Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã thuận an, thị xã bình minh, tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 88 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH




LÝ TRIỆU HOA



PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU DIẾP CÁ TẠI
XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115





08-2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH



LÝ TRIỆU HOA
MSSV: 4105122


PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CỦA MÔ HÌNH TRỒNG RAU DIẾP CÁ TẠI
XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH,
TỈNH VĨNH LONG



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
Th.s Nguyễn Thúy Hằng



08-2013
i

LỜI CẢM TẠ


Sau 3 năm học tập và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh Trường Đại học Cần Thơ. Hôm nay, với những kiến thức đã học được ở
trường và những kinh nghiệm thực tế trong quá trình học tập, em đã hoàn
thành luận văn tốt nghiệp của mình. Nhân quyển luận văn này, em xin gửi lời
cảm ơn đến:
Quý Thầy (Cô) Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các Thầy (Cô)
Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã dầy công truyền đạt kiến thức cho em
trong suốt 3 năm học tập tại trường. Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn đến cô
Nguyễn Thúy Hằng. Cô đã nhiệt tình hướng dẫn và đóng góp ý kiến giúp em
hoàn thành tốt luận văn này.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo, các cô chú,
các anh chị Phòng kinh tế thị xã Bình Minh đã tạo mọi điều kiện cho em thực
hiện đề tài luận văn của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về kiến thức và thời gian có hạn nên chắc chắn
luận văn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em kính mong được sự đóng
góp ý kiến của quý cơ quan cùng quý Thầy (Cô) để luận văn này hoàn thiện
hơn và có ý nghĩa thực tế hơn.
Cuối lời, em kính chúc quý Thầy (Cô) khoa Kinh tế và Quản trị kinh
doanh cùng quý cô chú, anh/chị tại phòng kinh tế thị xã Bình Minh được dồi
dào sức khỏe, công tác tốt, luôn vui vẻ trong cuộc sống và thành đạt trong
công việc.
Trân trọng kính chào!
TP.Cần Thơ, ngày….tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện



LÝ TRIỆU HOA


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng đề tài luận văn này do chính tôi thực hiện, các số liệu
thu thập và các kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng
với bất kì đề tài nghiên cứu khoa học nào.

TP.Cần Thơ, ngày……tháng…….năm 2013
Sinh viên thực hiện


LÝ TRIỆU HOA

iii

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:………………………………………………Học vị:…………………
Chuyên ngành:………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác:…………………………………………………………
Tên sinh viên:……………………………………………………………MSSV:………………….
Lớp:………………………………………………………………………
Tên đề tài:…………………………………………………………………
Cơ sở đào tạo:……………………………………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………… …………………
……………………………………………………………
2.Hình thức trình bày:

………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………
5.Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………
6.Các nhận xét khác:
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………………………………….
7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,…)
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT


iv

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người nhận xét:………………………………………………Học vị:…………………
Chuyên ngành:………………………………………………………………………………………
Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
Cơ quan công tác:…………………………………………………………
Tên sinh viên:……………………………………………………………MSSV:………………….

Lớp:………………………………………………………………………
Tên đề tài:…………………………………………………………………
Cơ sở đào tạo:……………………………………………………………………………………….
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1.Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………… …………………
……………………………………………………………
2.Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
3.Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………………………
….……………………………………………………………………………………
4.Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………
5.Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………
6.Các nhận xét khác:
………………………………………………………………………………………………………
… ………………………………………………………………………………………………….
7.Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh
sửa,…)
………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2013
NGƢỜI NHẬN XÉT



v

MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.1.1Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ KIỂM ĐỊNH 3
1.3.1Các giả thuyết cần kiểm định 3
1.32 Các câu hỏi cần nghiên cứu 3
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 6
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài 6
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế 12
2.1.3 Các chỉ số tài chính 13
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 16
CHƢƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 20
3.1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH VĨNH LONG 20

3.1.1 Vị trí địa lý 20
vi

3.1.2 Địa hình 20
3.1.3 Đất đai thổ nhưỡng 20
3.1.4 Nguồn nước 21
3.1.5 Khí hậu 21
3.2 KHÁI QUÁT VỀ THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 22
3.2.1 Đặc điểm tự nhiên 22
3.2.2 Kinh tế-xã hội 23
3.2.3 Tình hình sản xuất nông nghiệp thị xã Bình Minh 25
3.3 KHÁI QUÁT VỀ XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH
VĨNH LONG 29
3.3.1 Giới thiệu về xã Thuận An 29
3.4 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ
BÌNH MINH, TỈNH VĨNH LONG 30
3.4.1 Giới thiệu về cây rau diếp cá 30
3.4.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau diếp cá xã Thuận An qua các năm 31
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU DIẾP CÁ CỦA NÔNG
HỘ 32
4.1.1 Mô tả các nguồn lực của nông hộ sản xuất rau diếp cá 32
4.1.2 Lý do trồng rau diếp cá 35
4.1.3 Kỹ thuật sản xuất 36
4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc trồng rau diếp cá 39
4.2 PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI NHUẬN VÀ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH41
4.2.1 Phân tích các khoản mục chi phí – lợi nhuận 41
4.2.2 Phân tích các chỉ số tài chính của nông hộ trồng rau diếp cá xã Thuận
An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 51
4.3 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT

RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH
LONG 53
4.3.1 Cơ sở lý luận các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá của nông
hộ xã Thuận An 53
vii

4.3.2 Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rau diếp cá của
nông hộ xã Thuận An 53
4.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN
RAU DIẾP CÁ Ở XÃ THUẬN AN, THỊ XÃ BÌNH MINH, TỈNH VĨNH
LONG 56
4.4.1 Cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá 56
4.4.2 Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận 56
4.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƢỢC 58
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH 60
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62
5.1 KẾT LUẬN 62
5.2 KIẾN NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 1 65
PHỤ LỤC 2 71















viii

DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu số liệu điều tra tại xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh
Vĩnh Long 15
Bảng 3.1 : Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 –
2012 22
Bảng 3.2: Tình hình dân số thị xã Bình Minh năm 2012 24
Bảng 3.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa thị xã Bình Minh giai đoạn 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013 26
Bảng 3.4 : Diện tích và sản lượng cây màu của thị xã Bình Minh giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 27
Bảng 3.5: Số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm của thị xã Bình Minh giai
đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 28
Bảng 3.6: Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản thị xã Bình Minh giai đoạn
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 29
Bảng 3.7: Diện tích, năng suất, sản lượng rau diếp cá qua các năm tại xã
Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long 31
Bảng 4.1 Số nhân khẩu và lao động nông hộ 32
Bảng 4.2 Độ tuổi của chủ hộ 33
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ 33
Bảng 4.4 Kinh nghiệm của chủ hộ 34
Bảng 4.5: Nguồn lực đất đai của chủ hộ 35

Bảng 4.6: Lý do trồng rau diếp cá của nông hộ 35
Bảng 4.7: Nguồn gốc của rau giống 36
Bảng 4.8: Lý do sử dụng giống của nông hộ 37
Bảng 4.9: Nguồn kiến thức khoa học kỹ thuật 38
Bảng 4.10:Thuận lợi cho việc sản xuất rau diếp cá 39
Bảng 4.11:Khó khăn cho việc sản xuất rau diếp cá 40
Bảng 4.12:Thuận lợi và khó khăn của đầu ra trong sản xuất rau diếp cá 40
Bảng 4.13:Chi phí cơ bản trên 1000m
2
cho việc trồng rau diếp cá 42
Bảng 4.14: Cơ cấu các khoản mục chi phí sản xuất rau diếp cá trong một đợt45
ix

Bảng 4.15: Tổng chi phí sản xuất rau diếp cá cho một đợt năm 2013 48
Bảng 4.16: Doanh thu của nông hộ sản xuất rau diếp cá 49
Bảng 4.17: Bảng tổng hợp các chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thu nhập trong
sản xuất rau diếp cá một đợt trên công (1000m
2
) 50
Bảng 4.18: Các tỷ số tài chính của nông hộ sản xuất rau diếp cá 51
Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất rau
diếp cá 54
Bảng 4.20: Kết quả phân tích hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của
rau diếp cá 57






















x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Mật độ trồng rau diếp cá của nông hộ 37
Hình 4.2: Cơ cấu chi phí cơ bản trồng rau diếp cá của nông hộ 44
Hình 4.3: Cơ cấu chi phí sản xuất rau diếp cá năm 2013 48
Hình 4.4: Cơ cấu tổng chi phí sản xuất rau diếp cá năm 2013 49





















xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PTNT Phát triển nông thôn
LĐGĐ Lao động gia đình
LĐ Lao động
BVTV Bảo vệ thực vật
HTX Hợp tác xã

















1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng đất màu mỡ, mưa nắng thuận hòa,
thích hợp không chỉ với cây lúa mà còn nhiều loại cây ăn quả và đặc biệt là
nơi trồng rau màu lớn nhất nhì cả nước. Đặc biệt, khi nói đến rau màu không
thể không nhắc đến tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh Vĩnh Long được thiên nhiên ưu đãi
với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp; vì thế nhiều
mô hình sản xuất đã được người dân nơi đây áp dụng có hiệu quả như: chăn
nuôi gia súc, gia cầm theo mô hình an toàn sinh học, mô hình nuôi cá tra ven
sông lớn, luân canh khoai lang, rau màu trên đất ruộng,…các mô hình này đã
góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, với đặc
trưng của từng vùng trong tỉnh thì có nhiều loại rau màu đặc sản nổi tiếng như
Khoai lang, dưa hấu (Bình Tân); củ sắn (Trà Ôn), xà lách xoong (Bình Minh),
xã Thuận An (Bình Minh) còn có loại rau đặc biệt là cây rau diếp cá. Xã
Thuận An là vùng chuyên canh rau màu lớn của thị xã Bình Minh. Người dân
nơi đây có truyền thống sản xuất các loại rau màu phát triển trên đất ẩm ướt,
đòi hỏi ẩm độ cao như rau diếp cá, cần ống, rau xà lách xoong. Tuy rau diếp cá
không phải là loại rau chủ lực của địa bàn nhưng rau diếp cá cũng mang lại thu
nhập ổn định cho nông dân xã Thuận An - thị xã Bình Minh; Đồng thời,
Thuận An là địa phương trọng điểm cung cấp rau diếp cá không chỉ cho khu

vực Đồng Bằng Sông Cửu Long mà cho cả thành phố Hồ Chí Minh.
Rau diếp cá còn được gọi là rau giấp cá, loại rau thường xuất hiện trong
các bữa ăn, với vị chua, thơm ngon, tính mát, rau diếp cá còn có công dụng
chữa bệnh, với đặc tính có vị chua nên rau diếp cá ít sâu bệnh. Tuy nhiên, hiện
nay nông dân nơi đây cũng chịu nhiều rủi ro do giá cả biến động, không ổn
định, bên cạnh đó nông dân chỉ canh tác theo kinh nghiệm có được mà chưa
áp dụng nhiều yếu tố kỹ thuật mới vào sản xuất, cộng thêm kênh phân phối
chưa hiệu quả, còn mang tính tự phát nên hiệu quả mang lại chưa cao.
Từ những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập từ
rau diếp cá của nông dân trong những năm gần đây, vì thế nông dân có ý định
thu hẹp quy mô sản xuất. Để góp phần khắc phục những khó khăn trên thì đề
tài “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng rau diếp cá tại xã
Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm tìm ra
các nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục, tìm ra hướng đi mới
cho rau diếp cá xã Thuận An, cải thiện đời sống, thu nhập cho nông dân nơi
đây.
2

1.1.1 Căn cứ khoa học và thực tiễn
 Căn cứ khoa học
Đề tài được thực hiện trên cơ sở các kiến thức đã được học trên giảng
đường đại học. Đặc biệt là vận dụng các kiến thức đã học trong các môn học:
Kinh tế nông nghiệp, Kinh tế lượng, Nguyên lý thống kê kinh tế, Kinh tế sản
xuất, để phân tích thực trạng và tình hình sản xuất, cũng như các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận, năng suất cây rau diếp cá, từ đó đưa ra các giải pháp để
đánh giá nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình trồng rau diếp cá ở xã Thuận
An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long. Nhờ đó, đề tài sẽ giúp nông dân xã
Thuận An tìm ra được hướng đi tốt hơn và thật sự có hiệu quả cho cây rau
diếp cá trong thời gian sắp tới.
 Căn cứ thực tiễn

Ngoài những kiến thức và các thông tin từ các báo, tạp chí, trang web,
bên cạnh đó còn tiếp thu tham khảo ý kiến của các anh chị nhân viên Phòng
kinh tế - thị xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
trồng rau diếp cá tại xã Thuận An – thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long” nhằm
đánh giá tình hình sản xuất rau diếp cá của xã Thuận An có những thuận lợi
hay khó khăn gì và từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tài
chính của mô hình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung trên, nội dung đề tài sẽ lần lượt giải quyết
các mục tiêu cụ thể sau:
Mục tiêu 1: Phân tích tình hình sản xuất rau diếp cá tại xã Thuận An – thị
xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình sản xuất rau diếp
cá tại xã Thuận An – thị xã Bình Minh – tỉnh Vĩnh Long.
Mục tiêu 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận
của rau diếp cá đối với nông dân tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh
Vĩnh Long.
Mục tiêu 4: Đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả tài chính
của mô hình trồng rau diếp cá tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh
Long.
3

1.3 CÁC GIẢ THUYẾT VÀ KIỂM ĐỊNH
1.3.1 Các giả thuyết cần kiểm định
Các nhân tố chi phí giống, chi phí lao động thuê mướn, chi phí lao động
gia đình, chi phí phân bón, chi phí thuốc trừ sâu, chi phí chăm sóc, năng suất,
giá bán, yếu tố diện tích canh tác ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá xã

Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long.
1.3.2 Các câu hỏi cần nghiên cứu
 Trong quá trình trồng rau diếp cá của nông hộ xã Thuận An - thị xã
Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng các yếu tố đầu vào nào? Sử dụng như
thế nào?
 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất của rau diếp cá xã Thuận
An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long?
 Những nhân tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của rau diếp cá xã Thuận
An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long?
 Giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả tài chính rau diếp cá, tăng thu
nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Thuận An - thị xã Bình Minh -
tỉnh Vĩnh Long.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian từ năm
2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Nguồn số liệu sơ cấp năm 2013.
Đề tài được thực hiện từ 12/08/2013 đến 18/11/2013.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông hộ trồng rau diếp cá tại xã
Thuận An - thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
Phạm Thùy Trang (2011), “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất mô hình trồng hành lá ở huyện Bình Tân - tỉnh Vĩnh Long”, luận văn
tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản trị kinh doanh.
Nội dung nghiên cứu đề tài: Để giải quyết mục tiêu chung là “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất mô hình trồng hành lá ở huyện Bình
Tân – tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể như

sau: Tìm hiểu khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ hành lá ở huyện Bình
4

Tân qua các năm 2008, 2009 và 2010; Mô tả các đặc tính của nông hộ sản xuất
như: độ tuổi, số nhân khẩu, lao động, số năm trồng hành lá, diện tích trồng;
Đánh giá hiệu quả sản xuất hành lá ở huyện Bình Tân bằng cách phân tích
khoản mục chi phí, thu nhập; Xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến năng
suất hành lá. Đồng thời giải thích sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đó đến năng suất và hiệu quả sản xuất; Đề xuất một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất hành lá ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, tổng hợp, so sánh số
tương đối và tuyệt đối về tình hình sản xuất và tiêu thụ hành lá qua các năm và
mô tả các đặc tính của nông hộ sản xuất hành lá huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh
Long rồi từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp
phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình và sau cùng
tác giả sử dụng phương pháp hồi quy tương quan và dùng phần mềm SPSS
16.0 xử lý số liệu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả
sản xuất của nông hộ. Từ các phân tích đó, cuối cùng tác giả đưa ra các giải
pháp để phát huy và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông hộ trồng hành lá huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long.
Trần Thị Kiều Oanh (2012), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu
tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”,
luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản trị kinh
doanh. Nội dung đề tài nghiên cứu: trước tiên tác giả phân tích tình hình sản
xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh giai đoạn 2010-2012 bằng phương pháp
thống kê mô tả nguồn số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh tế thị xã Bình
Minh. Tiếp theo tác giả dùng phương pháp so sánh và tính toán các chỉ số tài
chính để đánh giá hiệu quả trong việc sản xuất xà lách xoong của nông hộ thị
xã Bình Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc nông dược, chi phí

phân bón và chi phí lao động gia đình là chiếm tỷ trọng cao. Qua các chỉ số tài
chính như tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu trong vụ thuận là 0.48 và vụ nghịch là
0.58, cho thấy việc sản xuất xà lách xoong mang lại hiệu quả tài chính cho
nông hộ. Để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất xà lách xoong trong
quá trình sản xuất, tác giả đã sử dụng phần mềm STATA ước lượng mô hình
Cobb-Daulags biên ngẫu nhiên cho mô hình, kết quả lượng N, chi phí thuốc
nông dược và loại giống có ảnh hưởng đến năng suất. Thông qua kết quả cũng
cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật của từng hộ. Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình
của vụ thuận là 82.31% và vụ nghịch là 80.97%. Năng suất trung bình mất đi
do kém hiệu quả kỹ thuật của nông hộ ở vụ thuận là 230,43 kg/1000m
2
và vụ
nghịch là 193,35 kg /1000m
2
. Từ các kết quả đã phân tích tác giả đưa ra giải
5

pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kỹ thuật cho nông hộ
trồng xà lách xoong thị xã Bình Minh - tỉnh Vĩnh Long.
Lê Thị Diễm Hằng (2012), “Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình
trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh-huyện Long Hồ-tỉnh Vĩnh
Long”, luận văn tốt nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ: Khoa kinh tế và Quản
trị kinh doanh. Để giải quyết mục tiêu chung là “Phân tích hiệu quả tài chính
của mô hình trồng đậu nành trên đất ruộng ở xã Tân Hạnh - huyện Long Hồ -
tỉnh Vĩnh Long”. Tác giả đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như: Phân tích tình
hình sản xuất đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Phân tích các chỉ tiêu tài chính
của mô hình sản xuất đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và hiệu quả tài chính của mô hình sản xuất
đậu nành vụ Xuân Hè năm 2012; Đề xuất các giải pháp phát huy các mặt tích
cực và khắc phục mặt hạn chế trong quá trình sản xuất. Tác giả đã dùng

phương pháp thống kê mô tả, để thống kê các số liệu về giá trị đầu vào, đầu ra
trong quá trình sản xuất đậu nành và dựa vào kết quả đã thống kê để đánh giá
sự tác động của các yếu tố đến kết quả kinh tế của mô hình sản xuất đậu nành.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính và dùng
phần mềm SPSS 16.0 xử lý số liệu nhằm mục đích xác định được các yếu tố
ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của cây đậu nành và từ đó đưa ra giải
pháp để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình.
Đánh giá tổng quan tài liệu lƣợc khảo
Nhìn chung, các nghiên cứu về hiệu quả của một sản phẩm nông nghiệp
thường nghiên cứu về thực trạng, tình hình sản xuất và tiêu thụ; sử dụng
phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh số tương đối và so sánh số
tuyệt đối; phân tích hồi quy các hàm sản xuất để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp. Từ đó, đề
xuất các giải pháp để phát huy các nhân tố ảnh hưởng tốt và khắc phục các
nhân tố ảnh hưởng xấu để nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình.
Hƣớng đi của đề tài
Đề tài kế thừa các phương pháp nghiên cứu như dùng phương pháp
thống kê mô tả; so sánh số tương đối và so sánh số tuyệt đối để phân tích tình
hình sản xuất của nông hộ và từ đó dựa vào kết quả để nhận xét. Tương đồng
với các bài nghiên cứu đã lược khảo, bài nghiên cứu cũng phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến mô hình bằng phương pháp hồi quy tương quan chạy trên
phần mềm STATA và từ các kết quả đó cũng đưa ra các giải pháp để phát huy
các nhân tố ảnh hưởng tốt và khắc phục các nhân tố ảnh hưởng xấu giúp nâng
cao hiệu quả tài chính cũng như cải thiện đời sống của nông hộ.
6

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài

2.1.1.1 Khái niệm nông hộ và kinh tế nông hộ
* Nông hộ
Nông hộ (hộ nông dân) là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một
đơn vị về mặt chính quyền. [5, tr506]
Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực
của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật,…), là đơn vị sản
xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực
vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó. Trong quá trình
đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế
quốc dân. Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp
phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân. [6, tr23.25]
* Kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự
chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình. Mặt khác,
kinh tế nông hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc hoặc
có sản xuất hàng hóa với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở các nước đang phát
triển nói chung và ở nước ta nói riêng (trong suốt lịch sử Việt Nam). [7, tr11].
2.1.1.2 Sản xuất và các yếu tố đầu vào
* Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
Sản xuất là một quá trình, thông qua nó, các nguồn lực (resources) hoặc
là đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm (products)
hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được. Các đầu vào
như giống, phân bón, nông dược, lao động, máy móc và trang thiết bị nông
nghiệp. [1, tr 73]
Các vấn đề cơ bản liên quan đến nhà sản xuất:
Hầu hết nhà sản xuất trong nền kinh tế hiện nay đều phải thực hiện ba
hoạt động cơ bản. Thứ nhất, nhà sản xuất phải mua, chuẩn bị các nguồn lực
đầu vào (inputs) gồm nguyên vật liệu, nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng, công
nhân và các nguồn lực khác cần thiết cho quá trình sản xuất; Thứ hai, nhà sản

7

xuất phải kết hợp hoặc sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra sản phẩm
(outputs); Cuối cùng, nhà sản xuất phải bán các sản phẩm cho ai đó.
Đầu vào sản xuất Đầu ra
Một nhà sản xuất không thể tồn tại nếu như không thực hiện đầy đủ ba
hoạt động cơ bản trên. [2, tr4]
Hàm sản xuất được mô tả như một quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi
các nguồn lực đầu vào như nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành một sản
phẩm cụ thể nào đó. Hay nói cách khác, hàm sản xuất được định nghĩa thông
qua việc tối đa mức xuất lượng có thể được sản xuất bằng cách kết hợp các
yếu tố nhập lượng nhất định. Theo Philip Wicksteed có thể đưa ra một hàm
sản xuất của một hàng hóa theo dạng tổng quát như sau:
Y=f(x
1,
x
2,
x
3,….
x
n
)
Y: Biểu thị số lượng một sản phẩm nhất định được sản xuất ra tại một
thời kỳ nhất định và x
1,
x
2,
x
3,….
x

n
là lượng của một số yếu tố đầu vào nào đó
được sử dụng trong quá trình sản xuất. Các biến trong hàm sản xuất được giả
định là dương, liên tục và các yếu tố đầu vào được xem là có thể thay thế cho
nhau tại mỗi mức sản lượng.
Hàm sản xuất diễn tả lượng đầu ra tối đa về vật chất đối với mỗi hay
từng sự phối hợp của những yếu tố đầu vào nhất định về vật chất, có liên quan
đến trình độ công nghệ cụ thể. [ 2, tr12]
Hàm sản xuất cho biết mức sản lượng tối đa được tạo ra ứng với mỗi
phương án kết hợp các yếu tố đầu vào cho trước. Các yếu tố đầu vào bao gồm
các yếu tố cố định (là những yếu tố được nông dân sử dụng một lượng cố định
và nó không ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất như: chi phí máy tưới, chi phí
máy bơm nước,…) và các yếu tố biến đổi (là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất như: giống, lao động, phân bón, thuốc nông dược,…).
Tuy có nhiều dạng hàm sản xuất được ứng dụng trong nghiên cứu thực
nghiệm nhưng dạng hàm Cobb-Douglas được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Các ông Cobb và Douglas thấy rằng logarit của
sản lượng Y và của các các yếu tố đầu vào x
i
thường quan hệ theo dạng tuyến
tính. Do vậy hàm sản xuất được viết dưới dạng:
lnY=β
0

1
lnx
1

2
lnx

2
+….+β
n
lnx
n

Trong đó Y và x
i
(i=1, 2,…n) lần lượt là các lượng đầu vào đầu ra trong
quá trình sản xuất. Hằng số β
0
có thể được gọi là tổng năng suất nhân tố, biểu
diễn tác động của các yếu tố nằm ngoài những yếu tố đầu vào có trong hàm
8

sản xuất. Những yếu tố này có thể là sự tiến bộ công nghệ, sự hiệu quả. Với
cùng lượng đầu vào x
i
, β
0
càng lớn sản lượng tối đa có thể đạt được càng lớn.
Xây dựng hàm lợi nhuận từ hàm sản xuất
Ứng với một trình độ công nghệ và những yếu tố đầu vào cố định nhất
định, hàm lợi nhuận biểu diễn lợi nhuận biến đổi của một nông trại như là một
hàm số của giá đầu vào và giá đầu ra biến đổi và khối lượng của các đầu vào
cố định. Những giả định được hàm ý trong việc xây dựng hàm lợi nhuận là : i)
tối đa hóa lợi nhuận ; ii) nông trại là những người chấp nhận giá trên cả thị
trường đầu vào và đầu ra (thị trường cạnh tranh) và iii) hàm sản xuất là hàm
lồi đối với những đầu vào biến đổi. Mô hình lý thuyết của hàm lợi nhuận được
xây dựng như sau :

Cho hàm sản xuất như thường lệ :
Y=f(x
1,
x
2,
x
3,….
x
n
; z
1
, z
2,
…,

z
n
)
Trong đó: Y là khối lượng đầu ra, x
i
là những đầu vào biến đổi và z
i

những đầu vào cố định.
* Các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp
Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp của Đinh Phi Hổ (2003), các yếu tố
đầu vào chủ yếu trong nông nghiệp bao gồm đất đai, lao động, vốn và khoa
học công nghệ.
+ Đất đai:
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, đặc biệt vì nếu sử dụng và khai thác

hợp lý thì chất lượng của đất tăng lên. Có được đặc điểm này là do đất đai có
độ phì nhiêu và đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng, không thể thay thế được
trong sản xuất nông nghiệp.
+ Nguồn lao động:
Lao động nông nghiệp: người làm việc trong ngành nông nghiệp. Lao
động nông nghiệp được phân loại: (1) Theo độ tuổi và mức độ tham gia, có:
lao động chính, phụ, trên độ tuổi (người lớn), dưới độ tuổi (trẻ em); (2) Theo
ngành nghề, có lao động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ, thợ cày, thợ cấy, thợ
gặt, công nhân, cơ khí nông nghiệp; (3) Theo thành phần kinh tế: lao động cá
thể, tập thể, công nhân nông nghiệp quốc doanh. Tỉ lệ lao động nông nghiệp
trong lao động xã hội ở các nước công nghiệp phát triển chỉ chiếm từ 2 đến
15%. Ở các nước đang phát triển, lao động nông nghiệp chiếm 70 đến 80% lao
động xã hội (Theo từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 643-644)
9

Nguồn lao động nông nghiệp bao gồm toàn bộ những người tham gia vào
sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động nông nghiệp được thể hiện cả về mặt
số lượng và chất lượng.
Về mặt số lượng: bao gồm những người hội đủ các yếu tố thể chất và
tâm lý trong độ tuổi lao động (từ 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với
nữ) và một bộ phận dân cư ngoài tuổi lao động có khả năng tham gia sản xuất
nông nghiệp.
Về mặt chất lượng: thể hiện khả năng hoàn thành công việc với kết quả
đạt được trong một thời gian lao động nhất định. Chất lượng tùy thuộc vào
tình trạng sức khỏe, trình độ thành thạo của lao động, mức độ và tính chất
trang bị của lao động và tri thức của người lao động.
+ Vốn trong nông nghiệp:
Theo Kay R.D và Edwards W.M (ĐH Texaz và Iowa, Hoa Kỳ), vốn
trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố
nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp. Đó là số tiền dùng để mua hoặc thuê

ruộng đất, đầu tư hệ thống thủy nông, vườn cây lâu năm, máy móc, thiết bị,
nông cụ và tiền mua vật tư (giống, phân bón, nông dược, )
Vốn trong nông nghiệp cũng được phân thành vốn cố định và vốn lưu
động.
Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản cố định (Tài
sản cố định: tư liệu lao động có giá trị lớn, sử dụng trong một thời gian dài
nhưng vẫn giữ nguyên hình thái ban đầu và giá trị của nó được chuyển dần
sang giá trị sản phẩm sản xuất ra theo mức độ hao mòn).
Vốn lưu động:là biểu hiện bằng tiền giá trị đầu tư vào tài sản lưu động
(Tài sản lưu động: là những tư liệu lao động có giá trị nhỏ, được sử dụng trong
thời gian ngắn, sau một chu kỳ sản xuất nó mất đi hoàn toàn hình thái ban đầu
và chuyển toàn bộ vào giá trị sản phẩm sản xuất ra).
+ Khoa học – công nghệ trong sản xuất nông nghiệp:
Khoa học là hệ thống tri thức gồm những quy luật về tự nhiên, xã hội và
kinh tế được tích lũy trong quá trình nhận thức trên cơ sở thực tiễn, được thể
hiện bằng những khái niệm và học thuyết.
Khoa học nông nghiệp là hệ thống tri thức về các quy luật tự nhiên, kinh
tế và xã hội trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
10

Công nghệ trong nông nghiệp là tập hợp những công cụ và phương pháp
dùng để tác động vào các nguồn lực nhằm nâng cao năng lực của sản xuất
nông nghiệp.
Như vậy, khoa học và công nghệ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Chức năng của khoa học là khám phá các quy luật trong khi chức năng của
công nghệ chính là ứng dụng các quy luật vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp.
2.1.1.3 Một số khái niệm trong nông nghiệp
a. Khái niệm về độc canh:
Độc canh là chỉ trồng một loài hoặc rất ít loài cây trên một khu đất trong
nhiều năm nhằm thu nhiều lợi nhuận càng tốt.

b. khái niệm về luân canh:
Luân canh: là luân chuyển các loại cơ cấu cây trồng trên một diện tích
đất canh tác. Các lợi ích mà luân canh mang lại như: thay đổi cơ cấu cây
trồng; giảm được dịch bệnh, sâu hại kháng thuốc; giảm thoái hóa đất và cân
bằng chất dinh dưỡng; đa dạng hóa sản xuất và cơ cấu mùa vụ; giảm rủi ro và
tăng thu nhập.
c. Khái niệm lịch thời vụ:
Là lịch ghi rõ các hoạt động chính, các khó khăn và thuận lợi trong suốt
chu kỳ hàng năm dưới dạng biểu đồ, nó có thể sử dụng tóm lượt các việc như:
- Thời vụ ở địa phương.
- Khí hậu (lượng mưa và nhiệt độ).
- Thứ tự gieo trồng hoa màu.
- Chăn nuôi gia súc.
- Nuôi trồng thủy sản.
- Các hoạt động sản xuất của hộ.
- Nhu cầu lao động.
2.1.1.4 Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là “ kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ
đợi và hướng tới. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là hiệu suất, năng suất.
Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất hay lợi nhuận. Trong lao động nói
chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá bằng lượng thời
gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm” (Từ điển bách khoa Việt
Nam 2, trang 289).
11

Xét theo góc độ thuật ngữ chuyên môn thì hiệu quả theo nghĩa kinh tế nó
là “Mối quan hệ giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hóa và
dịch vụ có thể đo lường theo hiện vật gọi là hiệu quả kỹ thuật hoặc theo chi
phí được gọi là hiệu quả kinh tế.” (Từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 244 –
NXB Từ điển bách khoa Hà Nội 2001). Hiệu quả bao gồm có:

2.1.1.5 Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất được đo lường bằng sự so sánh kết quả sản xuất kinh
doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp được tính như sau:
Hiệu quả sản xuất = Thu nhập trên một đơn vị diện tích – Tổng chi phí
sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Trong đó:
Thu nhập/đơn vị diện tích = Giá bán*Sản lượng/đơn vị diện tích.
Tổng chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích là tổng các chi phí phát
sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích.
Chi phí trong sản xuất rau diếp cá bao gồm: Chi phí giống; chi phí phân
bón; chi phí thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ; chi phí lao động, chi phí máy móc và
thiết bị; chi phí thu hoạch; chi phí thuê đất;…
2.1.1.6 Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất nói
rộng ra là hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan giữa
kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản
ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất – kinh doanh, nhằm đạt
được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá,
có thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất
lao động, hiệu suất sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so
với vốn, thời gian thu hồi,…chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là doanh lợi
thu được so với tổng số vốn bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc dân, chỉ
tiêu hiệu quả kinh tế là tỷ trọng thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội.
Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ
với các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế phải coi trọng hiệu quả về mặt
xã hội (như tạo thêm việc làm và giảm thất nghiệp), tăng cường an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp
nhân dân và sự công bằng xã hội). (Từ điển bách khoa Việt Nam 2, trang 290)


12

2.1.1.7 Hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính: phản ánh kết quả tài chính của mô hình sản xuất như
doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi
nhuận trên chi phí sản xuất,…(áp dụng phương pháp phân tích doanh thu – chi
phí (CRA – cost and return analysis). (Theo bài giảng kinh tế sản xuất của
Nguyễn Hữu Đặng)
2.1.2 Các chỉ tiêu kinh tế
2.1.2.1 Tổng chi phí (TCP)
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn thành hoặc một
kết quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất
của chủ cơ sở nhắm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi
nhuận.
+ Chi phí cố định: chi phí cố định hay còn gọi là định phí, là chi phí kinh
doanh không thay đổi theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng, nếu xét trong
một khuôn khổ đơn vị nhất định.
+ Chi phí biến đổi: chi phí biến đổi hay biến phí là khoản chi phí thay đổi
theo quy mô sản xuất hay mức sản lượng.
 Tổng chi phí: là toàn bộ số tiền chi ra cho hoạt động canh tác để tạo ra
sản phẩm bao gồm chi phí lao động (lao động gia đình và lao động thuê)
(CPLĐ), chi phí vật chất (CPVT) và chi phí khác (CPK).


2.1.2.2 Doanh thu (DT)
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.



2.1.2.3 Lợi nhuận (LN)
Trong kinh tế học, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và
tổng chi phí, trong đó bao gồm cả chi phí cơ hội.
Trong kế toán, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa giá bán ra và chi phí
sản xuất.
TCP = CPLĐ + CPVC + CPK
DT = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích

×