Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

khảo sát chất lượng không khí trên một số tuyến đường tại địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 71 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TNTN
BM. KỸ THUT MÔI TRƯỜNG
o0o








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI





















Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. PHẠM VĂN TOÀN Võ Thị Mỹ Ngọc MSSV: 1100919
Tô Kim Tơ MSSV: 1100955







KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ
TRÊN MT S TUYN ĐƯỜNG
TẠI ĐA BÀN THÀNH PH CẦN THƠ

2013
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang ii


XÁC NHN CỦA CÁN B HƯỚNG DẪN
  


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2013






TS. Phạm Văn Toàn














LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang iii


NHN XÉT CỦA CÁN B PHẢN BIỆN
  


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2013




















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang iv



LỜI CẢM ƠN



Trong thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát và đánh giá chất
lượng không khí trên một số tuyến đường tại địa bàn thành phố Cần Thơ”
chúng tôi đã tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm quý báu, đồng thời cũng cố lại một
phần kiến thức trong chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, học tập thêm nhiều kỹ
năng tốt cho công việc sau này. Từ đó, có được bước tiền đề để tiếp tục thực hiện
ước mơ của mình trong công việc tương lai.
Lời cảm ơn đầu tiên, những người con yêu thương xin gửi đến cha mẹ, quý sinh
thành dưỡng dục đã thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ, động viên và đã đồng hành cùng
con trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Chúng con xin hứa sẽ cố
gắng sống, học tập và làm việc thật tốt để trở thành người công dân có ích cho xã
hội, khi đó chúng con sẽ là niềm tự hào của cha mẹ. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn
này đến các anh, chị, em và gia đình đã quan tâm khi cần thiết.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cố vấn học tập Huỳnh Long Toản cùng với quý
thầy cô trong Khoa Môi trường & TNTN – Trường Đại học Cần Thơ đã giúp đỡ
chúng tôi trong suốt 3,5 năm học tập tại trường. Đặc biệt là thầy Phạm Văn Toàn đã
giành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn, góp ý trong suốt quá trình chúng tôi thực
hiện đề tài. Những ý kiến và hướng dẫn của Thầy làm cho đề tài được hoàn chỉnh
hơn.
Chân thành cảm ơn các thầy cô phụ trách Phòng thí nghiệm của Bộ môn Kỹ Thuật
Môi Trường, Khoa Môi Trường & TNTN đã tạo điều kiện tốt cho chúng tôi trong
quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn các bạn lớp Kỹ thuật môi trường khóa 36 đã chia sẻ kiến thức, động viên
chúng tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này.
Chúng tôi xin chúc cho cha mẹ, quý thầy, cô luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt.

Chúc tập thể lớp KTMT K36 luôn đoàn kết và thành công trong công việc.
Chân thành cảm ơn.
Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Võ Thị Mỹ Ngọc Tô Kim Tơ



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang v


TÓM TẮT ĐỀ TÀI



Đề tài: “Đánh giá chất lượng không khí trên một số tuyến đường tại điạ bàn Thành
phố Cần Thơ” được thực hiện trong học kì 1, năm học 2013 – 2014. Với mục tiêu
nhằm khảo sát chất lượng không khí trong trung tâm Thành phố Cần Thơ. Đồng
thời đưa ra đánh giá và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí do giao
thông trong thời gian khảo sát, thu mẫu tại các điểm khảo sát, tiến hành phân tích
mẫu, xử lý số liệu và đánh giá. Kết quả quan trắc cho thấy nồng độ khí CO, SO
2
,
NO
2
không vượt mức cho phép của QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật

quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Qua số liệu phân tích cho thấy nồng
độ các chất khí ô nhiễm phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng các loại phương tiện giao
thông trên đường, bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm trong không
khí. Từ đó, đề xuất một số biện pháp hạn chế nồng độ các chất ô nhiễm như: Tăng
cường tuyên truyền sử dụng phương tiện giao thông công cộng và phương tiện
không phát sinh khí thải, trồng cây xanh hai bên lề đường, tuyên truyền nâng cao ý
thức cộng đồng về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí.


















LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang vi



CAM KẾT



Chúng tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên
cứu của chúng tôi. Số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này là trung thực,
chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Chúng tôi xin cam kết, mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện





Võ Thị Mỹ Ngọc Tô Kim Tơ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang vii
MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN iii
LỜI CẢM ƠN iv
TÓM TẮT ĐỀ TÀI v
CAM KẾT vi
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG ix

DANH SÁCH HÌNH x
Chương 1 GIỚI THIỆU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1
1.4 THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.5 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 2
1.5.1 Phương tiện nghiên cứu 2
1.5.2 Phương pháp thực hiện 2
1.5.3 Thời gian thu mẫu 2
Chương 2 4
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG 4
2.1.1 Diện tích 4
2.1.2 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 4
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 5
2.1.4 Hiện trạng môi trường không khí ở TP Cần Thơ 6
2.2 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (ONKK) 8
2.2.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí 8
2.2.2 Phân loại nguồn ô nhiễm không khí 8
2.2.3 Các chất ô nhiễm và tác hại của chúng 9
2.3 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ 13
2.3.1 Sơ lược về phương tiện giao thông đường bộ 13
2.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính tại thành phố Cần Thơ 14
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
3.1 THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, CHU KÌ LẤY MẪU 17
3.1.1 Thời gian 17
3.1.2 Địa điểm 17

3.1.3 Chu kì 17
3.2 PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN 17
3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
3.3.1 Bụi lơ lửng 20
3.3.2 Cacbon Monoxit (CO) 22
3.3.3 Khí Sulfur dioxit (SO
2
) 24
Hóa chất: 24
3.3.4 Nitơ đioxit (NO
2
) 26
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 29
4.1 BIẾN ĐỘNG CÁC NHÓM PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG Ở CÁC ĐIỂM KHẢO
SÁT 29
4.1.1 Thành phần phương tiện giao thông 29
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang viii
4.1.2 Lưu lượng phương tiện giao thông 30
4.2 DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TẠI KHU VỰC KHẢO SÁT 32
4.2.1 Khí CO 32
4.2.2 Khí SO
2
33
4.2.3 Khí NO
2
35
4.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ KHÍ VỚI LƯU LƯỢNG XE TẠI TỪNG
TUYẾN ĐƯỜNG 36

4.3.1 Tuyến đường Hùng Vương – Trần Phú 36
4.3.2 Tuyến đường 30 Tháng 4 – Đại Lộ Hòa Bình 38
4.3.3 Tuyến đường 3 Tháng 2 – Trần Hưng Đạo 40
4.3.4 Tuyến đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng 8 41
4.3.5 Tuyến đường Nguyễn Văn Linh – 91B 43
4.4 HÀM LƯỢNG BỤI LƠ LỬNG TẠI THỜI ĐIỂM KHẢO SÁT 46
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48
5.1 KẾT LUẬN 48
5.2 KIẾN NGHỊ 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHỤ LỤC 50
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang ix
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Các triệu chứng xuất hiện tương ứng với các nồng độ CO 10
và mức Hb.CO trong máu 10
Bảng 2.2 Tác hại của CO
2
theo nồng độ 11
Bảng 2.3 Tác hại của SO
2
đối với con người và động vật 12
Bảng 2.4 Tác hại của NO
2
phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc 13
Bảng 2.5 Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô 14
Bảng 2.6 Số lượng phương tiện giao thông đường bộ đăng kí mới tại TPCT 15
Bảng 2.7 Chất lượng không khí tại một số KCN 16
Bảng 4.1 Số lượng trung bình từng loại xe tại các tuyến đường quan trắc 30

Bảng 4.2 Hàm lượng bụi lơ lửng trung bình tại các điểm khảo sát 46





































LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang x
DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Nồng độ khí CO trung bình từ năm 2010 – 2012 6
theo khu vực quan trắc 6
Hình 2.2 Nồng độ khí SO
2
trung bình từ năm 2010 – 2012 7
theo khu vực quan trắc 7
Hình 2.3 Nồng độ khí NO
2
trung bình từ năm 2010 – 2012 7
theo khu vực quan trắc 7
Hình 2.4 Hàm lượng bụi trung bình từ năm 2010 – 2012 8
theo khu vực quan trắc 8
Hình 3.1 Dụng cụ, thiết bị thu mẫu khí 18
Hình 3.2 Đường quan hệ giữa năng lượng tích trữ của pin con ó đại (1,5V) 19
với thời gian thu khí ở lưu lượng 0,5 L/phút. 19
Hình 3.3 Đường quan hệ giữa năng lượng tích trữ của pin con ó đại (1,5V) 19
với thời gian thu khí ở lưu lượng 1,5 L/phút. 19
Hình 3.4 Máy đo nồng độ bụi Sibata PS - 43 20

Hình 4.1 Tỉ lệ (%) các loại phương tiện giao thông trong 1 giờ 29
ở các vị trí khảo sát. 29
Hình 4.2 Lưu lượng giao thông tại các tuyến đường khảo sát 31
Hình 4.3 Nồng độ khí CO trung bình tại các tuyến đường khảo sát 32
Hình 4.4 Lưu lượng xe gắn máy trung bình tại các tuyến đường khảo sát 32
Hình 4.5 Nồng độ khí SO
2
trung bình tại các tuyến đường khảo sát 33
Hình 4.6 Lưu lượng xe ô tô và xe tải trung bình tại các tuyến đường khảo sát 34
Hình 4.7 Nồng độ khí NO
2
trung bình tại các tuyến đường khảo sát 35
Hình 4.8 Mối tương quan giữa nồng độ khí CO với lưu lượng xe máy 36
tại tuyến đường Hùng Vương – Trần Phú. 36
Hình 4.9 Mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
, NO
2
với xe tải và xe ô tô 37
tại tuyến đường Hùng Vương – Trần Phú 37
Hình 4.10 Mối tương quan giữa nồng độ khí CO với lưu lượng xe gắn máy 38
tại tuyến đường 30 Tháng 4 – Đại Lộ Hòa Bình 38
Hình 4.11 Mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
, NO
2
với xe tải và xe ô tô 39
tại tuyến đường 30 Tháng 4 – Đại Lộ Hòa Bình 39
Hình 4.12 Mối tương quan giữa nồng độ khí CO với lưu lượng xe gắn máy 40
tại tuyến đường 3 Tháng 2 – Trần Hưng Đạo 40

Hình 4.13 Mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
, NO
2
với xe tải và xe ô tô 41
tại tuyến đường 3 Tháng 2 – Trần Hưng Đạo 41
Hình 4.14 Mối tương quan giữa nồng độ khí CO với lưu lượng xe gắn máy 42
tại tuyến đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng 8 42
Hình 4.15 Mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
, NO
2
43
với lưu lượng xe tải và xe ô tô 43
tại tuyến đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng 8 43
Hình 4.16 Mối tương quan giữa nồng độ khí CO với lưu lượng xe gắn máy 44
tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh – 91B 44
Hình 4.17 Mối tương quan giữa nồng độ khí SO
2
, NO
2
45
với lưu lượng xe tải và xe ô tô 45
tại tuyến đường Nguyễn Văn Linh – 91B 45
Hình 4.18 Nồng độ bụi lơ lửng trung bình tại các tuyến đường 47

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CBHD: TS. PHẠM VĂN TOÀN

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang xi
DANH MỤC TỪ VIT TẮT

BTNMT: Bộ Tài nguyên và Môi Trường
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
KCN: Khu công nghiệp
ONKK: Ô nhiễm không khí
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TPCT: Thành phố Cần Thơ





Chương 1 GIỚI THIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 1
Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thời xa xưa, môi trường thiên nhiên nói chung và môi trường không khí nói
riêng vốn là trong sạch, nó tự điều chỉnh cân bằng và không bị ô nhiễm. Nó rất
thuận lợi, tiện nghi cho con người cũng như mọi sinh vật. Nhưng điều này đã đi vào
d vãng. Hiện nay ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành mối quan tâm chung
của thế giới. Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa
đang là nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm trầm trọng môi trường sống, làm
ảnh hưởng tới cuộc sống cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội tương lai.
Ở Việt Nam, ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu
gắn liền với sự phát triển quốc gia. Như chúng ta đã biết thì trong mọi lnh vực sinh
hoạt và sản xuất đều thải ra một lượng lớn những chất gây ô nhiễm không khí do
các quá trình đốt cháy nhiên liệu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật… Và các
quá trình này đã phát thải vào bầu khí quyển các chất thải độc hại như: CO, CO
2

,
SO
2
, NO
2
, NH
3
, H
2
S, bụi… gây ra các ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khí quyển
như: sự biến đổi khí hậu, sự suy giảm tầng ozon, mưa axit…
Theo đánh giá của các cơ quan môi trường, ô nhiễm giao thông là 1 trong 6
nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng ở các đô thị hiện nay. Đặc biệt mức độ
ô nhiễm do các phương tiện tham gia giao thông gây ra tác động trực tiếp lên người
đi đường, mang đến những hậu quả không nhỏ cho sức khỏe con người. Do đó, cần
có những giải pháp cấp bách nhằm hạn chế ô nhiễm giao thông, góp phần giảm mức
độ ô nhiễm không khí đô thị, giữ gìn sức khỏe cho con người.
Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực đồng
bằng sông Cửu Long. Các khu công nghiệp, khu thương mại, dịch vụ… ngày càng
được mở rộng. Cần Thơ có các tuyến đường lớn chạy qua là quốc lộ 1A, quốc lộ 91
đi An Giang, quốc lộ 81 đi Kiên Giang. Do đó, các phương tiện giao thông vận tải
đi lại trên địa bàn Thành phố Cần Thơ ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng ô nhiễm
không khí do các phương tiện giao thông thải ra càng cao.
Xuất phát từ vấn đề trên đề tài “ Khảo sát và đánh giá chất lượng không khí
trên một số tuyến đường tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ” nhằm khảo sát, đánh giá
được chất lượng không khí trên một số tuyến đường tại địa bàn Thành Phố Cần
Thơ. Đồng thời đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí nếu vượt quá
ngưỡng cho phép.
1.2 MỤC TIÊU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Khảo sát chất lượng môi trường không khí tại khu vực tiến hành nghiên cứu.

- Đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí.
- Làm nghiên cứu cơ sở cho các nghiên cứu kế tiếp có liên quan.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phân tích các chỉ tiêu: CO, SO
2
, NO
2
, bụi ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông.
Thực hiện quan trắc tại các tuyến đường:
Chương 1 GIỚI THIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 2
 Tuyến đường 3 tháng 2 – Trần Hưng Đạo.
 Tuyến đường Hùng Vương – Trần Phú.
 Tuyến đường 30 tháng 4 – Đại Lộ Hòa Bình.
 Tuyến đường Nguyễn Văn Linh – 91B.
 Tuyến đường Nguyễn Trãi – Cách Mạng Tháng 8.
1.4 THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Học kì 1 năm học 2013 – 2014.
1.5 NI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1.5.1 Phương tiện nghiên cứu
- Dụng cụ thu và phân tích mẫu:
+ Khí:
 Thiết bị dụng cụ thu khí theo nguyên tắc hoạt động của bộ thu khí Desaga
theo TCVN 5971: 1995 và TCVN 6137: 1996 sử dụng pin để chạy thiết bị
thu mẫu.
 Dụng cụ phân tích: Chai, lọ, ống thủy tinh, tủ ủ, bình định mức, erlen,
beaker, máy hút chân không,
+ Bụi: Máy đo nồng độ bụi Sibata PS – 43, các dụng cụ xác định bụi lơ lửng, giấy
lọc.

1.5.2 Phương pháp thực hiện
Các chỉ tiêu CO, SO
2
, NO
2
, bụi được phân tích dựa trên tiêu chuẩn hiện hành theo
từng chỉ tiêu bằng các thiết bị phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Kỹ Thuật Môi
Trường – Khoa Môi Trường & TNTN – Trường Đại học Cần Thơ.
Đánh giá kết quả phân tích dựa theo QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
1.5.3 Thời gian thu mẫu
Các thời điểm thu mẫu trong ngày:
Thời điểm 1: Từ 6h30 – 7h30.
Thời điểm 2: Từ 11h30 – 12h30.
Thời điểm 3: Từ 16h30 – 17h30.
Số lần lặp lại: Mỗi thời điểm lặp lại 3 lần tại từng vị trí.
Các mẫu khí, bụi phải được thu cùng lúc nhưng do điều kiện thiết bị còn hạn chế
nên mẫu bụi tiến hành thu riêng.




Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 4
Chương 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG
2.1.1 Diện tích
Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên 2.962km

2
. Ngày 01 tháng 01 năm 2004, tỉnh
Cần Thơ tách ra thành 2 đơn vị cấp tỉnh trực thuộc trung ương là Thành phố Cần
Thơ và tỉnh Hậu Giang. Theo Nghị định 05/2004/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm
2004 của Chính Phủ “về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng,
Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường,
thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương”, diện tích thành phố Cần
Thơ trực thuộc trung ương là 1.390km
2
. Đến nay, theo Nghị định số 12/NĐ-CP của
Chính phủ “về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện
Thốt Nốt, huyện Vnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các
phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện
Thới Lai thuộc TP.Cần Thơ” ban hành ngày 23 tháng 12 năm 2008, diện tích thành
phố là 1.401km
2
chiếm 3,46% tổng diện tích toàn vùng ĐBSCL. Thành phố hiện có
05 quận nội thành (Thốt Nốt, Ô Môn, Bình Thủy, Ninh Kiều, Cái Răng) và 04
huyện ngoại thành (Vnh Thạnh, Thới Lai, Cờ Đỏ, Phong Điền) bao gồm 85 xã,
phường và thị trấn.
2.1.2 Vị trí địa lý
Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu vực sông Hậu, là trung tâm
vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), điểm giao nhau của vùng Tây Nam sông
Hậu với vùng Tứ Giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm phía
Nam. Thành phố nằm giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt, cách thành phố Hồ
Chí Minh 169 km, cách thành phố Cà Mau 178 km, cách thành phố Rạch Giá 128
km, cách biển khoảng 100 km theo đường sông Hậu.
Cần Thơ có tọa độ địa lý 105
0
13’38” - 105

0
50’35” kinh độ Đông và 9
0
55’08” -
10
0
19’38” v độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang,
phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vnh Long.
Thành phố Cần Thơ 04 mặt đều không giáp biển, hầu như không có rừng tự nhiên,
có diện tích tự nhiên là 1 409,0 km
2
. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn
nhất của cả vùng hạ lưu sông Mê Kông.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
a) Địa hình
Cần Thơ có địa hình bằng phẳng hơi nghiêng theo các chiều: Cao từ Đông Bắc
thấp dần xuống Tây Nam và cao từ bờ sông Hậu thấp dần vào nội đồng, rất đặc
trưng cho dạng địa hình địa phương. Đây là vùng đất có hệ thống sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt, cao độ mặt đất phổ biến từ 0,8 m - 1,0 m so với mực nước biển tại
mốc quốc gia Hòn Dấu. Cần Thơ có 03 vùng địa mạo chính:
+ Khu dòng chảy chính giới hạn bởi 02 bờ sông Hậu hình thành dãi đất cao và các
cù lao giữa sông.
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 5
+ Vùng đồng lũ thuộc Tứ giác Long Xuyên bao gồm các huyện Thốt Nốt, Vnh
Thạnh, một phần huyện Cờ Đỏ và một phần quận Ô Môn, chịu ảnh hưởng lũ hàng
năm.
+ Vùng châu thổ chịu ảnh hưởng triều và tác động của lũ cuối vụ gồm các quận
Ninh kiều, Bình Thủy, Cái răng, phần phía Nam của quận Ô môn và huyện Phong

Điền.
Cần Thơ nằm trong khu vực bồi tụ phù sa hàng năm của sông Mê Kông, từ mặt
đất xuống độ sâu khoảng 50 m có 02 nhóm trầm tích phù sa mới (Holocene) và phù
sa cổ (Pliestocene). Nhìn chung đất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhưng
không phù hợp cho xây dựng, giao thông.
b) Khí hậu
Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Khí hậu điều hòa, dễ chịu,
ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa lạnh. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến
tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm khoảng 28
0
C, số giờ nắng trung bình cả năm khoảng
2249,2 h.
Lượng mưa trung bình năm đạt 1 600 mm.
Độ ẩm trung bình năm dao động 82% - 87%.
Điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, có thể
tạo ra một hệ thống nông nghiệp nhiệt đới có năng suất cao, với nhiều chủng loại
cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội
Theo Cục thống kê Cần thơ (2012) trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2012, tốc độ
tăng trưởng kinh tế của thành phố Cần Thơ 10,3% mức cao nhất trong 5 thành phố
trực thuộc Trung ương. Đây là mức tăng trưởng khá cao và hợp lý trong điều kiện
sản xuất khó khăn và tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế v mô. Giá trị sản
xuất công nghiệp ước tăng 7,5%, tổng mức bán ra hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tăng 18,5%, vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 4,97% so với cùng kỳ, thu ngân
sách được 5 092 tỉ đồng đạt 59,5% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn hạn chế, các ngành, lnh vực có
mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng của những năm trước, ảnh hưởng trực
tiếp đến tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách nhà nước, giá cả hàng hóa, dịch vụ,
xăng, dầu và một số vật liệu chủ yếu tăng cao, mặt bằng lãi suất còn cao và khó tiếp

cận đã gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cư, tình trạng đùn đẩy trách nhiệm,
nhũng nhiễu gây chậm trễ, phiền hà cho tổ chức và nhân dân chưa giảm…
Các hoạt động kinh tế của dân cư trong địa bàn thành phố rất phong phú và đa
dạng, đặc trưng cho từng loại địa bàn. Ở khu vực trung tâm thành phố dân cư
thường hành nghề trong các lnh vực thương mại dịch vụ, còn ở khu vực lao động
nội thị chủ yếu là công nhân viên chức và buôn bán nhỏ, khu vực công nghiệp thì
chủ yếu là công nhân, khu vực ngoại ô là các hoạt động nông nghiệp…

Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 6
2.1.4 Hiện trạng môi trường không khí ở TP Cần Thơ
a) Khí CO
So với QCVN 05: 2009/BTNMT giá trị trung bình theo từng khu vực quan trắc điều
thấp hơn rất nhiều so với giá trị giới hạn của quy chuẩn (30.000 µg/m
3
). CO khu
vực nội ô có sự biến động lớn nhất và có dấu hiệu tăng nhẹ (Hình 2.1).
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
Cái Sơn
Hàng Bàng
Ngã Tư
Bến Xe

Ngã Ba Lý
Tự Trọng
Đại Lộ
Hòa Bình
Trung bình
Q.Ninh
Kiều
Hưng Phú
Khu vực
µg/m
3
2010 2011 2012

Hình 2.1 Nồng độ khí CO trung bình từ năm 2010 – 2012
theo khu vực quan trắc
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi Trường Cần Thơ, 2012
b) Khí SO
2

Tại từng vị trí quan trắc nồng độ SO
2
vẫn nằm trong giới hạn cho phép của
QCVN05: 2009/BTNMT. Trong giai đoạn 2010 – 2012 nồng độ SO
2
có xu hướng
giảm (Hình 2.2).
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 7


0
50
100
150
200
250
300
350
400
Cái Sơn
Hàng Bàng
Ngã Tư
Bến Xe
Ngã Ba Lý
Tự Trọng
Đại Lộ
Hòa Bình
Trung bình
Q.Ninh
Kiều
Hưng Phú
Khu vực
µg/m
3
2010 2011 2012 QCVN 05:2009/BTNMT

Hình 2.2 Nồng độ khí SO
2
trung bình từ năm 2010 – 2012
theo khu vực quan trắc

Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi Trường Cần Thơ, 2012
c) Khí NO
2

Giá trị trung bình theo từng khu vực quan trắc điều thấp hơn quy chuẩn, chỉ có 2
khu vực trên mức quy chuẩn ở năm 2010 là Ngã Tư Bến Xe và Ngã Ba Lý Tự
Trọng, nhưng nhìn chung nồng độ NO
2
ở các khu vực quan trắc qua các năm điều
có xu hướng giảm (Hình 2.3).
0
50
100
150
200
250
Cái Sơn
Hàng Bàng
Ngã Tư
Bến Xe
Ngã Ba Lý
Tự Trọng
Đại Lộ
Hòa Bình
Trung bình
Q.Ninh
Kiều
Hưng Phú
Khu vực
µg/m

3
2010 2011 2012 QCVN 05: 2009/BTNMT

Hình 2.3 Nồng độ khí NO
2
trung bình từ năm 2010 – 2012
theo khu vực quan trắc
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi Trường Cần Thơ, 2012
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 8
d) Bụi lơ lửng
So với QCVN 05:2009/BTNMT có 2 khu vực là: Ngã Tư Bến Xe và Ngã Ba Lý Tự
Trọng có giá trị trung bình bụi lơ lửng đo được 3 năm gần đây vượt quy chuẩn cho
phép (Ngã tư Bến Xe: cao nhất là 328,09 µg/m
3
, Ngã Ba Lý Tự Trọng: cao nhất là
386,88 µg/m
3
) các khu vực còn lại có giá trị nằm trong giới hạn cho phép
(QCVN05: 2009/BTNMT, 300 µg/m
3
) và nhìn chung thì các khu vực điều có xu
hướng giảm (Hình 2.4).
0
50
100
150
200
250

300
350
400
450
Cái Sơn
Hàng Bàng
Ngã Tư
Bến Xe
Ngã Ba Lý
Tự Trọng
Đại Lộ Hòa
Bình
Trung bình
Q.Ninh
Kiều
Hưng Phú
Khu vực
µg/m
3
2010 2011 2012 QCVN 05:2009/BTNMT

Hình 2.4 Hàm lượng bụi trung bình từ năm 2010 – 2012
theo khu vực quan trắc
Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi Trường Cần Thơ, 2012
2.2 TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (ONKK)
2.2.1 Khái niệm về ô nhiễm không khí
Theo Đinh Xuân Thắng (2003) bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kì
một chất nào ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ
vừa đủ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh
trưởng, phát triển của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm giảm cảnh quan môi

trường đều gây ô nhiễm môi trường, hay nói khác đi không khí đó đã bị ô nhiễm.
2.2.2 Phân loại nguồn ô nhiễm không khí
Theo Đinh Xuân Thắng (2003), nguồn gốc gây ONKK có thể chia thành 2
nhóm: Tự nhiên và nhân tạo.
Nguồn tự nhiên: Là nguồn ô nhiễm từ các hoạt động tự nhiên của núi lửa, động
đất, bụi tạo thành do bão cát, sự phát tán của phấn hoa, mùi hôi của các quá trình
phân hủy sinh học.
Nguồn nhân tạo: Là các nguồn ô nhiễm do con người tạo nên. Nó bao gồm các
nguồn cố định và nguồn di động.
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 9
Nguồn cố định: Bao gồm các nguồn từ các quá trình đốt khí thiên nhiên, đốt
dầu, đốt củi, trấu,…; các nhà máy công nghiệp…
Nguồn di động: Là khí thải từ các quá trình giao thông như khí thải của xe cộ,
máy bay, tàu hoả…
2.2.3 Các chất ô nhiễm và tác hại của chúng
a) Bụi
Theo Đinh Xuân Thắng (2003) bụi là một tập hợp nhiều hạt, có kích thước khác
nhau, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung
nhiều pha gồm hơi, khói, mù.
Bụi bay có kích thước từ 0,001 - 10 µm bao gồm tro, muội, khói và những hạt
rắn được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc
không đổi theo định luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương
nặng cho cơ quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh (silicose) do hít thở
phải không khí có chứa bụi đioxit silic lâu ngày.
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 µm, thường rơi nhanh xuống đất theo định
luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn hại cho
da, mắt, gây nhiễm trùng, gây dị ứng…
Tác hại của bụi:

Đối với con người và động vật: Bụi gây tác hại trực tiếp đến con người cũng như
động vật như các bệnh qua đường hô hấp, da, mắt,… Ngoài ra bụi còn gây ảnh
hưởng gián tiếp cho con người và động vật qua đường nước uống do nước bị nhiễm
bụi. Một số bệnh thường gặp của con người khi tiếp xúc trực tiếp với bụi: Bệnh
phổi nhiễm bụi (đây là một bệnh thường gặp trong số các bệnh nghề nghiệp). Bệnh
gây ra do nguyên nhân thường xuyên hít thở bụi khoáng và kim loại gây xơ phổi,
làm suy chức năng hô hấp), bệnh ở đường hô hấp (viêm loét vách mũi, viêm mũi,
phế quản,…), bệnh ngoài da (bụi tác động đến các tuyến nhờn làm cho khô da, phát
sinh các bệnh về da như viêm da trứng cá, lở loét da,…), bệnh gây tổn thương mắt
(do không có kính phòng hộ, bụi bắn vào mắt gây kích thích màng tiếp hợp, viêm
mi mắt, sinh ra mộng mắt, nhài quạt,… Ngoài ra bụi có thể làm giảm thị lực, bỏng
giác mạc, thậm chí gây mù mắt).
Đối với thực vật: Hầu hết các chất ONKK đều có tác dụng xấu đến thực vật, gây
ảnh hưởng có hại đến nhà nông và cây trồng. Khi bị tiếp xúc với chất ô nhiễm
chúng thường chậm phát triển, năng suất thấp, cháy lá, khô cây. Bụi có thể làm
giảm khả năng quang hợp của cây do các bề mặt lá bị che lấp. Tuy nhiên, cũng có
một số loại bụi có tác dụng tốt đối với thực vật như nitơ, carbon, phốtpho,…
Đối với vật liệu: Một số loại bụi khi tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim
loại trong không khí sẽ gây ăn mòn các đồ vật hoặc thiết bị trên đặc biệt là trong
môi trường nóng ẩm như khí hậu nước ta.
Đối với cảnh quan môi trường: Môi trường bị ô nhiễm sẽ làm giảm đi vẻ đẹp
thiên nhiên của môi trường nhất là ngày nay khi cuộc sống của con người đòi hỏi
cần có nhiều hơn các khu du lịch, khu vui chơi giải trí và các danh lam thắng
cảnh,…
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 10
b) Cacbon Monoxit (CO)
CO là chất khí không màu, không mùi, không vị và có tỉ trọng d = 0,967, nhiệt
độ sôi khoảng -199

0
C. Lượng phát thải khoảng 250 triệu tấn/năm, trong đó có một
phần là CO sinh học. CO chiếm tỉ lệ lớn trong các chất ô nhiễm môi trường không
khí, nhưng nồng độ khí CO trong môi trường không khí không ổn định, biến thiên
nhanh, nên ta chưa xác định chính xác được nồng độ khí CO trong môi trường
không khí. CO tự nhiên tồn tại ở nồng độ nhỏ (0,1 ppm) trong khí quyển và có thời
gian tồn tại khoảng 6 tháng. Nguồn thải chính của CO trong đô thị là từ khói và ống
xả các thiết bị đốt than, gas, xăng, dầu (Lê Huy Bá,2000).
Tác hại của CO:
Đối với con người và động vật: Tích lũy trong lách, không tích lũy trong máu và
mất đi rất nhanh, tuy nhiên con người và động vật có thể chết đột ngột khi tiếp xúc
hít thở khí CO, do nó tác dụng mạnh với hemoglobin (Hb), mạnh gấp 250 lần so với
oxy lấy oxy của Hb và tạo thành cacbonxyhenoglobin, làm mất khả năng vận
chuyển oxy của máu và gây ra ngạt.
Ngoài ra, CO còn tác dụng với Fe trong xytochrom-oxydaza, men hô hấp có
chức năng hoạt hóa, làm bất hoạt men, làm cho sự thiếu oxy càng trầm trọng.
Bảng 2.1 Các triệu chứng xuất hiện tương ứng với các nồng độ CO
và mức Hb.CO trong máu

Nồng độ CO trong
không khí (ppm)
Nồng độ Hb.CO trong
máu (phần đơn vị)
Mức gây độc
50
0,07
Nhiễm độc nhẹ
100
0,12
Nhiễm độc vừa và chóng mặt

250
0,15
Nhiễm độc nặng và chóng mặt
500
0,45
Buồn nôn, nôn, suy tim mạch
1 000
0,60
Hôn mê
10 000
0,95
Tử vong
Nguồn: Lê Huy Bá, 2000
CO phản ứng rất mạnh với O
2
tạo ra CO
2
, một trong những chất khí chính gây hiệu ứng
nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên. Bình thường CO
2
trong không khí chiếm tỷ lệ thích
hợp có tác dụng kích thích trung tâm hô hấp làm thúc đẩy quá trình hô hấp của sinh vật.
Tuy vậy, nếu nồng độ CO
2
trong không khí lên tới 50 – 60 mg/m
3
sẽ làm ngưng hô hấp sau
30 – 60 phút.




Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 11
Bảng 2.2 Tác hại của CO
2
theo nồng độ

Nồng độ %
Tác hại
0,5
Khó chịu về hô hấp
1,5
Có thể nguy hiểm đến tính mạng
3 – 6
Không thể làm việc được
8 – 10
Nhứt đầu, rối loạn thị giác, ngạt thở
10 – 30
Ngạt thở ngay, thở chậm, tim đập yếu
35
Chết người
Nguồn: Lê Huy Bá, 2000
Đối với thực vật: Ít nhạy cảm so với người và động vật, nhưng khi nồng độ CO
cao (100 – 1000 ppm) sẽ làm cho lá rụng, bị xoắn quăn, cây non bị chết, cây cối
chậm phát triển, CO làm mất khả năng cố định Nitơ, làm thực vật thiếu đạm.
c) SO
2

Khí SO

2
là khí không màu, có vị cay, mùi khó chịu, tỷ trọng d = 2,92. Tổng
lượng SO
2
thải vào không khí mỗi năm khoảng 140 triệu tấn, trong đó khoảng 70%
do đốt than, 16% do đốt nhiên liệu từ dầu mỏ và phần còn lại là do công nghiệp lọc
hóa dầu, luyện kim và các hoạt động khác (Trần Hồng Côn, 2009).
Tác hại của SO
2
:
Đối với con người và động vật:
SO
2
vào cơ thể qua đường hô hấp và tiếp xúc với các niêm mạc ẩm ướt nên hình
thành nhanh chóng các axit H
2
SO
3
và H
2
SO
4
do đó sẽ phát tán vào trong máu. Ở
máu, H
2
SO
4
chuyển hóa thành sunfat và thải ra nước tiểu. Độc tính chung của SO
2


là rối loạn chuyển hóa protein và gluxit, thiếu vitamin B và C, ức chế enzyme
oxydaza. Hấp thu lượng lớn SO
2
có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra
methmoglobin tăng cường quá trình oxy hóa Fe
2+
thành Fe
3+
.
SO
2
tác động lên đường hô hấp bắt đầu từ nồng độ 2,1 mg/m
3
(0,75 ppm). Tiếp
xúc thời gian ngắn (24 giờ) ở nồng độ 0,5 mg/m
3
có thể gây ra chứng phù phổi ở
những người già và các bệnh nhân khác. Tiếp xúc lâu dài ở nồng độ 0,1 mg/m
3

thể gây ra các triệu chứng và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, ngưỡng an toàn
cho tiếp xúc ngắn hạn (24 giờ) được hướng dẫn là từ 0,1 đến 0,15 mg/m
3
và cho
tiếp xúc dài hạn là từ 0,04 đến 0,06 mg/m
3
(Trần Hồng Côn, 2009).





Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 12
Bảng 2.3 Tác hại của SO
2
đối với con người và động vật

mgSO
2
/m
3

Tác hại
3,2 – 4,8
Có thể cảm nhận được
20 – 30
Giới hạn của độc tính
50
Kích thích đường hô hấp, ho
130 – 260
Liều nguy hiểm sau khi thở (30 – 60 phút)
1000 – 1300
Liều gây chết nhanh (30 – 60 phút)
Nguồn: Lê Huy Bá, 2000
Đối với thực vật: SO
2
có hại đến sự sinh trưởng của rau quả. Nồng độ SO
2


khoảng 0,03 ppm đã gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của ra quả. Nhạy cảm nhất
đối với SO
2
là các loại thực vật bậc thấp như rêu, địa y. Ở nồng độ thấp nhưng kéo
dài 1 vài ngày sẽ làm cho lá úa vàng và rụng. Khi nồng độ của SO
2
trong không khí
khoảng 1–2 ppm có thể gây chấn thương đối với lá của cây sau vài giờ khi tiếp xúc.
Ở nồng độ cao thì trong một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây chết hàng loạt đối
với thực vật.
Ngoài ra, khí SO
2
là tác nhân gây han rỉ mạnh đối với kim loại. Người ta quan sát
không khí bị ô nhiễm do SO
2
gây han rỉ kim loại mạnh hơn không khí chứa nhiều
tinh thể muối ở vùng biển. SO
2
còn làm hư hỏng các công trình xây dựng (mài mòn
các công trình, hủy hoại lớp sơn bao phủ,…), vật liệu dệt, vật liệu điện, điện tử,…
(Lê Huy Bá, 2000).
d) NO
2

NO
2
là một trong những loại Nitơ đioxit chủ yếu trong môi trường không khí, có
màu hồng, có thể phát hiện được mùi của nó khi ở nồng độ >= 12 ppm. Trong phản
ứng quang hóa học nó hấp thụ được bức xạ tử ngoại. Do hoạt động con người hàng
năm có khoảng 48 triệu tấn NO

2
sinh ra.
Tác hại của NO
2
:
Đối với con người và động vật: Ảnh hưởng mạnh đến đường hô hấp, gây tổn
thương trầm trọng đến đường hô hấp có khi dẫn đến tử vong khi tiếp xúc ở nồng độ
cao hoặc thời gian lâu dài.






Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 13
Bảng 2.4 Tác hại của NO
2
phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc

Nồng độ ( ppm )
Thời gian tiếp xúc
Tác hại
0,06
Lâu dài
Bệnh phổi
5
Vài phút
Gây tác hại cho bộ máy hô hấp

15 – 30
Vài phút
Gây nguy hiểm cho phổi, tim, gan
100
Vài phút
Gây chết người và động vật
5 – 100
6 – 8 tuần
Gây chết người và động vật
150 – 200
3 – 5 tuần
Viêm sơ cuốn phổi có thể dẫn tới tử vong
300 – 400
2 – 10 ngày
Viêm phổi và chết
>= 500
48 giờ
Gây chết người và động vật
Nguồn: Lê Huy Bá, 2000
Đối với thực vật: Một số thực vật nhạy cảm với môi trường sẽ bị tác hại khi
nồng độ NO
2
khoảng 1 ppm và thời gian tác động khoảng 1 ngày. Nếu nồng độ là
0,35 ppm thì thời gian tác động trong 1 tháng. Ở nồng độ 4,7 mg/m
3
trở lên sẽ làm
cho thực vật bị tổn thương các mô, đổi màu lá sang nâu hoặc trắng, rụng lá, chết
cây,…
Ngoài ra, NO
2

còn góp phần gây ra mưa axit, gây phá hoại các công trình kiến
trúc…
2.3 CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ DO HOẠT ĐNG GIAO
THÔNG ĐƯỜNG B
2.3.1 Sơ lược về phương tiện giao thông đường bộ
Tốc độ tăng trưởng phương tiện giao thông đường bộ bình quân giai đoạn 2001-
2008 là 16%, trong đó xe máy tăng khoảng 17%, ô tô tăng khoảng 10%. Đến nay cả
nước đã có trên 1 triệu ô tô đã đăng kí và 28 triệu xe máy. Riêng Hà Nội có khoảng
2,7 triệu xe máy và TP. Hồ Chí Minh là 3,9 triệu xe (Bộ Giao thông Vận tải, 2010).
Trong 4 thành phố lớn (như TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng) thì
xe có niên hạn từ 10 năm trở lên chiếm tỷ lệ gần 26,16%, xe có niên hạn từ 5 – 9
năm là 26%. Xe càng cũ, máy càng rão, độ hở giữa các mặt tiếp xúc (đặc biệt là Pít
tông – xi lanh) càng cao, dẫn đến hệ quả là hiệu suất nhiệt thấp đồng thời khí thải
càng nhiều chất độc hại vì trong khí thải đó chứa nhiều nhiên liệu chưa cháy hết (Bộ
Giao thông Vận tải, 2010).
Do hệ thống đường giao thông ở các khu đô thị lớn có mật độ thấp (khoảng 5,41
km/km
2
), cường độ dòng xe lớn, đường hẹp, nhiều giao lộ, chất lượng đường kém,
phân luồng hạn chế, luôn phải thay đổi tốc độ, dừng lâu nên lượng khí độc hại CO,
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 14
SO
2
, NO
2
, C
x
H

y
, các hợp chất chứa bụi, chì, khói, tiếng ồn do xe thải ra rất cao, hầu
hết đã vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007).
2.3.2 Các nguồn gây ô nhiễm không khí chính tại thành phố Cần Thơ
a) Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải
Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm lớn
nhất đối với môi trường không khí ở các đô thị, chủ yếu gây ô nhiễm các khí độc
hại như CO, NO
x
, hơi xăng dầu, bụi chì, benzan và PM
2,5
(Bộ Tài nguyên và Môi
trường, 2007).
Phương tiện giao thông chạy xăng phát thải các chất ô nhiễm CO, C
x
H
y
, Pb nhiều
hơn hẳn so với phương tiện giao thông chạy dầu diesel. Ngược lại, phương tiện giao
thông chạy dầu diesel lại phát thải bụi mịn PM
2,5
và khí SO
2
nhiều nhất (Bộ Giao
thông Vận tải, 2010). Lượng khí thải sinh ra còn tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật
của các phương tiện, chế độ vận hành, ví dụ lúc khởi động, chạy nhanh, chạy chậm,
khi phanh (Đinh Xuân Thắng, 2007). Thành phần các khí độc hại trong khói thải
của động cơ ô tô được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.5 Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô



Chế độ làm việc của động cơ
Chạy chậm
Tăng tốc độ
Ổn định
Giảm tốc độ
Etxăng
Diezen
Etxăng
Diezen
Etxăng
Diezen
Etxăng
Diezen
Khí CO
7,0
Vết
2,5
0,1
1,8
Vết
2,0
Vết
Hydrocarbon
0,5
0,04
0,2
0,02
0,1
0,01

1,0
0,03
NO
x
(ppm)
30
60
1 050
850
650
250
20
30
Aldehyde
30
10
20
20
10
10
300
30
Nguồn: Đinh Xuân Thắng, 2007
Hoạt động giao thông đóng góp khoảng 70% lượng ô nhiễm không khí tại các
đô thị lớn ở Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007), giao thông vận tải đã
sản sinh ra gần 2/3 lượng khí cacbon oxit (CO), 1/2 khí hydrocacbon (HC) và khí
nitơ oxit (NO). Đặc biệt ô tô còn gây ô nhiễm đất đá đối với môi trường không khí
và bụi rất độc hại qua ống xả là bụi hơi chì và tàn khói, chủ yếu gây ô nhiễm ở 2
bên đường (Phạm Ngọc Hồ, 2009).
Trong những năm gần đây số lượng xe lưu thông tại TP. Cần Thơ luôn có xu

hướng gia tăng (Sở Tài Nguyên và Môi trường TPCT, 2010). Theo thống kê của
Trung tâm đăng kiểm TPCT từ ngày 01/01/2010 đến 31/07/2010 có đến 34%
phương tiện đăng kiểm không đạt tiêu chuẩn, trong đó có 29% là không đạt tiêu
chuẩn về khí thải. Đây là một trong các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu tại TPCT (Sở
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

SVTH: VÕ THỊ MỸ NGỌC – TÔ KIM TƠ Trang 15
Tài Nguyên và Môi trường TPCT, 2010). Số lượng phương tiện giao thông đường
bộ đang quản lý tại TPCT được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.6 Số lượng phương tiện giao thông đường bộ đăng kí mới tại TPCT

STT
Loại phương
tiện
Số lượng xe (chiếc)
2011
2012
10/2013
1
Ô tô
1 673
1 140
1 007
2
Mô tô
10 982
10 846
7 958
Nguồn: Phòng CSGT đường bộ Công An TPCT
Số lượng phương tiện giao thông đăng kí mới tại TP Cần Thơ năm 2012 giảm

hơn năm 2011.
Tiêu thụ nhiên liệu luôn gắn liền với phát thải chất ô nhiễm không khí. Hàng
năm, hoạt động của các phương tiện vận tải tiêu thụ khoảng 30% tổng lượng xăng
dầu nhập khẩu, đã có khoảng 65% dùng cho các loại phương tiện cơ giới đường bộ.
Trung bình một xe tiêu thụ 1 000 lít xăng thì thải ra 219 kg CO, 33,2kg
hydrocacbon, 0,9kg SO
2
, 0,4kg aldehyd, 0,3kg chì (Nguyễn Thị Phương Anh,
2007).
b) Nguồn ô nhiễm do sinh hoạt
Nguồn gây ô nhiễm do sinh hoạt chủ yếu là bếp đun và lò than sử dụng nguyên
liệu than đá, củi, dầu hỏa, khí đốt. Nhìn chung nguồn ô nhiễm này là nhỏ, nhưng
đặc điểm của nó là gây ô nhiễm cục bộ trong nhà hay trong buồng. Hiện nay việc sử
dụng than trong đô thị là tương đối phổ biến, đặc biệt là ở các căn hộ khép kín, nồng
độ CO tại bếp đun rất cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đun bếp than tổ
ong sẽ thải ra nhiều chất khí độc hại như: CO, SO
2
, CO
2
, và bụi (Phạm Ngọc Hồ,
2009).
Thành phố Cần Thơ là nơi có tổng số dân tương đối lớn, mật độ dân số khá cao,
trong đó quận Ninh Kiều có dân số đông nhất (244 065 người) và mật độ dân số
cũng lớn nhất (8 416 người/km
2
), do đó lượng khí thải do sinh hoạt của con người
thải ra là rất lớn.
c) Nguồn ô nhiễm do hoạt động xây dựng
Hiện nay tại TPCT, cùng với quá trình đô thị hóa, hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội đô thị bao gồm cả xây dựng các công trình cấp thoát nước,

công trình giao thông và nhà ở diễn ra hết sức mạnh mẽ đã gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đối với môi trường không khí xung quanh, hoạt động xây dựng là nguồn phát
sinh bụi rất lớn. Chất gây ô nhiễm được phát sinh trong quá trình đập phá công trình
cũ, vận chuyển vật liệu xây dựng… khoảng 60 – 70% lượng bụi trong không khí đô
thị là bụi sinh ra từ hoạt động xây dựng (Phạm Ngọc Đăng, 2003).
Theo kết quả phân tích trong nhiều báo cáo đánh giá tác động môi trường thì
nồng độ bụi tại các công trình xây dựng dao động trong khoảng 0,75 – 2,94 mg/m
3
,

×