Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

thực nghiệm nuôi cá thát lát còm (chitala chitala hamilton, 1982 ) trong ao đất với hai mật độ khác nhau ở tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.01 KB, 13 trang )

i

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
===








TRẦN MINH KIÊN





THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM (chitala
chitala Hamilton, 1982 ) TRONG AO ĐẤT VỚI HAI MẬT
ĐỘ KHÁC NHAU Ở TỈNH VĨNH LONG






BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN









2014
ii

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
===






TRẦN MINH KIÊN




THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM (chitala
chitala Hamilton, 1982 ) TRONG AO ĐẤT VỚI HAI MẬT
ĐỘ KHÁC NHAU Ở TỈNH VĨNH LONG






BÁO CÁO TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN





CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
PGs. TS DƢƠNG NHỰT LONG
Th.s NGUYỄN HOÀNG THANH





2014
1

THỰC NGHIỆM NUÔI CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala chitala Hamilton, 1822)
TRONG AO ĐẤT VỚI HAI MẬT ĐỘ KHÁC NHAU Ở TỈNH VĨNH LONG
Trần Minh Kiên


ABSTRACT
The study “Culturing clown knife fish (Chitala Chitala Hamilton, 1822) in the ground
pond with 2 different densities in Vinh Long province” including 2 treatments (10
individuals/m
2

) and (20 individuals/m
2
), was conducted in 4 households with the
average area 210m
2
/pond, 1.7m depth. In experimental process, fish was nursed in
hapa 15 m
2
(3 x 5 x 1.2m) at the first month. After 1 month, the survival rates in
treatment 1 and 2 were 80 ± 3.67% and 65 ± 6.26% respectively before stocking out
the experimental pond. Chitala Chitala was completely fed by commercial feed (40%
protein). The diet was 10-12% of body weight/day (3times/day) at the first month.
From the second month afterward, fish was fed with 5-7% of body weight/day
(2times/day). After 3 months culturing, the average weight of fish was 161.68 ± 29.74
g/individual in treatment 1; 139.85 ± 43.49 g/individual in treatment 2 respectively.
Environmental parameters were maintained in optimum ranges: 29±0,63 - 29,5±0,7
0
C,
oxy 4,2±0,24 - 4,43±0,19 mg/L, pH 7,2±0,2 - 7,5±0,23 through the experimental
process.
TÓM TẮT
Đề tài “Thực nghiệm nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) trong ao
đất với hai mật độ khác nhau ở tỉnh Vĩnh Long” gồm có 2 nghiệm thức (10 con/m
2
) và
(20 con/m
2
), được bố trí nuôi tại 4 nông hộ với diện tích trung bình mỗi ao nuôi 210 m
2


độ sâu 1,7 m. Trong quá trình nuôi thực nghiệm ở tháng thứ 1 cá được ương trong giai
lưới, diện tích 15m
2
thiết kế theo quy cách 3 × 5 ×1,2m. Sau 1 tháng tỷ lệ sống ở
nghiệm thức 1 là 80±3,67% và nghiệm thức 2 là 65±6,26%, trước khi thả ra ao nuôi
thực nghiệm. Cá thát lát còm được cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp 40%
protein. Ở tháng thứ 1 khẩu phần ăn là 10 - 12% khối lượng thân/ngày và cho ăn 3
lần/ngày, từ tháng thứ 2 cho ăn 5 - 7% khối lượng thân/ngày và ăn 2 lần/ngày. Qua 3
tháng nuôi thực nghiệm, ở nghiệm thức 1 (NT 1) cá đạt khối lượng trung bình
161,68±29,74 g/con, nghiệm thức 2 (NT 2) 139,85±43,49 g/con. Trong quá trình nuôi
các yếu tố môi trường ở hai nghiệm thức đều nằm trong khoảng thích hợp: nhiệt độ
29±0,63 - 29,5±0,7
0
C, oxy 4,2±0,24 - 4,43±0,19 mg/L, pH 7,2±0,2 - 7,5±0,23.
2

1 GIỚI THIỆU
Trong những năm gần đây nghề nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton,
1822) được rất nhiều người quan tâm và biết đến bởi đây là đối tượng nuôi mang lại
hiệu quả kinh tế cao, không đòi hỏi người nuôi đầu tư nhiều về vốn khi nuôi. Mô hình
còn phù hợp với việc nuôi theo nông hộ gia đình như nuôi trong giai lưới, nuôi kết
hợp với cá sặc rằn, cá rô phi. Cá có thể sống được ở những nơi có hàm lượng oxy
thấp, ăn được phụ phế phẩm nông nghiệp thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp. Hiện
nay do đánh bắt và khai thác quá mức nên nguồn cá thát lát trong tự nhiên giảm một
cách nhanh chóng. Để duy trì sản lượng cũng như thành phần loài, đã có nhiều nơi
như: Hậu Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long… nuôi và sản xuất thành công giống cá này.
Cá thát lát còm có chất lượng thịt thơm ngon nên được thị trường rất ưa chuộng,
thời gian gần đây ngoài việc nuôi lấy thịt, cá còn được nuôi làm cảnh bởi những chấm
đen trên thân. Để mô hình nuôi cá thát lát còm ngày càng phát triển và mang lại hiệu
quả hơn trong tương lai thì việc thả nuôi với mật độ thích hợp là một vấn đề cần được

quan tâm. Khi nuôi với mật độ cao do số lượng (cá thể/m
2
) lớn lượng thức ăn sử dụng
nhiều nên rất dễ ảnh hưởng xấu, làm giảm chất lượng nước trong ao như: oxy giảm,
pH tăng, các khí độc H
2
S, NH
3
tăng và có thể gây sốc, làm giảm khả năng bắt mồi
hay dẫn đến cá bỏ ăn, dễ bị nhiễm bệnh, làm ảnh hưởng xấu đến tốc độ tăng trưởng,
tỷ lệ sống và năng suất, của đối tượng nuôi. Bên cạnh đó việc nuôi với mật độ cao,
làm tăng thêm chi phí thức ăn, con giống, đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức về kỹ
thuật nuôi cũng như về đối tượng nuôi. Còn nuôi với mật độ thấp thì hiệu quả kinh tế
mô hình mang lại không như mong muốn. Từ thực tế trên, đề tài “Thực nghiệm nuôi
cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) trong ao đất với hai mật độ khác
nhau ở tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm tìm ra được mật độ thích hợp cho
người nuôi, để nâng cao năng suất cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi cá
thát lát còm.
Mục tiêu đề tài
Nhằm tìm ra mật độ nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala Hamilton, 1822) thương
phẩm thích hợp, để góp phần phát triển mô hình nuôi cá thát lát.
Nội dung đề tài
1. Theo dõi tăng trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của cá thát lát còm ở hai mật độ
khác nhau.
2. Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường như: nhiệt độ, oxy, pH.
3

2 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài thực nghiệm nuôi cá thát lát còm được thực hiện từ tháng 03/2014 đến

06/2014 tại xã An Thới Trung, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
2.2 Bố trí thực nghiệm
Tổng số ao nuôi thực nghiệm gồm có 4 ao chia làm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm
thức được bố trí với 2 lần lặp lại.
+ Nghiệm thức 1: Nuôi với mật độ 10 con/m
2
.
+ Nghiệm thức 2: Nuôi với mật độ 20 con/m
2
.
Bảng 1. Danh sách các hộ tham gia mô hình nuôi.
Ao
Họ và tên
Diện tích (m
2
)
Mật độ (con/m
2
)
1
Lê Văn Tấn
215
10
2
Phạm Văn Bửu
205
10
3
Trần Văn Sang
200

20
4
Nguyễn Thanh Bằng
220
20
Ao nuôi thực nghiệm có diện tích trung bình 210 m
2
, độ sâu 1,7 m, bờ ao cao
rộng, có cống cấp thoát nước riêng, gần sông. Cá giống nuôi thực nghiệm được lấy từ
trại cá giống ở Cần Thơ. Trung bình kích cỡ giống chiều dài là 9,2 ± 0,6 cm/con, khối
lượng 4,87 ± 0,13 g/con. Giống khỏe mạnh, đồng đều, màu sắc tươi sáng, không mang
mầm bệnh. Cá giống ương tại trại giống đã được luyện cho ăn thức ăn công nghiệp
trước khi nuôi thực nghiệm. Vì thế trong quá trình nuôi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức
ăn công nghiệp 40% protein và thay đổi kích cỡ viên thức ăn theo từng giai đoạn phát
triển của cá, theo (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009) thường thì lúc
nhỏ cá cần đạm cao hơn lớn.
Trong quá trình nuôi thực nghiệm tháng thứ 1 cá được ương trong giai lưới, diện
tích 15 m
2
, được thiết kế theo quy cách 3 × 5 × 1,2 m, để tiện cho việc chăm sóc, quản
lí và tập cho cá quen với môi trường sống trong ao nuôi thực nghiệm. Nhằm nâng cao
tỷ lệ sống và mức độ tăng trưởng đồng đều về khối lượng trong giai đoạn đầu khi nuôi.
Sau thời gian ương 1 tháng trong giai lưới thì cá đã thích nghi với môi trường ao nuôi
và tăng trưởng tốt, nên tiến hành thu cá trong giai ương để kiểm tra tỷ lệ sống trước khi
thả cá ra ao nuôi thực nghiệm. Kết quả cho thấy ở nghiệm thức 1: số cá ương trong giai
1 (ao 1) là 2150 con/giai và số cá thu là 1664 con/giai, số cá ương trong giai 2 (ao 2) là
4

2050 con/giai và số cá thu là 1693 con/giai. Nghiệm thức 2: số cá ương trong giai 1 (ao
1) là 4000 con/giai và số cá thu là 2777 con/giai, số cá ương trong giai 2 (ao 2) là 4400

con/giai và số cá thu là 2665 con/giai
Bảng 2. Thành phần dinh dƣỡng thức ăn công nghiệp












Hình 1. Ao nuôi thực nghiệm và cá thát lát còm.
Bảng 3. Khẩu phần, số lần và thời gian cho ăn/ngày
Tháng
Khẩu phần % (khối
lƣợng/thân)
Số lần ăn
(lần/ngày)
Thời gian cho ăn
1
10 – 12
3
Sáng (7 – 8h), chiều (16 – 17h),
đêm (20 – 21h)
2 – 3
5 – 7
2

Sáng (8 – 10h), đêm (18 – 19h)
Ở giai đoạn 1 tháng đầu cá được cho ăn 3 lần/ngày sau đó giảm còn 2 lần/ngày
ở những tháng tiếp theo. Do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên buổi sáng chỉ cho ăn
1/3 khẩu phần, buổi chiều và tối cho ăn 2/3 khẩu phần. Trước khi cho ăn phải ngâm
thức ăn vào trong nước khoảng 5 phút để cho viên thức ăn mềm giúp cho cá dễ dàng ăn
và tiêu hóa thức ăn tốt.
Thành phần
Dinh dƣỡng (%)
Protein tối thiểu
40
Độ ẩm tối đa
11
Xơ tối đa
5
Béo tối thiểu
6
Canxi tối đa
2,5
Phospho tối thiểu
1,2
Các thành phần khác
34,3
5

Trong quá trình nuôi thay nước định kỳ 2 lần/tháng, lượng nước thay mỗi lần là
30% và bổ sung Vitamin C (5g/kg thức ăn), men tiêu hóa (4,5g/kg thức ăn) cho cá 2
lần/tuần. Hằng ngày theo dõi hoạt động và tình hình ăn của cá, để điều chỉnh lượng
thức ăn cho phù hợp và phòng trị bệnh kịp thời.
2.3 Phƣơng pháp thu mẫu
Mẫu nƣớc

Các chỉ tiêu môi trường được thu vào buổi sáng khoảng từ 7 - 9h, định kỳ thu
mẫu 15 ngày/lần, pH, oxy hòa tan của ao nuôi được đo bằng test Sera test kit. Mẫu
nước dùng để đo được thu ngẫu nhiên trong ao ở độ sâu 0,3 m, sử dụng bộ test đo
nhanh trực tiếp tại chỗ và ghi chép số liệu. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế thủy ngân,
đặt nhiệt kế dưới nước trong ao 0,3 m trong 5 phút và đọc kết quả.
Mẫu cá:
Cá được thu bằng vợt, chài và không làm cho cá bị tổn thương hoặc bị xây xát.
Định kỳ thu mẫu 15 ngày/lần để đánh giá tốc độ tăng trưởng của cá, bằng cách cân
trung bình ngẫu nhiên 30 mẫu và tính theo công thức sau:
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng
W
2
– W
1
DWG (g/ngày) =
T
2
– T
1

Trong đó: W
1
là khối lượng tại thời điểm T
1
(g)
W
2
là khối lượng tại thời điểm T
2
(g)

2.4 Tính tỷ lệ sống (%)
Sau khi ương 1 tháng trong giai lưới thì tiến hành thu cá để kiểm tra tỷ lệ sống
trước khi thả ra ao nuôi và được tính theo:
Số cá thu được trong giai
Tỷ lệ sống (%) = x 100
Số cá thả ban đầu trong giai
2.5 Phân tích và xử lí số liêu
Trong quá trình thực hiện, tất cả các dẫn liệu được thu thập, phân tích và so sánh
kết quả dựa vào phần mềm Excel.
6

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bảng 4. Bảng nhiệt độ, oxy, pH qua các lần thu mẫu
Lần Thu
Các yếu tố môi trƣờng
NT 1 (10 con/m
2
)
NT 2 (20 con/m
2
)
Nhiệt độ (
o
c)
Oxy
(mg/L)
pH
Nhiệt độ (
o
c)

Oxy
(mg/L)
pH
1
29,5
4,3
7,2
30
4,5
7,7
2
29,5
4,5
7,5
30
4,5
7,8
3
29
4,5
7,6
29,5
4,6
7,5
4
28,5
4,2
7,3
29
4,3

7,6
5
29,5
4
7,2
29,5
4,3
7,2
6
28
4
7
29
4,2
7,3
Trung bình
29±0,63
4.2±0,24
7.2±0,2
29,5±0,7
4,43±0,19
7,5±0,23
Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Nhiệt độ
Nhiệt độ của hai nghiệm thức tương đối ổn định và nằm trong khoảng thích hợp
cho cá phát triển, dao động trong suốt thời gian nuôi từ 28 – 30
o
C, trung bình ở NT 1 là
29±0,63
o

C và nghiệm thức 2 là 29,5±0,7
o
C. Theo Trương Quốc Phú (2006), khoảng
nhiệt độ tối ưu của cá là 25 - 30
o
C, cá vùng nhiệt đới sẽ chết nếu nhiệt độ dưới 15
o
C.
Oxy hòa tan
Từ Bảng 3 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan trong quá trình nuôi thực nghiệm dao
động từ 4 – 4,6 mg/L, trung bình ở nghiệm thức 1 là 4,2±0,24 mg/L và nghiệm thức 2 là
4,43±0,19 mg/L. Theo Swingle được trích dẫn bởi Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ
Oxy hòa tan trong nước từ 1 - 5 mg/L cá sống được nhưng sinh trưởng chậm, nồng độ
Oxy hòa tan lý tưởng cho tôm cá từ 5 mg/L, do cá thát lát còm có cơ quan hô hấp phụ
nên hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thực nghiệm vẫn cung cấp đủ cho quá trình
phát triển của cá.
pH
Trong quá trình nuôi pH ở hai nghiệm thức dao động từ 7 - 7,8 trung bình ở
nghiệm thức 1 là 7,2±0,2 và nghiệm thức 2 là 7,5±0,23 nằm trong khoảng thích hợp cho
7

sự phát triển của cá từ 6 - 9 (Trương Quốc Phú, 2006). Trong quá trình nuôi có sự dao
động về các giá trị pH nước nhưng giá trị biến động trung bình qua các tháng nuôi
tương đối nhỏ. Ở những lần thu mẫu sau pH vẫn ổn định do sử dụng thức ăn công
nghiệp nên môi trường nuôi ít bị ô nhiễm và nông hộ thường xuyên thay nước nên vẫn
đảm bảo trong ngưỡng cho phép.
Theo nghiên cứu về môi trường ương và nuôi cá thát lát còm thì pH là một trong
những yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp lên đời sống thủy sinh vật như:
sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ sống. Trong hệ thống nuôi cá thát lát còm thích sống trong
môi trường có nhiều thực vật thủy sinh và nguồn nước có pH dao động từ 6 - 8 (Dương

Nhựt Long, 2003). Như vậy pH ao nuôi đều thích hợp cho sự tăng trưởng của cá thát lát
còm.
Qua Bảng 3 cho ta thấy các yếu tố môi trường trong ao nuôi ở hai nghiệm thức
đều nằm trong khoảng thích hợp cho cá phát triển ở nghiệm thức 1: nhiệt độ 29±0,63
0
C,
oxy hòa tan 4,2±0,24 mg/L, pH 7,2±0,2 và nghiệm thức 2: nhiệt độ 29,5±0,7
0
C, oxy hòa
tan 4,43±0,19 mg/L, pH 7,5±0,23.
3.1 Tỷ lệ sống (%)
Bảng 5. Tỷ lệ sống ƣơng trong giai lƣới.
Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn
Nghiệm thức 1 tỷ lệ sống đạt 80±3,7% cao hơn so với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Nhàng (2013) đạt 45,5%, của Cao Ngân Giang (2012) đạt 76,8%, của
Nguyễn Trung Hiếu (2010) là 69,3% và thấp hơn so với kết quả của Huỳnh Tiểu My
(2013) đạt 85%. Nghiệm thức 1 đạt được kết quả tỷ lệ sống cao 80±3,7% là do cá giống
có kích thước đồng đều, khỏe mạnh, phát triển tốt và ít gặp bệnh: xuất huyết đường ruột,
đỏ lườn bụng, trong quá trình nuôi và thời gian 1 tháng đầu cá được ương trong vèo nên
giảm được tỷ lệ hao hụt.
Nghiệm thức 2 tỷ lệ sống 65±6,25% thấp hơn kết quả của của Huỳnh Tiểu My
(2013) đạt 85%, Cao Ngân Giang (2012) đạt 76,8%, Nguyễn Trung Hiếu (2010) là
Ao
Tỷ lệ sống (%)
NT 1 (10 con/m
2
)
NT 2 (20 con/m
2
)

1
77,4
69,43
2
82,6
60,57
Trung bình
80±3,67
65±6,26
8

69,3%. Tỷ lệ sống thấp như vậy là do hao hụt giai đoạn (15 – 30 ngày) do bị bệnh xuất
huyết đường ruột và đỏ lườn, theo (Phạm Văn Khánh, 2006), bệnh xuất huyết và đỏ
lườn là 2 bệnh thường gặp trong quá trình nuôi. Bệnh xuất hiện vào tháng nuôi thứ 1 và
thứ 2, do mật độ nuôi dày, nước ao nhiều chất hữu cơ do thức ăn dư thừa phân hủy,
sinh ra các khí độc hại.
3.2 Kết quả tăng trƣởng cá nuôi
Bảng 6. Theo dõi phát triển của cá nuôi
Thời gian
Chỉ tiêu
NT 1 (10 con/m
2
)
NT 2 (20 con/m
2
)
Ban đầu
Ban đầu (g)
4,97±0,35
4,77±0,39

15 ngày
W (g)
13,80±1,67
12,54±3,41

DWG (g/ngày)
0,58
0,52
30 ngày
W (g)
24,07±5,76
19,73±9,24

DWG (g/ngày)
0,72
0,47
45 ngày
W (g)
50,12±14,36
43,37±16,31

DWG (g/ngày)
1,69
1,57
60 ngày
W (g)
84,47±16,61
70,72±24,27

DWG (g/ngày)

2,29
1,82
75 ngày
W (g)
125,92±22,12
101,36±31,62

DWG (g/ngày)
2,76
2,04
90 ngày
W (g)
161,68±29,74
139,85±43,49

DWG (g/ngày)
2,38
2,56
Ghi chú: Giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Giai đoạn 30 ngày đầu ở nghiệm thức 1 cá đạt khối lượng trung bình là
24,67±5,76 g/con và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng 0,72 g/ngày. Nghiệm
thức 2 cá đạt khối lượng trung bình là 19,73±9,24 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về
khối lượng 0,47 g/ngày. Kết quả nuôi thực nghiệm về khối lượng trung bình ở nghiệm
thức 1 cao hơn nghiệm thức 2 và cao hơn kết quả nghiên cứu của Cao Ngân Giang
(2012) cá có khối lượng trung bình là 20,7±1,7 g/con, ở Huỳnh Tiểu My (2013) khối
lượng trung bình đạt 17,78±8,17 g/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng 0,29
g/ngày. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt về khối lượng cũng như tốc độ tăng trưởng
tuyệt đối về khối lượng trong tháng đầu (Bảng 4).
Giai đoạn 60 ngày, ở nghiệm thức 1 cá đạt khối lượng trung bình là 84,47±16,61
g/con, nghiệm thức 2 là 70,72±24,27 g/con cao hơn so với kết quả của Cao Ngân Giang

9

(2012) có khối lượng trung bình là 46,6±5,8 g/con và Nguyễn Trung Hiếu (2010) cá đạt
khối lượng trung bình 63,9±18,6 g/con. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở nghiệm thức 1
đạt 2,29 g/ngày cao hơn so với nghiệm thức 2 đạt 1,82 g/ngày. Kết quả này thấp hơn
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàng (2012) có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối là
5,0 g/ngày. Giai đoạn này cá đã thích nghi với môi trường sống và thức ăn trong nuôi
thực nghiệm, nên tốc độ tăng trưởng về khối lượng trung bình cũng như tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối về khối lượng tốt hơn giai đoạn 30 ngày đầu.
Giai đoạn 90 ngày nuôi thì cá ở hai nghiệm thức đã vượt mức khối lượng 100
g/con. Ở nghiệm thức 1 cá đạt khối lượng trung bình 161,68±29,74 g/con và nghiệm
thức 2 là 139,85±43,49 g/con. Kết quả ở hai nghiệm thức đều cao hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Trung Hiếu (2010) cá đạt khối lượng trung bình là 110,2±11,8 g/con
và kết quả nghiên cứu của Cao Ngân Giang (2012) cá đạt khối lượng trung bình là
129±26,9 g/con. Ở thời điểm 90 ngày tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở nghiệm thức 1 là
2,38 g/ngày và nghiệm thức 2 là 2,56 g/ngày cao hơn so với và cao hơn so với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàng (2012) có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối
lượng của cá là 0,13 g/ngày nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Tiểu
My (2012) là 2,85 g/ngày.
Sau 3 tháng nuôi thực nghiệm cho thấy cá có tốc độ tăng trưởng tương đối đồng
đều về khối lượng. Ở nghiệm thức 1 cá đạt khối lượng trung bình là 161,68±29,74
g/con và nghiệm thức 2 là 139,85±43,49 g/con. Vì vậy nuôi ở mật độ 10 con/m
2
cá có
tốc độ tăng trưởng về khối lượng tốt hơn 20 con/m
2
.










Hình 2: Biểu đồ thể hiện tăng trƣởng cá nuôi
Biểu đồ hình 2 cho thấy tốc độ tăng trưởng, của cá thát lát còm tương đối đồng
đều trong suốt quá trình nuôi thực nghiệm. Ở giai đoạn 30 ngày đầu thì tốc độ tăng
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
ban đầu
15 30 45 60 75 90
Khối lƣợng
(g/con)
Ngày
NT I
NT II
10

trưởng ở hai nghiệm thức không có sự khác biệt nhau về tăng trưởng khối lượng trung
bình. Giai đoạn 30 - 90 ngày tốc độ tăng trưởng khối lượng ở nghiệm thức 1 là 24,67 –

161,68 g/con và nghiệm thức 2 là 19,73 – 139,85 g/con. Thời điểm này cá đã hoàn toàn
thích nghi với môi trường ao nuôi cũng như cách chăm sóc và quản lí của nông hộ. Vì
vậy tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn sau nhanh hơn thời điểm 1 tháng đầu khi nuôi.
4 Kết luận
Nghiệm thức 1 cá đạt khối lượng trung bình 161,68±29,74 g/con, nghiệm thức 2
139,85±43,49 g/con. Kết quả nuôi thực nghiệm cho thấy cá thát lát còm ở mật độ 10
con/m
2
tốc độ tăng trưởng, mức độ đồng đều tốt hơn 20 con/m
2
.
5 Đề xuất
Cần có những nghiên cứu sâu hơn về kích cỡ cá giống khi thả nuôi thực nghiệm
nhằm nâng cao được tỷ lệ sống cũng như khả năng tăng trưởng tốt của cá trong quá
trình nuôi.
LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm, cùng qúi thầy cô khoa
thủy sản – Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được học tập nghiên cứu
nâng cao trình độ trong suốt thời gian học tại khoa.
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy hướng dẫn Dương Nhựt Long, đã giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập cũng như thực hiện đề tài và viết luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến thầy Nguyễn Hoàng Thanh, đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Và tất cả các thầy cô trong bộ môn nước
ngọt. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cao ngân Giang, 2012. Thực nghiệm nuôi cá thát lát còm ( chitala chitala) tại
xã Ninh Quới, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
2. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thuỷ sản nước ngọt. Khoa
Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ.

3. Huỳnh Tiểu My, 2013. Khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản và thực nghiệm
mô hình nuôi cá thát lát còm (Chitala chitala) trong ao đất ở xã Thành
Đông, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa
Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
11

4. Nguyễn Chung, 2006. Sách Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nàng hai. Nhà
xuất bản nông nghiệp Tp. Hồ chí minh.
5. Nguyễn Thanh Nhàng, 2013. Khảo sát hiện trạng nuôi thủy sản và thực nghiệm
xây dựng mô hình nuôi cá thát lát còm trong ao đất (Chitala chitala Hamilton,
1822) được thực hiện ở xã Trung Hiếu huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Luận văn tốt nghiệp Đại học, Khoa Thủy Sản, trường Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Trung Hiếu, 2010. Thực nghiệm mô hình nuôi cá thát lát còm
(Notopterus Chitala) trong vèo ở Huyện Phụng Hiệp, Tỉnh Hậu Giang. Luận
văn tốt nghiệp Đại Học Nuôi Trồng Thủy Sản, Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học
Cần Thơ.
7. Ngô Tuấn Vinh, 2009. Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi ghép cá thát lát
(chitala chitala) trong ao đất tại tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học,
Khoa thủy sản, trường Đại học Cần Thơ.
8. Trương Quốc Phú, 2006. Quản lí chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản, Khoa
Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ.
9. Thạch Lan Sa, 2010. Thực nghiệm nuôi cá thát lát còm (chitala chitala) với một
số loài cá trong ao đất tại tỉnh Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại học nuôi
trồng thủy sản, Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ.
10. Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Giáo trình dinh dưỡng và
thức ăn thủy sản. NXB Nông Nghiệp.






×