Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

so sánh hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình cánh đồng mẫu lớn với nông hộ ngoài mô hình cánh đồng mẫu lớn ở huyện vĩnh thạnh tp cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 91 trang )



1

TRƯỜN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QTKD





VĂNG THỊ BÍCH NGỌC


SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA
NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN VỚI NÔNG HỘ NGOÀI
MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở
HUYỆN VĨNH THẠNH TP CẦN THƠ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115




12 -2013
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ




2

KHOA KINH TẾ & QTKD



VĂNG THỊ BÍCH NGỌC
MSSV: 4105063

SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA
NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CÁNH
ĐỒNG MẪU LỚN VỚI NÔNG HỘ NGOÀI
MÔ HÌNH CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN Ở
HUYỆN VĨNH THẠNH TP CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
THS. NGUYỄN VĂN NGÂN




12 - 2013



3

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt thời gian học tại Trýờng Ðại học Cần Thõ, em ðã ðýợc quý Thầy
Cô của trýờng nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh
Doanh nói riêng truyền ðạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô
cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn. Những kiến thức hữu ích ðó sẽ là
hành trang giúp em trýởng thành và tự tin býớc vào cuộc sống.
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi ðến quý Thầy Cô Trýờng Ðại học Cần
Thõ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết õn sâu sắc.
Ðặc biệt, em xin chân thành cảm õn Thầy Nguyễn Vãn Ngân ðã tạo ðiều kiện
thuận lợi, tận tình giúp ðỡ, cũng nhý bổ sung cho em những kiến thức còn
thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu ðể em có thể hoàn thành ðề tài tốt
nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm õn các cô chú anh chị ðang làm việc ở huyện ủy
huyện Vĩnh Thạnh ðã nhiệt tình giúp ðỡ trong quá trình thu số liệu sõ cấp.
Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Cô Chú, Anh Chị và các bạn
ðýợc nhiều sức khỏe và công tác tốt.
Em xin chân thành cảm õn!
Cần Thõ, ngày 10 tháng 12 nãm 2013.
Ngýời thực hiện
Vãng Thị Bích Ngọc






4


TRANG KAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn
cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày tháng 11 năm 2013
Người thực hiện
Văng Thị Bích Ngọc


5


MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Các giả thiết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu 3
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định 3
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Thời gian 3
1.4.2 Không gian 4

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Lược khảo tài liệu 4
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Phương pháp luận 7
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế 7
2.1.2 Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí 8
2.1.3 Khái niệm và kỹ thuật sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn 10
2.1.4 Các yếu tố đầu vào trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất 13
2.2 phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 15
2.2.2 Cách xác định cỡ mẫu 15
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu 15
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu và nội dung bản câu hỏi 16
Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH
HÌNH SẢN XUẤT LÚA Ở HUYỆN VĨNH THẠNH TP CẦN THƠ 20
3.1 Giới thiệu về huyện Vĩnh Thạnh TP Cần Thơ 20
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 20


6

3.1.2 Kinh tế- xã hội 22
3.2 Tình hình sản xuất lúa huyện Vĩnh Thạnh TP Cần Thơ 25
3.2.1 Sơ lược về tình hình sản suất lúa của huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2010-
2010 26
3.2.2 Tình hình thực hiện mô hình CĐML huyện Vĩnh Thạnh 29
Chương 4: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA
NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH CĐML VÀ NÔNG HỘ NGOÀI MÔ
HÌNH Ở HUYỆN VĨNH THẠNH TP CẦN THƠ 35
4.1 Thực trạng sản xuất lúa trong vụ hè thu của nông hộ trong mô hình và

ngoài mô hình CĐML ở huyện Vĩnh Thạnh TP Cần Thơ 35
4.1.1 Mô tả mẫu điều tra 35
4.1.2 Đặc điểm chung của nông hộ 35
4.1.3 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ 38
4.2 So sánh hiệu quả tài chính của hai mô hình sản xuất lúa trong mô hình
CĐML và ngoài mô hình 45
4.2.1 Xác định và phân tích doanh thu 45
4.2.2 Xác định và phân tích chi phí 46
4.2.3 Xác định lợi nhuận 50
4.2.4 Tính các tỷ số tài chính 50
4.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ trong mô
hình CĐML 51
4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 51
4.3.2 Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 52
4.3.3 Nhận xét 53
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong canh tác lúa trong mô
hình CĐML 54
4.4.1 Kiểm định đa cộng tuyến 54
4.4.2Kết quả ước lượng mô hình hàm lợi nhuận Cobb-Douglas 54
4.4.3 Nhận xét 55
Chương 5: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CHO
LÚA TRONG CĐML HUYỆN VĨNH THẠNH TP CẦN THƠ TRONG THỜI
GIAN TỚI 58
5.1 Giải pháp nâng cao năng suất và lợi nhuận của nông hộ bênh trong mô
hình 58
5.2 Giải pháp nâng cao năng suất và lợi nhuận của nông hộ bênh ngoài mô
hình 59


7


5.3 Giải pháp hướng đến phát triển bềnh vững và mở rộng mô hình CĐML 59
Chương 6: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1 Kết luận 61
6.2 Kiến nghị 62
6.2.1 Đối với nhà nước 62
6.2.2 Đối với nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn 62
6.2.3 Đối với doanh nghiệp 63
6.2.4 Đối với nông dân 63






8


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1: Lượng chất dinh dưỡng mất đi trên đất canh tác lúa trong một năm
12
Bảng 3.1 Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Vĩnh Thạnh năm
2012 21
Bảng 3.2 Diện tích trồng lúa huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2010 đến 2012
26
Bảng 3.3 Năng suất lúa huyện Vĩnh Thạnh giại đoạn 2010 đến 2012 27
Bảng 3.4 Sản lượng lúa huyện Vĩnh Thạnh giai đoạn 2010 đến 2012 28
Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất lúa của hai mô hình ở huyện Vĩnh Thạnh từ năm
2012 đến năm 2013 33

Bảng 4.1 Phân phối số hộ nghiên cứu theo xã 35
Bảng 4.2 Mô tả đặc điểm chung của 80 nông hộ trong mẫu phỏng vấn ở huyện
Vĩnh Thạnh năm 2013 36
Bảng 4.3 Diện tích đất trong vụ hè thu của nông hộ huyện Vĩnh Thạnh 38
Bảng 4.4 Tình hình sử dụng giống trong vụ hè thu của nông hộ trong mẫu điều
tra 39
Bảng 4.5 Chi phí giống trung bình của nông hộ trong mẫu điều tra vụ hè thu
năm 2013 40
Bảng 4.6 Nguống giống sử dụng của nông hộ trong mẫu điều tra trong vụ hè
thu năm 2013 41
Bảng 4.7 Tình hình tham gia tập huấn trong vụ hè thu của nông hộ 43
Bảng 4.8 Hình thức tiếp cận thông tin của 80 nông hộ trong mẫu phỏng vấn vụ
hè thu năm 2013 49
Bảng 4.9 Hình thức bán lúa của 80 nông hộ trong mẫu phỏng vấn trong vụ hè
thu năm 2013 44
Bảng 4.10 Phân tích doanh thu của 80 nông hộ ở Vĩnh thạnh TP Cần Thơ
trong vụ hè thu năm 2013 44


9

Bảng 4.11 Phân tích các khoảng chi phí đầu vào của 80 nông hộ huyện Vĩnh
Thạnh TP Cần Thơ trong vụ hè thu năm 2013 47
Bảng 4.12 Chi phí giống vụ hè thu năm 2013 của 80 nông hộ huyện Vĩnh
Thạnh 47
Bảng 4.13 Lượng N, P, K nguyên chất trung bình trong 2 mô hình 48
Bảng 4.14 Xác định các tỷ số tài chính vụ hè thu của nông hộ ở huyện Vĩnh
Thạnh 50

























10


DANH SÁCH HÌNH

Hình 4.1:Trình độ học vấn của 80 nông hộ trong vụ hè thu năm 2013 38
Hình 4.2:Tình hình áp dụng các mô hình và sản xuất của 80 nông hộ trong vụ
hè thu năm 2013 41




11


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
BNN & PTNN: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CĐML : Cánh đồng mẫu lớn
CRA : Phương pháp phân tích thu nhập chi phí
BVTV : Bảo vệ thực vật
NSNN : Ngân sách nhà nước
TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh
MMTB : Máy móc thiết bị
CN – TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp


12




1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu

Cần Thơ là tỉnh có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang được đẩy
mạnh và tăng nhanh trong những năm qua khi Cần Thơ trở thành đô thị loại I,
đô thị trọng tâm cửa ngõ của vùng ĐBSCL. Mặc dù phải tập trung nguồn lực
xã hội tối đa đầu tư cho xây dựng hạ tầng đô thị cũng nhưđẩy mạnh tái cấu
trúc cơ cấu kinh tế xã hội thành phố, Cần Thơ vẫn quan tâm thực hiện tốt việc
phát triển sản xuất nông nghiệp.
Diện tích đất canh tác và dân số lao động sống lệ thuộc vào lĩnh vực
nông nghiệp còn khá cao, phát triển nông nghiệp nông thôn thành phố Cần
Thơ vẫn còn giữ vai trò rất lớn trong việc an sinh phát triển ổn định xã hội,
hiện nay trồng lúa vẫn là một ngành sản xuất hàng hóa chính của Cần Thơ, có
liên quan đến hầu hết cư dân và lao đông nông thôn, chiếm 80% diện tích đất
sản xuất nông nghiệp. Với gần 90.000 ha đất trồng lúa, hàng năm canh tác trên
200.000 ha, sản lượng bình quân trên 1 ha đất hàng năm 14 tấn/ha/năm giữ
vững được đà tăng trưởng về năng xuất,sản lượng trong những năm qua.
Có thể nói sản lượng lúa ở Cần Thơ tăng nhanh là nhờ biết ứng dụng các
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Song song đó công tác khuyến
nông đã giúp cho nông dân thành thạo việc áp dụng “3 giảm 3 tăng” đến “1
phải 5 giảm” vào sản xuất, góp phần cho năng suất lúa tăng mạnh. Hiện nay
nông dân đang hướng tới việc trồng lúa theo tiêu chuẩn toàn cầu GlobalGAP.
Cơ giới hóa sản xuất lúa đã ứng dụng rộng rãi từ khâu làm đất đến khâu thu
hoạch, sấy, bảo quản và chế biến gạo.
Trong đó có một mô hình không thể nói tới đã làm thay đổi khá lớn bộ
mặt nông thôn của tỉnh đó là mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được BNN &
PTNT tỉnh đã phát động vào đầu năm 2011 với phương châm “nông dân nhỏ
nhưng cánh đồng mẫu lớn”, mục tiêu là sẽ dần hình thành những vùng nguyên
liệu lúa chất lượng cao cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Sản xuất lúa theo
hướng VietGAP nhằm tiến tới việc nâng cao giá trị và chất lượng của hạt gạo
đối với thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới. Diện tích thực hiện mô hình
“cánh đồng mẫu lớn” của tỉnh vụ Hè Thu 2011, Đông Xuân 2011-2012 là trên
2000 ha. Trong đó Vĩnh Thạnh là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất



2

so với các quận huyện khác của thành phốlà địa phương tiên phong trong việc
thực hiện mô hình “cánh đồng mẫu lớn” (CĐML). Nỗ lực này đã mang lại
hiệu quả kinh tế khá cao, được sự đồng tình ủng hộ của nông dân. Trong thời
gian qua Vĩnh Thạnhlà một trong những vùng trồng lúa trọngđiểm của thành
phố Cần Thơ và hội đủ những điều kiện để hình thành vùng nguyên liệu lúa
hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Tiếp nối những thành quả đạt được, ngành nông nghiệp huyện Vĩnh Thạnh
tiếp tục định hướng nông dân áp dụng các tiêu chuẩn GlobalGAP, VietGAP
vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo. Tuy việc tham gia
CĐML đã cải thiện đáng kể năng suất và lợi nhuận của nông hộ, nhưng bên
cạnh đó việc áp dụng mô hình vẫn còn gặp khó khăn và hạn chế.
Từ những vấn đề trên, em đã chọn đề tài: “So sánh hiệu quả sản xuất của
nông hộ tham gia cánh đồng mẫu lớn với nông hộ ngoài mô hình cánh đồng
mẫu lớn ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ” để đánh giá thực trạng sản
xuất lúa của vùng. Từ đó đưa ra những giải pháp giúp người dân sản xuất lúa
có hiệu quả hơn góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho bà con
nông dân.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
So sánh hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ tham gia mô hình CĐML so
với nông hộ ngoài CĐML ở huyệnVĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ, tìm hiểu
các nhân tố tác động năng suấtvà lợi nhuận của hai mô hình từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đưa ra sự đánh giá giúp
người nông dân định hướng lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Phân tích thực trạng sản xuất lúa của nông hộ trong

mô hình CĐML và ngoài mô hình ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích và so sánh hiệu quả tài chính vụ lúa Hè Thu
của các hộ trồng lúa trong mô hình CĐML với các hộ trồng lúa ngoài mô hình
ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích các yếu tố đầu vào trực tiếp của quá trình
sản xuất ảnh hưởng đến năng suất của hai mô hình trồng lúa ở huyện Vĩnh
Thạnh thành phố Cần Thơ.
Mục tiêu cụ thể 4: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai
mô hình trồng lúa ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ.


3

Mục tiêu cụ thể 5: Đề xuất các giải pháp để mô hình sản xuất đạt hiệu
quả cao hơn được nhân rộng và phát triển.
1.3 CÁC GIẢ THIẾT CẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Các giả thiết cần kiểm định
Để giải quyết các mục tiêu đề ra đề tài cần kiểm định giả thuyết sau:
(1) Những hộ tham gia sản xuất lúa theo mô hình CĐML có năng suất và
lợi nhuận cao hơn những hộ sản xuất lúa ngoài mô hình.
(2) Các yếu tố đầu vào (Lượng giống, lượng phân bón, chi phí thuốc trừ
sâu, ngày công lao động, )có ảnh hưởng đến năng suất lúa thu hoạch của
nông hộ.
(3) Các yếu tố (giá chuẩn hóa một kg giống,giá chuẩn hóa của N, P, K,
chi phí thuốc BVTV, năng suất, ) có ảnh hưởng đến lợi nhuận chuẩn hóa của
nông hộ.
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Qua mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, để giải quyết vấn đề ta sử dụng các
câu hỏi sau:
- Thực trạng sản xuất lúacủa nông hộ trong mô hình CĐML và ngoài

mô hình ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?
- Hiệu quả tài chính của mô hình CĐML và ngoài mô hình của nông hộ
ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ mang lại ra sao?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng năng suất của hai mô hình trồng lúa ở
huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ ?
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến lợi nhuận của hai mô hình trồng lúa ở
huyệnVĩnh Thạnh thành phố Cần Thơ?
- Những giải pháp nào thích hợp để hai mô hình đạt được hiệu quả sản
xuất cao hơn, cần đề xuất hỗ trợ những gì để phát triển mô hình đạt hiệu quả
cao?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Thời gian
Đề tài thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ 1 năm học 2013 -
2014 từ ngày 29/07/2013 đến ngày 09/12/2013.
Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2010 đến năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013.


4

Số liệu sơ cấp được thu thập từ nông hộ ở niên vụ gần nhất là vụ Hè Thu
của năm 2013.
1.4.2 Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi huyện Vĩnh Thạnh
thành phố Cần Thơ đây là một trong những nơi có diện tích lúa lớn của tỉnh và
là nơi áp dụng thành công mô hình CĐML trong sản xuất, dựa trên khảo sát
thực tế từ nông hộ trồng lúa.
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả hộ nông dân sản xuất lúa ở huyện Vĩnh Thạnh thành phố Cần
Thơ.

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lược khảo các tài liệu có liên quan
là rất hữu ích giúp đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện và phong phú hơn.
Kỷ yếu khoa học, hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, Việt Nam trong
giai đoạn 2008- 2011, Nguyễn Hữu Đặng, 2012, đề tài nghiên cứu sự thay đổi
của hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL trong giai đoạn 2008-2011
dựa vào bộ dữ liệu bảng (panel data) thu thập ở 2 năm (năm 2008 và 2011) từ
155 hộ trồng lúa ở 4 tỉnh ĐBSCL, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh
và Sóc Trăng.Hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với hàm hiệu quả
phi kỹ thuật (technical inefficiency model) được sử dụng để phân tích bằng
chương trình FRONTIER4.1. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu quả kỹ thuật
trung bình của các hộ sản xuất lúa tại địa bàn nghiên cứu ở ĐBSCL trong giai
đoạn 2008-2011 là 88,96%. Với các nguồn lực hiện có và các kỹ thuật phù
hợp thì sản lượng của hộ trồng lúa còn có khả năng tăng thêm 11,04%. Tuy
nhiên, hiệu quả kỹ thuật đang có xu hướng giảm, từ 89,2% vào năm 2008
giảm xuống còn 88,7% vào năm 2011. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao
động, loại giống và việc điều chỉnh giảm lượng phân đạm, tăng phân lân đã
đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của hộ trong giai đoạn trên. Bên
cạnh đó, tập huấn kỹ thuật,tham gia hiệp hội, tín dụng nông nghiệp đã đóng
góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ. Ngược lại, thâm niên kinh
nghiệm của chủ hộ, tỷ lệ đất thuê là các yếu tố làm hạn chế khả năng cải thiện
hiệu quả kỹ thuật.
Luận văn tốt nghiệp, phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa trong
mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, 2013, Nguyễn
Văn Bình. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng lúa trong mô


5


hình “cánh đồng mẫu lớn” trên cơ sở so sánh với nông hộ trồng lúa ngoài mô
hình “cánh đồng mẫu lớn” ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang trong vụ
Đông Xuân năm 2012 – 2013 dựa vào bộ số liệu phỏng vấn trực tiếp từ 80
nông hộ tại huyện Châu Thành A. Hiệu quả sản xuất trong bài nghiên cứu này
được ước lượng bằng hàm sản xuất và lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb –
Douglas bằng phần mềm Frontier 4.1 của Coelli.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất trungbình của nông hộ “cánh đồng
mẫu lớn” đạt 7,9 tấn/ha, cao hơn năng suấttrung bình của nông hộ ngoài “cánh
đồng mẫu lớn”khoảng 720 kg lúa/ha. Lợi nhuận của nông hộ “cánh đồng mẫu
lớn” khoảng 22 triệu đồng/ha, cao hơn ngoài“cánh đồng mẫu lớn” khoảng 916
ngàn đồng/ha. Mức hiệu quả lợi nhuận trungbình trong và ngoài mô hình
“cánh đồng mẫu lớn” lần lượt là 87% và 67%. Với nguồn lực hiện có và các
kỹ thuật sản xuất phù hợp thì lợi nhuận của nông hộtrồng lúa trong “Cánh
đồng mẫu lớn” có khả năng tăng thêm 13%. Các yếu tố đầuvào như diện tích,
chi phí thuốc nông dược và việc điều chỉnh giảm lượng phânlân, tăng cường
lượng giống gieo sạ đã góp phần nâng cao năng suất lúa trong“cánh đồng mẫu
lớn”.
Luận văn tốt nghiệp,“ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và
hiệu quả kỹ thuật của cây lúa ở Hậu Giang”, Trang Tú Ngoan, 2013. Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kỹ thuật của cây lúa từ đó
đề ra các biện pháp cải thiện. Đề tài này sử dụng phương pháp ước lượng hàm
sản xuất và hàm hiệu quả kỹ thuật được ước lượng theo phương pháp một
bước (one-stage estimation) bằng frontier 4.1 của Tim Coelli (2007). Qua kết
quả điều tra cho thấy sản lượng trung bình mà hộ đạt được là 9.306,131kg/ha,
lợi nhuận trung bình của các hộ là 21.026,25 nghìn đồng/ha. Hiệu quả kỹ thuật
trung bình của các hộ sản xuất lúa của toàn bộ mẫu khảo sát là 91,35% so với
sản lượng tối đa, hầu hết các hộ đều đạt hiệu quả kỹ thuật từ 70% trở lên. Các
yếu tố về phân đạm, phân lân, chi phí thuốc BVTV, loại giống có ý nghĩa
trong mô hình đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng sản lượng của các hộ
trong năm 2012 yếu tố tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, kinh nghiệm, lao động

gia đình, khoảng cách từ nhà đến mảnh ruộng xa nhất, tham gia tập huấn, tham
gia hội, tín dụng, chương trình 1 phải 5 giảm có ý nghĩa trong mô. Còn lại các
biến chương trình 3 giảm 3 tăng, mô hình IPM, phương pháp sạ hàng, luân
canh, tỷ lệ đất thuê, nguồn gốc đất, quy mô đất, lao động thuê, giới tính không
có ý nghĩa trong mô hình.
Luận văn tốt nghiệp. Phân tích hiệu quả tài chính của việc trồng hành tím
ở huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Trương Xuân Tuyết Lan, 2013. Phân tích


6

hiệu quả sản xuất về mặt tài chính của nông hộ trồng hành tím trên địa bàn
huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng nhằm đề xuất một số giải pháp gia tăng hiệu
quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông hộ trên địa bàn. Đề tài sử dụng
phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng trồng hành ở huyện Vĩnh
Châu, sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ
sản xuất hành tím, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và năng suất của việc trồng hành
tím, sử dụng ma trận SWOT để đề ra các giải pháp nâng cao thu nhập cho
nông dân huyện Vĩnh Châu. Kết quả nghiên cứu đa phần các nông hộ trồng
hành trên địa bàn huyện Vĩnh Châu vẫn chưa đạt hiệu quả về mặt tài chính,
bởi các chỉ số để đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản xuất hành tím
trung bình vẫn còn nhỏ hơn 0. Năng suất và giá bán là hai biến có ý nghĩa về
mặt thống kê trong mô hình và tỷ lệ thuận với lợi nhuận,các khoản chi phí như
chi phí giống, chi phí lao động gia đình, chi phí lao động thuê, chi phí phân
bón có ý nghĩa thống kê trong mô hình và có mối quan hệ nghịch với lợi
nhuận khi tăng các khoản chi phí này lên thì lợi nhuận sẽ giảm xuống, chi phí
rơm, chi phí thuốc dưỡng không có ý nghĩa về mặt thống kê trong mô hình.
Năng suất hành tím chịu tác động bởi các yếu tố đưa vào mô hình là 41,3%
phần cò lại chịu tác động bởi các yếu tố ngoài mô hình, yếu tố lượng phân

NPK, yếu tố năm kinh nghiệm không có điều kiện về mặt thống kê. Lượng
phân Hudavil và thuốc Regent 0,3G có ý nghĩa thống kê trong mô hình và tỷ
lệ thuận với năng suất, lượng giống có ý nghĩa thống kê trong mô hình và tỷ lệ
nghịch với năng suất.













7



CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm và thuật ngữ kinh tế
2.1.1.1 Hiệu quả sản xuất
Theo Farrell (1957) hiệu quả sản xuất được tạo thành bởi ba thành phần:
Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối (hay hiệu quả giá) và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kỹ thuật là khả năng tạo ra một lượng đầu ra cho trước từ một lượng

đầu vào nhỏ nhất hay khả năng tạo ra một lượng đầu ra tối đa từ một lượng
đầu vào cho trước, ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Hiệu quả phân
phối là khả năng lựa chọn được một lượng đầu vào tối ưu mà ở đó giá trị sản
phẩm biên (marginal revenue product) của đơn vị đầu vào cuối cùng bằng với
giá của đầu vào đó. Hiệu quả kinh tế hay hiệu quả tổng cộng là tích của hiệu
quả kỹ thuật và phân phối, là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất
nói rộng ra là cả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương
quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ
tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố trong sản xuất nhằm
đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh tế được xác định
bởi công thức:
EE
i
= TE
i
* AE
i

Trong đó: EE
i
, TE
i
và AE
i
lần lượt là mức hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và phân
phối của nhà sản xuất thứ i (Thông, 2010, trang 31).
2.1.1.2 Hộ nông dân
Hộ nông dân là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông
lâm ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ
huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến

hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho
nhu cầu của các thành viên trong hộ (Tuấn, 2009, trang 29).
2.1.1.3 Hàm sản xuất và hàm sản xuất Cobb – Douglas


8

Hàm sản xuất của một loại sản phẩm nào đó là biểu diễn về mặt toán học
của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu racủa một quá trình sản xuất. Vì thế,
hàm sản xuất thông thường được biểu diễn như sau:
Y = f(x
1
, x
2
, … ,x
n
)
Trong đó: Số lượng sản phẩm đầu ra Y là một hàm số của các đầu vào x
i
.

Tuy có nhiều hàm sản xuất được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm
nhưng hàm sản xuất Cobb - Douglas được sử dụng phổ biến nhất, hàm Cobb -
Douglas được đăng tải lần đầu tiên trên tạp chí American Economic Review
vào năm 1928.
Hàm CD gốc: (2.1)
x
1
= labor (Lao động)
x

2
= capital (Vốn)
Hay khi chuyển đổi thành mô hình kinh tế lượng thì có dạng
(2.2)
X
i
: Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, các hệ số và dấu của hệ số
thể hiện mối quan hệ thuận (+), nghịch (-) của yếu tố đầu vào với năng suất,
sản lượng(Y). Chỉ số hiệu quả kỹ thuật của từng hộ (từ 0-1) (Đặng, 2013,
trang 3).
2.1.1.4 Năng suất
Năng suất là sản lượng thu được từ một đơn vị diện tích, năng suất cao là
điều mà các nông hộ mong muốn đạt được, họ đầu tư từ khâu chọn giống đến
khâugieo sạ, chăm sóc và thu hoạch mục đích là để đạt được năng suất cao.
Nhưng năng suất không chỉ phụ thuộc vào sự kết hợp có hiệu quả của các yếu
tố đầu vào, sự đầu tư khoa học kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
như thời tiết, đất đai, hình thức canh tác và thời vụ. Những nông hộ có hội tụ
đủ các yếu tố này thì sẽ đạt được năng suất cao, ngược lại đối với những hộ có
năng suất thấp cho thấy họ đang gặp khó khăn trong việc kết hợp các yếu tố
đầu vào hoặc họ đang thiếu những yếu tố đã nêu trên.
2.1.2 Phương pháp phân tích thu nhập và chi phí
Phýõng pháp phân tích thu nhập và chi phí (CRA - Costs and returns
analysis) là phýõng pháp phân tích lợi nhuận hay hiệu quả tài chính của doanh
nghiệp nông nghiệp hoặc một mô hình sản xuất nông nghiệp trong một kỳ kế


9

toán hay một kỳ sản xuất nhất ðịnh. Phýõng pháp CRA ðýợc sử dụng cho cả
phân tích sau và phân tích trýớc. Nội dung của phân tích CRA gồm: Xác ðịnh

vàphân tích doanh thu, xác ðịnh và phân tích chi phí,xác ðịnh lợi nhuận, tính
các tỷ số tài chính.
a) Xác định và phân tích doanh thu
Doanh thu (DT): Là toàn bộ số tiền mà người sản xuất thu được sau khi
bán sản phẩm của mình (kể cả sản phẩm phụ). Được xác định bằng sản lượng
nhân giá bán tại nơi sản xuất. Trong đó sản lượng được xác định là sản lượng
sản xuất được trong một kỳ kế toán (năm) hoặc một chu kỳ sản xuất không
phân biệt đã bán, trả thay công hay còn để trong kho, giá bán tại nơi sản xuất
là giá bán thị trường tại nơi sản xuất (farm gate price). Trường hợp vận chuyển
sản phẩm đi bán tại nơi khác (ngoài khu vực sản xuất) thì phải quy đổi về giá
bán tại nơi sản xuất.
Giá bán tại nơi sản xuất = Giá bán – Chi phí vận chuyển
b) Xác định và phân tích chi phí
Chi phí giống: Chi phí giống được xác định bằng tích giữa số lượng
giống và giá mua giống. Đối với giống nhà thì tính theo giá thị trường tại thời
điểm sử dụng giống.
Chi phí phân bón, thuốc nông dược: Được xác định bằng số lượng phân
thực tế sử dụng nhân với giá mua, số lượng thuốc thực tế sử dụng nhân với giá
mua. Trong đó giá mua được tính theo giá thực tế bình quân của các đợt mua.
Chi phí nhiên liệu, nãng lýợng:Ðýợc xác ðịnh bằng số lýợng nhân với
giá.
Chi phí lao động: Được xác định bằng số ngày công nhân với giá công
lao động.
Chi phí khấu hao.
Dịch vụ mua ngoài gồm chi phí thủy lợi, lãi vay, chi phí thu hoạch, chi
phí vận chuyển trong khu vực sản xuất.
Tổng chi phí (TC): Là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất
trên một ðõn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất lúa bao gồm: Chuẩn bị ðất,
gieo sạ, phân bón, thuốc nông dýợc, týới tiêu, thu hoạch, chi phí lao ðộng. Tất
cả các khoản chi phí này ðều tính trên một công (1000m

2
).
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao ðộng + chi phí khác
c) Xác định lợi nhuận


10

Lợi nhuận (LN): Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của
quá trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm các
yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ
bằng tất cả các khoản doanh thu của người sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi
phí mà người sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.
Lợi nhuận = doanh thu – tổng chi phí
d) Tính các tỷ số tài chính
Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Thể hiện trong một ðồng doanh thu
có bao nhiêu ðồng lợi nhuận, nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng doanh
thu.
Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Nhằm ðánh giá lại hiệu quả về lợi
nhuận của chi phí ðầu tý. Nghĩa là tỷ số này phản ánh một ðồng chi phí ðầu tý
vào sản xuất thì chủ thể ðầu tý sẽ thu lại ðýợc bao nhiêu ðồng lợi nhuận. Nếu
LN/CP là số dýõng thì ngýời sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.
Chi phí trên đơn vị sản phẩm: Nhằm đánh giá chi phí sản xuất ra đơn vị
sản phẩm. Nghĩa là tỷ số này phản ánh trên mỗi một đơn vị sản phẩm chủ thể
đầu tư bao nhiêu đồng chi phí.
2.1.3 Khái niệm và kỹ thuật sản xuất lúa trong cánh ðồng mẫu lớn
2.1.3.1 Khái niệm cánh ðồng mẫu lớn
Cánh đồng mẫu lớn là những cánh đồng có thể một hoặc nhiều chủ,
nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ, cung ứng đồng đều
và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường dưới một thương

hiệu nhất định (Bình, 2006, trang 31).
2.1.3.2 Kỹ thuật sản xuất lúa trong cánh đồng mẫu lớn
a. Phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp - IPM (Integrated Pest
Management)
Theo nhóm chuyên gia của tổ chức nông lương thế giới (FAO) “quản lý
dịch hại tổng hợp” là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ
thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng
tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ
của các loài gây hại ở dưới mức gây ra những thiệt hại kinh tế. Phương pháp
IPM có 5 nguyên tắc cơ bản: Trồng và chăm sóc cây khỏe, thăm đồng thường
xuyên, kiểm tra đồng ruộng thường xuyên nắm được diễn biến về sinh trưởng
phát triển của cây trồng dịch hại thời tiết đất nước , có biện pháp xử lý kịp


11

thời, nông dân trở thànhchuyên gia đồng ruộng phòng trừ dịch hại bảo vệ thiên
địch.
b. Phương pháp ba giảm ba tăng (3G3T)
Ba giảm gồm có giảm giống, giảm lượng phân bón và giảm thuốc bảo vệ
thực vật.
- Giảm giống
Mục tiêu của chương trình đề ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, chỉ
sử dụng 1 đến 2 loại giống lúa chất lượng cao (Jasmine 85, OM 4218) cho
cùng một vùng nguyên liệu,sử dụng giống đạt độ thuần (nguyên chủng) không
lẫn tạp với hạt lép lững, hạt bị nấm bệnh, lúa cỏ, có tính kháng rầy, có sức nẩy
mầm tốt >85%,… Phương pháp sạ hàng được khuyến khích, còn nếu sạ lan thì
phải sạ thưa với mật độ từ 70 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách này là ít tốn giống,
ít tốn phân, ít nhiễm sâu bệnh…, dẫn đến tiết kiệm chi phí sản xuất cho nông
hộ.

- Giảm phân
Theo quan niệm bón phân càng nhiều càng giúp lúa phát triển khỏe và
mang lại năng suất cao. Đặc biệt là đối với loại phân đạm, người nông dân bón
một cách không có khoa học với liều lượng thường là 100 – 150 kg/ha. Đồng
thời việc kết hợp giữa các loại phân khác như lân, kali, cùng các nguyên tố vi
lượng khác thường không được bà con chú trọng. Đây là nguyên nhân chính
dẫn đến hiện nay tình trạng suy thoái đất ngày càng trở nên trầm trọng, đặc
biệt là đối với vùng đất sản xuất lúa ba vụ trên năm. Nếu hằng năm các hộ
nông dân sản xuất lúa cao sản với sản lượng cả hai hoặc ba vụ là 12 tấn/ha thì
lượng dưỡng chất dinh dưỡng đất mất do cây lấy đi được thể hiện ở bảng 2.1
Theo các nhà khoa học cho biết khả năng hấp thụ đạm vào đồng ruộng
chỉ đạt 30 – 40% so với tổng lượng đạm bón vào đất. Điều này đồng nghĩa với
việc hằng năm lượng đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu, chảy tràn , khoảng
1,2 - 1,3 triệu tấn trên tổng số 2 triệu tấn đạm được bón vào đồng ruộng.
Không những gây lãng phí quá lớn mà còn là nguyên nhân dẫn đến tình trạng
ô nhiễm môi trường như chúng ta đã biết hiện nay. Đạm, lân, kali là ba chất
dinh dưỡng cần thiết bổ sung độ phì nhiêu lại cho đất, nhưng trên thực tế
người nông dân với trình độ thấp khi thấy bón phân đạm vào là cây lúa xanh
trông thấy rõ, nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba tác hại: Thứ nhất, đất bị
hút hết lân và kali nên mùa này bón 120 kg/ha, thì mùa sau phải bón 140 kg/ha
thì lúa mới xanh. Thứ hai, bón nhiều đạm thì cây lúa xanh tốt nhưng thân cây
mảnh khảnh, yếu nên chống bệnh kém, dễ đổ ngã gây thiệt hại cho năng suất


12

lẫn chất lượng lúa. Thứ ba, việc bón phân đạm quá nhiều làm cho ác chồi ăn
hại không trổ bông phát triển mạnh làm hao tốn phân thêm mà không cho trổ
bông và cuối cùng là việc bón nhiều phân kết hợp với điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại sâu bệnh phát triển một cách

nhanh chóng như: Bệnh vàng lá, bệnh rầy nâu, vàng lùn xoắn lá,… Vì thế vấn
đề cần giải quyết ở đây là phải điều chỉnh lượng phân cho vừa phải với nhu
cầu của cây lúa vừa đảm bảo cung cấp lại các chất dinh dưỡng cần thiết cho
đất. Theo quan niệm ba giảm ba tăng khuyến cáo rằng: Bón cân đối phân lân
và kali theo từng mùa vụ và loại đất, kết hợp với việc sử dụng bảng so sánh
màu lá lúa để xác định lượng phân đạm cần bón cho lúa vào ba thời điểm 7 –
10 ngày sau khi sạ, 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ.
Bảng 2.1: Lượng chất dinh dưỡng mất đi trên đất canh tác lúa trong một năm
ĐVT: Kg/ha
Chất dinh dưỡng
Lượng dinh dưỡng cây lấy đi từ đất
Rơm rạ
Hạt
Tổng số
Đạm
N
63,60
136,80
200,40
Photpho
P
9,60
24,00
33,60
Kali
K
168,00
36,00
204,00
Canxi

Ca
46,80
6,00
52,80
Magie
Mg
31,20
13,20
44,40
Lưu huỳnh
S
8,40
12,00
20,40
Sắt
Fe
2,40
0,48
2,80
Mangan
Mn
7,20
0,60
7,80
Kẽm
Zn
0,36
0,12
0,48
Bo

B
0,11
0,05
0,16
Silic
Si
888,00
204,00
1.092,00
Đồng
Cu
0,04
0,06
0,10
Clo
Cl
21,60
19,20
40,80
Nguồn: Sổ tay cần biết – Cty Bảo vệ thực vật An Giang năm 2000
- Giảm thuốc
Thông thường hộ nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật từ 6 – 7 lần/vụ.
Đây là con số báo động tình trạng lạm dụng thuốc BVTV của bà con hiện nay.
Nguyên nhân của vấn đề này là do ngay từ đầu trong quy trình kỹ thuật sản
xuất lúa người nông dân đã gieo sạ với mật độ cao, bón phân nhiều nên cây
lúa yếu (sức đề kháng kém), sâu bệnh dễ tấn công, mức độ gây hại nghiêm


13


trọng hơn nên sử dụng nhiều thuốc BVTV để điều trị là lẽ đương nhiên, nhưng
hiệu quả chưa chắc là diệt được sâu bệnh. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong
quá trình sản xuất là biện pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong ba giảm
ba tăng, mà nội dung của nó chính là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn
40 ngày sau sạ. Vì trong giai đoạn này cây lúa có khả năng tự bù đắp những
thiệt hại do sâu bệnhgây ra. Phân tích cho thấy lợi ích của việc giảm sử dụng
thuốc trừ sâu là vừa bảovệ được thiên địch có lợi vừa giảm tác động ô nhiễm
môi trường do phun thuốc trừ sâu quá mức và vừa giúp người nông dân giảm
chi phí, hạ giá thành nâng caosức cạnh tranh cho hạt gạo do mình làm ra. Bên
cạnh đó, giảm thuốc trừ sâu trong canh tác lúa là để tạo ra sản phẩm có chất
lượng tốt và đảm bảo an toàn chon gười tiêu dùng.
Ba tăng: Bao gồm tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, và tăng lợi nhuận.
Đặc tính canh tác cùng chung một quy trình kỹ thuật thống nhất trong cánh
đồng mẫu lớn nên giúp cho các hộ nông dân trong mô hình tránh được nhiều
rủiro, hạn chế việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm giảm giá
thành của một kilôgram (kg) lúa hàng hóa và năng suất lúa còn tăng lên trung
bình khoảng 0,1 tấn/ha vì thế lợi nhuận của bà con tăng lên rõ rệt.
Phương pháp một phải năm giảm
Một phải là phải sử dụng giống lúa được xác nhận có tính kháng rầy cao,
chống đổ ngã tốt và năng suất cũng như chất lượng tốt. Trong mô hình cánh
đồng mẫu lớn thì các hộ nông dân sẽ được cấp giống lúa chất lượng để sản
xuất và một quy trình sản xuất được thống nhất và khép kín.
Năm giảm: Bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm sử dụng thuốc
BVTV, giảm sử dụng nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch. Cụ thể như
sau:
+ Giảm giống: Áp dụng mật độ sạ hợp lý 80 - 100 kg lúa giống/ha và áp
dụng công cụ gieo sạ theo hàng.
+ Giảm lượng phân đạm: Ứng dụng biện pháp bón phân đạm theo bảng
so màu lá lúa.
+ Giảm lượng thuốc BVTV hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc nông

dược, chỉ sử dụng thuốc nông dược theo đúng qui trình quản lý dịch hại tổng
hợp (IPM) do cán bộ kỹ thuật khuyến cáo.
+ Giảm lượng nước tưới và số lần bơm tưới: Áp dụng theo kỹ thuật khô
ướt xen kẽ.

×