Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã đông phước và phú hữu, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 133 trang )

































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
08 – 2013
LỮ HOÀNG PHÚC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH
TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở
XÃ ĐÔNG PHƯỚC VÀ PHÚ HỮU,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
08 – 2013
LỮ HOÀNG PHÚC
MSSV: 4105145
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC
CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH TRONG MÔ HÌNH
TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở
XÃ ĐÔNG PHƯỚC VÀ PHÚ HỮU,
TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ĐỖ THỊ HOÀI GIANG
i

LỜI CẢM TẠ

Chân thành ghi nhớ công ơn cha mẹ đã sinh thành, yêu thương, nuôi
dưỡng con nên người.
Chân thành biết ơn cô Đỗ Thị Hoài Giang, người cô đã tận tình hướng dẫn
em hoàn thành luận văn này.
Chân thành biết ơn những người thầy, người cô đã tận tình chỉ bảo và
truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt những năm học các cấp.
Chân thành cám ơn quý Thầy, Cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các
Thầy (Cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức
cho em trong suốt quãng thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn anh Ngô Minh Long, Ban lãnh đạo, các cô chú, các
anh chị phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Châu Thành – Tỉnh
Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em thực hiện đề tài luận văn của
mình.
Cám ơn các bạn của em, nhất là các bạn của lớp Kinh tế nông nghiệp 2
khóa 36 đã chia sẽ niềm vui, nổi buồn và giúp nhau trong học tập.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn luận
văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em kính mong được sự đóng góp ý
kiến của Quý cơ quan cùng Quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện hơn và có
ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng Quý Cô Chú, Anh Chị tại phòng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Huyện Châu Thành – Tỉnh Hậu Giang được dồi dào sức khỏe, công tác tốt,
luôn vui vẽ trong cuộc sống và thành đạt trong công việc.

Trân trọng kính chào!
Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm2013
Ngƣời thực hiện


ii

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 21 tháng 11 năm2013
Ngƣời thực hiện


iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
















, ngày tháng năm 2013
Thủ trƣởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
iv

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN




















, ngày tháng năm 2013
Giáo viên hƣớng dẫn
(ký tên và ghi họ tên)
v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



















, ngày tháng năm 2013
Giáo viên phản biện
(ký tên và ghi họ tên)
vi


MỤC LỤC
Trang
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Phạm vi không gian 2
1.3.2 Phạm vi thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
2.1 Phương pháp luận 4
2.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ, nông hộ 4
2.1.1.1 Kinh tế hộ 4
2.1.1.2 Nông hộ 4
2.1.2 Khái quát về sản xuất 4
2.1.2.1 Khái niệm 4
2.1.2.2 Hàm sản xuất 4
2.1.2.3 Quá trình sản xuất 5
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật 5
2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 6
2.1.4.1 Khái niệm chi phí 6
2.1.4.2 Khái niệm doanh thu 7
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận 7
2.1.4.4 Khái niệm thu nhập 7
vii

2.1.4.5 Các chỉ tiêu tài chính khác 8

2.1.5 Phương pháp DEA 9
2.1.6 Lược khảo tài liệu 11
2.2 Phương pháp nghiên cứu 14
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 14
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 15
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 16
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
2.2.3.1 Đối với mục tiêu 1 16
2.2.3.2 Đối với mục tiêu 2 16
2.2.3.3 Đối với mục tiêu 3 16
2.2.3.4 Đối với mục tiêu 4 17
Chƣơng 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
HẬU GIANG 18
3.1 Tổng quan về huyện Châu Thành 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 18
3.1.2 Dân số - Lao động 21
3.1.3 Kinh tế - Văn hóa xã hội 22
3.2 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Châu Thành 23
3.2.1 Trồng trọt 24
3.2.1.1 Cây lúa 24
3.2.1.2 Rau đậu 25
3.2.1.3 Cây ăn trái 26
3.2.2 Chăn nuôi 28
3.3 Tình hình trồng cây cam sành ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 30
3.3.1 Sơ lược về cây cam sành 30
viii

3.3.2 Diện tích, năng suất, sản lượng cam sành qua các năm 31
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI

CHÍNH TRONG MÔ HÌNH TRỒNG CÂY CAM SÀNH Ở XÃ ĐÔNG
PHƢỚC VÀ PHÚ HỮU, TỈNH HẬU GIANG 34
4.1 Phân tích thực trạng sản xuất cam sành của nông hộ ở xã Đông Phước và Phú
Hữu, tỉnh Hậu Giang 34
4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ trong sản xuất cam sành 34
4.1.1.1 Nguồn lực lao động 34
4.1.1.2 Nguồn lực vốn 37
4.1.1.3 Nguồn lực đất đai 38
4.1.2 Lý do trồng cam sành 39
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 40
4.1.3.1 Cây giống và mật độ sản xuất 40
4.1.3.2 Thời gian từ khi trồng đến lúc thu hoạch trái 43
4.1.3.3 Tham gia tập huấn kỹ thuật 44
4.1.3.4 Đầu ra cho sản phẩm 45
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng cam sành 46
4.2 Phân tích chi phí – lợi nhuận và các chỉ số tài chính 49
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận 49
4.2.1.1 Chi phí cơ bản 49
4.2.1.2 Chi phí sản xuất cam sành cho lần thu hoạch đầu tiên 53
4.2.1.3 Chi phí sản xuất cam sành cho lần thu hoạch hiện tại 57
4.2.1.4 Doanh thu qua các đợt thu hoạch của nông hộ 61
4.2.2 Phân tích các tỷ số tài chính của các nông hộ sản xuất cam sành ở xã Đông
Phước và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 64
4.3 Hiệu quả kỹ thuật của viêc sản xuất cam sành ở xã Đông Phước và Phú Hữu
67
4.3.1 Các biến sử dụng trong mô hình phân tích màng bao dữ liệu 67
4.3.2 Phân tích hiệu quả kỹ thuật của việc sản xuất cam sành tại xã Đông Phước
và Phú Hữu 69
4.3.3 Năng suất mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật trong lần thu hoạch hiện tại 72
ix


4.3.4 Định lượng các yếu tố đầu vào hiệu quả 73
Chƣơng 5: GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA VIỆT SẢN XUẤT CAM SÀNH 76
5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất cam sành tại xã Đông
Phước và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 76
5.1.1 Thuận lợi 76
5.1.2 Khó khăn 77
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sản xuất cam sành của các nông hộ ở xã
Đông Phước và Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 78
Chƣơng 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
6.1 Kết luận 80
6.2 Kiến nghị 81


x

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại huyện Châu Thành năm 2013 15
Bảng 2.2: Mô tả các biển sử dụng trong mô hình DEA 17
Bảng 3.3: Tình hình sử dụng đất của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 – 2012
20
Bảng 3.4: Diện tích – Dân số - Mật độ dân số huyện Châu Thành năm 2012 21
Bảng 3.5: Giá trị sản xuất của ngành Nông nghiệp – Công của huyện Châu Thành
giai đoạn 2010 – 2012 (giá cố định năm 1994) 22
Bảng 3.6: Diện tích – Năng suất – Sản lượng lúa của huyện Châu Thành 2010 –
2012 24
Bảng 3.7: Diện tích sản lượng rau đậu của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 –
2012 25

Bảng 3.8: Diện tích một số loại cây ăn quả của huyện Châu Thành năm giai đoạn
2010 – 6/2013 27
Bảng 3.9: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Châu Thành giai đoạn 2010 –
2012 28
Bảng 3.10: Sản lượng thịt gia súc, gia cầm của huyện Châu Thành giai đoạn 2010
– 2012 29
Bảng 3.11: Diện tích – Năng suất – Sản lượng cam sành thực tế của huyện Châu
Thành giai đoạn 2009 – 6/2013 31
Bảng 3.12: Diện tích – Năng suất – Sản lượng cam sành kế hoạch của huyện
Châu Thành giai đoạn 2010 – 2013 33
Bảng 4.13: Số nhân khẩu và lao động của nông hộ năm 2013 34
Bảng 4.14: Độ tuổi của chủ hộ năm 2013 35
Bảng 4.15: Trình độ học vấn của chủ hộ 36
Bảng 4.16: Kinh nghiệm trồng cam sành của chủ hộ 36
Bảng 4.17: Diện tích đất trồng cam sành của nông hộ 38
Bảng 4.18: Lý do nông hộ chọn trồng cam sành 39
Bảng 4.19: Nguồn gốc cây giống 40
xi

Bảng 4.20: Lý do sử dụng giống của nông hộ 41
Bảng 4.21: Thời gian từ lúc trồng đến lúc thu trái lần đầu và thời gian giữa 2 lần
hái trái 43
Bảng 4.22: Tập huấn và kiến thức khoa học – kỹ thuật của nông hộ 44
Bảng 4.23: Thuận lợi cho việc sản xuất cam sành 47
Bảng 4.24: Khó khăn cho việc sản xuất cam sành 47
Bảng 4.25: Thuận lợi và khó khăn đầu ra của việc sản xuất cam sành 48
Bảng 4.26: Chi phí đầu tư cơ bản trên 1.000m
2
cho việc trồng cam sành 50
Bảng 4.27: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch đầu tiên trên 1.000m

2
53

Bảng 4.28: Chi phí cơ bản cho lần thu hoạch hiện tại trên 1.000m
2
58
Bảng 4.29: Doanh thu cam sành qua lần thu hoạch đầu tiên và lần thu hoạch hiện
tại 62
Bảng 4.30: Các chỉ tiêu tài chính ở lần thu hoạch đầu tiên và hiện tại 64
Bảng 4.31: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của việc
sản xuất cam sành trong lần thu hoạch đầu tiên 67
Bảng 4.32: Biến sử dụng trong mô hình phân tích vỏ bọc dữ liệu (DEA) của việc
sản xuất cam sành trong lần thu hoạch hiện tại (2013) 68
Bảng 4.33: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở
xã Đông Phước, Phú Hữu trong lần thu hoạch đầu tiên 69
Bảng 4.34: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở
xã Đông Phước, Phú Hữu ở lần thu hoạch hiện tại (2013) 71
Bảng 4.35: Năng suất bị mất đi do kém hiệu quả kỹ thuật 72
Bảng 4.36: Lượng yếu tố đầu vào hiệu quả 74
xii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối 6
Hình 4.2: Mật độ trồng cam sành của nông hộ 42
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí cơ bản cho việc trồng cam sành của nông hộ 52
Hình 4.4: Cơ cấu chi phí cho việc trồng cam sành ở lần thu hoạch đầu tiên 57
Hình 4.5: Cơ cấu chi phí cho việc trồng cam sành ở lần thu hoạch hiện tại 61
Hình 4.6: Lượng yếu tố đầu vào thực tế và lượng yếu tố đầu vào điều chỉnh 74



xiii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- ĐBSCL : Đồng bằng sông cửu long
- BVTV : Bảo vệ thực vật
- Ha : Hecta
- AE (Allocative Efficiency) : Hiệu quả phân phối nguồn lực
- TE (Technical Efficiency) : Hiệu quả kỹ thuật
- CE (Cost Efficiency) : Hiệu quả chi phí
- SE (Scale Efficiency) : Hiệu quả theo quy mô sản xuất
- DEA (Data Envelopment Analysis) : Phân tích vỏ bọc dữ liệu
- CRS (Constant returns to Scale) : Hiệu quả không đổi theo quy mô
- DMU (decision making unit) : Đơn vị tạo quyết định
- CBA (Cost Benefit Anylysis) : Phân tích chi phí lợi nhuận
- LĐGĐ : Lao động gia đình
- DT : Doanh thu
- CP : Chi phí
- LN : Lợi nhuận
- KHKT : Khoa học kỹ thuật

1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong thời kỳ hiện nay cùng với đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước thì Việt Nam luôn phát huy những lợi thế trong nông
nghiệp của mình để phát triển kinh tế. Nhắc đến phát triển thế mạnh về nông

nghiệp phải kể đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi đây có điều kiện
tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, có thể nói nơi đây là vựa
lúa và vựa cây ăn trái của cả nước với diện tích lúa chiếm hơn 50% trong 7,75
triệu ha đất trồng lúa của cả nước năm 2012 (4,1 triệu ha) và cây ăn trái là
286.206,9ha với các loại cây ăn trái nổi tiếng như Vú sữa Lò Rèn, Sầu Riêng
cơm vàng hạt lép, Măng cục, bưởi Năm Roi, Cam Sành… và Hậu Giang cũng
không ngoại lệ. Hậu Giang là tỉnh được thành lập muộn nhất tại ĐBSCL sau
khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ (2003), miền quê này nổi tiếng với các
đặc sản nông nghiệp như cá Thác lát, khóm Cầu Đúc, bưởi Năm roi…trong
những năm gần đây một loại cây mới được trồng và phát triển tại vùng đất này
là cây Cam sành được trồng nhiều nhất ở huyện Châu Thành với 4.540ha (6
tháng đầu năm 2013) và huyện Phụng Hiệp (hơn 2.000ha năm 2012).
Châu Thành một huyện có truyền thống lâu đời về phát triển nông
nghiệp, có các loại cây trồng phổ biến như bưởi Năm roi, bưởi da xanh, chanh
không hạt và mới nhất là cây Cam sành. Nằm trong nhóm cây có múi đem lại
hiệu quả kinh tế cao, cùng với việc các tuyến tỉnh lộ được nâng cấp mở rộng
có hai hệ thống giao thông huyết mạch là quốc lộ 1A và quốc lộ Nam sông
Hậu nên tạo điều kiện thuận lợi cho loại cây ăn trái phát triển ở nơi này, từ khi
các tuyến lộ được hoàn thiện thì cũng là lúc cây Cam sành được trồng nhiều
hơn và mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho người trồng giống cây này.
Thế nhưng, loại cây này vẫn có sức cạnh tranh thấp so với các địa
phương khác và việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc canh tác vẫn còn
thấp, chủ yếu các nông hộ phát triển tự phát và diện tích canh tác nhỏ. Bên
cạnh đó trong những năm gần đây cây Cam sành phát triển với tốc độ nhanh
chóng, phát triển tự phát, diện tích canh tác nhỏ, vượt quy hoạch diện tích
giống cây ăn trái của huyện, năm 2010 diện tích cam sành ở mức 2.968,5ha và
đến 6 tháng đầu năm 2013 đã ở mức 4.540ha vượt hơn so với kế hoạch rất
nhiều, và kèm theo đó là các loại bệnh mới xuất hiện, sự biến động về giá trên
thị trường, giá cả bấp bênh, không ổn định, kênh tiêu thụ chưa hiệu quả, thiếu
2


sự phối hợp các của cơ quan chức năng nên sự phát triển của loại cây này đang
bị đe dọa. Để khắc phục những khó khăn trên và có thể nâng cao hiệu quả kỹ
thuật của việc trồng cây cam sành ở huyện Châu Thành, việc phân tích và
đánh giá hiệu quả kỹ thuật của cây cam sành ở huyện Châu Thành đang được
quan tâm. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và
các chỉ tiêu tài chính trong mô hình trồng cây cam sành ở xã Đông Phước
và Phú Hữu, tỉnh Hậu Giang” làm đề tài nghiên cứu cho mình vì hai xã này
được xem là vùng trồng cam sành tròng điểm của huyện Châu Thành.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ trồng cây cam sành ở xã
Đônh Phước và xã Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ tại địa bàn
nghiên cứu.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất cây cam sành ở xã Đông Phước
và Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 2: Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông
dân trồng cam sành ở xã Đông Phước và Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang.
Mục tiêu 3: Ước tính mức hiệu quả kỹ thuật trong quá trình sản xuất cây
cam sành ở xã Đông Phước và Phú Hữu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật
cho các nông hộ trồng cam sành ở ở xã Đông Phước và Phú Hữu, huyện Châu
Thành, tỉnh Hậu Giang.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Phạm vi
nghiên cứu ở xã Phú Hữu và xã Đông Phước vì nơi đây có diện tích đất trồng

cam sành lớn nhất ở huyện Châu Thành và cũng là địa bàn trồng cam sành lâu
năm nhất huyện. Nên trong đề tài này tập trung nghiên cứu các nông hộ sản
xuất cam sành ở xã Phú Hữu và xã Đông Phước.


3

1.3.2 Phạm vi thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến 6/2013. Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong niên vụ
2013, vụ mùa được phân tích trong bài là thông tin được phỏng vấn ở đợt thu
hoạch vào tháng 8/2012 đến tháng 9/2013. Đề tài được thực hiện từ tháng 08
năm 2013 đến tháng 11 năm 2013.
1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng cam sành ở xã Phú Hữu
và xã Đông Phước.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, thực tiễn quá trình sản xuất cam
sành là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều khó khăn cho
nên từ kết quả phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân, đề tài chỉ phản ánh một số
nội dung sau đây: phân tích tình hình sản xuất cam sành; phân tích chi phí,
doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân trồng cam sành; phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến năng suất trong quá trình sản xuất cam sành ở xã Phú
Hữu và xã Đông Phước. Ước tính mức hiệu quả kỹ thuật, mức thất thoát khi
kém hiệu quả kỹ thuật. Từ những phân tích trên đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các nông hộ trồng cam sành ở xã Phú Hữu và
xã Đông Phước.

4


CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm kinh tế nông hộ, nông hộ
2.1.1.1 Kinh tế hộ
Kinh tế hộ là loại hình kinh tế trong đó các hoạt động sản xuất chủ yếu
dựa vào lao động gia đình và mục đích của loại hình kinh tế này là nhằm đáp
ứng nhu cầu của hộ gia đình. Tuy nhiên, hộ gia đình cũng có sản xuất ra để
trao đổi nhưng ở mức độ hạn chế (Trần Thị Kiều Oanh, 6/2013).
2.1.1.2 Nông hộ
Nông hộ được hiểu là hộ gia đình mà hoạt động sản xuất chính của họ là
sản xuất nông nghiệp.
Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành
thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ (Trần Thị
Kiều Oanh, 6/2013).
2.1.2 Khái quát về sản xuất
2.1.2.1 Khái niệm
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi để
tạo ra một sản phẩm và dịch vụ nào đó.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất cam sành các yếu tố đầu vào bao gồm:
giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết
bị
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình
sản xuất yếu tố đầu ra thường đo bằng sản lượng. Trong sản xuất cam sành
đầu ra là toàn bộ sản lượng cam sành thu hoạch trong một năm.
2.1.2.2 Hàm sản xuất
Hàm sản xuất là một hàm số biểu diễn về mặt toán học của mối quan hệ
giữa đầu vào và đầu ra của một quá trình sản xuất. Thông thường được viết

dưới dạng:
Y = f (x
1
, x
2
, x
3
, x
4
, ……, x
n
)
5

Trong đó: Y là sản lượng đầu ra và x
i
= (1, 2, 3….n) là các yếu tố đầu
vào. Các biến trong hàm sản xuất được giả định là dương, liên tục và các yếu
tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định
và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí
máy bơm nước, …) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược,…)
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas thấy rằng logarithm
của sản lượng Y và của các yếu tố đầu vào x
i

thường quan hệ theo dạng tuyến
tính. Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY = lnβ
0
+ β
1
lnX
1
+ β
2
lnX
2
+ …+ β
k
lnX
k
Trong đó: Y và x
i
(i = 1, 2, …., k) lần lượt là các lượng đầu ra đầu vào
của quá trình sản xuất. Hằng số β
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố,
biểu diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong
hàm sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả.
Với cùng lượng đầu vào x
i
, β
0
càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được sẽ
càng lớn.

2.1.2.3 Quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào biến chúng
thành yếu tố đầu ra dưới dạng sản phẩm hay dịch vụ. Trong quá trình chuyển
hóa cũng là quá trình phát sinh các chi phí khác nhau cấu thành sản phẩm hay
dịch vụ. Quá trình sản xuất còn là một kế hoạch được hoạch định của con
người sử dụng tài nguyên thiên nhiên để hoàn thành một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó.
2.1.3 Khái niệm về hiệu quả kỹ thuật
 Hiệu quả kỹ thuật:
Đòi hỏi nhà sản xuất tạo ra số lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ
việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Hiệu quả kỹ thuật được xem là
một phần của hiệu quả kinh tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì
trước hết phải đạt được hiệu quả kỹ thuật. Trong trường hợp tối đa hóa lợi
nhuận đòi hỏi nhà sản xuất phải sản xuất ra mức sản lượng tối đa tương ứng
với nguồn lực đầu vào nhất định hay nói cách khác hiệu quả kỹ thuật dùng để
6

chỉ kết hợp tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra mức sản lượng nhất định.
Hình 2.1 dưới đây sẽ biểu thị rõ hơn về hiệu quả kỹ thuật:



Từ số liệu thu thập được giả sử tại các điểm A, B, B’ khi đó xây dựng
được đường giới hạn khả năng sản xuất SS’ căn cứ vào các đơn vị đạt hiệu quả
kỹ thuật cao nhất.
B và B’ nằm trên đường SS’ là những đơn vị sản xuất đạt hiệu quả kỹ
thuật cao nhất trong nhóm B và B’ đạt hiệu quả kỹ thuật (TE).
Xét A không nằm trên SS’ nên không đạt hiệu quả kỹ thuật
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của A là TE= OB/OA
Hệ số hiệu quả kỹ thuật của B và B’ là TE = 1 = 100%.

2.1.4 Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu
2.1.4.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định (Trần Thị Kiều Oanh, 6/2013).
(Nguồn: Trần Thụy Ái Đông, bài giảng kinh tế sản xuất)
Hình 2.1: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối
7

Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi
phí là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lượng bằng không đồng nghĩa với
việc không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lượng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
2.1.4.2 Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ
sản phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận được sau khi bán sản phẩm.
Hay nói cách khác doanh thu chính bằng sản lượng cam sành khi tiêu thụ nhân
với giá bán (Trần Thị Kiều Oanh, 6/2013).
Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá
2.1.4.3 Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra (Trần Thị
Kiều Oanh, 4/2013).
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí

Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).
2.1.4.4 Khái niệm thu nhập
 Thu nhập là phần lợi nhuận thu được cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chưa
tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi,
chi phí cố định, thuế (nếu có) (Trần Thị Kiều Oanh, 6/2013).
Thu nhập = Lợi nhuận + CP LĐGĐ
 Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản
xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng.
Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản xuất = (Số giờ chăm sóc
cây trồng hàng ngày * Số ngày tham gia sản xuất trong một đợt). Sau đó quy
đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8 giờ.
8

2.1.4.5 Các chỉ tiêu tài chính khác
- Doanh thu trên chi phí
Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số
DT/CP nhỏ hơn 1 thì người sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì người sản
xuất hoà vốn, DT/CP lớn hơn 1 người sản xuất mới có lời.



- Lợi nhuận trên chi phí
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra
thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dương người sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.




- Thu nhập trên chi phí
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dương thì
người sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy nông hộ sử dụng lao động nhàn
rỗi có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.



- Lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): tỷ số này phản ánh trong một đồng
doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.




Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu


Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí
Thu nhập
TN/CP =

Chi phí
9


- Thu nhập trên ngày công lao động gia đình
- Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/LĐGĐ) = Thu
nhập/Ngày công lao động gia đình. Chỉ tiêu này nói lên thu nhập do sử dụng
một ngày công lao động gia đình tạo ra.

Thu nhập
TN/LĐGĐ =
Ngày công lao động gia đình

2.1.5 Phƣơng pháp DEA
Trong đo lường hiệu quả kỹ thuật hiện có hai phương pháp: phương pháp
tham số (Paramatric or econometrics) và phi tham số (Non – parametric
methods). Và DEA là một phương pháp ước lượng theo hướng phi tham số, là
sử dụng các số liệu thực đầu ra đầu vào trên diện tích đất canh tác để phân
tích, và từ đó đưa ra giải pháp khắc phục các hộ không đạt hiệu quả và không
thể thống kê được trong nền kinh tế.
Để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài việc xác định hiệu quả kỹ thuật
(Technical Efficiency – TE) và hiệu quả theo quy mô sản xuất (Scale
Efficiency – SE), các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến vấn đề hiệu quả phân
phối nguồn lực sản xuất (Allocative Efficiency – AE) và hiệu quả sử dụng chi
phí sản xuất (Cost Efficiency – CE). Nhưng ở luận văn này tác giả chỉ tính
toán phần hiệu quả kỹ thuật (TE) và đưa ra mô hình định hướng, còn hiệu quả
AE,CE và SE sẽ được nghiên cứu sau.
Phương pháp phân tích bao màng dữ liệu (DEA) là phương pháp tiếp cận
ước lượng biên. Tuy nhiên, khác với phương pháp phân tích biên ngẩu nhiên
(Stochastic Frontier) sử dụng phương pháp kinh tế lượng (econometric), DEA

dựa theo phương pháp chương trình tuyến tính (linear programming) để ước
lượng cận biên sản xuất.
Mô hình ước lượng Theo Tim Coelli (2005), TE, AE và CE có thể được
đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng
dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale
Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model). Liên quan đến tình huống
nhiều biến đầu vào-nhiều biến đầu ra (the multi-input multi-output case) như
trong tình huống phân tích của chúng ta. Giả định một tình huống có N đơn vị
10

tạo quyết định (decision making unit - DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm
bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau. Theo tình huống này, để ước
lượng TE, AE và CE của từng DMU, một tập hợp phương trình trình tuyến
tính phải được xác lập và giải quyết cho từng DMU. Vấn đề này có thể thực
hiện nhờ mô hình CRS Input-Oriented DEA có dạng như sau:


Subject to:







(1)
Trong đó:
= vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,
= vectơ số lượng các yếu tố đầu theo hướng tối thiểu hoá chi phí sản
xuất của DMU thứ i được xác định bởi mô hình (4),

i = 1 to N (số lượng DMU),
k = 1 to S (số sản phẩm),
j = 1 to M (số biến đầu vào),
= lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,
= lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,
= các biến đối ngẫu.
Việc ước lượng TE, AE và CE theo mô hình (1) có thể được thực hiện
bởi nhiều chương trình máy tính khác nhau. Tuy nhiên, để thuận tiện chúng ta
sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 cho việc ước lượng TE trong
nghiên cứu này. (Nguồn: Coelli T. J., D. S. P. Rao, O’Donnell C. J., G. E.
Battese ,2005)



×