Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.04 KB, 100 trang )



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NÔNG THẾ HIỂN



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DONG RIỀNG TẠI XÃ THÀNH CÔNG,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học: : 2010 - 2014







Thái Nguyên, năm 2014

1




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM




NÔNG THẾ HIỂN



Tên đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DONG RIỀNG TẠI XÃ THÀNH CÔNG,
HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO BẰNG


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp

Khoa : Kinh tế & PTNT
Khóa học: : 2010 - 2014
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đỗ Hoàng Sơn



Thái Nguyên, năm 2014

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu chung 2
2.2. Mục tiêu cụ thể 3
3. Ý nghĩa của khóa luận 3
3.1 Ý nghĩa trong học tập 3
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3
4. Bố cục của khóa luận 4
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC 5
1.1.1. Cơ sở lý luận 5
1.1.1.1. Khái niệm mô hình 5
1.1.1.2. Khái niệm đánh giá 6
1.1.1.3. Hiệu quả về kinh tế 8
1.1.1.4. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế 11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn 12
1.2. Khái quát về cây Dong riềng 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 24
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 24

2.1.1.Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 24
2.1.2.1. Phạm vi không gian 24
2.1.2.2. Phạm vi thời gian 24
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 24
1

2.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 24
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin. 25
2.4.2 Phương pháp xử lý số liệu 27
2.4.3. Phương pháp so sánh 27
2.5. HỆ THỐNG CHI TIÊU NGHIÊN CỨU 27
2.5.1. Chi tiêu giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích 27
2.5.2. Chi phí và lợi nhuận trên một đơn vị diện tích 30
2.5.3. Lợi nhuận bình quân 30
2.5.4. Những chỉ tiêu về hiệu quả xã hội 30
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ
THÀNH CÔNG 31
3.1.1. Đặc điểm và điều kiện tự nhiên 31
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình 31
3.1.1.2. Đất đai, thổ nhưỡng 32
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn 34
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Thành Công 36
3.1.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng 40
3.1.3.1 Giao thông 40
3.1.3.2. Thủy lợi và nước sinh hoạt 41
3.1.3.3. Điện 42
3.1.3.4. Giáo dục 43

3.1.3.5. Y tế 44
3.1.3.6. Hạ tầng 44
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiên tự nhiên và kinh tế xã hội xã Thành công46
3.1.4.1. Những thuận lợi 46
2

3.1.4.2. Những khó khăn 47
3.2. THỰC TRẠNG CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỦ DONG RIỀNG 47
3.2.1. Quá trình phát triển cây Dong riềng tại xã Thành Công 47
3.2.2. Thực trạng chế biến Dong riềng tại xã Thành Công 49
3.2.3. Thực trạng tiêu thụ Dong riềng xã Thành Công 50
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây Dong riềng tại xã
Thành Công 50
3.2.4.1. Những thuận lợi 50
3.2.4.2 Những Khó khăn 51
3.2.5. Những tồn tại trong phát triển Dong riềng tại xã Thành Công 51
3.2.6. Công tác tổ chức tập huấn mô hình 52
3.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY DONG RIỀNG 53
3.3.1. Khái quát thông tin về các hộ điều tra 53
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng cây Dong riềng 54
3.3.2.1. Chi phí đầu tư cho 1000m
2
54
3.3.2.2. Hiệu quả kinh tế trên 1000m
2
57
3.3.2.3. So sánh hiệu quả kinh tế tính cho 1000m
2
59
giữa cây Dong riềng và cây Sắn 61

3.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TẠI CÁC HỘ ĐIỂN HÌNH 65
3.4.1. Hộ điển hình trong sản xuất 65
3.4.2. Hộ điển hình trong thu gom, sơ chế 66
3.4.3. Hộ điển hình trong chế biến miến Dong 67
CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG MÔ HÌNH TRỒNG DONG RIỀNG TẠI XÃ
THÀNH CÔNG 69
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DONG RIỀNG TẠI XÃ THÀNH CÔNG . 69
4.1.1. Sử dụng đất có hiệu quả. 69
3

4.1.2. Sự dụng có hiệu quả của lao động và kiến thức của người dân 69
4.1.3. Định hướng chế biến để nâng cao giá trị 70
4.1.4. Định hướng trong tổ chức và tiêu thủ 70
4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 70
4.2.1. Các giải pháp chung. 70
4.2.1.1. Các giải pháp quy hoạch 70
4.2.1.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất. 71
4.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật 71
4.2.1.4. Giải pháp về vốn và sản xuất 72
4.1.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng. 73
4.2.2. Giải pháp củ thể 74
4.2.2.1. Giải pháp phát triển cho từng thôn 74
4.2.2.2. Giải pháp trồng xen canh 74
4.2.2.3. Giải pháp cho đâu tư 75
4.2.2.4. Giải pháp về chế biến 75
4.2.2.5. Giải pháp về tiêu thụ 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
1.KẾT LUẬN 76
2. KIẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Lượng phân bón đâu tư cho 1.000m
2
trồng Dong riềng 22

Bảng 1.2: Tóm tắt thời kỳ bón phân 23

Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất đai của xã thành công 33

Bảng 3.2: Tình hình nhân khẩu và lao động xã Thành Công. 37

Bảng 3. 3 Cơ câu kinh tế trong 3 năm 2011- 2013 39

Bảng 3.4 Diện tích, năng xuất và sản lượng Dong riềng của xã. 49

Bảng 3.5: Các hộ tham gia và không tham gia tập huấn năm 2013 52

Bảng 3.6: Thông tin cơ bản về nhóm các hộ điều tra 53

Bảng 3.7: So sánh chi phí cho việc trồng 1.000m
2
cây Dong riềng và cây Sắn55

Bảng 3.8: So sánh chi phí lao động cho việc trồng 1.000m
2
Dong riềng và Sắn56


Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế cây Dong riềng tính cho1000m
2
57

Bảng 3.10: So sánh giá qua 3 năm của cây Dong riềng và cây Sắn 59

Bảng 3.11: So sánh doanh thu của cây Dong riềng và cây Sắn 60

Bảng 3.12: So sánh kết quả từ cây Dong riềng, cây Sắn năm 2013 62






DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận 61










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện dưới sự

hướng dẫn khoa học của Thầy giáo Th.S. Đỗ Hoàng Sơn.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa
hề được công bố hoặc sử dụng để bảo vệ một học hàm nào.
Các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm


Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên


Nông Thế Hiển







LỜI CẢM ƠN
Với phương châm: ‘‘học đi đôi với hành’’, ‘‘lý thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà
trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng năm tổ
chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý báu cho sinh
viên tiếp cận và làm quen sẽ làm sau khi ra trường. Được vận dụng những kiến thức
đã học và thực tiễn. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân.
Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế & PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp:
‘‘đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình trồng Dong riềng trên địa bàn tại xã
Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng”.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, tôi đã có nhiều cố gắng. Tuy

nhiên, khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy, tôi kính
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các quý thầy cô giáo và các bạn sinh
viên để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Kinh tế & PTNT. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của thầy giáo
TS. Đỗ Hoàng Sơn - giảng viên Bộ môn Kinh tế của khoa Kinh tế & PTNT là
người chuyền đạt cho tôi kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn Ban lãnh đạo phòng NN huyện Nguyên
Bình, cán bộ xã Thành Công và toàn bộ bà con nhân dân 15 thôn: Nà Bản,
Nhả Máng, Phja Đén, Bản Đổng, Bản Chang, Pù Vài, Cốc Phường, Khau
Cảng, Khau Vài, Nà Rẻo, Bản Phiêng, Bành Tổng, Lũng Quang, Nà Vài, Tát
Shâm của xã Thành Công đã cung cấp nhưng số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi
trong quá trình tìm hiểu, thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 06 năm 2014
Sinh viên



Nông Thế Hiển
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Ý nghĩa
1 BC Báo cáo
2 BCH Ban chấp hành
3 BVTV Bảo về thực vật
4 CB Cán bộ
5 ĐH KTQD Đại học kinh tế quốc dân
6 DN Doanh nghiệp
7 GS.TS Giáo sư, Tiến sĩ
8 HĐND Hội đồng nhân dân

9 HN Hà Nội
10 HTX Hợp tác xã
11 KH&CN Khoa học và Công nghệ
12 KTNN Kinh tế nông nhiệp
13 NN&PTNT Nông nhiệp và Phát triển nông thôn
14 NQ Nghị quyết
15 NTM Nông thôn mới
16 NXB Nhà xuất bản
17 PGS.TS Phó giáo sư. Tiển sĩ
18 PTNT Phát triển nông thôn
19 STT Số thứ tự
20 THCS Trung học cơ sở
21 ThS Thạc Sĩ
22 TT Thứ tự
23 TTCN Tiểu thủ công nghiệp
24 UBND Ủy ban nhân dân

1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành Công là xã miền núi khó khăn của huyện Nguyên Bình (Cao
Bằng) với 2.730 nhân khẩu trong đó có tới 70% đồng bào dân tộc Dao sinh
sống. Trình độ dân trí thấp cộng với điều kiện đất đai, địa lý không thuận lợi
nên đời sống nhân dân rất khó khăn. Gần đây, việc mở rộng diện tích trồng
cây Dong riềng đã mở ra một hướng xóa đói giảm nghèo cho bà con nơi đây.
Chính quyền xã Thành Công đã nhận thấy cây Dong riềng rất phù hợp
với đất đai, thổ nhưỡng nên khuyến khích người dân mở rộng diện tích, quyết
tâm đưa cây trồng này trở thành cây trồng chủ lực giúp dân “xóa đói, giảm

nghèo” ở địa phương. Từ năm 2008, nhờ sự hỗ trợ của Dự án Havetas và Dự
án phát triển kinh doanh với người nghèo, người dân Thành Công được hỗ trợ
mô hình thử nghiệm, giống, phân bón nên năng suất cây Dong riềng tăng lên
từ 50 tấn lên 80 tấn /ha/năm.
Trồng cây Dong riềng thì đến năm 2013, diện tích đã mở rộng trên 80
ha với hơn 80 % số hộ tham gia trồng loại cây trồng này. Trong đó, xóm Phja
Đén có diện tích trông cây Dong riềng lớn nhất chiếm tới 37% tổng diện tích
Dong riềng của toàn xã. Vụ thu hoạch vừa qua, toàn xã Thành Công thu
hoạch được khoảng 4.000 tấn củ Dong tươi với giá bán củ tươi từ 1.500 đồng
– 2.000 đồng bà con cũng thu được trên 2 tỷ đồng. Không chỉ dừng lại ở việc
trồng và bán củ dong riềng tươi, gần đây bà con còn chế biến làm miến Dong
từ củ Dong riềng mình trồng nên mang lại thu nhập cao.
Cây Dong riềng chịu được nhiệt độ cao 37-38
0
C với gió khô và nóng,
chịu rét khá nên thích hợp ở vùng cao và vùng thấp, Tỉnh Cao Bằng có nhiều
vùng mùa đông nhiệt độ dưới 10
0
C, các loại khoai lang, sắn không trồng
được, nhưng Dong riềng vẫn phát triển tốt. Những tỉnh miền núi như Cao
Bằng có tiềm năng đất dốc, cây Dong riềng là cây giảm nghèo và làm giàu
2


nếu được thâm canh hợp lý kết hợp chế biến.
Phát triển mở rộng thêm Dong riềng cần quy hoạch đất trồng và đầu tư
giống và phân bón cho người dân. Tổ chức sản suất làm theo quy trình kỹ
thuật và học hỏi kinh nghiệm các hộ đã làm trước có kinh nghiệm từ lâu.
Chính từ yêu cầu đó việc phát triển cây Dong riềng nhằm phát huy lợi thế
so sánh của từng vùng đang nhận được sự quan tâm chú trọng đặc biệt của các

địa phương. Thành Công là một xã miền núi của huyện Nguyên Bình, được đánh
giá là có lợi thế phát triển cây Dong riềng. Tuy nhiên để những Củ cây này được
thị trường chấp nhận và có thương hiệu thực sự thì không đơn giản, đồng thời
vẫn chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng hiệu quả kinh tế
còn chưa cao.
Tuy nhiên, so với tiềm năng của địa phương, thì việc sản xuất, kinh
doanh Dong riềng còn bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém. Diện tích trồng cây
Dong riềng chưa được mở rộng như tiềm năng đất đai vốn có, năng suất, chất
lượng và giá cả cây Dong riềng của xã còn thấp so với các địa phương khác.
Mặt khác phương thức sản xuất của người dân còn mang tính nhỏ lẻ thủ công,
dựa vào kinh nghiệm là chính, chưa hiệu quả và dẫn tới hiệu quả kinh tế
chưa cao.
Từ đó đề ra được những giải pháp, chiến lược phát huy lợi thế, khắc phục
những hạn chế thách thức, khó khăn, đưa toàn ngành chế biến theo hướng sản
xuất hàng hóa nâng cao sức cạnh tranh hội nhập kinh tế. Thấy được sử cần thiết
đó tôi đã lựa chọn nghiên cứu khóa luận: ‘‘Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô
hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao
Bằng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Kết quả của đề tài nhằm làm rõ hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng
3


Dong riềng tại xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Thấy rõ
được những ưu điểm và hạn chế của trồng Dong riềng so với các cây khác.
Trên cơ sở đó có định hướng và giải pháp nhằm phát triển Dong riềng theo
hướng hiệu quả và bền vững.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được thực trạng phát triển cây Dong riềng tại bàn Phja Đén

xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích cụ thể hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng Dong riềng
tại bàn Phja Đén xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Phân tích những tồn tại và hạn chế trong phát triển mô hình Dong
riềng tại bàn Phja Đén xã Thành Công, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc nâng cao hiệu quả bền
vững mô hình Dong riềng.
3. Ý nghĩa của khóa luận
3.1 Ý nghĩa trong học tập
- Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao
kiến thức.
- Biết phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học trong
thực tiễn.
- Kế thừa số liệu đã được thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà nước quản lý, các cấp
chính quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới
về phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi và mở rộng mô hình.
- Là cơ sở để người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển.
Mở rộng sản xuất nhất là trong trồng Dong riềng hàng hóa.
4


4. Bố cục của khóa luận
Ngoài mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 4 chương sau
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền

vững mô hình trồng Dong riềng tại xã Thành Công







5


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1.1. Khái niệm mô hình
Thực tiễn hoạt động của đời sống, kinh tế, xã hội rất phong phú, đa
dạng và phức tạp, con người có thể sử dụng nhiều công cụ và phương pháp
nghiên cứu để tiếp cận. Mỗi công cụ và phương pháp nghiên cứu đều có
những ưu điểm riêng được sử dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
Mô hình là một trong những phương pháp nghiên cứu được sử dụng
rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan điểm nội
dung và cách hiểu riêng. Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình cùng
dạng nhưng thu nhỏ lại.
Khi tiếp cận sự vật để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu
tạo và hoạt đông của một vật để trình bày và nghiên cứu.
Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày đơn
giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng nghiên cứu
Mô hình được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu về

một hệ thống các mỗi quan hệ và tình trạng kinh tế.
Như vây, mô hình có các quan niệm khác nhau, sự khác nhau đó tùy
thuộc vào góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu, nhưng khi sử dụng mô
hình người ta đều có chung một quan điểm là dùng để mô phỏng đối tượng
nghiên cứu
Trong thực tế, để khái quát hóa của sự vật, hiện tượng, các quá trình,
các mỗi quan hệ hay ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô
hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi mô hình chỉ đặc trưng cho một
6


điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có mô hình chung
cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
Do đó, ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc vào
quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng đến mô
phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng đối tưởng
nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm và đều được thống nhất đó là:
mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản
ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng
nghiên cứu. [8]
1.1.1.2. Khái niệm đánh giá
Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện mô hình, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được
của mô hình trong mỗi quan hệ với nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban
đầu. [8]
Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện được bằng nguồn lực của gia
đình, thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Trong đánh giá mô hình người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định:
+ Liệu mô hình có đạt được các kết quả và tác động hay không?

+ Mức độ mà mô hình đã đạt được so với mục tiêu của mô hình thông
qua các hoạt động đã chỉ ra.
- Trong quá trình đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết có khoa
học, lập mẫu cho phương pháp thống kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo đếm định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác động.
Đánh giá có nhiều loại khác nhau như sau:
* Đánh giá tiền khả thi/ khả thi
7


Đánh giá tiền khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay mô
hình, để xem xét liệu hoạt động hay mô hình có thể thực hiện được hay không
trong điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ
thực hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của mô hình
hay hoạt động để làm căn cứ cho phê duyệt xem mô hình hay hoạt động có
được đưa và thực hiện hay không?
* Đánh giá thực hiện
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là
đánh giá toàn bộ các công việc trong một giai đoạn, có những cụ thể đánh giá
từng công việc ở từng giai đoạn nhất định.
Nhìn chung đánh giá định kỳ thường áp dụng cho mô hình dài hạn.
Tùy theo mô hình có thể định ra các khoảng thời gian để đánh giá định kỳ , có
thể là ba tháng, sau tháng hay một năm một lần.
Mục đích của đánh giá định kỳ là tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu,
những khó khăn, thuận lợi trong một thời kỳ nhất định để có những thay đổi
hay điều chỉnh phù hợp cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc mô hình hay
hoạt động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả các hoạt động và kết quả của mô
hình. Mục đích của đánh giá cuối kỳ nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình

thực hiện mô hình. Những thế mạnh, điểm yếu, những thành công và hạn chế,
nguyên nhân của từng vấn đề, đưa ra những bài học cần phải rút kinh nghiệm
và điều chỉnh cho mô hình hay hoạt động khác phù hợp hơn.
- Đánh giá tiến độ thực hiện: Là việc xem xét thời gian thực tế triển
khai thực hiện các nội dung của mô hình hay cách nói khác là xem xét hoạt
động cho đúng thời gian dự định hay không, nhanh hay chậm thế nào
8


- Đánh giá tình hình chi tiêu tài chính: là xem xét việc sử dụng kinh phí chi
tiêu có đúng nguyên tắc đã được quy định hay không để có điều chỉnh và rút kinh
nghiệm.
- Đánh giá về tổ chức thực hiện: Đánh giá về tổ chức phối hợp thực
hiện giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức,
cách phối hợp các thành phần tham gia. Ngoài ra có thể xem xét việc phối kết
hợp giữa các mô hình hay hoạt động trên cùng một địa bàn và hiệu quả của sự
phối hợp đó.
- Đánh giá kỹ thuật mô hình: Là xem xét lại các kỹ thuật mà mô hình
đã đưa vào có phải là mới không, quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Hiện nay vần đề môi
trường là một vấn đề bức xúc của toàn cầu, vì vây chúng ta cần phải quan tâm
đến những vấn đề môi trường.
- Đánh giá khả năng mở rộng: Là quá trình xem xét kết quả của mô
hình có thể áp dụng rộng rãi, đại trà hay không, nếu có áp dụng thì cần
điều kiện gì không.
1.1.1.3. Hiệu quả về kinh tế
- Khái niệm cây Dong riềng
Để đi đến khái niệm về cây Dong riềng, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:
- Cho rằng Dong riềng là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế

quốc dân có chức năng phát triển cho nông nghiệp. Với quan điểm này, Dong
riềng chỉ bao gồm các hoạt động về trồng Dong riềng, chăm sóc, nuôi dưỡng,
quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp nông nghiệp đặc sản, mang lại hiệu quả kinh
tế cho người dân. Sản phẩm cuối cùng của cây Dong riềng là tạo ra cho
ngành nông nghiệp thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản phẩm tiềm
năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường.
9


Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại:
+ Một là khi đã khẳng định cây Dong riềng là một ngành sản xuất vật
chất nhưng sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán
trên thị trường để thu hồi vốn tái sản xuất cho chu kỳ tiếp theo. Sản phẩm
được sản xuất và chế biến, tiêu thụ từ cây Dong riềng lại được thống kê,
hoạch toán vào tổng sản phẩm nông nghiệp.
+ Hai là về phương diện kỹ thuật sản xuất và chế biến, tiêu thụ có mối
liên hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp
kỹ thuật tiêu thụ quan trọng trong tái sản xuất nông nghiệp.
+ Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây
dựng và phát triển là để thu hoạch và chỉ có thu hoạch mới thu hồi được vốn
để tái sản xuất mở rộng thêm cây Dong riềng.
* Một số lý luận chung về hiệu quả kinh tế:
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế. Chất lượng của các hoạt
động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình tăng cường
khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự nhiên để
phục vụ cho lợi ích của con người.
- Các nhà sản xuất và quản lý kinh tế cần phải nâng cao chất lượng của
các hoạt động kinh tế nhằm đạt được mục tiêu là với khối lượng tài nguyên
nguồn lực nhất định phải tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn nhất. Nói
cách khác là ở một mức khối lượng và giá trị sản phẩm nhất định thì phải làm

thế nào để chi phí sản xuất là thấp nhất.
Như vậy, quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn lực
đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mỗi quan hệ này là
thể hiện tính hiệu quả kinh tế sản xuất. Với cách xem xét này, hiện nay có nhiều ý
kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế. Có thể khái quát hiệu quả kinh
tế như sau:
10


+ Hiệu quả kinh tế được biểu hiện là mối tương quan so sánh giữa lượng
kết quả đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết
quả đạt được là sản phẩm giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ
ra là phần giá trị của các yêu tố nguồn lực đầu vào. Mối tương quan này được cần
xét cả về đối tượng và tuyệt đối, cũng như xét mỗi quan hệ chặt chẽ giữa hai đại
lượng đó. Một phương án đúng hay một giải pháp kinh tế kỹ thuật hiệu quả kinh
tế cao là đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả thu được chi phí bỏ ra được kết
quả đó.
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra đã chỉ rõ được mức độ hiệu
quả việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so
sánh được hiệu quả kinh tế của các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược
điểm của cách đánh giá này không thế hiện được quy mô hiệu quả kinh tế
nói chung.
Cách đánh giá khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số
giữa kết quả sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
+ Cách xem xét các về hiệu quả kinh tế là so sánh giữa mức độ biến
động của kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Biểu hiện của cách đánh
giá này có thể so sánh chênh lệch về số tương đối và tuyệt đối giữa hai tiêu
thức đó. Cách đánh giá này có ưu thế xem xét hiểu quả kinh tế của việc đầu tư
theo chiều sâu hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tức là

nghiên cứu hiệu quả của phần chi phí đầu tư tăng thêm. Tuy nhiều hạn chế
của cách đánh giá này là không xem xét đến hiệu quả kinh tế của tổng chi phí
bỏ ra.
Hiệu quả có nhiều loại như: hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bố, hiệu
quả kinh tế, hiệu quả sản xuất, hiệu quả xã hội, tuy vậy hiệu quả kinh tế là
trọng tâm nhất.
11


Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng các
hoạt động kinh tế. Vì vậy nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế là nâng cao
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế là thước đo, một chỉ tiêu chất lượng, phản
ánh trình độ tổ chức sản xuất, trình độ lựa chọn, sử dụng, quản lý và khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất của từng cơ sở sản xuất, kinh doanh
cũng như toàn bộ nền kinh tế. Có thể nói hiệu quả kinh tế là một phạm trù
kinh tế xã hội, phản ánh mặt chất lượng hiệu quả kinh tế và phản ánh lợi ích
chung của toàn xã hội, là đặc lượng của mọi nền sản xuất xã hội.
1.1.1.4. Nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế
Như vậy, hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế xã hội khác
nhau và không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, mục đích
và yêu cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh
giá theo từng góc độ khác nhau.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong nền sản xuất xã hội là thực hiện
những yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian lao động trong sử dụng các
nguồn lực xã hội. Điều đó chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác
định bằng tương quan so sánh giữa kết quả hữu ích thu được lượng hao
phí bỏ ra.
Trên quan điểm toàn diện, có ý kiến cho rằng đánh giá hiệu quả kinh tế

không thể loại bỏ mục tiêu nâng cao trình độ về văn hóa, xã hội và đáp ứng
nhu cầu xã hội ngày một tốt hơn cùng với việc tạo ra môi trường bền vững.
Điều đó thể hiện mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu
quả môi trường hiện tại và lâu dài. Đó là quan điểm đúng đủ trong kinh tế vi
mô và kinh tế vĩ mô phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế hiện nay.
12


1.1.2. Cơ sở thực tiễn
- Phát triển Dong riềng tại các tỉnh tại Việt Nam:
Ở nước ta Dong riềng được trồng với diện tích lớn và năng xuất cao
như: Hà Tây, Hưng Yên, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn,…
Để phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Đông Bắc miền núi Việt Nam,
trong những năm qua xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện có
hiệu quả ở nhiều địa phương. Trong đó hoạt động chế biến các loại sản phẩm
cây trồng, vật nuôi sản xuất tại chỗ để tạo các sản phẩm có giá trị cao phục vụ
nhu cầu trong nước và xuất khẩu đã được khuyến khích. Nhiều loại sản phẩm
đã được tổ chức sản xuất ở quy mô làng nghề. Miến Dong là một loại sản
phẩm chế biến từ tinh bột củ Dong riềng, một loại cây trồng phù hợp với
nhiều vùng đất miền núi. Nhiều địa phương cấp xã, huyện ở các tỉnh miền núi
đã chọn cây Dong riềng và sản phẩm miền Dong là sản phẩm chủ lực trong cơ
cấu thu nhập từ trồng trọt nhiều hộ nông dân.
Các làng nghề miền Dong nổi tiếng ở huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên,
huyện Na Rì, Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, huyện Nguyên Bình - Cao Bằng, trong
năm qua đã nâng diện tích trồng Dong riềng lên hàng nghìn ha, do áp dụng
giống mới nên sản lượng củ thu được lên tới hàng vạn tấn. Từ củ Dong
riềng hàng nghìn hộ dân đã có thêm việc làm để nâng cao thu nhập bằng
việc sản xuất miến, góp phần cải thiện tích cực cuộc sống gia đình như điều
kiện kinh tế - xã hội ở địa phương.
Đánh giá của UBND tỉnh Bắc Kạn cho thấy: Năm 2013, toàn tỉnh Bắc

Kạn có kế hoạch trồng 2.100 ha cây dong riềng, nhưng do người dân một số
địa phương tự phát triển mở rộng nên tổng diện tích cây dong riềng toàn tỉnh
lên tới 2.943 ha; trong khi khả năng tiêu thụ củ dong riềng của các cơ sở chế
biến chỉ đáp ứng được 60 - 70% lượng củ Dong, dẫn đến giá tinh bột Dong và
củ Dong giảm mạnh.
13


Từ thực trạng trên, năm 2014, toàn tỉnh Bắc Kạn đề ra kế hoạch trồng
1.700 ha dong riềng. Tuy nhiên, do tâm lý của người dân lo sợ giá thành thấp,
không có lãi như năm 2013 nên tính đến trung tuần tháng 3/2014, cả tỉnh mới
trồng được hơn 570 ha, bằng 34% kế hoạch năm và bằng 19,5% so với cùng
kỳ năm 2013.
Sau 3 năm thực hiện chủ trương mở rộng diện tích trồng cây dong
riềng, cây trồng này đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn trong cơ cấu
kinh tế ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn tỉnh. Qua thực tế cho thấy đây
là cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng và tập quán canh tác của nông
dân và cho thu nhập khá
Tuy nhiên, năm 2013 diện tích người dân trồng tự phát ngoài kế hoạch
tăng quá nhanh, không tương thích với khả năng của các cơ sở chế biến, điều
này khiến cho cây Dong riềng có nơi rơi vào tình trạng ế thừa, rớt giá. Hiện
nay là thời điểm chuẩn bị bắt đầu cho vụ trồng Dong riềng mới của năm 2014,
diện tích trồng mà tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ gói gọn trong khoảng 1.700ha.
Để vụ Dong riềng tới đây và những năm tiếp theo không còn lặp lại cảnh
“khủng hoảng thừa nguyên liệu” như năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các
địa phương hướng dẫn bà con trồng theo kế hoạch, quy hoạch vùng trồng
Dong riềng ở những nơi thuận tiện giao thông cũng như cơ sở chế biến.
Cây Dong riềng có lịch sử phát triển khá lâu tại Côn Minh. Cách đây
hơn 50 năm, người dân các thôn Lủng Vạng, Bản Lài đã trồng dong riềng để
lấy củ ăn. Đến những năm 1985, một số hộ dân từ miền xuôi lên khai hoang

đã trồng Dong để nghiền lấy tinh bột, vận chuyển về xuôi bán. Nghề làm
miến Dong tại mảnh đất này bắt đầu hình thành từ đó. Miến Dong Côn Minh
được làm hoàn toàn từ tinh bột củ Dong riềng bằng phương pháp thủ công,
không sử dụng hóa chất nên sợi dai, giòn, vị ngọt mát, thơm ngon rất đặc trưng.
14


Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, từ năm 2011, 17 hộ dân của xã
Côn Minh đã thành lập Hợp tác xã sản xuất và chế biến miến Dong Côn
Minh. Công nghệ làm miến được HTX đầu tư dây chuyền chạy bằng điện với
hệ thống nồi hơi tráng bột liên hoàn. Nhiều cơ sở chế biến khác cũng liên tiếp
được thành lập. Chất lượng sản phẩm và năng suất chế biến được nâng cao,
miến Dong Côn Minh ngày càng được thị trường tiêu dùng trong và ngoài
tỉnh ưa chuộng. Cây Dong riềng và sản phẩm miến Dong đã mang lại cho
người dân địa phương nguồn thu nhập cao.
Tỉnh Bắc Kạn cũng đang chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng
tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở và người dân
trong việc tiêu thụ, chế biến sản phẩm Dong riềng. Ngân hàng tạo điều kiện
để các Hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp cận vốn vay với mức ưu đãi để mua sắm
trang thiết bị, mua sản phẩm củ Dong riềng; ngành điện phải giúp tư vấn và
lắp đặt hệ thống điện đủ để các cơ sở chế biến Dong riềng hoạt động. Sở Tài
nguyên - Môi trường phải tư vấn, giám sát để các cơ sở chế biến Dong riềng
xử lý nước thải, chất thải khi chế biến không làm ảnh hưởng đến môi trường;
Sở Khoa học – Công nghệ phải làm xong nhãn hiệu sản phẩm miến Dong
Bắc Kạn…
Tỉnh ủy Bắc Kạn, khẳng định: Cây Dong riềng là một trong những cây
trồng chủ đạo để phát triển của tỉnh Bắc Kạn. Theo đó, trong chương trình
phát triển cây trồng này lấy mục tiêu sản xuất ra miến làm trọng tâm, từ đó
quy hoạch cơ sở chế biến (miến) và vùng nguyên liệu; quy định giá sàn thu
mua củ Dong, tránh thiệt hại cho người nông dân, đồng thời nghiên cứu chất

lượng giống nhằm giữ vững nhãn hiệu tập thể miến Dong Bắc Kạn.
Chế biến nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, vốn ít, hầu hết đều chưa xây dựng
được công trình xử lý chất thải đạt yêu cầu, chỉ mang tính chất đối phó dẫn
đến gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vào lúc cao điểm, các khu vực

×