Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

so sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không có tham gia hợp tác xã ở xã đông thạnh, huyện châu thành, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.36 KB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
  



NGUYỄN THỊ THANH TRÚC


SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH
TRỒNG CHANH KHÔNG HẠT CỦA
NÔNG HỘ CÓ VÀ KHÔNG CÓ THAM GIA
HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐÔNG THẠNH,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG




LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 52620115



8/2013
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
  




NGUYỄN THỊ THANH TRÚC
MSSV: 4105093


SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH MÔ HÌNH
TRỒNG CHANH KHÔNG HẠT CỦA
NÔNG HỘ CÓ VÀ KHÔNG CÓ THAM GIA
HỢP TÁC XÃ Ở XÃ ĐÔNG THẠNH,
HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ NGÀNH: 52620115

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
ThS. NGUYỄN THÚY HẰNG


8/2013
LỜI CẢM TẠ
    

Để hoàn thành luận văn này, trƣớc hết tôi xin cảm ơn các quý Thầy Cô
khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh, trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình
truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt ba năm học
qua.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thúy Hằng, ngƣời
đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này với tất cả
tinh thần, trách nhiệm và lòng nhiệt thành.

Tôi xin chân thành cảm ơn: Trƣởng phòng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cùng các cán bộ huyện Châu Thành – Hậu Giang và toàn thể các cán
bộ xã, ấp và bà con trồng chanh tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu
Giang đã nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Sau cùng, xin cảm ơn bạn bè, những ngƣời than luôn quan tâm và ủng
hộ tôi trong suốt thời gian qua.



Cần Thơ, ngày…….tháng… năm 2013
Sinh viên thực hiện



Nguyễn Thị Thanh Trúc
TRANG CAM KẾT KẾT QUẢ
    

Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu thực tế của tôi và các kết quả này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận
văn, báo cáo cùng cấp nào khác.















Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Ngƣời thực hiện



Nguyễn Thị Thanh Trúc
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
    

Họ và tên ngƣời nhận xét: ThS. Nguyễn Thúy Hằng
Chuyên ngành: ……………………………………………………….
Nhiệm vụ trong hội đồng: Cán bộ hƣớng dẫn
Cơ quan công tác:…………………………………………………….
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Trúc MSSV: 4105093
Lớp: Kinh Tế Nông Nghiệp Khóa 36, KT1023A1
Tên đề tài: So sánh hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông
hộ có và không có tham gia hợp tác xã tại xã Đông Thạnh, huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Đơn vị đào tạo: Bộ môn Kinh Tế Nông Nghiệp, khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh
Doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ.
NỘI DUNG NHẬN XÉT
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………



Cần Thơ, ngày… tháng….năm 2013
Ngƣời nhận xét



ThS. Nguyễn Thúy Hằng
MỤC LỤC
    
Trang
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1. Phạm vi không gian 3

1.3.2. Phạm vi thời gian 3
1.3.3. Nội dung nghiên cứu 3
1.3.4. Đối tƣợng nghiên cứu 3
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1. Nông hộ 4
2.1.2. Hợp tác xã 4
2.1.3. Khái niệm nguồn gốc chanh không hạt 4
2.1.4. Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất 6
2.1.5. Khái niệm về hiệu quả tài chính 7
2.1.6. Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu 7
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu 8
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu 8
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu 9
2.3. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 13
CHƢƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH
SẢN XUẤT CHANH KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH
HẬU GIANG 15
3.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1.1. Huyện Châu Thành – Hậu Giang 15
3.1.2. Hợp tác xã Thạnh Phƣớc, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang 20
3.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH HẬU GIANG 22
CHƢƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
CÁC HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ CHANH KHÔNG HẠT
VỚI CÁC HỘ KHÔNG THAM GIA MÔ HÌNH 25
4.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT TRONG HỢP TÁC XÃ THẠNH

PHƢỚC VÀ CÁC HỘ NẰM NGOÀI MÔ HÌNH 25
4.1.1. Qui mô nhân khẩu 25
4.1.2. Độ tuổi của lao động chính 25
4.1.3. Trình độ học vấn của lao động chính 26
4.1.4. Nguồn lực đất đai của hộ sản xuất 27
4.1.5. Kinh nghiệm sản xuất 28
4.1.6. Nguyên nhân chọn và không chọn mô hình 29
4.1.7. Tài chính của nông hộ sản xuất 30
4.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHANH KHÔNG HẠT 31
4.2.1. Lý do các hộ chọn cây chanh để sản xuất 31
4.2.2. Nguồn cung cấp giống 32
4.2.3. Thông tin về kỹ thuật trồng 32
4.2.4. Thông tin về thị trƣờng và khoa học kỹ thuật 33
4.2.5. Thông tin về nơi cung ứng phân bón và thuốc BVTV 34
4.2.6. Tình hình tiêu thụ 33
4.2.7. Những thuận lợi và khó khăn chung của ngƣời sản xuất 35
4.3. PHÂN TÍCH HIÊU QUẢ TÀI CHÍNH CHANH KHÔNG HẠT CỦA
NÔNG HỘ THAM GIA MÔ HÌNH HỢP TÁC XÃ VÀ NÔNG HỘ KHÔNG
THAM GIA MÔ HÌNH TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
36
4.3.1. Các khoản chi phí đầu tƣ 36
4.3.2. Doanh thu và lợi nhuận của hộ sản xuất tham gia mô hình và khôn tham
gia mô hình 38
4.3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của cây chanh không hạt
40
4.3.4. Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ tham gia mô hình HTX
trồng chanh so với các nông hộ không tham gia mô hình 45
CHƢƠNG 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH
CHO HỘ SẢN XUẤT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
48

5.1. ĐÁNH GIÁ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGƢỜI DÂN TRONG
QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT 48
5.1.1. Thuận lợi 48
5.1.2. Khó khăn 48
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO CÁC HỘ SẢN
XUẤT 49
5.2.1. Về hộ sản xuất 49
5.2.2. Về vốn 49
5.2.3. Về kỹ thuật trồng 50
5.2.4. Giống và chi phí đầu vào 50
5.2.5. Về thị trƣờng 50
CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
6.1. KẾT LUẬN 52
6.2. KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
PHỤ LỤC 1. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI 54
PHỤ LỤC 2. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ 59
DANH MỤC BẢNG
    
Trang
Bảng 3.1. Diện tích sử dụng đất của huyện Châu Thành từ 2010 – 2012 16
Bảng 3.2. Diện tích, dân số TB và mật độ dân số phân theo từng thị trấn – xã
19
Bảng 3.3. Diện tích và sản lƣợng của các loại cây ăn quả từ 2010 – 2012 22
Bảng 3.4. Diện tích xuống giống và thu hoạch chanh không hạt phân theo từng
xã - thị trấn năm 2012 23
Bảng 4.1. Qui mô nhân khẩu của nông hộ 25
Bảng 4.2. Độ tuổi lao động chính của nông hộ 26
Bảng 4.3. Diện tích trồng chanh của nông hộ 28
Bảng 4.4. Số năm kinh nghiệm của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu 28

Bảng 4.5. Lý do các hộ chọn tham gia mô hình 29
Bảng 4.6. Nguyên nhân các hộ không tham gia vào mô hình sản xuất 30
Bảng 4.7. Cơ cấu nguồn tài chính của nông hộ 30
Bảng 4.8. Lý do các nông hộ chọn cây chanh để sản xuất 31
Bảng 4.9. Thống kê các hộ tham gia và không tham gia tập huấn nông nghiệp
trên địa bàn nghiên cứu 33
Bảng 4.10. Nguồn tiêu thụ sản phẩm của nhà vƣờn 34
Bảng 4.11. Các hình thức thanh toán khi thu mua 35
Bảng 4.12. Những thuận lợi và khó khăn của nông hộ 36
Bảng 4.13. Cơ cấu chi phí sản xuất chung của nông hộ nằm trong mô hình
37
Bảng 4.14. Cơ cấu chi phí sản xuất chung của nông hộ ngoài mô hình 38
Bảng 4.15. Lợi nhuận của nông hộ trồng chanh trong một năm 39
Bảng 4.16. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ
tham gia mô hình HTX năm 2012 – 2013 41
Bảng 4.17. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất của nông hộ
không tham gia mô hình HTX năm 2012 – 2013 43
Bảng 4.16. Phân tích và so sánh các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả tài chính
của nông hộ tại xã Đông Thạnh năm 2012 – 2013 45


DANH MỤC HÌNH
    
Trang
Hình 3.1. Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 15
Hình 3.2. Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành của huyện
Châu Thành từ 2010 – 2012 18
Hình 4.1. Trình độ học vấn của nông hộ tham gia mô hình HTX 27
Hình 4.2. Trình độ học vấn của nông hộ không tham gia mô hình 26
Hình 4.3. Các nguồn cung cấp giống cho các hộ gia đình 32

Hình 4.4. Nguồn thông tin thị trƣờng và khoa học kỹ thuật 33
CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Vài năm trƣớc loại trái cây không hạt đã xuất hiện trên thị trƣờng nhƣng
chƣa đƣợc phổ biến rộng rãi và vào thời điểm này, trái cây không hạt mới đƣợc
biết đến nhƣ một sản phẩm đặc trƣng của Việt Nam. Cam, chanh là cây trồng
phổ biến ở nƣớc ta, có nhiều vùng rất nổi tiếng nhƣ: cam Bố Hạ, cam Xã Đoài,
cam sành Hà Giang, cam dây Tiền Giang, chanh núm, chanh ta, chanh giấy
Nhiều nhà vƣờn ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nhƣ Vĩnh Long, Cần
Thơ, Long An, Hậu Giang rất thành công với mô hình trồng cây không hạt. Sản
phẩm này đƣợc tiêu thụ mạnh tại các siêu thị ở Cần Thơ và TP.HCM, đem lại
hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình. Đặc biệt ở Hậu Giang, các loại cây
ăn quả không hạt này đang đƣợc các nhà vƣờn lựa chọn để đáp ứng nhu cầu thị
hiếu của thị trƣờng và tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Đầu tiên phải nói đến
sản phẩm chanh không hạt, một loại trái cho năng suất rất cao từ 150 - 200
kg/cây/năm, trái nặng trung bình 80 - 100g/trái. Giá chanh không hạt cao hơn
giá chanh giấy thƣờng khoảng 15.000đ/kg (30 - 50%,) và đã tìm đƣợc thị
trƣờng tiêu thụ ổn định, xuất khẩu ra các nƣớc.
Tỉnh Hậu Giang có diện tích cây ăn trái 26.100 ha, sản lƣợng 180.000
tấn/năm. Riêng cây Chanh không hạt có diện tích là 392 ha, đƣợc trồng chủ yếu
ở huyện Châu Thành, sản lƣợng thu hoạch năm 2012 đạt 3.400 tấn/năm. Nói
đến cây chanh không hạt thì không thể không kể đến hợp tác xã Thạnh Phƣớc
thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, nơi thử nghiệm đầu
tiên giống chanh không hạt và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các nhà vƣờn ở
xã, cải thiện đời sống, giảm bớt đói nghèo, cũng nhƣ tăng thu nhập của bà con
trong hợp tác xã. Tuy nhiên không phải tất cả các nhà vƣờn đều tin tƣởng và
tham gia mô hình hợp tác xã vì một số lý do nhƣ ở mùa mƣa giá bán của hợp
tác xã thấp hơn giá thị trƣờng làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận kinh tế, các xã viên
phải góp vốn vào hợp tác xã, tham gia các lớp tập huấn, hội thảo…

Trong thời kỳ hội nhập nhƣ hiện nay, để đƣợc ổn định về giá cả thì sản
phẩm làm ra đòi hỏi phải đạt chất lƣợng và an toàn vệ sinh thực phẩm cho cả
ngƣời sản xuất lẫn ngƣời tiêu dùng. Vì vậy, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
là điều kiện bắt buộc đối với nông dân nếu nhƣ sản phẩm muốn tồn tại trên thị
trƣờng trong nƣớc và thế giới. Chính vì lý do đó mà năm 2010, chính quyền địa
phƣơng tỉnh Hậu Giang đã triển khai chƣơng trình trồng chanh không hạt theo
tiêu chuẩn VietGAP và năm 2012 tiến đến tiêu chuẩn GlobalGAP, bƣớc đầu đã
thu đƣợc kết quả khá cao. Gần đây ngày 7/8/2013, giống chanh không hạt của
hợp tác xã Thạnh Phƣớc, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành đã đƣợc cấp giấy
chứng nhận là loại cây ăn trái đạt chuẩn do Cục sở hữu trí tuệ và Sở Khoa Học
và Công Nghệ tỉnh công nhận.
Tuy nhiên, mô hình hợp tác xã nông nghiệp này vẫn chỉ tập trung ở xã mà
chƣa đƣợc nhân rộng phổ biến trên toàn tỉnh và còn gặp một số khó khăn trong
quá trình học tập, tham gia tập huấn mô hình hợp tác xã nên đề tài “So sánh
hiệu quả tài chính mô hình trồng chanh không hạt của nông hộ có và không
tham gia hợp tác xã ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang”
đƣợc thực hiện nhằm tìm kiếm những khó khăn trƣớc mắt của các nông hộ
đồng thời đƣa ra giải pháp để nhân rộng mô hình đạt chuẩn này.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả tài chính của các nông hộ tham gia mô hình hợp tác xã
trồng chanh không hạt so với các nông hộ không tham gia mô hình hợp tác xã
tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang để từ đó đề xuất một số
giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của các nông hộ trên địa
bàn nghiên cứu trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Phân tích tình hình trồng chanh không hạt ở địa bàn huyện.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả tài chính của các hộ tham gia mô hình
hợp tác xã trồng chanh không hạt so với các hộ không tham gia mô hình hợp
tác xã tại địa bàn nghiên cứu.

- Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của các hộ
tham gia mô hình hợp tác xã so với các hộ không tham gia mô hình.
- Mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính
của các nông hộ trên địa bàn huyện.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành,
Hậu Giang là nơi có các nông hộ tham gia mô hình hợp tác xã chanh không hạt
và các nông hộ không tham gia mô hình hợp tác xã để phục vụ cho việc thu
thập số liệu sơ cấp.



1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ I năm học 2013
- 2014 và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh Tế &
QTKD Trƣờng Đại học Cần Thơ, từ ngày 12/8/2013 đến 18/11/2013.
Số liệu thứ cấp đƣợc thống kê từ năm 2010 – 2012
Số liệu sơ cấp thu thập từ 2013.
1.3.3. Nội dung nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài chủ yếu phân tích về hiệu quả tài chính
của cây chanh không hạt đối với các nông hộ tham gia mô hình hợp tác xã so
với các hộ không tham gia mô hình, ngoài ra còn phân tích các yếu tố ảnh
hƣởng đến lợi nhuận và năng suất của cây.
1.3.4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh
Hậu Giang. Đối tƣợng nghiên cứu đƣợc chọn trong đề tài là các nông hộ có
xuất phát điểm nhƣ nhau về khí hậu, thổ nhƣỡng, điều kiện tự nhiên, hệ thống
thủy lợi, phƣơng thức canh tác cũng nhƣ tập quán sản xuất để làm cơ sở tiến
hành so sánh.

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƢƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm về nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngƣ nghiệp
hoặc làm kết hợp nông – lâm – ngƣ nghiệp, sử dụng lao động, tiền vốn của gia
đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm
– ngƣ nghiệp để phục vụ cuộc sống và đƣợc gọi là kinh tế hộ gia đình.
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã
hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công
nghiệp hóa - hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình
phát triển tạo ra sản lƣợng hàng hóa đa dạng, có chất lƣợng, có giá trị ngày
càng cao, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời nông dân, cải thiện mọi mặt đời
sống, cung cấp nguyên liệu và sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng
thời, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đƣợc thực hiên ngay từ kinh tế nông
hộ.
Kinh tế nông hộ luôn gắn liền và chịu tác động mạnh mẽ của những yếu tố
và điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi địa phƣơng, mỗi vùng
lãnh thổ. Sự khác nhau về đất đai, khí hậu, môi trƣờng sinh thái cũng nhƣ về
dân cƣ dân tộc, trình độ sản xuất và tập quán sinh sống giữa các vùng vừa tạo
ra tính đa dạng trong kinh tế nông hộ đồng thời cũng tạo ra những nét khác biệt
và đặc thù về cả qui mô, cấu trúc lẫn phƣơng thức và trình độ phát triển.
2.1.2. Khái niệm hợp tác xã (HTX)
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp
sức lập ra để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã,
cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc.
Hợp tác xã hoạt động nhƣ một loại hình doanh nghiệp, có tƣ cách pháp

nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của
pháp luật.
2.1.3. Khái niệm nguồn gốc chanh không hạt
Giống chanh không hạt (Bearss lime) đƣợc nhập từ bang California (Mỹ)
vào nƣớc ta trƣớc năm 1990. Về chất lƣợng, chanh không hạt đƣợc nhiều ngƣời
ƣu chuộng và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị do chanh có vỏ mỏng, nƣớc quả
ít chua hơn và không có vị đắng nhƣ chanh ta. Ƣu điểm nổi bật của chanh
không hạt là cho trái quanh năm, nên còn gọi là chanh tứ quý, có thể cho năng
suất quả 150 – 200 kg/năm/cây. Cây còn có sức kháng bệnh rất mạnh, nhất là
không thấy bị nhiễm bệnh vàng lá gân xanh nhƣ các loại cây có múi khác.
Ngoài công dụng làm nƣớc giải khát, nguyên liệu trong các ngành công nghiệp,
chanh còn đƣợc dùng làm hƣơng liệu chế biến thực phẩm và hàng tiêu dùng.
Đặc biệt có đầu ra ổn định, nên chanh không hạt đƣợc nhiều hộ dân lựa chọn
phát triển theo mô hình kinh tế gia đình.
Về kỹ thuật trồng và bón phân: chanh có thể trồng quanh năm, đặc biệt là
vụ đông xuân trồng vào tháng 2 - 3, vụ thu đông trồng từ tháng 8 - 10. Trồng
tốt nhất vào đầu và giữa mùa mƣa, thu hoạch liên tục, tùy theo cách tính từ
ngày ra bông đến thu hoạch 4 - 5 tháng mà các nhà vƣờn có biện pháp xử lý ra
hoa vào thời điểm thích hợp để bán đƣợc giá cao nhất. Thƣờng đƣợc lên liếp
cao trên ruộng rồi đào hố để trồng. Hố có chiều rộng từ 60 - 80cm, chiều sâu
tùy thuộc vào mực nƣớc ngầm và điều kiện đồng ruộng. Trên đất bờ cao, đất
đồi sâu từ 60 - 80cm, đất đồng bằng trồng trên ruộng đào sâu khoảng 30 -
40cm, trồng theo hàng hoặc nanh sấu, cây cách cây 3x3m hoặc 3x4m.
Bón lót: trƣớc khi trồng nên bón lót phân chuồng, phân hữu cơ hoai mục
khoảng 20 kg/hố trồng, bón phía dƣới hố, lấp ít đất và đặt cây con để trồng. Sau
khi trồng, tƣới nƣớc giữ ẩm vừa phải cho câ, có thể tƣới từ 2 - 3 ngày/lần cho
những tuần đầu sau trồng, sau đó khoảng 1 tuần – 10 ngày tƣới 1 lần, luôn chú
ý giữ sạch cỏ dại.
Bón thúc: năm đầu tiên, bón thúc với liều lƣợng 1 muỗng canh phân urê

pha với bình 10 lít nƣớc để tƣới cho cây, một năm tƣới 3 - 4 lần. Cây chanh
không hạt dễ trồng và dễ chăm sóc, tuy nhiên muốn đạt năng suất, chất lƣợng
cao cần đƣợc cung cấp đầy đủ dinh dƣỡng nhƣ những loại cây trồng khác. Có
thể bổ sung phân lân, kali và các yếu tố vi trung, vi lƣợng thông qua bón thêm
phân hữu cơ và hữu cơ khoáng theo khuyến cáo. Khi tƣới bằng phân hữu cơ,
cần ngâm pha loãng theo tỷ lệ khoảng từ 1 - 5 để tƣới cho cây. Bón thúc từ năm
thứ hai là 100 – 500g phân urê/cây/năm. Chia làm 3 – 4 lần bón vào gốc lấp đất
hoặc pha nƣớc tƣới, nếu tƣới cần tƣới xả lại một lần với nƣớc lã. Chú ý phòng
trừ sâu bệnh cũng nhƣ chăm sóc, tỉa cành cho cây thƣờng xuyên. Cắt bỏ những
cành rậm rạp sát gốc, cành trong tán, hoặc cành khô già, cành nhỏ, cành vƣợt
để tạo độ thông thoáng cho cây cho năng suất tốt.



Theo nghiên cứu của viện dinh dƣỡng Việt Nam, thành phần dinh dƣỡng
của chanh nhƣ sau:
Thành phần dinh dƣỡng
Trong 100g chanh
Năng lƣợng (Kcal/calo)
23
Nƣớc (g)
92,4
Chất đạm (g)
0,9
Carbohydrat (g)
8,2
Tinh bột (g)
4,8
Chất xơ (mg)
1,3

Vitamin C (mg)
40
Vitamin A (mg)
12
Can xi (mg)
33
Phot pho (mg)
15
Sắt (mg)
0,5
Potassium (mg)
137
(Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang)
2.1.4. Khái niệm sản xuất và hàm sản xuất
2.1.4.1. Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực hoặc các yếu tố đầu vào
của sản xuất đƣợc sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra hoặc dịch vụ mà ngƣời
tiêu dùng có thể dùng đƣợc.
Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng
hóa dịch vụ khác. Trong sản xuất cây ăn trái thì các yếu tố đầu vào bao gồm:
giống, phân bón, thuốc nông dƣợc, đất, nƣớc, lao động, vốn, máy móc thiết bị
Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ đƣợc tạo ra từ quá trình sản
xuất, thƣờng đƣợc đo bằng sản lƣợng.
Mối quan hệ giữa số lƣợng các yếu tố đầu vào và số lƣợng sản phẩm đầu
ra của quá trình sản xuất đƣợc biểu diễn bằng hàm sản xuất.
2.1.4.2 Khái niệm hàm sản xuất
Mô tả mối quan hệ kỹ thuật nhằm chuyển đổi các nguồn lực đầu vào để
sản xuất thành một sản phẩm cụ thể nào đó.
Dạng tổng quát: Y = f (X
1

, X
2
, , X
n
)
Trong đó, Y là mức sản lƣợng đầu ra, là một hàm số của các nguồn lực
đầu vào X
1
, X
2
, , X
n
.
Đẳng thức trên cho thấy sự tồn tại một số dạng hàm toán học về mối quan
hệ giữa biến phụ thuộc Y và số lƣợng của các yếu tố đầu vào (biến độc lập).
Trong hàm sản xuất, các biến số đƣợc giả định là biến có giá trị dƣơng, liên tục
và có thể phân chia vô hạn. Hơn nữa, các đầu vào đƣợc xem là có thể thay thế
đƣợc cho nhau tại mọi mức sản lƣợng. Mỗi phối hợp có thể có của các đầu vào
đƣợc giả định là tạo ra một mức sản lƣợng tối đa. Hàm sản xuất phải đƣợc xác
định sao cho sản phẩm biên của các đầu vào luôn dƣơng và giảm dần. Dạng
hàm chính xác của phƣơng trình trên phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, sinh học
và kinh tế của quá trình sản xuất.
2.1.5. Khái niệm về hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính là hiệu quả chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi
phí và lợi ích đều tính theo giá thị trƣờng.
Hiệu quả tài chính đƣợc tính qua chỉ tiêu cơ bản là tỷ suất lợi nhuận (lợi
nhuận/chi phí), ngoài ra hiệu quả này còn đƣợc đo lƣờng qua các chỉ tiêu nhƣ
thu nhập/chi phí, lợi nhuận/doanh thu, lợi nhuận/lao động gia đình, doanh
thu/lao động gia đình, doanh thu/chi phí.
2.1.6. Một số chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu

2.1.6.1. Khái niệm chi phí
Chi phí là tất cả những hao phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh
để tiêu thụ sản phẩm hay là toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất ra một sản phẩm
nhất định.
Chi phí gồm có hai loại: định phí và biến phí. Sự thay đổi của tổng chi phí
là do sự biến đổi của biến phí. Khi sản lƣợng bằng không đồng nghĩa với việc
không sản xuất lúc này chi phí bằng định phí.
Chi phí = Biến phí + Định phí
- Định phí là chi phí cố định không thay đổi khi sản lƣợng thay đổi. Chi
phí cố định là khoản phí mà doanh nghiệp (hộ gia đình) buộc phải bỏ ra trong
quá trình sản xuất hay ngay cả khi doanh nghiệp (hộ gia đình) ngừng sản xuất
vẫn phải chịu chi phí này.
- Biến phí là chi phí biến đổi là những khoản chi phí tăng giảm theo sự
tăng giảm của sản lƣợng. Doanh nghiệp (hộ gia đình) không phải chịu khoản
phí này khi ngừng sản xuất.
(2.1)
2.1.6.2. Khái niệm doanh thu
Doanh thu là giá trị sản phẩm hay toàn bộ số tiền thu đƣợc do tiêu thụ sản
phẩm tức là tất cả số tiền mà nông hộ nhận đƣợc sau khi bán sản phẩm. Hay
nói cách khác doanh thu chính bằng sản lƣợng chanh không hạt khi tiêu thụ
nhân với giá bán.
Doanh thu = Sản lƣợng x Đơn giá
2.1.6.3. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận là khoản chênh lệnh giữa doanh thu và chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí
Có 2 loại lợi nhuận: lợi nhuận không tính công lao động gia đình và lợi
nhuận có tính công lao động gia đình (hay còn gọi là thu nhập).
2.1.6.4. Khái niệm thu nhập
- Thu nhập là phần lợi nhuận thu đƣợc cộng với chi phí lao động gia đình
(CPLĐGĐ) đã bỏ ra hay là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi chƣa

tính công lao động nằm trong giá trị sản xuất sau khi trừ đi chi phí biến đổi, chi
phí cố định, thuế (nếu có).
Thu nhập = Lợi nhuận + CPLĐGĐ
- Ngày công lao động gia đình là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất
bỏ ra để chăm sóc cây trồng. Số giờ công lao động gia đình trong một đợt sản
xuất bằng số giờ chăm sóc cây trồng hàng ngày nhân với số ngày tham gia sản
xuất trong một đợt. Sau đó quy đổi thành ngày công lao động, một ngày bằng 8
giờ.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp chọn vùng nghiên cứu
Vùng nghiên cứu là hợp tác xã Thạnh Phƣớc và các nông hộ nằm ngoài
mô hình thuộc xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu Giang. Sau khi tham
khảo ý kiến của trƣởng cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, tôi đã
chọn địa bàn nghiên cứu trên, vì ở đây các hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao, diện
tích trồng chanh không hạt nhiều và tập trung nên nghiên cứu số liệu tại nơi
đây có tính đại diện cao.
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn: Số liệu thống kê của Phòng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành – Hậu Giang, các đề
(2.3)
(2.2)
(2.4)
tài, dự án nghiên cứu, tài liệu hội thảo có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả
sản xuất chanh không hạt của các trƣờng Đại học/Viện nghiên cứu, các tổ chức
khác Thông tin và số liệu từ các website, tạp chí có liên quan đến nội dung
nghiên cứu. Thông tin và số liệu đƣợc thu thập chủ yếu nhƣ địa bàn nghiên cứu
và tình hình sản xuất nông nghiệp, quá trình huyện đƣợc thành lập và phát triển
đến nay, về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, diện tích đất sản xuất cây ăn trái, hạ
tầng kinh tế xã hội, các lĩnh vực kinh tế chủ yếu của huyện, cơ cấu dân số, dân

tộc, tình hình phát triển kinh tế xã hội,…
2.2.2.2. Số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các xã viên
của hợp tác xã Thạnh Phƣớc, xã Đông Thạnh và các nông hộ nằm ngoài mô
hình đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên tại xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, Hậu
Giang. Tổng số mẫu chính thức đƣợc lấy là 30 hộ tham gia mô hình hợp tác xã
và 30 hộ không tham gia mô hình để đảm bảo tính đại diện cho tổng thể đồng
thời cân nhắc về thời gian, chi phí và nhân lực.
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu
- Đối với mục tiêu 1: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả thực
trạng và tình hình sản xuất chanh không hạt của huyện Châu Thành, Hậu
Giang.
- Đối với mục tiêu 2: Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả nhƣ: lập biểu
bảng, tính toán các số đo mô tả, số trung bình, số trung vị, phƣơng sai, tần
số,…
+ Dùng phƣơng pháp so sánh, phân tích tổng hợp và suy luận dựa trên
những số liệu thống kê thu thập đƣợc để nghiên cứu đặc điểm của hộ sản xuất
trong mẫu điều tra và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất
chanh không hạt từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ.
Trong đó: x
i
: Giá trị lƣợng biến quan sát;
n: số quan sát
+ Dùng mô hình hồi qui đa biến để đánh giá sự ảnh hƣởng của các nhân tố
đến năng suất của chanh không hạt.
+ Phân tích phƣơng trình biểu diễn sự tƣơng quan giữa biến phụ thuộc
(năng suất) và các biến độc lập (các yếu tố) gọi là phƣơng trình hồi quy đa biến
có dạng tổng quát nhƣ sau:
ik
XXXXY



3322110

Trong đó: Biến phụ thuộc (Y): Năng suất (kg/công/năm) mà nông hộ đạt đƣợc.
Số trung bình
n
x
x
n
i
i



1
_


(2.5)
(2.6)
 Các biến độc lập: X
i
(i = 1, 2, 3,…).
X
1
: Tuổi của nông hộ
X
2
: Trình độ học vấn

X
3
: Tập huấn
X
4
: Kinh nghiệm
X
5
: Lƣợng giống (cây/công)
X
6
: Lƣợng phân NPK (kg/công/năm)
X
7
: Lƣợng phân DAP (kg/công/năm)
X
8
: Lƣợng phân hữu cơ (kg/công/năm)
X
9
: Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật (lít/công/năm)
X
10
: Lƣợng nhiên liệu (lít/công/năm)
X
11
: Số ngày công LĐGĐ (ngày công/công/năm)
 Các tham số β
0
, β

1
,…, β
k
: Các hệ số cần đƣợc ƣớc lƣợng trong mô hình
(k = 0,1,2,3,…). Hệ số β
k
cho biết khi biến X
1
, X
2
,…., X
i
tăng (hay giảm) 1 đơn
vị thì trung bình của Y (năng suất) sẽ thay đổi tức tăng (hay giảm) bao nhiêu
đơn vị, với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
 Hệ số xác định R
2
(Multiple Correlation Coefficient): đƣợc định nghĩa
nhƣ là tỷ lệ (hay phần trăm) biến động của biến phụ thuộc (Y) đƣợc giải thích
bởi các biến độc lập X
i
.
 Prob > F: mức ý nghĩa. Prob > F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao.
Prob > F cho ta kết luận mô hình có ý nghĩa khi Prob > F nhỏ hơn mức ý nghĩa
α.
 T_Stat: giá trị thống kê t, dùng để kiểm định cho các tham số riêng biệt.
 P_value: giá trị xác suất P, là mức ý nghĩa α nhỏ nhất mà ở đó giả
thuyết H
0
bị bác bỏ.

 Kiểm định phƣơng trình hồi qui:
 Đặt giả thuyết:
+ H
0
: β
k
= 0, tức là các biến độc lập không ảnh hƣởng đến biến phụ
thuộc.
+ H
1
: β
k
≠ 0, tức là các biến độc lập ảnh hƣởng đến biến phụ thuộc.
Cơ sở để kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tƣơng ứng với mức ý
nghĩa α = 1 – 0,95 = 0,5 = 5%).
Bác bỏ giả thuyết H
0
khi: P_value < α
Chấp nhận giả thuyết H
0
khi: P_value ≥ α
Kiểm định các nhân tố trong phƣơng trình hồi qui: từng nhân tố trong
phƣơng trình hồi qui ảnh hƣởng đến phƣơng trình với những mức độ và độ tin
cậy cũng khác nhau. Vì vậy, ta kiểm định từng nhân tố trong phƣơng trình
giống nhƣ trên để xem xét mức độ ảnh hƣởng và độ tin cậy của từng nhân tố
đến phƣơng trình.
- Đối với mục tiêu 3: Phân tích hiệu quả tài chính của chanh không hạt
bao gồm các chỉ tiêu cần tính toán:
o Năng suất = Sản lƣợng / Diện tích
o Giá thực tế sản phẩm: giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu

hoạch là giá bán mà ngƣời sản xuất thu hoạch đƣợc ngay tại cơ sở sản xuất của
mình.
o Doanh thu (DT): là toàn bộ số tiền mà ngƣời sản xuất thu đƣợc sau
khi bán sản phẩm của mình ( kể cả sản phẩm phụ ).
DT trên một đơn vị diện tích = Giá bán * Sản lƣợng trên một đơn vị diện
tích.
o Tổng chi phí (TCP): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản
xuất trên một đơn vị diện tích. Chi phí trong sản xuất bao gồm: chuẩn bị giống,
phân bón, thuốc BVTV, chi phí thuê, chi phí lao động gia đình. Tất cả các
khoản chi phí này đều tính trên một công (1000 m
2
).
TCP = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
o Lợi nhuận (LN): là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả cuối cùng của
quá trình sản xuất. Lợi nhuận chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, bao gồm các
yếu tố chủ quan và khách quan. Vì vậy việc tính lợi nhuận trong sản xuất sẽ
bằng tất cả các khoản doanh thu của ngƣời sản xuất trừ đi tất cả các khoản chi
phí mà ngƣời sản xuất đã bỏ ra để phục vụ cho việc sản xuất.
LN = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
o Lao động gia đình (LĐGĐ): là số ngày công lao động mà ngƣời trực
tiếp sản xuất bỏ ra để chăm sóc cây trồng hay vật nuôi. Lao động gia đình đƣợc
tính bằng đơn vị ngày công (mỗi ngày công đƣợc tính là 8 giờ lao động).
(2.7)
(2.8)
(2.9)
(2.10)
o Thu nhập (TN): là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ
tổng chi phí không có lao động gia đình.
Thu nhập gia đình = Lợi nhuận + chi phí lao động gia đình
o Doanh thu trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí đầu tƣ thì

chủ thể đầu tƣ sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu chỉ số DT/CP nhỏ
hơn 1 thì ngƣời sản xuất bị lỗ, nếu DT/CP bằng 1 thì ngƣời sản xuất hoà vốn,
DT/CP lớn hơn 1 ngƣời sản xuất mới có lời.

o Lợi nhuận trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thì
chủ thể đầu tƣ sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu LN/CP là số
dƣơng ngƣời sản xuất có lời, chỉ số này càng lớn càng tốt.

o Thu nhập trên chi phí: tỷ số này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra hộ
sản xuất sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng thu nhập. Nếu TN/CP là số dƣơng thì
ngƣời sản xuất có lời, đồng thời cũng cho thấy việc sử dụng lao động nhàn rỗi
có hiệu quả, chỉ số này càng lớn càng tốt.

o Lợi nhuận trên doanh thu: tỷ số này phản ánh trong một đồng doanh
thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là hộ giữ lại đƣợc bao nhiêu phần trăm
trong giá trị sản xuất tạo ra, đây chính là tỷ suất lợi nhuận.

o Thu nhập trên ngày công lao động gia đình: Chỉ tiêu này nói lên thu
nhập do sử dụng một ngày công lao động gia đình tạo ra.

Thu nhập
Chi phí

TN/CP =
Lợi nhuận
Chi phí

LN/CP =
Doanh thu
Chi phí


DT/CP =
Lợi nhuận
Doanh thu

LN/DT =
Thu nhập
Ngày công lao động gia đình

TN/LDGĐ =
(2.11)
(2.12)
(2.13)
(2.14)
(2.15)
(2.16)
o Doanh thu trên lao động gia đình (DT/LĐGĐ): tỷ số này cho biết
khi ngƣời sản xuất bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình vào sản xuất sẽ thu
đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.
o Lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LĐGĐ): tỷ số này phản ánh
mức độ đầu tƣ của lao động gia đình đến yếu tố lợi nhuận, tức là khi bỏ ra 1
ngày công lao động gia đình thì sẽ tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Đối với mục tiêu 4: Đề xuất một số giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu
quả tài chính của hộ gia đình trên địa bàn nghiên cứu. Dùng phƣơng pháp
thống kê suy luận, phƣơng pháp chuyên gia nhằm đánh giá chung về hiệu quả
tài chính của mô hình và trên cơ sở các thông tin và số liệu phân tích đƣợc, vận
dụng các kiến thức đã học và tham khảo ý kiến của những ngƣời có chuyên
môn để đƣa ra đề xuất một số giải pháp thiết thực để giúp nâng cao hiệu quả
cho mô hình hợp tác xã trong vùng nghiên cứu.
2.3 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU

Trong quá trình thực hiện đề tài, việc lƣợc khảo các tài liệu có liên quan
là rất hữu ích giúp cho đề tài nghiên cứu sẽ hoàn thiện và phong phú hơn.
Nguyễn Thanh Xuân (2011) “Phân tích hiệu quả tài chính mô hình nuôi
tôm công nghiệp ở huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre”; đƣợc sự hƣớng dẫn của TS.
Phạm Lê Thông, tác giả đã dùng các phƣơng pháp: phân tích các tỷ số tài
chính, thống kê mô tả và phân tích tần số, phƣơng pháp so sánh và phƣơng
pháp hồi qui tƣơng quan để biết đƣợc thực trạng nuôi tôm của huyện, đánh giá
hiệu quả tài chính và các nhân tố tác động đến chi phí và lợi nhuận từ đó đề ra
các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công
nghiệp cho nông dân ở huyện Bình Đại – tỉnh Bến Tre. Kết quả nghiên cứu cho
biết đƣợc những thuận lợi, khó khăn và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất
trong quá trình nuôi tôm cho đến khâu tiêu thụ. Từ kết quả nghiên cứu đó tác
giả có đề ra một số giải pháp thích hợp để khắc phục những khó khăn và nâng
cao hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm công nghiệp nhằm góp phần cải
thiện đời sống của nông dân và phát triển kinh tế địa phƣơng.
Nguyễn Minh Thuận (2010), “ Phân tích hiệu quả sản xuất khi áp dụng
tiêu chuẩn GlobalGAP trên cây vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim tại huyện Châu Thành
Tiền Giang”, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích hồi
quy. Kết quả cho thấy, lợi nhuận mang lại cho nông hộ khá cao, trung bình 1
tấn vú sữa là 11.868.943,620 đồng, thu nhập từ ngày công lao động làm thêm
chỉ dao động từ 60.000 – 80.000 đồng. Ngoài kết quả trên, nghiên cứu còn cho
thấy tầm quan trọng của việc liên kết bốn nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và nhà nƣớc trong việc cung ứng và chuyển giao tiến bộ khoa
học kỹ thuật cho nông dân. Bên cạnh đó, hàm hồi quy cho thấy các yếu tố ảnh
hƣởng đến hàm năng suất nhƣ kinh nghiệm, chi phí vật chất, diện tích, tuổi.
Trần Thị Kiều Oanh (2013), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật và các chỉ tiêu
tài chính trong sản xuất xà lách xoong tại thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”;
dƣới sự hƣớng dẫn của Th.S. Vũ Thùy Dƣơng, tác giả đã phân tích tình hình
sản xuất nông nghiệp tại thị xã Bình Minh giai đoạn 2010 – 2012 bằng phƣơng
pháp thống kê mô tả nguồn số liệu thứ cấp thu thập đƣợc, phƣơng pháp so sánh

và tính toán các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận để đánh
giá hiệu quả tài chính trong việc sản xuất xà lách xoong của nông hộ. Kết quả
cho thấy chi phí thuốc nông dƣợc, chi phí phân bón và chi phí LĐGĐ là ba loại
chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chi phí, tỷ suất lợi nhuận vụ thuận là 0,48 và
vụ nghịch là 0,58. Sử dụng phần mềm Stata ƣớc lƣợng mô hình Cobb-Doulags
biến ngẫu nhiên cho mô hình để tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất xà
lách xoong trong quá trình sản xuất.
Tạp chí khoa học (2012): “Hiệu quả kỹ thuật, tài chính và phương thức
liên kết của các cơ sở nuôi tôm sú thâm canh ở tỉnh Bến Tre và Sóc Trăng”,
đƣợc viết bởi Lâm Văn Tùng và các công sự, tác giả đã đánh giá hiệu quả kỹ
thuật và tài chính cũng nhƣ các hoạt động liên kết trong sản xuất của các hình
thức tổ chức nuôi tôm sú thâm canh, bao gồm bốn hình thức tổ chức là nông
hộ nhỏ lẻ (NH), trang trại (TT), hợp tác xã (HTX) và công ty (CT), nhằm góp
phần làm cơ sở đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho nghề nuôi tôm bền vững.
Kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất tôm và lợi nhuận trung bình của bốn
hình thức sản xuất lần lƣợt là 5.336 kg/ha và 244.246 ngàn đồng/ha/vụ (NH);
6.773 kg/ha và 442.678 ngàn đồng/ha/vụ (TT), 6.450 kg/ha và 317.783 ngàn
đồng/ha/vụ (HTX); và 8.355 kg/ha và 553.118 ngàn đồng/ha/vụ (CT).
Nguyễn Trƣờng Thạnh (2013): “Phân tích hiệu quả tài chính của nông hộ
trồng lúa ở huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”, đƣợc sự hƣớng dẫn của
PGS.TS. Đỗ Văn Xê, tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả tài chính của vụ lúa
Đông Xuân và Hè Thu; các nhân tố ảnh hƣởng đến năng suất của mô hình;
những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản xuất để từ đó đề
xuất một số giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả tài chính của nông hộ
trồng lúa trên địa bàn nghiên cứu. Áp dụng phƣơng pháp thống kê mô tả,
phƣơng pháp so sánh, phân tích chi phí, các chỉ số tài chính và hồi qui tƣơng
quan cho thấy hiệu quả tài chính của vụ lúa Đông Xuân cao hơn vụ lúa Hè Thu.
Vụ Đông Xuân cho tỉ suất lợi nhuận (1,27 đồng lợi nhuận/đồng vốn) cao hơn
vụ Hè Thu (0,99 đồng lợi nhuận/đồng vốn), cao gấp 1,3 lần nhƣng chi phí sản
xuất thấp hơn, và cần ít lao động gia đình hơn do điều kiện sản xuất thuận lợi

hơn. Lợi nhuận/chi phí của vụ Hè Thu là 0,84 lần thấp hơn vụ Đông Xuân với
1,13 lần. Kết quả này cho thấy nếu có đủ vốn đầu tƣ, kỹ thuật sản xuất, nâng
cao trình độ, kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ƣu, thu hoạch và thị trƣờng đầu ra
cho sản phẩm sẽ cải thiện đƣợc năng suất, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả tài
chính cho ngƣời nông dân.
CHƢƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT
CHANH KHÔNG HẠT TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH HẬU GIANG
3.1. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Huyện Châu Thành - Hậu Giang
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và địa hình
Huyện Châu Thành là huyện ở phía Đông Bắc tỉnh Hậu Giang, phía Tây
đƣợc bao bọc bởi quốc lộ 1A nối liền Thành phố Cần Thơ và Thị xã Ngã Bảy
qua xã Đông Phƣớc A, còn phía Đông là đƣờng Nam sông Hậu chạy qua địa
bàn huyện và dọc theo sông Hậu. Trong đó tỉnh lộ 925 chạy từ quốc lộ 1A nối
trực tiếp với trung tâm huyện tại thị trấn Ngã Sáu. Phía Đông Nam là kênh
xáng Quảng Lô - Phụng Hiệp, tuyến giao thông thủy từ sông Hậu kéo dài đến
Cà Mau. Phía Nam giáp Thị xã Ngã Bảy, phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng, phía
Đông Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Tây Bắc giáp Thành phố Cần Thơ và phía
Tây giáp huyện Châu Thành A.
Huyện Châu Thành có 2 thị trấn là Thị trấn Ngã Sáu, Thị trấn Mái Dầm và
8 xã gồm Đông Thạnh, Phú An, Đông Phú, Phú Hữu, Phú Hữu A, Phú Tân,
Đông Phƣớc và Đông Phƣớc A. (Thị trấn Mái Dầm đƣợc thành lập trên cơ sở
nguyên trạng 1.601,68 ha diện tích tự nhiên và 11.737 nhân khẩu của xã Phú
Hữu A ngày 24/01/2011).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang
b. Đất đai và tình hình sử dụng đất

×