PHẦN 1
MỞ ĐẦU, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp do vậy ngành nông nghiệp đóng một vai
trò quan trọng trong sự phát triển của nước ta, nó cung cấp cho con người các
sản phẩm thiết yếu. Từ trước đến nay trồng lúa và nuôi lợn đã được xem như là
một nghề phổ biến ở các nông hộ. Ngày nay khi nhu cầu của con người càng cao
thì các sản phẩm nông nghiệp không những đáp ứng về số lượng mà còn về chất
lượng. Cũng vì vậy mà chăn nuôi gia cầm như gà, vịt ngày một phát triển. Các
sản phẩm được chế biến từ gia cầm đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của con
người.
Ở Huế các phong tục như cúng, tổ chức tiệc, lễ cưới hỏi rất được xem
trọng, các món ăn được chế biến từ gà , vịt thường được mọi người thích và chọn
là món chính và sang trọng, giá cả của các món ăn này cũng rất cao. Đó là lý do
vì sao việc nuôi gia cầm ngày càng phát triển.
Từ năm 2003 trở lại đây, nạn dịch cúm gia cầm xuất hiện ở nước ta đã gây
thiệt hại rất lớn cho những người nuôi gia cầm. Số lượng gia cầm đã giảm một
cách đáng kể từ 254,1triệu con (năm 2003) xuống còn 218,2triệu con (năm
2004), tăng trưởng số lượng gia cầm từ 7,92% (trước khi bị dịch bệnh: 2001-
2003) xuống còn 0,81% (sau khi bị dịch bệnh: 2004-2005) đồng thời số lượng
người tiêu thụ sản phẩm này cũng giảm dần.[7]
Nhưng kể từ đầu năm 2007, với các biện pháp phòng chống, xử lý của nhà
nước, của chính quyền địa phương đã một phần nào đó khắc phục tình trạng dịch
cúm xảy ra. Việc chăn nuôi gia cầm đã dần được khôi phục trở lại.
Xã Thủy dương, huyện Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã mà
việc chăn nuôi gia cầm đặc biệt là hoạt động nuôi gà công nghiệp theo hướng thịt
được đánh giá là có hiệu quả. Chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng gà thịt có
thời gian nuôi ngắn (có thể rút ngắn từ 2-3 tháng), thời gian hoàn vốn nhanh do
vậy ngành chăn nuôi này rất được phổ biến ở các hộ dân. Trong năm 2007, để
đáp ứng các nhu cầu và góp phần tích cực trong việc đưa chăn nuôi gà công
1
nghiệp phát triển huyện Hương Thủy nói chung cũng như xã Thủy Dương nói
riêng đã có biện pháp khắc phục dịch bệnh đồng thời những những hộ tham gia
mô hình ở đây cũng đã có sự quan tâm trong việc chăm sóc, chú trọng đến vệ
sinh ăn uống trong quá trình nuôi.
Tuy nhiên vấn đề lớn nhất là khả năng nhân rộng của mô hình còn thấp, thị
trường tiêu thụ còn hẹp, giá cả không ổn định. Do đó việc đánh giá hiệu quả của
mô hình chăn nuôi gà công nghiệp từ đó tìm ra các giải pháp để phát triển phù
hợp với nhu cầu của địa phương là rất cần thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế
đó, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
gà công nghiệp(gà thịt) ở xã Thủy Dương, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa
Thiên Huế"
1.2. Mục tiêu:
- Tìm hiểu thực trạng chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng thịt ở các nông
hộ tại xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi gà thịt của các nông hộ tại địa
phương theo quy mô chăn nuôi và theo từng nhóm hộ
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển chăn nuôi phù hợp với hộ chăn nuôi
và địa phương của mô hình
1.3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu
1) Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nông hộ chăn nuôi gà thịt tại
xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế.
2) Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 2/1/2007 đến ngày 5/5/2008
- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ tỉnh Thừa
Thiên Huế
2
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Sản xuất là một hoạt động có mục đích của con người, tác động lên các đối
tượng thông qua công cụ lao động nhằm tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu
cầu của bản thân và của xã hội.
Từ thực tiễn ta thấy rằng mục đích cuối cùng của hoạt động này đó là sản
xuất phải đạt được hiệu quả,nó tác động lên bản thân mỗi cá nhân, mỗi doanh
nghiệp, nhà nước. Do vậy khái niệm về hiệu quả kinh tế nói rằng: Hiệu quả sản
xuất là điều kiện để tích lũy và tái đầu tư mở rộng, nó là động lực thúc đẩy việc
mở rộng sản xuất kinh doanh. Hay nói cách khác nó là yếu tố sống còn của các
nhà sản xuất.
Cho nên hiệu quả kinh tế là một vấn đề không những được bản thân nhà
doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế là
một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ
quản lý và trình độ tổ chức của doanh nghiệp.
Các nhà sản xuất, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì yêu cầu
đặt ra là phải hoạt động có hiệu quả,có như vậy mới có cơ hội để thâm nhập vào
thị trường,mới có điều kiện để tái sản xuất, tiếp cận được nhiều tiến bộ kỹ thuật
và áp dụng chúng vào sản xuất.
Dựa vào thực tiễn, một số quan điểm về hiệu quả kinh của các nhà nghiên
cứu kinh tế được phát biểu như sau:
Theo GSTS Ngô Đình Giao cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao
nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước"
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh cho rằng: "Hiệu quả kinh tế là phạm trù khách
quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, tiền
vốn) để đạt được các mục tiêu đã được xác định. [3] Theo quan điểm này thì
hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế mà sự vận động và biến đổi
3
không ngừng của các hoạt động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ
biến động khác nhau của chúng
Theo Farell (1957), Fchultz (1966), Rizzo (1979) và Ellí (1993) cho rằng:
"Hiệu quả kinh tế đựơc xác định bởi việc so sánh giữa kết quả đạt được và chi
phí bỏ ra để đạt được kết quả"
Qua đó hiệu quả hoạt động của nhà sản xuất, của doanh nghiệp được đánh
giá thông qua một số chỉ tiêu hiệu quả nhất định. Những chỉ tiêu hiệu quả này
phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể hiệu quả. Vì vậy khi phân
tích hiệu quả các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục
tiêu của chủ thể trong từng giai đọan phát triển. Cho đến nay các tác giả đều nhất
trí lợi nhuận làm tiêu chuẩn cơ bản để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ tổng hòa giữa hai yếu tố hiện vật và giá trị
trong việc sử dụng các nguồn lực vào sản xuất. Nói cách khác hiệu quả kinh tế là
hiệu quả đạt được trong việc sử đụng hai yếu tố cơ bản trong sản xuất kinh
doanh. Hai yếu tố đó là:
+ Yếu tố đầu vào: chi phí trung gian, lao động sống, khấu hao tài sản
+ Yếu tố đầu ra: sản lượng, giá trị sản phẩm, giá trị sản xuất, thu nhập, giá
trị gia tăng, lợi nhuận.
2.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh tế
Bản chất của hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh tương đối và tuyệt
đối giữa lượng kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra. Để đạt được cùng một
khối lượng sản phẩm người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau song do sự mâu
thuẫn giữa nhu cầu tăng lên của con người với sự hữu hạn của nguồn tài nguyên,
nên khi đánh giá kết quả của một quá trình sản xuất kinh doanh cần phải xem xét
kết quả đó được tạo ra như thế nào và mất bao nhiêu chi phí. Việc đánh giá kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá số
lượng sản phẩm đạt được mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó.
Đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đánh giá hiệu
quả kinh tế trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là chi
phí lao động xã hội. Từ đó bản chất của hiệu quả kinh tế xã hội chính là hiệu quả
4
của lao động xã hội, thước đo của hiệu quả là sự tiết kiệm lao động xã hội và tiêu
chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả đạt được và tối thiểu hoá chi phí bỏ ra
dựa trên các nguồn lực hiện có. Vì vậy đánh giá các hiệu quả kinh tế cần phải
xem xét đến các nguồn lực, và chỉ khi nào việc sử dụng các nguồn lực đạt được
cả hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bố thì khi đó sản xuất mới đạt đuợc hiệu
quả kinh tế.
2.1.3. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Vì vậy để xác định hiệu quả kinh
tế ta cần chú ý đến các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: Theo
nguyên tắc này tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
- Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: Theo nghuyên tắc này, một phương
ánh được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích.
- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: Để đánh giá hiệu quả các
phương án cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và
không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng và định tính.
Không thể thay thế phân tích định lượng bằng định tính khi chưa đảm bảo tính
chính xác, chưa cho phép phản ánh được mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà
chủ thể quan tâm. Nguyên tắc này đòi hỏi những căn cứ tính toán phải được
chính xác tránh tùy tiện.
- Nguyên tắc về tính đơn giản và tính thực tế: Theo nguyên tắc này, những
phương pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được trên cơ sở các số
liệu thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.
Với quan điểm tổng quát thì các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế lựa chọn để
nghiên cứu chủ yếu được trình bày dưới các dạng sau:
- Dạng thuận (Tổng quát): Hiệu quả chi phí được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra.
5
H = Q/C
H: Hiệu quả
Q: Lượng kết quả đạt được
C: Chi phí hoặc yếu tố đầu vào
- Dạng thuận (cận biên): Là tỷ số giữa phần tăng thêm của kết quả đối với phần
tăng thêm của chi phí. Nghĩa là tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ làm tăng thêm
bao nhiêu đơn vị kết quả thu được.
H
b
=
Q /
C
H
b
:Hiệu quả cận biên
Q:Lượng kết quả tăng thêm
C:Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm
- Dạng nghịch: Để tăng thêm một đơn vị kết quả thì cần tăng thêm bao nhiêu
đơn vị chi phí.
H = C/Q
h
b
=
C/
Q
Trong đó :
H:Hiệu quả
Q: Lượng kết quả đạt được
C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào
Q: Lượng kết tăng thêm
C: Chi phí hoặc các yếu tố đầu vào tăng thêm
- Hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa phần trăm tăng lên của kết quả
thu được và phần trăm tăng lên của chi phí bỏ ra. Nghĩa là nếu tăng thêm 1% chi
phí sẽ tăng thêm bao nhiêu phần trăm kết quả đầu ra.
H = %
C / %
Q
Như vậy các chỉ tiêu hiệu quả được tính toán trên cơ sở xác định được các
yếu tố đầu vào và các yêú tố đầu ra.
Tuy nhiên mỗi cách tính, mỗi quan điểm đều có những hạn chế nhất định,
chưa phản ánh hết các khía cạnh của hiệu quả kinh tế
6
Nếu hiệu quả kinh tế gắn liền với lợi nhuận thuần túy thì hiệu quả kinh tế
chưa phản ánh được năng suất lao động xã hội, chưa thấy được sự khác nhau về
quy mô đầu tư, cũng như quy mô kết quả thu được trong các đơn vị sản xuất có
kết quả và chi phí như nhau.
Nếu hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả và chi phí sản xuất
thì cũng chưa hoàn toàn đầy đủ vì kết quả là sự tác động của nhiều yếu tố: Tự
nhiên, kinh tế, xã hội. Các yếu tố đó cần được phản ánh ở hiệu quả kinh tế.
Ngoài ra cơ cấu chi phí sẵn có khác nhau thì hiệu quả của các chi phí bổ sung
cũng khác nhau.
2.2. Ý nghĩa của việc chăn nuôi gia cầm.
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà công nghiệp nói riêng có ý nghĩa
rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt rất phù hợp với điều kiện chăn
nuôi của người dân. Sở dĩ chăn nuôi gia cầm có ý nghĩa lớn như vậy là vì ở gia
cầm có những đặc tính sinh học như sau:
- Vòng đời của gia cầm ngắn, tốc độ sinh sản và cho sản phẩm nhanh nên
tạo được nguồn vốn quay vòng nhanh.
- Giá trị dinh dưỡng trong thịt và trứng khá cao, chú trọng hơn là hàm lượng
protin rất cao (2quả trứng gà có giá trị dinh dưỡng tương đương 160g thịt bò
hoặc 300g sữa tươi ). Mặt khác, các sản phẩm của gia cầm sử dụng làm được
một số mặt hàng mỹ nghệ khác
- Mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng thấp, đầu tư công lao động thấp
dẫn đến giá thành trên đơn vị sản phẩm thấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp
phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
- Tận dụng được công lao động trong thời gian nông nhàn và lao động phụ
của gia đình.
2.3. Tình hình chăn nuôi gà trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm trong mấy chục năm trở lại đây đã trở thành nguồn sản
xuất theo kiểu công nghiệp với hiệu quả kinh tế cao.Chăn nuôi gia cầm thế giới
phát triển nhanh cả về đàn con, thịt trứng, chất lượng sản phẩm cũng được nâng
lên rõ rệt. Nhiều phương thức chăn nuôi mới ra đời đã làm đa dạng phong phú
7
thêm phương thức, mục đích chăn nuôi. Nhu cầu dinh dưõng và thưởng thức sản
phẩm gia cầm ngày càng cao, vì thế chăn nuôi gia cầm phát triển cả về số lượng,
qui mô, tốc độ, giá trị. Các khâu về giống, thuốc thú y, thức ăn, kỹ thuật đã được
coi trọng và có những đầu tư thích đáng. Vì vậy kết quả là sản xuất thịt, trứng
tăng lên một cánh nhảy vọt.
Chăn nuôi gia cầm phát triển kéo theo thương mại các sản phẩm gia cầm
trên thế giới cũng phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua
Bảng 1 : Sản phẩm chăn nuôi của thế giới giai đoạn 1975-2005
Năm
Thịt bò
(1000tấn)
Thịt lợn
(1000tấn)
Thịt gia cầm
(1000tấn)
Trứng gia cầm
(1000quả)
1970 38349 60499 15101 19538
1975 43724 41764 18684 22322
1980 45551 52683 25965 26251
1985 49285 59973 31206 30764
1990 53363 69783 41041 35232
1995 54207 80091 54771 42857
2000 56951 90095 69191 51690
2005 60437 102523 81014 59233
Tốc độ
tăng(%)
57,6 186,4 436,5 203,2
(Nguồn: Tạp chí nông nghiệp - Bản tin chăn nuôi Việt Nam)
Số liệu bảng trên cho thấy: Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn
sản phẩm thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt
15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn, thịt bò 60,4 triệu tấn, nhưng đến năm
2005, sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là thịt bò đạt 60,437
triệu tấn, thịt lợn đạt 102,523 triệu tấn, thịt gia cầm đạt 81,14 triệu tấn. Sản lượng
thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và băng 25% sản lượng
thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng thịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% so với
8
thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Qua đó cho thấy tốc độ tăng trưởng của thịt gia cầm
trong giai đoạn này tang 436,5% trong khi đó tốc độ tăng trưởng của thịt lợn là
186,4% và thịt bò là 57,6%. Trứng gia cầm tăng từ 19,5 triệu quả năm1970 lên
59,2 triệu quả năm2005.
Trong các thịt gia cầm thì thịt gà chiếm 88,3% tổng lượng thịt gia cầm sau đó
giảm xuống và ổn định ở mức 86%, phần còn lại là các loại thịt gia cầm như thịt
vịt thịt ngang, thịt ngỗng.[9]
2.4. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà ở nước ta
2.4.1. Tình hình chăn nuôi gà ở nước ta trong những năm gần đây
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới, trong những
năm qua ngành chăn nuôi Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh. Số lượng
đàn gia súc gia cầm không ngừng tăng lên.
Bảng 2: Mức độ biến động đàn gà ở nước ta trong những năm từ 2000-2006
Năm
Tổng đàn
(1000 con)
Mức độ biến động
(1000 con)
Tốc độ tăng
(%)
2001 218.128 - -
2002 233.287 15.159 6,95
2003 254.610 21.323 9,14
2004 218.153 -36.457 -14,32
2005 219.911 1.758 0,81
2006 214.565 -5.346 -2,43
( Nguồn: Niên giám thống kê 2008)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Số lượng gà được nuôi tăng lên đáng kể
trong giai đoạn 2001-2003. Năm 2001 số lượng gà đạt được là 218,128 triệu con
thì với tốc độ tăng 6,95% nên đến năm 2002 thì đạt 233,610 triệu con nên sản
phẩm chăn nuôi cũng tăng lên. Sản lượng thịt năm 2001 đạt 322,6 ngàn tấn
nhưng đến năm 2002 sản lượng tăng lên 362,3 ngàn tấn, với tốc độ tăng là 12,35.
9
Tốc độ tăng của sản phẩm chăn nuôi nhanh hơn so với tốc độ tăng đàn gia súc
gia cầm đã chứng tỏ chất lượng con giống phần nào đã được nâng cao.
Tuy vậy từ năm 2003 do nạn dịch cúm H5N1 tái phát trên diện rộng nên số
lượng gia cầm đã giảm rất nhiều. Đến nay số lượng gia cầm từ 254,610 triệu con
(năm 2003) xuống còn 218,153 triệu con (năm2004). Đây là giai đoạn nạn dịch
lan truyền lớn làm tiêu hủy hàng trăm triệu con gia cầm và gây ra nhiều tổn thất
cho các hộ chăn nuôi gia cầm. Do vậy tốc độ trong hai năm từ 2003-2004 không
tăng mà giảm xuống một cách đáng kể. Mặc dù từ đầu năm 2005 chủ trương cho
chăn nuôi trở lại nhưng do tâm lý lo sợ của người chăn nuôi lẫn người tiêu dùng
nên chăn nuôi gia cầm chỉ đạt tăng trưởng là 1,876% về số lượng trong đó chăn
nuôi gà đạt 0,81% trong khi giai đoạn trước nạn dịch cúm tăng 7,6%.
Từ tháng 1 đến tháng 4/2005 và từ tháng 10 đến tháng 12/2005 tiêu thụ sản
phẩm gia cầm gặp nhiều khó khăn nhất là từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 12 thị
trường gia cầm đóng băng do sai lệch thông tin không ăn thịt gia cầm. Được sự
chỉ đạo sát sao quyết liệt của chính phủ, nông nghiệp và phát triển nông và phát
triển nông thôn ban chỉ đạo quốc gia và phòng chống dịch cúm gia cầm được
khống chế và thị trường thịt trứng gia cầm đã được khôi phục trở lại. [2]
2.4.2. Những tồn tại trong chăn nuôi gia cầm ở nước ta
Mặc dù nước ta là một nước nông nghiệp nhưng ngành chăn nuôi nói chung
và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng nhìn chung vẫn chưa được phát triển. Vì
các lý do sau:
- Năng suất chăn nuôi thấp
- Vẫn còn những vùng hoặc những tỉnh mà chăn nuôi không tập trung, còn
phân tán, mang tính tự cấp, tự túc manh mún, chưa có sự đầu tư (60% người
nông dân chăn nuôi gia cầm không quan tâm đến thị truờng, 30% người nông
dân có ý thức hơn nhưng không có lãi vì chất lượng giống thấp, kỹ thuật chưa
tốt, 10%chăn nuôi lớn, đang phát triển nhưng lại bị hạn chế bởi môi trường và
tính bền vững) [5]
- Thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật
10
- Giá đầu vào cao trong khi đó giá thịt không tăng mà ngược lại còn giảm
xuống
Chính vì vậy sản phẩm hàng hóa của ngành chăn nuôi gia cầm chất lượng
không cao, mức độ an toàn thực phẩm kém và không đáp ứng được nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội.
2.4.3. Các giải pháp và chính sách cơ bản hiện nay và trong thời gian tới ở
nước ta [8]
2.4.3.1. Giải pháp về kỹ thuật
- Chuyển đổi về phương thức chăn nuôi:
Chuyển đổi mạnh mẽ chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang chăn nuôi tập trung,
trang trại. Dịch chuyển chăn nuôi hàng hóa lên các vùng trung du. Chăn nuôi
nông hộ nhỏ lẻ tại các vùng trung du, miền núi phải nuôi trong hàng rào ngăn
cách, không chăn thả tự do, đảm bảo an toàn sinh học. Giảm chăn nuôi nông hộ
nhỏ lẻ tại các vùng đông dân cư
- Ứng dụng các cộng nghệ tiên tiến vào chăn nuôi
Thực hiện chăn nuôi khép kín, ứng dụng các loại chuồng nuôi tiên tiến như
chuồng kín, chuồng lồng, máng ăn, máng uống tự động. Tăng cường sử dụng
thức ăn công nghiệp vào chăn nuôi nông hộ để tăng năng suất, hiệu quả chăn
nuôi.
- Đầu tư chọn tạo một số giống bản địa có phẩm chất thịt, trứng thơm ngon
- Đẩy mạnh công tác thú y
+ Thực hiện tiêm phòng bắt buộc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đặc
biệt là vacxin dịch cúm gia cầm
+ Tuyên truyền rộng rãi để người chăn nuôi hiểu biết và áp dụng các biện
pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, thường xuyên tiêu độc khử trùng, vệ sinh
chuồng trại, môi trường.
+Tăng cường nâng cấp ngành thú y, nhất là cấp xã, xã hội hóa công tác
thú y để huy động được nhiều người có chuyên môn tham gia tiêm phòng và
phòng chống dịch bệnh.
11
2.4.3.2. Giải pháp về chính sách của nhà nứơc:
- Thực hiện hổ trợ vacxin tiêm phòng H5N1 trong vùng có dịch, ngoài vùng
dịch bệnh người nuôi gia cầm nộp lệ phí.
- Hổ trợ 100% kinh phí tiêu độc khử trùng cho các cơ sở chăn nuôi vùng
dịch xảy ra.
2.4.3.3. Giải pháp về thị trường:
- Kiểm tra giám sát chặt chẽ sản phẩm gia cầm lưu thông, không cho gia
cầm sống chưa tiêm H5N1 và sản phẩm gia cầm không có dấu kiểm dịch lưu
thông
- Quy hoạch các chợ hoặc khu vực trong chợ được phép buôn bán gia cầm
sống và sản phẩm gia cầm để dễ quản lý.
- Kiểm tra chặt chẽ việc nhập lậu gia cầm qua biên giới, kiên quyết tiêu hủy,
xử lý nặng các trường hợp nhập khẩu gia cầm trái phép qua biên giới
2.5. Tình hình chăn nuôi gà ở Thừa Thiên Huế
Cũng như các vùng khác, các ngành khác như trồng lúa, nuôi lợn thì việc
chăn nuôi gà ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có từ lâu. Bên cạnh phương thức nuôi
theo kiểu trang trại, tập trung như ở huyện Quảng Điền vẫn tồn tại hình thức
nuôi theo hộ gia đình quy mô nhỏ lẻ.
Chăn nuôi gà khác với các ngành chăn nuôi khác như nuôi lợn, trâu, bò,
lượng vốn đầu tư không lớn lắm, quy mô chăn nuôi của hộ tùy thuộc vào hoàn
cảnh của gia đình.
Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh thuộc khu vực Bắc Miền Trung. Ở
đây điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hàng năm phải gánh chịu những hậu quả
do lũ lụt và hạn hán gây ra. Tuy nhiên đối với chăn nuôi gà thịt thì bị ảnh hưởng
ít hơn. Vì vậy có thể coi chăn nuôi gà công nghiệp là một tiềm năng cho sự phát
triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong thời gian dịch cúm gia cầm tái
phát thì Huế là một trong những tỉnh chưa thấy ổ dịch lớn. Công tác kiểm soát
dịch bệnh ở đây rất được chú trọng đến. Các giống gia cầm được chuyển từ các
tỉnh khác đến đều được tiêu độc khử trùng ngăn ngừa dịch bệnh có thể xảy ra.
Nhưng do dịch bệnh bùng phát nhanh chóng và gây nguy hiểm đến con người
12
nên trong những năm gần đây số lượng gia cầm giảm so với những năm trước
nạn dịch bệnh.
Bảng 3 : Tình hình chăn nuôi gia cầm ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm
Tổng đàn gà
(con)
Mức độ
biến động(con)
Tốc độ tăng
(%)
Tổng
đàn gia cầm
Tỷ lệ
(%)
2002 1.256.220 - - 2.304.000 54,52
2003 1.363.260 107.040 9 2.450.000 55,64
2004 1.081.400 -281.860 -21 2.146.000 50,39
2005 1.015.300 -66.100 -6 1.722.000 58,96
2006 918.400 -96.900 -10 1.400.000 65,60
( Nguồn: Niên giám thống kê 2006)
Qua bảng số liệu trên cho thấy: Tổng đàn gà chiếm tỷ lệ cao hơn so với các
loại gia cầm khác, và tỷ lệ đó tăng qua các năm cụ thể là năm 2002 thì tổng đàn
gà chiếm 55,64% thì đến năm 2005 thì chiếm 58,96% và năm 2006 thì đã chiếm
đến 65,6% so với tổng đàn gia cầm, một lý do giải thích cho điều này là do trong
thời gian này nạn dịch cúm đang bùng phát mà các loại gia cầm khác như ngan,
ngỗng nuôi với hình thức thả rong thì nguy cơ nhiễm bệnh là rất cao gây ra
nhiều tổn thất cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay hình thức khá phổ biến đó là chăn
nuôi gà theo hứơng công nghiệp đặc biệt là gà thịt, hình thức này mặc dù tốn
kém hơn nhưng có thể rút ngắn thời gian nuôi và giảm nguy cơ mắc dịch hơn và
tổn thất có thể được hạn chế, ngoài ra còn có các hình thức khác như nuôi theo
kiểu bán công nghiệp, nuôi gà công nghiệp theo kiểu chuồng lạnh
Mặc dù số lượng gà chiếm phần lớn hơn nhưng so với những năm gần đây
thì số lượng biến động một cách đáng kể. Số liệu bảng cho thấy từ năm 2002 số
lượng gà là 1.256.220 con thì đến năm 2003 với tốc độ tăng là 9%, số lượng lúc
này đạt được 1.363.260 con. Nhưng sau khi dịch cúm gia cầm tái phát trên diện
13
rộng số lượng giảm đi 281.860 con và chỉ còn 1.081.400 (vào năm 2004) tốc độ
giảm rất nhanh là 21%.
Nhìn chung kể từ năm 2003 trở lại đây, số lượng đàn gia cầm giảm đi rất
nhiều trong đó tổng đàn gà giảm 444.860 con với tỷ lệ gần bằng 32,63% so với
tổng số đàn gà năm 2003. Mặc dù Huế đến nay vẫn chưa tìm thấy "ổ dịch trầm
trọng" nhưng nạn dịch đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền chăn nuôi nước ta
nói chung cũng như làm giảm một phần thu nhập của các hộ chăn nuôi nói riêng.
14
PHẦN III
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Thuỷ Dương, Huyện Hương
Thuỷ, tỉnh TTHuế
- Tình hình hoạt động chăn nuôi gà thịt tại nông hộ của xã Thuỷ Dương
-Hiệu quả kinh tế của việc chăn nuôi gà thịt tại các nông hộ điều tra ở
xãThuỷ Dương
- Các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
chăn nuôi gà thịt tại địa bàn nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Xã Thuỷ Dương huyện Hương Thuỷ tỉnh TTHuế là xã được xem là phát
triển làm ăn có hiệu quả nhất ở huyện. So với toàn huyện thì ngành nông nghiệp
ở đây khá phát triển, tỷ lệ hộ chăn nuôi gà công nghiệp khá cao so với các hộ
chăn nuôi khác, bên cạnh đó đã có sự đầu tư chi phí và chăm sóc chăn nuôi gà
thịt với quy mô tương đối.
3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp
- Báo cáo về tình hình phát triển chăn nuôi hàng năm của cả nước, của tỉnh
Thừa Thiên Huế, huyện Hương Thuỷ, xã Thuỷ Dương
- Các tài liệu thống kê, niên giám thống kê, các bản tin từ các cơ quan liên
quan.
- Các báo cáo khoa học.
3.2.3. Số liệu thứ cấp
Phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) là một quá trình học hỏi
lẫn nhau một cách linh hoạt giữa người dân địa phương và những người từ nơi
khác đến (cán bộ khuyến nông, người làm công tác phát triển, người nghiên
cứu).Đây là phương pháp tạo điều kiện cho người dân có điều kiện trao đổi, phân
tích các hiểu biết về cuộc sống và điều kiện của họ để lập kế hoạch hành động.
[1]
15
Các công cụ của PRA được sử dụng trong quá trình nghiên cứu:
- Quan sát cá thể và tổng thể: Nhằm giúp thu thập số liệu một cách chính
xác hơn trong nghiên cứu định lượng nhất là đối với nghiên cứu điều tra về hiệu
quả kinh tế của chăn nuôi gà công nghiệp tại nông hộ. Đồng thời giúp người
nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về tình hình chăn nuôi gà công nghiệp hiện nay
cũng như những ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, xã hội, chính sách
- Phỏng vấn sâu: Cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y, các bộ xã về tình hình
phát triển cũng như các rủi ro mà hộ chăn nuôi gặp phải trong quá trình chăn
nuôi.
-Phỏng vấn bán cấu trúc bằng bảng hỏi: Chúng tôi đã tiến hành điều tra 35
hộ bằng bảng hỏi đã được chuẩn bị sẵn cho mục đích nghiên cứu.
-Chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên có định hướng phù hợp với nội dung nghiên
cứu: là những hộ tham gia chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng thịt trong đó có
15hộ khá, 15hộ trung bình, 5hộ nghèo, các hộ này phải là những hộ có chăn nuôi
gà thịt. Từ mẫu chọn hộ này chúng tôi đã có được quy mô nông hộ điều tra được
phân ra theo các mức so sánh sau: Quy mô từ 50 - 150con/lứa, từ 150
-400con/lứa, và lớn hơn 400con/lứa.
3.2.4. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
1) Cách tính toán các chỉ tiêu
- Giá trị sản xuất (GO)/lứa/hộ: Giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm
thu được trong một chu kỳ sản xuất
Công thức: GO = Tổng sản lượng * Đơn giá
Giá trị sản xuất chỉ tính cho những sản phẩm của quá trình lao động. Các
sản phẩm không do quá trình lao động tạo ra thì không được tính vào quá trình
sản xuất. Sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ được lao động sáng tạo ra phải
là những sản phẩm hữu ích, được xã hội chấp nhận được sử dụng vào các nhu
cầu tiêu dùng cuối cùng. Đối với các hộ chăn nuôi gà công nghiệp theo hướng
thịt, giá trị sản xuất chính là việc thu lại tiền từ các hoạt động bán vật nuôi. Các
ngành chăn nuôi khác như nuôi lợn thì nông hộ còn thu được một lượng sản
phẩm phụ đáng kể như phân bón do vậy giá trị sản xuất bao gồm cả phần giá trị
16
này nhưng chăn nuôi gà thịt không tạo ra sản phẩm phụ nên giá trị sản xuất của
nông hộ cả năm 2007 là:
GO = Trọng lượng những con bán * giá bán của chúng tại thời điểm bán
-Chi phí sản xuất trung gian (IC)/hộ/năm hay IC/hộ/lứa: là toàn bộ chi phí
vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản
phẩm gồm có:
+Chi phí vật chất : là chi phí do hộ gia đình bỏ ra trong các hoạt động dịch vụ
như khấu hao chuồng trại,công cụ lao động, vật liệu
+Chi phí dịch vụ: là chi phí cần thanh toán cho các hoạt động dịch vụ như chi
phí thú y, chi phí dịch vụ trả ngân hàng, tín dụng
- Thu nhập hỗn hợp (MI)/hộ/năm hay MI/hộ/lứa: Là phần thu nhập thuần
bao gồm cả công lao động của gia đình tham gia sản xuất.
Công thức: MI = GO - IC
- Lợi nhuận kinh tế (EP)/hộ/năm/ hay EP/hộ/lứa: là phần lãi ròng trong thu
nhập trên cùng một vị
Công thức: EP = MI - chi phí lao động
- Hiệu quả sử dụng lao động: Là chỉ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả của
việc sử dụng lao động trong gia đình, chỉ tiêu này được tính bằng tỷ số giữa hiệu
quả chăn nuôi gà thịt của hộ và số lao động tham gia chăn nuôi gà thịt của hộ
- GO/IC: Tỷ số này cho biết một đồng chi phí trung gian tạo ra bao nhiêu
đồng giá trị sản xuất.
- MI/IC: Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí trung gian tạo được bao
nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
- EP/IC: Chỉ tiêu này cho biết nếu đầu tư một đơn vị chi phí sản xuất thì sẽ
thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
2) Phương pháp sử lý số liệu:
Sử lý số liệu bằng phần mềm Excel
17
PHẦN IV:
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm vùng nghiên cứu:
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, vị trí địa lý đóng một vai trò
quan trọng. Đặc điểm địa hình thuận lợi tạo điều kiện cho việc giao lưu buôn bán
qua lại.
Xã Thủy Dượng thuộc huyện Hương Thủy, cách trung tâm huyện 6km về
phía bắc, giáp ranh giới thành phố Huế.
Tổng diện tích đất tự nhiên là 1.249,89ha, có 2.214hộ, với dân số là
10.677 khẩu.
Về vị trí: Phía Đông giáp xã Thủy Thanh
Phía Nam giáp xã Thủy Phương
Phía Tây giáp phường An Tây, xã Thủy Bằng
Phía Bắc giáp phường An Đông
Địa hình: Xã Thủy Dương gồm 2 vùng chính:
+Vùng đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng thuận tiện cho trồng trọt.
+Vùng gò đồi ở phía tây của xã, phù hợp với việc trồng cây hàng năm và cây
lâm nghiệp
Xã có quốc lộ 1A và đường sắt bắc nam đi ngang qua đường liên xã Thủy
Dương, Thủy Thanh, đường tránh Huế ở phía tây nối liền giữa 3 xã Thủy
Dương, Thủy Phương, Thủy Bằng, thuận tiện cho việc đi lại và phát triển kinh
tế.
4.1.1.2 Điều kiện thời tiết khí hậu:
Thời tiết khí hậu cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
sản xuất. Thời tiết thuận lợi sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế. Vì vậy vấn đề nghiên
cứu các yếu tố này nhằm để so sánh hiệu quả qua các thời điểm nuôi, đồng thời
giúp cho người dân biết được đặc điểm thời tiết để có thể rút ra những kinh
nghiệm trong quá trình nuôi.
18
Xã Thủy Dương thuộc huyện Hương Thủy, tỉnh thừa thiên huế nên nhìn
chung chịu ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết chung của tỉnh.
Khí hậu tương đối phức tạp. Hàng năm chịu hai mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa
mưa kéo dài từ tháng 9 đến cuối tháng 2 năm sau và mùa nắng kéo dài từ tháng 3
đến tháng 9 trong năm, có khi khí hậu thay đổi đột ngột, thất thường chịu ảnh
hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây nam nên thường kéo theo mưa và
lạnh ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi đặc biệt là nuôi gia cầm. Đồng thời xã
còn chịu ảnh hưởng của gió lào kéo theo những cái nắng gay gắt.
Nhiệt độ: Nhiệt độ ở đây thay đổi theo mùa. Nhiệt độ trung bình từ 21,2
0
-28,9
0
. Nhiệt độ cao vào tháng 6,7 và giữa tháng 8 với nhiệt độ từ 37,4
0
-38,1
0
,
tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 12, 1, 2 với nhiệt độ từ 15,8
0
- 16,5
0
ảnh
hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của gà. Do vậy các hộ chăn nuôi gia cầm
thường gặp khó khăn vào những tháng này vì nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều
ảnh hưởng không tốt đến sự trao đổi nhiệt, khả năng sử dụng thức ăn sức đề
kháng của gia cầm và có thể làm tăng tỷ lệ chết của gà. Do đó đòi hỏi sự quan
tâm, chăm sóc của các hộ dân để nâng cao hiệu quả kinh tế, làm giảm tỷ lệ chết
và tăng tỷ lệ sống của gia cầm.
Ẩm độ: Ẩm độ dao động trong năm từ 75,1% - 92,5%. Ẩm độ cao nhất vào
các tháng từ giữa tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Từ tháng 6 đến tháng 8 độ ẩm
thấp từ 75,1% đến 78,7%. Đây là yếu tố quan trọng, liên quan mật thiết với nhiệt
độ của môi trường. Nhiệt độ không khí chuồng nuôi ảnh hưởng đến sự phát triển
của gà, nhiệt độ cao (vào tháng 6, 7) trong khi đó ẩm độ thấp sẽ làm cho lớp độn
chuồng khô, gây bụi sẽ làm cho gà viêm đường hô hấp, gà ngứa dễ ăn lông lẫn
nhau. Nếu nhiệt độ thấp, ẩm độ cao khả năng thoát hơi nước ở các dụng cụ chăn
nuôi kém, hơi nước đọng lại trên lớp độn chuồng tạo điều kiện cho nấm mốc và
một số vi khuẩn phát triển gây bệnh cho gà. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động chăn nuôi của nông hộ.
Lượng mưa: Vào các tháng 9,10, 11 thì lượng mưa tương đối nhiều
(462,2mm - 854,4 mm) trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 11 đạt 854,4mm.
Lượng mưa trung bình vào các tháng 2, 3, 4, 6,7 (từ 59,5mm-92,1mm). Tháng 3
19
có lượng mưa thấp nhất là 59,5mm. Do xã có hệ thống thủy lợi nên thuận lợi
trong hoạt động sản xuất.
Ngoài ra hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung cũng như xã Thủy
Dương nói riêng thường chịu nhiều bão nên thường ảnh hưởng đến trồng trọt
cũng như chăn nuôi. Tuy nhiên ở đây không bị lũ lụt trái lại thường bị xói mòn
nên đất đai không được bồi đắp hàng năm, mà còn cằn cỗi gây khó khăn cho
hoạt động trồng trọt.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Thủy Dương năm 2007
Trong sản xuất nông nghiệp, đất là yếu tố không thể thiếu, nó đóng góp một
phần quan trọng trong việc thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất. Việc
sử dụng đất đai một cách thích hợp sẽ đóng góp vào việc tạo thêm thu nhập của
người dân. Đối với các hoạt động trồng trọt thì việc tìm hiểu nghiên cứu tính
chất của đất là rất quan trọng để từ đó nên bố trí loại cây trồng cho thích hợp.
Diện tích đất nông nghiệp không những ảnh hưởng đến ngành trồng trọt mà nó
còn ảnh hưởng đến chăn nuôi, diện tích đất lớn tạo nguồn thức ăn cho gia súc
lớn.
20
Bảng 4: Cơ cấu sử dụng đất của xã năm 2007
Tổng diện tích đất tự nhiên 1249,89 100,00
1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 804,15 64,34
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 411,92 32,96
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 368,67 29,50
Đất trồng lúa 260,00 20,80
Đất trồng cây hàng năm khác 108,67 8,69
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 43,25 3,46
1.2 Đất lâm nghiệp 340,60 27,25
1.2.1 Đất rừng sản xuất 340,60 27,25
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 0,00 0,00
1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0,00 0,00
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 51,63 4,13
2 Đất phi nông nghiệp 357,60 28,61
2.1 Đất ở 147,71 11,82
2.2 Đất chuyên dùng 148,29 11,86
2.3 Đất tôn giáo tín ngưỡng 9,92 0,79
2.4 Đất nghĩa trang , nghĩa địa 34,94 2,80
2.5 Đất sông suối và mặt nước tiêu dùng 34,74 2,78
3 Đất chưa sử dụng 70,14 5,61
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 70,14 5,61
3.2 Đất đồi núi chưa sủ dụng 0,00 0,00
( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Thuỷ Dương )
21
Qua bảng cơ cấu sử dụng đất cho thấy: diện tích đất tự nhiên là 1249,89 ha.
Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 804,15ha chiếm 64,33%. Các loại cây
trồng chủ yếu ở đây là lúa, sắn và các cây rau màu khác. Trong đất nông nghiệp
thì lúa là cây trồng có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là 260ha chiếm 73,12%
diện tích đất nông nghiệp và chiếm 29,53% so với diện tích đất tự nhiên, trong
khi đó diện tích đất ở là 147,71ha chiếm 11,82% so với đất tự nhiên.
Diện tích đất ở bao gồm nơi diễn ra hoạt động sống của người và một phần
dành cho hoạt động chăn nuôi. Chăn nuôi gà công nghiệp cũng là một trong
những hoạt động chăn nuôi của xã, chiếm diện tích cũng không lớn lắm, diện
tích tùy thuộc vào quy mô nuôi của từng hộ.
Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chỉ có 51,63ha chiếm 4,13% tổng diện tích
đất tự nhiên. Định hướng trong thời gian tới là chuyển một phần diện tích trồng
lúa sang trồng rau màu và nuôi trồng thủy sản.
Ngoài ra ở xã còn phần diện tích chưa sử dụng có diện tích là 70,14%
(chiếm 5,61%). Hiện nay tỉnh có kế hoạch là khuyến khích các nông hộ thành lập
các trang trại chăn nuôi với nhiều hình thức để góp phần vào phát triển kinh tế
hộ gia đình.
4.1.2.2. Tình hình dân số và lao động
Con người cũng là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển
kinh tế của địa phương. Nhưng một khi dân số tăng trước sự phát triển kinh tế
của xã hội thì đây là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt là vấn đề việc làm
cần được giải quyết. Do vậy mà chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình dân số
và lao động ở xã. Kết quả thể hiện ở bảng sau:
Số liệu bảng trên cho thấy: Tổng số hộ ở xã Thủy Dương tăng dần qua các
năm. Cụ thể là năm 2005 là 2198 hộ đến năm 2007 thì có 2289 hộ. Nhưng trái lại
thì số hộ thuộc lĩnh vực nông nghiệp giảm dần và thay vào đó thì các hộ thuộc
lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên một cách đáng kể. Năm 2005 số hộ hoạt động
nông nghiệp là 1.217 hộ chiếm 55,37% đến năm 2006 thì giảm xuống còn 1198
hộ chiếm 53,55% và đến năm 2007 thì có 1190 hộ chiếm 51,99%. Như vậy trong
22
2 năm 2005 - 2007 thì số hộ hoạt động nông nghiệp đã giảm 2,22% so với năm
2005.
Không những thế số lao động nông nghiệp trong các hộ cũng giảm dần:
Bình quân lao động /hộ của năm 2005 là 2,64 thì bình quân lao động nông
nghiệp /hộ có 1.78 lao động nhưng đến năm 2007 bình quân lao động /hộ là 2,61
lao động thì bình quân lao động nông nghiệp /hộ có 1,66 lao động, nếu tính theo
tổng số lao động của toàn xã thì năm 2005 có 3916 lao động nông nghiệp chiếm
67,51% thì đến năm 2007 còn lại 3797 lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp và
chiếm 63,67% tổng số lao động, trong đó tổng số lao động nữ nhiều hơn lao
động nam và một điểm đặc biệt đó là lao động nông nghiệp ở đây chủ yếu là lao
động nữ, nam giới chủ yếu làm các công việc phi nông nghiệp.
Qua đó ta thấy số lao động hoạt động nông nghiệp giảm dần. Nguyên nhân
dẫn đến số lao động nông nghiệp giảm là do hiện nay với việc sản xuất nông
nghiệp thì giá cả đầu tư vào quá cao mà thị trường đầu ra đang còn gặp nhiều
khó khăn và tình hình dịch bệnh cũng đang đe dọa các hộ chăn nuôi ở đây, điều
này đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân nên các hộ đã dần dần chuyển sang các
ngành nghề khác
23
bảng5
24
4.1.2.3. Cơ cấu doanh thu của xã
Do điều kiện địa hình cũng như điều kiện kinh tế của các hộ là khác nhau
nên cơ cấu doanh thu của xã cũng từ các hoạt động khác nhau tạo nên
Bảng 6 : Cơ cấu doanh thu của xã
Đvt : triệu đồng
Năm
2005 2006 2007
Doanh
thu
Tỷ lệ (%)
Doanh
thu
Tỷ lệ (%)
Doanh
thu
Tỷ lệ
(%)
Trồng trọt 6.215,0 13,37 7.359,4 15,32 8.914,3 16,16
Chăn nuôi 11.358,0 24,44 10.956,0 22,81 14.493,0 26,27
Ngành nghề DV 12.324,6 26,52 11.871,2 24,72 13.143,7 23,82
Các doanh thu khác 16.572,9 35,66 17.843,1 37,15 18.623,4 33,75
Tổng 46.470,5 100,00 48.029,7 100,00 55.174,4 100,00
( Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của Thuỷ Dương )
- Về trồng trọt: Xã Thủy Dương có gần 64% dân sống bằng nông nghiệp với
tổng diện tích đất nông nghiệp là 411,92ha. Ở đây trồng chủ yếu 2 loại cây chính
là lúa và các cây rau màu khác trong đó lúa được trồng 2 vụ. Ngoài ra ở xã còn
trồng thêm một số loại cây trồng khác như sắn, trồng hoa. Đối với việc trồng sắn
thì ở xã có khoảng 50ha trồng sắn (chủ yếu sử dụng giống địa phương) do năng
suất thấp, chưa có đầu ra ổn định, và chưa có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên
chủ yếu người sản xuất tận dụng làm thức ăn cho lợn.
Việc trồng hoa cũng phần nào đóng góp vào thu nhập của một số hộ dân
nhưng không đáng kể do năng suất thấp, ở xã chỉ có 9 hộ trồng hoa, quy mô
không lớn lắm.
Hợp tác xã ở xã Thủy Dương đã có những bước xây dựng các kế hoạch chủ
động tạo ra những giải pháp để giúp người nông dân cải thiện cuộc sống, ở xã
25