Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt tính enzyme tiêu hoá của cá tra giống lớn (pangasianodon hypophthalmus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.25 KB, 13 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THUỶ SẢN




NGUYỄN THỊ MỸ LINH




ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN
HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HOÁ CỦA
CÁ TRA GIỐNG LỚN
(Pangasianodon hypophthalmus)





LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN




2014

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA THUỶ SẢN



NGUYỄN THỊ MỸ LINH



ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN
HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HOÁ CỦA
CÁ TRA GIỐNG LỚN
(Pangasianodon hypophthalmus)



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN



CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGs. Ts. ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG




2014
1

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HOÁ CỦA

CÁ TRA GIỐNG LỚN (Pangasianodon hypophthalmus)
Nguyễn Thị Mỹ Linh
1
và Đỗ Thị Thanh Hương
1

1
Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ
TÓM TẮT
Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là đối tượng nuôi quan trọng ở Đồng
bằng sông Cửu Long, và đang được mở rộng nuôi ở một số vùng nhiễm mặn nhẹ ven
biển. Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên
khả năng tiêu hóa và khảo sát hoạt tính enzyme chymotrypsine, pepsine, amylase ở
dạ dày và ruột cá tra giai đoạn cá giống (25 – 30 g). Thí nghiệm được tiến hành ở 6
nghiệm thức và 3 lần lặp lại ở các độ mặn khác nhau là 0, 3, 6, 9, 12, 15 ppt, cá
được thả vào bể composite 500L (chứa 400L nước) với mật độ 40 con/bể. Hoạt tính
của 3 enzyme (pepsine, amylase, chymotrypsine) đều tăng theo theo thời gian làm thí
nghiệm từ ngày 1 đến ngày 42 và giảm đến ngày 70. Đồng thời theo độ mặn thì cả 3
men này đều thì tăng từ nghiệm thức 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt và giảm ở nghiệm
thức cao hơn là 12, 15 ppt. Hoạt tính pepsine tăng theo độ mặn từ 0 ppt (12,8±0,34
mU/mL/mg protein) đến 9 ppt (16,9±0,17 mU/mL/mg protein) và giảm xuống khi độ
mặn cao hơn 9 ppt. Enzyme chymotrypsine tăng từ 0 ppt (3,45±0,21 mU/mL/mg
protein) lên 9 ppt (4,53±0,33 mU/mL/mg protein) và enzyme amylase tăng từ 0 ppt
(330±9,58 mU/mL/mg protein) đến 9 ppt (397±13,9 mU/mL/mg protein) nhưng giảm
xuống ở độ mặn 12 và 15 ppt. Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể ứng dụng nuôi cá
tra ở vùng nước lợ có độ mặn đến 9 ppt.
Từ khóa: cá tra, độ mặn, enzyme
ABSTRACR
Catfish (Pangasianodon hypophthalmus) is an important cultured species in
the Mekong Delta , and farming is expanding in some coastal slightly salty. The

study aimed to evaluate the effects of different salinity on digestibility and
chymotrypsine, pepsine and amylase enzyme activity in the stomach and intestine of
catfish at the fingerling stage (25 - 30 g). The experiment was conducted in 6
treatments at different salinities of 0, 3 , 6 , 9 , 12 , 15 ppt and three replicates for
each treatment, fish were stocked into composite tanks (500L) containing 400L of
water, at density of 40 fish/tank. The results showed that the activity of three
enzymes ( pepsine , amylase , chymotrypsine ) increased with sampling time from
the 1 to 42 day and then decreased to 70 day . Enzyme activity in all the
treatments increased from 0 ppt to 9 ppt treatment and reduced in higher sallinity
treatments of 12 , 15 ppt . Pepsine activity increased with salinity from 0 ppt (12,8 ±
0,34 mU/mL/mg protein) to 9 ppt (16,9 ± 0,17 mU/mL/mg protein) and decreased
when salinity is higher than 9 ppt . Chymotrypsine activity increased from 0 ppt
(3,45±0,21 mU/ mL/mg protein) to 9 ppt (4,53±0,33 mU/mL/mg protein) and the

2

amylase activity increased from 0 ppt (330±9,58 mU/mL/mg protein) to 9 ppt
(397±13,9 mU/mL/mg protein) but decreased at 12 and 15 ppt salinity . The study
results showed the application is possible to apply on the striped catfish in brackish
water which salinity at 9 ppt.
Keywords: catfish, salinity, enzyme
1. Giới thiệu
Hiện nay, ở Việt Nam ngành thủy sản có xu hướng phát triển ngày càng
mạnh. Nhiều đối tượng thủy sản quan trọng như tôm sú, cua biển, cá mú, cá tra…đã
được nuôi, trong đó cá tra là một trong những đối tượng được nuôi phổ biến và lâu
đời nhất. Theo Tổng cục Thủy sản năm 2013, tính đến cuối tháng 11/2013, ĐBSCL
đã thả nuôi cá tra được 4.679 ha, đã thu hoạch 3.638 ha, sản lượng 1 triệu tấn. Từ
1/1 đến 15/11/2013, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 5,912 tỷ USD, trong đó,
xuất khẩu cá tra đạt 1,522 tỷ USD, chiếm 25,70% và là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ
hai sau tôm.

Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một loài cá da trơn sống nước
ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7 - 10‰) (Phạm Văn
Khánh, 2004). Bên cạnh đó, diện tích nuôi cá tra ngày càng được mở rộng ở các tỉnh
hạ nguồn sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc
Trăng nơi có sự xâm nhập mặn vào mùa khô do lượng nước sông Mekong vào mùa
này rất thấp (5‰) (Mekong River Commission, 2008). Song song đó do nước biển
ngày càng dâng cao sẽ tạo điều kiện cho nước mặn xâm nhập sâu vào vùng nuôi cá
nước ngọt đặc biệt ảnh hưởng tới sự bền vững của nghề nuôi cá tra do đối tượng này
được nuôi tập trung ở các tỉnh ven sông Mekong.
Để phát triển nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi cá tra nói riêng,
nhiều nghiên cứu về kỹ thuật nuôi, sinh lý, dinh dưỡng, bệnh học cũng được quan
tâm và chú ý thực hiện. Song song đó vẫn chưa có nhiều nghiên cứu về sự ảnh
hưởng độ mặn đến hoạt tính của các men tiêu hóa như: pepsine, amylase,
chymotrypsine. Vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của độ mặn đến hoạt tính enzyme tiêu
hoá của cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) giống lớn” được thực hiện. Mục
tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau
lên khả năng tiêu hóa của cá tra giống nhằm tìm ra độ mặn thích hợp để cá sinh
trưởng phát triển tốt góp phần phục vụ cho nghề nuôi thủy sản.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại trại thực nghiệm của Bộ môn Dinh dưỡng và
Chế biến Thuỷ Sản - Khoa Thuỷ Sản - Đại học Cần Thơ. Nguồn nước ngọt dùng
trong thí nghiệm là nước máy sinh hoạt, nước mặn dùng nước ót được mua từ Vĩnh
Châu (Sóc Trăng). Cá thí nghiệm là cá giống với kích cỡ trung bình từ 25 – 30
g/con. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 1 nghiệm thức

3

đối chứng 0 ppt và 5 nghiệm thức với các độ mặn là: 3 ppt, 6 ppt, 9 ppt, 12 ppt, 15
ppt. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, cá được bố trí trong bể composite 500L
(chứa 400L nước) có sục khí liên tục và với mật độ 40 con/bể. Cá trong thí nghiệm

được thuần để đạt được độ mặn của các nghiệm thức bố trí bằng cách nâng dần độ
mặn lên 3ppt/ngày (vào các thời điểm 8h, 13h và 16h thuần hóa cá ở độ mặn cao
trước đến khi đạt yêu cầu độ mặn của mỗi nghiệm thức thì dừng lại và bắt đầu tính
thời gian thí nghiệm. Thời gian thí nghiệm là 10 tuần. Thức ăn được sử dụng trong
thí nghiệm là thức ăn viên công nghiệp Aquafeed 30% đạm. Trong quá trình thí
nghiệm cá được cho ăn 2 lần/ngày (8 giờ sáng và 16 giờ chiều). Đồng thời theo dõi
các yếu tố môi trường (nhiệt độ, oxy hòa tan, pH) và hoạt động của cá 2 lần/ ngày (8
giờ sáng và 14 giờ chiều). Thu mẫu để phân tích hoạt tính các enzyme trong dạ dày
và ruột của cá, cá được bỏ đói 1 ngày trước khi thu mẫu. Cá sau khi bỏ đói 1 ngày,
đảm bảo trong đường ruột sạch thức ăn thì tiến hành thu mẫu. Sau khi giải phẩu
dùng kéo cắt dạ dày và lấy đoạn ruột dài khoảng 2 cm tính từ dạ dày, dùng pen làm
sạch thức ăn trong ruột và dạ dày (nếu có). Sau đó cho mẫu vào eppendorf đem trữ -
80
o
C trước khi tiến hành phân tích, mỗi lần thu 3 con/bể, cá được thu mẫu ở các
ngày 1, 3, 7, 14, 28, 42, 56, 70. Pepsine được phân tích theo phương pháp của
Worthington, T.M (1982). Amylase được phân tích theo phương pháp của Bernfeld
(1951). Chymotrypsine cũng phân tích theo phương pháp của Worthington, T.M (1982).
Số liệu thu thập dùng phần mềm Excel 2010 và phần mềm SPSS phiên bản 13 để tính
toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và so sánh sự khác biệt về các chỉ tiêu theo dõi
giữa các nghiệm thức dựa vào phân tích ANOVA và phép thử DUNCAN (mức ý nghĩa
p <0,05).
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Yếu tố môi trường
Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn lên quá trình tiêu
hóa thức ăn, khi nhiệt độ tăng thì tốc độ tiêu hóa cũng tăng bởi có sự gia tăng hoạt
tính men tiêu hóa và khi nhiệt độ giảm thì hoạt tính men cũng giảm, tỉ lệ tiêu hóa
giảm và có thể làm cá bỏ ăn (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Trong thời gian thí nghiệm nhiệt độ thấp nhất vào buổi sáng 25,8
o

C và cao nhất vào
buổi chiều là 27,8
o
C. Nhiệt độ thích hợp cho cá tăng trưởng là 25 – 30
o
C ( Trương
Quốc Phú, 2006).
Bảng 1: Biến động các yếu tố môi trường trong quá trình thí nhiệm
Nghiệm
thức
Nhiệt độ (
o
C)
Oxy (mg/L) pH
Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
NT ĐC 25,9±0,61 27,7±0,61 3,14±0,68 4,15±0,89 7,64±0,53 7,69±0,68
NT 3ppt 25,8±0,58 27,5±0,58 2,16±0,73 4,18±0,97 7,55±0,51 7,65±0,64
NT 6ppt 25,8±0,63 27,6±0,63 3,99±0,96 4,10±0,81 7,61±0,49 7,63±0,58
NT 9ppt 25,9±0,56 27,8±0,58 3,13±0,79 3,15±0,91 7,56±0,60 7,60±0,59
NT12ppt 25,8±0,57 27,5±0,59 3,98±0,95 3,14±0,85 7,57±0,48 7,59±0,57

4

NT15ppt 25,9±0,53 27,7±0,60 3,14±0,87 4,19±0,89 7,54±0,54 7,61±0,67
Trong đó pH sáng và chiều dao động trong khoảng 7,54 – 7,69, hàm lượng
oxy hòa tan ít thay đổi và dao động trong khoảng 2,16 – 4,19 mg/L. pH thích hợp
cho hầu hết các loài cá nuôi là 6,5 – 9 và hàm lượng oxy hòa tan lý tưởng cho cá tôm
cá là trên 5 mg/L (Trương Quốc Phú, 2006).
Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm biến động
không lớn và tương đối thích hợp cho sự tăng trưởng của cá tra.

3.2 Hoạt tính men pepsine ở dạ dày
Bảng 2: Hoạt tính pepsine (mU/mL/mg protein) ở các độ mặn khác nhau
Ngày 0 ppt 3 ppt 6 ppt 9 ppt 12 ppt 15 ppt
Ngày 1 12,4±0,04
aA

12,8±0,99
aA
12,8±0,08
aA
12,7±0,27
aA
12,5±0,49
aA
12,3±0,53
aA

Ngày 3 12,8±0,35
aA
12,8±0,02
aA
12,8±0,10
aAB
12,8±0,13
aA
12,8±0,06
aA
12,8±0,13
aA


Ngày 7 12,8±0,22
aA
12,9±0,12
aA
12,9±0,58
aAB
13,0±0,02
aA
12,9±0,05
aA
12,9±0,02
aA

Ngày 14 12,7±0,32
aA
13,3±0,23
bA
13,6±0,16
bB
13,6±0,21
bB
13,2±0,22
bB
13,2±0,26
bB

Ngày 28 12,8±0,32
aA
15,1±0,48
cB

15,3±0,42
cC
15,6±0,21
cC
14,3±0,23
bC
14,1±0,38
bC

Ngày 42 12,8±0,34
aA
16,2±0,42
cC
16,3±0,70
cD
16,9±0,17
cD
14,7±0,31
aC
14,3±0,32
bC

Ngày 56 12,7±0,03
aA
15,3±0,05
cBC
15,6±0,08
cC
16,3±0,06
dC

13,7±0,26
bBC
13,7±0,24
bBC

Ngày 70 12,7±0,08
aA
15,2±0,22
cB
15,4±0,59
cC
15,7±0,98
cC
13,5±0,13
bBC
13,5±0,21
bBC

Giá trị là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị có các chữ cái khác nhau (A, B, C, D trong cùng 1
cột và a, b, c, d trong cùng 1 hàng) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Kết quả thí nghiệm cho thấy hoạt tính men pepsine ở dạ dày cá có xu hướng
tăng theo độ mặn từ nghiệm thức 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt và có chiều hướng
giảm khi ở hai độ mặn cao hơn là 12, 15 ppt. Trong suốt thời gian thí nghiệm hoạt
tính men pepsine đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 9 ppt và thấp nhất ở nghiệm thức
đối chứng 0 ppt.
Hoạt tính men pepsine trung bình cao nhất ở nghiệm thức 9 ppt, đến những
nghiệm thức thấp hơn là nghiệm thức 6 ppt, nghiệm thức 3 ppt, hai nghiệm thức 12
và 15 ppt tương đương nhau, thấp nhất là nghiệm thức 0 ppt. Men pepsine ở ngày 42
tăng từ nghiệm thức 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt (từ 12,8 tăng lên 16,9 mU/mL/mg
protein) và hoạt tính men pepsine giảm (từ 16,9 xuống 14,7 và 14,3 mU/mL/mg

protein) khi ở hai độ mặn cao hơn 9 ppt là 12, 15 ppt. Men pepsine tác động lên
những thành phần chất đạm biến đổi chất đạm trong thức ăn thành dạng albumose và
peptose do cá sống trong môi trường nước phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình
điều hòa áp suất từ đó làm tăng hoạt tính enzyme để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn
ra nhanh hơn đáp ứng đủ năng lượng cho cơ thể.
Hoạt tính men pepsine tăng từ ngày 1 đến ngày 42 ở tất cả các nghiệm thức
nhưng có xu hướng giảm kể từ ngày 56 đến khi kết thúc thí nghiệm. Cụ thể như ở
nghiệm thức 9 ppt có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê từ ngày 1 (12,7±0,27
mU/mL/mg protein) đến ngày 7 (13,0±0,02 mU/mL/mg protein). Ngày 14

5

(13,6±0,21 mU/mL/mg protein) đến ngày 70 (15,7±0,98 mU/mL/mg protein) thì hoạt
tính men pepsine có ý nghĩa thống kê. Theo Lee and Shu (1989) proteases ở cá được
nuôi trong nước mặn cao hơn ở cá nước ngọt nhưng đối với những loài rộng muối
như cá rô phi (O. niloticus) thì hoạt tính của enzyme trypsine, chymotrypsin và
pepsin không thay đổi đáng kể từ ở độ mặn từ 0,1 - 20 ppt. Điều này phù hợp với kết
quả của thí nghiệm hàm lượng pepsine ở dạ dày cá tăng từ độ mặn thấp đến độ mặn
cao.
Wang et al., (2006) nghiên cứu về độ tuổi và chế độ cho ăn ảnh hưởng nhiều
đến enzyme tiêu hóa thấy rằng pepsin và trypsine gia tăng đáng kể ở giai đoạn đầu
và giảm ở thời gian sau nhưng thời gian không giống nhau giữa các nhóm enzyme.
Theo Jei et al., (2009) nghiên cứu được thực hiện trên cá hồi (Oncorhynchus keta)
về hoạt tính men protease, amylase, lipase và phosphatase ở các cơ quan dạ dày,
manh tràng, môn vị, ruột và gan. Sau thời gian thí nghiệm thấy rằng hoạt tính của
men protease trong dạ dày và đường ruột ở 30 ngày đầu cao hơn so với 130 ngày.
Trong 30 ngày đầu hoạt tính men protease và amylase trong dạ dày khác biệt không
có ý nghĩa (p<0,05) ở các độ mặn thí nghiệm. Hoạt tính men protease trong dạ dày
sau 130 ngày khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) ở độ mặn 10 và 15 ppt. Ở 0 ppt hoạt tính
men protease và amylase cao nhất ở manh tràng và môn vị, men protease ở gan là

thấp nhất, trong khi amylase và lipase ở gan cao nhất. Men phosphatase đạt cao nhất
trong ruột khi ở độ mặn 10 ppt. Hoạt tính của enzyme cũng phụ thuộc vào nhiều yếu
tố tác động lên (oxy, nhiệt độ, pH, kích cỡ cá, áp suất thẫm thấu…) (Lê Thanh
Hùng, 2008).
Một số tài liệu cho rằng độ mặn đã ảnh hưởng đến hoạt tính của các enzyme
trong dạ dày và đường ruột của động vật thủy sản. Theo Li et al.,(2008) nghiên cứu
ảnh hưởng của độ mặn khác nhau (3, 17 và 32 ppt) lên hoạt động của các enzyme
tiêu hóa của tôm (Litopenaeus vannamei) thì thấy hoạt động của trypsin ở 3 ppt cao
hơn có ý nghĩa so với 17 và 32 ppt, trong khi hoạt động của amylase ở 17 ppt thì
thấp hơn ở 3 ppt; nhưng hoạt động của cellulase và lipase không ảnh hưởng bởi độ
mặn khác nhau (khác biệt không có ý nghĩa). Như vậy, ở độ mặn thấp gần điểm
đẳng áp hoạt tính của enzyme đạt tối ưu. Qua nghiên cứu trên cũng cho thấy được
độ mặn chính là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt tính của
pepsine. Qua đó cho thấy hoạt tính pepsine tăng cùng với độ mặn nhưng chỉ ở
nghiệm thức 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt, cao hơn nghiệm thức 9 ppt thì hoạt tính
pepsine bắt đầu giảm.
3.3 Hoạt tính men amylase ở ruột
Kết quả bảng 3 cho thấy hoạt tính men amylase tăng dần từ các độ mặn 0, 3,
6, 9 ppt và bắt đầu giảm ở hai độ mặn cao là 12, 15 ppt, đạt giá trị trung bình cao
nhất vẫn là nghiệm thức 9 ppt, thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng 0 ppt.
Sau 7 ngày nuôi cho thấy hoạt tính men amylase ở tất cả các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) nhưng đến ngày 14 thì có sự thay đổi

6

men amylase cao nhất ở nghiệm thức 9 ppt (368±17,3 mU/min/mg protein) và thấp
nhất ở nghiệm thức 0 ppt (335±4,47 mU/min/mg protein) hai nghiệm thức này khác
biệt có ý nghĩa thống kê với nhau, riêng nghiệm thức 3, 6,12, 15 ppt thì khác biệt
không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 0 ppt. Đến ngày 28 thì giữa nghiệm
thức đối chứng 0 ppt và các nghiệm thức khác thì khác biệt có ý nghĩa thống kê và

cao nhất vẫn là nghiệm thức 9 ppt.
Bảng 3: Hoạt tính amylase (mU/min/mg protein) ở các độ mặn khác nhau
Ngày 0 ppt 3 ppt 6 ppt 9 ppt 12 ppt 15 ppt
Ngày 1 322±3,45
aA
324±4,23
aA
325±4,49
aA
325±2,99
aA
324±4,95
aA
323±6,30
aA

Ngày 3 323±5,35
aA
331±5,65
aA
330±4,89
aA
331±7,31
aA
323±3,46
aA
326±5,41
aA

Ngày 7 332±10,5

aA
340±5,00
aBC
337±11,1
aA
348±14,4
aAB
337±9,09
aAB
335±8,90
aA

Ngày 14 335±4,47
aA
348±7,51
abB
350±12,5
abAB
368±17,3
bB
344±15,1
aB
345±4,74
aB

Ngày 28 328±12,2
aA
365±13,0
bcC
366±11,9

bcB
377±9,01
cC
361±14,6
bcC
350±9,58
bBC

Ngày 42 330±9,58
aA
382±12,7
cdD
383±12,0
cdC
397±13,9
dC
368±10,7
bcC
360±9,30
bC

Ngày 56 328±0,63
aA
377±5,88
cCD
372±4,63
cBC
378±2,12
cC
356±5,32

bBC
351±0,78
bBC

Ngày 70 328±0,45
aA
366±5,80
cCD
365±8,48
cB
366±9,26
cB
340±1,21
bB
336±3,83
abAB

Giá trị là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị có các chữ cái khác nhau (A, B, C, D trong cùng 1
cột và a, b, c, d trong cùng 1 hàng) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Qua bảng 3 cho thấy, hoạt tính men amylase ở nghiệm thức đối chứng 0 ppt
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) ở các lần thu mẫu. Nhưng ở tất cả các
nghiệm thức có độ mặn lần lượt là (3, 6, 9, 12, 15 ppt) thì có sự khác biệt có ý nghĩa
theo thời gian, cao nhất là ở ngày 42. Ở nghiệm thức 9 ppt ta thấy từ ngày 1 đến
ngày 7 hoạt tính men amylase có tăng nhưng tăng nhẹ từ (325±2,99 mU/min/mg
protein) lên (348±14,4 mU/min/mg protein) không có ý nghĩa thống kê với nhau
nhưng đến ngày 14 thì hoạt tính amylase ở ruột cá (368±17,3 mU/min/mg protein)
đã có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê và sự khác biệt này vẫn tiếp tục kéo dài đến
khi kết thúc thí nghiệm ngày thứ 70 (366±9,26 mU/min/mg protein).
Qua đó cho thấy cá tra có thể nuôi ở nhiều độ mặn khác nhau nhưng để sinh
trưởng và phát triển tốt cũng cần tìm ra độ mặn thích hợp. Theo Nguyễn Chí Lâm

(2010) tăng trưởng của cá tra ở nghiệm thức nuôi 9 ppt ở 90 ngày nuôi đạt cao nhất
(68,5 g/con) và khác biệt với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tốc độ tăng trưởng
của nghiệm thức nuôi ở độ mặn 9 ppt là cao nhất (0,5 g/ngày). Kết quả cho thấy
nuôi cá tra ở độ mặn 9 ppt cho tăng trưởng cao nhất và hệ số chuyển hóa thức ăn
thấp nhất. Huỳnh Hiếu Lộc, (2009) nghiên cứu về sự tăng trưởng của cá bống tượng
(Oxyeleotris marmoratus) ở các độ mặn 0, 5, 10, 15, 20 ppt, cá tăng trưởng tốt nhất
(0,09±0,01 g/ngày) cũng ở độ mặn có điểm đẳng áp giữa cơ thể và môi trường tại 10
ppt, càng xa điểm đẳng áp thì tăng trưởng của cá càng giảm.
Nghiên cứu trên cho thấy khi nuôi cá ở những độ mặn khác nhau đã ảnh
hưởng đến hoạt tính enzyme tiêu hóa, kết quả nghiên cứu cho thấy nuôi cá tra 9 ppt
thì cá tiết enzyme nhiều, do ở độ mặn này đã tác động làm tăng hoạt tính enzyme
pepsine và chymotrypsine nên cá sử dụng thức ăn hiệu quả ngoài ra do ở gần điểm

7

đẳng áp là 12 ppt ( Ngô Tú Trinh, 2012) cá tốn ít năng lượng cho quá trình điều hòa
áp suất thẩm thấu và các quá trình duy trì sự sống khác nên cá tăng trưởng tốt ở các
nghiệm thức điều này đúng với nhận định của Boeuf and Payan (2001) khi độ mặn
môi trường tăng cá sẽ tốn nhiều năng lượng cho quá trình điều hòa áp suất thẫm
thấu và ion.
Một số nghiên cứu cho thấy hoạt tính amylase của cá hồi tăng lên theo kích
cỡ của cá và khi cá đạt 100 g thì hoạt tính của men là cao nhất. Tương tự ở các loài
cá khác, hoạt tính protease và amylase giảm dần khi cá đạt kích thước trưởng thành
và enzyme tiêu hóa có hoạt tính thay đổi theo: tuổi cá, trạng thái sinh lý, mùa vụ,
các yếu tố môi trường (Lê Thanh Hùng, 2008). Cá trong thí nghiệm này ở độ mặn 6
và 9 ppt có biểu hiện ăn mạnh hơn các nghiệm thức 12, 15 ppt điều đó cho thấy
nguyên nhân có thể do cá không thích nghi ở độ mặn cao vì ở độ mặn này theo quan
sát thấy ở các bể nuôi cá có biểu hiện giảm ăn và hoạt động không mạnh. Ngoài ra
các enzyme như pepsine, chymotrypsine cũng bị ảnh hưởng bởi độ mặn làm cho hệ
tiêu hóa bị rối loạn cá hấp thu kém, tăng trưởng chậm.

Qua thí nghiệm trên cho thấy hoạt tính men amylase trong thí nghiệm tăng từ
nghiệm thức đối chứng 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt và giảm ở hai nghiệm thức 12,
15 ppt, chứng tỏ khi độ mặn tăng quá cao thì sẽ làm giảm hoạt tính amylase trong
ruột cá. Từ các kết quả trên cho thấy được độ mặn chính là yếu tố làm thay đổi hoạt
tính của hệ enzyme tiêu hóa trong ruột cá.
Morans et al., (1996) hoạt tính của amylase trong đường tiêu hóa của ba loài
cá ăn động vật Cá tráp (Sparus aurata), Cá bơn (Scophthahmus maximus) và cá hồi
đỏ (Sebastes mentella) cho thấy trong cá hồi đỏ hoạt tính amylase đã tăng ở tất cả
các nồng độ muối (từ 0 đến 0,5M) hoạt tính amylase ở dạ dày cao hơn ở ruột tuy
nhiên trong cá bơn, nồng độ NaCl thấp thì hoạt tính amylase tăng nhưng nồng độ
muối cao lại ức chế, trong cá tráp hoạt tính này đã bị giảm mạnh khi nồng độ muối
tăng nhưng một sự gia tăng nhỏ trong dạ dày đã được phát hiện khi có nồng độ
NaCl thấp. Kết quả này cho thấy sự tác động của độ mặn đã làm thay đổi hoạt tính
của amylase nhưng tùy theo loài mà có sự tăng hay giảm khác nhau.
3.4 Hoạt tính men chymotrypsine ở ruột cá tra
Hoạt tính men chymotrypsine ở thí nghiệm này cũng giống với hai men
pepsine và amylase là đều tăng từ nghiệm thức đối chứng 0 ppt đến nghiệm thức 9
ppt và có xu hướng giảm xuống ở hai độ mặn cao là 12, 15 ppt. Nhưng có sự khác
giữa hoạt tính chymotrypsine với hai hoạt tính men pepsine và amylase đến ngày 28
mới có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng 0 ppt với hai
nghiệm thức 6, 9 ppt và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức 3,
12, 15 ppt.
Chymotrypsine là một protease được tiết ra từ tuyến tụy được tụy tiết ra dưới
dạng không hoạt động là chymotrypsinogen, sau đó được chuyển sang dạng hoạt
động là chymotrypsine nhờ tác dụng của trypsine. Khi chymotrypsine phối hợp với

8

trypsine cùng tác động lên protein, sẽ đạt hiệu quả cao hơn sự tác động của từng men
riêng lẻ, hoạt tính của chymotrypsine tương đối yếu hơn trypsine nhưng lại có khả

năng thủy phân protein sâu sắc hơn. Chymotrypsine là một protease kiềm tương tự
như trypsine. Trong ruột non, chymotrypsine thủy phân protein và các sản phẩm đã
được tiêu hóa một phần bởi pepsine để tạo ra các peptide ngắn và các amino acid tự
do (Nguyễn Văn Mùi, 2012). Chymotrypsin và trypsine là hai loại men giữ vai trò
quan trọng nhất giúp cho việc tiêu hoá thức ăn có nguồn gốc đạm (Hofer and
Schiemer, 1981)
Bảng 4: Hoạt tính chymotrypsine (mU/mL/mg protein) ở các độ mặn
khác nhau
Ngày 0 ppt 3 ppt 6 ppt 9 ppt 12 ppt 15 ppt
Ngày 1
3,34±0,17
aA
3,36±0,10
aA
3,39±0,06
aA
3,56±0,42
aA
3,38±0,27
aA
3,33±0,88
aA

Ngày 3
3,38±0,16
aA
3,40±0,11
aA
3,43±0,21
aA

3,64±0,79
aA
3,39±0,78
aA
3,35±0,44
aA

Ngày 7
3,40±0,23
aA
3,51±0,19
aAB
3,52±0,10
aA
3,57±0,06
aA
3,49±0,14
aA
3,48±0,93
aA

Ngày 14
3,45±0,40
aA
3,85±0,02
aAB
3,87±0,07
aAB
3,96±0,21
aAB

3,64±0,08
aA
3,55±0,68
aA

Ngày 28
3,47±0,18
aA
4,13±0,44
abB
4,21±0,47
bBC
4,25±0,33
bAB
3,73±0,25
abA
3,68±0,31
abA

Ngày 42
3,45±0,21
aA
4,38±0,24
bC
4,40±0,34
bC
4,53±0,33
bB
3,85±0,39
aA

3,77±0,10
aA

Ngày 56
3,43±0,80
aA
4,15±0,02
bB
4,26±0,22
bBC
4,38±0,28
bB
3,70±0,25
aA
3,67±0,16
aA

Ngày 70
3,44±0,03
aA
4,06±0,13
abB
4,10±0,23
abB
4,17±0,17
bAB
3,63±0,60
abA



3,67±0,52
abA

Giá trị là số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị có các chữ cái khác nhau (A, B, C, D trong cùng 1
cột và a, b, c, d trong cùng 1 hàng) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Nhìn chung, hoạt tính men chymotrypsine có sự khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (p>0,05) giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức 3, 6, 9, 12, 15 ppt ở
những ngày 1, 3, 7, 14 nhưng ở ngày 28 thì giữa nghiệm thức đối chứng 0 ppt
(3,47±0,18 mU/mL/mg protein )với các nghiệm thức của các độ mặn 3, 12, 15 ppt
(4,13±0,44, 3,73±0,25 và 3,68±0,31 mU/mL/mg protein )có sự khác biệt không có
ý nghĩa thống kê (p>0,05) và khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 nghiệm thức 6 ppt
(4,21±0,47 mU/mL/mg protein )và 9 ppt (4,25±0,33 mU/mL/mg protein). Qua đó
cho thấy theo thời gian thí nghiệm thì hoạt tính men chymotrypsine của cá đạt giá trị
cao nhất ở ngày 42.
Hoạt tính men chymotrypsine ở tất cả các nghiệm thức (0, 3, 6, 9, 12, 15 ppt)
điều tăng cao nhất ở ngày 42, đạt cao nhất ở nghiệm thức 9 ppt (4,53±0,33
mU/mL/mg protein. Điều này cho thấy hoạt tính chymotrypsine có sự thay đổi theo
thời gian và theo độ mặn. Hidalgo et al., (2011) khi nghiên cứu về các enzyme tiêu
hóa của hai loài cá nước ngọt (Limia vittata và Gambusia punctata) với tập tính ăn
khác nhau ở ba giai đoạn phát triển đã kết luận hoạt tính của enzyme trypsine và
chymotrypsine tăng theo độ tuổi cá, trong khi hoạt động amylase lại giảm. Theo
Chiang et al., (1987) nghiên cứu một số độ mặn kích hoạt các enzyme phân giải
protein từ dạ dày cá hồi và cá tuyết, chỉ ra rằng độ mặn có thể tăng cường hoạt động
của protease nhất định. Shehadah and Gordon (1969) cho rằng thành phần của nước

9

biển vào bụng của cá hồi vân (Salmo gairdneri) dần dần thay đổi do sự hấp thụ của
ruột điều này có thể làm thay đổi hoạt tính của enzyme.
Ngoài ra sự điều hòa áp suất thẫm thấu cũng ảnh hưởng đến hoạt tính enzyme

khi nồng độ muối trong cơ thể thấp hay cao hơn môi trường ngoài. Thí nghiệm trên
cho thấy ở độ mặn từ 0 đến 6 ppt cá điều hòa áp suất thẫm thấu cao hơn môi trường
(ưu trương), còn ở độ mặn 12, 15 ppt thì cá điều hòa áp suất thẫm thấu thấp hơn môi
trường (nhược trương). Độ mặn 9 ppt chính là điểm đẳng áp của cá nghĩa là áp suất
thẫm thấu của cơ thể cá tương đương với áp suất thẫm thấu của môi trường, ở độ
mặn này cá tiêu tốn ít năng lượng cho việc điều hòa áp suất thẫm thấu của cơ thể và
các hoạt động khác. Kết quả này phù hợp với nhận định của Bùi Lai và ctv (1985) thì
cá xương nước ngọt điều hòa thẫm thấu chủ động kém linh động, đây là cơ chế điều
hòa của nhóm cá hẹp muối.
Katerina et al., (2004) nghiên cứu hoạt tính của men protease trên cá (Sparus
aurata) với độ mặn 20 ppt và 33 ppt, cho thấy tỷ lệ giữa trypsine, chymotrypsine và
tổng men protease thì trypsine trong ruột chiếm ưu thế hơn khi ở độ mặn 20 ppt,
trong khi chymotrypsine thì chiếm đa số khi ở độ mặn 33 ppt. Kết quả này cho thấy
hoạt tính của men protease bị ảnh hưởng bởi độ mặn, khi cá tiếp xúc với độ mặn 20
ppt thì hoạt tính của chymotrypsine và tổng hoạt tính men protease trong ruột thấp.
Điều này cho thấy cá được nuôi trong nước mặn có thể ảnh hưởng đến hoạt tính của
enzyme tiêu hóa
4. Kết luận và đề xuất
4.1. Kết luận
Hoạt tính của 3 enzyme (pepsine, amylase, chymotrypsine) đều tăng theo thời
gian làm thí nghiệm từ ngày 1 đến ngày 42 và giảm đến ngày 70.
Hoạt tính của pepsine, amylase, chymotrypsine theo độ mặn thì tăng từ
nghiệm thức 0 ppt đến nghiệm thức 9 ppt và giảm ở nghiệm thức cao hơn là 12, 15
ppt.
4.2. Đề xuất
Qua thí nghiệm trên hoàn toàn cho thấy cá tra có thể nuôi tốt ở nước mặn đến
9 ppt. Cần triển khai và nhân rộng mô hình nuôi cá ở nước mặn để nhằm đáp ứng
nhu cầu phục vụ cho nghề nuôi thủy sản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bernfeld, P., 1951. Enzymes of starch degradation and synthesis. In Advances in

Enzymology, vol. 12. ed. Nord, FF. pp. 385–386. New York: Inter Science
Publishers Inc.
Bradford, M., 1976. A rapid and sensitive method for quantification of microgram
quantities of protein utilizing the principle dye binding. Analytical
Biochemistry 72, 248–254.

10

Boeuf, G. and P. Payan, 2001. How should salinity influence fish growth. 130: 411 –
423.
Bùi Lai, N.Q. Khang, N.M. Hùng, L.Q. Long và M.Đ. Yên., 1985. Cơ sở sinh lý sinh
thái cá. NXB NN.
Chiang, S.L., E. Cisternas, 1987. Partial purification of pepsine from adult and
juvenile Salmon fish Oncorhynchus Kefa. Effect of NaCl on proteolytic
activities. Comp. Biochem. Physiol. 87B, 793 – 797.
Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp
xác. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh. 152 trang.
Jei, Z.B., L. Wei, Z. ChunGang, D. YingYing, 2009. Effects of salinity on digestive
enzyme and alkaline phosphatase activity of young chum salmon
(Oncorhynchus keta, Walbaum). Journal of Shanghai Ocean University
Vol.18 (3), 289 – 298.
Hidalgo, B.F.,A.F. Barrios, O.C. Farnes and K.U. Hernandez, 2011. Digestive
enzymes of two freshwater fishes (Limia vittata and Gambusia punctata)
with different dietary preferences at three developmental stages. Comparative
Biochemistry and Physiology, Patr B 158: 136 – 141.
Hofer, R., and F. Schiermer, 1981. Proteolytic activity in the digestive tract of
several species of fish with different feeding habits. Oecologia, 48: 342 –
345.
Huỳnh Hiếu Lộc, 2009. Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau lên một số chỉ tiêu
sinh lý, tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá bống tượng (Oxyeleotris marmoratus)

giai đoạn giống. Luận văn cao học Nuôi trồng thủy sản. Đại học Cần Thơ.
110 trang.
Katerina, A.M., P. Panagiotaki, Z. Mamuris, 2004. Effects of salinity on digestive
protease activity in the euryhaline sparid (Sparus aurata). Aquaculture
Research, 35: 912 – 914.
Lee, S.F., and Shu, F.C, 1989. Effect of salinity on the activities of digestive
proteases from the tilapia fish oreochromis niloticus in different culture
environment Camp. Biochem. Physiol. Vol. 93A, No. 2, pp. 439 – 443.
Lê Thanh Hùng, 2008. Thức ăn và dinh dưỡng thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh. 299 trang.
Li, E., Chen, L., Zeng, C., Yu, N., Xiong, Z., Chen, X., and Qin, J. G.2008.
Comparison of digestive and antioxidant enzyme activities, haemolymph
oxyhemocyanin contents and hepatopancreas histology of white shrimp,
Litopenaeus vannamei at various salities. Aquaculture 274: 80-86.
Mekong River Commission (2008) An assessment of water quality in the lower
Mekong Basin. MRC Technical Paper No. 19, Vientiane, Lao PDR.
Morans, R.M. and F.S. rey, 1996. Didestive enzymes in marine species. II. Amylase
activities in Gut seabream (Sparus aurata), Turbot (Scophthalmus maximus)
and redfish (Sebastes mentella). Comp.Biochem. Physiol. Vol. 113B, No.4,
pp: 827 – 834.
Ngô Tú Trinh, 2012. Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẫm thấu và tăng
trưởng của cá lóc (Channa striata). Luận văn tốt nghiệp cao học. Đại học Cần
Thơ.
Nguyễn Chí Lâm, 2010. Nghiên cứu sự thích nghi và tăng trưởng của cá tra
(Pangasianodon hypophthalmus) giống ở độ mặn khác nhau. Luận văn tốt
nghiêp cao học. Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Văn Mùi, 2012. Enzyme học. Nhà xuất bản giáo dục. Việt Nam.443 trang.

11


Phạm Văn Khánh, 2004. Kỹ thuật nuôi một số loài cá xuất khẩu. Nhà xuát bản Nông
Nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh.
Shehadah, Z. H. and Gordon M. S, 1969. The role of the intestine in salinity adaption
of the rainbow trout (Salmo gairdneri). Comp. Biochem. Physiol. 30, 397418.
Trương Quốc Phú, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Khoa thủy
sản. Trường Đại học Cần Thơ.
Wang, C., S. Xie, X. Zhu, W. Lei, Y. Yang and J. Liu, 2006. Effects of age and
dietary protein level on digestive enzyme activity and gene expression of
Pelteobagrus fulvidraco larvae. Aquaculture 254: 554 – 562.
Worthington T.M., 1982. Enzymes and Related Biochemicals. Biochemical Products
Division, Worthington Diagnostic System, Freehold, NJ, USA.
Www.Google. />2013-uoc-dat-18-ty-usd.htm. Truy cập ngày 10/05/2014.



×