TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
PHAN THỊ KIM HẰNG
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT
CỦ SẮN TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN
TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
(BẢN CHÍNH)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115
11-2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD
PHAN THỊ KIM HẰNG
MSSV: 4105120
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA VIỆC SẢN XUẤT
CỦ SẮN TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN
TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG
(BẢN CHÍNH)
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TRẦN THỤY ÁI ĐÔNG
11-2013
i
LỜI CẢM TẠ
Sau 4 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh
Trƣờng Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học đƣợc ở trƣờng và
những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành luận văn tốt
nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý thầy (cô) trƣờng Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy (cô) Khoa Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 3 năm học
tập tại trƣờng. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô Trần Thụy Ái Đông. Cô đã nhiệt
tình hƣớng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, các anh
chị Phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn đã tạo mọi điều kiện cho em thực hiện đề tài
luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong đƣợc sự đóng góp ý kiến của
quý cơ quan cùng quý thầy (cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế
hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý thầy (cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng
quý cô chú, anh/chị tại phòng nông nghiệp huyện Trà Ôn đƣợc dồi dào sức khỏe, công
tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.
Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện
PHAN THỊ KIM HẰNG
ii
TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp
nào khác.
Cần Thơ, ngày 02 tháng 12 năm 2013
Người thực hiện
PHAN THỊ KIM HẰNG
iii
MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 2
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Lƣợc khảo tài liệu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1 Phƣơng pháp luận 5
2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ 5
2.1.2 Khái niệm về sản xuất 5
2.1.3 Một số khái niệm về hiệu quả trong sản xuất 6
2.1.4 Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính khác
9
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 11
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 11
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu 12
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu 13
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP TẠI ĐỊA BÀN NGUYÊN CỨU 17
3.1 Tổng quan về xã Lục Sĩ Thành 17
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 17
3.1.2 Kinh tế - văn hóa xã hội 17
3.2 Tình hình trồng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn 19
iv
3.2.1 Giới thiệu về cây củ sắn 19
3.2.2 Thực trạng sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn 21
Chƣơng 4: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA CỦ SẮN
TẠI XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH LONG 23
4.1 Phân tích thực trạng sản xuất củ sắn ở của nông hộ 23
4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong quá trình trồng củ sắn 23
4.1.2 Lý do trồng củ sắn 27
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 29
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng củ sắn 31
4.2 Phân tích chi phí, doanh thu và các chỉ tiêu tài chính 34
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí 34
4.2.2 Doanh thu từ hoạt động trồng củ sắn 40
4.2.3 Phân tích các chỉ số tài chính 41
4.3 Hiệu quả kỹ thuật và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật của việc sản
xuất củ sắn tại địa bàn nghiên cứu 43
4.3.1 Mô hình hảm sản xuất Cobb-Douglas 43
4.3.2 Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kỹ thuật 44
Chƣơng 5: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA VIỆC
SẢN XUẤT CỦ SẮN Ở XÃ LỤC SĨ THÀNH, HUYỆN TRÀ ÔN, TỈNH VĨNH
LONG 49
5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành
50
5.1.1 Thuận lợi 50
5.1.2 Khó khăn 52
5.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ
Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long 52
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54
6.1 Kết luận 54
6.2 Kiến nghị 56
6.2.1 Đối với cơ quan nhà nƣớc 56
6.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông, bảo vệ thực vật, viện nghiên cứu 57
6.2.3 Đối với các nhà kinh doanh 57
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
PHỤ LỤC 1 59
PHỤ LỤC 2 62
vi
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Lục Sĩ Thành năm 2013 12
Bảng 3.2 Diện tích, năng suất, sản lƣợng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành giai đoạn
2010-2012 21
Bảng 4.3 Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013 23
Bảng 4.4 Tuổi của chủ hộ 24
Bảng 4.5 Trình độ học vấn của nông hộ trồng củ sắn theo các cấp học 25
Bảng 4.6 Kinh nghiệm của nông hộ 25
Bảng 4.7 Tổng diện tích đất và diện tích đất trồng sắn của nông hộ 27
Bảng 4.8 Lý do trồng củ sắn của nông hộ 28
Bảng 4.9 Tập huấn các kiến thức kỹ thuật cho nông hộ 31
Bảng 4.10 Những thuận lợi đầu vào của việc sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành 31
Bảng 4.11 Những khó khăn đầu vào của nông hộ gặp phải khi sản xuất 32
Bảng 4.12 Những thuận lợi đầu ra của nông hộ trồng củ sắn 33
Bảng 4.13 Những khó khăn đầu ra của nông hộ trồng củ sắn 34
Bảng 4.14 Chi phí sản xuất củ sắn trung bình của nông hộ 35
Bảng 4.15 Chi phí giống trung bình trên 1.000 m
2
36
Bảng 4.16 Năng suất, giá bán và doanh thu củ sắn trung bình trên 1.000 m
2
40
Bảng 4.17 Các chỉ tiêu tài chính trong hoạt động sản xuất củ sắn 42
Bảng 4.18 Thống kê các biến số trung bình trong hàm sản xuất của vụ sản xuất củ sắn
năm 2012 43
Bảng 4.19 Kết quả ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-
Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho 60 hộ trồng củ sắn tại xã Lục Sĩ Thành
44
Bảng 4.20 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng củ sắn 48
Bảng 4.21 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 49
vii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Mật độ trồng củ sắn của nông hộ 30
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình trong sản xuất củ sắn năm 2012 35
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVTV: Bảo vệ thực vật
CP: Chi phí
DT: Doanh thu
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
HQLĐ: Hiệu quả lao động
LĐGĐ: Lao động gia đình
LN: Lợi nhuận
PTNT: Phát triển nông thôn
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐVT: Đơn vị tính
1
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việt Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, chính vì
thế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
kinh tế của nước nhà. Với khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và
hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp;
cho thấy phần lớn cuộc sống người dân vẫn dựa sản xuất nông nghiệp là
chính. Mặc dù cơ cấu kinh tế hiện nay có phần thay đổi theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp nhưng vẫn dễ dàng nhận thấy vao trò chủ đạo của sản xuất
nông nghiệp trong tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ lâu khi đề cập đến sản
xuất nông nghiệp thì lúa là một đại diện tiêu biểu và được người nông dân
canh tác nhiều giai đoạn; nhưng ở một số khu vực tiêu biểu là khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long, cây lúa không phải chiếm vị trí độc tôn do yếu tố điều
kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc canh tác đất lúa.
Vĩnh Long là một trong các tỉnh thuộc khu vực ĐBSCL và cũng là địa
phương vừa canh tác đất lúa vừa trồng một số cây hàng năm và cây lâu năm
khác. Điều kiện tự nhiên, đất đai ở một số khu vực nơi đây phù hợp với lúa,
cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp ngắn ngày nên Vĩnh Long là một
tỉnh có cơ cấu cây trồng đa dạng, thu nhập người dân không quá phụ thuộc
vào cây lúa. Tỉnh Vĩnh Long có nhiều nông sản nổi tiếng mang lại cuộc sống
đầy đủ và lâu dài cho nông dân như: cam sành ở huyện Tam Bình, bưởi ở thị
xã Bình Minh, xà lách xoong ở thị xã Bình Minh, củ sắn ở huyện Trà Ôn,…
Trong những nông sản kể trên, củ sắn ở huyện Trà Ôn dù chưa trở thành
thương hiệu nổi tiếng nhưng vẫn là một trong những cây chủ lực tạo góp phần
giữ vững thu nhập giúp cuộc người dân địa phương được ổn định. Củ sắn
được trồng nhiều nhất ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, nơi đây cũng được
gọi là vùng đất chuyên củ sắn qua nhiều thế hệ. Mặc dù củ sắn được đưa vào
sản xuất rất lâu, nhưng năng suất vẫn còn chưa cao do phần lớn nông dân canh
tác theo kinh nghiệm “cha truyền con nối”, trình độ người dân và tập quán
canh tác còn lạc hậu nên chưa tạo được hiệu quả kỹ thuật cho củ sắn tại địa
bàn. Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả
kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính của việc sản xuất củ sắn tại xã Lục Sĩ
Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long”. Qua đó nghiên cứu hy vọng đề tài
có thể giúp người nông dân, cơ quan,… thấy được thực trạng sản xuất, mức
hiệu quả kỹ thuật của sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
2
Từ đó đề xuất những giải pháp góp phần cải thiện kỹ thuật và nâng cao năng
suất cho nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích các chỉ số tài chính và đo lường khả năng có thể tăng năng suất
bằng việc phân tích hiệu quả kỹ thuật; đồng thời nghiên cứu cũng tiến hành
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng
củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trong quá trình
sản xuất tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu và các chỉ tiêu tài chính của nông
dân trồng củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 3: Tính toán mức hiệu quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất củ
sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 4: Phân tích các nhân tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hiệu quả
kỹ thuật của các nông hộ sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn.
Mục tiêu 5: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh
Long. Phạm vi nghiên cứu ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn – nơi có diện tích
đất trồng củ sắn lớn nhất ở Vĩnh Long. Cụ thể là các ấp Mỹ Thạnh A, Mỹ
Thạnh B, Long Hưng, Kênh Đào và An Thạnh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Nghiên cứu sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ
năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013.
Nghiên cứu tiến hành phân tích 1 vụ trồng củ sắn từ tháng 10 năm 2012
đến tháng 2 năm 2013.
3
Nghiên cứu thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nông hộ sản xuất củ sắn trên địa
bàn nghiên cứu.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất củ sắn
là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn nên
nghiên cứu chỉ phân tích hiệu quả kỹ thuật và một số chỉ tiêu tài chính từ số
liệu sơ cấp thu được từ 60 nông hộ. Nghiên cứu chỉ tập phản ánh một số nội
dung: phân tích tình hình sản xuất củ sắn; phân tích chi phí, doanh thu, lợi
nhuận đạt được của nông dân trồng củ sắn; phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến năng suất; tính toán mức hiệu quả kỹ thuật và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn,
tỉnh Vĩnh Long. Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện
Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
1.4 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nguyễn Thị Hồng Thúy (2011): “Phân tích hiện quả sản xuất của mô
hình trồng khoai mỡ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang”. Với đề tài này tác
giả tập trung phân tích hiệu quả sản xuất khoai mỡ thông qua 3 mục tiêu cụ
thể. Mục tiêu thứ nhất: tìm hiểu khái quát tình hình sản xuất khoai mỡ ở huyện
Tân Phước; đối với mục tiêu này tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp xếp hạng Raking và phương pháp so sánh quy mô và tình hình
sản xuất. Mục tiêu thứ hai: xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất khoai mỡ và giải thích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất;
với mục tiêu này tác giả tính toán các chỉ tiêu tài chính và sử dụng phương
pháp hồi quy tuyến tính để lượng hóa mối qua hệ giữa năng suất, lợi nhuận với
các biến độc lập. Kết quả của quá trình phân tích chỉ số tài chính từ hoạt động
sản xuất khoai mỡ thu được: chi phí trung bình 3.128.732 đồng/công, doanh
thu 4.119.588 đồng/công, lợi nhuận 990.856 đồng/công. Kết quả phân tích
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất khoai mỡ 2011 thể hiện: yếu tố lượng giống,
lượng thuốc BVTV, số lao động là những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình; còn
lại các yếu tố trình độ, số năm, kinh nghiệm, diện tích là không có ý nghĩa
trong mô hình. Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khoai mỡ
2011 chỉ ra các nhân tố: chi phí phân, chi phí phân khác, năng suất, diện tích
ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình; còn lại chi phí giống, chi phí thuốc
BVTV, chi phí lao động, nhóm địa chỉ là không có ý nghĩa trong mô hình.
4
Mục tiêu thứ ba: tác giả đề xuất một số giải pháp nhầm nâng cao hiệu quả sản
xuất cho khoai mỡ ở huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang.
Nguyễn Hữu Đặng, (2012). “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt
Nam trong giai đoạn 2008-2011”. Đề tài tập trung nghiên cứu sự thay đổi của
hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL dựa vào dữ liệu thu thập từ 155
hộ trồng lúa ở 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Sóc Trăng. Tác giả
thống kê các yếu tố năng suất, số lượng giống, phân bón theo hoạt chất, thuốc
nông dược theo hoạt chất, lao động qua các năm 2008 và 2011; sau đó sử dụng
phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để cho thấy sự thay đổi theo thời
gian của các yếu tố. Tác giả tiến hành xây dựng hàm sản xuất Cobb-Douglas,
ước lượng hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp MLE đưa ra mức hiệu
quả kỹ thuật trung bình là 88,96% với các biến đầu vào: đất đai, phân lân, lao
động, loại giống, chỉ số đất, thời gian có ý nghĩa thống kê và mang hệ số
dương nên góp phần tăng trưởng sản lượng của hộ; biến phân đạm, phân kali,
phương pháp sạ không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả kỹ thuật bằng phương pháp ước lượng phi hiệu quả kỹ
thuật cho thấy biến kinh tế xã hội: giới tính, học vấn, số LĐGĐ, khoảng cách
từ thửa ruộng lớn nhất đến nhà, quy mô đất là các nhân tố không ảnh hưởng
đến hiệu quả kỹ thuật; còn biến kinh nghiệm, tỷ lệ đất thuê mang dấu dương
nên làm hạn chế hiệu quả kỹ thuật; những biến tín dụng, tham gia tập huấn,
tham gia Hội là những biến mang dấu âm nên có tác động tích cực đến hiệu
quả kỹ thuật. Tác giả cũng tiến hành so sánh 2 mức hiệu quả kỹ thuật của năm
2008 với năm 2011 và nhận thấy hiệu quả kỹ thuật đang có xu hướng giảm từ
89,2% xuống còn 88,7%.
5
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm nông hộ, kinh tế nông hộ
2.1.1.1 Nông hộ
Theo Chu Văn Vũ (1995, trang 23) định nghĩa rằng “nông hộ là những hộ
nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vị, tiểu thủ công
nghiệp,… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia
đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình
sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân
có những đơn vị đăc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đăc biệt không
giống như những đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ
giữa việc sỡ hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa
quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng.”
2.1.1.2 Kinh tế nông hộ
Kinh tế hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu
dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này là nhằm đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có sản xuất ra để
trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế.
2.1.2 Khái quát về sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và qui trình biến đổi để
tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất củ sắn các yếu tố đầu vào bao gồm: giống,
phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình
sản xuất yếu tố đầu ra thường đo bằng sản lượng. Trong sản xuất củ sắn, đầu
ra là toàn bộ sản lượng củ sắn thu hoạch trong một năm.
2.1.2.2 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường được viết
dưới dạng:
6
Y = f (x1, x2, x3, x4, ……, xn)
Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và xi = (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu
tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định
và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí
máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược, …)
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas (1928) thấy rằng
logarithm của sản lượng Y, và của các yếu tố đầu vào x
i
thường quan hệ theo
dạng tuyến tính. Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ
0
+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ …+ β
k
lnX
k
Trong đó: Y và x
i
(i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào
của quá trình sản xuất. Hằng số β
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả.
Với cùng lượng đầu vào x
i
, β
0
càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ
càng lớn.
2.1.2.3 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng
thành yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ. Trong quá trình chuyển
hóa cũng là quá trình phát sinh các chi phí khác nhau cấu thành sản phẩm hay
dịch vụ. Quá trình sản xuất còn là một kế hoạch được hoạch định của con
người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để hoàn thành một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó.
2.1.3 Một số khái niệm về hiệu quả trong sản xuất
2.1.3.1 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên sao cho đạt kết quả
cao nhất. Pauly (1970) và Culyer (1985) đã cho rằng hiệu quả bao gồm ba yếu
tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất
để đáp ứng nhu cầu thị trường. (Nguyễn Phú Son và cộng sự, 2005).
7
Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế là
“Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch
vụ có thể được đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi
phí được gọi là hiệu quả kinh tế.”
2.1.3.2 Hiệu quả sản xuất
Trong bất kì hoạt động sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì
tường đề cập đến ba nội dung cơ bản: hiệu quả kinh tế (hiệu quả chi phí), hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối. Nhưng do thời gian có giới hạn nên nghiên
cứu chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kỹ thuật của mô hình trồng củ sắn tại địa
bàn nghiên cứu.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Trong đó:
Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng/đơn vị diện tích.
Tổng chi phí trên một đơn vị diện tích bằng tổng chi phí phát sinh trong
quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
- Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là khả năng có thể đạt được lợi nhuận tối đa của doanh
nghiệp, ứng với mức giá và lượng đầu vào cho trước của doanh nghiệp.
- Hiệu quả kỹ thuật (TE)
Theo Nguyễn Hữu Đặng (2012, trang 270) hiệu quả kỹ thuật là khả năng
đạt năng suất tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Hiệu quả
kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số hoặc phi tham số. Trong
nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp tham số
- hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic frontier production function). Hiệu
quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa năng suất hoặc sản lượng thực tế và năng suất
hoặc sản lượng tối đa. TE được tính như sau:
TE
i
= Y
i
/Y
*
I
= f(x
i
;
)exp(V
i
-U
i
)/ f(x
i
;
) exp(V
i
)=exp(-U
i
) (1)
Trong đó, Y
i
là mức năng suất hoặc sản lượng thực tế của hộ i; Y
i
*
là
mức năng suất hoặc sản lượng tối đa của hộ i.
f(x
i;
)
trong phương trình (1) là hàm sản xuất biên (Frontier production
Lợi nhuận trên một đơn vị diện tích = Doanh thu trên một đơn vị diện tích –
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích
8
function), sử dụng dạng mô hình Cobb-Douglas. Mô hình Cobb –Douglas với
biến thời gian có dạng sau:
lnY
it
=
0
+
t +
7
1j
j
lnX
jit
+ V
it
– U
it
(2)
- Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên MLE
Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương
pháp tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên MLE (Stochastic frontier
production function), hàm này được đề xuất bởi Aigner, Lovell và Schmidt
(1977), Meeusen và Broeck (1977); và được phát triển bởi Battese (1992).
Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng sau:
Y
i
= f(x
i;
)exp(V
i
– U
i
) (3)
Trong đó: Y
i
là năng suất hoặc sản lượng trên hộ; x
i
là yếu tố sản xuất
đầu vào thứ i;
là hệ số cần ước lượng; v
i
là sai số thống kê do tác động bởi
các yếu tố ngẫu nhiên và được giả định có phân phối chuẩn (v ~ N(0,σ
2
v
)) và
độc lập với u
i
. U
i
là phần phi hiệu quả kỹ thuật được giả định lớn hơn hoặc
bằng 0 (non-negative) và có phân phối nữa chuẩn (u ~|(N(0,
2
u
)|). Nếu u=0,
hoạt động sản xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt
mức năng suất hoặc sản lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật
hiện có. Nếu u > 0, hoạt động sản xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên
(frontier), tức năng suất, sản lượng thực tế (Y
i
) thấp hơn năng suất, sản lượng
tối đa (Y*) và hiệu số giữa Y* và Y
i
là phần phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số
này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp (Coelli và các cộng sự, 2005).
- Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
U
it
trong công thức (2) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical
inefficiency function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh
hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi
hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:
TIE
it
= U
it
=
0
+
5
1j
jt
Z
jit
+
it
Hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng frontier 4.1 của Tim
Coelli (2007).
9
- Hiệu quả phân phối
Hiệu quả phân phối là khả năng lựa chọn một lượng đầu vào tối ưu mà ở
đó giá trị sản phẩm biên của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với giá đầu vào
đó.
2.1.4 Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu
tài chính khác
2.1.3.1 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm, tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng củ sắn khi tiêu thụ nhân
với giá bán.
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.4.2 Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí (hay còn gọi là chi phí cố định) là chi phí không thay đổi trên
tổng số bất chấp sự thay đổi của mức hoạt động. Ví dụ: chi phí khấu hao
xưởng, chi phí lãi vay dài hạn,…
- Biến phí (hay còn gọi là chi phí biến đổi) là chi phí thay đổi trên tổng
số theo sự thay đổi của mức hoạt động của tổ chức. Ví dụ: số giờ lao động, số
giờ máy,…
2.1.3.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra. Hay nói
cách khác lợi nhuận là phần thu nhập còn lại của nông dân sau khi đã trừ
những chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (thu nhập).
10
2.1.3.4 Khái niệm thu nhập
Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa
tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi,
chi phí cố định, thuế (nếu có).
Thu nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng.
Số ngày công lao động gia đình trong một năm sản xuất = (Số giờ chăm
sóc cây trồng hàng ngày * Số ngày tham gia sản xuất trong một vụ), một ngày
công lao động là 8 giờ.
2.1.3.5 Các chỉ tiêu tài chính khác
- Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trong trường
hợp chỉ số này nhỏ hơn 1 người sản xuất bị lỗ, khi tỷ số này bằng 1 người sản
xuất hoà vốn và lớn hơn 1 người sản xuất mới có lợi nhuận.
- Lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra thì chủ đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương người sản xuất có lợi nhuận, ngược lại nếu tỷ số này là số âm thì phần
chi phí bỏ ra lớn hơn lợi nhuận sẽ khiến cho việc sản xuất kém hiệu quả, nhà
sản xuất thua lỗ.
- Thu nhập trên chi phí (TN/CP):
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì
người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn
rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí
11
- Lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.
- Hiệu quả lao động
Hiệu quả lao động (HQLĐ) = Thu nhập/Ngày công lao động gia đình.
Chỉ tiêu này nói lên thu nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo
ra.
Thu nhập
HQLĐ =
Ngày công lao động gia đình
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề tài là xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh
Vĩnh Long. Lý do chọn địa bàn xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn để nghiên cứu
là khi tham khảo ý kiến của các cán bộ nhân viên phòng Nông nghiệp huyện
Trà Ôn, được biết xã Lục Sĩ Thành là nơi tập trung nhiều hộ nông dân trồng củ
sắn nhất trong huyện và cả toàn tỉnh Vĩnh Long, nên địa bàn nghiên cứu sẽ
thực hiện tại các ấp thuộc địa bàn xã: ấp Mỹ Thạnh A, ấp Mỹ Thạnh B, ấp An
Thạnh và Kênh Đào. Những ấp được chọn có số nông hộ trồng củ sắn chiếm
tỷ trọng cao hơn so với các ấp khác trong toàn xã. Người nông dân tại địa bàn
nghiên cứu có truyền thống trồng củ sắn lâu dài nên có bề dày kinh nghiệm
khi tham gia sản xuất củ sắn, vì vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí trong
việc quan sát và thu thập số liệu. Đặc biệt diện tích trồng củ sắn nhiều và tập
trung, nên nghiên cứu số liệu tại các ấp sẽ có tính đại diện cao để đại diện cho
Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu
Thu nhập
TN/CP =
Chi phí
12
tình hình sản xuất của xã Lục Sĩ Thành.
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đối tượng phỏng vấn là những nông hộ trồng củ sắn tại địa bàn nghiên
cứu, bao gồm các ấp Mỹ Thạnh A, Mỹ Thạnh B, An Thạnh, Long Hưng, Kênh
Đào - những nơi trồng củ sắn tiêu biểu của xã Lục Sĩ Thành. Cụ thể trong tổng
177,53 ha diện tích đất chuyên màu của xã thì ấp Mỹ Thạnh A có khoảng
61,87 ha trồng màu nhưng phần lớn là đất chuyên trồng củ sắn, ấp An Thạnh
với diện tích đất chuyên củ sắn là 14,26 ha ấp Mỹ Thạnh B, Kênh Đào, Long
Hưng có diện tích màu lần lượt là 7,5 ha, 8,6 ha và 6,17 ha trong tổng diện tích
trồng màu toàn xã (thống kê của cục Bảo Vệ Thực Vật). Nghiên cứu sử dụng
phương pháp chọn mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi để phỏng vấn trực
tiếp nông dân trên địa bàn trên cơ sở đó tìm hiểu tình hình sản xuất củ sắn của
nông hộ. Cơ cấu mẫu số liệu khảo sát được trình bày ở bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Ấp
Số quan sát
Tỷ trọng (%)
Mỹ Thạnh A
23
38,33
Kinh Đào
12
20,00
Long Hưng
4
6,67
Mỹ Thạnh B
4
6,67
An Thạnh
17
28,33
Tổng
60
100,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế xã Lục Sĩ Thành năm 2013
Sự phân bố mẫu không đều ở các ấp trong xã Lục Sĩ Thành, mẫu được
thu nhiều nhất tại ấp Mỹ Thạnh A, mẫu được thu ít nhất tại địa bàn 2 ấp Long
Hưng và Mỹ Thạnh B. Do quá trình thu thập gặp một số trở ngại: sự phân bố
của các hộ nông dân khá rải rác, không tập trung thành cụm, một số hộ ở
những nơi hẻo lánh; tuy có tuyến đường giao thông xuyên qua địa bàn xã
nhưng đường giao thông ở ấp vẫn chưa được hoàn thiện; không nắm rõ địa
bàn nên quá trình di chuyển cũng như trao đổi với nông hộ còn nhiều hạn chế.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Về số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các nguồn:
số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long, niên
giám thống kê huyện Trà Ôn – tỉnh Vĩnh Long, báo cáo kinh tế xã hội của Ủy
ban nhân dân xã Lục Sĩ Thành, các đề tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo
có liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng củ sắn của các
trường Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức khác Ngoài ra còn sử dụng các
13
thông tin từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng và tình hình
sản xuất củ sắn ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
+ Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện
không chắc chắn.
+ Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để
thống kê các số liệu về năng suất, sản lượng, diện tích của việc sản xuất củ sắn
qua các năm 2010, 2011, 2012; đồng thời đưa ra những đánh giá về những số
liệu đã tổng hợp.
- Kết hợp với phương pháp thống kê mô tả, nghiên cứu còn vận dụng
phương pháp so sánh để đánh giá hoạt động sản xuất của nông hộ trong các
năm 2010, 2011, 2012. Có hai phương pháp so sánh:
+ So sánh tuyệt đối: lấy giá trị tuyệt đối của năm sau trừ đi năm trước để
thấy được sự chênh lệch.
y = y
1
– y
0
y: giá trị chênh lệch
y
1
: giá trị năm sau
y
0
: giá trị năm trước
+ So sánh tương đối: lấy giá trị tương đối của năm sau trừ đi năm trước
để thấy được sự chênh lệch.
%
y = %y
1
– %y
0
%
y: giá trị chênh lệch
%y
1
: giá trị năm sau
%y
0
: giá trị năm trước
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả các từ các số liệu thu thập ở 60
nông hộ, sau đó thực hiện tính toán các chỉ tiêu như: tổng chi phí, doanh thu
và các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả của việc sản xuất củ sắn của
nông hộ.
14
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3
Nhằm phân tích và đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào mà nông
hộ ở xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn sử dụng cho sản xuất củ sắn. Qua đó
thiết lập hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng sau:
lnY = β
0
+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ β
3
lnX
3
+ β
4
lnX
4
+ β
5
lnX
5
+ β
6
lnX
6
+ β
7
lnX
7
Trong đó:
Biến phụ thuộc Y: năng suất củ sắn mà nông hộ đạt được (tấn/1.000 m
2
)
β
0
: hệ số tự do
β
i
(i = 1,2,…,7): các tham số được ước lượng bằng việc tính toán
từ phần mềm frontier 4.1.
Các biến độc lập : X
i
= (1, 2, 3… 7)
X
1
: số lượng giống gieo sạ trên 1.000 m
2
(kg/1.000 m
2
), yếu tố này
phản ánh ảnh hưởng của mật độ sạ đến năng suất.
X
2
: lượng phân đạm nguyên chất sử dụng (kg/1.000 m
2
)
X
3
: lượng phân lân nguyên chất sử dụng (kg/1.000 m
2
)
X
4
: lượng phân kali nguyên chất sử dụng (kg/1.000 m
2
)
Các loại phân nguyên chất trên được tính bằng: lượng phân hỗn hợp
mà nông hộ sử dụng trên 1.000 m
2
nhân cho %N, %P, %K có trong các loại
phân hỗn hợp đó như: NPK (16-16-8), NPK (20-20-15), Ure (46%N), DAP
(18-46-0)
X
5
: chi phí thuốc nông dược được tính bằng tổng chi phí cho các
loại thuốc sâu, thuốc cỏ, thuốc dưỡng. Do thuốc nông dược được người nông
dân sử dụng đa dạng cả về lượng thuốc, loại thuốc và dạng tồn tại của thuốc
(thuốc dạng bột đơn vị tính là gam, thuốc dạng dung dịch đơn vị tính là ml)
nên quá trình tính toán thành phần hoạt chất sẽ gặp nhiều trở ngại. Vì lí do đó
nghiên cứu tiến hành thay thế biến: lượng hoạt chất thuốc nông dược bằng chi
phí thuốc nông dược (đồng/1.000m
2
) để tạo tính tương đối nhằm phục vụ
nghiên cứu.
X
6
: số ngày công lao động (ngày/1.000 m
2
). Lượng lao động gia
đình được sử dụng trong vụ, lao động gia đình tham gia hầu hết trong các khâu
bón phân, phun thuốc, cắt đọt, thu hoạch, tưới tiêu,…
X
7
: khoản chi phí dùng để thuê lao động trong các khâu từ làm đất
đến thu hoạch, được tính bằng tổng số tiền thuê cho 1.000 m
2
(ngàn
đồng/1.000 m
2
)
15
Phương pháp “ước lượng khả năng cao nhất” (MLE) được áp dụng để ước
lượng các tham số của mô hình biên ngẫu nhiên. Kết quả ước lượng cũng cho thấy
các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và đưa ra mức hiệu quả kỹ thuật của từng
nông hộ. Dựa vào mức hiệu quả kỹ thuật của từng hộ để xác định mức thất thoát
của các nông hộ.
2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4
Nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
của việc sản xuất củ sắn của xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.
Nghiên cứu tiến hành thiết lập hàm phi hiệu quả kỹ thuật như sau:
TIE =
0
+
1
Z
1
+
2
Z
2
+
3
Z
3
+
4
Z
4
+
5
Z
5
Trong đó:
Biến phụ thuộc TIE: là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ
0
: là hệ số tự do
j
(j=1,2,…5) các tham số được ước lượng bằng việc tính toán từ phần
mềm frontier 4.1
Các biến độc lập Z
j
(j=1,2,…5)
Z
1
: Trình độ học vấn của chủ hộ (năm), trình độ được đo lường bằng số năm
đi học của chủ hộ.
Z
2
: Kinh nghiệm trồng của sắn hay còn gọi là số năm thâm niên trồng củ sắn
của nông hộ (năm).
Z
3
: Biến giả chỉ việc tham gia tập huấn kỹ thuật. Biến này có giá trị 1 nếu
nông dân có tham gia tập huấn và 0 nếu không tham gia tập huấn.
Z
4
: Biến giả giới tính chủ hộ. Biến này có giá trị 1 nếu giới tính chủ hộ là
nam và 0 nếu giới tính chủ hộ là nữ.
Z
5
: Số lao động gia đình tham gia trồng củ sắn (số lao động thường xuyên
trong gia đình hộ tham gia trực tiếp sản xuất củ sắn)
Hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp “ước lượng
khả năng cao nhất” MLE bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).
2.2.3.5 Đối với mục tiêu 5
Từ kết quả phân tích của những mục tiêu trên để đưa ra các giải pháp
nhằm khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy điểm mạnh nhằm nâng cao
hiệu quả kỹ thuật và nâng cao năng suất cho nông hộ sản xuất củ sắn ở xã Lục
Sĩ Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long.