Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã nhơn bình trà ôn vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 99 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


DƯƠNG THỊ THẢO



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ
XÃ NHƠN BÌNH - TRÀ ÔN - VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115







12-2013






TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH


DƯƠNG THỊ THẢO
MSSV: 4105152


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ
XÃ NHƠN BÌNH- TRÀ ÔN - VĨNH LONG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Th.S NGUYẾN THÚY HẰNG






12-2013

i




LỜI CẢM TẠ


Những ngày tháng học dưới mái trường Đại học Cần Thơ đã giúp em học hỏi
thêm nhiều kiến thức quý báu, không chỉ là lí thuyết mà còn có kinh nghiệm thực tế
rất cần cho cuộc sống và cũng giúp em có thể hoàn thành đề tài này.
Để hoàn thành đề tài này, trước hết là nhờ Quý thầy cô , đặc biệt là thầy cô của
khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh, cùng với sự giúp đỡ của cô chú anh chị ở
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Ôn.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô Nguyễn Thúy Hằng - người đã
nhiệt tình hướng dẫn và theo dõi các bước thực hiện trong suốt quá trình nghiên cứu
của em.
Ngoài ra khi thực hiện đề tài này em còn nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của cô, chú, anh, chị các phòng ban trong huyện . Cảm ơn mọi người đã dành thời
gian quý báu của mình để cung cấp cho em những thông tin cần thiết cho đề tài.
Em cũng xin gởi lời cảm ơn chân thành đến các nông hộ trồng lúa ba ấp
Tường Ngãi, Nhơn Ngãi và Sa Rày của xã Nhơn Bình đã tận tình hướng dẫn, tạo
điều kiện cũng như giúp đỡ em trong thời gian thực tập ở địa phương.
Do kinh nghiệm, thời gian thực hiện và kiến thức có hạn nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong Quý thầy cô thông cảm, góp ý về những hạn
chế đó để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
















Cần Thơ, ngày… tháng … năm……
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Thảo





ii


LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiên, các số liệu thu thập
và kết quả thu thập trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào.



























Cần Thơ, ngày….tháng….năm…
Sinh viên thực hiện
Dương Thị Thảo








iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


………………………….






































Ngày …tháng ….năm……
Thủ trưởng đơn vị






iv

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Họ và tên người hướng dẫn:…………………………………………………………
Học vị:……………………………………………………………………………….

Chuyên ngành:………………………………………………………………………
Cơ quan công tác:……………………………………………………………………
Họ và tên sinh viên: …………………………………………………………………
Mã số sinh viên:……………………………………………………………………
Chuyên ngành:………………………………………………………………………
Tên đề
tài:……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….

NỘI DUNG NHẬN XÉT
Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Về hình thức
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Ý nghĩa thực tiễn, khoa học và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Nội dung và kết quả đạt được:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Các nhận xét khác:

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Kết
luận:…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày ….tháng 12 năm 2013
Người nhận xét





v


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Không gian nghiên cứu 3
1.4.4 Phạm vi về nội dung nghiên cứu 3
1.5 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

1.5.1 Các giả thiết cần kiểm định 3
1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
CHƯƠNG 2 6
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Các chỉ tiêu cần phân tích 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.3 Phân tích dữ liệu 12
CHƯƠNG 3 16
3.1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 16
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 16
3.1.2 Kinh tế xã hội 17
3.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của việc trồng lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn 18
3.1.4 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu: xã Nhơn Bình 20
3.2 TÌNH HÌNH TRỒNG LÚA Ở XÃ NHƠN BÌNH HUYỆN TRÀ ÔN 25
3.2.1 Thời gian gieo trồng các vụ 27
3.2.2. Tổng quan về các nông hộ trồng lúa 27
3.3 PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ NHẰM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 34
3.3.1 Phân tích các loại chi phí sản xuất lúa 34
3.3.2 So sánh các tỉ số tài chính 48
3.4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA 53
3.4.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trồng lúa 53
3.4.2 Nhân tố làm tăng thu nhập và giảm thu nhập 58
3.5 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TIÊU THỤ LÚA TẠI XÃ NHƠN BÌNH
HUYỆN TRÀ ÔN 59
3.5.1 Phân tích kênh tiêu thụ lúa của xã 59
3.5.2 Các thành viên tham gia vào kênh 60

3.6 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG SẢN XUẤT CHO CÁC NÔNG HỘ
TRỒNG LÚA Ở XÃ NHƠN BÌNH HUYỆN TRÀ ÔN 62
3.6.1 Đối với nông dân 62
3.6.2 Đối với nhà nước và các cấp chính quyền 65
CHƯƠNG 4 67



vi
4.1 KẾT LUẬN 67
4.2 ĐỀ XUẤT 68
4.2.1 Đối với nông hộ 68
4.2.2 Đối với địa phương 68
4.2.3 Đối với nhà nước 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
PHỤ LỤC 72






























vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 :Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính 15
Bảng 3.1: Tình hình sản xuất lúa trong 3 năm 2010-2012
của xã Nhơn Bình 26
Bảng 3.2: Phân phối diện tích cụ thể của các nông hộ 27
Bảng 3.3: Nguồn lực lao động của nông hộ 29
Bảng 3.4: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 30
Bảng 3.5: Mức độ áp dụng khoa học kĩ thuật của nông hộ 31
Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu của các vụ 33
Bảng 3.7: Chi phí bình quân trên công của vụ thu đông 35
Bảng 3.8: Chi phí bình quân trên công của vụ đông xuân 38
Bảng 3.9: Chi phí bình quân trên công của vụ hè thu 40
Bảng 3.10: Phân tích các chỉ số tài chính vụ thu đông 42

Bảng 3.11: Phân tích các chỉ số tài chính vụ đông xuân 44
Bảng 3.12: Phân tích các chỉ số tài chính vụ hè thu 45
Bảng 3.13: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt doanh thu giữa
các ấp trong vụ thu đông 47
Bảng 3.14: Kết quả phân tích thống kê về sự khác biệt lợi nhuận giữa
các ấp trong vụ thu đông 48
Bảng 3.15: So sánh các chỉ số tài chính giữa vụ đông xuân và hè thu 49
Bảng 3.16: So sánh các chỉ số tài chính giữa vụ hè thu và thu đông 50
Bảng 3.17: So sánh các chỉ số tài chính giữa vụ thu đông và đông xuân 52
Bảng 3.18: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố
ảnh hưởng vụ thu đông 54
Bảng 3.19: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố
ảnh hưởng trong vụ đông xuân 55
Bảng 3.20: Kết quả phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và các yếu tố
ảnh hưởng của vụ hè thu 56




viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Thời gian gieo trồng các vụ 27
Hình 3.2 : Trình độ học vấn 27
Hình 3.3: Đánh giá về hiệu quả của buổi tập huấn 31
Hình 3.4: Các nguồn thu nhập 32
Hình 3.5: Các khoản chi phí thu đông 35
Hình 3.6: Các khoản chi phí đông xuân 39
Hình 3.7: Các khoản chi phí hè thu 41

Hình 3.8: So sánh chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập giữa các vụ 46
Sơ đồ 3.1: Quá trình tiêu thụ lúa 59



















1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước với những cánh đồng xanh
thẳm, trải dài tít tận chân mây, là dấu hiệu cho du khách nhận ra đất nước nông
nghiệp và sự gắn bó của người Việt Nam với cây lúa xanh trời, lúa đặc biệt trồng
nhiều ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Lúa là cây trồng

thuộc nhóm ngũ cốc, là cây lương thực chính của người dân Việt Nam nói riêng và
người dân châu Á nói chung.
Cây lúa đã trở nên thân thuộc gần gũi từ bao đời nay, người dân Việt Nam coi
đó là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nghề trồng lúa là một nghề truyền
thống của nhân dân Việt Nam từ rất xa xưa. Từ cây lúa nước truyền thống qua quá
trình canh tác lâu năm nhân dân ta đã tạo ra rất nhiều giống lúa cho năng suất và
chất lượng cao. Những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nước và trên thế giới trong
lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy ngành trồng lúa nước ta vươn lên
kịp với trình độ tiên tiến của thế giới.
Việt Nam hiện đã tham gia vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng gạo
xuất khẩu hằng năm cao so với các nước xuất khẩu gạo. Từ một nước thiếu lương
thực trầm trọng trong những năm chiến tranh nhưng hiện nay nền nông nghiệp của
nước ta không chỉ sản xuất ra đủ một lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong
nước mà còn dư thừa để xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thế giới, trong đó vai
trò của cây lúa vô cùng to lớn. Lúa là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các thế hệ
người Việt cho đến hôm nay.
Trước đây cây lúa chỉ mang lại sự no đủ cho con người thì ngày nay nó có thể
làm giàu cho người nông dân và cho cả đất nước nếu biết biến nó trở thành thứ hàng
hóa có giá trị. Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước, hạt gạo gắn liền với
sự phát triển của dân tộc và cho đến nay vẫn là nền kinh tế quan trọng của đất
nước.
Vĩnh Long là một trong những tỉnh có quy mô sản xuất nông nghiệp khá lớn
của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng lớn và đa dạng với nhiều lợi thế
để phát triển nông nghiệp. Trà Ôn là một huyện có diện tích sản xuất lúa lớn của
tỉnh Vĩnh Long trong đó xã Nhơn Bình là xã có diện tích trồng lúa khá lớn so với
các xã còn lại. Việc sản xuất lúa góp phần nâng cao đời sống của người dân trong
xã và góp phần nâng cao sản lượng sản xuất lúa hàng năm.
Hiện nay cây lúa có giá trị kinh tế rất cao, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước
vừa xuất khẩu sang các nước khác. Vì vậy, để nâng cao giá trị kinh tế của cây lúa




2
chúng ta phải chú trọng cả khâu sản xuất và tiêu thụ có như vậy cây lúa Việt Nam
nói chung, cây lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long nói riêng mới
mang lại lợi nhuận lớn, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân sản xuất lúa.
Tuy nhiên thế mạnh của cây lúa chưa được khai thác đúng mức, năng suất và chất
lượng lúa thấp dẫn đến giá bán cũng như thu nhập của nông hộ trồng lúa chưa cao,
số hộ áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế và những mô hình sản
xuất mới chưa được truyền bá rộng rãi đến người sản xuất nên phần lớn nông hộ
vẫn sản xuất lúa theo kiểu truyền thống hoặc nếu có áp dụng thì chỉ theo hiểu biết
của bản thân. Bên cạnh đó thời tiết thay đổi thất thường làm cho thiên tai, dịch bệnh
tăng lên làm năng suất lúa giảm xuống đáng kể trong khi do nhiều biến động về
kinh tế nên giá cả vật tư nông nghiệp không ngừng tăng lên làm cho thu nhập của
nông hộ sản xuất lúa ngày càng giảm. Do đó để hiểu rõ hơn về cây lúa, tình hình
sản xuất của người nông dân cũng như những hiệu quả tài chính mà nó mang lại cho
nông hộ trồng lúa ở xã Nhơn Bình như thế nào? Em thực hiện đề tài “Phân tích
hiệu quả tài chính của mô hình trồng lúa của nông hộ xã Nhơn Bình- Trà Ôn-
Vĩnh Long”.
Qua đây giúp em hiểu rõ hơn những vấn đề trên, đồng thời từ nghiên cứu của
mình em hi vọng có thể giúp cho xã nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với
thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân, giúp nâng cao thu
nhập, cải thiện đời sống của nông hộ sản xuất lúa.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình lúa 3 vụ nông
hộ sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả trong việc sản xuất lúa và nâng cao thu nhập cho nông hộ ở xã Nhơn
Bình huyện Trà Ôn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Phân tích thực trạng sản xuất lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn
Phân tích hiệu quả tài chính đạt được và các nhân tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng
đến thu nhập của nông hộ trồng lúa ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.
Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ lúa ở địa bàn nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tài chính và thu
nhập trong sản xuất lúa của nông hộ ở địa bàn nghiên cứu.






3
1.3 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu về hiệu quả của việc sản xuất lúa đảm bảo tính đặc thù
và đại diện cho khu vực thì kết quả lựa chọn để khảo sát là ba ấp trên chín ấp:
Tường Ngãi, Sa Rày và Nhơn Ngãi của xã Nhơn Bình.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lợi ích tài chính mà nông hộ thu được từ việc sản xuất lúa.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2013.
1.4.3 Không gian nghiên cứu
Địa điểm khảo sát là ba ấp Tường Ngãi, Sa Rày và Nhơn Ngãi của xã Nhơn
Bình.
1.4.4 Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức tích lũy được chỉ dừng lại ở
mức lí luận từ ghế nhà trường mà kiến thức thực tế thì vô tận, thực tiễn quá trình
sản xuất và tiêu thụ lúa là khá phức tạp và việc thu thập số liệu sơ cấp gặp rất nhiều
khó khăn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:

- Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả tài chính trong sản xuất của nông hộ.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của 3 vụ lúa của nông hộ .
1.5 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.5.1 Các giả thiết cần kiểm định
Các nguồn nhân lực, vật lực và nguồn lực tài chính ảnh hưởng như thế nào đến
hiệu quả trong sản xuất lúa của nông hộ trồng lúa.
Giả thuyết
H
0
: βi=0 nghĩa là các biến độc lập Xn không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.
H
1
: βi≠0 nghĩa là có ít nhất một biến độc lập Xn có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc Y.
Cơ sở để kiểm định(kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa
α=1-0,95=0,5=5%)
Nếu Sig.F < α (α là mức ý nghĩa, α phổ biến là 1%,5%, 10%) thì bác bỏ H
0

khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Nếu Sig.F>= α thì chấp nhận H
0
khi đó mô hình không phù hợp với tập dữ liệu
và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Mô hình phân tích có dạng:



4
Y = β0 +β1X1 +β2X2 +β3X3 +β4X4 +β5X5 +β6X6 +ε

Trong đó biến phụ thuộc Y thể hiện mức thu nhập của nông hộ (đồng/năm).
X1, X2, X3, X4, X5,X6 là các biến độc lập.
1.5.2 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố đầu vào nào được sử dụng trong quá trình sản xuất lúa ở xã
Nhơn Bình?
Tình hình sản xuất lúa trên địa bàn nghiên cứu hiện nay như thế nào?
Tổng chi phí sản xuất lúa vụ nào là cao nhất, chi phí nào chiếm tỉ trọng lớn?
Hiệu quả tài chính đạt được của nông hộ sản xuất lúa như thế nào?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ, ảnh hưởng ra sao?
Kênh tiêu thụ lúa ở xã hiện nay như thế nào?
Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa 3 vụ
ở xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới?
1.6 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phạm Thị Kim Phượng(2009) với đề tài: “Phân tích hiệu quả kinh tế về
việc sản xuất nếp của nông hộ ở xã Tân Hòa- huyện Phú Tân- tỉnh An Giang”.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, dùng hàm hồi quy, các tỉ số tài chính,
phương pháp so sánh, kiểm định Anova để phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản
xuất nếp ở xã Tân Hòa- huyện Phú Tân- tỉnh An Giang nhằm đánh giá kết quả đạt
được của quá trình sản xuất nếp, xem xét những thuận lợi và khó khăn từ đó đưa ra
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo điều kiện cho việc quảng bá thương
hiệu “Nếp Phú Tân” ngày càng vững mạnh.
Châu Hoàng Trung(2009): “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa
ở huyện Tân Hưng tỉnh Long An”. Đề tài phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ
lúa của nông dân và người mua lúa ở huyện Tân Hưng tỉnh Long An từ đó đưa ra
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa của huyện. Tác giả sử
dụng phương pháp thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính, phân tích phương sai một
yếu tố, phỏng vấn bán cấu trúc,…
Nhóm nghiên cứu Phạm Lê Thông(12/2010): “Phân tích hiệu quả kỹ
thuật, phân phối và kinh tế của việc sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu
Long”. Kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ 479 hộ nông dân ở các tỉnh,

thành phố: Hậu Giang, Cần Thơ, Long An cho thấy các nông hộ trồng lúa đạt khá
cao. Đông xuân là vụ có nhiều thuận lợi nên các hộ có thu nhập trung bình cao nhất
trong vụ này, gần 20 triệu đồng/ ha và hầu hết các hộ đều có lợi nhuận, còn vụ hè
thu và thu đông thì thấp hơn, lần lượt là 7,7 triệu và 6,2 triệu đồng/ha. Số hộ bị thua
lỗ thì nhiều hơn. Tỉ suất doanh thu/chi phí của các hộ tương đối cao, đặc biệt là vụ



5
đông xuân. Nhìn chung thu nhập/lao động/tháng của các hộ còn thấp. Mức hiệu quả
kinh tế của các nông hộ chưa cao. Đông xuân là vụ có hiệu quả trung bình cao nhất
nhưng cũng chỉ đạt 72%, hè thu là 56% và thu đông là 59% nên có thể kết luận các
nông hộ không thể đạt lợi nhuận tối đa, chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan. Do
vậy phần lợi nhuận bị mất của các hộ rất đáng kể, vụ đông xuân là 3 triệu đồng/ha
vụ hè thu và thu đông là 1,4 và 1 triệu đồng/ha. Sự chênh lệch hiệu quả giữa các vụ
lớn cho thấy tiềm năng cải thiện mức hiệu quả của những hộ đang ở mức thấp khi kĩ
thuật sản xuất, kiến thức và thông tin thị trường đồng bộ và kịp thời hơn. Sự tham
gia tập huấn đóng vai trò rất quan trọng quyết định hiệu quả đạt được của nông hộ.
Đây là cơ hội lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất khi tập huấn trở nên có hiệu quả
hơn đối với các nông hộ.


























6

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Sản xuất: sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực
cần thiết để tạo ra sản phẩm hàng hóa một cách có hiệu quả nhất.
Sản xuất nông nghiệp: là ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt
động này gắn liền với yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế- xã hội, bao gồm trồng trọt,
chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản.
Các yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp: Theo Đinh Phi Hổ (2003) các
nguồn lực chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn, khoa học –
công nghệ.
- Đất đai: Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì chất lượng đất có thể tăng lên

nếu sử dụng và khai thác hợp lý. Đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng và không thể
thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Đất đai có giới hạn về mặt diện tích. Ruộng đất
có vị trí cố định.
- Nguồn lao động: Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người
tham gia vào sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả
về mặt số lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và tâm lý
trong độ tuổi lao động và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham
gia sản xuất nông nghiệp.
Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả đạt
được trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng này tùy thuộc vào tình
trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất trang bị của
lao động và tri thức của lao động.
- Vốn trong nông nghiệp:
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu
tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê
ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị, nông cụ
và tiền mua vật tư (phân bón, nông dược, thức ăn gia súc…).



7
Vốn trong nông nghiệp được phân thành vốn cố định và vốn lưu động. Vốn cố
định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (Tài sản cố định: tư
liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài nhưng vẫn giữ nguyên
hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần sang giá trị sản phẩm sản xuất
ra theo mức độ hao mòn). Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài
sản lưu động (tài sản lưu động:là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử
dụng trong một thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình
thái ban đầu và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra).

- Lịch thời vụ: là lịch ghi rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi
trong suốt chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ, nó có thể sử dụng tóm lượt các việc
như:
 Thời vụ ở địa phương.
 Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ).
 Thứ tự gieo trồng hoa màu.
 Chăn nuôi gia súc.
 Nuôi trồng thủy sản.
 Các hoạt động sản xuất của hộ.
 Nhu cầu lao động.
Hộ nông dân: là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư
nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống
chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động
sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên
trong hộ.
Kinh tế nông hộ: Nông dân tiến hành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp,…để
phục vụ cuộc sống và đó gọi là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình
sản xuất có hiệu quả về kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn. Kinh tế hộ phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất
lượng, giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải
thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản phẩm cho nông nghiệp và xuất
khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Thu nhập của nông hộ: là phần giá trị tăng thêm mà nông hộ được hưởng cho
công sức đã bỏ ra trong quá trình sản xuất cho tích lũy và tái sản xuất nếu có. Gồm
có ba loại là thu nhập nông nghiệp, thu nhập phi nông nghiệp và thu nhập từ các
hoạt động khác.




8
Hiệu quả: hiệu quả được hiểu theo nghĩa phổ thông, phổ biến trong cách nói
của mọi người là “kết quả như yêu cầu của việc làm mang lại hiệu quả”.
Xét theo góc độ kĩ thuật chuyên môn, hiệu quả theo nghĩa kinh tế là mối quan
hệ giữa đầu vào và các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và dịch vụ có thể được
đo lường theo nghĩa hiện vật gọi là hiệu quả kĩ thuật hoặc theo chi phí được gọi là
hiệu quả kinh tế. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng phí,
sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Hiệu
quả sản xuất bao gồm:
 Hiệu quả kinh tế: theo từ điển kinh tế học thì khái niệm hiệu quả kinh tế được
dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân
phối như thế nào? Theo lí thuyết hiệu quả kinh tế được đo bằng sự so sánh
kết quả sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tiêu
chí về hiệu quả kinh tế thật ra là giá trị. Có nghĩa là, khi sự thay đổi làm tăng
giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì không hiệu quả. Hiệu
quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp tới nền
kinh tế hang hóa với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. Bản
chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế xã hội, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi
thành viên trong xã hội.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của
sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, tư liệu sản xuất không thể thay thế
được, nó vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của lao động. Đối tượng
của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển theo các
quy luật sinh vật nhất định nhưng cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại
cảnh(ruộng đất, thời tiết, khí hậu). Con người chỉ tác động tạo ra những điều kiện
thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn chứ không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan.
Hiệu quả kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như:
- Chi phí sản xuất trên một công(ha)
- Lợi nhuận trên một công(ha)

- Tỉ suất lợi nhuận
 Hiệu quả kĩ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc
sử dụng các yếu tố đầu vào ít nhất. Nó được xem là một thành phần của
hiệu quả kinh tế muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được
hiệu quả kĩ thuật.
 Hiệu quả phân phối: thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu
dùng, nghĩa là nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng
nó đạt được cao nhất.



9
 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả là phép so sánh dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các
mục tiêu hoạt động và chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiện nhất định.
Hiệu quả tài chính hay hiệu quả sản xuất – kinh doanh là hiệu quả kinh tế xét
trong phạm vi một doanh nghiệp, một đơn vị sản xuất. Hiệu quả tài chính phản ánh
mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh
nghiệp phải bỏ ra để có được lợi ích kinh tế.
Hiệu quả tài chính phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong
sản xuất thông qua việc so sánh kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết
quả đó.
Hệ thống phân tích hiệu quả tài chính
Tổng giá trị sản phẩm (TVP) là toàn bộ giá trị mà nông hộ thu được trên đơn
vị diện tích đất canh tác từ việc tiêu thụ sản phẩm. Nó phụ thuộc vào tổng sản lượng
thu hoạch và giá bán sản phẩm.
Công thức tính tổng giá trị sản phẩm:
Tổng giá trị sản phẩm (TVP)




A
PQ
n
i
ii

Trong đó: TVP tổng giá trị sản phẩm tính trên một đơn vị diện tích; Q
i
: khối
lượng sản phẩm của cây trồng thứ i; P
i
:giá bán sản phẩm của cây trồng loại thứ i;
với i= 1,2,3….,n; A: diện tích canh tác.
Lợi nhuận: là bộ phận giá trị còn lại của tổng giá trị sản phẩm thu được (TVP)
trừ đi tổng chi phí sản xuất (TC). Đây là chỉ tiêu quan trọng đề phân tích hiệu quả
tài chính trong sản xuất.
Công thức tính lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp:
Lợi nhuận(Profit, P) = Tổng giá trị sản phẩm (TVP) – Tổng chi phí chưa
có ngày công lao động gia đình(TC)
Chi phí: Là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh để
tiêu thụ sản phẩm hay toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm nhất định.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác
Thu nhập: “ Thu nhập là phần thu nhập mà hộ gia đình nhận được bao gồm lợi
nhuận và chi phí cơ hội của lao động gia đình”.
Thu nhập = Lợi nhuận + Chi phí lao động gia đình
Hai hiệu quả đầu tiên liên quan đến quá trình sản xuất, còn hiệu quả thứ ba




10
liên quan đến vấn đề thị trường. Trong sản xuất nông nghiệp điều mà các chủ hộ
quan tâm nhất là làm sao cho sản xuất mang lại thu nhập cao nhất cho họ.
Tài nguyên của nông hộ: là những nguồn lực mà nông hộ có để sử dụng vào
việc sản xuất nông nghiệp của mình như : đất đai, lao động, tài chính, kĩ thuật,
2.1.2 Các chỉ tiêu cần phân tích
Chi phí để tính toán ở đây là chi phí chưa có công lao động gia đình
Doanh thu/chi phí :Tỉ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tư thì sẽ thu được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu
Doanh thu/chi phí =
Chi phí
Doanh thu/ngày công :Tỉ số này phản ánh một ngày công thì sẽ thu được bao
nhiêu ngàn đồng doanh thu.
Doanh thu
Doanh thu/ngày công =
Ngày công
Lợi nhuận trên doanh thu :Thể hiện một đồng doanh thu thu được sẽ có bao
nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Lợi nhuận/doanh thu =
Doanh thu
Lợi nhuận trên chi phí: Thể hiện một đồng chi phí bỏ ra sẽ có bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Lợi nhuận

Lợi nhuận/chi phí =
Chi phí
Lợi nhuận trên ngày công: Thể hiện một ngày công lao động gia đình sẽ tạo ra
bao nhiêu ngàn đồng lợi nhuận.





11
Lợi nhuận
Lợi nhuận/ngày công =
Ngày công
Thu nhập trên chi phí: Thể hiện một đồng chi phí chưa có lao động gia đình
bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập
Thu nhập/chi phí =
Chi phí
Thu nhập trên doanh thu: Thể hiện một đồng doanh thu có được sẽ thu được
bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập
Thu nhập/doanh thu =
Doanh thu
Thu nhập/ngày công: Chỉ tiêu này đánh giá mức hiệu quả của việc sử dụng
ngày công nhàn rỗi của gia đình.
Thu nhập
Thu nhâp/ngày công =
Ngày công
-Cách phân tích
+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để thống kê, tính toán các khoản mục
chi phí, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận và các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính.
Chi phí: tổng các chi phí sản xuất ( không tính chi phí công lao động gia đình)
Doanh thu= sản lượng * giá bán
Lợi nhuận= Doanh thu-tổng chi phí
Năng suất= sản lượng/diện tích

+ Các số liệu doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, chi phí sẽ được tính toán theo số
trung bình cộng, số lớn nhất, số nhỏ nhất.
+ Các tỉ số tài chính sẽ được tính toán theo số trung bình.



12
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Địa bàn khảo sát là xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1 Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp trực tiếp thông qua các phiếu điều tra
được soạn sẵn. Đối tượng được chọn để phỏng vấn là các nông hộ trồng lúa trên địa
bàn xã Nhơn Bình huyện Trà Ôn. Những nội dung được phỏng vấn liên quan tới
mục tiêu nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu điều tra được thực hiện theo phương
pháp chọn mẫu thuận tiện tại 3 ấp trong xã với cỡ mẫu là 60.
Nội dung phỏng vấn:
- Thông tin chung của chủ hộ: Tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, số nhân
khẩu, số người trong độ tuổi lao động,…
- Thông tin chung về nông hộ: Diện tích đất canh tác, diện tích đất trồg lúa,
kinh nghiệm, các nguồn thu nhập khác ngoài trồng lúa,…
- Tình hình sản xuất: diện tích gieo trồng, các khoản chi phí, năng suất, sản
lượng, giá bán, ngày công lao động gia đình,
- Thu hoạch: hình thức bán, phương thức thanh toán, nguyện vọng của các
nông hộ.
2.2.2.2 Số liệu thứ cấp
Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, tình hình sản xuất
nông nghiệp nói chung, sản xuất lúa nói riêng và các số liệu về năng suất, sản
lượng, diện tích sản xuất lúa qua các năm 2010-2012 được thu thập từ Phòng nông

nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long và internet, niên giám
thống kê.
2.2.3 Phân tích dữ liệu
 Phương pháp thống kê mô tả:
Đề tài sử dụng phương pháp trung bình số học đơn giản, tỉ lệ phần trăm để
phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ gồm các nguồn lực sẵn có
như diện tích sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, vốn sản xuất, nguồn lực lao động; các
chỉ tiêu kinh tế như: chi phí, doanh thu, thu nhập, các tỉ số tài chính,….
 Phương pháp so sánh
Là phương pháp chủ yếu là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt
động kinh tế, phương pháp này đòi hỏi các chỉ tiêu phải có cùng điều kiện có tính so



13
sánh để được xem xét, đánh giá, rút ra kết luận về hiện tượng, quá trình kinh tế. Có
3 phương pháp so sánh:
 So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối biểu hiện quy mô, khối lượng, giá trị
của một chỉ tiêu nào đó trong thời gian, địa điểm cụ thể.
 So sánh tương đối: so sánh các chỉ tiêu cùng loại hay khác nhau
nhưng có liên hệ nhau để đánh giá sự tăng lên hay giảm xuống của
một chỉ tiêu nào đó qua thời gian.
 So sánh bằng số bình quân: số bình quân là biểu hiện chung nhất về
mặt lượng của các đơn vị bằng cách san bằng mọi chênh lệch trị số
giữa các đơn vị đó, nhằm khái quát đặc điểm điển hình của một tổ,
một bộ phận hay tổng thể các hiện tượng có cùng tính chất.
 Phương pháp phân tích hồi quy(hàm thu nhập):
Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính: mục đích của việc thiết lập phương
trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến một chỉ tiêu quan trọng nào đó.
Chọn những nhân tố có ý nghĩa, từ đó phát huy nhân tố có ảnh hưởng tốt và khắc

phục nhân tố có ảnh hưởng xấu. Mô hình hồi quy đa biến có biến phụ thuộc là Y, và
Y phụ thuộc vào nhiều biến độc lập X khác nhau.
Mô hình phân tích có dạng:
Yi = β0 + β1X1 + β2X2 +…+βnXn +ε
Trong đó:
Yi: biến phụ thuộc.
Xn: biểu hiện giá trị của biến độc lập.
β0: là hệ số tự do ( hệ số chặn) nó là giá trị trung bình của biến Y khi βn = 0
βn: là các tham số ước lượng, đo lường sự thay đổi của giá trị trung bình Y khi Xn
thay đổi 1 đơn vị, khi các biến độc lập khác không đổi.
εi: là sai số ước lượng.
Độ phù hợp của mô hình :
+ Multiple R: Hệ số tương quan bội, nói lên mối quan hệ chặt chẽ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lập X. R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.
+ Hệ số xác định R
2
: Tỉ lệ % biến động của Y được giải thích bởi các Xi(hoặc %
các Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố khác mà chúng ta chưa nghiên
cứu). R
2
càng lớn càng tốt(0<=R
2
<=1).



14
+ Hệ số xác định điều chỉnh R
2
: hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm

xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào một biến mà làm
cho R
2
tăng lên thì ta nên đưa biến đó vào và ngược lại.
+ Significace: mức ý nghĩa F
Dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy. F càng lớn thì mô hình
càng có ý nghĩa vì khi đó Sig.F càng nhỏ.
F là cơ sở để chấp nhận hay bác bỏ H
0
, F càng lớn thì khả năng bác bỏ giả
thiết H
0
càng cao.
Giả thuyết
H
0
: βi=0 nghĩa là các biến độc lập Xn không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.
H
1
: βi≠0 nghĩa là có ít nhất một biến độc lập Xn có ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc Y.
Cơ sở để kiểm định(kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa
α=1-0,95=0,5=5%)
Nếu Sig.F < α (α là mức ý nghĩa, α phổ biến là 1%, 5%, 10%) thì bác bỏ H
0

khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Nếu Sig.F>= α thì chấp nhận H
0
khi đó mô hình không phù hợp với tập dữ liệu

và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể.
Mô hình phân tích có dạng:
Y = β0 +β1X1 +β2X2 +β3X3 +β4X4 +β5X5 +β6X6+ε
Trong đó biến phụ thuộc Y thể hiện mức thu nhập của nông hộ (ngàn
đồng/vụ). X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông
hộ.













15
Bảng 2.1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính
Biến số
Diễn giải
Kì vọng
GIA PHAN
X1
Giá trung bình của
một kg phân các
loại mà nông hộ sử
dụng

-
GIA GIONG
X2
Giá của một kg
giống mà nông hộ
sử dụng
-
CHI PHI THUOC
X3
Chi phí thuốc cỏ,
thuốc sâu, thuốc
dưỡng, thuốc bệnh
trung bình một
công/vụ
-
CHI PHI LAO
DONG GIA DINH
X4
Chi phí lao động
gia đình tính theo
giá thị trường cho
một công/vụ
+
NANG SUAT
X5
Năng suất cho một
công/vụ
+
SO NGUOI
THAM GIA

X6
Số người tham gia
trực tiếp vào sản
xuất cho một vụ
+
Ngoài ra còn sử dụng phương pháp kiểm định Anova để so sánh sự khác biệt
về chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập giữa các ấp trong vùng nghiên cứu.
Dựa vào kết quả phân tích để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
tài chính và thu nhập của các nông ở địa bàn nghiên cứu.
Đề tài sử dụng phần mềm Excel và Stata để nhập và xử lí số liệu.






×