Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

khảo sát tình hình bệnh cá lóc (channa striata) ở an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.64 KB, 14 trang )

1



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN






YÊN NGỌC SANG








KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH CÁ LÓC (Channa striata)
Ở AN GIANG











LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN







2014
2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN





YÊN NGỌC SANG








KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH CÁ LÓC (Channa striata)
Ở AN GIANG






LUẬN VẶN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN








CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐẶNG THỊ HOÀNG OANH



2014


3




KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH CÁ LÓC (Channa striata)
Ở AN GIANG
Yên Ngọc Sang và Đặng Thị Hoàng Oanh
Khoa Thủy sản – Đại học Cần Thơ
Email:
ABSTRACT
To contribute to increased knowledge about farming techniques as well as the
prevention and treatment of snakehead fish (Channa striata) more efficient so the
theme: "Survey on the disease situation snakehead fish (Channa striata) in An Giang
"to be implemented from 3/2014 to March 5/2014. survey results show that many
farmers also faced difficulties in raising experience and consumer markets unstable.
The disease often occurs in the rainy season over the same period from snakehead
fish to harvest as parasites, liver and kidney cap, haemorrhage and fungi is essential,
these diseases cause more damage to the farmers (depreciation rate deficit could be
higher to 100%), significantly affected the economic performance family.
Key words: snakehead fish, diseases, parasite.
TÓM TẮT
Để góp phần gia tăng kiến thức về kỹ thuật nuôi cũng như việc phòng và trị bệnh
trên cá lóc (Channa striata) đạt hiệu quả cao hơn nên đề tài: “khảo sát tình hình bệnh trên
cá lóc (Channa striata) ở An Giang” được thực hiện từ tháng 3/2014 đến tháng 5/2014. kết
quả điều tra cho thấy nhiều hộ nuôi cũng gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm nuôi và thị
trường tiêu thụ không ổn định. Bệnh thường xuyên xuất hiện vào mùa mưa lên các giai đoạn
cá lóc từ giống đến thu hoạch như kí sinh trùng, gan thận mũ, xuất huyết và nấm là chủ yếu,
các bệnh này gây thiệt hại nhiều đến người nuôi (tỷ lệ hao hụt có thể cao đến 100%), ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế gia đình.
Từ khóa: cá lóc, bệnh, kí sinh trùng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bên cạnh những đối tượng nuôi truyền thống và phổ biến như cá tra, cá basa,
tôm sú, tôm càng xanh thì ngày nay cá lóc đang là đối tượng nuôi có tiềm năng mới
do thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, cá lóc cũng là một loài cá đặc

trưng ở nước ta và đang được nuôi nhiều ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) trong đó có tỉnh An Giang. Nghề nuôi cá lóc đang trên đà phát triển với
hình thức nuôi đa dang và phù hợp cho quy mô hộ gia đình. Ngoài ra, vùng ĐBSCL
hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11 nước lũ tràn về đem lại nguồn cá tạp dồi dào làm
thức ăn cho cá lóc nuôi. Hiện nay, thành công trong việc nuôi cá lóc bằng thức ăn
chế biến không phụ thuộc vào nguồn cá tạp giảm bớt sự đe dọa làm cạn kiệt các
giống loài thủy sản khác. Ở ĐBSCL nói chung và tỉnh An Giang nói riêng thì có 5
loài cá lóc: cá lóc đen, cá lóc bông, cá dầy, cá chành dục và cá lóc môi trề. Hình thức
4

nuôi cá lóc chủ yếu là nuôi trong bè và nuôi trong ao hầm tập trung ở các huyện
Châu Thành, Châu Phú, An Phú, Phú Tân, Chợ Mới và Thành phố Long Xuyên.
Diện tích nuôi cá lóc có quy mô nhỏ chủ yếu từ 300-1.000 m2.
Trong những năm 2003-2011, sản lượng nuôi cá lóc tăng liên tục nhưng còn
chậm năm 2003 là 2.671 tấn, năm 2011 tăng lên 22.496 tấn (Báo cáo thống kê An
Giang, 11/2012). Tốc độ tăng trưởng trung bình năm 2003-2011 là khoảng 7%. Như
vậy cho thấy năng suất nuôi cá lóc vẫn tăng và liên tuc trong giai đoạn 2003-2011.
Năm 2003 năng suất bình quân nuôi cá lóc trong ao, vèo, bể/bồn khoảng 10-15
kg/m3 cho đến năm 2011 năng suất bình quân tăng lên 30-50 kg/m3. Ngoài ra, từ
năm 2000 các viện nghiên cứu, trường Đại học đã nghiên cứu quy trình sản xuất
giống nhân tạo thành công. Hiện nay sản xuất giống cá lóc đã được xã hội hóa nông
dân có thể tự sản xuất giống cung cấp cho nhu cầu nuôi thương phẩm. Ở An Giang
đã có hơn 40 cơ sở sản xuất và trung chuyển giống, có thể cung cấp giống từ 40.000-
50.000 con/năm.
Cho đến nay, nghề nuôi cá lóc thương phẩm trong bạt điển hình nhất là các
huyện Phú Tân, Châu Thành, Thoại Sơn và Tịnh Biên đã tham gia dự án” Phát triển
mô hình nuôi thương phẩm trong bể lót bạt” do trung tâm giống An Giang triển khai
từ năm 2011. Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang
đã được Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang chấp thuận lập dự án thí điểm xây dựng mô
hình” liên kết sản xuất chế biến tiêu thụ cá sặc rằn, cá lóc có xét đến yếu tố truy xuất

nguồn gốc sản phẩm”. Tuy nhiên, khi mô hình nuôi phát triển khá rộng rãi thì tình
hình dịch bệnh diễn ra rất nhanh ở các vùng nuôi làm ảnh hưởng lớn đến số lượng,
chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi. Vì thế, để góp phần hạn chế rủi
ro, dịch bệnh thì việc xác định đúng tác nhân gây bệnh và sử dụng phương pháp
phòng, trị bệnh đúng tác nhân gây bệnh là rất cần thiết. Do đó, đề tài” Khảo sát tình
hình bệnh trên cá lóc ở An Giang” đã được tiến hành thực hiện.
1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện qua sự khảo sát hiện trạng bệnh cá lóc ở giai đoạn giống
và nuôi thịt bằng phương pháp phỏng vấn phiếu điều tra sẵn có. Kế hoạch thực hiện
là phỏng vấn ghi nhận trực tiếp 10 hộ sản xuất giống và 33 hộ nuôi thịt ở 4 huyện thị,
thành phố thuộc tỉnh An Giang là: Long Xuyên, Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân.
Quá trình thu mẫu cùng thực hiện song song với phỏng vấn điều tra, số mẫu được thu
là 49 mẫu từ 2 trại giống và 3 hộ nuôi thịt, đồng thời số mẫu cá có dấu hiệu bệnh lý
như bơi lơ đờ, giảm ăn, xuất huyết, bị ghẻ… và được kiểm tra tại chỗ khi thu mẫu.
Số liệu được xử lí bằng phần mền Excel.
2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Hộ nuôi thịt
Thông tin chung về các hộ nuôi được khảo sát
5

A B
Qua phỏng vấn 43 hộ sản xuất giống và nuôi cá lóc cho thấy diện tích nuôi
trung bình là 1.171,84 ± 4615,66 m
2
(Bảng 1, Hình 1), lớn nhất là 7000 m
2
và nhỏ
nhất là 10 m
2
. Mật độ nuôi trung bình của 33 hộ nuôi thịt là 110,6 ± 147,17, lớn nhất

là 800 con/m
2
và nhỏ nhất là 4 con/m
2
(Bảng 1). Mỗi hộ nuôi có kinh nghiệm và kiến
thức khác nhau, có nhiều hộ nuôi từ rất lâu và có kinh nghiệm trên 10 năm (chiếm
39,53%), các hộ nuôi có kinh nghiệm nuôi từ 5-10 năm cũng khá nhiều (chiếm
25,58%), bên cạnh đó các hộ nuôi có kinh nghiệm dưới 5 năm cũng không nhỏ
(chiếm 34,88%) (Bảng 1).
Nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung ( 2010) cho thấy trình độ văn
hóa của các chủ hộ nuôi nói chung là rất thấp, có đến 46,4% số chủ hộ nuôi cá lóc có
trình độ văn hóa từ cấp 1 trở xuống và số chủ hộ mù chữ chiếm tỷ lệ 10,1%. Do đó,
việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cho nuôi cá lóc còn rất hạn chế, chủ yếu là do kinh
nghiêm và tận dụng thức ăn khai thác tự nhiên. Có 0,6% số chủ hộ có trình độ trung
cấp/đại học tham gia nuôi cá lóc chủ yếu là các trường hợp nuôi quy mô lớn.
Bảng 1. Các thông số về kỹ thuật nuôi

Chỉ tiêu Trung bình

Độ lệch chuẩn

Diện tích (m
2
)
1.171,84

± 4615,66

Mật độ nuôi (con/m
2

)
110,6

± 147,17

Cỡ giống (lồng)
7,21

± 2,34

Kinh nghiệm nuôi
7,35

±5,50

Độ sâu mực nước 3,00

±1,00

Hình 1. Hộc ương cá lóc (A) và ao nuôi cá lóc (B).
Nhiều hộ nuôi tự sản xuất con giống và thả nuôi chiếm 45,45%, số còn lại chủ
yếu lấy giống ở địa phương hay từ nơi khác về chiếm 54,55%. Kích cỡ giống thả
nuôi không đồng cỡ hay đơn vị đo lường khác nhau. Nhiều hộ giống được thả chủ
yếu là lồng 6 và 8, hay thả nuôi theo đơn vị con/kg, vẫn có hộ bắt cá theo ổ sau đó
6

ương thành giống, lượt lồng rồi thả nuôi. Trung binh kích cỡ giống thả nuôi là 7,21 ±
2,34 (lồng) (Bảng 1).
Phần lớn các hộ nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình nuôi. Có
23 hộ nuôi đã sử dụng chiếm 69,7%, còn lại là sử dụng cá tạp hay cho ăn luân phiên

giữa cá tạp và thức ăn công nghiệp chiếm 30,3%. Số lần cho ăn phụ thuộc vào ngày
tuổi hay kích cỡ cá, đối với cá < 1 tháng tuổi thì cho ăn 3 lần/ngày, cá > 1 tháng thì 2
lần/ngày. Ngoài ra, các hộ nuôi còn sử dụng men tiêu hóa, hỗn hợp vitamine và
nhiều chất dinh dưỡng, thuốc và hóa chất khác trộn vào thức ăn.
Thông tin về quản lí ao nuôi
Theo thông tin khảo sát hầu hết các hộ nuôi cá lóc đều cải tạo ao sau mỗi vụ
nuôi. Phần lớn các hộ nuôi là nuôi ao, do đó việc bón vôi và muối (tỉ lệ 1:1) sau khi
xử lí đáy ao để hạ phèn, tiêu diệt mầm bệnh là rất cần thiết. số hộ nuôi còn lại chủ
yếu là nuôi bằng bể bạt và việc xử lí không tốn kém và mất nhiều công sức, việc cải
tạo rất đơn giản là chà rửa và xử lí bằng hóa chất diệt khuẩn (CuSO
4
, Iodine, Virkon,
Chlorine…) (Hình 2). Do cá lóc dễ nuôi và chịu được biến động lớn về môi trường
nên nước cấp cho ao trong suốt quá trình nuôi thường được lấy trực tiếp từ sông hoặc
kênh thủy lợi tùy theo con nước lên xuống mà không qua quá trình xử lý hay lắng
lọc. Vì vậy, các ao nuôi cá lóc thường không sử dụng hệ thống ao trữ nước và ao
lắng.

Hình 2: Các loại thuốc, hóa chất sử dụng trong quản lý ao nuôi cá thịt
Cá lóc là một trong những loài cá dữ ăn động vật. Do đó việc sự dụng thức ăn
giàu đạm là cần thiết và cân đối. mặt khác ô nhiễm nguồn nước ao là đều không khỏi
nên người nuôi đã chủ động thay nước thường xuyên mỗi ngày và xử lí bằng hóa
chất theo định kỳ (Bảng 2). Lượng nước thay phụ thuộc vào hình thức nuôi bể bạt
(thay hết) hay ao (% lượng nước trong ao), độ sâu mực nước khảo sát rất khác nhau
đối với các hộ nuôi bể bạc và ao. Tổng diện tích trung bình là 3,00 ± 1,00, độ sâu
7

A
B
mực nước các hộ nuôi bể bạt dao động từ 0,7 đến 1m, còn các hộ nuôi ao dao động

từ 2 đến 4m.
Bảng 2: Quản lý thay nước ở các hộ nuôi cá lóc thịt
Tần số thay nước
(lần/ngày)
Thể tích nước thay/lần
(%)
Số hộ Tỉ lệ (%)
1 30 - 40 15 45,46
1 50 - 60 7 21,21
1 100 5 15,15
2 100 4 12,12
2 50 1 3,03
liên tục 1 3,03
3.2 Hộ sản xuất giống và ương nuôi
Theo thông tin khảo sát có 8 hộ sản xuất giống cho đẻ bằng hộc rồi ương thành
giống và 2 hộ là trại ương giống (Hình 1). Tất cả các hộ cho đẻ và ương giống thì
quá trình theo dõi chất lượng nước chủ yếu theo cảm quan, cá được ương chủ yếu ở
trong mùng dưới ao và trong ao đất với diện tích không lớn từ 20–30 m
2
. thức ăn chủ
yếu là trứng nước và cá tạp được xây nhuyễn, cá ương nuôi khoảng 20 ngày (lồng 6)
thì có thể xuất bán.

3.3 Tình hình bệnh cá lóc ở giai đoạn giống và nuôi thịt
Hình 3: Dấu hiệu bệnh lý của cá bệnh thu ở các ao. A, B: cá lờ đờ, tấp mé và bơi tập
trung trên mặt nước
Hộ nuôi thịt
Qua kết quả khảo sát điều tra cho thấy hầu hết tất cả hộ nuôi đều gặp khó khăn
về bệnh trên cá lóc nuôi ở nhiều kích cỡ khác nhau, trong đó các hộ nuôi cá xuất hiện
bệnh kí sinh trùng chiếm tỉ lệ cao nhất 48,5% hộ nuôi, và tỉ lệ số hộ nuôi xuất hiện

bệnh trắng da chiếm tỉ lệ thấp nhất là 9,1%. Ngoài ra bệnh gan thận mũ và xuất huyết
8

xuất hiện khá lớn với tỉ lệ khá lớn chiếm 39,4%. Một số bệnh thường gặp khác như
nấm (24%), trắng gan và mang (15,2%) và nhiều dấu hiệu bất thường khác.
Một số vấn đề về bệnh vi khuẩn trên cá lóc: qua kết quả khảo sát cho thấy
bệnh vi khuẩn xuất hiện trên cá lóc vào tháng từ tháng 3 đến tháng 9. Mức thiệt hại
thấp nhất 5% và cao nhất là 50%, đôi khi có hộ lên 100% nhưng chủ yếu tập vào cá
mới thả giống. cách xử lý mà người nuôi khi cá bệnh thay nước hay tạt thuốc và hóa
nhất, ngoài ra các hộ nuôi chọn cách phòng bệnh ngay từ đầu khi sử dụng kháng sinh
dạng nguyên liệu hay thương mại trộn vào thức ăn cho cá ăn.
Một số vấn đề về bệnh kí sinh trùng trên cá lóc: qua khảo sát thì bệnh kí sinh
trùng xuất hiện chủ yếu vào khoảng tháng 4 đến tháng 8 hay vào mùa mưa. Mức thiệt
hại không lớn lắm do nhiều hộ nuôi sử dụng thuốc và hóa chất định kỳ, và hầu hết
các hộ nuôi phòng trị bệnh kí sinh trùng hay xỗ lãi định ký là điều cần thiết trong
suốt thời gian nuôi. Một số thuốc và hóa chất được các hộ nuôi sử dụng nhiều như:
Zeo, Yucca, CuSO
4
, BCK…và nhiều thuốc xổ lãi khác nhau (Hình 4).
Một số vấn đề về bệnh nấm trên cá lóc: theo thông tin khảo sát cho thấy bệnh
nấm trên cá lóc thường xuất hiện vào các tháng mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 8.
Mức thiệt không lớn đối với cá đã lớn nhưng lại nguy hiểm đối với cá giống và mới
thả, do vậy việc phòng trị bệnh nấm định kỳ của các hộ nuôi đặc biệt là nuôi ở tháng
đầu.

Hộ sản xuất giống và ương nuôi

Hình 4: Thuốc và hóa chất sử dụng điều trị bệnh trong sản xuất giống và ương nuôi
Qua khảo sát điều tra thông tin 10 hộ sản xuất giống và ương nuôi giống cho
thấy bệnh thường xảy ra nhiều vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 như: kí sinh

trùng, teo đuôi, cá thường lật bụng và một số bệnh khác. Giai đoạn cá bệnh thường
vào khoảng lồng 2-3 hay 6-7 ngày tuổi cho đến giống, mức thiệt hại thấp nhất chiếm
9

30% và cao nhất là 100% hay bỏ ổ cá bệnh làm lại vụ khác. Quá trình xử lí bệnh chủ
yếu là tắm muối và Oxytetra, và một hóa chất khác xử lí bệnh kí sinh trùng, ghẻ,
nấm. Đặc biệt, có hộ sử dụng hỗn hợp dây dác, cây bò út và muối để trị bệnh gan.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Kết luận
Hiện nay, nghề nuôi cá lóc đang gặp khó khăn về bệnh và giá cả thị trường,
không ít hộ nuôi phải treo ao hoăc đưa loài cá khác vào ao nuôi. Phần lớn tất cả hộ
nuôi theo dõi chất lượng nước theo cảm quan, đặc biệt nhiều hộ nuôi không có ao
lắng xử lí nước mà lấy trực tiếp từ kênh hay sông vào ao nuôi. Qua điều tra cho thấy
nhiều hộ nuôi từ rất lâu và có kinh nghiệm trên 10 năm chiếm 39,53%, các hộ nuôi
có kinh nghiệm nuôi từ 5-10 năm cũng khá nhiều chiếm 25,58%, bên cạnh đó các hộ
nuôi có kinh nghiệm dưới 5 năm cũng không nhỏ chiếm 34,88%, tuy vậy rủi ro trong
suốt quá trình nuôi là điều không trách khỏi.
Một số bệnh thường gặp trong ao nuôi thit và có tỷ lệ cao nhất là bệnh kí sinh
trùng (nội kí sinh) chiếm 48,5%, bệnh gan thận mũ và xuất huyết chiếm 39,4%, bệnh
nấm chiếm 24%, trắng da và mang chiếm 15,2% và thấp nhất là bệnh trắng da chiếm
9,1%. Các bệnh này gây nhiều thiệt hai lớn cho nhiều hộ nuôi. Cũng như các hộ sản
xuất và ương giống cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro khi phòng và trị bệnh.
Qua 2 đợt thu được 49 mẫu đều nhiễm kí sinh trùng nhưng thành phần giống loài kí
sinh trùng trên cá tương đối ít và cường độ cảm không gây hai cho cá.
Đề xuất
Cần nghiên cứu thêm các bệnh về vi khuẩn và nấm trên cá lóc và đưa ra phương
pháp tri bệnh hiệu quả nhất cho người nuôi.
Đề tài cần thu mẫu ở nhiều vùng và mùa vụ khác nhau để đánh giá thành phần
giống loài kí sinh trùng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Quang Tề, 2001. Ký sinh trùng của một số loài cá nước ngọt Đồng Bằng
Sông Cửu Long và các giải pháp phòng trị chúng. Luận án Tiến sĩ sinh học.
Trường Đại học quốc gia Hà Nội.
2. Bùi Quang Tề, 2006. Bệnh truyền nhiễm của động vật thủy sản. Bệnh học
thủy sàn phần 2. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.217 trang.
3. Dương Nhựt Long, 2005. Kĩ thuật nuôi cá nước ngọt. Khoa Thủy Sản.
Trường Đại học Cần Thơ. 194 trang.
4. Dương Kim Thanh Giàu, 2012. Khảo sát tình hình xuất hiện bệnh trên cá
bống kèo (Pseudapocryptes lanceolatus) ở tỉnh Bạc Liêu. Khoa Thủy Sản.
Trường Đại học Cần Thơ.
5. Giáo trình: bệnh truyền nhiễm nấm và kí sinh trùng ở động vật thủy sản.
Chuyên ngành bệnh học thủy sản. Bộ môn sinh học và bệnh học thủy sản.
Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 145 trang.
10

6. Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung, 2010. Hiện trạng và thách thức cho nghề
nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2:56-63.
7. Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Quốc Thịnh, 2004. Bài thực hành bệnh
nấm và kí sinh trùng. Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ. 60 trang.
8. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại các loài cá nước
ngọt vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản, Trường Đại Học Cần
Thơ. 361 trang.
9. Võ Yến Nhi, 2011. Khảo sát tình hình bệnh trên cá lóc (Channa striata)
giống ở Đồng Tháp. Luận văn tốt nghiệp khoa thủy sản. Trường Đại học Cần
Thơ



Phụ lục 1: THÔNG TIN VỀ BỆNH HỘ NUÔI THỊT

STT

Họ và Tên
Thời gian
xuất hiện
(tháng)
Giai
đoạn cá
bệnh
Bệnh Xử lý
Tỷ lệ
hao hụt
(%)
1
Võ Thanh
Hùng
3-4 300-400g
Gan thận mũ
Trắng da
Kí sinh trùng
Enro 20%,
amdoci
30-40
2
Mai Tuấn
Phước
5-6
Cá giống,
2 tháng
đầu

Gan thận mũ
Trắng da
Kí sinh trùng
Enro 20%,
amdoci,
supperkocin,
R.D.T
30-40
3
Huỳnh
Thanh Hải
3-6 500g
Gan thận mũ
Kí sinh trùng
Chlorine, thuốc
tím, Glucan
Hao ít
4
Nguyễn
Hoàng Anh
Thời tiết bất
lợi
Suốt thời
gian nuôi
Gan thận mũ
Kí sinh trùng
Thuốc bổ gan,
Riba
Hao ít
5

Ngô Kim
Quang
Thời tiết bất
lợi
Suốt thời
gian nuôi
Ghẻ
Kí sinh trùng
Fiba, Sorrpvi,
Hepa B12,
Socođt
Hao ít
6
Trần Kim
Ngân
8
Suốt thời
gian nuôi
Gan thận mũ
Kí sinh trùng
Nấm thủy mi
Nacl, Vitamine
C
Hao ít
7
Nguyễn
Văn Út
Thời tiết bất
lợi
3-5 tháng

Gan thận mũ
Xuất huyết
Trắng gan và
CuSO
4
,
TCCA90, BKC
Hao ít
11

mang
Kí sinh trùng
8
Trần Văn
Thông
Thời tiết bất
lợi
2
Bông mình
Xuất huyết
Cosomed,
Baimet,
Photoca
40
9
Nguyễn
Văn Đượm
Mùa mưa,
tháng 11
Không có Không có Không có

Không

10
Nguyễn
Văn Rẻn
Anh
Thời tiết bất
lợi
Suốt thời
gian nuôi
Nấm thủy mi Khống có Hao ít
11
Trần Văn
Lẹ
10
Suốt thời
gian nuôi
Ghẻ Không có 100
12
Hồ Minh
Sở
4-5 6,5 tháng
Gan thận mũ
Lãi
Vitalucan,
Hadaclean,
Decaris,
Mendana
20
13

Huỳnh Tấn
Dũng
Thời tiết bất
lợi
Suốt thời
gian nuôi
Ghẻ
Nấm thủy mi
Trắng gan và
mang
Không có
Hao
nhiều
14
Hà Văn
Tuấn
10-12
Suốt thời
gian nuôi
Ghẻ
Trắng gan và
mang
Doxycycline
100
(ghẻ)
15
Cao Văn
Đủ
Thời tiết bất
lợi

Lồng 15
và 300g
Xuất huyết
Nấm thủy mi
Kí sinh trùng
Hadaclean,
Flofeniclol +
Doxycycline
30 (giun
đầu
móc)
16
Thái Văn
Thạnh
Thời tiết bất
lợi
300g
Xuất huyết
Lồi mắt
Đỏ mang
Không có Hao ít
17
Hàn Minh
Sơn
7-10 (âm
lịch)
Khi thả
giống
Đỏ mình
Gan thận mũ

Cotrymoxazol,
Rido
5-10%
18
Nguyễn
Văn Bế
Mùa khô
Suốt thời
gian nuôi
Đẹn
Gan thận mũ
Mũ trong thịt
cạnh xương
Thuốc thú y Hao ít
19 Nguyễn Thời tiết bất Suốt thời Gan thận mũ Carbosum, Hao ít
12

Hữu Tuấn lợi gian nuôi
Kí sinh trùng
Calcifort-B12,
Eryfacin, Gluta
Ben
20
Nguyễn
Hữu Dũng
Mùa mưa
45 và 75
ngày tuổi
Lãi
Đẹn miệng

Sốt đường
ruột
Coududexin,
Paracetamol,
Cefalexin,
Sorbitol, tắm
tetra
Hao ít
21
Phạm Văn
Lùm
Thời tiết bất
lợi
Mới thả-
200g
Trắng da
Tái gan
Doxycycline,
Tetra,
Cotrymoxazol,
cau +
Hacdaclean
15
22
Châu Văn
Xiệt
2-3
25 ngày
tuổi
Xuất huyết

Lãi
hadaclean,
quactox
10-20
23
Võ Văn
Trân
Thời tiết bất
lợi
2 tháng Cá ăn rồi chết Không có Hao ít
24
Trần Văn
Bình
Không có Không có Không có Không có Hao ít
25
Dương Văn
Thắm
Mùa mưa Mới thả
Ghẻ
Nấm thủy mi
Kí sinh trùng
CuSO4, kháng
sinh nguyên
liệu (Enro,
Amox)
Hao ít
26
Nguyễn
Văn Phong
4 100-150g

Lãi
Xuất huyết
Gan thận mũ
Đẹn
Dùng cau,
Yucca,
Flodoxy, FiFa,
sát trùng tím
50
27
Nguyễn
Văn Út
5
Lồng 15-
20
Ghẻ Iodine Hao ít
28
Phan Văn
Riêng
Thời tiết bất
lợi
Tháng
đầu
Lãi Thuốc xổ lãi Hao ít
29
Nguyễn
Thành
Nguyên
Thời tiết bất
lợi

Tháng
đầu
Ghẻ
Gan thận mũ
Flodoxy,
CuSO4+Basa
Hao ít
30 Lý Văn Bời Không có Không có Không có Không có Hao ít
31
Phạm
Phước
Được
Mùa lũ
(tháng 8-9)
2-3 tháng
Sốt
Trắng gan và
mang
Enro, flodoxy,
korime
Hao ít
13

32
Nguyễn
Cao Thanh
4, 8 2 tháng
Gan thận mũ
Lãi
Enro, amox,

violim
Hao ít
33
Phan Hồng
Phước
4 300-500g
Trắng gan và
mang
Enro, flodoxy,
Chlorine,
CuSO4
25-30

Phụ lục 2: THÔNG TIN VỀ BỆNH HỘ SẢN GIỐNG VÀ ƯƠNG NUÔI
STT

Họ và tên
Thời gian
xuất hiện
bệnh (tháng)
Giai đoạn
cá bệnh
Bệnh Xử lý
Tỉ lệ hao
hụt (%)
1
Nguyễn
Văn Tài
4 Lồng 6-7
Teo đuôi

Kí sinh trùng
Hoại tử gan
Maxcid, FIBA,
dây dác+cây bò
út+muối (trị
gan)
30-50%
hoặc chết
hết
2
Phạm Văn
Sáng
Thời tiết bất
lợi
Lồng 3 đến
20 ngày tuổi

Teo đuôi
Lật bụng
Kí sinh trùng
EP (trị kí sinh
trùng
30%
3
Đặng Ngọc
Tủ
9 (âm lịch)
200-500g
(cá bố mẹ)
Ghẻ


Chlorine
(300g/1000m3),
TCCA90%
Tăng
mỗi ngày
4
Nguyễn
Tấn Lộc
4-8
6-7 ngày
tuổi
Ngoại kí sinh
Cá lật bụng
Tắm
muối+Oxytetra
30%
5
Nguyễn
Tấn Phùng
4-9
6-7 ngày
tuổi
Ngoại kí sinh
Cá lật bụng
Tắm
muối+Oxytetra
30%
6
Lê Văn

Bòn
Thời tiết bất
lợi
Lồng 3-4
Lật bụng
Trắng gan
Sử dụng kháng
sinh
50%
7
Chương
Hòa Thuận
Thời tiết bất
lợi
Các giai
đoạn
Ghẻ
Vàng gan
Không có 100%
8
Thái Văn
Tính
5 Lồng 2-3
Nấm trên
mang
Đỏ vây
Muối, kháng
sinh
100%
9

Nguyễn
Văn Thuộc
Thời tiết bất
lợi
10 ngày tuổi

Đóng dề
Ung bọt
Yucca
Nguyên

10
Nguyễn
Văn Hưởng
Thời tiết bất
lợi
Các giai
đoạn
Ghẻ Iodine 50%
14



×