Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.93 KB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ THỊ THUỲ DUNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG
PHẨM Ở TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
2009TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
LÊ THỊ THÙY DUNG
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NUÔI CÁ LÓC THƯƠNG
PHẨM Ở TỈNH HẬU GIANG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
TS. LÊ XUÂN SINH
Ks. ĐỖ MINH CHUNG
20092i
TÓM TẮT
Đề tài này được thực hiện nhằm khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương
phẩm ở tỉnh Hậu Giang để đánh giá được hiện trạng nuôi cá lóc và đề xuất
những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi cá
lóc tại địa bàn nghiên cứu. Sau thế mạnh cây lúa, nuôi thuỷ sản là thế mạnh
thứ hai trong chương trình phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, đặc biệt là nuôi
cá đã và đang phát triển với nhiều mô hình khác nhau. Có 2 mô hình nuôi cá
lóc chủ yếu ở Hậu Giang được khảo sát gồm: vèo ao thu được 33 mẫu và vèo
sông thu được 37 mẫu.
Qua phân tích số liệu cho thấy, về năng suất thì mô hình vèo sông cho
năng suất cá cao hơn vèo ao (vèo sông: 44,2 tấn/1000m3
/vụ, vèo ao: 23,1
tấn/1000m3


/vụ) và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05%). Lợi nhuận bình quân
169,9tr.đ/1000m3
, vèo sông cao hơn vèo ao, tương tự tỷ suất lợi nhuận và hiệu
quả chi phí của vèo sông cũng cao hơn vèo ao.
Trong các mô hình nuôi cá còn tồn tại nhiều khó khăn như thiếu vốn,
dịch bệnh lây lan, thiếu kiến thức về kỹ thuật nuôi, giá đầu ra không ổn định,
vấn đề về thời tiết, cá mồi giảm, tốn công chăm sóc…là những vấn đề quan
trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Từ đó một số giải pháp cơ
bản được đề xuất để khắc phục những khó khăn như mong muốn được hỗ trợ
vay vốn, ra trạm thú y mua thuốc, tập huấn thêm kỹ thuật nuôi, chờ giá bán
hay tự tìm nguồn đầu ra khi sản phẩm thu hoạch…NTTS được xác định là thế
mạnh sau cây lúa nên các ban ngành cần có những chính sách phù hợp để tiếp
tục đẩy mạnh phát triển, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế và
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp-nông thôn của Tỉnh.ii
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin bày tỏ long biết ơn sâu sắc đến thầy Lê Xuân Sinh,
anh Đỗ Minh Chung, anh Huỳnh Văn Hiền và toàn thể các thầy cô trong khoa
Thủy Sản đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài
này.
Xin gởi lời cảm ơn đến các cô chú công tác ở Sở Thủy sản Hậu Giang,
phòng Nông nghiệp các huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp, Vị Thủy đã tận tình
giúp đỡ khi tôi thực hiện đề tài tỉnh Hậu Giang.
Cuối cùng xin gởi lời cám ơn các bạn lớp Quản lí nghề cá K31 và lớp
Kinh tế Thủy sản K31 đã khích lệ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện đề tài này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất!
Tác giảiii
MỤC LỤC
Tựa mục Trang
TÓM TẮT ....................................................................................................... i

LỜI CẢM TẠ ................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH.......................................................................................... vi
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................... 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................ 4
2.1 Tình hình nuôi thủy sản trên thế giới ................................................... 4
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam.................................................... 6
2.3 Tình hình nuôi thủy sản ở ĐBSCL....................................................... 7
2.4 Thông tin chung về tỉnh Hậu Giang ..................................................... 8
2.4.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................... 8
2.4.2 Nguồn lợi và nuôi thuỷ sản tỉnh Hậu Giang ............................... 10
2.5 Nguồn gốc và một số khái niệm, sự phân bố của các loài cá lóc
trên thế giới ....................................................................................... 10
2.6 Thông tin về các loại cá lóc và các mô hình nuôi cá lóc ở Việt
Nam- ĐBSCL ................................................................................... 11
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 13
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu......................................................... 13
3.2 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 13
3.3 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu ................................................ 13
3.4 Các biến cơ bản sử dụng trong nghiên cứu........................................... 14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN............................................................ 17
4.1 Thông tin chung về hộ nuôi cá lóc ....................................................... 17
4.1.1 Độ tuổi, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm nuôi cá

lóc ..................................................................................................... 17
4.1.2 Nguồn thông tin Kinh tế - Kỹ thuật cho nuôi cá lóc ................... 18
4.1.3 Số lao động tham gia nuôi cá lóc ............................................... 18
4.2 Thông tin chung về thiết kế và kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm........ 19iv
4.2.1 Mùa vụ sản xuất của nông hộ ..................................................... 19
4.2.2 Thông tin về con giống .............................................................. 21
4.2.3 Thông tin về quản lý nguồn nước khi nuôi cá lóc ....................... 23
4.2.4 Thông tin về quản lý dịch bệnh khi nuôi cá lóc .......................... 24
4.3 Thông tin về thức ăn cho cá lóc ........................................................... 26
4.3.1 Số lượng và hệ số thức ăn .......................................................... 26
4.3.2 Cơ cấu và số lượng sử dụng thức ăn trên vụ............................... 27
4.4 Thu hoạch và tiêu thụ .......................................................................... 27
4.4.1 Sản lượng, kích cỡ và giá bán cá lóc khi thu hoạch .................... 27
4.4.2 Năng suất và tỷ lệ sống khi thu hoạch ........................................ 28
4.4.3 Tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch.......................................... 29
4.5 Chi phí nuôi cá lóc............................................................................... 30
4.5.1 Chi phí cố định và cơ cấu........................................................... 30
4.5.2 Chi phí biến đổi và cơ cấu.......................................................... 30
4.5.3 Tổng chi phí và cơ cấu chi phí ................................................... 32
4.6 Các chỉ tiêu tài chính ........................................................................... 33
4.6.1 Thu nhập nuôi cá lóc từ các mô hình.......................................... 33
4.6.2 Lợi nhuận và hiệu quả kinh tế của các mô hình .......................... 33
4.6.3 Mức độ lời-lỗ trong năm............................................................ 34
4.7 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của
các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm tỉnh Hậu Giang ......................... 34
4.8 Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng TS giá trị thấp làm
thức ăn cho nuôi cá lóc ........................................................................ 37
4.9 Những khó khăn và mong muốn của người đân trong nuôi cá lóc ........ 39
4.9.1 Các khó khăn ............................................................................. 39
4.9.2 Mong muốn/đề xuất.................................................................... 40

4.10 Ma trận SWOT .................................................................................. 41
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 42
5.1 Kết luận ............................................................................................... 42
5.2 Đề xuất ................................................................................................ 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 44
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 46v
DANH SÁCH BẢNG
Tựa đề Trang
Bảng 2.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của Việt Nam 2000-2006.........7
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL............8
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản 2003 - 2007 ........... 10
Bảng 4.1: Thông tin chung về nông hộ ............................................................... 17
Bảng 4.2: Nguồn thông tin kinh tế-kĩ thuật cho nuôi cá lóc ................................. 18
Bảng 4.3: Số lao động tham gia nuôi cá lóc ......................................................... 19
Bảng 4.4: Thời gian thực nuôi cá lóc ................................................................... 20
Bảng 4.5: Thông tin về cá giống.......................................................................... 22
Bảng 4.6: Thông tin về quản lý nguồn nước khi nuôi cá lóc ................................ 24
Bảng 4.7: Thông tin về quản lý dịch bệnh ........................................................... 26
Bảng 4.8: Thông tin về thức ăn nuôi cá lóc.......................................................... 26
Bảng 4.9: Lượng thức ăn từng loại khi nuôi cá lóc .............................................. 27
Bảng 4.10: Sản lượng, kích cỡ và giá bán cá lóc thương phẩm............................ 28
Bảng 4.11: Năng suất và tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch..................................... 29
Bảng 4.12: Chi phí biến đổi theo mô hình ........................................................... 31
Bảng 4.13: Cơ cấu chi phí biến đổi theo mô hình ................................................ 32
Bảng 4.14: Tổng chi phí và cơ cấu chi phí........................................................... 32
Bảng 4.15: Tổng thu nhập ................................................................................... 33
Bảng 4.16: Hiệu quả kinh tế của các mô hình...................................................... 34
Bảng 4.17: Phân tích mức độ lời-lỗ trong năm .................................................... 34
Bảng 4.18: Nhận thức của người nuôi về việc sử dụng TS giá trị thấp làm
thức ăn cho nuôi cá lóc ..................................................................... 38vi

DANH SÁCH HÌNH
Tựa đề Trang
Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới....................................................................5
Hình 2.2: Sản lượng nuôi nước ngọt thế giới .........................................................5
Hình 2.3: Sản lượng thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam năm 1997- 2006 .................6
Hình 2.4: Bản đồ tỉnh Hậu Giang ..........................................................................9
Hình 4.1: Tháng chuẩn bị cải tạo ao .................................................................... 19
Hình 4.2: Tỷ lệ vụ nuôi vèo ao ............................................................................ 20
Hình 4.3: Tỷ lệ vụ nuôi vèo sông......................................................................... 20
Hình 4.4: Giống loài thả nuôi .............................................................................. 21
Hình 4.5: Nguồn gốc cá giống............................................................................. 21
Hình 4.6: Chất lượng cá giống............................................................................. 23
Hình 4.7: Phương pháp thay nước ....................................................................... 23
Hình 4.8: Các loại bệnh thường gặp .................................................................... 25
Hình 4.9: Tỷ lệ tiêu thụ cá lóc ở mô hình vèo ao ................................................. 29
Hình 4.10: Tỷ lệ tiêu thụ cá lóc ở mô hình vèo sông............................................ 29
Hình 4.11: Chi phí cố định của các mô hình ........................................................ 30
Hình 4.12: Ảnh hưởng của lượng thức ăn đến năng suất và lợi nhuận nuôi
cá...................................................................................................... 35
Hình 4.13: Ảnh hưởng của mật độ thả đến năng suất và lợi nhuận nuôi cá .......... 36
Hình 4.14: Ảnh hưởng của kích cỡ cá giống đến năng suất và lợi nhuận
nuôi cá.............................................................................................. 36
Hình 4.15: Ảnh hưởng của kích cỡ cá thu hoạch đến năng suất và lợi nhuận
nuôi cá .............................................................................................. 37vii
BẢNG DANH MỤC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
TS: Thủy sản
WTO: Tổ chức Thương mại thế giới1
CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Từ những năm đầu thập niên 90 Việt Nam đã xác định TS là ngành
kinh tế mũi nhọn của nước ta và liên tục trong thời gian qua, ngành TS đã đạt
tốc độ tăng trưởng rất cao, cụ thể năm 1991 sản lượng TS mới đạt 700.000 tấn
với giá trị kim ngạch đạt 11,2 triệu USD, thì đến năm 2005 sản lượng đạt 3,3
triệu tấn ( tăng 4,7 lần ) và giá trị kim ngạch đạt 2.650 triệu USD ( tăng 236,5
lần ) (theo Bộ thủy sản, 2006 ).
Khi dân số gia tăng và nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày càng
cao thì khai thác và NTTS được nhiều người quan tâm hướng đến.Cần khẳng
định rằng nguồn lợi TS không phải là vô tận nếu khai thác không đi đôi với
bảo vệ, tái tạo và phát triển thì nguồn lợi sẽ khánh kiệt. Việt Nam là một trong
những quốc gia có tiềm năng phát triển TS trong khu vực châu Á Thái Bình
Dương. Với mạng lưới sông ngòi chằng chịt kéo dài từ Lạng Sơn tới mũi Cà
Mau , Việt Nam có tiềm năng lớn cho phát triển NTTS với 1.692.878 ha diện
tích mặt nước, trong đó 911.740 ha diện tích mặt nước ngọt và 761.138 ha
diện tích mặt nước lợ. Diện tích NTTS năm 2002 là 955.101 ha, sản lượng là
976.100 tấn, trong đó NTTS nước ngọt là 42.500 ha với nhiều đối tượng nuôi
và mô hình nuôi khác nhau (Bộ thủy sản, 2003). Diện tích NTTS cũng tăng
lên qua các năm, năm 2004 cả nước có 920.100 ha diện tích mặt nước, năm
2005 tăng lên 959.900 ha dùng cho NTTS (Niên giám thống kê, 2005).
Trong khi nguồn lợi TS bị hại chế và dễ bị tổn thương thì nhu cầu của
con người về chúng lại tăng lên không ngừng. Cá và những loài TS khác đang
và sẽ là thực phẩm mà ngày càng có nhu cầu cao. ĐBSCL là vùng có nhiều
dạng thủy vực rất thuận lợi cho NTTS, diện tích đất tự nhiên của ĐBSCL là
189.400 ha, đến năm 2003 đã là 614.600 ha và theo định hướng quy hoạch đến
năm 2010 sẽ là 649.430 ha (Bộ Thuỷ Sản, 2005). Trong những năm qua,
NTTS đã trở thành thế mạnh kinh tế rất quan trọng ở ĐBSCL. Năm 2005, diện
tích NTTS toàn khu vực là 680.200 ha với sản lượng TS khoảng 983.384 tấn.
Năm 2007 là 1.100.000 ha với sản lượng đạt 1.268.000 tấn, bằng khoảng 70%

sản lượng NTTS của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu TS của của cả nước đạt
3,792 tỷ USD, trong đó ĐBSCL đạt trên 60,52% giá trị kim ngạch xuất khẩu
TS của cả nước (Phạm Đình Đôn, 2004). Khi nói đến sự gia tăng sản lượng
nuôi TS nước ngọt thì phải kể đến sự gia tăng sản lượng cá da trơn (cá tra, cá2
basa), cá lóc, tôm càng xanh,…Và cá lóc hiện là đối tượng nuôi quan trọng
trong cơ cấu đàn cá nuôi ở ĐBSCL (Nguyễn Văn Thường, 2004).
Tuy nhiên các mô hình nuôi cá lóc có thật sự đạt hiệu quả tối ưu!? Các
yếu tố kinh tế - kỹ thuật có tác động tới sản lượng thu hoạch và lợi
nhuận!?Tình hình sử dụng cá tạp làm thức ăn chính cho đối tượng nuôi này có
làm giảm đáng kể nguồn lợi thủy sản tự nhiên!?
Vì vậy đề tài : “Khảo sát tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh
Hậu Giang” được thực hiện nhằm đánh giá vai trò cũng như hiện trạng của
mô hình, đồng thời phân tích các yếu tố kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới năng
suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cá lóc thương phẩm ở tỉnh Hậu Giang. Từ
đó đề xuất các giải pháp cơ bản để cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật, góp
phần nâng cao năng suất và lợi nhuận, mang lại hiệu quả kinh tế cho mô hình
và góp phần bảo vệ nguồn lợi TS tự nhiên. Do điều kiện và thời gian có hạn
không thu được đầy đủ các mô hình ở tỉnh Hậu Giang nên trong đề tài này chỉ
thực hiện trên hai mô hình là vèo ao và vèo sông.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm đánh giá được hiện trạng nuôi cá lóc của tỉnh Hậu Giang và đề
xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của các mô hình nuôi
cá lóc tại địa bàn nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng của các mô hình nuôi cá lóc đang được áp
dụng ở tỉnh Hậu Giang.
- Phân tích được các yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới năng suất và lợi
nhuận của mô hình nuôi cá lóc thương phẩm.
- Phân tích được các yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng tới năng suất và lợi

nhuận của mô hình nuôi cá lóc thương phẩm.
- Phân tích tình hình sử dụng thức ăn cá tạp và đánh giá nhận thức của
người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản để cải thiện hiệu quả kinh tế-kỹ thuật
góp phần nâng cao năng suất và lợi nhuận mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
1.3.Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế trong nuôi cá lóc thương phẩm.3
- Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu kỹ thuật trong nuôi cá lóc thương phẩm.
- Phân tích việc sử dụng thức ăn cá tạp trong nuôi cá lóc thương phẩm.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của các mô
hình nuôi cá lóc thương phẩm ở địa bàn nghiên cứu.
- Nhận thức của người nuôi về các vấn đề có liên quan tới thức ăn, con
giống, môi trường nuôi…4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
NTTS là một ngành sản xuất động thực vật thuỷ sinh trong điều kiện
kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoặc như người ta vẫn thường nói, NTTS là sản
xuất nông nghiệp trong môi trường nước. Vì vậy, NTTS đề cập đến cả các
hoạt động trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ.
NTTS ở Việt Nam và trên thế giới đang phát triển mạnh mẽ, trong những
năm gần đây sản lượng và diện tích nuôi liên tục tăng. Tuy nhiên, đứng về góc
độ quản lý, ngành NTTS thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang
phải đối mặt với nhiều vấn đề, trong đó việc phát triển bền vững NTTS là một
vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Nếu những người NTTS không có được
những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả và đồng nhất thì không thể phát triển
NTTS bền vững được. Sự phát triển vùng nuôi thiếu quy hoạch và đầu tư lâu
dài đã trở thành một nguy cơ trước mắt đối với nhiều nước phát triển NTTS
quá nhanh, trên hết là sự cạnh tranh khốc liệt trên thương trường đòi hỏi các
nước sản xuất phải liên tục tăng chất lượng và hạ giá thành sản phẩm trong khi

vẫn giữ được sự phát triển bền vững, đồng thời lại phải hết sức nhanh nhạy
trong công tác xúc tiến thương mại để chiếm lĩnh thị trường.
2.1. Tình hình nuôi thủy sản trên thế giới
Có thể nói nghề NTTS trên thế giới phát triển rất mạnh với đội ngũ cán
bộ có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Sự phát triển của nghề NTTS được
khẳng định trong mối quan hệ với tổng sản lượng TS trong vùng, khu vực,
toàn cầu. Sản lượng NTTS ở các nước Châu Á chiếm khoảng 88% tổng sản
lượng TS toàn cầu trong đó Trung Quốc là nước dẫn đầu về sản lượng NTTS
ở khu vực Châu Á với 61% tổng sản lượng toàn cầu và 54% tổng sản lượng ở
Châu Á.
NTTS thế giới có tốc độ tăng trưởng rất nhanh với tốc độ tăng bình
quân 8.8%/năm (theo báo cáo của FAO). Tổng sản lượng TS thế giới năm
2007 ước tính đạt 146 triệu tấn, tổng sản lượng TS khai thác đạt 94 triệu tấn
(64,3%) và sản lượng TS nuôi đạt 52 triệu tấn (35,6%). Khai thác còn chiếm tỉ
trọng cao nhưng hầu như không tăng do đã gần đạt mức năng suất tối đa .5
Hình 2.1: Sản lượng thủy sản thế giới ( Nguồn: FAO,2008)
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển NTTS cả về nuôi nước mặn,
nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Năm 2005 đã nuôi TS với 648.770 ha nước
mặn, lợ và 359.430 ha nước ngọt (Tạp chí TS, số 12/2005 ). Ngành TS Việt
Nam trong những năm qua đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 18,4%/năm. Đây
là một bước tiến nhảy vọt góp phần quan trọng trong việc xuất khẩu cũng như
cung cấp nguồn thực phẩm cho cả nước. Việc đa dạng hóa các mô hình nuôi
và mở rộng diện tích đã góp phần đáng kể vào việc gia tăng sản lượng cá nước
ngọt ở Việt Nam.
Hình 2.2: Sản lượng nuôi nước ngọt thế giới ( Nguồn: FAO,2007)6
2.2. Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam
Hiện nay sản lượng khai thác đã chững lại và có xu hướng giảm nhẹ,
trong khi tổng sản lượng thế giới vẫn tăng là nhờ vào NTTS phát triển nhanh
trong thập kỷ vừa qua. Các dự báo cho biết đến năm 2030, sản lượng nuôi
trồng sẽ bằng sản lượng khai thác tự nhiên, thế giới sẽ cần thêm 37 triệu tấn

TS mỗi năm để duy trì được mức tiêu thụ như hiện nay do dân số tăng và tới
năm 2050 sản lượng nuôi trồng sẽ vượt lên và là nguồn cung cấp TS chủ yếu
cho nhân loại. Các ngư trường truyền thống đã gần chạm mức khai thác tối đa
nên NTTS là cách duy nhất để bù đắp thiếu hụt. Nhưng việc đó chỉ có thể thực
hiện được nếu được xúc tiến và quản lý một cách có trách nhiệm, sự phát triển
của nghề NTTS phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với nghề khai thác TS.
Hình 2.3: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam năm 1997 – 2006
(Nguồn: FAO,2007)
Nước ta có diện tích nước ngọt nội địa rất rộng lớn, bên cạnh đó là hệ
thống sông suối, kênh mương dày đặc có tiềm năng diện tích NTTS rất lớn.
Trong năm 2007, diện tích có khả năng phát triển TS trong cả nước là 1,7 triệu
ha, sản lượng TS cả nước ước đạt 3,9 triệu tấn trong đó khai thác đạt 1,95 triệu
tấn, nuôi trồng 1,95 triệu tấn, kể từ 2006 thì Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 3
về sản lượng NTTS thế giới (năm 2005 Việt Nam chỉ đứng thứ 6) . Kim ngạch
xuất khẩu 3,75 tỷ USD là nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 4 của Việt Nam (5,25%
GDP Việt Nam) và đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu TS thế giới.7
Bảng 2.1: Diện tích mặt nước NTTS của Việt Nam
ĐVT: nghìn ha
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Sơ bộ
2007
TỔNG SỐ 641.9 755.2 797.7 867.6 920.1 952.6 976.5 1008
Diện tích nước mặn, lợ 397.1 502.2 556.1 612.8 642.3 661 683 702.5
Nuôi cá 50 24.7 14.3 13.1 11.2 10.1 17.2 26.4
Nuôi tôm 324.1 454.9 509.6 574.9 598 528.3 612.1 625.6
Nuôi hỗn hợp và TS khác 22.5 22.4 31.9 24.5 32.7 122.2 53.4 50.2
Ương, nuôi giống TS 0.5 0.2 0.3 0.3 0.4 0.4 0.3 0.3
Diện tích nước ngọt 244.8 253 241.6 254.8 277.8 291.6 293.5 305.5
Nuôi cá 225.4 228.9 232.3 245.9 267.4 281.7 283.8 295.7
Nuôi tôm 16.4 21.8 6.6 5.5 6.4 4.9 4.6 4.7

Nuôi hỗn hợp và TS khác 2.2 0.5 0.4 1 1.1 1.6 1.7 1.6
Ươm, nuôi giống TS 0.8 1.8 2.3 2.4 2.9 3.5 3.4 3.5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2008.
Năm 2007 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã
tạo thuận lợi để xuất khẩu TS đạt tốc độ tăng trưởng cao khi các doanh nghiệp
đã chủ động chuyển hướng thị trường, vừa giữ được thị trường truyền thống,
vừa mở rộng phát triển sang các thị trường mới với khoảng 130 quốc gia và
vùng lãnh thổ.
2.3. Tình hình nuôi thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSCL vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm, còn là vùng
NTTS lớn nhất cả nước, sản lượng nuôi trồng chiếm 65% sản lượng cả nước
và giá trị xuất khẩu TS chiếm 51% của cả nước. Năm 2003 kim ngạch xuất
khẩu của ngành TS đạt 2.240 triệu USD (Thời báo kinh tế, 2004).
Nhiều năm qua, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản đã trở thành thế
mạnh kinh tế đặc biệt ở khu vực ĐBSCL, biến nơi đây thành một vùng trọng
điểm về NTTS cho tiêu dùng và xuất khẩu của cả nước.8
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản nuôi trồng phân theo địa phương ở ĐBSCL
ĐVT: Tấn
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
CẢ
NƯỚC 589.595 709.891 844.810 1.003.095 1.202.48 1.477.981 1.693.860 2.085.267
ĐBSCL 365.141 444.394 518.743 634.798 773.293 1.002.805 1.166.775 1.508.035
Long An 8.954 11.573 11.152 15.180 18.750 23.425 25.931 27.244
Tiền Giang 28.417 37.267 40.493 46.510 54.721 61.095 67.555 77.497
Bến Tre 50.340 61.168 70.619 66.099 58.520 63.343 69.264 99.850
Trà Vinh 21.673 28.532 37.624 48.124 64.189 73.900 75.980 84.198
Vĩnh Long 6.980 8.241 11.546 17.164 22.607 29.014 45.456 89.979
Đồng Tháp 34.723 35.797 35.998 42.502 66.874 115.136 158.491 226.214
An Giang 80.156 83.643 110.599 136.825 154.675 180.809 181.952 258.145
Kiên Giang 9.991 18.979 14.535 20.636 25.882 48.231 66.159 82.137

Cần Thơ 12.980 15.122 25.215 36.324 59.086 83.783 110.214 143.150
Hậu Giang 9.899 15.790 21.810 25.570 28.518
Sóc Trăng 15.422 18.680 23.695 30.750 41.201 71.708 82.080 98.000
Bạc Liêu 22.366 37.704 48.953 72..468 92.812 110.466 119.800 134.220
Cà Mau 73.139 87.688 88.314 92.317 98.186 120.086 138.323 158.883
(Nguồn: Tổng cục thống kê 2007)
Riêng vùng ĐBSCL diện tích mặt nước và sản lượng NTTS tăng nhanh
trong những năm gần đây, năm 2000 là 445.300 ha với tổng sản lượng nuôi
trồng là 365.141 tấn; năm 2005 là 685.800 ha với sản lượng là 983.384 tấn, và
quy hoạch NTTS đến năm 2010 là 1.016.020 ha trong đó là nuôi nước mặn-lợ
là 649.430 ha và nuôi nước ngọt là 366.590 ha ( Phạm Đình Đôn, 2006 ).
2.4. Những thông tin tổng quan về tỉnh Hậu Giang
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm ĐBSCL, thị xã tỉnh lị Vị Thanh cách
thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía tây nam; phía bắc giáp thành phố Cần
Thơ; phía nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía đông giáp sông Hậu và tỉnh Vĩnh
Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Tọa độ địa lý: Từ 90
30'35'' đến 100
19'17'' vĩ độ Bắc và từ 1050
14'03''
đến 1060
17'57'' kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha, chiếm khoảng 4% diện tích vùng
ĐBSCL và chiếm khoảng 0,4% tổng diện tích tự nhiên nước Việt Nam.9
Năm 2006, dân số đạt 799.114 người, mật độ 497 người/km2
. Mức tăng
từ 1,07 - 1,11%/năm. Sự gia tăng dân chủ yếu là tăng cơ học, dân thành thị là
132.406 người, chiếm 17%. Số dân sống dựa vào nông nghiệp chiếm 41,4%.
Dân số sống bằng nghề phi nông nghiệp là 58,6%.

Địa hình khá bằng phẳng là đặc trưng chung của ĐBSCL. Trên địa bàn
tỉnh có 2 trục giao thông huyết mạch quốc gia là quốc lộ 1A, quốc lộ 61; 2 trục
giao thông thủy quốc gia kênh Xà No, kênh Quản lộ - Phụng Hiệp.
Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần
xích đạo; có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có
gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12
đến tháng 4 hàng năm.
Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với
tổng chiều dài khoảng 2.300km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5km/km, vùng
ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2km/km.
Năm 2004, toàn tỉnh có 8.223 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản đạt
110.7% kế hoạch. Trong đó diện tích nuôi cá 8.054 ha đạt 111% kế hoạch,
Diện tích tôm nuôi 169 ha, đạt 85% kế hoạch. Về sản lượng, thuỷ sản ước đạt
19.983 tấn, đạt 130% kế hoạch, tăng 30.16% so với năm 2003.
Hình 2.4: Bản đồ tỉnh Hậu Giang10
2.4.2 Nguồn lợi và nuôi thuỷ sản tỉnh Hậu Giang
Hậu Giang là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi với địa hình thấp và bằng
phẳng, khí hậu ôn hoà, có nguồn nước ngọt phong phú, hệ thống sông ngòi
chằng chịt tạo ra nhiều dạng thuỷ vực khác nhau, thích hợp cho sự phát triển
của nhiều loài TS. Sau thế mạnh cây lúa, NTTS là thế mạnh thứ hai trong
chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Theo số liệu thống kê của tỉnh, năm 2007 Hậu Giang có diện tích ngập
nước quanh năm và theo thời vụ khoảng 125.000 ha, trong đó có tới 54.000 ha
có thể đưa vào nuôi TS. Nghề NTTS trong những năm gần đây chỉ chiếm tỷ
trọng nhỏ trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhưng theo số liệu thống kê cho
thấy đây là nghề có tiềm năng rất lớn và có khả năng phát triển nhanh. Chỉ
trong vòng 4 năm diện tích tăng lên rõ rệt từ 7.735 ha (năm 2004) lên 10.755
ha (năm 2007). Sản lượng TS nuôi tăng khá nhanh trong vòng 2 năm nay, năm
2006 từ 25.570 tấn đến năm 2007 đạt 28.518 ( tăng 2.948 tấn), tốc độ tăng
bình quân 11,5% /năm (giai đoạn 2006 - 2007).

Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 2003 – 2007
Cơ cấu 2003 2004 2005 2006 2007
Nông nghiệp (%) 91,60 89,53 89,40 88,93 88,28
Thuỷ sản (%) 6,41 8,68 9,11 9,77 10,35
Lâm nghiệp (%) 1,99 1,80 1,50 1,30 1,37
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hậu Giang 2007)
2.5 Nguồn gốc và một số khái niệm, sự phân bố của các loài cá lóc trên thế
giới
Cá lóc trong tiếng Anh được gọi là cá “đầu rắn” (snakehead), ám chỉ
đến cái đầu thuôn và tròn trông giống như đầu rắn. Họ cá lóc Channidae bao
gồm 2 chi là Channa, phân bố ở châu Á và chi Parachanna, phân bố ở châu
Phi. Chi Channa có 26 loài còn chi Parachanna có 3 loài. Phía trên nắp mang
của cá lóc có một cấu trúc màng gọi là mang phụ (suprabranchial organ), qua
đó ô-xy từ không khí có thể thẩm thấu trực tiếp vào mạch máu; nhờ vậy mà cá
lóc có thể tồn tại trong môi trường nghèo ô xy hoặc bò trên cạn, vượt qua rào
cản để thâm nhập vào các vùng nước mới. Mang phụ ở chi Parachanna có cấu
trúc đơn giản hơn ở chi Channa; chức năng của nó cũng tương tự như mê lộ11
(labyrinth) ở những loài thuộc họ Osphronemidae, chẳng hạn như cá rô đồng
nhưng không phát triển bằng.
Cá lóc phân bố chủ yếu trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu
Phi và châu Á; tuy nhiên cá biệt có vài loài phân bố ở những vùng khí hậu
lạnh hơn như ở Trung Quốc, Hàn Quốc và vùng Siberia. Mặc dù không phải là
loài cá nước ngọt sơ khai, cá lóc lại hoàn toàn thích nghi với nước ngọt và
chịu đựng độ mặn rất kém. Chúng sống chủ yếu ở sông và kênh rạch; ngoài ra
chúng còn xuất hiện ở ao, hồ, ruộng lúa, hoặc đầm lầy... Chúng có thể tồn tại
trong môi trường nghèo ô-xy nhờ khả năng “hít thở” trong không khí. Một số
loài có khả năng chịu đựng đặc biệt; chẳng hạn loài Channa banganensis sống
ở vùng “nước đen” có độ acid cao (3-4 độ pH); rồi các loài Channa gachua,
Channa striata và Channa punctata có thể chịu đựng được tầm pH biến thiên
rất rộng, từ 4 đến 9 độ trong vòng 72 giờ; còn loài Channa argus ở sông Amur,

Siberia lại có thể sống sót qua mùa đông khắc nghiệt!
2.6 Thông tin về các loại cá lóc và các mô hình nuôi cá lóc ở Việt Nam -
ĐBSCL
Theo sách Định loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long
(1993) của các tác giả Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, cá lóc gồm
bốn loài chủ yếu:
- Cá lóc đen (Channa striata)
- Cá chành dục (Channa gachua)
- Cá lóc bông (Channa micropeltes). Kích thước tối đa 150 cm.
- Cá dầy (Channa lucius). Kích thước tối đa 40 cm.
Tài liệu giảng dạy của khoa TS trường Đại học Cần Thơ còn ghi nhận
thêm loài cá lóc môi trề (Channa sp.) rất phổ biến ở các vùng lũ như An Giang
và Đồng Tháp. Ở miền Nam, cá lóc đen, cá lóc môi trề và cá lóc bông được
nuôi lấy thịt cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phương thức
nuôi chủ yếu là nuôi trong ao hay trong các lồng, bè thả trên sông.
Từ những năm 1990 trở về trước, một số người dân ĐBSCL có xây
dựng ao hầm nuôi cá lóc trong khu vườn của mình theo hệ sinh thái VAC,
nguồn cá giống được vớt tự nhiên ở ao, hồ, sông, suối. Trong các năm 1995 –
1996, Trung tâm Nghiên cứu TS ĐBSCL đã nghiên cứu thành công đề tài sinh
sản nhân tạo cá lóc từ nuôi vỗ cá bố mẹ, cho đẻ nhân tạo, ương nuôi cá giống.
Sự thành công của đề tài đã triển khai sản xuất nhân rộng cá lóc và đến nay12
chúng ta đã chủ động giống mà không phải đi vớt ở ngoài tự nhiên. Các loại
mô hình nuôi cá lóc ở ĐBSCL cũng phát triển rất đa dạng, có khá nhiều mô
hình đã đươc áp dụng nuôi đạt hiệu quả cao như: nuôi trong vèo lưới, nuôi bè,
nuôi trong ao đất, nuôi trong mùng, hay nuôi cả trong bồn nylon.13
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 12/2008 đến tháng 05/2009.
Công tác thu số liệu được thực hiện ở tỉnh Hậu Giang. Công tác nhập, xử

lý, phân tích số liệu và viết báo cáo được thực hiện tại khoa Thủy Sản trường
Đại Học Cần Thơ.
3.2 Phương pháp thu thập số liệu
- Thông tin thu thập gồm hai loại:
+ Thông tin thứ cấp: các nghiên cứu trước đây, các báo cáo của tỉnh cùng
với các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Thông tin sơ cấp: được thu trực tiếp từ các hộ nuôi trồng thủy sản ở địa
bàn nghiên cứu thông qua phiếu điều tra nông hộ.
- Phương pháp thu thập số liệu:
+ Đối với thông tin thứ cấp: liên hệ với cơ quan, ban ngành, cán bộ ở địa
bàn nghiên cứu để thu thập thông tin thứ cấp hoặc thư viện, các trang web, báo
chí…
+ Đối với thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp hộ NTTS tại địa bàn
nghiên cứu.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
- Số liệu được kiểm tra, bổ sung, điều chỉnh và mã hóa trước khi nhập vào
máy tính
- Các phương pháp phân tích :
+ Thống kê mô tả : Cung cấp cỡ của mẫu, giá trị trung bình, nhỏ nhất, lớn
nhất, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của biến, sai số tiêu chuẩn của trị trung bình,
hệ số trung bình …của chúng. Được dùng để mô tả các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật chủ yếu cũng như nhận thức của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
+ Thống kê tần suất : Đưa ra các tần số , tần suất, tần suất tích lũy , trị
trung bình, độ lệch chuẩn, tổng giá trị của biến…phương sai, các giá trị lớn
nhất, nhỏ nhất, sai số tiêu chuẩn…. giúp tạo biểu đồ cột , hình bánh, tần số…
VD: ta có thể tính được tỉ lệ trẻ em, người già để thấy được tỉ lệ lao động trong
một khu dân cư phân bố theo độ tuổi thế nào, từ đó tìm ra những sự không hợp
lí như người thuộc diện lao động mà lại có độ tuổi quá nhỏ, quá già…14
+ Thống kê theo hàng cột (Crosstabs, tables): Trình bày các tham số
thống kê tổng hợp trên các nhóm quan sát theo các hàng, theo cột mỗi quan sát

được trình bày trên một háng, cột. Đồng thời có thể liệt kê các quan sát một
cách riêng biệt hoặc đi kèm với các tham số thống kê.
+ Phân tích tương quan (đơn, đa biến). Để xác định sơ bộ xem giữa các
đại lượng cần nghiên cứu có một mối quan hệ ràng buộc nào đó không, hoặc
có thể dùng phân tích tương quan chéo để xem xét các mối quan hệ giữa
những biến định tính. và xét khuynh hướng biến động của các biến phụ thuộc
như: năng suất, chi phí, lợi nhuận. Sử dụng các hàm như hàm sản xuất, hàm
cobb doulag…. Thông thường trong sản xuất kinh doanh người ta dùng hàm
sản xuất để khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố tác động tới năng suất sản
phẩm hay lợi nhuận góp phần tìm ra giải pháp nhằm gia tăng lợi nhuận của các
mô hình sản xuất.
+ Thống kê so sánh: Dùng để so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế - kĩ
thuật, năng suất, lợi nhuận… giữa các mô hình nuôi chủ yếu.
+ Ngoài ra còn nhiều phương pháp phân tích khác như: Kiểm định trung
bình, thống kê nhiều chọn lựa …
3.4 Các biến cơ bản sử dụng trong nghiên cứu
a. Thông tin chung
+ Tuổi tác, giới tính
+ Trình độ văn hóa
+ Số năm kinh nghiệm
+ Hình thức tham gia
+ Nguồn kiến thức NTTS
b. Thông tin chung về mô hình nuôi
+ Mô hình nuôi
+Giống loài
+Thiết kế ao nuôi
+Diện tích hoặc thể tích ao nuôi
+ Số lượng ao15
+ Kích thước của mô hình nuôi: chiều dài, rộng, độ sâu..
+ Chi phí ban đầu

+ Lao động tham gia
+ Nhu cầu vốn ban đầu
+ Hình thức nuôi
+ Số vụ nuôi
+ Thời gian thả giống
+ Nguồn cung cấp
+ Bệnh thường gặp
+ Tỉ lệ sống
+ Kích cỡ bình quân khi thu hoạch
+ Cách vận chuyển
+Khâu tiêu thụ sản phẩm
+ Phương thức thanh toán
c. Sử dụng thức ăn nuôi cá lóc
+ Loại thức ăn
+Tác động của việc sử dụng thức ăn
d. Hiệu quả kinh tế-kỹ thuật
+ Tổng chi phí
+ Sản lượng nuôi trồng
+ Tổng thu nhập, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, tỉ lệ lời lỗ
+TR/TC, LN/TC
e. Nhận thức của người dân16
+ Tác động của nuôi cá lóc với người nuôi, môi trường, cộng đồng.v.v.
+ Thuận lợi khó khăn của người nuôi
+ Đề xuất góp phần cải thiện hiệu quả kinh tế17
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thông tin chung về hộ nuôi cá lóc
4.1.1 Độ tuổi, trình độ học vấn và số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc
Qua kết quả điều tra cho thấy tuổi trung bình của các hộ nuôi là 43 tuổi.
Trong đó người nuôi ở mô hình vèo ao có độ tuổi cao nhất là 65 tuổi và thấp

nhất là 17 tuổi, mô hình vèo trên sông có độ tuổi cao nhất là 69 tuổi và thấp
nhất là 19 tuổi.
Qua Bảng 4.3 cho thấy trình độ học vấn của các hộ nuôi không đồng
đều. Các chủ hộ có trình độ văn hoá ở cấp 3 là rất ít, chiếm tỉ lệ nhỏ (4,3%), số
chủ yếu là từ cấp 2 trở xuống. Ở mô hình vèo ao các chủ hộ có trình độ văn
hoá cấp 1 và cấp 2 chiếm chủ yếu (45,5%). Trong khi đó ở mô hình vèo sông
thì tỉ lệ cấp 2 lại chiếm số lượng lớn (54,1%), trình độ văn hoá cấp 3 chỉ chiếm
5,4%.
Kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi có trình độ học vấn không cao,
do đó còn thiếu nhiều hiểu biết về hoạt động nuôi cá cũng như việc tiếp cận
thông tin khoa học kỹ thuật, điều này có thể gây bất lợi cho công tác khuyến
ngư đến các hộ nuôi.
Bảng 4.1: Thông tin chung về hộ nuôi cá lóc
Diển giải Đvt
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
1.Tuổi của chủ hộ
- Trung bình năm 41,2 43,9 42,6
- Độ lệch chuẩn năm 12,3 11,4 11,8
2. Trình độ học vấn
- Mù chữ % 6,1 16,2 11,4
- Cấp 1 % 45,5 24,3 34,3
- Cấp 2 % 45,5 54,1 50,0
- Cấp 3 % 3,9 5,4 4,3
3.Số năm kinh nghiệm
- Trung bình năm 4,6 3,3 3,9

- Độ lệch chuẩn năm 2,5 2,2 2,418
Nhìn chung kinh nghiệm NTTS của hộ chưa cao (3,9±2,4 năm), mô
hình vèo ao và vèo sông đều có kinh nghiệm nuôi cao nhất là 10 năm và thấp
nhất là 1 năm. Những hộ nuôi với kinh nghiệm lâu năm phần lớn là nuôi theo
truyền thống gia đình, mặc khác thu nhập của nghề nuôi cá tương đối ổn định,
có thể tận dụng nguồn thức ăn khai thác tạo điều kiện cho các hộ nuôi phát
triển nghề.
4.1.2 Nguồn thông tin Kinh tế - Kỹ thuật cho nuôi cá lóc
Đa số người dân nuôi theo kinh nghiệm là chính, trong đó cao nhất là
mô hình vèo sông có số hộ nuôi theo kinh nghiệm chiếm 91,9%, kế đến là
nguồn thông tin từ những người nuôi khác cũng được người dân quan tâm. Ở
nguồn thông tin này thì mô hình vèo ao chiếm cao nhất (36,4%), đặc biệt ở mô
hình vèo ao số hộ được tập huấn hội thảo cũng chiếm tỉ lệ cao hơn mô hình
vèo sông (27,3% so với 16,2%). (Bảng 4.2)
Tóm lại người dân nuôi cá phần lớn dựa vào kinh nghiệm là chính.
Điều này cho thấy các lớp tập huấn dành cho người nuôi còn nhiều hạn chế,
lĩnh vực này ít được quan tâm, những kiến thức, kỹ thuật nuôi mới chưa đến
được với người dân do đó đời sống của họ vẫn ở mức đủ sống, chưa thể vươn
lên làm giàu.
Bảng 4.2: Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật cho nuôi cá lóc
Diễn giải Đvt
Vèo ao
(n = 56)
Vèo sông
(n = 58)
Tổng cộng
(n = 114)
Nguồn thông tin kinh tế - kỹ thuật
- Kinh nghiệm % 78,8 91,9 85,7
- Người nuôi khác % 36,4 32,4 34,3

- Tập huấn/hội thảo % 27,3 16,2 21,4
- Tivi/radio % 21,2 13,5 17,1
-Tài liệu/sách % 6,1 2,7 4,3
4.1.3 Số lao động tham gia nuôi cá lóc
Qua khảo sát (Bảng 4.3) cho thấy các hộ tham gia nuôi cá lóc có số lao
động gia đình chiếm rất cao 93,3% đối với cả 2 mô hình. Cao nhất là mô hình
vèo sông với số lao động gia đình chiếm 97,9%. Số lao động trung bình sử
dụng cho mỗi mô hình nuôi sẽ khác nhau và tùy thuộc vào từng đối tượng
nuôi, hình thức nuôi và quy mô nuôi của từng hộ. Trong cả 2 mô hình nuôi thì19
lao động gia đình là chủ lực, lao động thường xuyên và lao động thời vụ chỉ
chiếm tỷ lệ nhỏ được các hộ nuôi thuê mướn để chăm sóc, quản lý, cải tạo ao
nuôi và thu hoạch. Thông thường thì số thành viên trong gia đình sẽ ảnh
hưởng đến quy mô nuôi cá và thường thì những hộ đông người hơn sẽ tham
gia vào hoạt động nuôi cá hơn.
Bảng 4.3: Số lao động tham gia nuôi cá lóc
Diễn giải Đvt
Vèo ao
(n = 56)
Vèo sông
(n = 58)
Tổng cộng
(n = 114)
1.Tổng lao động
- Trung bình người 3,1 2,3 2,7
- Độ lệch chuẩn người 1,9 1,0 1,5
2. Cơ cấu LĐ
-Lao động gia đình % 89,4 97,9 93,3
-Lao động thường xuyên % 2,9 2,1 2,6
-Lao động thời vụ % 7,7 0,0 4,1
4.2 Thông tin chung về thiết kế và kỹ thuật nuôi cá lóc thương phẩm

4.2.1 Mùa vụ sản xuất của nông hộ
Có 22,4% số hộ được phỏng vấn thường thả cá nuôi vào tháng 1 âm
lịch do vừa thu hoạch vụ cá bán trong Tết và 15,5% số hộ thả giống vào tháng
7 âm lịch do đây là mùa sinh sản của các loài cá nên sẽ đủ lượng cá giống
cung cấp cho các hộ nuôi, mặc khác do nhận thức của người dân khi thả giống
vào thời điểm này sẽ kịp bán vào dịp Tết nên lợi nhuận thu về sẽ cao hơn.
22.4
8.6
12.1
6.9
1.7
8.6
15.5
5.2
8.6
3.4
5.2
1.7
0
5
10
15
20
25
30
Tỷ lệ (%)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Vụ 1 Vụ 2
Hình 4.1: Tháng chuẩn bị cải tạo ao20

Qua Bảng 4.4 cho thấy thời gian thực nuôi giữa các mô hình tương đối
đồng đều, trung bình vụ 1 có số ngày thực nuôi là 113,0 ngày( ± 19,4 ngày),
dài hơn trung bình vụ 2 có số ngày thực nuôi là 108,1 ngày (± 23,4 ngày),
thích hợp để nuôi 2 vụ/năm.
Bảng 4.4: Thời gian thực nuôi cá lóc
Đvt: ngày
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70) Diễn giải
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
Thời gian thực nuôi
- Trung bình 112,0 108,6 113,6 107,9 113,0 108,1
- Độ lệch chuẩn 19,0 11,4 19,9 27,2 19,4 23,4
Đa số các hộ nuôi bình quân 1 năm 2 vụ, phần còn lại nuôi 1 vụ, rất ít
hộ nuôi 3 vụ. Do ít vốn nên các hộ nuôi 1 vụ phần lớn tận dụng nguồn cá tạp
tự khai thác để nuôi cá lóc, không phải tốn chi phí mua cá mồi, chính vì vậy
đời sống của các hộ này thường bấp bênh, không ổn định so với hộ nuôi 2 vụ /
năm.
1 vụ
60.6%
3 vụ
3.0% 2 vụ
36.4%
3 vụ
8.5%
2 vụ
57.4%

1 vụ
34.1%
Hình 4.2: Tỷ lệ số vụ (vèo ao) Hình 4.3: Tỷ lệ số vụ (vèo sông)21
4.2.2 Thông tin về con giống
Qua kết quả khảo sát (Hình 4.4) cho thấy số hộ chọn mua cá giống
lai/đầu nhím chiếm 50,9% và 49,1% số hộ chọn mua giống cá đầu vuông. Tỷ
lệ số hộ nuôi chọn mua giống cá lai/đầu nhím ở cả 2 mô hình không chênh
lệch nhiều (53,1% và 48,2%), tương tự cho giống cá đầu vuông (46,9% và
51,9%)
Lai/đầu nhím
50.9%
Đầu vuông
49.1%
Hình 4.4: Giống loài thả nuôi
Đa số người nuôi ở cả 2 mô hình khi được khảo sát đều cho rằng nguồn
gốc cá giống thả nuôi chủ yếu từ nuôi thịt (chiếm 98,3%), tỷ lệ này chiếm rất
cao ở mô hình vèo ao (100,0%) và 96,3% ở mô hình vèo sông.
Tự nhiên
1.2%
Nuôi thịt
98.8%
Hình 4.5: Nguồn gốc cá giống
Bảng 4.5 cho thấy số lượng cá giống thả vụ 2 cao hơn vụ 1, trung bình
vụ 1 là 5.418,8 con (± 9.474,6 con), ở vụ 2 là 7.097,6con (± 11.798,9 con),
nhưng do số mẫu thu có hộ thả đến 70.000 con nên mức độ dao động lớn. Ở
mô hình vèo ao số lượng cá giống thả cao nhất là 70.000 con cao hơn ở mô22
hình vèo sông là 35.000 con. Số lượng cá giống thả nhiều hay ít còn tuỳ thuộc
vào diện tích và số vèo thực nuôi của từng hộ.
Qua khảo sát cho thấy mật độ thả nuôi trung bình là 151,6 con/m3


188,6 con/m3
) ở vụ 1 và 173,9 con/m3
(± 205,1 con/ m3
) ở vụ 2.
Kết quả điều tra cho thấy kích cỡ cá giống mua chưa cao, cao nhất là
mô hình vèo ao với kích cỡ cá giống là 1,7 ± 0,5 g/con ở vụ 1 và 1,5 ± 0,4
g/con ở vụ 2.
Mặc dù với kích cỡ giống nhỏ sẽ kéo dài thời gian nuôi nhưng người
dân sẽ ít gặp trở ngại trong khâu vận chuyển giống vì với kích cỡ nhỏ thì số
lượng giống vận chuyển sẽ nhiều hơn trong cùng một thể tích nước đồng thời
khả năng cá bị xây xát sẽ ít đi. Kích cỡ cá giống ảnh hưởng nhiều đến năng
suất khi thu hoạch nên người dân khi nuôi cần quan tâm nhiều về vấn đề này.
Các hộ nuôi chủ yếu mua cá giống tù địa phương nên giá tương đối
thấp (392,4 ± 86,6 đ ở vụ 1 và 367,7 ± 78,7 đ ở vụ 2). Mô hình vèo ao số hộ
nuôi mua cá giống với giá cao nhất là 550 đ/con ở vụ 1 và 500 đ/con ở vụ 2,
mô hình vèo trên sông mua cá giống với giá cao nhất là 500 đ/con ở cả 2 vụ.
Bảng 4.5: Thông tin về cá giống
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70) Diễn giải Đvt
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
1.Số lượng cá giống
-Trung bình con 5.297,0 8.469,2 5.527,0 6.482,8 5.418,6 7.097,6
-Độ lệch chuẩn con 11.965,0 18.642,8 6.691,6 7.323,5 9.474,6 11.798,9
2.Mật độ thả nuôi
-Trung bình con/m3
151,7 178,9 151,4 171,7 151,6 173,9

-Độ lệch chuẩn con/m3
248,3 241,0 115,7 191,6 188,6 205,1
3.Kích cỡ cá giống mua
-Trung bình g/con 1,7 1,5 1,5 1,3 1,6 1,4
-Độ lệch chuẩn g/con 0,5 0,4 0,4 0,9 0,5 0,4
4.Giá mua cá giống
-Trung bình đ/con 415,8 401,5 371,6 365,5 392,4 376,7
-Độ lệch chuẩn đ/con 99,1 107,0 68,6 61,2 86,6 78,723
Chất lượng cá giống khi được khảo sát được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ
khá cao 69,5%, trong khi đó ở mô hình vèo ao tỷ lệ này chiếm 59,4%, thấp
hơn mô hình vèo sông khi chất lượng cá giống tốt được đánh giá đến 81,5%.
Rất tốt
25.4%
Tốt
69.5%
Bình thường
5.1%
Hình 4.6: Chất lượng cá giống
4.2.3 Thông tin về quản lý nguồn nước khi nuôi cá lóc
Kết quả khảo sát (Hình 4.7) cho thấy có 48,5% hộ nuôi cá ở mô hình
vèo ao thay nước dựa vào thuỷ triều, 45,5% bơm nước vào ao bằng máy bơm
và 6,1% áp dụng cả 2 cách: xen kẻ vừa bơm vừa dựa vào thuỷ triều. Trong khi
đó ở mô hình vèo sông tỷ lệ không cấp nước, để nước chảy tự nhiên chiếm tỷ
lệ cao 83,78%, dựa vào thuỷ triều chiếm 10,8%.
44.3
28.6
22.8
4.3
0
5

10
15
20
25
30
35
40
45
Tỷ lệ (%)
Không Thuỷ triều Bơm Thuỷ triều và
bơm
Hình 4.7: Phương pháp thay nước24
Thay nước trong nuôi cá là yếu tố hết sức cần thiết để tạo môi trường
nước mới, sạch để cá phát triển tốt. Việc định kỳ thay nước hầu như không
được thực hiện ở các hộ nuôi, thời gian thay nước tuỳ thuộc vào mật độ thả cá
và kinh nghiệm quan sát màu nước của người nuôi, khi nước chuyển sang màu
đậm hơn thì tiến hành thay nước. Theo kết quả khảo sát thì thời gian thay nước
trung bình của các hộ vèo ao là 7,9 ± 8,5 ngày, nhưng do số mẫu thu có hộ sau
30 ngày mới thay nước 1 lần, dẫn đến mức độ dao động lớn. Trong khi đó các
hộ vèo sông thì thay nước theo thuỷ triều.
Đối với mô hình vèo ao tỉ lệ thay nước trung bình của vụ 1 là 43,2 ±
11,6% lượng nước trong ao, cao hơn vụ 2 là 38,2 ± 21,8% lượng nước.(Bảng
4.6)
Theo Dự án WES (1996-1997) thì bất lợi của việc thay nước cho các
mô hình nuôi cá là việc nông dân thường xuyên sử dụng thuốc nông dược cho
lúa nhưng không có biện pháp xử lý trước khi tháo nước ra kênh mương, điều
này sẽ làm ô nhiễm nguồn nước cung cấp cho các mô hình nuôi cá, gây khó
khăn cho việc quản lý nguồn nước trong quá trình thả cá nuôi.
Bảng 4.6: Thông tin về quản lý nguồn nước khi nuôi cá lóc
Diễn giải Đvt

Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
1.Tần suất thay nước/lần
-Trung bình ngày 7,9 4,0 0,0 0,0 7,9 1,3
-Độ lệch chuẩn ngày 8,5 3,4 0,0 0,0 8,5 2,6
2.Tỷ lệ thay nước
-Trung bình % 43,2 38,2 0,0 0,0 43,2 12,4
-Độ lệch chuẩn % 11,6 21,8 0,0 0,0 11,6 21,8
4.2.4 Thông tin về quản lý dịch bệnh khi nuôi cá lóc
Qua Hình 4.8 cho thấy cá bệnh do ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất
55,9%, kế đến là xuất huyết 27,9% và đỏ họng là 7,4%. Ở mô hình vèo ao
bệnh ký sinh trùng chiếm tỷ lệ cao nhất 63,6% và ở mô hình vèo sông là
48,6%. Vì vậy chi phí phòng trị bệnh ở các mô hình khá cao do khi nuôi cá
dịch bênh xảy ra nhiều, cần phải sử dụng thuốc để phòng ngừa và điều trị.
Điều này cho thấy trong quá trình nuôi thì vấn đề dịch bệnh cần được quan
tâm nhiều hơn, từ đó đề ra biện pháp phòng trị bệnh kịp thời nhằm đảm bảo
năng suất cá nuôi.25
Nhìn chung mức độ thiệt hại khi cá bị bệnh trung bình là 18,5%. Ở cả 2
mô hình mức độ thiệt hại không chênh lệch nhiều, mức độ thiệt hại ở mô hình
vèo ao là 17,7%, có hộ thiệt hại lên đến 80,0%. Trung bình thiệt hại do cá chết
ở mô hình vèo sông là 19,3%. Qua đó cho thấy cần phải quan tâm nhiều đến
nguồn giống và nước trong khi nuôi, ngoài ra cần chú trọng vấn đề quản lý
dịch bệnh, cần có biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan nhằm giảm mức độ
thiệt hại do cá bệnh (Bảng 4.7).
Khi phát hiện cá bệnh thì ra trạm thú y mua thuốc về tạt được nhiều hộ

nuôi lựa chọn (88,2%), ở mô hình vèo sông thì cách phòng trị này chiếm tỷ lệ
rất cao (100,0%) và ở mô hình vèo ao chiếm 75,8%, kế đến là sử dụng thuốc
tây và thuốc nam (7,4% và 4,4%).
Qua kết quả khảo sát cho thấy phòng trị khi cá bệnh mang lại hiệu quả
tốt chiếm tỷ lệ khá cao (65,7%), tỷ lệ này ở mô hình vèo ao chiếm 72,7%, cao
hơn so với mô hình vèo sông chiếm 65,7%.
55.9
27.9
7.4
2.9 2.9 1.5 1.5
0
10
20
30
40
50
60
Tỷ lệ (%)
KST Đỏ
họng
Tuột
nhớt
Bông
gòn
Hình 4.8: Các loại bệnh thường gặp26
Bảng 4.7: Thông tin về quản lý dịch bệnh
Diễn giải Đvt Vèo ao Vèo sông Tổng cộng
1.Mức độ thiệt hại n 33 37 70
- Trung bình % 17,7 19,3 18,5
- Độ lệch chuẩn % 16,7 17,6 17,0

2.Cách phòng trị bệnh n 33 35 68
- Mua thuốc tây % 15,5 0,0 7,3
- Ra trạm thú y, tạt thuốc % 75,7 100,0 88,2
- Cỏ mực, thuốc nam % 8,8 0,0 4,5
3.Hiệu quả phòng trị bệnh n 33 35 68
- Rất xấu % 0,0 8,6 8,5
- Xấu % 9,1 14,3 14,3
- Trung bình % 72,7 65,7 65,7
- Tốt % 18,2 8,6 8,7
- Rất tốt % 0,0 2,8 2,8
4.3 Thông tin về thức ăn cho cá lóc
4.3.1 Số lượng và hệ số thức ăn
Số lượng thức ăn sử dụng khác nhau đối với từng mô hình, nuôi vèo sông
có số lượng thức ăn sử dụng là cao nhất 7,8 tấn/1000m3.
tương ứng với hệ số thức
ăn 4,1, lượng thức ăn tiêu tốn trong nuôi vèo ao thấp hơn (4,5 tấn/1000m3) tương
ứng với hệ số thức ăn 4,0 (Bảng 4.8).
Bảng 4.8: Thông tin về thức ăn nuôi cá lóc
Diễn giải Đvt
Vèo ao
(n = 56)
Vèo sông
(n = 58)
Tổng cộng
(n = 114)
1.Tổng lượng thức ăn/vụ
-Trung bình kg 4.520,6 7.799,1 6.253,5
-Độ lệch chuẩn kg 8.912,5 11.033,0 10.152,1
2.Hệ số thức ăn vụ 1 (FCR)
-Trung bình lần 4,0 4,1 4,1

-Độ lệch chuẩn lần 1,1 1,0 1,1
3.Hệ số thức ăn vụ 2 (FCR)
-Trung bình lần 4,8 4,5 4,6
-Độ lệch chuẩn lần 2,9 3,4 3,227
Số lượng thức ăn sử dụng tùy thuộc vào thời gian nuôi của mô hình, cách
thức nuôi và khâu quản lý của từng hộ nuôi. Nuôi vèo ao dễ quản lý nguồn thức
ăn hơn do có thể thả ghép một số loài nuôi thích hợp để tận dụng nguồn thức ăn
dư thừa.
4.3.2 Cơ cấu và số lượng sử dụng thức ăn trên vụ
Qua khảo sát cho thấy, cá tạp nước ngọt và cá tạp biển là nguồn thức ăn
chính trong nuôi cá lóc thương phẩm. Cá tạp nước ngọt được hộ nuôi lựa chọn
trước hết. Số lượng cá tạp nước ngọt chiếm từ 65,6- 69,5% trên tổng lượng
thức ăn sử dụng, vèo ao chiếm tỉ lệ cao nhất (69,5%), kế đến là vèo sông
lượng cá nước ngọt chiếm 65,6%. Loại thức ăn chủ yếu thứ hai là cá tạp biển.
Mô hình nuôi vèo sông sử dụng nhiều nhất (chiếm 32,6%) và vèo ao chiếm
22,7%. Lượng ốc bươu vàng ở 2 mô hình chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhằm bổ sung
khẩu phần ăn hằng ngày khi lượng cá tạp nước ngọt hoặc cá biển bị thiếu,
hoặc nuôi với quy mô nhỏ ít vốn và để tận dụng sản phẩm khai thác ( Bảng
4.9).
Bảng 4.9: Lượng thức ăn từng loại khi nuôi cá lóc
Diển giải Đvt
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
1.Lượng thức ăn từng loại
Trung bình kg 4.520,6 7.799,1 6.253,5
2.Cơ cấu thức ăn

- Cá tạp nước ngọt % 69,5 65,6 67,0
- Cá tạp biển % 22,7 32,6 29,2
- OBV % 7,8 1,8 3,8
4.4 Thu hoạch và tiêu thụ
4.4.1 Sản lượng, kích cỡ và giá bán cá lóc khi thu hoạch
Nhìn chung sản lượng thu hoạch ở vụ 2 cao hơn vụ 1 do thả giống với
số lượng nhiều hơn. Sản lượng trung bình ở vụ 1 là 1.651,8 kg± 2.791,0 kg và
vụ 2 là 2.007,0 kg ± 2.875,9 kg. Ở mô hình vèo ao sản lượng đạt cao nhất là
16.000 kg ở cả 2 vụ, thấp nhất là 80 kg ở vụ 1 và 140 kg ở vụ 2. Mô hình vèo
sông đạt sản lượng cao hơn, vụ 1 cao nhất là 14.000 kg và thấp nhất là 110 kg,
vụ 2 cao nhất là 9.300 kg ở vụ 1 và thấp nhất là 140 kg ở vụ 2.28
Qua kết quả khảo sát cho thấy kích cỡ khi thu hoạch bình quân là 0,6 ±
0,1 kg/con ở cả 2 vụ. Kích cỡ cá thu hoạch ở 2 mô hình không chênh lệch
nhiều, thấp nhất ở mô hình vèo trong ao là 0,4 kg/con và vèo sông là 0,3
kg/con. Cao nhất ở mô hình vèo trong ao từ 0,8-0,9 kg/con, vèo trên sông từ
0,8-0,9 kg/con.
Sau khi thu hoạch cá được đem bán vào nhiều thời điểm khác nhau nên
giá bán cũng khác nhau, trung bình ở vụ 1 là 22.864,3 ± 4.464,8 đ/kg và vụ 2
là 23.666,7 ± 3.648,7 đ/kg. Mô hình vèo ao giá cao nhất ở vụ 1 là 30.000 đ/kg
và vụ 2 là 28.000 đ/kg, mô hình vèo sông bán được giá cao hơn là 37.000 đ/kg
ở vụ 1 và 37.000 đ/kg ở vụ 2.
Bảng 4.10: Sản lượng, kích cỡ và giá bán cá lóc thương phẩm
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70) Diễn giải Đvt
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
1.Sản lượng cá thu hoạch

-Trung bình kg 1.250,7 1.912,9 2.009,5 2.049,2 1.651,8 2.007,0
-Độ lệch chuẩn kg 2.839,2 4.300,8 2.736,9 2.043,9 2.791,5 2.875,9
2.Kích cỡ cá thu hoạch
-Trung bình kg/con 0,6 0,5 0,6 0,6 0,6 0,6
-Độ lệch chuẩn kg/con 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1
3.Giá bán bình quân
-Trung bình đ/con 21.424,2 22.269,2 24.148,6 24.293,1 22.864,3 23.666,7
-Độ lệch chuẩn đ/con 3.305,1 3.072,8 4.990,1 3.759,5 4.464,7 3.648,7
4.4.2 Năng suất và tỷ lệ sống khi thu hoạch
Trong mô hình vèo sông do nuôi cá với mật độ cao, quản lý chặt chẽ
nên đem lại năng suất cao (trung bình 34,4 tấn/1000m3
vụ 2 và 23,1
tấn/1000m3
vụ 1),năng suất vụ 2 thường lớn hơn vụ 1 do vụ 1 là vụ nghịch thời
tiết khó khăn dẫn đến năng suất không cao. Tương tự như mô hình vèo sông,
mô hình vèo ao có năng suất vụ 2 cao hơn vụ 1 (trung bình 50,2 tấn/1000m3
vụ
2 và 44,2 tấn/1000m3
vụ 1). Khi thả cá nuôi ở 2 mô hình mật độ cá không
chênh lệch nhiều nhưng năng suất ở mô hình vèo ao vẫn thấp hơn mô hình vèo
sông do năng suất cá chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như con giống, lượng
thức ăn, nguồn nước…vì vậy có sự khác biệt về năng suất ở 2 mô hình là điều
tất nhiên. Năng suất ở mô hình vèo sông cao hơn mô hình vèo ao, sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).29
Tỷ lệ sống ở mô hình vèo sông thường cao hơn mô hình vèo ao do
nuôi vèo sông có môi trường nước rộng, thoáng dễ chăm sóc với điều kiện
nguồn nước phải được quản lý tốt.
Bảng 4.11: Năng suất và tỷ lệ sống của cá khi thu hoạch
Vèo ao
(n = 33)

Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70) Diễn giải Đvt
Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2 Vụ 1 Vụ 2
1.Năng suất
- Trung bình tấn/1000m3
23,1a
34,4 44,2b
50,2 34,3 45,3
- Độ lệch chuẩn tấn/1000m3
31,2 54,2 34,4 46,8 34,4 49,1
2.Tỷ lệ sống
- Trung bình % 43,5 40,7 49,2 54,8 46,5 50,5
- Độ lệch chuẩn % 19,8 14,2 12,6 15,7 16,5 16,5
4.4.3 Tiêu thụ sản phẩm sau khi thu hoạch
Sau khi thu hoạch, tỷ lệ đem bán cho người thu gom, thương lái địa
phương chiếm khá cao (vèo ao chiếm 98,2%, vèo sông chiếm 97,2%), bán cho
người mua từ tỉnh khác(vèo ao chiếm 100,0%) hoặc bán cho đại lý/vựa/sạp chợ ở
địa phương (vèo ao chiếm 95,0%, vèo sông chiếm 31,6%), chỉ 1 số ít để lại ăn,
làm giống hoặc chế biến…Do chủ yếu chỉ thu hoạch 1 lần nên thương lái, người
thu gom xuống tận nơi để thu mua. Đa phần các hộ nuôi bán theo giá thỏa thuận
tại chỗ, không có hợp đồng trước nên giá cả thường không ổn định, càng gây khó
khăn cho người nuôi.
Tỉnh
khác
3.0%
Để sử
dụng
1.8% Chợ

2.9%
Thu
gom
/thương
lái
92.3%
Thu
gom/thư
ơng lái
95%
Để sử
dụng
1%
Tỉnh
khác
0%
Chợ
4%
Hình 4.9: Tỷ lệ tiêu thụ cá lóc ở mô
hình vèo ao
Hình 4.10: Tỷ lệ tiêu thụ cá lóc ở mô
hình vèo sông30
4.5 Chi phí nuôi cá lóc
4.5.1 Chi phí cố định và cơ cấu
Chi phí cố định bao gồm chi phí khấu hao (xây dựng ao/vèo/bè cống
bọng, máy móc, xuồng lưới), thuế hoặc thuê đất. Trong đó công trình nuôi của
đa số hộ được đào đắp thủ công, xây dựng bằng công lao động gia đình động
giữa các hộ. Với 2 mô hình nuôi được khảo sát thì máy móc, thiết bị phục vụ
cho quá trình nuôi bao gồm máy bơm nước, cối và máy xay cá, máy chạy
xuồng, thời gian khấu hao trung bình mỗi máy là 5-7 năm, giá trị khấu hao

trung bình dao động 3,3-12,3 tr.đ/1000m3
/năm (vèo ao 12,3 tr.đ/1000m3
/năm ,
vèo sông 3,3 tr.đ/1000m3
/năm ). Thêm vào đó cần tốn chi phí mua xuồng, lưới
phục vụ quá trình khai thác cá tạp, giá trị khấu hao trung bình ở mô hình vèo
ao cao nhất (15,6 triệu/1000m3
/năm), mô hình vèo sông đầu tư ít hơn ở mức
9,4 triệu/1000m3
/năm. Thuế và chi phí thuê đất cũng là những khoản chi phí
cố định, nhưng tát cả các hộ khi được khảo sát cho biết đều được miễn thuế
đất nông nghiệp.
4.5.2 Chi phí biến đổi và cơ cấu
Mô hình vèo ao có tổng chi phí biến đổi là 873,8 tr.đ/1000m3
/năm .Chi
phí biến đổi của mô hình vèo ao bao gồm các khoản mục: chi phí cải tạo, chi
phí mua giống, chi phí vận chuyển giống, chi xử lý nước, chi thức ăn, chi
phòng trị bệnh, chi thuê mướn lao động, chi mua lặt vặt, chi phí vay và các
khoản chi phí khác… Nghiên cứu này không tính công lao động gia đình tham
gia.
38.2
26.2
0
5
10
15
20
25
30
35

40
Tr.đ/1000m3
Vèo ao Vèo sông
Hình 4.11: Chi phí cố định của các mô hình31
Bảng 4.12: Chi phí biến đổi theo mô hình
Đvt: Tr.đ/1000m3
Diến giải
Vèo ao
(n = 33)
Vèo sông
(n = 37)
Tổng cộng
(n = 70)
1.Cải tạo 24,4 2,3 12,7
2.Con giống 83,4 99 91,7
3.Thức ăn 622,8 1379,4 1022,7
4. Vận chuyển giống 1,5 1,0 1,2
5. Cấp thoát nước 12,7 0,5 6,3
6.Phòng trị bệnh 41,6 121,0 83,6
7.Thuê mướn 1,3 1,6 1,5
8.Vận chuyển khi thu hoạch 0,0 0,0 0,0
9.Lặt vặt 22,3 29,7 26,2
10.Chi phí khác 0,4 1,8 1,2
11.Vay 25,0 43,8 34,9
Qua bảng 4.13 cho thấy, chi phí thức ăn của mô hình vèo ao là cao nhất
(chiếm 71,3% tổng chi phí biến đổi, kế đến là chi phí con giống (chiếm
9,5%),chi phí phòng trị bệnh (chiếm 4,8%) và các chi phí biến đổi còn lại dao
động từ 0,2%-2,9%. Nuôi cá lóc không sử dụng thức ăn công nghiệp mà dùng
cá tạp làm nguồn thức ăn chính, giá cá tạp cao (4.000,0-7.000,0 đ/kg) dẫn đến
chi phí thức ăn cao (622,8 tr.đ/1000m3

/năm). Một khoản chi phí khác cũng
chiếm tỷ lệ khá cao góp phần quan trọng trong mô hình vèo ao là chi phí con
giống (83,4 tr.đ/1000m3
/năm ). Các chi phí về phòng trị bệnh, chi phí vay, cải
tạo, cấp thoát nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao, đây là những yếu tố quan trọng
cần phải có trong mô hình vèo ao. Các chi phí còn lại như: chi phí vận chuyển
giống, thuê mướn, chi vận chuyển khi thu hoạch…chiếm tỷ lệ khá thấp.
Tương tự như mô hình vèo ao, ở mô hình vèo sông cũng có chi phí biến
đổi ở vụ 1 cao hơn vụ 2. Các khoản chi phí cũng giống như mô hình vèo ao,

×