Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thương mại thanh phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 122 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH












ĐỖ HOÀNG OANH


KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI THANH PHONG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301










Tháng 12 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




ĐỖ HOÀNG OANH

MSSV: LT11438



KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ
KINH DOANH VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI THANH PHONG


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kế Toán
Mã số ngành: 52340301




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS: TRƯƠNG ĐÔNG LỘC







Tháng 12 năm 2013



ii

LỜI CẢM TẠ

Được sự giới thiệu của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại
học Cần Thơ và sự chấp thuận của Doanh nhiệp Tư nhân Thương mại Thanh
Phong, với vốn kiến thức đã học và qua hơn hai tháng thực tập tại Doanh
nghiệp, cùng với sự hướng dẫn của Thầy Trương Đông Lộc và sự giúp đỡ của
quý Doanh nghiệp em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Em xin gửi
lời cám ơn đến:
Toàn thể quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ nói chung và Khoa Kinh

tế - Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt cho chúng
em những kiến thức quý báu làm hành trang bước vào đời.
Tiến sĩ Trương Đông Lộc, thầy đã giành nhiều thời gian hướng dẫn,
giúp đỡ, đóng góp ý kiến và sữa chữa những sai sót của em trong suốt quá
trình thực hiện bài viết tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thanh Phong, cùng
toàn thể cán bộ, nhân viên đang công tác tại Doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo cho em những kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực tập tại Doanh
nghiệp.
Xin kính chúc quý thầy cô của trường Đại học Cần Thơ, Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các cán bộ và nhân viên đang làm việc tại Doanh nghiệp Tư
nhân Thương mại Thanh Phong được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thắng lợi
mới trong công tác.
Trân Trọng!

Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Đỗ Hoàng Oanh






iii

CAM KẾT


Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày 22 tháng 11 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Đỗ Hoàng Oanh



iv
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

……………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………






Ngày 22 tháng 11 năm 2013
Giám Đốc












v
MỤC LỤC



Trang



Bìa chính






Bìa phụ

i



Lời cảm tạ

ii



Trang cam kết

iii



Nhận xét của cơ quan thực tập

iv



Mục lục


v



Danh sách bảng

iix



Danh sách hình

ix



Danh mục từ viết tắt

xi
Chương 1
GIỚI THIỆU



1.1
Đặt vấn đề nghiên cứu

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1


1.1.1
Mục tiêu chung

2


1.1.2
Mục tiêu cụ thể

2

1.3
Phạm vi nghiên cứu

2


1.3.1
Phạm vi về không gian

2


1.3.2
Phạm vi về thời gian


2


1.3.3
Đối tượng nghiên cứu

2
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

3

2.1
Cơ sở lý luận

3


2.1.1
Một số vấn đề về kế toán xác định kết quả
kinh doanh

3


2.1.2
Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt
động kinh doanh


31

2.2
Phương pháp nghiên cứu

38


2.2.1
Phương pháp thu thập số liệu

38



vi


2.2.2
Phương pháp phân tích số liệu

38
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
THƯƠNG MẠI THANH PHONG

42

3.1

Vài nét sơ lược về DNTNTM Thanh Phong

42


3.1.1
Quá trình hình thành và phát triển của
DNTNTM Thanh Phong

42


3.1.2
Chức năng doanh nghiệp

42


3.1.3
Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

43

3.2
Cơ cấu tổ chức và quản lý Doanh nghiệp

43


3.2.1

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh
nghiệp

43


3.2.2
Tổ chức bộ máy kế toán

44

3.3
Chế độ kế toán vận dụng

44

3.4
Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của
Doanh nghiệp

46

3.5
Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển
của Doanh nghiệp

49


3.5.1

Thuận lợi

49


3.5.2
Khó khăn

49


3.5.3
Phương hướng phát triển

49
Chương 4
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH
VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN-
THƯƠNG MẠI THANH PHONG

51

4.1
Thực trạng kế toán xác định kết quả kinh doanh
tại DNTNTM Thanh Phong

51



4.1.1
Kế toán doanh thu-thu nhập

51


4.1.2
Kế toán giá vốn hàng bán

54


4.1.3
Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

55


4.1.4
Kế toán xác định kết quả kinh doanh

57


4.1.5
Phương pháp kiểm tra đối chiếu giữa sổ kế

58




vii
toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp


4.1.6
Lập báo cáo kỳ hạch toán

59

4.2
Phân tích doanh thu tại DNTNTM Thanh Phong

59


4.2.1
Phân tích doanh thu theo từng phần doanh
thu

59


4.2.2
Phân tích doanh thu theo cơ cấu sản phẩm

61

4.3
Phân tích chi phí


68


4.3.1
Phân tích chung về tình hình chi phí

68


4.3.2
Phân tích giá vốn hàng bán

69


4.3.3
Phân tích chi phí ngoài sản xuất

71


4.3.4
Chi phí khác

72

4.4
Phân tích lợi nhuận


72


4.4.1
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

72


4.4.2
Lợi nhuận khác

74


4.4.3
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lơi
nhuận từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ

75

4.5
Phân tích các chỉ tiêu

84


4.5.1
Các chỉ số hoạt động


84


4.5.2
Các chỉ số về khả năng sinh lời

85

4.6
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch
toán kế toán và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh tại DNTNTM Thanh Phong

87


4.6.1
Nhận xét

87


4.6.2
Giải pháp

88
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


92

5.1
Kết luận

92

5.2
Kiến nghị

92

TÀI LIỆU THAM KHẢO

95




viii
DANH SÁCH BẢNG

STT
Tên bảng
Trang
3.1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp
2010-2012 và 6 tháng 2013
46
4.1

Doanh thu theo thành phần 2010-2012
59
4.2
Doanh thu theo mặt hàng 2010-2012
64
4.3
Tình hình chi phí của Doanh nghiệp 2010-2012
69
4.4
Tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp 2010-
2012
73
4.5
Lợi nhuận khác của Doanh nghiệp 2010-2012
74
4.6
Doanh thu – giá vốn hàng bán 2010-2011
76
4.7
Doanh thu – giá vốn hàng bán 2011-2012
80
4.8
Các chỉ số hoạt động của Doanh nghiệp 2010-2012
84
4.9
Các chỉ số về khả năng sinh lời của Doanh nghiệp 2010-
2012
85

















ix
DANH SÁCH HÌNH

STT
Tên hình
Trang
2.1
Tài khoản 632
4
2.2
Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán
5
2.3
Tài khoản 635
6
2.4

Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính
7
2.5
Tài khoản 641
8
2.6
Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
9
2.7
Tài khoản 642
10
2.8
Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
11
2.9
Tài khoản 811
12
2.10
Sơ đồ hạch toán chi phí khác
13
2.11
Tài khoản 511
15
2.12
Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
16
2.13
Tài khoản 512
17
2.14

Sơ đồ hạch toán doanh thu bán hàng nội bộ
18
2.15
Tài khoản 515
20
2.16
Sơ đồ hạch toán doanh thu hoạt động tài chính
21
2.17
Tài khoản 711
22
2.18
Sơ đồ hạch toán thu nhập khác
23
2.19
Tài khoản 821
25
2.20
Sơ đồ hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp
26
2.21
Tài khoản 911
27
2.22
Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh
28
2.23
Tài khoản 421
29
2.24

Sơ đồ hạch toán lợi nhuận chưa phân phối
30
3.1
Sơ đồ bộ máy quản lý của DNTNTM Thanh Phong
43
3.2
Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán nhật ký - sổ cái
45



x
4.1
Doanh thu theo thành phần 2010-2012
60
4.2
Tình hình doanh thu phân Urea 2010-2012
62
4.3
Tình hình doanh thu phân DAP 2010-2012
63
4.4
Tình hình doanh thu phân 20-20-15 ĐT 2010-2012
65
4.5
Tình hình doanh thu phân 23-23-0 ĐT 2010-2012
66
4.6
Tình hình doanh thu phân 20-20-15 AP 2010-2013
67

4.7
Tình hình doanh thu các loại phân khác 2010-2012
68
4.8
Giá vốn hàng bán qua của Doanh nghiệp 2010-2012
70
4.9
Chi phí ngoài sản xuất của Doanh nghiệp 2010-2012
71
























xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTC:
Bộ Tài chính
CP:
Chi phí
CPBH:
Chi phí bán hàng
CP QLDN:
Chi phí quản lý doanh nghiệp
CB-CNV:
Cán bộ công nhân viên
DNTN:
Doanh nghiệp tư nhân
DN;
Doanh nghiệp
DNTN-TM :
Doanh nghiệp tư nhân thương mại
GTGT:
Giá trị gia tăng
GVHB:
Giá vốn hàng bán
QĐ:
Quyết định
K/C:
Kết chuyển
KQKD:

Kết quả kinh doanh
XĐKQKD:
Xác định kết quả kinh doanh
PSN:
Phát sinh nợ
PSC:
Phát sinh có
TSCĐ:
Tài sản cố định
TK:
Tài khoản
VTNN:
Vật tư nông nghiệp









1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, cùng với sự phát triển
của khoa học kĩ thuật thì bất kì một công ty, một doanh nghiệp nào khi tham
gia vào lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cũng điều mong muốn rằng
sản phẩm của mình được người tiêu dùng chấp nhận. Nhất là ở một đất nước

đang trên đà phát triển như nước ta hiện nay; nền kinh tế nhiều thành phần, thị
trường tự do cạnh tranh đã đặt ra cho DN nhiều khó khăn thử thách mới và
phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía thị trường. Thế thì “DN phải làm gì
để tồn tại và phát triển?, kinh doanh như thế nào để có hiệu quả?, doanh thu có
đủ để trang trải được toàn bộ chi phí hay không?, Làm thế nào để tối đa hóa
lợi nhuận?…”. Đó là những câu hỏi chung mà các DN quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó việc xác định kết quả kinh doanh cũng được coi là một
trong những tiêu chuẩn quan trọng để đảm bảo cho sự an toàn và khả năng
mang lại thắng lợi cho các quyết định kinh doanh. Bởi lẽ, một doanh nghiệp
kinh doanh có lợi nhuận thì mới phát triển, doanh nghiệp có phát triển thì
nền kinh tế mới hưng thịnh đó là mối quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Do
đó, DN cần nắm được tình hình sản xuất và tiêu thụ của mình xem hoạt động
của DN có hiệu quả không? khả năng sinh lời có cao không? Để từ đó DN có
biện pháp khắc phục nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên trên thực tế
không phải DN nào cũng làm tốt được vấn đề này!
Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thanh Phong cũng không nằm ngoài
xu hướng đó, là một Doanh nghiệp Thương mại hoạt động trong lĩnh vực phân
phối các sản phẩm vật tư nông nghiệp. Sản phẩm chủ yếu là phân bón các loại
nội, ngoại nhập. Doanh nghiệp còn là một trong những nhà phân phối lớn của
công ty phân bón Bình Điền, nhà máy phân bón Hiệp Phước,….và để đạt
được lợi nhuận cao nhất thì Doanh nghiệp phải phân phối và tiêu thụ ngày
càng nhiều sản phẩm.
Với những lí do trên cùng với kiến thức của bản thân nên trong lần đi
thực tập này tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thanh Phong em quyết
định chọn đề tài “Kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thanh Phong”
để tìm hiểu sự khác biệt giữa lý thuyết đã học và thực tế tại DN như thế nào,
qua đó bổ sung thêm kiến thức thực tế để làm hành trang khi ra trường.





2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là tìm hiểu công tác kế toán xác định kết
quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiêp
Tư nhân Thương mại Thanh Phong, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Doanh nghiệp;
 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;
 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Doanh nghiệp.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài này được thực hiện tại Doanh nghiệp Tư nhân Thương mại Thanh
Phong.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Số liệu phân tích của đề tài được thu thập qua 3 năm từ năm 2010 đến
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là công tác kế toán xác định kết
quả kinh doanh và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh
nghiêp Tư nhân Thương mại Thanh Phong.













3
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số vấn đề về kế toán xác định kết quả kinh doanh
2.1.1.1. Kế toán giá vốn hàng bán
 Khái niệm
Là giá trị thực tế xuất kho của số hàng hóa, sản phẩm (hoặc gồm cả chi
phí mua hàng phân bổ cho số hàng hóa đã bán ra trong kỳ đối với doanh
nghiệp thương mại, hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn
thành và đã xác định là tiêu thụ), và các khoản khác được tính vào giá vốn để
xác định kết quả kinh doanh trong kỳ.
Phương pháp tính giá xuất kho:
- Giá thực tế đích danh;
- Giá thực tế bình quân gia quyền;
- Giá nhập trước xuất trước (Fifo);
- Giá nhập sau xuất trước (Lifo).
 Chứng từ hạch toán
- Hóa đơn bán hàng thông thường;
- Hóa đơn GTGT;
- Bảng kê bán lẻ hàng hóa;
- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho;
- Sổ chi tiết bán hàng…

 Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán”, tài khoản này dùng để theo dõi giá
vốn hàng bán của thành phẩm đã xác định tiêu thụ, tài khoản 632 được áp
dụng cho cả doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hoặc
kiểm kê định kỳ.







4




















Hình 2.1: Tài khoản 632
 Nguyên tắc hạch toán
Nội dung cơ bản của chỉ tiêu giá vốn hàng bán ở các doanh nghiệp sản
xuất là giá thành sản xuất thực tế của các loại sản phẩm đã bán được từng kỳ
kế toán. Ngoài ra còn có những khoản khác cũng tính vào giá vốn hàng bán
trong kỳ:
- Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công nhân trực tiếp trên mức bình
thường.
- Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Trị giá vốn của thành phẩm đã được
xác định là tiêu thụ trong kỳ.
- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất
xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn
thành.
- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho
đầu kỳ bao gồm hàng tồn trong kho
của doanh nghiệp, hàng tồn tại kho của
các đơn vị mà doanh nghiệp gửi hàng
bán, hàng tồn tại các quầy, các kệ
trưng bày sản phẩm…


- Trị giá vốn của thành phẩm đã
được xác định là tiêu thụ trong kỳ
nhưng do một số nguyên nhân
khác nhau bị khách hàng trả lại
và từ chối thanh toán.

- Kết chuyển trị giá vốn của thành
phẩm thực tế đã được xác định là
tiêu thụ trong kỳ vào bên Nợ TK
911.
- Kết chuyển trị giá vốn của thành
phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ
TK 155, Kết chuyển trị giá vốn
của thành phẩm thực tế đã được
xác định là tiêu thụ trong kỳ vào
bên Nợ TK 911.
Tài khoản 632



5
- Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho, sau khi trừ phần bồi
thường trách nhiệm do cá nhân gây ra.
Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu


Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán giá vốn hàng bán



TK 632
TK 155, 156
TK 159
TK 152, 153, 138
TK 911
TK 155, 156, 157

Sản phẩm sản xuất xong tiêu
thụ
Hàng gửi đi
bán được
Xuất kho thành
phẩm, hàng
hóa để bán
Trích lập dự
phòng giảm giá
hàng tồn kho
Phản ánh khoản
hao hụt
K/c giá vốn hàng
bán
Thành phẩm,
hàng hóa đã bán
bị trả lại nhập kho

TK 154
TK 157
TK 159
Hoàn nhập dự
phòng giảm giá
hàng tồn kho
xác định
là tiêu
thụ
Ngay không qua nhập kho
Hàng gửi
Đi bán




6
2.1.1.2. Kế toán chi phí tài chính
 Khái niệm:
- Chi phí tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông
thường của doanh nghiệp, như chi phí lãi vay, chi phí liên quan đến các hoạt
động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền Chi phí
tài chính bao gồm các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính,
chi phí cho vay và đi vay, các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán
ngoại tệ
 Chứng từ hạch toán:
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Các chứng từ gốc có liên quan
 Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 635 “chi phí tài chính” tài khoản này dùng để phản ánh
những khoản chi phí hoạt động tài chính.
Tài khoản 635














Hình 2.3: Tài khoản 635

- Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng
bán các khoản đầu tư.
- Chi phí lãi tiền vay, lãi mua hàng trả
chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính.
- Chiết khấu thanh toán cho người
mua.
- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng
khoán.
- Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ
của hoạt động liên doanh (lỗ tỷ giá đã
thực hiện).

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ
chi phí tài chính phát sinh vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”.



7
 Nguyên tắc hạch toán:
- Chi phí tài chính được ghi nhận dựa trên các khoản chi phí liên quan
trực tiếp đến việc mua cổ phiếu, căn cứ vào giấy xác nhận sở hữu cổ phiếu,
căn cứ vào biên bản góp vốn, chia lãi do các bên thỏa thuận hoặc các chứng từ
mua bán khoản đầu tư đó.
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:



Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính.

TK 635
TK 333
TK 214
TK 413
TK 129, 229
TK 911
Các khoản chi phí
liên quan hoạt
động đầu tư chứng
khoán, bất động
sản
Các khoản thiệt hại
các khoản lỗ
Thuế các khoản
phải nộp
Khấu hao tài sản
cho thuê hoạt động
Chênh lệch tỷ giá
(ngoại tệ giảm)
Cuối kỳ hoàn nhập
dự phòng giảm giá
đầu tư
K/c xác định
KQKD
TK 111, 112, 141, 311, 341
TK 111, 128, 221, 222,

228



8
2.1.1.3. Kế toán chi phí bán hàng
 Khái niệm:
- Chi phí bán hàng là toàn bộ các chi phí có liên quan đến việc tiêu thụ
sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp, bao gồm: chi phí bảo quản, đóng gói,
vận chuyển; chi phí chào hàng, giới thiệu, quảng cáo; chi phí hoa hồng đại lý;
chi phí bảo hành sản phẩm…
 Chứng từ hạch toán:
- Hóa đơn giá trị gia tăng;
- Giấy báo nợ, giấy báo có;
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Bảng kê thanh toán tạm ứng;
- Các chứng từ gốc khác có liên quan…
 Tài khoản sử dụng:
Tài khoản 641





Hình 2.5: Tài khoản 641
 Nguyên tắc hạch toán:
- Kế toán chi tiết cho từng loại chi phí theo quy định, theo từng nội dung.
Tùy theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh
nghiệp cụ thể mà chi phí bán hàng có thể được mở thêm một số nội dung khác.
Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng vào bên Nợ tài khoản 911.







- Kết chuyển chi phí bán hàng vào TK
911 “Xác định kết quả kinh doanh”
trong kỳ
- Tập hợp các chi phí phát sinh
liên quan đến quy trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ.





9
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:


Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán chi phí bán hàng
TK 334, 338
TK 111, 112, 1388
Tiền lương và
các khoản trích
theo lương
Ghi giảm chi
phí bán hàng
TK 152, 153

Chi phí vật liệu
dụng cụ cho
bán hàng
TK 241
Chi phí khấu
hao phục vụ
cho bán hàng
TK 142, 242, 335
Chi phí phân bổ
dần chi phí
trích trước
TK 111,
112, 331
TK 133
Chi phí mua
ngoài phục
vụ bán hàng
TK 133
Thuế GTGT
không được
khấu trừ tính
vào CPBH
TK 911
TK 142
Chờ kết chuyển
Chờ k/c xác định
KQKD (*)
(*)
TK 641




10
2.1.1.4. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
 Khái niệm:
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí có liên quan chung đến toàn
bộ hoạt động quản lý điều hành chung của doanh nghiệp, bao gồm các chi phí:
tiền lương nhân viên, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao
tài sản cố định, các chi phí khác bằng tiền…
 Chứng từ hạch toán:
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn thông thường;
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
- Bảng kê thanh toán tạm ứng;
- Các chứng từ khác có iên quan…
 Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” dùng để phản ánh các chi
phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong một kỳ hạch toán.
Tài khoản 642






Hình 2.7: Tài khoản 642
 Nguyên tắc hạch toán:
- Kế toán chi tiết từng nội dung chi phí theo quy định của Nhà nước, tùy
theo đặc điểm kinh doanh, yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp
cụ thể có thể mở thêm một số nội dung chi phí khác. Cuối kỳ, kế toán kết

chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản 911.



- Tập hợp cho chi phí quản lý doanh
nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ.
- Các khoản ghi giảm chi phí quản
lý doanh nghiệp.
- Cuối kỳ, kết chuyển vào TK 911
“Xác định kết quả kinh doanh”.




11
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:


Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp

TK 642
Tiền lương và
các khoản trích
theo lương
Ghi giảm chi
phí QLDN
TK 152, 153, 338
Chi phí vật liệu
dụng cụ cho
QLDN

TK 241
Chi phí khấu
hao phục vụ
QLDN
TK 142, 242, 335
Chi phí phân bổ
dần chi phí
trích trước
TK 111,
112, 331
TK 133
Chi phí mua
ngoài phục
vụ QLDN
TK 333
Các khoản phải
nộp (nếu có)
TK 911
TK 142
Chờ kết chuyển
Chờ k/c xác định
KQKD (*)
(*)
TK 334, 338
TK 111, 112, 1388



12
2.1.1.5. Kế toán chi phí hoạt động khác

 Khái niệm:
- Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng
biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là
những khoản chi phí bỏ sót từ những năm trước. Chi phí khác bao gồm: chi
phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và
nhượng bán TSCĐ; tiền phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng kinh tế…
 Chứng từ hạch toán:
- Phiếu thu, phiếu chi;
- Giấy báo Nợ, giấy báo Có;
- Hóa đơn GTGT;
- Các chứng từ gốc khác có liên quan…
 Tài khoản sử dụng:
- Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện
hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh
nghiệp.
Tài khoản 811





Hình 2.9: Tài khoản 811
 Nguyên tắc hạch toán:
- Kế toán phải theo dõi các khoản chi phí khác phát sinh. Tài khoản này
phản ánh các khoản chi phí của các hoạt động ngoài các hoạt động sản xuất
kinh doanh tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Cuối kỳ được kết chuyển về tài
khoản 911 và không có số dư.

- Các khoản chi phí khác phát sinh
trong kỳ.

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn
bộ các khoản chi phí khác phát sinh
trong kỳ vào TK 911 “Xác định kết
quả kinh doanh”.




13
TK 811

TK 211

TK 152, 1381

TK 111, 112

TK 911

Giá trị còn lại của
TSCĐ được thanh lý
nhượng bán
Giá trị vật liệu, tài sản
bị thiếu, mất không rõ
nguyên nhân
Các khoảng tiền bị
phạt
K/c xác định
KQKD


 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí khác
2.1.1.6. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Khái niệm
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá trị các lợi ích doanh
nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Doanh thu chỉ bao gồm tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi
ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được
coi là doanh thu.
Điều kiện ghi nhận doanh thu. Doanh thu được ghi nhận khi thỏa mãn
các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích kinh tế gắn liền
với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.

×