Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

ảnh hưởng của các loại thức ăn tinh bột đến sinh trưởng và tỉ lệ sống ốc bươu đồng (pila polita) trong giai đoạn ương giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.59 KB, 12 trang )




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN HỮU TÁNH








ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN TINH BỘT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)
TRONG GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH


NUÔI TRỒNG THỦY SẢN












2014



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN






TRẦN HỮU TÁNH









ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN TINH BỘT ĐẾN
SINH TRƯỞNG VÀ TỈ LỆ SỐNG ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)
TRONG GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN




CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS.TS. NGÔ THỊ THU THẢO







2014
1



ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI THỨC ĂN TINH BỘT ĐẾN SINH
TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC BƯƠU ĐỒNG (Pila polita)
TRONG GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG


ABSTRACT
This study was conducted to evaluate the effects of different foods on the growth and
survival rate of black apple snail Pila polita. The study consists of two experiments. Experiments
one was designed with 3 treatments and 3 replicates in each treatment and food used as follow:
1). Rice bran; 2). Cassava powder; 3). Commercial pellet. Newly hatched snails (initial weight
and shell height were 0.03 g and 4.5 mm) were reared in the 200 L composite tanks with the
density of 150 ind/tank. After 35 days of culture period, the survival rate in rice bran diet
(94.4%) was no significant difference (P>0.05) with those from cassava powder (93,3%) and
commercial pellet (93.7%). Average weight and shell height of snails in pellet diet (0.71 g and
14.79 mm) were higher than those from rice bran (0.26 g and 10.55 mm) or cassava powder
(0.36 g and 11.65 mm). Experiments two was designed as experiment 1 and food used as follow:
1). Commercial pellet; 2). Commercial pellet combined rice bran; 3). Commercial pellet
combined cassava powder. After 35 days of culture period, the survival rate in commercial pellet
diet (96.44%) was no significant difference from combined feeding with rice bran (95,33%) or
with cassava powder (96.22%). When feeding with pellet, total weight and shell height of snails
(0.65g and 14.32 mm) was similar to combined feeding with rice bran (0.60 g and 13.58 mm) or
with cassava powder (0.61 g and 14.03 mm). Results indicated that combined feeding should be
applied in practice to reduce the feed costs.
Title: Effects of different foods on the growth and survival rate of black apple snail Pila polita
Keywords: Black apple snail, Pila polita, food, growth, survival
TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức ăn khác nhau lên
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng (Pila polita) trong quá trình ương giống. Nghiên

cứu gồm 2 thí nghiệm: Thí nghiệm 1 được thực hiện với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại
3 lần: 1) Cám mịn; 2) Bột khoai mì; 3) Thức ăn công nghiệp. Ốc giống mới nở (khối lượng và
chiều cao ban đầu là 0,03 g và 4,5 mm) được ương trong bể composite thể tích 200 lít với mật
độ 150 con/bể. Sau 35 ngày ương tỷ lệ sống khi cho ăn cám mịn (94,4%) không khác biệt
(P>0,05) so với bột khoai mì (93,3%) và TACN (93,7%). Khối lượng và chiều cao trung bình
của ốc cho ăn TACN (0,71 g và 14,79 mm) (P<0,05) cao hơn so với cám mịn (0,26 g và 10,55
mm) và bột khoai mì (0,36 g và 11,65 mm). Thí nghiệm 2 gồm có 3 nghiệm thức và được lặp lại
3 lần là: 1). Thức ăn công nghiệp (TACN); 2). TACN kết hợp với cám; 3). TACN kết hợp với bột
khoai mì. Sau 35 ngày ương, tỷ lệ sống khi cho ăn TACN (96,44%) không khác biệt (P>0,05) so
với cho ăn kết hợp cám mịn (95,33%) hoặc kết hợp bột khoai mì (96,22%). Khi cho ăn TACN,
khối lượng và chiều cao trung bình của ốc đạt (0,65 g và 14,32 mm) tương đương với cho ăn kết
hợp với cám mịn (0,60 g/con và 13,58 mm) và cho ăn kết hợp với bột khoai mì (0,61 g và 14,03
mm). Kết quả nghiên cứu cho thấy khi cho ăn TACN hoặc Kết hợp TACN với cám hay bột khoai
mì thì ốc bươu đồng có tốc độ sinh trưởng cao nhất trong giai đoạn giống.
Từ khóa: Ốc bươu đồng, Pila polita,thức ăn, sinh trưởng, tỷ lệ sống


2


1. GIỚI THIỆU
Ốc bươu đồng là loài động vật thâm mềm nước ngọt có giá trị kinh tế mang lại
nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên loài ốc này trong tự nhiên
đang ngày một giảm sút do sự khai thác, môi trường ngày càng ô nhiễm do chưa quản lý
chất thải, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hóa chất trong nông nghiệp đặc biệt là do sự xâm
nhập của ốc bươu vàng. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất
giống cũng như kỹ thuật nuôi thương phẩm loài ốc này, các tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu về ương nuôi ốc bươu đồng. Nguyễn Thị Đạt, (2010) thí nghiệm về ảnh hưởng của
mật độ và các loai thức ăn đến tốc độ tăng trưỡng và tỉ lệ sống của ốc bươu đồng trong
nuôi thương phẩm. Nguyễn Thị Diệu Linh, (2011) nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn và

mật độ đến tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ốc bươu đồng trong giai đoạn giống nuôi
trong giai ở ao nước ngọt, thí nghiệm cho kết quả nuôi ốc bươu đồng bằng thức ăn xanh
kết hợp với thức ăn tự chế sẽ có tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn ốc nuôi bằng
thức ăn riêng lẻ. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long chưa có nghiên cứu về sản xuất
giống hoặc ương nuôi ốc bươu đồng. Việc tìm ra loại thức ăn phù hợp với đặc điểm dinh
dưỡng và phù hợp với điều kiện thực tế để ương nuôi ốc bươu đồng là vấn đề cần được
quan tâm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của các loại thức
ăn khác nhau đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng. Kết quả của nghiên
cứu này sẽ góp phần tìm ra loại thức ăn phù hợp trong quá trình ương giống ốc bươu
đồng.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Vật liệu và phương pháp
Trứng ốc bươu đồng được thu từ thủy vực tự nhiên ở tỉnh Đồng Tháp và được ấp
nở tại Trại Thực nghiệm động vật thân mềm - Bộ môn kỹ thuật nuôi hải sản - Khoa
Thủy sản -Trường Đại học Cần Thơ và thu giống phục vụ cho thí nghiệm. Ốc giống mới
nở có khối lượng trung bình 0,03 g và chiều cao 4,5 mm. Thí nghiệm được bố trí trong
bể composite (60×80 cm), nước trong bể ương duy trì ở mức khoảng 30 lít (chiều cao
cột nước là 20 cm), mật độ ương là 150 con/bể. Nguồn nước sử dụng trong thí nghiệm
được lấy từ ao nuôi cá bố mẹ và được lắng từ 5-7 ngày, sau đó lọc qua lưới lọc 50μm
cho vào bể ương, hàng tuần thay 100% nước trong bể ương. Cả 2 thí nghiệm được thực
hiện trong trại thực nghiệm có mái che và hệ thống sục khí duy trì liên tục trong quá
trình ương.
Thí nghiệm 1: Ốc bươu đồng được cho ăn các loại thức ăn khác nhau là: 1) Cám
mịn, 2) Bột khoai mì và 3) Thức ăn công nghiệp (thức ăn cho cá có vẩy 18% đạm được
xay nhuyễn và sàng qua mắt lưới 200μm ). Cây bèo cái được sử dụng làm giá thể bám
cho ốc giống.
Thí nghiệm 2: Ốc bươu đồng được cho ăn các loại thức ăn khác nhau là: 1) Thức
ăn công nghiệp, 2) Thức ăn công nghiệp kết hợp với cám mịn (tỉ lệ 1:1) và 3) thức ăn
công nghiệp kết hợp với bột khoai mì (tỉ lệ 1:1). Thí nghiệm sử dụng giá thể là thân lục
bình (cắt bỏ phần lá và thân, chừa phần thân từ gốc 10 cm, rửa sạch trước khi bố trí).

Hàng ngày ốc được cho ăn lượng thức ăn tương tương 3-4% trọng lượng thân và
lượng thức ăn được thay đổi hàng tuần theo sinh khối ốc trong bể. Mỗi ngày ốc được
cho ăn 2 lần vào lúc 7 giờ 30 sáng và 17 giờ chiều.

3


2.2 Các chỉ tiêu theo dõi
Các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế vào lúc 7 giờ 30 phút vào buổi sáng và 16 giờ
chiều hàng ngày, hàm lượng đạm hòa tan (TAN), NO
2
-
, độ kiềm, pH được xác định 7
ngày/lần bằng bộ test SERA (Germany).
Các chỉ tiêu sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng
Tiến hành thu mẫu định kỳ 7 ngày/lần từ khi bắt đầu cho đến kết thúc thí nghiệm,
đếm số lượng ốc trong bể để xác định tỷ lệ sống, đo chiều cao và cân khối lượng ốc (40
con/bể) của từng nghiệm thức để tính tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số thức ăn theo
các công thức sau:
Tỷ lệ tăng sinh khối (%) = ((Sinh khối thu hoạch - Sinh khối ban đầu)/Sinh khối
ban đầu) × 100
Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối =


Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối = x 100


Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối =



Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối = x 100

Trong đó: W
1
, L
1
: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm bố trí thí nghiệm
W
2
, L
2
: Khối lượng và chiều cao tại thời điểm thu mẫu
t: Thời gian ương (ngày)
Tỷ lệ sống (SR, %) = (N2×100)/N1
Trong đó: N1 là số cá thể thả ban đầu thí nghiệm; N2 là số cá thể tại thời điểm thu mẫu.
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và phân
tích ANOVA một nhân tố trong SPSS 16.0 để so sánh thống kê các giá trị trung bình
giữa các nghiệm thức ở mức (P<0,05) bằng phép thử Duncan.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn tinh bột đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc
bươu đồng.
3.1.1 Biến động các yếu tố môi trường
Thí nghiệm được thực hiện vào thời điểm tháng 1-2 dương lịch do đó nhiệt độ
không cao, dao động buổi sáng và chiều từ 23-29
o
C. Trung bình nhiệt độ sáng chiều ở
các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm được trình bày qua (Bảng 1).
Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức không khác

biệt nhau. Nhiệt độ buổi sáng trong các bể ương dao động từ 22,4 - 24,1
o
C, trung bình
W
2
- W
1

t

Ln (W
2
) - Ln (W
1
)
t


L
2
- L
1

t

Ln (L
2
) - Ln (L
1
)

t

4


23,3
o
C và nhiệt độ buổi chiều dao động từ 25,9 - 27,7
o
C, trung bình 27,0
o
C. Theo Lum
Kong và Kenny. (1989) thì nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của ốc bươu đồng từ 20 –
32
o
C, khi nhiệt độ xuống dưới 15
o
C hay trên 40
o
C thì ốc chuyển sang trú đông. Như vậy
nhiệt độ ở thí nghiệm này thích hợp cho sự phát triển của ốc bươu đồng.
Bảng 1. Biến động các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
Cám
Bột khoai mì
TACN
Nhiệt độ sáng (ºC)
23,26±0,16
a


23,34±0,18
a
23,31±0,22
a
Nhiệt độ chiều (ºC)
27,01±0,29
a
26,90±0,29
a
26,93±0,31
a
pH
7,82±0,06
a
7,87±0,01
a
7,82±0,05
a
Kiềm (mg CaCO
3
/L)
89,10±3,4
b
81,98±1,71
a
84,98±1,74
a
TAN (mg/L)
0,25±0,01

a
0,27±0,00
a
0,30±0,01
b
NO
2
-
(mg/L)
0,30±0,01
a
0,28±0,01
a
0,62±0,04
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Giá trị pH trung bình dao động từ 7,82 – 7,87 (Bảng 1). Nhìn chung, giá trị pH
của thí nghiệm biến động không lớn và nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của
ốc. Nguyễn Thị Diệu Linh (2011) thí nghiệm nuôi thương phẩm ốc bươu đồng kết quả
cho thấy có thể nuôi thương phẩm ốc bươu đồng khi pH từ 7,1 đến 8,4.
Hàm lượng TAN trong các nghiệm thức cho ăn TACN (0,3 mg/L) cao hơn so với
nghiệm thức cho ăn cám (0,25 mg/L) và cao hơn nghiệm thức cho ăn bột khoai mì (0,27
mg/L) và khác biệt có ý nghĩa (P>0,05). Theo Trương Quốc Phú (2006) hàm lượng
NH
4
+
thích hợp cho thủy sản là 0,2-2,0 mg/L. Kết quả cho thấy hàm lượng TAN trong
các nghiệm thức nằm trong khoảng an toàn.
Hàm lượng NO
2

-
trong nghiệm thức cho ăn TACN đạt cao nhất (0,62 mg/L) khác
biệt (P<0,05) so với các nghiệm thức cho ăn cám mịn (0,30 mg/L) và bột khoai mì (0,28
mg/L). Nghiệm thức TACN có hàm lượng NO
2
-
cao là do ốc có khối lượng lớn, lượng
thức ăn cho ăn nhiều nên sản phẩm bài tiết và phân hủy cũng sẽ nhiều hơn.
Độ kiềm trung bình ở các nghiệm thức ở thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Các nghiệm thức cho ăn bột khoai mì và TACN có độ kiềm thấp có
thể do tốc độ tăng trưởng của ốc nhanh, ốc cần một lượng canxi lớn để hình thành vỏ
cho quá trình phát triển. Theo Boyd (1998) thì độ kiềm thích hợp cho các đối tượng thủy
sản 50-150 mgCaCO
3
/L.
3.1.2 Tăng trưởng của ốc bươu đồng
3.1.2.1 Tăng trưởng về chiều cao
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối của ốc bươu đồng đạt thấp khi cho ăn
cám (0,18 mm/ngày) thấp hơn so với khi cho ăn bột khoai mì (0,21 mm/ngày) trong khi
đó nếu cho ăn TACN thì tốc độ tăng chiều cao được cải thiện rất rõ (0,29 mm/ngày) có
sự khác biệt (P<0,05).




5


Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối và tuyệt đối của ốc theo thời gian
Nghiệm Thức

Ngày
Tuyệt đối (mm/ngày)
Tương đối (%/ngày)
Cám
B. khoai mì
TACN
Cám
B.khoai mì
TACN
7
0,15±0,04
a
0,15±0,03
a
0,17±0,01
a
3,15±0,76
a
3,08±0,61
a
3,21±0,27
a
14
0,14±0,01
a
0,17±0,02
a
0,25±0,01
b
2,64±0,25

a

3,03±0,28
a
4,01±0,19
b
21
0,17±0,01
a
0,18±0,02
a
0,27±0,02
b
2,84±0,09
a

3,02±0,28
a
3,85±0,18
b
28
0,20±0,01
a
0,21±0,01
a
0,28±0,02
b
2,97±0,07
a


3,02±0,05
a
3,55±0,20
b
35
0,18±0,01
a
0,21±0,02
a
0,29±0,01
b
2,55±0,05
a

2,79±0,26
a
3,32±0,08
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của ốc đạt cao ở nghiệm thức TACN
(3,32 %/ngày), kế đến là bột khoai mì (2,79 %/ngày) và thấp nhất là cám mịn
(2,55 %/ngày) và có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05). Theo kết quả nghiên
cứu ương ốc bươu đồng của Nguyễn Thị Bình (2011) thì tốc độ tăng trưởng chiều cao
tuyệt đối đạt (0,22-0,32 mm/ngày) khi ương trong bể và (0,24-0,44 mm/ngày) khi ương
trong giai. Từ kết quả trên cho thấy ốc bươu đồng thí nghiệm có tốc độ tăng trưởng về
chiều cao tương đương với kết quả nghiên cứu trước đó.
3.1.2.2 Tăng trưởng về khối lượng
Khối lượng và chiều cao trung bình của ốc thả ban đầu ở các nghiệm thức là
tương đương nhau (0,03 g và 4,50 mm). Sau 35 ngày ương khối lượng ốc ở nghiệm thức
cho ăn cám mịn (0,26g và 10,55mm), bột khoai mì (0,36g và 11,65mm) nhỏ hơn rất

nhiều so với TACN (0,71 g và 14,79 mm).
Bảng 3. Trung bình chiều cao và khối lượng ốc bươu đồng trong thí nghiệm
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của ốc khi cho ăn TACN đạt cao nhất
(19,42 mg/ngày), khác biệt có ý nghĩa (P<0,05) so với ốc được cho ăn bột khoai mì
(9,38 mg/ngày) và tốc độ tăng trưởng thấp nhất là ở nghiệm thức cho ăn cám mịn (6,70
mg/ngày). Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng của ốc bươu đồng ở nghiệm
thức TACN có tốc độ tăng trưởng cao nhất (8,91 %/ngày) khác biệt có ý nghĩa (P<0,05),
kế đến bột khoai mì (6,96 %/ngày) và thấp nhất cám mịn (6,20 %/ngày). Theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Bình (2011) ốc bươu đồng sau 28 ngày ương thì khối lượng ốc đạt
0,47 g/con (ương trong giai) và 0,38 g/con (ương trong bể).



Chỉ tiêu
Nghiệm thức
Cám
Bột khoai mì
TACN
Chiều cao ban đầu (mm)
4,32±0,08
a
4,39±0,2
a
4,62±0,09
a
Chiều cao sau 35 ngày(mm)
10,55±0,26
a
11.65±0,66

a
14,79±0,56
b

Khối lượng ban đầu (g)
0,03±0,00
a
0,03±0,00
a

0,03±0,00
a

Khối lượng sau 35 ngày (g)
0,26±0,02
a
0,36±0,05
a
0,71±0,09
b
6


93
94
95
96
97
98
99

100
1 7 14 21 28 35
Ngày thí nghiệm
tỷ lệ sống (%)
Cám Bột khoai mì TACN
0
100
200
300
400
500
600
700
800
1 7 14 21 28 35
Ngày thí nghiệm
khối lượng (mg)
Cám B. khoai mì TACN
Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tuyệt đối và khối lượng tương đối của ốc
theo thời gian
Nghiệm thức
Ngày
Tuyệt đối (mg/ngày)
Tương đối (%/ngày)
Cám
B.khoai

TACN
Cám
B.khoai


TACN
7
2,51±0,83
a
2,41±0,20
a
4,29±0,50
b
6,49±1,83
a

6,20±0,88
a
9,61±1,21
b
14
3,25±0,36
a
4,11±0,77
a
7,98±0,67
b
6,56±0,50
a

7,42±0,86
a
10,85±0,78
b

21
4,89±0,28
a
5,43±0,70
a
11,13±1,00
b
7,05±0,16
a
7,31±0,69
a
10,17±0,60
b
28
6,56±0,36
a
7,22±0,34
a
15,81±1,31
b
6,99±0,24
a

7,18±0,21
a
9,70±0,21
b
35
6,70±0,49
a

9,38±1,61
a
19,42±2,64
b
6,20±0,18
a

6,96±0,68
a
8,91±0,46
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Mặc dù ốc bươu đồng có tập tính ăn thiên về thực vật và mùn bã hữu cơ nhưng
trong khẩu phần ăn có hàm lượng đạm (18%), cùng với các thành phần dinh dưỡng
phong phú hơn sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh trưởng của loài ốc này ngay từ khi mới
nở.








Hình 1: Trung bình khối lượng và tỷ lệ sống của ốc theo thời gian
3.1.3 Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối và năng xuất của ốc bươu đồng
Tỷ lệ sống của ốc bươu đồng sau 35 ngày ương đật cao nhất khi cho ăn cám mịn
(94,4%) tương đương (P>0,05) so với bột khoai mì (93,3%) và TACN (93,7%). kết quả
của Nguyễn Thị Bình (2011) tỷ lệ sống của ốc bươu đồng đạt 90,9% sau 28 ngày ương
trong bể. Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cao hơn so với thí nghiệm được thực

hiện trước đó.
Bảng 5. Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất của ốc bươu đồng trong các
nghiệm thức
Các chỉ tiêu theo dõi
Nghiệm thức
Cám
B.khoai mì
TACN
Tỷ lệ sống (%)
94,44±3,01
a

93,33±2,91
a
93,78±3,91
a
Tỷ lệ tăng sinh khối (%)
362,62±26,52
a

429,37±93,75
a
893,43±45,96
b
Năng suất (g/m
2
)
76,54±3,02
a
92,66±6,11

b
194,49±2,84
c
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
7


Trong thí nghiệm nghiệm thức có tỷ lệ tăng sinh khối cao nhất là TACN (893%)
cao hơn rất nhiều so với cám (363%) và bột khoai mì (429%) và khác biệt có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Năng suất của ốc ở các nghiệm thức của thí nghiệm cũng có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Nghiệm thức có năng suất cao nhất là TACN (194,49
g/m
2
) cao hơn so với cho ăn cám mịn (76,54 g/m
2
) và cho ăn bột khoai mì (92,66 g/m
2
).
3.2 Ảnh hưởng của các loại thức ăn kết hợp đến sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc
bươu đồng
3.2.1 Biến động các yếu tố môi trường
Trong quá trình thí nghiệm nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều biến động ở mức
thấp và không có sự khác biệt. Nhiệt độ buổi sáng trong các bể ương dao động từ 22,8 -
24,4
o
C, trung bình 24,1
o
C và nhiệt độ buổi chiều dao động từ 27,7 - 38,2
o
C, trung bình

28,1
o
C.
Bảng 6. Biến động các yếu tố môi trường trong các nghiệm thức
Chỉ tiêu
Nghiệm thức
TACN
Cám + TACN
Bột khoai mì +
TACN
Nhiệt độ sáng (ºC)
23,86±0,13
a

23,81±0,11
a
23,91±0,08
a
Nhiệt độ chiều (ºC)
28,04±0,17
a
28,00±0,26
a
28,03±0,15
a
pH
7,90±0,08
a
7,80±0,01
a

7,83±0,05
a
Kiềm (mg CaCO
3
/L)
73,11±4,58
a
74,78±6,24
a
74,01±5,18
a
TAN (mg/L)
0,31±0,01
a
0,33±0,02
a
0,31±0,01
a
NO
2
-
(mg/L)
0,33±0,01
a
0,32±0,01
a
0,32±0,01
a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Giá trị pH trung bình của các nghiệm thức dao động từ 7.8 – 7,9. Nhìn chung, giá

trị pH của thí này cao hơn thí nghiệm 1 và so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Diệu Linh
(2011) cho rằng có thể nuôi thương phẩm ốc bươu đồng khi pH từ 7,1 đến 8,4.
Hàm lượng TAN của các nghiệm thức ít biến động qua các đợt thu mẫu và không
khác biệt nhau (P>0,05). Theo Boyd(1998) hàm lượng NH
4
+
thích hợp cho thủy sản là
0,2-2,0 mg/L. Nhìn chung hàm lượng TAN trong các nghiệm thức của thí nghiệm đều
nằm trong khoảng an toàn.
Hàm lượng NO
2
-
trong thí nghiệm không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức,
hàm lượng NO
2
-
cao nhất khi cho ăn TACN(0,34 mg/L) cao hơn so với nghiệm thức cho
ăn TACN + cám (0,33 mg/L) và TACN + bột khoai mì (0,32 mg/L). Theo Trương Quốc
Phú (2006) thì hàm lượng NO
2
-
tốt nhất cho ao nuôi thủy sản từ 0-0,5 mg/L. Như vậy
hàm lượng NO
2
-
trong thí nghiệm này nằm trong khoảng an tòan cho sự tăng trưởng của
ốc bươu đồng.
Độ kiềm của các nghiệm thức cũng không có sự khác biệt (P>0,05). Các nghiệm
thức có độ kiềm thấp có thể do tốc độ tăng trưởng của ốc nhanh, ốc cần một lượng canxi
lớn để hình thành vỏ cho quá trình phát triển. Theo Trương Quốc Phú và ctv. (2006) thì

độ kiềm thích hợp cho các đối tượng thủy sản 50-200 mg/L. Vậy nên độ kiềm trong các
nghiệm thức điều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của ốc.


8


3.2.2 Tăng trưởng của ốc bươu đồng
3.2.2.1 Tăng trưởng về chiều cao
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tuyệt đối của ốc bươu đồng đạt (0,28 mm/ngày) khi
cho ăn TACN và khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) so với nghiệm thức cho ăn kết
hợp cám (0,24 mm/ngày) hoặc kết hợp bột khoai mì (0,25 mm/ngày).
Bảng 7. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối và tuyệt đối của ốc theo thời gian
Ngày ương
Tuyệt đối (mm/ngày)
Tương đối (%/ngày)
TACN
Cám +
TACN
B.khoai mì
+ TACN
TACN
Cám +
TACN
B.khoai mì
+ TACN
7
0,26±0,02
b
0,21±0,01

a
0,21±0,02
a
4,91±0,36
b
4,13±0,14
a
4,00±0,37
a
14
0,24±0,01
b
0,22±0,01
a
0,22±0,01
a
4,02±0,13
b

3,73±0,09
a
3,69±0,11
a
21
0,25±0,01
c
0,23±0,01
a
0,24±0,00
b

3,71±0,09
b

3,44±0,06
a
3,52±0,08
a
28
0,26±0,00
b
0,24±0,01
a
0,25±0,00
a
3,47±0,03
b

3,25±0,12
a
3,30±0,06
a
35
0,28±0,00
a
0,26±0,02
a
0,27±0,00
a
3,32±0,04
a


3,17±0,14
a
3,21±0,05
a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng chiều cao tương đối của ốc bươu đồng ở thí nghiệm 2 đạt cao
khi cho ăn TACN (3,2 %/ngày), tuy nhiên không có sự khác biệt (P>0,05) so với cho ăn
kết hợp với cám hoặc bột khoai mì. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng chiều cao của thí
nghiệm này tương dương với nghiệm thức cho ăn TACN ở thí nghiệm 1.
3.2.2 Tăng trưởng về khối lượng
Khối lượng và chiều cao trung bình của ốc thả ban đầu ở các nghiệm thức là
tương đương nhau (0,03 g và 4,51 mm).Sau 35 ngày ương, khối lượng và chiều cao
trung bình của ốc ở nghiệm thức cho ăn TACN (0,65 g và 14,32mm) tương đương với
cho ăn kết hợp cám mịn (0,60 g và 13,58mm) hoặc kết hợp bột khoai mì (0,61 g và
14,03mm).
Bảng 8. Trung bình chiều cao và khối lượng ốc bươu đồng trong thí nghiệm
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của ốc bươu đồng ở nghiệm thức cho
ăn TACN đạt cao nhất (17,80 mg/ngày), khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05) so với ốc
được cho ăn TACN + cám (16,31 mg/ngày) hoặc cho ăn TACN + bột khoai mì (16,59
mg/ngày).





Chỉ tiêu
Nghiệm thức
TACN

Cám + TACN
B.khoai mì +TACN
Chiều cao ban đầu (mm)
4,48±0,07
a

4,47±0,06
a

4,56±0,06
a

Chiều cao sau 35 ngày(mm)
14,32±0,14
a

13,58±0,73
a

14,03±0,13
a

Khối lượng ban đầu (g)
0,03±0,00
a

0,03±0,00
a

0,03±0,00

a

Khối lượng sau 35 ngày (g)
0,65±0,01
a

0,60±0,14
a

0,61±0,01
a

9


93
94
95
96
97
98
99
100
1 7 14 21 28 35
Ngày thí nghiệm
Tỷ lệ sống (%)
TACN TACN + cám TACN + B. khoai mì
0
100
200

300
400
500
600
700
1 7 14 21 28 35
ngày thí nghiệm
Khối lượng (mg)
TACN TACN + cám TACN + B.khoai mì
Bảng 9. Tốc độ tăng trưởng khối lượng tương đối và tuyệt đối của ốc theo thời gian
Ngày
Tuyệt đối (mg/ngày)
Tương đối (%/ngày)
TACN
Cám +
TACN
B.khoai mì
+TACN
TACN
Cám +
TACN
B.khoai
mì+TACN
7
5,64±0,37
b
4,89±0,59
b
4,43±0,53
a

12,26±0,83
b

11,18±1,24
b
9,87±1,08
a
14
6,65±0,20
b
5,33±0,30
a
5,28±0,32
a
10,26±0,22
b

9,12±0,10
a
8,69±0,55
a
21
8,96±0,46
b
7,67±0,35
a
8,39±0,19
b
9,57±0,23
b

8,98±0,29
a
9,03±0,29
a
28
12,90±0,66
a
10,47±0,83
a
10,01±0,11
a
9,27±0,14
b

8,61±0,37
a
8,23±0,26
a
35
17,80±0,33
a
16,31±4,02
a
16,59±0,39
a
8,89±0,06
a

8,62±0,60
a

8,51±0,26
a
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Tốc độ tăng trưởng tương đối về khối lượng cao nhất cũng vẫn là nghiệm thức
cho ăn TACN (8,89 %/ngày), kế đến là cho ăn TACN + cám (8,62 %/ngày) và TACN +
bột khoai mì (8,51 %/ngày), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Tốc độ tăng trưởng về khối lượng ở nghiệm thức cho ăn TACN có phần thấp hơn so với
nghiệm thức cho ăn TACN của thí nghiệm 1. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình
(2011) sau 28 ngày thì khối lượng ốc bươu đồng đạt (0,47 g/con) khi ương trong giai và
(0,38 g/con) khi ương trong bể. Từ kết quả trên cho thấy ốc bươu đồng trong thí nghiệm
này có khối lượng tương đương và cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trước đó.
3.1.3 Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối và năng suất của ốc bươu đồng
Tỷ lệ sống của ốc đều đạt cao khi cho ăn TACN (96,44%), TACN + cám mịn
(95,33%) hoặc TACN + bột khoai mì (96,22%) tuy nhiên cũng không có sự khác biệt
nhau (P>0,05). Kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này cao hơn so với kết quả thí
nghiệm được thực hiện trước đó và cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình
(2011): tỷ lệ sống đạt 90,9% sau 28 ngày ương trong bể.









Hình 2: Trung bình khối lượng và tỷ lệ sống của ốc theo thời gian
Nghiệm thức có tỷ lệ tăng sinh khối cao nhất vẫn là TACN (864%) cao hơn so
với cho ăn TACN + cám mịn (747,44%) và TACN + bột khoai mì (708,01%) tuy nhiên
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), nghiệm thức có năng suất cao nhất là

TACN (182,05 g/m
2
) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với nghiệm thức
cho ăn TACN + cám (158,96 g/m
2
) và nghiệm thức TACN + bột khoai mì (168,87
g/m
2
).
10


Bảng 10. Tỷ lệ sống, tỷ lệ tăng sinh khối, năng suất của ốc bươu đồng trong các
nghiệm thức
Các chỉ tiêu theo dõi
Nghiệm thức
TACN
Cám + TACN
B.khoai mì +
TACN
Tỷ lệ sống (%)
96,44±2,14
a

95,33 ±2,00
a
96,22±0,77
a
Trung bình tỷ lệ tăng sinh khối (%)
864,57±35,95

a

747,44±89,94
a
708,01±51,26
a
Năng suất (g/m
2
)
182,05±2,27
b
158,96±7,31
a
168,87±1,02
b
Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Sau 35 ngày ương và cho ăn thức ăn công nghiệp, ốc bươu đồng giống đạt khối
lượng 0,71 g, chiều cao vỏ 14,79 mm, năng suất đạt được 194,49 g/m
2
cao hơn rất nhiều
so với cho ăn cám mịn và bột khoai mì.
Khi cho ăn thức ăn công nghiệp thì khối lượng và chiều cao của ốc giống sau 35
ngày ương (0,65 g và 14,32mm) không khác biệt so với cho ăn kết hợp cám hoặc kết
hợp bột khoai mì nhưng năng suất đạt được cao hơn (182,05 g/m
2
).
4.2 Kiến nghị
Nên sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp với cám hoăc bột khoai mì (tỷ lệ 1:1

trong khẩu phần) để giảm chi phí ương giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Boyd, C.E 1998. Water Quality in pond for aquaculture. Department of Fisheries and
Applied Aquaculture Auburn University Alabama 36849 USA.
Lum-Kong, A. and Kenny, J.S., 1989. The reproductive biology of the ampullariid snail
Pomacea urceus (Müller). Journal of Molluscan Studies 55 pp, 53-65.
Nguyễn Thị Bình, 2011. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh học sinh sản của ốc bươu đồng
Pila polita và thử nghiệm kỹ thuật sản xuất giống. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học
Vinh. 105 trang.
Nguyễn Thị Đạt, 2010. Ảnh hưởng của mật độ và một số loài thức ăn lên tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống của ốc bươu đồng Pila polita trong nuôi thương phẩm. Luận văn
thạc sĩ nông nghiệp. Trường đại học nông nghiệp Hà Nội. 77 trang.
Nguyễn Thị Diệu Linh, 2011. Ảnh hưởng của thức ăn, mật độ đến tỷ lệ sống và tốc độ
trăng trưởng của ốc bươu đồng Pila polita nuôi trong giai ở ao nước ngọt thành phố
Vinh. Luận văn thạc sĩ. Trường đại học Vinh. 107 trang.
Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến và Huỳnh Trường Giang, 2006. Bài giảng
phân tích chất lượng nước và quản lý môi trường nước ao. Khoa thủy sản Đại Học
Cần Thơ. 199 trang.

×