Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

phân tích giá thành và đề xuất các giải pháp giảm giá thành sản phẩm tại công ty tnhh khởi tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.37 KB, 100 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




LIỄU NGỌC TUYẾT


PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH KHỞI TIẾN


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301






Tháng 11 năm 2013



TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH





LIỄU NGỌC TUYẾT
MSSV: LT11474

PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC
GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY TNHH KHỞI TIẾN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
TS. LƢU TIẾN THUẬN



Tháng 11 năm 2013
i

LỜI CẢM TẠ
o0o
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ,
quý thầy cô khoa Kinh tế - QTKD đã luôn quan tâm và truyền đạt cho
em kiến thức, kỹ năng học tập trong suốt thời gian học tại trƣờng.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Lƣu Tiến Thuận đã giúp đỡ và
hƣớng dẫn cho em để em có thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Khởi Tiến, ban giám
đốc, phòng kỹ thuật, phòng kế toán đã nhiệt tình hƣớng dẫn em về đề tài
và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán tại công
ty, tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tốt.
Cuối cùng em xin kính chúc quý thầy cô trƣờng Đại học Cần Thơ
luôn dồi dào sức khỏe, thành công trong công tác giảng dạy, chúc công
ty kinh doanh ngày càng đạt hiệu quả.
Cần thơ, ngày tháng năm
Ngƣời thực hiện


Liễu Ngọc Tuyết

ii

CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Ngƣời thực hiện


Liễu Ngọc Tuyết

iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP












Ngày tháng năm
Thủ trƣởng đơn vị

iv


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN











Ngày tháng năm
Giáo viên hƣớng dẫn



Lƣu Tiến Thuận

v

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN











Ngày tháng năm

vi

MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu: 2

1.3.1. Không gian 2
1.3.2. Thời gian 2
1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 3
1.4. Lƣợc khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
CHƢƠNG 2 5
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Phƣơng pháp luận 5
2.1.1 Đặc điểm chung của ngành sản xuất xây lắp 5
2.1.2 Phân tích tình hình quản lý chi phí trong DNXL 7
2.1.3 Phân tích giá thành sản phẩm trong DNXL 11
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 18
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 18
2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu 18
CHƢƠNG 3 19
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KHỞI TIẾN 19
3.1 Khái quát chung về công ty TNHH Khởi Tiến 19
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19
3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý trong công ty 21
3.1.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 22
3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh tai công ty TNHH Khởi Tiến 24
vii

3.3 Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH Khởi Tiến. 30
3.3.1 Kế toán chi phí sản xuất 30
3.3.2 Kế toán tính giá thành 39
3.4 Đánh giá công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại công ty TNHH Khởi Tiến 42
CHƢƠNG 4 44
PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KHỞI TIẾN

44
4.1 Khái quát công trình Trƣờng Tiểu học Hòa Tú 1 44
4.2 Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất trong công trình Trƣờng Tiểu
học Hòa Tú 1 45
4.2.1 Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất ở hạng mục san lấp mặt bằng
45
4.2.2 Phân tích chung tình hình chi phí sản xuất ở hạng mục phòng học 47
4.3 Phân tích giá thành công trình Trƣờng Tiểu học Hòa Tú 1. 49
4.3.1 Phân tích các khoản mục giá thành của hạng mục san lấp mặt bằng 49
4.3.2 Phân tích các khoản mục giá thành của hạng mục phòng học 58
CHƢƠNG 5 71
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HẠ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH KHỞI TIẾN 71
5.1 Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 71
5.2 Một số biện pháp góp phần hạ giá thành sản phẩm tại công ty 71
5.2.1 Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71
5.2.2 Đối với chi phí nhân công trực tiếp 73
5.2.3 Đối với chi phí máy thi công 74
5.2.4 Đối với chi phí sản xuất chung 75
CHƢƠNG 6 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
6.1. Kết luận 76
6.2. Kiến nghị 76
viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 78


ix


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn năm 2010 -2012 25
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ
năm 2012 28
Bảng 3.3 Bảng xác định giá trị khối lƣợng công việc hoàn thành 41
Bảng 4.1 Bảng chi phí theo khoản mục của hạng mục San lấp mặt bằng 45
Bảng 4.2 Bảng phân tích chi phí theo khoản mục của hạng mục San lấp mặt
bằng Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.3 Bảng chi phí theo khoản mục của hạng mục Phòng học 47
Bảng 4.4 Bảng phân tích chi phí theo khoản mục của hạng mục Phòng học 48
Bảng 4.5 Bảng tổng hợp dự toán và thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 50
Bảng 4.6 Bảng phân tích chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 51
Bảng 4.7 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp 51
Bảng 4.8 Bảng tổng hợp dự toán và thực tế chi phí nhân công trực tiếp 53
Bảng 4.9 Bảng phân tích chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp 53
Bảng 4.10 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí nhân công trực
tiếp 54
Bảng 4.11 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí máy thi công 57
Bảng 4.12 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất chung
58
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp dự toán và thực tế chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
59
Bảng 4.14 Bảng phân tích chênh lệch chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 60
Bảng 4.15 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp 61
Bảng 4.16 Bảng tổng hợp dự toán và thực tế chi phí nhân công trực tiếp 65
Bảng 4.17 Bảng phân tích chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp 65

Bảng 4.18 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí nhân công trực
tiếp 66
x

Bảng 4.19 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí máy thi công 67
Bảng 4.20 Bảng phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất chung
68
Bảng 4.21 Bảng xác định lãi cho hạng mục 69


xi

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức thực hiện thi công công trình 20
Hình 3.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty 21
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán công ty 22
Hình 3.4 Sơ đồ tổ chức hạch toán theo hình thức nhật ký chung 24
Hình 3.5 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT cho HM San lấp mặt bằng 32
Hình 3.6 Sơ đồ tập hợp chi phí NVLTT cho HM Phòng học 32
Hình 3.7 Sơ đồ tập hợp chi phí NCTT cho HM San lấp mặt bằng 34
Hình 3.8 Sơ đồ tập hợp chi phí NCTT cho HM Phòng học 34
Hình 3.9 Sơ đồ tập hợp chi phí MTC cho HM San lấp mặt bằng 35
Hình 3.10 Sơ đồ tập hợp chi phí MTC cho HM Phòng học 36
Hình 3.11 Sơ đồ tập hợp chi phí SXC cho HM San lấp mặt bằng 38
Hình 3.12 Sơ đồ tập hợp chi phí SXC cho HM Phòng học 38
Hình 3.13 Sơ tập hợp chi phí cho HM Phòng học từ 01/08/2012 đến ngày
15/8/2012 40
Hình 3.14 Sơ đồ kết chuyển giá vốn cho HM San lấp mặt bằng 41
Hình 3.15 Sơ đồ kết chuyển giá vốn giai đoạn 1 HM Phòng học 42

Hình 3.16 Sơ đồ kết chuyển giá thành giai đoạn 2 HM Phòng học 42

xii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CNXL: Công nhân xây lắp
CP: Chi phí
CT: Công trình
DNTN: Doanh nghiệp tƣ nhân
DNXL: Doanh nghiệp xây lắp
HM: Hạng mục
HMCT: Hạng mục công trình
LVTN: Luận văn tốt nghiệp
MTC: Máy thi công
NCTT: Nhân công trực tiếp
NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp
SXC: Sản xuất chung
SXKD: Sản xuất kinh doanh
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

1

CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Hiện nay vị trí ngành xây dựng trong nền kinh tế rất quan trọng vì ngành
xây dựng là ngành sản xuất vật chất góp phần tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật
của nền kinh tế. Hoạt động của ngành xây dựng là hoạt động hình thành nên
năng lực sản xuất cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.

Nên trong quá trình xây dựng thi công các công trình việc tiết kiệm hay lãng
phí chi phí sản xuất, hạ thấp hay bội chi giá thành sản phẩm của ngành xây
dựng không những có ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp xây lắp, mà còn tác động lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định của
các ngành khác và khả năng tích lũy của toàn xã hội. Vì vậy ngoài yêu cầu
nghiêm ngặt về qui trình kỹ thuật sản xuất sản phẩm, quản lý chất lƣợng sản
xuất thì nguyên tắc chống lãng phí, thất thoát vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bao
giờ cũng đƣợc các chủ đầu tƣ và các nhà thầu xây dựng đặc biệt quan tâm. Ở
công ty TNHH Khởi Tiến cũng vậy, hiện nay công ty đang trên đà phát triển
và đang phấn đấu để mở rộng quy mô sản xuất không những để cho ra đời
những công trình mang chất lƣợng cao mà còn phải có khả năng cạnh tranh
với các công ty cùng ngành, đây là vấn đề cơ bản để công ty tồn tại và phát
triển bền vững trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Do sản phẩm là những công trình mang tính đặc thù là cố định một chỗ,
kết cấu phức tạp, giá trị lớn, chỉ có một bậc chất lƣợng không chấp nhận sản
phẩm kém chất lƣợng, hơn nữa tính cạnh tranh của sản phẩm cũng không
giống nhƣ các sản phẩm ngành công nghiệp khác, là trƣớc khi tiến hành sản
xuất thì giá của sản phẩm đã đƣợc định trƣớc, đó là giá trị dự toán của công
trình hay giá mời thầu, giá mời thầu càng thấp thì khả năng trúng thầu càng
cao điều này đòi hỏi giá thành sản phẩm phải thấp thì công ty mới có lợi
nhuận. Chính vì vậy việc quản lý chặc chẽ chi phí sản xuất kinh doanh, phấn
đấu hạ giá thành sản phẩm là điều rất cần thiết cho công ty hiện nay, điều này
buộc các nhà quản trị phải lựa chọn những nội dung, chỉ tiêu phân tích thật
chính xác chi phí sản xuất, giá thành để góp phần quản lý và sử dụng vốn đầu
tƣ xây dựng cơ bản có hiệu quả đồng thời cũng tạo điều kiện tăng khả năng
cạnh tranh, tăng tích lũy cho công ty.
Để quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh ta cần sử dụng nhiều công
cụ khác nhau, nhƣng trong đó kế toán đƣợc xem là một công cụ hiệu quả. Vì
kế toán về bản chất chính là một hệ thống đo lƣờng, xử lý các hoạt động kinh
tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tƣ, tiền vốn của doanh nghiệp,


2

trong đó việc áp dụng kế toán quản trị cho việc phân tích giá thành sản phẩm
là bộ phận quan trọng vì giá thành công trình lớn bao gồm nhiều phần công
việc, nhiều yếu tố hình thành nên khoản mục chi phí mà việc quản lý và kiểm
soát chi phí sản xuất lại gặp nhiều khó khăn vì các hoạt động diễn ra ở công
trƣờng, vì vậy việc phân tích giá thành giúp ích trong việc nhận diện đƣợc các
hoạt động phát sinh chi phí, các nhân tố ảnh hƣởng đến khoản mục chi phí và
việc phân tích chi phí sản xuất giúp công ty biết đƣợc tình tình thực hiện chi
phí tại công trình là tiết kiệm hay bội chi chi phí giúp công ty quản lý tốt chi
phí giá thành theo từng công trình, từng giai đoạn, tìm ra nguyên nhân làm
tăng giảm giá thành để kịp thời đƣa ra các quyết định đúng, điều chỉnh hoạt
động sản xuất kinh doanh theo mục tiêu đã đề ra. Vì lý do này nên em chọn đề
tài nghiên cứu là “Phân tích giá thành và đề xuất các giải pháp giảm giá
thành sản phẩm tại công ty TNHH Khởi tiến”. Làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích giá thành, đề tài tiến hành đánh giá quá trình quản lý chi phí
sản xuất và kết quả thực hiện giá thành tại công ty, nhằm đề xuất một số biện
pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá tình hình hạch toán chi phí và giá thành sản phẩm xây dựng.
- Phân tích chi phí sản xuất của công ty.
- Phân tích biến động khoản mục giá thành.
- Xác định các nguyên nhân ảnh hƣởng đến chi phí sản xuất giá thành.
- Đề xuất một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm xây dựng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
1.3.1. Không gian

Đề tài đƣợc thực hiện tai công ty TNHH Khởi Tiến
1.3.2. Thời gian
- Đề tài đƣợc nghiên cứu trong thời gian từ 12/8/2013 đến 18/11/2013
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu của năm 2010, 2011, 2012 và 6
tháng đầu năm 2013.


3

1.3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Nội dung đề tài chủ yếu phân tích giá thành sản phẩm của công trình
“Trƣờng Tiểu học Hòa Tú 1”
1.4. Lƣợc khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
Võ Thị Cẩm Vân (2011) nghiên cứu “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm nƣớc tại công ty TNHH Một thành viên cấp nƣớc và môi
trƣờng đô thị Đồng Tháp” LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu
thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán và sử dụng phƣơng pháp so sánh để
phân tích. Luận văn tìm hiểu công tác kế toán chi phí và tính giá thành qua các
bảng hợp các khoản mục chi phí, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá
thành, phân tích biến động các khoản mục chi phi giá thành, đề ra giải pháp hạ
giá thành.
Đoàn Bảo Ngọc (2008) nghiên cứu “Phân tích giá thành tại công ty Cổ
Phần may Tiền Tiến Tỉnh Tiền Giang” LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác
giả thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán và thu thập số liệu sơ cấp bằng
phƣơng pháp thủ công, sử dụng phƣơng pháp so sánh, thay thế liên hoàn và
phỏng vấn để phân tích. Luận văn phân tích và đánh giá tình hình biến động
chung của giá thành qua các khoản mục chi phí giá thành tìm ra các nhân tố
ảnh hƣởng đến các khoản mục chi phí, sau đó đƣa ra các giải pháp giúp quản
lý tốt cho các khoản mục chi phí.
Lê Thị Huệ (2007) nghiên cứu “Xác định giá thành và phân tích biến

động chi phí hạng mục công trình xây dựng cầu Cái Trƣng”, LVTN đại học,
Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán, sử
dụng phƣơng pháp so sánh và phƣơng pháp so sánh liên hoàn để phân tích.
Luận văn tìm hiểu công tác tập hợp chi phí và tính giá thành bằng phƣơng
pháp hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh tính và phân bổ chi phí cho hạng
mục công trình, ghi sổ kế toán và phân tích biến động biến động lƣợng và
biến động giá các khoản mục chi phí giá thành, đề xuất một số giải phải tiết
kiệm chi phí cho công trình.
Đặng Thị Thu Thảo (2011) nghiên cứu “Phân tích biến động chi phí và
tính giá thành san lắp mặt bằng tại DNTN Tân Hiệp Phát II” LVTN đại học,
Đại học Cần Thơ. Tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ phòng kế toán của
công ty và sử dụng phƣơng pháp so sánh để phân tích và phƣơng pháp phân
tích biến động các khoản mục chi phí sản xuất. Luận văn trình bày công tác
tập hợp chi phí và tính giá thành của công trình qua các mẫu sổ sách và phân
tích biến động lƣợng và biến động giá các khoản mục chi phí giá thành, sau đó

4

đề xuất một số giải phải nhằm quản lý tốt các khoản mục chi phí giúp hạ thấp
giá thành cho doanh nghiệp.
Qua lƣợc khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu đều sử dụng các số liệu
thứ cấp thu thập từ phòng kế toán, bên cạnh đó còn tiến hành phỏng vấn nhân
viên kế toán và quan sát quy trình hạch toán luân chuyển chứng từ tại đơn vị.
Nội dung nghiên cứu chủ yếu là hạch toán tập hợp chi phí giá thành và tính giá
thành sau đó phân tích biến động các khoản mục chi phí giá thành. Tuy nhiên
từng doanh nghiệp khác nhau có các sản phẩm khác nhau thì việc hach toán và
phân tích cũng khác. Do vậy, luận văn này kế thừa phƣơng pháp nghiên cứu
của Võ Thị Cẩm Vân (2011), Đoàn Bảo Ngọc (2008), Lê thị huệ (2007), Đặng
Thị Thu Thảo (2011) để thực hiện phân tích giá thành. Vì sản phẩm của doanh
nghiệp xây lắp khác biệt với sản phẩm các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

nên công tác kế toán và phân tích đƣợc thực hiện riêng cho ngành xây lắp.
Trong luận văn phân tích thêm về chi phí sản xuất trong công ty thông qua
việc xác định các chỉ tiêu tổng chi phí, tỷ trọng chi phí, tỷ suất chi phí trên
doanh thu để đánh giá tình hình thực hiện chi phí của công ty. Vấn đề này ở
nghiên cứu của Đoàn Bảo Ngọc (2008), Lê thị huệ (2007) không có đề cập.


5

CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phƣơng pháp luận
2.1.1 Đặc điểm chung của ngành sản xuất xây lắp (Phan Đức Dũng,
2008, tr 349 -363)
2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất xây lắp
Sản xuất xây lắp là hoạt động xây dựng và lắp đặt dựa trên cơ sở các bản
vẽ thiết kế, các bản vẽ kết cấu để hoàn thành công trình đúng nhƣ thiết kế ban
đầu.
2.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất xây lắp
Sản xuất xây lắp là những công trình xây dựng , vật tƣ kiến trúc…có quy
mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm xây
lắp lâu dài…Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán sản phẩm
xây lắp nhất thiết phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công) quá trình
sản xuất xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thƣớc đo, đồng thời
để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp.
Sản phẩm xây lắp đƣợc tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với
chủ đầu tƣ (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp
không thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, ngƣời mua, ngƣời bán sản phẩm xây
lắp có trƣớc khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu…)
Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất (xe

máy thiết bị thi công, ngƣời lao động…) phải di chuyển theo địa điểm đặt sản
xuất. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng, hạch toán tài sản, vật tƣ
rất phức tạp do ảnh hƣởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và dễ mất mát hƣ
hỏng… Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình
bàn giao đƣa vào sử dụng thƣờng kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính
phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Quá trình thi công chia làm nhiều
giai đoạn, mỗi giai đoạn chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc
thƣờng diễn ra ngoài trời chịu tác động rất lớn các nhân tố môi trƣờng nhƣ
nắng, mƣa, lũ lụt… Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, giám sát chặc
chẽ sao cho bảo đảm chất lƣợng công trình đúng nhƣ thiết kế, dự toán.
2.1.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất
Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn để tập hợp chi
phí. Xác định đối tƣợng tập hợp chi phí là xác định nơi phát sinh chi phí và đối
tƣợng chịu chi phí. Đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là:

6

Theo sản phẩm hay đơn đặt hàng, sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
là công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Hàng tháng, chi phí phát sinh
có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì đƣợc tập hợp vào đối
tƣợng đó một cách thích hợp. Khi hoàn thành tổng chi phí theo đối tƣợng hạch
toán cũng chính là Z sản phẩm xây lắp.
Theo bộ phận sản phẩm, bộ phận sản phẩm xây dựng cơ bản là các giai
đoạn xây lắp của các công trình, hạng mục công trình có dự toán riêng. Hàng
tháng chi phí sản xuất phát sinh đƣợc tập hợp cho từng giai đoạn xây lắp có
liên quan. Khi hoàn thành, tổng cộng chi phí theo các giai đoạn chính là Z sản
phẩm.
Theo nhóm sản phẩm, đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp xây
lắp cùng lúc thi công một số công trình, hạng mục công trình theo cùng một
thiết kế (hoặc thiết kế gần giống) theo một phƣơng thức thi công nhất định và

trên cùng một địa điểm. Hàng tháng, chi phí sản xuất phát sinh đƣợc tập hợp
theo nhóm sản phẩm. Khi hoàn thành toàn bộ, kế toán phải xác định Z đơn vị
sản phẩm hoàn thành.
Theo giai đoạn công nghệ, đƣợc áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất
vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện lắp sẵn. Trong các doanh nghiệp đó, toàn
bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đƣợc chia ra thành nhiều giai đoạn
công nghệ, vật liệu đƣợc chế biến liên tục từ khâu đầu cho đến khâu cuối theo
một trình tự nhất định.
2.1.1.4 Đối tượng tính giá thành
Đối tƣợng tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là sản phẩm hoàn
chỉnh và sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ƣớc.
Sản phẩm hoàn thành (theo đơn đặt hàng) là công trình, hạng mục công
trình đã xây lắp xong đến giai đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình công nghệ
và chuẩn bị bàn giao cho đơn vị sử dụng. Giá thành sản phẩm hoàn thành là
thƣớc đo bù đắp chi phí đã bỏ ra nhƣng không đáp ứng yêu cầu quản lý kịp
thời vì chỉ tính đƣợc khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ƣớc là các đối tƣợng xây lắp
chƣa kết thúc toàn bộ công tác quy định trong thiết kế kỹ thuật mà chỉ kết thúc
việc thi công một giai đoạn nhất định (các giai đoạn, công việc hoặc khối
lƣợng xây lắp có thiết kế và dự toán riêng đã hoàn thành).
Giá thành sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ƣớc phục vụ kịp thời
cho việc kiểm tra tình hình sử dụng các loại chi phí.
Căn cứ xác định đối tƣợng giá thành:

7

- Phƣơng pháp lập dự toán
- Phƣơng pháp thanh toán giữa 2 bên A và B: thanh toán một lần hay
thanh toán nhiều lần.
2.1.2 Phân tích tình hình quản lý chi phí trong DNXL

2.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
a. Phân loại chi phí SXKD theo nội dung và tính chất kinh tế
Căn cứ vào tính chất kinh tế ban đầu của từng loại chi phí, những chi phí
có cùng nội dung và tính chất kinh tế đƣợc xếp vào cùng yếu tố chi phí, không
phân biệt mục đích công dụng và địa điểm phát sinh. Cách phân loại này chỉ
quan tâm chi phí phát sinh lần đầu, không kể các chi phí luân chuyển nội bộ
Toàn bộ chi phí của doanh nghiệp trong kỳ gồm có:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công
- Chi phí khấu hao và tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí khác bằng tiền
b. Phân loại chi phí SXKD theo mục đích và công dụng kinh tế của chi
phí
Theo phân loại này những chi phí có cùng mục đích, cùng công dụng
kinh tế sẽ đƣợc xếp chung vào cùng loại.
Tổng chi phí sản xuất kinh doanh gồm có:
- Chi phí sản xuất
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tùy theo yêu cầu quản lý các loại chi phí trên còn có thể chi tiết hơn,
thông thƣờng chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí sử dụng máy thi công
+ Chi phí sản xuất chung

8

c. Phân loại chi phí SXKD theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối

tượng kế toán chi phí
Theo cách phân loại này, chi phí SXKD đƣợc chi thành 2 loại: Chi phí
trực tiếp và chi phí gián tiếp.
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí trực tiếp liên quan đến từng đối
tƣợng kế toán tập hợp chi phí (nhƣ từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động,
đơn đặt hàng…); chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tƣợng chi chi
phí.
- Chi phí gián tiếp: Là các chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế
toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối
tƣợng tập hợp chi phí đƣợc, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh, sau đó
phân bổ cho từng đối tƣợng theo phƣơng pháp phân bổ gián tiếp.
d. Phân loại chi phí SXKD theo mối quan hệ của chi phí với quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh đƣợc chia thành 2
loại: Chi phí cơ bản và chi phí chung
- Chi phí cơ bản: là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công
nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí công cụ, dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản
cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm…
- Chi phí chung: là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất
có tính chất chung nhƣ chi phí quản lý ở các phân xƣởng, tổ, đội sản xuất bao
gồm chi phí sản xuất chung và chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1.2.2 Phân tích chi phí sản xuất trong DNXL (Nguyễn Đình Đỗ và
cộng sự, 2006, tr 155 -165)
a. Các chỉ tiêu phân tích
Tổng chi phí: Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh qui mô chi phí
của doanh nghiệp trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất
định để thi công xây lắp sản phẩm.
Tùy theo phạm vi phân tích để xác định phạm vi của chỉ tiêu: từng hạng

mục công trình, công trình hay toàn doanh nghiệp, ở khâu sản xuất hay cả sản
xuất và tiêu thụ (nếu quan tâm đến cả quá trình kinh doanh)…Trong phạm vi
này chỉ giới hạn ở khâu sản xuất, chế tạo sản phẩm.

9

Chỉ tiêu tổng chi phí bao gồm các yếu tố chi phí hoặc các khoản mục chi
phí hoặc các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất tổng hợp lại.
Công thức:



n
i
CPiCP
1
(2.1)
Trong đó: - CP: Tổng chi phí sản xuất của DN trong kỳ
- CPi: Chi phí sản xuất loại i
- i = (
n,1
): Số loại chi phí sản xuất
Chi phí đƣợc xác định theo dự toán CP
d
; theo kế hoạch CP
K
và theo thực
tế CP
t
. Căn cứ vào tài liệu dự toán, kế hoạch và kế toán, thống kê xác định giá

trị chỉ tiêu
Tỷ trọng chi phí: là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh khoản mục hoặc từng
loại chi phí chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng chi phí. Căn cứ vào chỉ tiêu
này ta có thể đánh giá đƣợc cơ cấu chi phí của doanh nghiệp
Công thức:
100x
CP
CPi
di 
(2.2)
Trong đó: - di: Tỷ trọng chi phí loại i
- CPi: Chi phí sản xuất loại i
- CP: Tổng chi phí của DN
Tỷ suất chi phí: là chỉ tiêu tƣơng đối đƣợc xác định bằng tỷ lệ phần trăm
chi phí chiếm trong giá trị khối lƣợng xây lắp hoặc giá trị khối lƣơng xây lắp
hoàn thành hoặc doanh thu tiêu thụ (giá trị xây lắp hoàn thành đƣợc nghiêm
thu).
Căn cứ vào chỉ tiêu này có thể đánh giá đƣợc tình hình tổ chức quản lý
SXKD nói chung và chất lƣợng quản lý nói riêng. Tỷ suất chi phí càng thấp thì
hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣơc lại.
Công thức:
100
),(
x
DTGklGxl
CP
Tcp 
(2.3)
Trong đó: - Tcp: Tỷ suất chi phí
- CP: Tổng chi phí của DN

- Gxl: Giá trị khối lƣợng xây lắp
- Gkl: Giá trị khối lƣợng xây lắp hoàn thành

10

- DT: Doanh thu tiêu thụ (giá trị khối lƣợng xây lắp hoàn
thành đƣợc quyết toán)
b. Phương pháp phân tích
- Sử dụng phƣơng pháp so sánh để đánh giá biến động của các chỉ tiêu
phân tích cụ thể: so sánh giữa thực tế với kế hoạch (hoặc dự toán) của từng chỉ
tiêu phân tích

CPkCPtCP 

)( CPkiCPtiCPi 


dtkdtidi 

(2.4)

TcpkTcptTcp 

Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn sự biến động ta cần thực hiện, đối
với
+ Tổng chi phí, tỷ suất chi phí kế hoạch (hoặc dự toán) ta phải điều chỉnh
theo giá trị khối lƣợng xây lắp hoặc doanh thu thƣc tế:
Công thức:
11 DT
DTk

CPk
xGxl
Gxlk
CPk
CPk
đ

(2.5)

1Gxl
CPk
Tcpk
đ
đ

(2.6)
Trong đó: - CPk
đ
: Tổng chi phí kế hoạch (dự toán) điều chỉnh theo giá trị
khối lƣợng xây lắp thực hiện
- Tcpk
đ
: Tỷ suất chi phí kế hoạch điều chỉnh theo giá trị khối
lƣợng xây lắp thực hiện
- Gxlk: Giá trị khối lƣợng xây lắp kế hoạch
- Gxl1: Giá trị khối lƣợng xây lắp thực tế
+ Tổng chi phí thực tế thực hiện có sự biến động lớn về giá cả, thì căn cứ
vào chỉ số giá chính phủ công bố đối với các loại vật tƣ, thiết bị…có liên quan
để loại trừ sự biến động giá ra khỏi chỉ tiêu loại trừ:
Công thức:

Ig
CPt
CPtg 
(2.7)
Trong đó: - Ig: Chỉ số biến động giá cả
- CPt: Chi phí thực tế
- CPtg: Chi phí thực tế đã loại trừ biến động giá cả

11

Lúc này, bắt đầu so sánh các chỉ tiêu chi phí thực tế đã loại trừ biến động
giá cả với chỉ tiêu chi phí kế hoạch (dự toán) đã đƣợc điều chỉnh theo giá trị
khối lƣợng xây lắp thực hiện.
Ta có:
đ
CPkCPtgCP 

- Sử dụng phƣơng pháp cân đối để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng
khoản mục chi phí
Ta có
CPcCPmCPncCPvlCP 

Trong đó: - CPvl: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- CPnc: Chi phí nhân công trực tiếp
- CPm: Chi phí sử dụng máy thi công
- CPc: Chi phí sản xuất chung
Điều chỉnh chi phí kế hoạch (dự toán)

đđđđđ
CPckCPmCPnckCPvlkCPk 


Loại trừ biến động giá khỏi chi phí thực tế (nếu có)

CPctCPmtCPnctCPvltCPt
lt


Sự biến động chi phí
đlt
CPkCPtCP 

Sự biến động tỷ suất chi phí
Gxlk
CPk
Gxl
CPt
Tcp
đlt

1

Do ảnh hƣởng của các nhân tố:
CPcCPmCPncCPvlCP 

Cụ thể:
CPvtkCPvltCPvl 


CPnckCPnctCPnc 


2.1.3 Phân tích giá thành sản phẩm trong DNXL (Nguyễn Đình Đỗ
và cộng sự, 2006, tr 173 -196)
2.1.3.1 Phân loại giá thành trong DNXL
a. Căn cứ vào cơ sở số liệu tính giá thành
Theo tiêu thức này giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp bao gồm:
Giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành thực tế.
- Giá thành dự toán sản phẩm xây lắp nhỏ hơn giá trị dự toán xây lắp
phần lãi định mức và thuế đƣợc xác định.
Công thức:
TLG
ĐMDTD

(2.8)

×