1 Các loại giống nông hộ sử dụng trong vụ Hè Thu 2013………… 47



























xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
LĐGĐ : Lao động gia đình
KHKT : Khoa học kỹ thuật
DT/CP : Doanh thu trên chi phí
LN/CP : Lợi nhuận trên chi phí

TN/CP : Thu nhập trên chi phí
LN/DT : Lợi nhuận trên doanh thu
TN/LĐGĐ : Thu nhập trên ngày công lao động gia đình
TE : Hiệu quả kỹ thuật (Technical Efficiency)
AE : Hiệu quả phân phối nguồn lực (Allocative Efficiency)
CE : Hiệu quả chi phí (Cost Efficiency)
DEA : Phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis)
CRS : Hiệu quả không đổi theo quy mô (Constant returns to Scale)
DMU : Đơn vị tạo quyết định (Decision making unit)
BVTV : Bảo vệ thực vật
Ha : Hecta











1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với Việt Nam, nông nghiệp có vai trò và vị trí quan trọng trong nền kinh
tế. Giá trị sản xuất Nông – Lâm – Thủy sản năm 2012 theo giá so sánh năm 1994
ước tính đạt 255,2 nghìn tỷ đồng, tăng 3,4% so với năm 2011, trong đó nông

nghiệp đạt 183,6 nghìn tỷ đồng (tăng 2,8%), lâm nghiệp đạt 8,3 nghìn tỷ đồng
(tăng 6,4%) và thủy sản đạt 63,3 nghìn tỷ đồng (tăng 4,5%). Và cũng từ đó, Việt
Nam hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó đồng bằng sông Cửu
Long là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Dựa vào vị trí thuận lợi và lượng phù sa bồi đắp khá dồi dào nên đồng bằng
sông Cửu Long đã phát huy tối ưu thế mạnh của vùng là sản xuất nông nghiệp và
cây trồng chủ lực vẫn là cây lúa. Trong năm 2011, diện tích lúa ở đồng bằng sông
Cửu Long ước đạt 4.089,3 nghìn ha (tăng 50,89% so với năm 2010), với sản
lượng ước đạt 23.186,3 nghìn tấn (tăng 51,85% so với năm 2010). Qua đó cho
thấy diện tích và sản lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long ngày một tăng nhằm
đáp ứng kịp thời nhu cầu lương thực cho cả nước và xuất khẩu như hiện nay, đó
cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến nông dân đẩy mạnh sản xuất lúa, từ hai vụ lúa
trong năm tăng lên ba vụ lúa (Đông Xuân, Hè Thu và Thu Đông). Từ việc thâm
canh tăng vụ như hiện nay đã gây ra hiện tượng độc canh cây lúa, cùng với điều
kiện khí hậu và sâu bệnh diễn biến thất thường như hiện nay đã gây ra những ảnh
hưởng đến năng suất cũng như sản lượng lúa, thời gian canh tác đất quá nhiều nên
dinh dưỡng của đất dần mất đi độ màu mỡ, sâu bệnh có thời gian sinh trưởng và
phát triển liên tục và sự xuất hiện của những sâu bệnh mới. Để khắc phục những
hệ quả xấu từ việc độc canh cây lúa, một số tỉnh đã áp dụng mô hình luân canh
lúa với hoa màu nhằm hạn chế được những dịch bệnh gây hại, cung cấp độ màu
mỡ cho đất và tăng năng suất lúa cũng như hoa màu, góp phần cải thiện thu nhập
cho các nông hộ khi áp dụng mô hình trồng luân canh lúa với các loại cây ngắn
ngày khác nhau như: Lúa – bắp, lúa – đậu, lúa – rau, lúa – dưa hấu…
Dưa hấu được xem là loại cây đã áp dụng thành công mô hình trồng dưa hấu
trên đất ruộng, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân trong vụ Đông
Xuân và Hè Thu. Với đặc tính chịu khô hạn,dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn
(khoảng 70 ngày), ít sâu bệnh gây hại, lượng nước cung cấp cho dưa hấu cũng ít
hơn so với cây lúa và đem lại thu nhập cao hơn hẳn so với việc trồng lúa.
2


Hiện nay, Vĩnh Long là tỉnh áp dụng thành công và đang tiến hành nhân
rộng mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng trong toàn tỉnh. Tiêu biểu là huyện
Tam Bình, một trong những huyện đang đẩy mạnh phát triển mô hình này, cùng
với việc giải quyết những vấn đề bất cập của các nông hộ trong việc chọn lựa
giống, phòng trừ sâu bệnh, kỹ thuật canh tác, đảm bảo thời gian canh tác giữa 2
vụ,… Do đó, tôi chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa
hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” nhằm giúp các nông hộ
giải quyết được những khó khăn gặp phải trong các yếu tố đầu vào.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng
ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nhằm đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả
kỹ thuật trong việc trồng dưa hấu trên đất ruộng nâng cao thu nhập cho nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết các
mục tiêu cụ thể sau:
(1) Phân tích thực trạng của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
(2) Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình trồng dưa hấu trên đất
ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
(3) Phân tích hiệu quả kỹ thuật từ việc trồng dưa hấu trên đất ruộng ở huyện
Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
(4) Đề xuất giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình
trồng dưa hấu ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Các yếu tố đầu vào nào được sử dụng khi hộ nông dân áp dụng mô hình
trồng dưa hấu trên đất ruộng?
(2) Lợi nhuận mà nông dân thu được khi áp dụng mô hình?
(3) Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của nông hộ khi áp dụng mô
hình?

(4) Những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng
dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.



3

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Số liệu được thu thập tại 2 xã Loan Mỹ và Ngãi Tứ của huyện Tam Bình,
tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng những thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ năm
2010 đến tháng 6/2013.
Sử dụng thông tin về số liệu sơ cấp được thu thập trong vụ trồng dưa hấu
gần nhất (niên vụ 2012 – 2013) và vụ mùa được phân tích trong đề tài là vụ Hè
thu (từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013).
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân áp dụng mô hình trồng
dưa hấu trên đất ruộng ở huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

















4

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Nông hộ
Theo nghị quyết X của Bộ Chính trị (1988) đã khẳng định nông hộ là một
đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ là hộ có phương tiện kiếm sống từ ruộng đất và sử
dụng chủ yếu lao động gia đình để sản xuất, luôn nằm trong hệ thống kinh tế rộng
lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia một phần vào thị trường với mức
độ chưa hoàn chỉnh.
2.1.1.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả kinh tế - xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. (Nguồn: NQ số
06 – NQ/TW của Bộ Chính trị)
Đảng luôn có những chính sách nhằm khuyến khích kinh tế nông hộ phát
triển mạnh mẽ nhằm tạo ra lượng sản phẩm hàng hóa đa dạng có chất lượng cũng
như giá trị ngày càng cao, tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình, cải thiện đời sống
về mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất
khẩu, đồng thời thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông hộ.
2.1.2 Khái niệm sản xuất

Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qua quá trình biến đổi
(inputs) nhằm tạo ra các yếu tố đầu ra, một sản phẩm hay dịch vụ nào đó
(outputs). (Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, 2008)
Xen canh là trồng xen canh thêm một loại cây khác, nhằm tận dụng diện
tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn thu.
Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trồng một loại hoặc ít nhất một loại
cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động:
5

 Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử dụng
trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động còn lao
động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
 Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.
 Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
2.1.3 Hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của hiệu quả
kinh tế, vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ
thuật.

(Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, Bài giảng kinh tế sản xuất, 2008)
Hình 2.1 Hiệu quả kỹ thuật qua xây dựng mô hình (mô hình ước lượng
TE, AE và CE)
Từ điểm A, B, B’ xây dựng đường giới hạn khả năng sản xuất SS’ dựa vào
các đơn vị đạt hiệu quả cao nhất.

B và B’ nằm trên đường SS’ là các điểm có đơn vị sản xuất đạt hiệu quả kỹ
thuật cao nhất (TE).
6

Nếu xét A không nằm trên SS’, do đó A không đạt TE.
Hệ số hiệu quả kỹ thuật TE của A là: TE = OB/OA
Hệ số hiệu quả kỹ thuật TE của B và B’ là: TE = 1 = 100%
2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong phân tích
2.1.4.1 Chi phí sản xuất
Chi phí: Là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất
định. Gồm có:
+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh
doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong
một khuôn khổ đơn vị nhất định.
+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi
theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng.
+ Tổng chi phí là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra sản
phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê) (CPLĐ), chi
phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK)
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
2.1.4.2 Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
2.1.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu được sau khi lấy doanh thu trừ chi phí.
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí (gồm chi phí LĐGĐ)
2.1.4.4 Thu nhập
Thu nhập bao gồm lợi nhuận với chi phí LĐGĐ bỏ ra.

Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí LĐGĐ
Trong đó:
7

LĐGĐ là số ngày công lao động mà người trực tiếp sản xuất bỏ ra. LĐGĐ
được tính bằng đơn vị trên ngày công (mỗi ngày công được tính bằng 8 giờ lao
động).
2.1.4.5 Một số chỉ tiêu tài chính
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư
thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP nhỏ
hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản xuất hòa vốn,
DT/CP lớn hơn 1 thì người sản xuất mới có lời.
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra
thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương thì người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng bỏ ra chủ thể
đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì người
sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy chủ đầu tư sử dụng lao động nhàn rỗi có
hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là chủ đầu tư giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
Thu nhập trên ngày công LĐGĐ (TN/LĐGĐ): chỉ tiêu này phản ánh thu
nhập do sử dụng một ngày công LĐGĐ tạo ra.
2.1.5 Phương pháp DEA
Phương pháp tham số (Paramatric or econometrics) và phi tham số (Non –
parametric methods) là 2 phương pháp được dùng trong đo lường hiệu quả kỹ
thuật. DEA sử dụng phương pháp phi tham số, nghĩa là sử dụng các số liệu thực
đầu ra và đầu vào trên diện tích đất canh tác nhằm phân tích để đưa ra các giải
pháp khắc phục các nông hộ không đạt được hiệu quả cũng như thống kê trong

kinh tế.
Phương pháp phân tích bao màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận
ước lượng biên, khác với phương pháp phân tích biên ngẩu nhiên (Stochastic
Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (Econometric), DEA dựa theo
phương pháp chương trình tuyến tính (Linear programming) để ước lượng cận
biên sản xuất.

8

 Mô hình ước lượng
TE, AE và CE được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng
bao dữ liệu, định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (The
Constant Returns to Scale Input – Oriented DEA Model, CRS – DEA Model),
liên quan đến nhiều biến đầu vào và nhiều biến đầu ra (The multi – input multi –
output case).
Giả định có N đơn vị tạo quyết định (Decision making unit – DMU), mỗi
DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Để ước
lượng TE, AE và CE của từng DMU, một tập hợp phương trình tuyến tính phải
được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Mô hình CRS Input – Oriented DEA
có dạng:




Trong đó: = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,
= vectơ số lượng các yếu tố đầu theo hướng tối thiểu hóa chi phi
sản xuất của DMU thứ i được xác định bởi mô hình,
i = 1to N (số lượng DMU),
k = 1 to S ( số sản phẩm),
j = 1 to M (số biến đầu vào),

= lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,
= lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,
= các biến đổi ngẫu.
Việc ước lượng TE, AE và CE trong mô hình này sẽ sử dụng chương trình
DEAP phiên bản 2.1.
(Theo Coelli T. J., D. S. P. Rao, O’Donnell C. J., G. E. Battese, 2005)
9

2.1.6 Lược khảo tài liệu
Phạm Quốc Dũng (2010) và Võ Thị Thúy Diễm (2011) cùng phân tích hiệu
quả kinh tế của cây lúa ở ĐBSCL. Tuy có khác nhau về địa bàn nghiên cứu
nhưng cả hai đề tài đều hướng đến việc phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ
trồng lúa và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình bền vững,
nâng cao thu nhập cho người trồng lúa. Đề tài của Phạm Quốc Dũng nghiên cứu 2
mô hình: mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu trên địa bàn huyện Châu
Thành A, tỉnh Hậu Giang. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận (CBA), phương pháp bao hàm dữ liệu
(DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình. Kết quả đề tài cho thấy mô
hình 3 lúa và mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu đều cho lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là
khá cao lần lượt là 1,6 và 1,9. Kết quả cũng cho thấy hiệu quả kỹ thuật của mô
hình 3 lúa thấp hơn của mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu. Tuy nhiên chênh lệch này là
không cao, cụ thể ở mô hình 3 lúa có hiệu quả kỹ thuật trung bình là 0,9366 và
con số này ở mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu là 0,937. Đề tài khuyến khích hộ sản xuất
chuyển đổi sản xuất từ mô hình 3 lúa sang mô hình 2 lúa – 1 dưa hấu do điều kiện
thời tiết và địa chất ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang không phù hợp sản
xuất độc canh. Còn đề tài của Võ Thị Thúy Diễm được nghiên cứu ở hai tỉnh Cần
Thơ và Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thứ cấp từ các báo cáo,
các kỳ niên giám thống kê của tỉnh và hơn 192 số quan sát số liệu sơ cấp được thu
thập qua quá trình phỏng vấn trực tiếp (cụ thể ở Cần Thơ là 94 số quan sát và
Đồng Tháp 98 số quan sát). Cũng thông qua các phương pháp thống kê mô tả,

phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận để so sánh hai mô hình đồng thời sử
dụng hàm hồi quy đa biến để tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến mô hình trồng lúa ở
Đồng Tháp và Cần Thơ. Kết quả phân tích cho thấy tỷ suất lợi nhuận không khác
nhiều so với mô hình độc canh lúa của Phạm Quốc Dũng. Ở Đồng Tháp có tỷ
suất lợi nhuận là 1,92 và Cần Thơ là 1,75. Đề tài cũng sử dụng kiểm định Main
Whitney nhằm khẳng định hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa ở TP. Cần
Thơ cao hơn nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp. Cả hai đề tài tuy cùng nghiên
cứu về hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa tuy nhiên cả hai đề tài đều chưa
nghiên cứu hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế bao gồm hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân phối nguồn lực. Trong đó đề tài của Phạm Quốc Dũng chỉ nghiên
cứu đến hiệu quả kỹ thuật thông qua phương pháp DEA (phương pháp phân tích
bao màng dữ liệu) còn đề tài của Võ Thị Thúy Diễm chỉ dừng lại ở phân tích hiệu
quả sản xuất thông qua phân tích CBA (phương pháp phân tích chi phí – lợi
nhuận). Tuy nhiên đề tài của Phạm Quốc Dũng đã đề ra được mô hình sản xuất
10

hiệu quả để mở rộng và phát triển còn đề tài của Võ Thụy Thúy Diễm đã xác định
được những nhân tố để phát huy và nhân tố xấu để khắc phục từ đó định hướng
phát triển mô hình phát triển bền vững. Nguyễn Minh Tâm (2011) cũng nghiên
cứu hiệu quả kinh tế nhưng trên cây lác tại xã Trung Thành Đông, huyện Vũng
Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài này đã khắc phục được những hạn chế của hai đề tài
trên khi nghiên cứu đúng định nghĩa hiệu quả kinh tế là bao gồm hiệu quả kỹ
thuật và hiệu quả phân phối (Tim Coelli, 2005). Nguyễn Minh Tâm đã đưa ra
từng mức hiệu quả kỹ thuật (TE) và từng mức hiệu quả phân phối (AE) từ đó đưa
ra hiệu quả kinh tế của từng nông hộ (EE = TE*AE) thông qua phương pháp
DEA của Tim Coelli, D.S.Prasada Rao và George E. Battese. Kết quả cho thấy
hiệu quả chi phí vụ 1 và vụ 2 năm 2010 ở xã Trung Thành Đông lần lượt là
60,7% và 56,3%. Đồng thời đề tài cũng phân tích hiệu quả tài chính và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người trồng lác. Lợi nhuận thu được so
với tổng chi phí bỏ ra để sản xuất của các nông hộ sản xuất lác trong cả vụ 1 và

vụ 2 năm 2010 trung bình lần lượt là 0,70 và 0,71, con số này chỉ nằm ở mức
trung bình so với các sản phẩm nông nghiệp khác lý do mà đề tài đưa ra là phân
bón và thuốc BVTV chưa được nông hộ sử dụng một cách triệt để hay nói cách
khác các nông hộ vẫn còn sử dụng lãng phí làm chi phí sản xuất tăng lên. Đề tài
mặc dù đã phân tích rỏ ràng các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng suất và hiệu
quả kinh tế như thế nào nhưng chưa đưa ra được mô hình sản xuất lác hiệu quả để
nông dân có thể điều chỉnh lượng đầu vào hợp lý góp phần tăng năng suất và
giảm chi phí sản xuất.
Trần Thị Thảo (2011) và Nguyễn Kim Thắm (2009) cũng có những nghiên
cứu về cây chủ lực của tỉnh Hậu Giang. Cây mía và cây khóm được xem là 2
trong 5 cây chủ lực của tỉnh. Trần Thị Thảo nghiên cứu đề tài với mục tiêu chính
là phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc trồng mía ở thị xã Ngã Bảy tỉnh Hậu
Giang. Mục tiêu chung của đề tài được kết luận thông qua phương pháp ước
lượng OLS và MLE có 4 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến năng suất đó là phân Đạm,
phân Lân, phân Kali và lao động gia đình mà nông hộ sử dụng. Qua kết quả cũng
cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình nông hộ đạt được là 92,460% mức
hiệu quả kỹ thuật này cao tuy nhiên cần nâng cao hiệu quả kỹ thuật thêm 7,54%
mới đạt được hiệu quả kỹ thuật tối ưu. Thông qua phân tích các khoản mục chi
phí – lợi nhuận đề tài cũng đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận là 0,772. Còn đề tài của
Nguyễn Thị Kim Thắm nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và khâu tiêu thụ khóm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các tác nhân tham gia đều có lãi ít đôi khi lỗ trong
hoạt động sản xuất. Trong khi thương lái, vựa có hiệu quả kinh doanh cao nhất.

×