Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa hấu trên đất ruộng ở xã loan mỹ huyện tam bình – tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.68 KB, 84 trang )




i




































TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
  
Cần Thơ, 11-2013
NGUYỄN VĂN NHỰT
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG
Ở XÃ LOAN MỸ - HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH
VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp
Mã số ngành:52620115



i

LỜI CẢM TẠ
  
Sau ba năm học tập và nghiên cứu tại Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh
Trường Đại Học Cần Thơ. Hôm nay, với kiến thức học tập tại trường và

những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn thành Luận
văn tốt nghiệp của mình, nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến:
Quý Thầy( Cô) Trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là Thầy (Cô) Khoa kinh
tế và Quản trị kinh doanh đã dầy công truyền đạt những kiến thức cho em
trong những năm theo học tại Trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn đến
thầy Nguyễn Ngọc Lam đã nhiệt tình hướng dẫn đóng góp ý kiến để em hoàn
thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị
Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long
đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
Ngoài ra, em cũng chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, cô chú, anh chị làm việc
tai xã Loan Mỹ huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong thời gian qua. Và chân thành cám ơn đến các cô chú trong Hội Nông dân
xã Loan Mỹ cũng như các cô chú nông dân đã giúp em hoàn thành luận văn
trong thời gian qua.
Tuy nhiên do thời gian ngắn và lượng kiến thức có hạn cho nên luận văn
không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em xin sự góp ý của Quý cơ quan và
Quý Thầy (cô) đề luận văn này được hoàn thiện hơn và có ý nghĩa thực tế.
Cuối lời, em xin Kính chúc Thầy (cô) Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh
doanh cùng các Cô Chú Anh Chị dồi dào sức khỏe, công tác tốt, luôn thành
công trong đời sống và công việc.
Chân trọng kính chào!
TP. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Văn Nhựt






ii

LỜI CAM KẾT
  
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi, các số liệu thu thập, các kết quả phân tích trong đề tài là
trung thực và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.
TP. Cần Thơ, ngày tháng năm
Sinh viên thực hiện
(kí tên)





Nguyễn Văn Nhựt


















iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
  
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………
…………….ngày……tháng… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị

(kí tên và đóng dấu)










iv

MỤC LỤC

Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG…………………………………… 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1 Về không gian 3
1.3.2 Về thời gian 3
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.4 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu 3
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………… 5
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5

2.1.1 Một số khái niệm liên quan 5
2.1.2 Chỉ tiêu kinh tế 7
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 9
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU………………………………………………………………………….13
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG 13
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 13
3.1.2 Dân số - lao động 16
3.1.3 Kinh tế và văn hóa xã hội 16



v

3.2 KHÁT QUÁT VỀ HUYỆN TAM BÌNH – TỈNH VĨNH LONG 18
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 18
3.2.2 Đơn vị hành chánh 19
3.2.3 Tình hình kinh tế xã hội 19
3.2.4 Dân số và lao động 21
3.2.5 Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Tam Bình 21
3.3 Khái quát về xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long 24
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên 24
3.3.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 24
3.4 Giới thiệu về cây dưa hấu và tình hình tiêu thụ 26
3.4.1 Giới thiệu về cây dưa hấu 26
3.4.2 Tình hình tiêu thụ 27
3.4.3 Thực trạng sản xuất 27

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở XÃ LOAN MỸ- HUYỆN
TAM BÌNH- TỈNH VĨNH LONG………………………………………….29
4.1 MÔ TẢ MẨU ĐIỀU TRA 29
4.1.1 Độ tuổi và số năm kinh nghiệm 29
4.1.2 Trình độ học vấn 30
4.1.3 Đất đai 30
4.1.4 Nguồn lao động 31
4.1.5 Nguồn vốn 31
4.1.6 Tình hình tập huấn 32
4.1.7 Thị trường đầu vào 33
4.1.8 Thị trường đầu ra 35
4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA TRÊN ĐẤT
RUỘNG Ở XÃ LOAN MỸ HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 37
4.2.1 Tổng chi phí sản xuất 37
4.2.2 Chi phí từng mục cụ thể 38



vi

4.2.3 Phân tích về giá bán, năng suất, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận của
nông hộ…………… 42
4.2.4 Phân tích các chỉ số tài chính 44
4.3 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG DƯA TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở XÃ LOAN MỸ
HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 46
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG DƯA TRÊN ĐẤT RUỘNG Ở XÃ LOAN MỸ
HUYỆN TAM BÌNH TỈNH VĨNH LONG 49

CHƯƠNG 5: NHẬN ĐỊNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG DƯA HẤU TRÊN ĐẤT
RUỘNG Ở HUYỆN TAM BÌNH- TỈNH VĨNH LONG………………….53
5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
DƯA HẤU CỦA NÔNG HỘ 53
5.1.1 Thuận lợi 53
5.1.2 Khó khăn 53
5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG DƯA TRÊN ĐẤT RUỘNG 55
5.2.1 Về giống 55
5.2.2 Về chuyển giao khoa học kĩ thuật 55
5.2.3 Về thị trường đầu ra 56
5.2.4 Một số giải pháp khác 56
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………57
6.1 KẾT LUẬN 57
6.2 KIẾN NGHỊ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….…60








vii

DANH MỤC BẢNG
  
Trang

Bảng 3.2: Chỉ tiêu và kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của huyện
năm 2012………………………………………………………………. 20
Bảng 3.3: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo khu vực của
huyện Tam Bình từ năm 2010 – 2012…………………………………… 21
Bảng 3.4: Một số tiêu chí kinh tế xã đạt được trong giai đoạn 2010 – 06/2013.
……….….……………………………………………………………………25
Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng dưa hấu của xã giai đoạn 2010 -
6/2013… …………………………………………………………………… 28
Bảng 4.1: Số mẫu điều tra trên địa bàn nghiên cứu………………………… 29
Bảng 4.2: Độ tuổi và số năm kinh nghiệm sản suất của nông hộ……………29
Bảng 4.3: Trình độ học vấn của nông hộ…………………………………….30
Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ……………………………… 30
Bảng 4.5: Thực trạng nguồn lao động điều tra của nông hộ…………………31
Bảng 4.6: Tình hình vốn sản xuất của nông hộ………………………………32
Bảng 4.7: Số lần tập huấn của nông hộ………………………………………32
Bảng 4.8: Nguồn gốc giống dưa của các nông hộ……………………………33
Bảng 4.9: Bảng thông kê các loại giống sử dụng trong sản xuất……………34
Bảng 4.10: Kế hoạch sản xuất trong thời giang tới của nông hộ……………36
Bảng 4.11: Chi phí trong quá trình sản xuất dưa hấu của nông hộ trồng dưa
hấu tại xã Loan Mỹ huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long………………………37
Bảng 4.12: Lượng giống và chi phí giống của nông hộ………………….….39
Bảng 4.13: Năng suất và giá bán của nông hộ……………………….…… 42
Bảng 4.14: Doanh thu, lợi nhuận, thu nhập của nông hộ……………………43
Bảng 4.15: Các chỉ tiêu tài chính của hộ……………………………………44
Bảng 4.16: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.47
Bảng 4.17: Kết quả phân tích các yếu tố hồi quy ảnh hưởng đến lợi nhuận.50



viii



DANH MỤC HÌNH
  
Trang
Hình 4.1 Người tập huấn cho nông hộ … ………………………………….33
Hình 4.2 Người quyết định giá cả……………………………………………35
Hình 4.3 Cơ cấu chi phí của nông hộ trong mẫu điều tra trên địa bàn… ….38
Hình 4.4 Cơ cấu chi phí trong khâu chăm sóc của nông hộ … …………….41



ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  

ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐHCT : Đại học Cần Thơ
PNN – PTNT : Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
KHKT : Khoa học kĩ thuật
BVTV : Bảo vệ thực vật
NN : Nông Nghiệp
KH : Kế hoạch
LĐGĐ : Lao động gia đình
DT : Diện tích
CP : Chi phí
LN : Lợi nhuận
NCLĐGĐ : Ngày công lao động gia đình
TN : Thu nhập














1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Lợi thế cạnh tranh và hiệu quả tài chính trong sản xuất là vấn đề quan
trọng, quyết định đến sự phát triển và tồn tại của một ngành sản xuất trong
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong tình hình hiện nay, để
ứng phó với biến đổi khí hậu và nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc Bảo vệ thực
vật trong sản xuất nông nghiệp thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ thế
độc canh cây lúa sang luân canh cây màu trên đất ruộng ( 2 vụ lúa – 1 vụ màu
hoặc 2 vụ màu – 1 vụ lúa) là một giải pháp mang hiệu quả kinh tế cao. Việt
Nam là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời, mà nông nghiệp
giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các
nước đang phát triển. Để tạo nền tảng vững chắc cho đất nước phát triển thì
phải có nền nông nghiệp phát triển bền vững. Trong đó, Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Được

tạo thành bởi sự bồi đắp phù sa của chín nhánh sông – dòng sông MêKông, là
vựa lúa lớn nhất của Việt Nam. Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh và tỉnh Vĩnh Long
là tỉnh nằm ở trung tâm của vùng, nhờ sự ưu ái của thiên nhiên – nằm giữa hai
con sông lớn nhất ĐBSCL (sông Tiền và sông Hậu); hằng năm nơi đây được
nhận một lượng lớn phù sa nên đất có chất lượng cao và màu mỡ bậc nhất so
với các tỉnh khác trong vùng, vì thế nền nông nghiệp nơi đây có thể nói là nơi
quy tụ các yếu tố “thiên thời – địa lợi – nhân hòa” thuân lợi để phát triển
nghành nông nghiệp. Vốn là một trong những tỉnh thuần nông của ĐBSCL.
Cây lúa được xem là nguồn thu nhập chính cho bà con nông dân nên mô hình
độc canh cây lúa được xem là mô hình chủ lực ở nơi đây. Nhưng trong một số
nghiên cứu gần đây, độc canh cây lúa liên tục trong nhiều năm đã bộc lộ
những yếu điểm như: đất đai ngày càng bị suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng
sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh
hướng giảm, Theo TS Nguyễn Công Thành (Viện KHKT Nông nghiệp
Miền Nam), việc luân canh cây màu trên đất lúa còn góp phần cắt dứt nguồn
lây lan sâu bênh trên lúa, cải tạo bồi dưỡng đất, gia tăng năng suất của cây lúa
vụ sau, giảm sự cạnh tranh của cỏ dại và cải tạo đặc tính sinh hóa của đất trong
hệ thống luân canh. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến thu nhập vốn đã thấp
của nông dân. Nếu việc phòng trừ, ngăn chặn không hiệu quả thì nguy cơ mất
mùa và ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân là rất lớn. Vì thế, xoá độc
canh cây lúa là vấn đề bức thiết và cần phải thực hiện kịp thời. Nó không chỉ
vì khía cạnh kinh tế, môi trường mà còn vì xã hội. Để đảm bảo nền nông


2

nghiệp phát triển bền vững, giải pháp phải thực hiện là chuyển đổi cơ cấu cây
trồng trên đất lúa. Trong các mô hình chuyển đổi thì luân canh lúa với cây
màu là mô hình đã và đang được ngành nông nghiệp, nông dân trong tỉnh quan
tâm nhân rộng. Qua nhiều năm thử nghiệm, mô hình trồng cây dưa hấu trên

đất ruộng là một mô hình được thực hiện và nhân rộng đề hạn chế độc canh
lúa hiện nay. Dưa Hấu là loại cây hằng niên thời gian trồng ngắn nên có thể bố
trí vào mô hình luân canh, xen vụ để tăng vòng quay của đất, nâng giá trị kinh
tế cho người sử dụng, đồng thời hạn chế nguồn sâu bệnh. Cây dưa hấu ở Vĩnh
Long cho năng suất cao vì được trồng ở đất phù sa chủ yếu là đất ruộng và là
sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi nên diện tích sản xuất ngày càng mở rộng.
Xã Loan Mỹ huyện Tam Bình là một trong những điểm đang đẩy mạnh
thực hiện mô hình sản xuất nói trên, mặc dù hiệu quả kinh tế của mô hình
trồng màu xen canh lúa đã thấy rõ nhưng công tác đánh giá hiệu quả tài chính
từ mô hình sản xuất này hầu như chưa được thực hiện một cách toàn diện. Do
đó, đề tài: “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng dưa hấu trên
đất ruộng ở xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh Long” được chọn
nghiên cứu nhằm giúp cho nông dân trong huyện thấy được hiệu quả tài chính
của cây dưa hấu và có hướng đi thích hợp trong canh tác nông nghiệp, để
hướng tới mục tiêu nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân trong
địa bàn nói riêng và cả vùng nói chung.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
trồng dưa hấu trên đất ruộng ở xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình - tỉnh Vĩnh
Long. Nhằm đánh giá quá trình sản xuất đã mang lại kết quả như thế nào cho
các hộ nông dân trong vùng và qua đó có những thuận lợi hay khó khăn gì,
trên cở sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho mô
hình này trong tương lai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đề đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
1. Phân tích thực trạng sản xuất dưa hấu vụ Đông Xuân trong năm 2013
2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất dưa hấu
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận sản xuất của

nông hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu


3

4. Đề xuất các giải pháp cụ thể để khắc phục các hạn chế và phát huy
những mặt tích cực của mô hình trong quá trình sản xuất nhằm nhân
rộng mô hình trên diện rộng và toàn diện từ đó đem lại lợi nhuận cao
cho nông hộ
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Về không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Loan Mỹ - huyện - Tam Bình -
tỉnh Vĩnh Long .
1.3.2 Về thời gian
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến năm 2012.
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ trồng dưa hấu trên địa bàn
nghiên cứu.
1.3.4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến các loại chi phí, giá cả, các chỉ tiêu
ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và yếu tố khác ảnh hưởng đến lợi nhuận của
mô hình trồng dưa hấu ở của các nông hộ ở xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình -
tỉnh Vĩnh Long, với số mẫu là 60 hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu.
Từ đó, đẩy mạnh phát triển mô hình trên diện rộng và nâng cao thu nhập của
nông hộ sản xuất dưa hấu trên địa bàn nghiên cứu.
1.4 Lược khảo tài liệu
Phạm Quốc Dũng (2010) phân tích hiệu quả kinh tế của cây lúa ở
ĐBSCL. Đề tài hướng đến việc phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng

lúa và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển mô hình bền vững, nâng
cao thu nhập cho người trồng lúa. Đề tài của Phạm Quốc Dũng nghiên cứu 2
mô hình: mô hình 3 vụ lúa và mô hình 2 lúa-1 dưa hấu trên địa bàn huyện
Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô
tả, phương pháp phân tích chi phí – lợi nhuận (CBA), phương pháp bao hàm
dữ liệu (DEA) để phân tích hiệu quả kỹ thuật của mô hình. Kết quả đề tài cho
thấy mô hình 3 lúa và mô hình 2 lúa-1 dưa hấu đều cho lợi nhuận và tỷ suất lợi
nhuận là khá cao.


4

Nguyễn Thị Lợi (2009), “ Phân tích hiệu quả sản xuất mô hình luân
canh 2 vụ lúa 1 vụ bắp của nông hộ huyện Ba Tri – Bến Tre”. Đề tài đã được
tác giả áp dụng các phương pháp thống kê mô tả để mô tả, phương pháp so
sánh tuyệt đối và tương đối, phương pháp hồi quy tuyến tính để phân tích các
chỉ tiêu của mô hình. Kết quả cho thấy việc luân canh cây màu trên nền đất
ruộng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.
Đinh Kim Xuyến (2009), “ So sánh hiệu quả kinh tế của hai mô hình 1
vụ lúa – 1 vụ đậu nành – 1 vụ khoai lang với mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ khoai
lang tại huyện Bình Tân- Tỉnh Vĩnh Long” đề tài sử dụng phương pháp thống
kê mô tả, logic suy luận, phân tích các chỉ tiêu tài chính để phân tích hiệu quả
của 2 mô hình. Kết quả cho thấy việc áp dụng 2 mô hình điều đem lại hiệu quả
kinh tế cho nông hộ sản xuất nhưng mô hình 1 vụ lúa – 1 vụ đậu nành – 1 vụ
khoai lang mang lại hiệu quả cao hơn mô hình 2 vụ lúa – 1 vụ khoai lang.




5


CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Nông hộ và kinh tế hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông – lâm – ngư nghiệp và dịch
vụ,… hoặc kết hợp nhiều ngành nghề, sử dụng lao động, vốn của gia đình là
chủ yếu để sản xuất kinh doanh.
Theo Frank Ellis (1993) “ Nông hộ là hộ gia đình làm nông nghiệp tự
kiếm kế sinh nhai trên mãnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ
yếu đặt trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng họat
động với mức độ không hoàn hảo cao .
Ngoài ra còn một số nhà khoa học khác đề cập đến khái niệm nông hộ
như theo nhà khoa học Lê Đình Thắng cho rằng “ Nông hộ là tế bào kinh tế xã
hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn “
Kinh tế hộ là nông hộ tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,…để
phục vụ cuộc sống và người khác.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế - xã hội,
tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và
quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ
phát triển tạo ra số lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày cang
cao, góp phần tăng thu nhập cho đời sống của nông dân, cải thiện mọi mặt đời
sống, cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu, đồng thời chuyển
dịch kinh tế hộ.
2.1.1.2 Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào và quy trình biến đổi
(inputs) để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ nào đó (outputs). Mỗi quá trình
sản xuất được mô tả bằng một hàm sản xuất.

Xen canh là trồng xen canh thêm một loại cây khác, nhằm tận dụng diện
tích, chất dinh dưỡng, ánh sáng và tạo thêm nguồn thu.
Chuyên canh là hiện tượng nông dân chỉ trông một loại hoặc ít nhất một
loại cây trên một khu đất nhằm thu càng nhiều lợi nhuận càng tốt.
Có ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất là sức lao động, đối tượng lao
động và tư liệu lao động:


6

Sức lao động: là tổng hợp thể lực và trí lực của con người được sử
dụng trong quá trình lao động. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động
còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong thực hiện.
Đối tượng lao động: là bộ phận của giới tự nhiên mà lao động của con
người tác động vào nhằm biến đổi nó theo mục đích của mình.
Tư liệu lao động: là một vật hay các vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác
động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động
thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
2.1.1.3 Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói
chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt
Nam 2, trang 289).
Trong kinh tế thi “ Hiệu quả là Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố
khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật gọi là
hiệu kỹ thuật hoặc theo chi phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật
ngữ kinh tế học, trang 244 – NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2001).
2.1.1.4 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí
sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Trong đó,
Thu nhập trên đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lượng trên đơn vị
diện tích.
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất của nộng hộ trên một đơn vị diện tích canh tác.
Chi phí trong sản xuất bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân bón; chi phí
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí gieo sạ,
cấy; chi phí chăm sóc; chi phí thu hoạch, vận chuyển; chi phí thuê đất; chi phí
thuê lao động; chi phí lãi vay; chi phí thuế…


7

2.1.1.5 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính hay hiệu quả sản xuất – kinh doanh là hiệu quả kinh
tế xét trong phạm vi một doanh nghiệp, một đơn vị sản xuất. Hiệu quả tài
chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp, đơn vị sản
xuất nhận được và chi phí mà doanh nghiệp, đơn vị sản xuất phải bỏ ra để có
được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả tài chính phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội
trong sản xuất thông qua việc so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó.
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính trên góc độ cá nhân, tất cả các
chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường
2.1.2 Chỉ tiêu kinh tế

2.1.2.1 Tổng chi phí
Chi phí: Là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh để tiêu thụ sản phẩm hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản
phẩm nhất định.Gồm có:
+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh
doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong
một khuôn khổ đơn vị nhất định.
+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi
theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng.
Tổng chi phí là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê)
(CPLĐ), chi phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK)
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
2.1.2.2 Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
2.1.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh
kết
quả tài chính cuối cùng
của hoạt động sản xuất. Lợi nhuận của người nông dân sẽ bằng doanh thu
trừ đi chi phí mà người nông dân bỏ ra.


8

Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
2.1.2.4 Thu nhập
Thu nhập là phần thu nhập mà hộ gia đình nhận được bao gồm lợi nhuận

và chi phí cơ hội của lao động gia đình.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí cơ hội LĐGĐ

2.1.2.5 Các chỉ số tài chính
Doanh thu/chi phí (DT/CP) Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư
thì chủ thể đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
DT/CP =
Chi phí
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện một đồng doanh thu thu
được sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
LN/DT =
Doanh thu
Thu nhập trên chi phí (TN/CP): là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng
thu nhập chia cho tổng chi phí. Tỷ số này cho biết một đồng chi phí bỏ ra sẽ
thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Được thể hiện bởi công thức sau:
Thu nhập
TN/CP =
CP
Thu nhập trên ngày công lao động gia đình (TN/NCLĐ): chỉ tiêu này
phản ánh trong một ngày công lao động sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng thu
nhập
Thu nhập
TN/NCLĐGĐ =
NCLĐGĐ



9


Thu nhập trên chi phí chưa có LĐGĐ(TN/CPchưa có LĐGĐ): Thể
hiện một đồng chi phí chưa có lao động gia đình bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu
đồng thu nhập.
Thu nhập
TN/CP chưa có LĐGĐ =
CP chưa có LĐGĐ
Lợi nhuận trên chi phí ( LN/CP): Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí
bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
LN/CP =
Chi phí
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Vĩnh Long là tỉnh có diện tích sản xuất nông sản khá cao ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long có diện tích vườn cây ăn trái đứng thứ hai so với các tỉnh
trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ tư cả nước với hơn
47.700 ha vườn cây lâu năm, trong đó diện tích cây ăn quả gần 39.000 ha, tăng
hơn 2,16 lần so với năm 1992. Với diện tích cây ăn quả khá lớn huyện Tam
Bình cũng là một trong những vùng trọng điểm được chú trọng đầu tư phát
triển sản xuất cay ăn quả hàng năm và lâu năm. Xã Loan Mỹ - huyện Tam
Bình – tỉnh Vĩnh Long là xã có diện tích trồng cây dưa hấu cao nhất huyện với
diện tích trồng trong vụ Hè Thu khoảng 39 ha với năng suất bình quân
khoảng 20 tấn/ha phân bố chủ yếu ở các ấp: Tổng Hưng, Tổng Hưng B, Bình
Phú và một số ấp khác.Nên em quyết định chọn làm vùng nghiên cứu.
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nông hộ. Điều tra 60 hộ
nông dân đang trồng dưa hấu tại xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh
Long về thu nhập và lợi nhuận, tình hình sử dụng các yếu tố đầu vào trong

sản xuất dưa hấu.
2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu có liên quan đến việc sản
xuất dưa hấu của nông dân; Niên giám thống kê của huyện Tam Bình; Thu
thập số liệu về giống, diện tích, năng suất và sản lượng dưa hấu của huyện từ


10

phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện; Chi cục Bảo vệ thực vật
huyện Tam Bình; Báo cáo tổng kết về tình hình Kinh tế - xã hội của huyện;
Sách, báo, bài nghiên cứu có liên quan.
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
Các phương pháp phân tích số liệu:
 Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình
bày số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra
những kết luận dựa trên số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện
không chắc chắn.
Trong bài nghiên cứu, phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để
thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra và dựa vào kết quả đã thống kê
để đánh giá sự tác động của các yếu tố đầu ra, đầu vào đến kết quả kinh tế của
mô hình sản xuất
 Phương pháp hồi quy tuyến tính
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố
ảnh hưởng đến một chỉ tiêu nào đó (ví dụ như năng suất hay lợi nhuận), xác
định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy và các nhân tố ảnh hưởng xấu để
khắc phục. Phương trình hồi quy có dạng:
Y = b
0

+ b
1
X
1
+ b
2
X
2
+…+ b
k
X
k

+ U
i

Trong đó:
Y: biến phụ thuộc.
X
i
(i = 1,2,…,k) là các biến độc lập.
b
0
: là hệ số tự do, hệ số này cho biết giá trị trung bình của biến Y khi
các biến X
1
, X
2
,…X
k

bằng 0.
b
1
, b
2
,…b
k
là hệ số hồi quy riêng, hệ số này cho biết ảnh hưởng của
từng biến X lên giá trị trung bình của biến Y, các biến còn lại được giữ cố
định.
b
1
, b
2
,…b
k
cho biết khi X
1
, X
2
,…X
k
tăng hay giảm 1 đơn vị thì trung
bình Y sẽ tăng hay giảm bao nhiêu đơn vị, với điều kiện là các biến khác
không đổi.
U
i
: Sai số ngẫu nhiên.
Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số như sau:
Hệ số tương quan bội R (Multiple Correlation Coeficient): nói lên tính

liên hệ chặt chẽ của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc (Y) và các biến độc lập
(X
i
). R càng lớn mối liên hệ càng chặt chẽ.


11

Hệ số xác định R
2

(R-square), (Multiple Coeficient of Determination):
là tỷ lệ ( hay phần trăm) thay đổi của biến phụ thuộc (Y) được giải thích bởi
các biến độc lập (X
i
) hoặc % các (X
i
) ảnh hưởng đến (Y), phần còn lại do các
yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R
2
càng lớn càng tốt.
Adjusted R Square: Hệ số xác định đã được điều chỉnh dùng để trắc
nghiệm xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa hay không. Khi thêm vào
một biến mà R
2
tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi
quy.
+ Thông thường dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy,
R
2

càng lớn mô hình càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ.
+ Dùng để so sánh với F trong bảng phân phối F với mức ý nghĩa α.
+ F là cơ sở để bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H
0
(H
0
: tất cả các tham
số hồi quy đều bằng 0 (b
1
= b
2
= b
3
= … = b
k
= 0) hay các X
i
không liên quan
tuyến tính với Y. H
1
0, tức là các X
i
có liên quan tuyến tính với Y).
+ F càng lớn thì khả năng bác bỏ H
0
càng cao. Bác bỏ H
0
khi F > F tra
bảng.
Significance F: mức ý nghĩa

+ Sig.F nói lên ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng
tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F α). Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận
ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < mức ý nghĩa α nào đó.
Coefficients: hệ số
t_Stat: Giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các thông số riêng biệt
(X
i
); nếu t_Stat = 0 thì X
i
không ảnh hưởng đến Y.
P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả
thuyết H
0
bị bác bỏ.
Các bước trong kiểm định phương trình hồi quy tương quan:
Đặt giả thuyết:
H
0
: b
i
= 0, các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
H
1
: b
i
0, các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Cơ sở kiểm định phương trình (kiểm định với độ tin cậy là 95% ứng
với mức ý nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H
0

khi: Sig.F < α
Chấp nhận giả thuyết H
0
khi: Sig.F α
Kiểm định các nhân tố trong phương trình hồi quy:
Các nhân tố trong phương trình hồi quy ảnh hưởng đến phương trình ở
những mức độ khác nhau. Do đó, ta kiểm định từng nhân tố trong phương
trình để xem xét mức độ ảnh hưởng và độ tin cậy của từng nhân tố đến
phương trình


12


 Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có
tính so sánh được để xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình
kinh tế.
Có 3 phương pháp so sánh:
- So sánh số tuyệt đối: Số tuyệt đối là biểu hiện quy mô, khối lượng, giá
trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
- So sánh số tương đối: Là so sánh hai chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau
nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của một chỉ
tiêu nào đó qua thời gian.
- So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là biểu hiện mức độ chung
nhất về mặt lượng của các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của
một tổ, một bộ phận hay một tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
Đối với từng mục tiêu:
Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng

trồng cây dưa hấu ở xã Loan Mỹ - huyện Tam Bình – tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Kết hợp phương pháp thống kê mô tả và so sánh ( tương đối
và tuyệt đối) để phân tích các chỉ tiêu tài chính trong việc trồng dưa hấu trên
địa bàn nghiên cứu.
Mục tiêu 3: Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến để phân
tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận.
Mục tiêu 4: Từ kết quả phân tích và các thông tin thu thập được từ các
nguồn có liên quan, những khó khăn và thuận lợi từ mô hình để đề xuất một số
giải pháp nhằm phát triển mô hình sản xuất dưa hấu một cách hiệu quả cho
nông hộ.


13

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
 Vị trí địa lí
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long;
cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về phía Đông Bắc và thành phố Cần Thơ
40 km về phía Nam; Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây Nam giáp tỉnh Hậu Giang và
thành phố Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
Vĩnh Long nằm trong vùng ảnh hưởng của địa bàn trọng điểm phía Nam;
nằm giữa trung tâm kinh tế quan trọng là Thành phố Cần Thơ và Thành phố
Hồ Chí Minh. Chính nơi đây vừa là trung tâm kinh tế - khoa học kỹ thuật - văn
hóa - quốc phòng, vừa là thị trường lớn sẽ có tác động mạnh mẽ đến sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó có liên quan chặt chẽ đến việc quản lý,
phân bố sử dụng đất đai

Vĩnh Long có diện tích tự nhiên 1.479,128 km
2
bằng 0,4% diện tích cả
nước, dân số năm 2010 là 1.031.994 người, bằng 1,3% dân số cả nước.
 Khí hậu
Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có
chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28
o
C, so với thời kỳ trước năm 1996
nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5-1
o
C. Nhiệt độ tối cao
36,9
o
C; nhiệt độ tối thấp 17,7
o
C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-
8
o
C
 Độ ẩm
Ẩm độ không khí bình quân 74 - 83%, trong đó năm 1998 có ẩm độ bình
quân thấp nhất 74,7%; ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và
tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và những tháng thấp nhất là tháng 3
ẩm độ trung bình 75-79%.
 Bức xạ
Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày là 7,5 giờ. Bức xạ
quang hợp/năm 795.600 kcal/m

2
. Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt


14

2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự
phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ.
 Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400-
1.500mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng vào mùa khô là 116-179
mm/tháng.
 Lượng mưa
Lượng mưa bình quân qua các năm từ 1995 đến 2001 có sự chênh lệch
khá lớn. Tổng lượng mưa bình quân cao nhất trong năm là 1.893,1 mm/năm
(năm 2000) và thấp nhất 1.237,6 mm/năm điều này cho thấy có sự thay đổi
thất thường về thời tiết. Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng
của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác,
lượng mưa năm của tỉnh phân bố tập trung vào tháng 5-11 dl, chủ yếu vào
tháng 8-10 dl.
 Địa hình
Vĩnh Long có địa thế trải rộng dọc theo sông Tiền và sông Hậu, thấp dần
từ Bắc xuống Nam. Địa hình tương đối bằng phẳng (độ dốc nhỏ hơn 20), cao
trình khá thấp so với mực nước biển. Cao trình tuyệt đối từ 0,6 đến 1,2m
chiếm 90% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh, phần còn lại là thành phố Vĩnh
Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25m. Đây là dạng địa
hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở
giữa trung tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông
Măng Thít và ven các sông rạch lớn. Không chịu ảnh hưởng của nước mặn và
ít bị tác động của lũ. Phân cấp địa hình tỉnh có thể chia ra 3 cấp như sau:

Vùng có cao trình từ 1,0 đến 2,0m (chiếm 37,17% diện tích) ở ven sông
Hậu, sông Tiền, sông Măng Thít, ven sông rạch lớn cũng như đất cù lao giữa
sông và vùng đất giồng gò cao của huyện Vũng Liêm, Trà Ôn. Nơi đây chính
là địa bàn phân bố dân cư đô thị, các khu công nghiệp, đầu mối giao thông
thuỷ bộ.
Vùng có cao trình từ 0,4 đến 1,0m (chiếm 61,53% diện tích) phân bố chủ
yếu là đất 2-3 vụ lúa với tiềm năng tưới tự chảy khá lớn, năng suất cao. Trong
đó vùng phía Bắc quốc lộ 1A là vùng chịu ảnh hưởng lũ tháng 8 hàng năm,
dân cư phân bố ít trên vùng đất này.
Vùng có cao trình nhỏ hơn 0,4m (chiếm 1,3% diện tích) có địa hình thấp
trũng, ngập sâu. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chủ yếu lúa 2 vụ (lúa Đông
Xuân - Hè Thu, lúa Hè Thu - Mùa).


15

 Tài nguyên thiên nhiên
 Tài nguyên đất
Đất đai của tỉnh Vĩnh Long được hình thành do kết quả trầm tích biển lùi
Holocene (cách nay khoảng 5.000-11.200 năm) dưới tác động của sông
Mekong. Theo kết quả điều tra khảo sát thổ nhưỡng của Chương trình Đất tỉnh
Vĩnh Long năm 1990-1994, Vĩnh Long có 4 nhóm đất chính: đất phèn
90.779,06 ha (chiếm 68,94% diện tích), đất phù sa 40.577,06 ha (chiếm
30,81% diện tích), đất cát giồng 212,73 ha (chiếm 0,16% diện tích), đất xáng
thổi 116,14 ha (chiếm 0,09% diện tích).
Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 1/1/2010, tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh có 147.912,7 ha được chia ra 5 loại đất sử dụng như sau (tỉnh không
có đất lâm nghiệp): Đất nông nghiệp 116.180,6 ha, chiếm 78,6%; Đất chuyên
dùng 9.163,9 ha, chiếm 6,2%; Đất ở nông thôn 5.502,3 ha, chiếm 3,7%; Đất ở
đô thị 656,8 ha, chiếm 0,44%; Đất chưa sử dụng, 105,3 ha, chiếm 0,07%.

 Khoáng Sản
Vĩnh Long có lượng cát sông và sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào.
Cát sông chủ yếu phân bổ trên các sông Cổ Chiên, sông Tiền, sông Pang Tra,
sông Hậu và sông Hậu nhánh Trà Ôn với tổng trữ lượng 129,8 triệu m
3
.
Đất sét là nguyên liệu sản xuất gạch, ngói, gốm sứ có tổng trữ lượng khoảng
200 triệu m
3
, chất lượng khá tốt. Sét thường nằm dưới lớp đất canh tác nông
nghiệp với chiều dầy 0,4-1,2 m và phân bổ ở hầu hết các huyện, thành phố.
 Sông ngòi
Với 91 sông, kênh, rạch trên địa bàn nguồn nước mặt của Tỉnh Vĩnh
Long được phân bổ đều khắp trong tỉnh. Ba con sông lớn cung cấp nước cho
hệ thống kênh rạch này là:
Sông Cổ Chiên nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh, có chiều rộng từ 800-
2500m, sâu từ 20-40m với khả năng tải nước cực đại lên tới 12.000-
19.000m³/s.
Sông Hậu chảy theo hướng Đông Bắc Tây Nam, song song với sông Cổ
Chiên, chạy dọc theo phía Tây Nam của Tỉnh, sông có chiều rộng từ 1500-
3000m, sâu từ 15-30m, khả năng tải nước cực đại lên tới 20.000-32.000m³/s.
Sông Măng Thít : gồm 1 phần kênh thiên nhiên, 1 phần kênh đào nối từ
sông Cổ Chiên tại Quới An sang sông Hậu tại Trà Ôn, sông dài 47km, có bề
rộng trung bình từ 110-150m, lưu lượng cực đại chảy ra và vào tại 2 cửa sông
như sau:

×